Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

bài giảng môn ngữ văn 12 bài giảng về vợ chông a phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.27 KB, 28 trang )


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN BIÊN
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
MƯỜNG NHÉ
BÀI GIẢNG:
VỢ CHỒNG A PHỦ
Tô Hoài
Nguyễn Xuân Hòa
Giáo viên Trung tâm GDTX
Huyện Mường Nhé
– Tỉnh Điện Biên
Môn: Ngữ văn 12
Tiết: 60,61,62

Tô Hoài

Tiết: 60,61,62: Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
I. Tìm hiểu chung
1- Tác giả:
- Tô Hoài (1920), tên thật là Nguyễn Sen, quê nội ở Thanh
Oai – Hà Tây (Hà Nội), quê ngoại ở phủ Hoài Đức, tỉnh
Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy Hà
Nội).
- Tô Hoài viết văn từ trước cách mạng. Ông sáng tác ở
nhiều thể loại và có một khối lượng tác phẩm khá đồ
sộ… Nổi tiếng với truyện “Dế mèn phiêu lưu kí ”
(1941).
- Tô Hoài là một nhà văn lớn với số lượng tác phẩm đồ sộ
trong nền văn học hiện đại Việt Nam.
- Năm 1996 ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về


văn học nghệ thuật

I- Tìm hiểu chung
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
Vợ chồng A Phủ in trong tập “Truyện Tây Bắc”. Tập
truyện được tặng giải nhất giải thưởng hội văn nghệ
Việt Nam 1954-1955.
b. Hoàn cảnh ra đời
Là kết quả của chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải
phóng Tây Bắc (1952). Tác phẩm viết về cuộc đời của
Mị và A phủ ở Hồng Ngài và ở Phiềng Sa.
Tiết: 60,61,62: Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài

I.Tìm hiểu chung
II. Đọc - hiểu văn bản
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nhân vật Mị
a. Mị qua cách giới thiệu của tác giả
“ Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra…mặt buồn
rười rượi”.
-> Mị xuất hiện không phải ở phía chân dung ngoại
hình mà xuất hiên ở phía thân phận – một thân phận
nghiệt ngã, đau khổ éo le.
Tiết: 60,61,62: Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài

II. Đọc - hiểu văn bản
II. Đọc - hiểu văn bản

1. Nhân vật Mị:
a. Mị qua cách giới thiệu của tác giả.
b. Mị trước khi bị bắt về làm dâu nhà thống lí Pá Tra.
- Là một cô gái trẻ đẹp, có tài thổi sáo, có nhiều người
say mê.
- Có lòng hiếu thảo với cha mẹ.
- Vì món nợ của cha mẹ để lại nên cô bị bắt về làm dâu
nhà thống lí Pá tra.
Tiết: 60,61,62: Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài

1-Nhân vật Mị
c. Mị từ khi làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá tra.
- Mị bị đầy đọa về thể xác và tinh thần: “ Sống lâu trong
cái khổ Mị đã quen rồi…Mỗi ngày Mị càng không nói,
lùi lũi như con Rùa nuôi trong xó cửa…”
- Mị không còn ý thức được về thời gian, tuổi tác và cuộc
sống, thậm chí còn không biết đến khổ đau.
=> Tô Hoài đã thể hiện sự cảm thông sâu sắc đối với số
phận đau khổ của người phụ nữ dưới ách phong kiến
thực dân. Đồng thời lên án, tố cáo giai cấp thống trị sâu
sắc.
II. Đọc - hiểu văn bản
II. Đọc - hiểu văn bản
Tiết: 60,61,62: Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài

- Ở Mị khát vọng tình yêu tự do luôn luôn mãnh liệt.
- Bị bắt về nhà thống lí Pá Tra, Mị định tự tử. Mị tìm đến
cái chết chính là cách phản kháng duy nhất, bởi Mị

không muốn chấp nhận một cuộc sống lầm than, tủi
cực.
-> Tất cả những phẩm chất trên sẽ là tiền đề, là cơ sở cho
sự trỗi dậy của Mị sau này.
1. Nhân vật Mị
d. Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
II. Đọc - hiểu văn bản
II. Đọc - hiểu văn bản
Tiết: 60,61,62: Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài

II. Đọc - hiểu tác phẩm
d. Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
- Những yếu tố tác động đến sự hồi sinh của Mị khi mùa
xuân về:
+ Gió và rét rất dữ dội.
+ Những chiếc váy hoa đã được phơi trên những mỏm đá,
xòe như con bướm sặc sỡ…
+ Sau bữa cơm cúng tất niên đầu năm của nhà Pá Tra.
*. Diễn biến tâm trạng, hành động của Mị trong đêm
tình mùa xuân.
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài





- Hành động của Mị:
+ Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha, bồi hồi. Mị ngồi

nhẩm thầm theo lời bài hát của người đang thổi.
+ Ngày tết Mị cũng uống rượu. Mị lấy hũ rượu và uống
ừng ực từng bát…
+ Mị “lấy ống mỡ sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu”
+ Mị chuẩn bị váy áo mới để đi chơi.
+ Bị A Sử trói đứng vào cột.
II. Đọc - hiểu tác phẩm
d. Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
Tiết: 60,61,62: Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài

-> Trong đoạn diễn tả tâm trạng hồi sinh của Mị, tiếng sáo
có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thức tỉnh tâm
hồn Mị.
-> Tô Hoài đã đặt sự hồi sinh của Mị vào tình huống bi
kịch: Sức sống của con người cho dù bị giẫm đạp. Bị
trói chặt vẫn luôn âm ỉ, chỉ chờ cơ hội là bùng phát.

II. Đọc - hiểu tác phẩm
d. Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
Tiết: 60,61,62: Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài

- Trước cảnh A Phủ bị trói, ban đầu Mị hoàn toàn vô cảm: “
Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay”.
- Một lần Mị lé mắt trông sang thấy một dòng nước mắt lấp
lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ.
Giọt nước mắt tuyệt vọng của A Phủ đã giúp Mị nhớ lại
mình, xót xa cho chính mình. Từ thương mình đến
thương người và nhận ra sự tàn ác của nhà thống lí Pá tra.

II. Đọc - hiểu tác phẩm
d. Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
*. Diễn biến tâm trạng, hành động của Mị trong đêm
cởi trói cho A Phủ.
Tiết: 60,61,62: Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài

*. Diễn biến tâm trạng, hành động của Mị trong đêm
cởi trói cho A Phủ.
II. Đọc - hiểu tác phẩm
d. Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
- Từ những điều trên đã dẫn đến hành động Mị cởi trói
cho A Phủ. Khi Mị cởi trói cho A Phủ cũng có nghĩa là
Mị tự giải thoát mình khỏi nhà thống lí Pá tra.
-> Tóm lại Mị là cô gái trẻ đẹp bị đẩy vào kiếp sống nô lệ,
Mị dần bị tê liệt, nhưng trong Mị vẫn tiềm tàng sức
sống và sức sống ấy đã trỗi dậy.
Tiết: 60,61,62: Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài

*. Là người có số phận đặc biệt.
- Mồ côi cả cha lẫn mẹ.
- Lớn lên A Phủ trở thành chàng trai Mông khoẻ mạnh,
con gái trong làng nhiều người mê, nhiều người nói
“ Đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt
trong nhà…”. Nhưng A Phủ rất nghèo và không thể
lấy nổi vợ
II. Đọc - hiểu tác phẩm
2. Nhân vật A Phủ
Tiết: 60,61,62: Vợ chồng A Phủ

Tô Hoài

*. A Phủ với cá tính đặc biệt.
- Là chàng trai có cá tính mạnh mẽ, táo bạo, gan góc.
- Vì đánh A Sử nên A Phủ phải trả một cái giá rất đắt
cho hành động táo tợn ấy là bị bắt làm nô lệ cho nhà
thống lí Pá Tra.
- Một lần do mải mê bẫy nhím, A Phủ để Hổ bắt mất Bò
và bị thống lí Pá Tra bắt trói đứng vào cột. Sau đó
được Mị cởi trói và hai người trốn khỏi Hồng Ngài.
II. Đọc - hiểu tác phẩm
2. Nhân vật A Phủ
Tiết: 60,61,62: Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài

*. Giá trị hiện thực.
- Bức tranh đời sống xã hội của người dân tộc miền núi
Tây Bắc.
- Bộ mặt của chế phong kiến miền núi và tội ác của bọn
thực dân Pháp đã gây ra với nhân dân ta.
II. Đọc - hiểu tác phẩm
3. Giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm
Tiết: 60,61,62: Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài

II. Đọc - hiểu tác phẩm
3. Giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm
*. Giá trị nhân đạo.
- Sự cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với số phận bất
hạnh của con người.

- Nhà văn trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ.
- Phê phán quyết liệt những thế lực chà đạp con người.
- Mong muốn giải phóng con người thoát khỏi sự chà
đạp và mở ra cho họ một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
Tiết: 60,61,62: Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài

III. Tổng kết
1. Nghệ thuật.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua hành động, khắc họa
tâm tư.
- Trần thuật uyển chuyển linh hoạt. Cách kể chuyện ngắn
gọn, tự nhiên.
- Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục tập quán của
người dân miền núi.
- Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu
tính tạo hình, đậm chất thơ…
Tiết: 60,61,62: Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài

III. Tổng kết
2. Nội dung.
Tố cáo tội ác của bọn phong kiến, thực dân; thể hiện
số phận đau khổ của người dân lao động miền núi;
phản ánh con đường giải phóng và ngợi ca vẻ đẹp, sức
sống tiềm tàng, mãnh liệt của họ.
Tiết: 60,61,62: Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài

Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài được rút từ tập

truyện nào sâu đây?
Đúng rồi - nhấn chuột để tiếp tục
Đúng rồi - nhấn chuột để tiếp tục
Sai rồi - nhấn chuột để tiếp tục
Sai rồi - nhấn chuột để tiếp tục
Bạn phải trả lời câu này trước khi
có thể tiếp tục
Bạn phải trả lời câu này trước khi
có thể tiếp tục
Trả lời
Trả lời
Làm lại
Làm lại
A) Truyện Tây Bắc
B) Miền Tây
C) Rẻo cao
D) O chuột

Trong đoạn miêu tả cảnh Tết, có một âm thanh được
nhắc lại nhiều lân và có tác động đặc biệt tới Mị đó là?
A) Tiếng khèn
B) Tiếng chiêng
C) Tiếng hát
D) Tiếng sáo gọi bạn tính
Đúng rồi - nhấn chuột để tiếp tục
Đúng rồi - nhấn chuột để tiếp tục
Sai rồi - nhấn chuột để tiếp tục
Sai rồi - nhấn chuột để tiếp tục
Bạn phải trả lời câu này trước khi
có thể tiếp tục

Bạn phải trả lời câu này trước khi
có thể tiếp tục
Trả lời
Trả lời
Làm lại
Làm lại

×