Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Thuyết minh đồ án trung tâm giáo dục kỹ năng sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 23 trang )


THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP : TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
LỜI CẢM ƠN !
Sau năm năm học với sự nhiệt tình dạy dỗ và giúp đỡ của quí thầy cô trường Đại
học Kiến Trúc Đà Nẵng, đến nay em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp và sẽ ra trường,
em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tận tụy, tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn
thành khóa học kiến trúc sư.
Trong năm năm qua, những thầy cô làm công tác lãnh đạo cũng như các thầy cô
khác trực tiếp giảng dạy đã gieo trồng chúng em những mầm mống, sự đam mê về
ngành kiến trúc . Sự cao quí ấy chúng em xin ghi nhớ mãi!
Đặt biệt, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Mai Đình Tuấn, thầy đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ dạy và tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Đồ án của em là: Trung Tâm Giáo Dục Kỹ Năng Sống thành phố Đà Nẵng, kiến
thức của em còn quá hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế chưa có nên còn có những sai sót,
em rất mong học hỏi nhiều hơn nữa qua đợt tốt nghiệp này.
Đà Nẵng, ngày 16 tháng 05 năm 2013
SVTH: PHẠM MINH TUẤN
Trang 2
THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP : TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đồ án TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG do chính bản thân thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy Mai Đình
Tuấn.
Các tài liệu tham khảo sử dụng trong đồ án:
- Các TCVN liên quan
- Tham quan thực tế các trung tâm giáo dục kỹ năng sống hiện đang hoạt động
- Tờ báo , ,
,
- Các đồ án của sinh viên khóa trên có liên quan
Đà Nẵng, ngày 16 tháng 05 năm 2013
SVTH: PHẠM MINH TUẤN


PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ ĐỂ TÀI
1. ĐỊNH NGHĨA:
Trang 3
THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP : TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
Kỹ năng sống (Life Skill) là một tập hợp các kỹ năng mà con người có
được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý
những vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thích
nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu
cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày". Trong giáo dục tiểu học và giáo
dục trung học, kỹ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn
luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ cuộc
sống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn
đạt, và kỹ năng tổ chức. Đôi khi kỹ năng sống, nhưng không phải luôn luôn,
khác biệt với các kỹ năng nghiệp vụ (trong nghề nghiệp).
Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã
hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư
duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng
phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận
và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết
2. GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM:
Tại nhiều nước Tây phương, thanh thiếu niên đã được học những kỹ năng
sống về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối diện và đương
đầu với những khó khăn, và cách vượt qua những khó khăn đó cũng như cách
tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa người và người. Tại Hàn quốc,
học sinh tiểu học được học cách đối phó thích ứng với các tai nạn như cháy,
động đất, thiên tai tại Trung tâm điều hành tình trạng khẩn cấp Seoul.
Tại Việt Nam, kỹ năng sống đang được quan tâm, tuy nhiên trong nhà
trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kỹ năng học tập và chính trị, còn việc giáo
dục kỹ năng sống chưa được quan tâm nhiều. Theo chuyên viên tâm lý Huỳnh

Văn Sơn, cố vấn Trung tâm chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt: "hiện nay, thuật
ngữ kỹ năng sống được sử dụng khá phổ biến nhưng có phần bị "lạm dụng" khi
chính những người huấn luyện hay tổ chức và các bậc cha mẹ cũng chưa thật
hiểu gì về nó". Theo Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh Sinh viên (Bộ Giáo Dục
và Đào tạo) Phùng Khắc Bình, trong tương lai và về lâu dài cần xây dựng
chương trình môn học giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 đến lớp 12
3. SỰ CẦN THIẾT:
Trang 4
THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP : TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
Dẫu ở thời đại nào, xã hội nào, kỹ năng sống vẫn luôn là bí quyết giúp con
người thích ứng với môi trường sống, học tập, lao động và đạt được mục tiêu
do mình đề ra, đặc biệt là trong xã hội với nhịp sống gấp gáp, công việc bộn bề
cùng với sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Ý thức rất rõ vấn đề này, ngành
giáo dục đã chủ trương đưa môn này vào trong chương trình giáo dục nhưng chỉ
dưới dạng lồng ghép vào các môn học và chương trình giáo dục ngoài giờ lên
lớp. Tuy nhiên, môn học này đã thực sự hiệu quả?
Theo thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tạo, năm 2011, có 63% sinh viên thất
nghiệp do thiếu kỹ năng nói chung. Còn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thì
công bố 83% sinh viên bị các nhà tuyển dụng đánh giá thiếu kỹ năng sống.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã đánh giá: “Thế kỷ XXI là kỷ nguyên
của kinh tế dựa vào kỹ năng”. Còn học giả người Mỹ Kinixti nhận định: “Sự
thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn
85% dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người đó”. Với tầm
quan trọng như vậy của môn kỹ năng sống, Bộ Giáo dục và Đào tạo bên cạnh
khắc phục những khó khăn, bất cập, phải đầu tư nguồn lực giáo viên, trang bị cơ
sở vật chất cần thiết, không nên giảng dạy kỹ năng sống trong tình trạng lớp quá
tải vì như vậy sẽ không hiệu quả, làm khó giáo viên. Xây dựng chương trình bài
bản, thực tế trên cơ sở lấy học sinh là trung tâm Có như vậy mới hy vọng kỹ
năng sống được giảng dạy hiệu quả chứ không chỉ mang tính hình thức như hiện
nay và từ đó chắc chắn các vấn đề xã hội cũng ổn định hơn.

4. Ý TƯỞNG :
Trung tâm giáo dục kỹ năng sống là một dạng mô hình phát triển của câu
lạc bộ thanh thiếu niên trong điều kiện xã hội phát triển mạnh mẽ. con người
tiếp xúc với các nền văn hóa, chính trị khoa học kỹ thuật, một cách dẽ dàng
nên ở những lứa tổi mới lớn việc lựa chọn những kiến thức, văn hóa và kỹ năng
còn rất mơ hồ và chưa có định hướng rõ ràng.
Trung tâm giáo dục kỹ năng sống là nơi sinh hoạt văn hóa, thể dục thể
thao là nơi đào tạo cách con người tồn tại trong xã hội, con người tồn tại
trong thiên nhiên. Là một công trình xanh từ ý thức,
PHẦN II
Trang 5
THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP : TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1. LÝ DO VÀ SỰ CẦN CỦA ĐÊ TÀI :
Trung tâm giáo dục kỹ năng sống là nơi sinh hoạt cộng đồng, đối tượng
phục vụ chủ yếu là thanh thiếu niên, đây là nơi tổ chức các sinh hoạt chính trị,
hoạt động văn hoá- TDTT, khoa học kỹ thuật, nơi vui chơi giải trí của cộng
đồng dân cư, đây cũng là nơi tuyên truyền, chuyển tải những chủ trương, đường
lối chính sách của Đảng, Nhà nước tới người dân một cách hữu hiệu. Trung tâm
giáo dục kỹ năng sống vừa là nơi giáo dục ý thức cộng đồng, vừa là nơi xây
dựng mối quan hệ giữa người với người, Mối quan hệ giữa con người và thiên
nhiên, là nơi giáo dục định hướng thanh thiếu niên nắm bắt những kyc năng cơ
bản nhằm xây dựng nếp sống văn minh, phát huy truyền thống văn hoá dân
tộc… góp phần xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh. Đây cũng là nơi sinh
hoạt nhằm thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở, quy ước, hương ước.
Thông qua sinh hoạt của cộng đồng để phát huy mọi tiềm năng về sức người,
sức của và mọi khả năng sáng tạo của thanh thiếu niên, định hướng co thanh
niên những kỹ năng để có thể tồn tại trong điều kiện môi trường văn hóa và khí
hậu đang thany đổi mạnh mẽ, là một trong những tiêu chí quan trọng để xây
dựng con người, xã hội phát triển bền vững trong tương lai.

Theo thống kê của báo Thanh Niên cuối năm 2011 thì Đà Nẵng là thành
phố loại 1 ít sân chơi cho giới trẻ nhất. Hiện tại thì Đà Nẵng hiện có 1 nhà văn
hóa thanh niên ở địa chỉ 40 Bạch Đằng, Trước đây Đà Nẵng còn có Trung tâm
thể thao Nguyễn Tri Phương, Trung tâm Văn hóa thông tin Đà Nẵng (84 Hùng
Vương), từng là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động triển lãm và sinh hoạt
văn hóa nghệ thuật, là điểm tập hợp đông đảo bạn trẻ , nay cũng phải nhường
chỗ cho một công trình xây dựng cao ốc và chưa có trung tâm sinh hoạt văn hóa
và giáo dục cho lứa tuổi mới lớn là lứa tuổi đang cần phát triển về sinh lý cũng
như định hướng đúng đắn về tâm lý
Vì vậy, việc đầu tư một trung tâm giáo dục kỹ năng sống là hết sức cần
thiết để đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng và phát triển
thành phố trở thành một đô thị giàu đẹp, văn minh, đồng thời đáp ứng nhu cầu
hoạt động văn hoá, hưởng thụ các giá trị tinh thần, định hướng những kỹ năng
tồn tại giữa con người với con người, con người với thiên nhiên của thanh thiếu
niên trong đô thị.
2. Tài liệu tham khảo :
a. Tiêu chuẩn Việt Nam TCXD VN 281: 2004, tiêu chuẩn thiết kế Nhà
Trang 6
THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP : TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
văn hoá thể thao - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
b. Tiêu chuẩn xây dựng số TCVN 276: 2000 Công trình công cộng –
Nguyên tắc cơ bản thiết kế
c. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737-1995, tiêu chuẩn về Tải trọng và tác
động.
d. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 356-2005, tiêu chuẩn thiết kế kết cấu
BTCT.
e. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622-1995, tiêu chuẩn thiết kế phòng
cháy cho nhà và công trình.
f. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 25-1991, tiêu chuẩn thiết kế điện.
g. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4513-1998, tiêu chuẩn cấp nước bên trong

công trình.
h. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4474-1987, tiêu chuẩn thoát nước.
i. Các đồ án của sinh viên khóa trên có liên quan
j. Tờ báo , ,
,
PHẦN II
Trang 7
THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP : TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
VỊ TRÍ ĐẶC ĐIỂM KHU ĐẤT XÂY DỰNG
I. ĐỊA ĐIỂM KHU ĐẤT:
1.Vị trí khu đất:
Khu đất xây dựng trung tâm giáo dục kỹ năng sống, có vị trí tại Công viên
Đông Nam đài tưởng niệm, phường Hòa Cường, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Khu đất xây dựng có 3 mặt bắc, đông, tây tiếp giáp với sông hàn và hiện tại
có một hướng tiếp cận duy nhất là hướng nam.
- Phía Đông giáp : Giáp sông hàn, hướng nhìn về bờ đông sông hàn.
- Phía Tây giáp : Giáp sông hàn, hướng nhìn về tượng đài.
- Phía Nam giáp : Giáp công viên cây xanh, nhà biểu diễn đa năng.
- Phía Bắc giáp : Giáp sông hàn, hướng nhìn về khu Đảo Xanh.
2. Đặc điểm khu đất:
- Nằm trong khu quy hoạch đã được duyệt, ổn định và hợp lý.
- Khu đất xây dựng chưa có hệ thống hạ tầng kĩ thuật ( cấp điện, cấp nước ).
II. ĐẶC TRƯNG KHÍ HẬU ĐÀ NẴNG:
1.1. Vị trí địa lý của Đà Nẵng:
(16,02OB; 108,12OĐ; cao độ 3m)
1.2. Địa hình:
- Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi.
Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi
chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
- Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc

lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi
trường sinh thái của thành phố.
Trang 8
THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP : TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
- Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn,
là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở
và các khu chức năng của thành phố.
1.3. Các yếu tố khí hậu của Đà Nẵng
- Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và
ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền
Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi
năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ
tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm
và không kéo dài.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8,
trung bình 28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 °C.
Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng
20 °C.
- Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung
bình 85,67-87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,67-77,33%.
- Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các
tháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4,
trung bình 23-40 mm/tháng.
- Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6,
trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69
đến 165 giờ/tháng
1.4. Các bảng tông hợp khí hậu đà nẵng:
≤T 19 20 21 22 23 24 25 26 27
Trang 9
THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP : TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

k
P,
% 0,76 4,53 11,64 18,37 26,68 37,07 46,75 59,63 70,40
≤T
k 28 29 30 31 32 33 34 35
P,
% 78,47 83,66 87,85 91,95 95,7 99,23 99,99 100
Xác su t xu t hi n nhi t không vấ ấ ệ ệ độ ư t quá tr s cho trợ ị ố c ( Tk,ướ ≤
0
C)
≤j % 54 56 58 60 62 64 66
P, % 0,08 0,44 1,20 2,82 4,61 6,60 8,93
≤j % 68 70 72 74 76 78 80
P, % 11,79 14,98 19,38 24,06 29,30 34,19 39,19
≤j % 82 84 86 88 90 92 94
P, % 44,63 51,74 62,09 75,21 89,89 99,19 100
Xác su t xu t hi n m tấ ấ ệ độ ẩ ng i không vươ đố t quá tr s cho trượ ị ố c ( j%)ướ ≤
Trang 10
THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP : TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
m thi t k ,Độ ẩ ế ế φ
%
% th i gian trong n m m không ờ ă độ ẩ
v t quáượ
≤70 15
≤80 39,2
≤90 89,9
≤94 100
m thi t k theo t n su t xu t hi nĐộ ẩ ế ế ầ ấ ấ ệ
Nhi t thi t k theo t n su t xu t hi n, % th iệ độ ế ế ầ ấ ấ ệ ờ
gian/n mă ≤ Tk,

o
C
Mùa ông l nh,đ ạ 1,0%
2,5%
5,0%
19
19,5
20
Mùa hè nóng, 99,0%
97,5%
95,0%
33
32,5
32
Nhi t thi t k theo t n su t xu t hi nệ độ ế ế ầ ấ ấ ệ
Trang 11
THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP : TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
1.5. Hoạt động của mặt trời
- Một năm có hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh là các ngày 5/ 5 và 9/8, là
những ngày thường có BXMT cực đại. Thời gian giữa hai lần Mặt trời qua thiên
đỉnh cách nhau 94 ngày, mặt trời kiểu chí tuyến.
Trang 12
THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP : TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
Biểu đồ chuyển động biểu kiến của Mặt trời Đà Nẵng
Tại vĩ độ 16,02
O
B
1.6. BXMT trực tiếp trên mặt ngang tại Đà Nẵng
BXMT trực tiếp trên mặt ngang tại Đà Nẵng
Trang 13

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP : TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
- Những giờ nóng nhất trong ngày (buổi chiều từ 12h đến 16 h) của các
tháng nóng nhất trong năm (có nhiệt độ cao nhất) tại Đà Nẵng là từ tháng 4 đến
tháng 10. Khí đó Mặt trời nằm ở phía Tây, Tây Bắc của bầu trời.
- Mặt trời ở Đà Nẵng đã chuyển sang “dạng xích đạo”, có hai lần Mặt
trời đi qua thiên đỉnh vào ngày 5/V và 9/VIII cách nhau hơn 3 tháng. Thời tiết
chuyển dần tới chỉ có một mùa nóng trong năm.
- Từ tháng III đến tháng IX mặt trời nằm khá cao ở vùng thiên đỉnh của
bầu trời, nên BXMT, đặc biệt trực xạ sẽ khá cao (từ 10h đến 14h đạt từ 550 đến
700 W/m2), cũng tương ứng là những tháng nóng nhất trong năm. Tuy vậy trực
xạ của Đà Nẵng chưa phải là quá cao so với các thành phố như Hà Nội và Hồ
Chí Minh, có thể do bầu trời nhiều mây (lượng mây trung bình năm đạt 7/10
[6]), giống như các thành phố ven biển khác.
BXMT trực tiếp trên mặt ngang (ngày có nắng, W/ m2) tại Đà Nẵng
1.7.Gió:
Trang 14
THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP : TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
Hoa gió mùa mưa tại Đà Nẵng Hoa gió mùa khô tại Đà Nẵng
- Trong các tháng mùa nóng (IV,V, VI) hướng gió chủ đạo nổi trội là
hướng Đ (tần suất 10%) và N (~7%). Gió TN gây khô nóng cũng xuất hiện, tần
suất khoảng 5%, từ tháng IV đến tháng VIII, tuy đã yếu hơn so với vùng Bình
Trị Thiên. Do thành phố nằm kề với biển nên “gió đất, gió biển” xẩy ra hàng
ngày, có ảnh hưởng rất tốt cho tiện nghi nhiệt và sức khoẻ.
- Trong ba tháng mùa lạnh (XII, I, II) gió hướng B vẫn chiếm ưu thế, tuy
nhiên nhiệt độ của nó đã tăng lên rõ rệt, không còn gây giá lạnh như các địa
phương ở phía Bắc đèo Hải Vân. Gió Đ và TB có tần suất xấp xỉ nhau (khoảng
10%) còn gió BTB tần suất nhỏ hơn.
- Đà Nẵng là một trong các địa phương có khí hậu sinh học thuận lợi
nhất của nước ta do nhiệt độ không quá cao, mùa nóng nhiệt độ trên 30 oC
(nhưng không vượt quá 35 oC) chỉ chiếm 12,15% số giờ/năm; độ ẩm không bao

giờ vượt quá 95%, trong đó 89,9% số giờ có độ ẩm dưới 90% (mức giới hạn tiện
nghi). Đó là một thành phố có khí hậu chuyển tiếp từ nhiệt đới ẩm có mùa đông
lạnh của miền Bắc sang nhiệt đới ẩm điển hình của miền Nam, quanh năm nóng
nhưng tương đối mát mẻ
Trang 15
THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP : TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
Phân tích th i ti t ờ ế
theo sinh khí h uậ
S gi xu t hi nố ờ ấ ệ
hàng n mă
T ng s gi r t l nh c n s i m hoàn toàn,ổ ố ờ ấ ạ ầ ưở ấ
Tk 10≤
o
C
T ng s gi l nh, c n s i m có i u ki n,ổ ố ờ ạ ầ ưở ấ đ ề ệ
Tk = 10-15
o
C
T ng s gi c n HNổ ố ờ ầ Đ Đ
0
0
0
T ng s gi d ch u, ón không khí t nhiênổ ố ờ ễ ị đ ự
T ng s gi mát nh ng quá mổ ố ờ ư ẩ
7483
776
T ng s gi l nh v a, ón không khí t nhiênổ ố ờ ạ ừ đ ự
có i u ki nđ ề ệ
T ng s giổ ố ờ nóng, c n m c a ón gió, c nầ ở ủ đ ầ
qu tạ

397
105
B ng Phân tích th i ti t theo sinh khí h uả ờ ế ậ
Trang 16
THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP : TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
1.8. KẾT LUẬN:
Đà Nẵng có vĩ độ tương đối thấp (V= 16,02 oB), nhưng nằm ở phía Nam đèo
Hải Vân, thuộc miền khí hậu phía Nam của nước ta. Do địa hình gần biển nên
hàng năm có tới 85,42% số giờ nằm trong vùng thời tiết dễ chịu, và 8,85% thời
tiết mát nhưng ẩm ướt, tổng cộng hai loại thời tiết này chiếm 94,27% thời gian
cả năm. Hai loại thời tiết này hoàn toàn có thể mở cửa đón không khí tự nhiên.
Vậy, Chiến lược thiết kế ưu tiên hàng đầu ở Đà Nẵng là:
- Công trình cần được đón gió mát từ biển thổi vào gần như quanh năm
(hướng Đ là chủ yếu).
- Cũng giống như các địa phương khác ở Việt Nam, một chiến lược khác của
Đà Nẵng là giảm bớt nhận bức xạ mặt trời trên các tường và mái nhà bằng các
biện pháp che nắng, tạo bóng, cây xanh, vật liệu (ít hấp thụ nhiệt hoặc cách
nhiệt).
Để che nắng cho tường hướng Nam và Bắc thì các kết cấu ngang đều rất có
hiệu quả, nhưng cần rộng hơn so với các địa phương miền Bắc, chúng không chỉ
che được trực xạ mà còn đổ bóng lớn lên tường, giảm bớt tác dụng nhiệt.
Các tường hướng Tây, Tây – Bắc và Tây – Nam ở Đà Nẵng đều rất bất lợi về
tác dụng nhiệt, do phải chịu BXMT rất lớn vào mùa hè nếu không được che
nắng.
Trang 17
THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP : TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHƯƠNG III : CHI TIẾT PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
I. CƠ SỞ THIẾT KẾ :
1. Cơ sở thiết kế :
k. Tiêu chuẩn Việt Nam TCXD VN 281: 2004, tiêu chuẩn thiết kế Nhà

văn hoá thể thao - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
l. Tiêu chuẩn xây dựng số TCVN 276: 2000 Công trình công cộng –
Nguyên tắc cơ bản thiết kế
m. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737-1995, tiêu chuẩn về Tải trọng và tác
động.
n. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 356-2005, tiêu chuẩn thiết kế kết cấu
BTCT.
o. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622-1995, tiêu chuẩn thiết kế phòng
cháy cho nhà và công trình.
p. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 25-1991, tiêu chuẩn thiết kế điện.
q. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4513-1998, tiêu chuẩn cấp nước bên trong
công trình.
r. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4474-1987, tiêu chuẩn thoát nước.
s. Các đồ án của sinh viên khóa trên có liên quan
t. Tờ báo , ,
,
2. Quy mô:
Tổng diện tích khu đất: 10 ha
Tầng cao xây dựng: tùy theo phương án thiết kế kiến trúc
Các công trình phụ khác:
•Hội trường 300 chỗ
•Phòng hội thảo 100 chỗ trở lên
•Không gian triển lãm trưng bày
•Phòng truyển thống, căng tin, gara xe đạp, xe máy, xe ô tô và các công
trình kỹ thuật điện, nước, pccc…
Khối hành chính:
•Ban giám đốc
•Các phòng chuyên môn nghiệp vụ
Trang 18
THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP : TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

II. QUY MÔ CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH:
1. Giải pháp tổng mặt bằng:
-Bố trí bãi đậu xe, cây xanh san vườn, giao thông nội bộ phù hợp với yêu
cầu sử dụng.
-Không gian kiến trúc phải phù hợp với điều kiện khí hậu và đặc thù của
công trình văn hóa, giáo dục.
2- Mật độ xây dựng: không quá 25 %
3- Về mặt bằng tổ chức dây chuyền sử dụng:
-Phù với công năng sử dụng của công trình văn hóa, giáo dục.
4- Về giải pháp kiến trúc :
-Hình thức kiến trúc hiện đại, tạo điểm nhấn kiến trúc riêng cho
khu công viên Nam tượng đài dọc theo sông Hàn.
-Chú ý không tranh chấp với đài tưởng niệm về hình khối kiến trúc
và chiều cao công trình.
-Công trình thể hiện được tính chất của một trung tâm văn hóa
giáo dục kỹ năng sống, gần gũi với lứa tuổi thanh thiếu niên và phù
hợp với kiến trúc cảnh quan khu vực.
- Vật liệu: phải sử dụng vật liệu phù hợp với khí hậu, điều kiện
kinh tế của Việt Nam nhưng phải có hiệu quả về mặt mỹ quan đô thị,
gây được ấn tượng mạnh và mang dấu ấn thời đại
-Công trình tính toán đến hiệu quả về năng lượng và sử dụng năng
lượng sạch
5- Yêu cầu về trang thiết bị, công nghệ:
-Giải pháp về cung cấp điện nước, nước thải: hiện đại tiên tiến, dễ
sữa chữa.
-Giải pháp về thông tin liên lạc, công nghệ thông tin: đạt mức tiên
tiến của thế giới.
-Giải pháp về sử lý khí hậu, điều hòa không khí.
-Giải pháp đảm bảo an ninh, bảo mật: có phòng an ninh trung tâm,
camera

Trang 19
THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP : TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
-Đảm bảo an toàn về phòng chay nổ.
-Giải pháp chống ngập úng: đảm bảo không bị ngập nước trong
các mùa mưa, bão lũ. Xử lý lối đi vào cho người sử dụng thuân tiện.
6- Quy mô công trình:
-Quy mô diện tích các phòng trung tâm được nghiên cứu dựa trên
tiêu chuẩn yêu cầu chuyên ngành kiến trúc.
BẢNG CÂN BẰNG SỬ DỤNG ĐẤT
TT THÀNH PHẦN
DIỆN
TÍCH
(M2)
TỶ LỆ
(%)
1 ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 7867 22.72
2 ĐẤT GIAO THÔNG SÂN BÃI 11564 33.39
3 ĐẤT CÂY XANH SÂN VƯỜN 12432 35.90
4 ĐẤT DỰ TRỮ 2770 8.00
TỔNG 34633 100.00
III, TỔNG HỢP DIỆN TÍCH :
BẢNG THỐNG KÊ DIỆN TÍCH
I. KHỐI HÀNH CHÍNH
SỐ
LƯỢNG
DIỆN
TÍCH
1 Phòng giám đốc 1 48
2 Phòng tiếp khách 1 24
3 Phòng Phó giám đốc 2 24

4 Phòng HC tổng hợp 1 48
5 Phòng tài chính kế toán 1 24
6 Phòng khai thác tổ chức sự kiện 1 24
7 Phòng văn thư lưu trữ 1 24
Trang 20
THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP : TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
8 Phòng họp giao ban 1 60
9 Phòng ghi danh học tập 1 48
10 Phòng quản lý CLB 1 24
11 Văn phòng đoàn 1 24
12 Phòng giáo viên 4 48
13 Phòng giám sát an ninh 1 24
14 Phòng y tế 1 24
15 Phòng truyền thống 1 48
16 Phòng thông tin triển lãm 1 80
17 Can tin cafe 1 120
18 Phòng hợp tác đào tạo quốc tế 1 24
19 Sảnh Hành chính 1 48
TỔNG 956

II. KHỐI HỌC TẬP KỸ NĂNG
SỐ
LƯỢNG
DIỆN
TÍCH
1 Phòng học kỹ năng 12 48
2 Phòng học đoàn kết (học nhóm) 4 60
3 Phòng học đa phương tiện (học tương tác) 4 80
4 Phòng hội thảo 2 80
5 Không gian đa năng 1 400

6 Phòng tư vấn thanh thiếu niên 2 32
7 Phòng hoạt động ngoại khóa 2 48
8 CLB âm nhạc thời trang 1 60
9 CLB nghệ nhân 1 60
10 Không gian sinh hoạt CLB đa năng 4 80
11 CLB thể hình thẩm mỹ 2 80
12 CLB doanh nhân trẻ 1 60
13 CLB khoa học, thiên văn học 1 80
14 CLB nữ công gia tránh 1 60
15 Phòng lap 2 80
16 CLB game 2 80
17 Hành lang vận động (trò chơi dân gian) 1 200
18 Trưng bày triển lãm 1 120
19 Can tin 1 120
20 Sảnh khối kỹ năng 1 80
THƯ VIỆN
20 Phòng đọc chung 1 200
21 Kho sách 1 60
22 Phòng đọc đa phương tiện 1 60
23 Phòng đọc riêng nhóm 2 32
TỔNG 3880

III. KHỐI QUẦN CHÚNG
SỐ
LƯỢNG
DIỆN
TÍCH
1 nhà biểu diễn 300 chỗ 1 600
Trang 21
THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP : TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

2 kho phông màn đạo cụ 1 80
3 sảnh diễn viên 1 18
4 sảnh quần chúng 1 60
5 phòng chuẩn bị 2 12
6 phòng thay đồ 2 12
7 kỹ thuật âm thanh 1 12
8 kỹ thuật ánh sáng 1 12
9 quay camera 1 12
10 gửi đồ 1 24
TỔNG 866

IV. KHU VỰC PHỤ TRỢ
SỐ
LƯỢNG
DIỆN
TÍCH
1 Phòng máy phát điện 1 48
2 Phòng điều hòa trung tâm 1 80
3 Phòng kỹ thuật điện 1 24
4 Phòng kỹ thuật nước 1 24
5 Vườn thực vật 1 1200
6 Quảng trường 1 1000
7 Khu để xe công chúng 1 600
8 Khu để xe công nhân viên 1 100
Ghi chú : Phòng học kỹ năng phục vụ giảng dạy các môn kỹ năng sau:
1. Kỹ năng học và tự học (Learning to learn)
2. Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership & Personal
branding)
3. Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills)
4. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills)

5. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)
6. Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills)
7. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills)
8. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
Trang 22
THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP : TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
9. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
10. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)
Trang 23

×