Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

thuyết minh đồ án tốt nghiệp chung cư thu nhập thấp cho người dân làng chài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.07 MB, 35 trang )

PHẦN I:
LỜI MỞ ĐẦU
I- Lời cảm ơn:
Năm năm, một chặng đường chưa phải là dài nhưng cũng không hoàn toàn
ngắn. Năm năm, cả một quá trình phấn đấu học tập không ngừng nghỉ, tích cóp và
trau dồi kiến thức làm hành trang cho chặng đường đời phía trước. Năm năm, là sinh
viên trường đại học Kiến trúc Đà Nẵng, được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhà
trường, được sự dìu dắt hướng dẫn của các thầy cô, mỗi sinh viên nói chung và bản
thân nói riêng, đã lớn lên rất nhiều trong suy nghĩ, trong cách sống và kiến thức
chuyên môn cũng như kiến thức xã hội. Có được thành quả ngày hôm nay ngoài sự
nổ lực của bản thân không thể không nói đến nhà trường, bộ môn, và các thầy cô
hướng dẫn.
Xin chân thành cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành
tốt đồ án tốt nghiệp Kiến trúc sư. Cảm ơn bộ môn đã quan tâm giúp đỡ, luôn dõi theo
tâm tư nguyện vọng và đáp ứng hỗ trợ tối đa để em hoàn thành đồ án tốt nghiệp của
mình!
Xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn, thầy Trương Kim Minh Châu, một
người thầy mà em luôn luôn kính trọng cả về nhân cách và trình độ chuyên môn.
Người đã luôn quan tâm lắng nghe nguyện vọng của sinh viên, động viên và hướng
dẫn tận tình để đồ án của em hoàn thiện một cách hoàn chỉnh nhất. Xin chân thành
cảm ơn thầy!
Xin chân thành cảm ơn!
II- Lời cam đoan:
Toàn bộ đồ án là do bản thân nghiên cứu và hoàn thiện, không có sao chép hay
làm gì trái với quy định nhà trường, quy định bộ môn. Xin cam đoan về tính xác thực
của đồ án. Nếu làm trái quy định, xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của
nhà trường, bộ môn.
1
MỤC LỤC
PHẦN I – LỜI MỞ ĐẦU Trang
I. Lời cảm ơn 1


II. Lời cam đoan 1
PHẦN II-THUYẾT MINH ĐỒ ÁN
CHƯƠNG I-MỞ ĐẦU
I. Tổng quan về nhà ở của dân chài hiện nay 4
II. Lý do chọn đề tài 5
1. Điều kiện khách quan 5
2. Điều kiện chủ quan 6
CHƯƠNG II-CƠ SỞ XÁC ĐỊNH QUY MÔ
VÀ LẬP NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
I. Quy mô-vị trí địa lý 7
II. Khu đất xây dựng 8
1. Vị trí địa lý 8
2. Điều kiện tự nhiên 9
3. Hiện trạng 11
4. Đánh giá chung 12
CHƯƠNG III-HƯỚNG NGHIÊN CỨU
CỦA ĐỒ ÁN
A. Cơ sở nghiên cứu văn hóa-xã hội 14
B. Định hướng phát triển của đồ án 15
1. Giai đoạn 1: xây dựng mô hình thí điểm 15
2. Giai đoạn 2: nhân rộng mô hình trong phạm vi thành phố 15
3. Giai đoạn 3: phát triển mô hình sang các đô thị lân cận 16
C. Hướng nghiên cứu của đồ án 17
1. Xử lý vi khí hậu 17
2. Bền vững về văn hóa-xã hội 22
3. Chuẩn hóa module thiết kế 26
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
2
NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

I. Số liệu tổng quát:
1. Diện tích khu đất xây dựng: 36 100m
2
2. Diện tích xây dựng: 11245m
2
3. Mật độ xây dựng: 31,1%
4. Diện tích 1 chung cư: 1700 m
2
5. Diện tích để xe: 305 m
2
6. Diện tích nhà trẻ: 1645 m
2
7. Diện tích chợ: 1100 m
2
8. Cây xanh: 1180 m
2
9. Sân thể thao: 470 m
2
10. Quy mô dân số phục vụ 940 người
II. Chỉ tiêu trong căn hộ:
Loại căn hộ Số lượng Diện tích (m
2
) m
2
sàn/ng 16 m
2
sàn/ng
(nằm trong chỉ
tiêusử dụngđất
15-20m

2
sàn/ng)
A 4/28 112 16
B 4/28 110.6 15.7 ≈ 16
C 4/28 79.6 15.9 ≈ 16
D 8/28 108.5 15.5 ≈ 16
E 8/28 109 15.57 ≈ 16
PHẦN II:
3
THUYẾT MINH ĐỒ ÁN
CHƯƠNG I:
MỞ ĐẦU
“Phát triển mạnh thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đẩy mạnh ứng dụng
tiến bộ khoa học công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thuỷ sản phát triển
toàn diện, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, cơ cấu sản phẩm đa
dạng, đồng thời phát triển một số sản phẩm chủ lực mang tính đặc trưng, có chất
lượng, giá trị cao, đáp ứng nhu cầu thị trường . Xây dựng Phú Yên trở thành trung
tâm sản xuất, dịch vụ, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản của vùng duyên hải Nam Trung
bộ và Tây Nguyên. Tăng cường năng lực đánh bắt xa bờ với thiết bị kỹ thuật hiện
đại; xây dựng cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá vững chắc đảm bảo đánh bắt lâu dài trên
biển. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ môi trường
sinh thái, phù hợp với điều kiện của từng vùng. Đa dạng hình thức nuôi và cơ cấu
giống, chú ý phát triển nuôi biển. Đào tạo cán bộ quản lý và lao động ngành thuỷ sản
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ở mức cao trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá”.
(Định hướng quy hoạch vùng tỉnh Phú yên đến năm 2025-đề án quy hoạch Phú Yên)
I- Tổng quan về nhà ở của dân chài hiện nay:
Các làng chài (gọi chung cho các khu vực sản xuất ngư nghiệp không phân biệt
theo mức độ hiện đại hóa phương tiện sản xuất tren biển) hiện nay ở Việt Nam nói
chung và ở Phú Yên nói riêng đa phần có những đặc điểm giống nhau. Ngư dân cư
trú trong các ngôi nhà thấp tầng (1-2) tầng, mô hình ở phát triển một cách tự phát,

nàh ở san sát nhau, kiệt nhỏ, đường đi linh động, hướng nhà thay đổi linh hoạt theo
điều kiện khí hậu chứ không theo hướng nhất định.

Nhà ở gắn liền với sản xuất với các không gian phụ trợ sản xuất ngư nghiệp
như: bãi phơi hải sản, bãi để ngư cụ, không gian ngồi vá lưới
Do đặc thù cuộc sống luôn phải đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt, nắng gió,
mưa bão, cuộc sống phân nửa dân số các làng chài phải lênh đênh trên biển, đánh
cược mạng sống với mẹ thiên nhiên là biển cả nên tính cộng đồng của họ rất cao, thể
4
hiện ngay cả trong bố cục nhà ở (ví dụ trong một làng), dựa vào nhau, quây quần.
Đời sống mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi làng chài liên hệ với nhau rất chặt chẽ.

Cơ cấu thành viên trong gia đình cũng có nét giống nhau, hầu hết các thế hệ
sống chung dưới một mái nhà (tính cộng đồng ăn sâu vào trong cả kết cấu gia đình).
II- Lý do chọn đề tài:
1- Điều kiện khách quan:
Trong công tác quy hoạch hiện nay, cả nước nói chung và Phú Yên nói riêng, vẫn
chưa thực sự quan tâm đến việc quy hoạch chi tiết khu ở phù hợp với đặc thù sản
xuất ngư nghiệp ở các làng chài ven biển, đặc biệt là các làng chài hiện hữu trong các
đô thị như Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Rang,
Vũng Tàu và Tuy Hòa (Phú Yên).Hiện nay trong thiết kế kiến trúc của Việt Nam
cũng chưa có một mô hình chung cư nào cho dân chài nhằm đáp ứng nhu cầu ở kết
hợp sản xuất ngư nghiệp.
Phú Yên là tỉnh ven biển duyên hải Miền Trung có vùng biển khai thác có hiệu
quả rộng khoảng 6.900 km
2
, nằm trong vùng biển đa dạng về hải sản, với khoảng 500
loài cá, 38 loài tôm, 15 loài mực và các loài hải sản khác như sò, điệp, yến sào
Tổng trữ lượng cá khoảng 46.000 tấn, trữ lượng cho phép khai thác khoảng 35.000
tấn/năm. Trong đó, khu vực phường 6-tp Tuy Hòa có 2218 hộ gia đình với dân số

8756 người (số liệu thống kê năm 2009) làm kinh tế ngư nghiệp với nghề đánh bắt
cá ngừ đại dương làm mũi nhọn. Nhưng quy hoạch định hướng Tuy Hòa đến năm
2025 lại bỏ quên một bộ phận quan trọng cấu thành nên Tuy Hòa – khu vực dân chài
phường 6. Làm mất đi những đặc trưng vốn có của cộng đồng làng chài, mất đi
không gian sản xuất ngư nghiệp, phá vỡ nét văn hóa lâu đời còn tồn tại nơi đây.
2- Điều kiện chủ quan:
5
Là một người con sinh ra và lớn lên ở một làng chài Phú Yên, cảm nhận được
văn hóa cộng đồng bản địa, am hiểu rõ thói quen và lối sống đặc thù các làng chài.
Văn hóa sống, thói quen sinh hoạt và sản xuất mang tính chất đặc thù của người
dân làng biển khác hoàn toàn văn hóa sống của các khu dân cư khác trên địa bàn
thành phố Tuy Hòa. Dù trong giai đoạn tiếp theo (2015-2030), khoa học phát triển
hỗ trợ nhiều về kĩ thuật cho đời sống ngư dân thì thói quen, văn hóa sống, đặc thù
sống của họ vẫn không thay đổi nhiều. Nó đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân
làng chài.
Bởi vậy, tìm kiếm một mô hình chung cư đáp ứng nhu cầu ở và sản xuất cho
dân chài nhưng vẫn giữ được nét văn hóa cộng đồng tốt đẹp, và hạn chế tối đa tác
động khắc nghiệt của thiên nhiên đến môi trường ở là điều thật sự cần thiết cho các
làng chài trong bối cảnh hiện nay.

6
CHƯƠNG II:
CƠ SỞ XÁC ĐỊNH QUY MÔ VÀ LẬP NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
I- Quy mô-vị trí địa lý:

Phú Yên là một tỉnh trung tâm của dải mắt xích nối liền các tỉnh phát triển
mạnh về ngư nghiệp. Liên hệ với phía Bắc là các ngư trường Bình Định, Quảng
Ngãi. Liên hệ với phia Nam có Khánh Hòa, Ninh Thuận.
Phú Yên là một trong 5 tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ-một trong
những vùng có nhiều tiềm năng cũng như cơ hội tăng trưởng kinh tế mang tính đột

phá tại khu vực duyên hải miền Trung. Đây là vùng có nhiều vị thế đặc biệt quan
trọng về an ninh quốc phòng, ở vị trí trung độ, cầu nối giữa hai miền Nam và Bắc,
là một trong những cửa ngõ của vùng Tây Nguyên ra biển, là vùng có nhiều cảnh
quan đẹp, hội tụ nhiều giá trị lịch sử, di sản văn hóa, và có giá trị quan trọng về
phát triển kinh tế biển.

Lễ hội đua thuyền Núi Nhạn-biểu tượng tp Tuy Hòa
7
Khái quát về thành phố Ty Hòa:
- Tính chất đô thị: Là đô thị loại III trực thuộc tỉnh; Là trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh
- Dân số năm 2009 là: 152.383 người. Trong đó: Dân số đô thị: 122.517 người
chiếm 80,4% dân số toàn thành phố.
- Tốc độ tăng trưởng dân số đô thị trong giai đoạn 2004 - 2008: 1,28%/ năm.
- Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố năm 2009 là 10.700 ha,
Đồ án hướng đến một mô hình chung cư cho dân chài thí điểm ở Phú Yên (tp
Tuy Hòa) sau đó nhân rộng sang 4 tỉnh lân cận. Cả 5 tỉnh này đều có đặc thù sản
xuất ngư nghiệp tương đối giống nhau, đặc biệt chịu chung vùng khí hậu nên việc
áp dụng chung một mô hình là hoàn toàn hợp lý.
II- Khu đất xây dựng:
1- Vị trí địa lý:
Khu đất xây dựng nằm phía Đông Nam của phường 6-tp Tuy Hòa-Phú Yên.
Diện tích khu đất: 36 450 m
2
Phía Bắc giáp Đồn biên phòng tỉnh Phú Yên, ngăn cắt bởi trục đường Trần Hưng
Đạo.
Phía Nam giáp với bờ kè sông Ba Hạ, ngăn cách bởi trục đường Bạch Đằng.
Phía Đông giáp với bãi biển Tuy Hòa (hiện trạng là rừng phi lao chắn gió cát của
thành phố), ngăn cách bởi trục đường Độc Lập.
Phía Tây giáp với khu dân cư phường 6, ngăn cách bởi trục đường Lê Duẩn.

Khu đất xây dựng nằm ngay cửa sông, cuối dải khu vực sống của ngư dân, liên hệ
trực tiếp với cảng cá, chịu tác động trực tiếp của gió bão.
Mối liên hệ khu đất với các đầu mối quan trọng về giao thông, kinh tế, nghỉ ngơi,
giải trí của thành phố.
8
2- Điều kiện tự nhiên:
a). Địa hình:
Địa hình tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng về phía Nam (trục Bắc-Nam
hướng về bờ sông), tuy nhiên độ dốc không đáng kể.
b). Khí hậu:
- Khu đất xây dựng thuộc tp. Tuy Hòa nằm trong vùng khí hậu gió mùa và khí
hậu Đông Trường Sơn chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương, có hai mùa khô và
mùa mưa rõ rệt.
a. Nhiệt độ:
Có chế độ nhiệt độ cao quanh năm.
- Nhiệt độ trung bình của không khí: 26,5° C
- Nhiệt độ cao nhất trung bình năm : 29,3° C
- Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 23,2° C
b. Nắng:
Thuộc vùng nắng nóng nhiều, một năm có từ 2100 h đến 2400 h nắng.
9
c. Mưa:
Mùa mưa hàng năm từ tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa tập trung nhiều vào
tháng 10 và 11 chiếm 50 đến 55% lượng mưa cả năm. Lượng mưa bình quân năm
là 1.670 mm, do lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn dễ gây hiện tượng
ngập úng.
Mùa khô: Từ tháng 01 đến tháng 8 của năm sau, ít mưa, thời tiết rét.
d. Lượng bốc hơi:
Lượng bốc hơi trung bình năm là 2.110mm bằng 1,85 lần lượng mưa cả năm.
Trong đó lớn nhất là tháng 3 và tháng 4.

e. Độ ẩm:
Độ ẩm không khí trung bình năm: 82,1%.
g. Gió:
Vùng đất nằm trong vùng luôn có gió, gió thịnh hành theo hai hướng Bắc
Đông – Bắc vào mùa Đông, gió Tây – Nam vào mùa hè.
- Mùa hè: tốc độ gió trung bình 2 – 3,1m/s
- Mùa đông: tốc độ gió trung bình 2 – 3,7m/s
h. Bão:
Tốc độ gió mạnh nhất khi có bão là 40m/s, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng gió
mậu dịch, hàng năm có từ 1 đến 3 cơn bão đổ bộ vào vùng biển Phú Yên.
c). Thủy văn:
Khu đất nằm ngay hạ lưu sông Ba, sát ngay cửa sông. Sông có đặc điểm lưu
vực lớn, dốc, lưu lượng tập trung nhanh nên thường gây lũ lụt cho khu vực hạ lưu
trong đó có tp. Tuy Hòa. Hiện tại khu đất đã được nâng nền cao ngang mặt bờ kè
nên không còn chịu tác động lũ lụt do sông gây ra.
Theo tài liệu luận chứng thoát nước thành phố Tuy Hòa, mực nước lũ lớn nhất
ứng với tần suất bảo đảm với chuỗi quan trắc 13 năm tại trạm Phú Lâm
- H1% : 3,96 m
- H5% : 3,26 m
- H10% : 2,96 m
10
Biển Tuy Hòa có chế độ nhật triều không đều, hàng tháng có 2 ngày triều, thời gian
triều dâng kéo dài hơn thời gian triều rút. Mực nước triều cực đại 2m, cực tiểu
0,5m, trung bình 1,23m.
d). Địa chất công trình:
Khu đất xây dựng nằm trong vùng địa chất đất đai Tuy Hòa, có nguồn gốc
trầm tích sông biển hỗn hợp, thành phần chủ yếu là: cát, cuội sỏi, mảnh vụn vỏ
sò…, cường độ chịu lực tương đối tốt. Mực nước ngầm trong khu vực dao động
cách mặt đất khoảng từ 0,5m đến 6,5m.
e). Địa chất thủy văn:

Mực nước ngầm cách mặt đất 3-4 m, tương đối sạch có thể sử dụng để cung cấp
nước sinh hoạt.
g). Địa chất vật lý:
Khu vực lập dự án nằm trong tp. Tuy Hòa theo tài liệu dự báo của Viện Khoa
học địa cầu thuộc Viện Khoa học Việt Nam, khu vực này nằm trong vùng dự báo
có động đất cấp 6.
h). Địa chất khoáng sản:
Khu vực này không có khoáng sản có giá trị kinh tế, chủ yếu là đất sét, đất
trồng cây nông nghiệp…
3- Hiện trạng:
a). Hiện trạng sử dụng đất-Kiến trúc cảnh quan:

Khu đất xây dựng là đất thổ cư hình thành từ lâu trên nền tảng người dân lấn
biển tự phát khi đô thị mở rộng. Kiến trúc nhà ở 1 đến 2 tầng, tự phát, lộn xộn. Vì
thiếu đất phụ trợ sản xuất ngư nghiệp (bãi phơi, vá lưới, bãi để ngư cụ ) nên người
11
dân tận dụng tối đa diện tích xung quanh, ngư cụ ngổn ngang, kiến trúc tạm bợ tạo
nên những không gian mất mỹ quan đô thị

b). Hiện trạng hạ tầng kĩ thuật:
a. Hiện trạng giao thông:
Khu đất hiện nay chưa có giao thông đô thị, chỉ gồm các đường đất, đường lát
đá chẻ là lối vào các nhà dân ở dọc theo ven sông và luồn lách giữa các khu nhà.
b. Hiện trạng cấp nước:
Các hộ dân hiện sử dụng hệ thống cấp nước chung của thành phố Ø250 tại đầu
đường Trần Hưng Đạo và các ống phân phối Ø150 – Ø100 tới các khu công trình
hiện hữu.
c. Hiện trạng thoát nước bẩn và vệ sinh:
Do khu vực chưa có đường giao thông đô thị đi qua cho nên hiện trạng không
có hệ thống thoát nước bẩn. Nước bẩn hoàn toàn tự thấm xuống đất đã làm ô nhiễm

nguồn nước mạch nông. Thành phố Tuy Hoà đã tổ chức thu gom rác nhưng vẫn
còn tồn đọng rác tại các góc phố và ngõ xóm. Chất thải rắn thường được dùng để
san lấp tại chỗ gây ô nhiễm môi trường.
d. Hiện trạng cấp điện:
Sử dụng điện lưới thành phốTuy Hoà, bao gồm hệ thống cấp điện 22KV kéo từ
đường Trần Hưng Đạo về.
e. Hiện trạng dân cư:
Hiện trạng khu đất với 214 hộ gia đình, dân số 856 người trong tổng số 2216
hộ gia đình, 8756 dân toàn phường 6 (số liệu thống kê năm 2009). Dân cư chủ yếu
là dân gốc, hầu hết đều tham gia kinh tế ngư nghiệp, đời sống kinh tế được xếp vào
hàng khá ổn định trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp của thành phố nói riêng và
cả tỉnh nói chung. Nghề sản xuất chính là đánh bắt cá ngừ đại dương, kinh tế phụ
trợ kết hợp là nông nghiệp (trồng rau và hoa theo mùa). Thu nhập bình quân 4-6
triệu/lao động.
4- Đánh giá chung:
a). Ưu điểm:
- Cơ sở hạ tầng khá hạ tầng khá tốt.
12
- Nền tảng dân cư (sống bằng sản xuất ngư nghiệp và kinh tế nông nghiệp phụ trợ)
đã có từ lâu đời.
- Nền tảng văn hóa, lối sống đặc thù bền vững, tính cộng đồng ăn sâu trong từng
ngõ nhỏ lối xóm, là một thuận lợi để gìn giữ và phát huy.
- Vị trí thuận lợi (nằm ngay cửa sông, gắn liền với biển, liên hệ trực tiếp với cảng
cá) nhằm làm nổi bật được tính chất của đồ án.
b). Nhược điểm:
- Chưa có đường quy hoạch, chưa có quy hoạch chi tiết phù hợp với thực trạng tính
chất khu dân cư.
- Hiện trạng kiến trúc tự phát, cảnh quan lộn xộn.
- Nằm ngay điểm nhạy cảm của thành phố về chịu tác động của gió bão, là một
thách thức lớn cho vấn đề giải quyết vi khí hậu hoàn chỉnh.

ĐI TÌM MỘT MÔ HÌNH CHUNG CƯ CHO NHỮNG ĐỨA CON CỦA
BIỂN!
13
CHƯƠNG III:
HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỒ ÁN
A- Cơ sở nghiên cứu văn hóa-xã hội:
“TRƯỚC MẶT LÀ BIỂN-SAU LƯNG LÀ ĐỒNG”
Các làng biển Phú Yên nói chung và của thành phố Tuy Hòa nói riêng có
một nét đặc trưng riêng khác biệt so với các làng biển ở các nơi khác của nước
ta. Do thiên nhiên ưu đãi, các làng biển ở Phú Yên không chỉ duy nhất sản
xuất ngư nghiệp mà còn kết hợp kinh tế phụ trợ nông nghiệp. Đàn ông thường
tham gia sản xuất ngư nghiệp, còn phụ nữ ở nhà thường làm thêm kinh tế nông
nghiệp. Riêng tại khu đất xây dựng nói riêng và phường 6 nói chung, nghề
trồng rau và trồng hoa theo mùa vụ đã có từ lâu đời, gắn liền mật thiết với đời
sống người dân nơi đây.
Bên cạnh đó, do đặc thù lối sống cộng đồng cao nên ngay cả trong một gia
đình cũng thể hiện rõ nét, các gia đình ở đây phần lớn sống theo kiểu “đại gia
đình”, bao gồm nhiều thế hệ sống chung dưới một mái nhà, từ đó CƠ CẤU
CĂN HỘ cũng hoàn toàn khác với các nhà ở chung cư thông thường.

14
B- Định hướng phát triển của đồ án:
Với thực trạng cuộc sống đòi hỏi hiện nay, cùng với sự phát triển vùng
kinh tế ngư nghiệp 5 tỉnh duyên hải miền Trung: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, đồ án hướng đến việc nhân rộng mô hình phục
vụ cho cả cụm kinh tế ngư nghiệp miền Trung dựa trên cơ sở thuận lợi về đặc
điểm sống và đặc thù khí hậu tương đối giống nhau. Định hướng phát triển của
đồ án sẽ chia thành 3 giai đoạn:
1- Giai đoạn 1:
Xây dựng thí điểm mô hình chung cư cho dân chài ngay tại phường 6-tp

Tuy Hòa, cái nôi của nghề đánh bắt cá ngừ đại dương với thu nhập được xếp
vào hàng khá của các ngành kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp.
2- Giai đoạn 2:
Nhân rộng mô hình cho cả khu dân cư phường 6 dọc hạ lưu sông Ba Hạ,
thành phố Tuy Hòa.
15
3- Giai đoạn 3:
16
Phát triển nhân rộng mô hình sang các thành phố của các tỉnh lân cận.
- Phát triển về hướng Bắc với 2 thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Quảng
Ngãi (Quảng Ngãi).
- Phát triển về hướng Nam với thành phố Nha Trang, thị xã Cam Ranh
(Khánh Hòa) và thành phố Phan Rang (Ninh Thuận).
C- Hướng nghiên cứu của đồ án:
Từ những cơ sở nghiên cứu văn hóa xã hội, thực trạng cơ sở hạ tầng kĩ
thuật và khí hậu đặc trưng, đồ án hướng đến 3 mục đích chính để đi sâu nghiên
cứu là:
- Tự nhiên: Thiết kế một mô hình ở giải quyết một cách tối đa về xử lý vi khí
hậu.
- Con người: Thiết kế một mô hình ở phù hợp bền vững về văn hóa xã hội-
giữ lại nét cộng đồng và thói quen sinh hoạt vốn có của người dân, kết hợp mô
hình ở và 2 loại hình sản xuất hài hòa (ngư nghiệp và nông nghiệp).
- Công nghệ xây dựng: Tiêu chuẩn hóa module trong thiết kế, sử dụng công
nghệ tấm panel 3D, lắp ghép nhanh chóng, linh động và kinh tế.
Nói chung, là thiết kế một mô hình chung cư đảm bảo tối đa phù hợp hoàn
cảnh sống đặc thù nơi đây.
1- Xử lý vi khí hậu:

17
Khí hậu đặc trưng với số ngày nắng cao, chịu ảnh hưởng gió Bắc, gió biển

(hướng Đông và Đông Nam), gió Tây khô nóng. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng
trực tiếp của gió mùa, gió đất và gió biển.
a). Xử lý khí hậu ngay trong công tác quy hoạch tổng mặt bằng:
+) Năng lượng mặt trời:
Do đặc trưng sản xuất kinh tế ngư nghiệp, ta không chỉ quan tâm duy nhất
đến bố cục tổng mặt bằng riêng cho công trình mà còn lưu ý đến các bãi phơi
hải sản, các bãi phơi lưới, đặt để ngư cụ.
Đồ án này đã áp dụng một giải pháp vừa giải quyết hài hòa giữa công trình
và các sân bãi sản xuất ngư nghiệp, vừa đảm bảo tối đa điều kiện khí hậu tốt
nhất cho các công trình ở các khu đất xung quanh mà không gây tác động xấu
đến chúng. Đó là phương pháp nghiên cứu vùng bao bóng đổ mặt trời của tiến
sĩ Thanos N.Stansinopoulos, đại học Harvard, đang được ứng dụng trong quy
18
hoạch các đô thị phương Tây. Phương pháp này có tên là “RIGHT TO
LIGHT” (tạm dịch là “Quyền có nắng”-1quy định trong các bộ luật xây dựng
ở các nước châu Âu, điển hình là nước Anh).
Phương pháp này lấy ngày 21-12 (vị trí mặt trời thấp nhất) làm mốc xác
định. Sau đó xây dựng nên vùng bao năng lượng mặt trời trong khoảng thời
gian từ 10h đến 14h ngày 21-12. Từ vùng bao năng lượng mặt trời đó, ta xác
định chính xác được vùng bóng đổ của công trình, từ đó bố cục sắp xếp các
khối công trình phù hợp để đảm bảo tối ưu nhất vấn đề năng lượng mặt trời
cho từng công rình và cho toàn khu đất.
19
Như vậy, mỗi khối chung cư đều được đảm bảo tối đa điều kiện tự nhiên tốt
nhất, và các sân phơi ngư nghiệp cũng sử dụng được tối đa nguồn năng lượng mặt
trời cần thiết. Bố cục công trình được đặt song song theo 2 hướng nắng 10h và 14h,
tạo nên các trục gai thông kết nối các không gian sản xuất ngư nghiệp với nhau.
+) Thông gió tự nhiên:
20
Với bố cục tổng mặt bằng như vậy, không những đảm bảo sử dụng tối ưu năng

lượng mặt trời mà còn giải quyết thông gió tự nhiên một cách hợp lý nhất. Các khối
chung cư đều đón được gió mát hướng Đông và Đông Nam từ biển vào mùa nóng.
Đồng thời tạo ra các kênh dẫn gió phục vụ cho các công trình xung quanh ở các
khu đất lân cận.
Ngoài ra, bố cục sắp xếp công trình (kết hợp với hình khối công trình) còn có
tác dụng giảm thiểu tối đa áp lực gió bão (hướng Bắc) tác dụng lên toàn khu đất.
b). Xử lý vi khí hậu trong từng khối chung cư:
+) Bố trí lõi cầu thang nhằm hạn chế tối đa bức xại mặt trời đến không gian sống
bên trong công trình.
21
+) Mái hành lang đóng mở tự động:
+) Công trình giật cấp tạo thành những bậc thang làm nông nghiệp và căn hộ dạng
2 tầng góp phần xử lý vi khí hậu hiệu quả:
22
2- Bền vững về văn hóa xã hội:
Xây dựng một mô hình chung cư nhằm gắn kết tính cộng đồng, trên nền tảng
mô hình nhà ở dân gian và nền tảng văn hóa lối sống cộng đồng cao của những
người dân chài.
a). Giao thông:
23
b). Thiết kế dựa trên nền tảng nhà ở truyền thống:
Làm nông nghiệp giản đơn chi phí thấp với những phương tiện sẵn có, không
chiếm diện tích đất mà vẫn đẩm bảo phục vụ kinh tế nông nghiệp truyền thống nơi
đây. Thùng xốp, thùng chứa nước dễ dàng tìm thấy nhiều ở các làng biển, đất trồng
đcược lấy từ bờ tả hạ lưu sông Ba Hạ với khoảng cách địa lý 3 km.
24

c). Giữ lại những yếu tố hiện trạng sẵn có:
+) Cây trồng cảnh quan:
- Cây phi lao: cây hiện trạng chắn gió cát của thành phố.

- Cây dừa: cây hiện trạng dặc trưng ở các làng biển.
+) Những “ốc đảo” xanh:
25

×