Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại đầm nại tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 110 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan:
- Những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa được sử dụng để bảo
vệ một học vị nào.
- Các số liệu và kết quả nghiên cứu trên do chính bản thân tác giả thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS. Hoàng Hoa Hồng.
- Luận văn này do tôi tự viết và trình bày; trong suốt quá trình thực hiện luận
văn không xảy ra tranh chấp với các tổ chức, cá nhân khác.
- Luận văn có sử dụng một số tài liệu trong và ngoài nước đã được tác giả chú
thích và trích dẫn rõ ràng khi sử dụng.


Ninh Thuận, ngày 15 tháng 6 năm 2011
Tác giả







Lê Tiến Dũng


2

LỜI CẢM ƠN



Trong khuôn khổ Luận văn tốt nghiệp được Hiệu trưởng Trường Đại học Nha
Trang giao Tôi thực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo vệ
nguồn lợi thủy sản tại đầm Nại, tỉnh Ninh Thuận” bắt đầu tiến hành từ ngày 15/3/2010
đến ngày 15/3/2011.
Trong suốt thời gian và quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp, được sự hướng
dẫn tận tình của TS. Hoàng Hoa Hồng; sự cộng tác, hỗ trợ của cán bộ Chi cục khai
thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Ninh Thuận, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn huyện Ninh Hải, UBND các xã quanh đầm Nại và một số ngư dân đang hoạt
động trong lĩnh vực khai thác thủy sản đã giúp Tôi hoàn thành nội dung này.
Do thời gian ngắn, kinh phí đầu tư có hạn, lần đầu tiên bản thân tự thực hiện
nên chắc chắn nội dung đề tài còn những thiếu sót nhất định. Rất mong sự quan tâm
chia sẽ, tham gia, đóng góp ý kiến của các Thầy giáo trong khoa khai thác, đồng chí và
đồng nghiệp trong ngành thủy sản để Luận văn tốt nghiệp hoàn chỉnh hơn.
Nhân đây, Tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả những người đã dành thời
hướng dẫn, cộng tác và tạo điều kiện giúp đỡ cho Tôi trong suốt thời gian thực hiện
các công việc trên.

Ninh Thuận, ngày 15 tháng 6 năm 2011
Tác giả



Lê Tiến Dũng

3

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU VỰC ĐẦM NẠI
1.1. 1. Điều kiện tự nhiên đầm Nại
1.1.1.1. Vị trí địa lý
1.1.1.2. Địa hình-địa mạo
1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
1.1.1.4. Chế độ gió
1.1.1.5. Chế độ mưa và lượng mưa
1.1.1.6. Đặc điểm thủy văn và thủy triều
1.1.1.7. Lũ lụt và bão
1.1.1.8. Dòng chảy
1.1.1.9. Khả năng trao đổi nước giữa đầm Nại và vịnh Phan Rang
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Dân số, lao động, việc làm
1.1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất
1.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
1.1.2.4. Giáo dục
1.1.2.5. Y tế
1.1.3. Tài nguyên biển
1.1.3.1. Tài nguyên biển Ninh Thuận
1.1.3.2. Tài nguyên biển khu vực đầm Nại
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CƯU Ở NƯỚC NGOÀI
1.2.1. Nghiên cứu về hiệu quả khai thác thủy sản
1.2.2. Về giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở nước ngoài
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC
1.3.1. Thực trạng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
1.3.2. Chính sách quản lý nghề cá Việt Nam và các hạn chế cơ bản
1.3.3. Một số hoạt động nghiên cứu liên quan đến khai thác và bảo vệ nguồn
lợi thủy sản tại đầm Nại

1.4. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
1.4.1. Nhận xét chung
1.4.2. Phân tích, đánh giá những kết quả nghiên cứu về hiệu quả khai thác và
bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Chương II - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Thực trạng nghề khai thác thủy sản tại Đầm Nại
1
4
4
4
4
5
5
5
6
6
6
6
7
7
7
8
8
9
9
9
9
10
10

10
11
14
14
16

21
24
24

24
25
27
27
4

2.1.2. Thực trạng quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại Đầm Nại
2.1.3. Đề xuất giải pháp
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp chung
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2.2.3. Thu thập thông tin sơ cấp
2.2.4. Phân tích, xử lý số liệu thống kê
2.3. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. THỰC TRẠNG NGHỀ KHAI THÁC THỦY SẢN TẠI ĐẦM NẠI
3.1.1. Đặc điểm ngư trường Đầm Nại
3.1.1. Phạm vi giới hạn, diện tích
3.1.2. Đặc điểm địa hình đáy biển
3.1.3. Đặc điểm khí tượng thủy văn

3.1.2. Nguồn lợi hải sản tại Đầm Nại
3.1.2.1. Thành phần loài cá và giáp xác
3.1.2.2. Kích cỡ và trọng lượng các đối tượng khai thác
3.1.2.3. Phân bố nguồn lợi cá và giáp xác tại đầm Nại
3.1.2.4. Một số loài cá và giáp xác kinh tế
3.1.2.5. Phân bố các loài kinh tế
3.1.2.6. Mùa vụ xuất hiện các loài kinh tế
3.1.3. Thực trạng về năng lực nghề cá tại Đầm Nại
3.1.3.1. Cơ cấu lực lượng khai thác theo nghề và địa phương
3.1.3.2. Tình hình biến động lực lượng khai thác theo nghề từ năm
2006÷2010
3.1.3.3. Thực trạng sử dụng phương tiện khai thác theo nghề và địa phương
3.1.3.4. Đặc điểm phương tiện khai thác và trang bị an toàn theo nghề năm 2010
3.1.4. Thực trạng về ngư cụ khai thác thủy sản tại Đầm Nại
3.1.4.1. Ngư cụ nghề Lưới Rê
3.1.4.2. Ngư cụ nghề Lưới Đáy
3.1.4.3. Ngư cụ nghề Câu
3.1.4.4. Ngư cụ nghề Cào sò
3.1.4.5. Ngư cụ nghề Bẫy Cua, Ghẹ
3.1.4.6. Ngư cụ nghề Te, Xiếc điện
3.1.5. Thực trạng về lao động nghề khai thác thủy sản tại Đầm Nại
3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TẠI ĐẦM NẠI
3.2.1. Tình hình hoạt động theo nghề
3.2.1.1. Nghề lưới Rê
3.2.1.2. Nghề lưới Đáy
3.2.1.3 Nghề câu
27
27
27
27

28
28
30
30
31
31
31
31
31
32
33
33
34
34
35
36
38
39
39
40
40
41
43
43
44
45
46
46
47
48

50
50
50
55
59
63
5

3.2.1.4. Nghề Bẫy cua, ghẹ
3.3.1.5. Nghề cào bắt ngao, sò
3.3.1.6. Hoạt động te, xiếc điện
3.2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động khai thác thủy sản tại Đầm Nại
3.2.2.1. Thuận lợi
3.2.2.2. Khó khăn
3.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BVNLTS TẠI ĐẦM NẠI
3.3.1. Thực trạng về bộ máy quản lý
3.3.2. Thực trạng cơ sở vật chất cho công tác BVNLTS
3.3.3. Công tác tuyên truyền hướng dẫn công tác BVNLTS
3.3.4. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động nghề cá
3.3.5. Phân tích đánh giá thực trạng công tác BVNLTS tại Đầm Nại
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ BẢO
VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TẠI ĐẦM NẠI
3.4.1. Giải pháp kỹ thuật
3.4.1.1. Căn cứ đề xuất
3.4.1.2. Nội dung giải pháp
3.4.1.3. Tính khả thi của giải pháp
3.4.2. Giải pháp tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành các quy định về
khai thác và BVNL thủy sản
3.4.2.1. Căn cứ đề xuất
3.4.2.2. Nội dung giải pháp

3.4.2.3. Tính khả thi của giải pháp
3.4.3. Giải pháp Quy hoạch sắp xếp lại nghề khai thác thủy sản
3.4.3.1. Căn cứ đề xuất
3.4.3.2. Nội dung giải pháp
3.4.3.3. Tính khả thi của giải pháp
3.4.4. Giải pháp ban hành thể chế, chính sách
3.4.4.1. Căn cứ đề xuất
3.4.4.2. Nội dung giải pháp
3.4.4.3. Tính khả thi của giải pháp
3.4.5. Giải pháp tăng cường thực thi pháp luật
3.4.5.1. Căn cứ đề xuất
3.4.5.2. Nội dung giải pháp
3.4.5.3. Tính khả thi của giải pháp
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
4.2. Khuyến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
67
70
73
73
73

74
74
75
75
75
75

77
78
78
78
78

79
79
79
80
80
80
81
81
82
82
82
83
83
83
83
84
85
85
86
88
91
6



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất của các xã ven đầm Nại 8
Bảng 2.2: Phân bổ mẫu điều tra theo nghề 29
Bảng 3.3: Thành phần loài và sản lượng một số loài kinh tế tại đầm Nại 36
Bảng 3.4: Phân bố số hộ khai thác tại đầm Nại theo nghề và địa phương năm 2010 39
Bảng 3.5: Biến động số hộ khai thác tại đầm Nại theo nghề từ năm 2006÷2010 40
Bảng 3.6: Thống kê phương tiện khai thác tại đầm Nại theo nghề và xã, năm 2010 41
Bảng 3.7: Tình hình trang bị phương tiện khai thác theo nghề năm 2010 41
Bảng 3.8: Các thông số cơ bản của lưới Rê 3 lớp theo nhóm công suất 43
Bảng 3.9: Các thông số cơ bản của lưới Rê 01 lớp theo nhóm công suất 44
Bảng 3.10: Các thông số cơ bản của lưới Đáy theo nhóm công suất 44
Bảng 3.11: Các thông số cơ bản của nghề Câu theo nhóm công suất 45
Bảng 3.12: Thống kê trình độ lao động theo độ tuổi lao động 48
Bảng 3.13: Mùa vụ khai thác nghề lưới rê 50
Bảng 3.14: Sản lượng khai thác nghề lưới Rê/hộ điều tra năm 2010 51
Bảng 3.15: Biến động sản lượng, năng suất khai thác của nghề lưới Rê qua các
năm từ 2008÷2010
52
Bảng 3.16: Sản lượng và thành phần sản phẩm khai thác nghề lưới Rê 53
Bảng 3.17: Doanh thu, lợi nhuận của hộ nghề lưới rê từ năm 2008÷2010 54
Bảng 3.18: Mùa vụ khai thác nghề lưới Đáy 55
Bảng 3.19: Sản lượng khai thác nghề lưới Đáy/hộ điều tra năm 2010 56
Bảng 3.20: Sản lượng và năng suất khai thác nghề lưới Đáy qua các năm từ
2008÷2010

57
Bảng 3.21: Sản lượng và thành phần sản phẩm khai thác nghề Lưới Đáy 58
Bảng 3.22: Doanh thu, lợi nhuận của hộ nghề lưới Đáy từ năm 2008-2010 58
Bảng 3.23: Mùa vụ khai thác nghề câu 60

Bảng 3.24: Sản lượng khai thác nghề câu/hộ điều tra năm 2010
Bảng 3.25: Biến động sản lượng khai thác nghề Câu năm 2008÷2010
61
61
7

Bảng 3.26: Sản lượng và thành phần sản phẩm khai thác nghề Câu 62
Bảng 3.27: Doanh thu, lợi nhuận của hộ nghề Câu từ năm 2008÷2010 63
Bảng 3.28: Mùa vụ khai thác nghề Bẫy cua, ghẹ 65
Bảng 3.29: Sản lượng khai thác nghề Bẫy cua, ghẹ/hộ điều tra năm 2010 65
Bảng 3.30: Biến động sản lượng khai thác nghề Bẫy cua, ghẹ năm 2008÷2010 65
Bảng 3.31: Thành phần sản phẩm khai thác nghề Bẫy cua, ghẹ 66
Bảng 3.32: Doanh thu, lợi nhuận của hộ nghề Bẫy cua, ghẹ từ năm 2008÷2010 67
Bảng 3.33: Biến động sản lượng khai thác ngao, sò năm 2008÷2010 68
Bảng 3.34: Thành phần sản phẩm khai thác nghề Cào ngao, sò 68
Bảng 3.35: Doanh thu, lợi nhuận của hộ Cào ngao, sò từ năm 2008÷2010 69
Bảng 3.36: Biến động sản lượng khai thác bằng Te, xiếc điện năm 2008÷2010 71
Bảng 3.37: Sản lượng và thành phần sản phẩm khai thác nghề Te, xiếc điện 71
Bảng 3.38: Doanh thu, lợi nhuận của hộ làm nghề te, xiếc điện từ năm
2008÷2010
72
Bảng 3.39: Tổ chức bộ máy Thanh tra chuyên ngành BVNLTS tỉnh Ninh Thuận 74
Bảng 3.40: Phương tiện hỗ trợ phục vụ cho công tác tuần tra, kiểm soát 75
Bảng 3.41: Kết quả xử lý vi phạm về hoạt động khai thác sử dụng kích điện
qua các năm tại đầm Nại
75
Bảng 3.42: Bảng tổng hợp ý kiến của các hộ ngư dân về giải pháp nâng cao
hiệu quả khai thác và bảo vệ NLTS thủy sản bền vững tại đầm Nại
77


8

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 1.1. Đầm Nại-huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận 4
Hình 1.2. Cơ cấu nghề nghiệp chính tại đầm Nại 7
Hình 3.3: Bản đồ khu vực ngư trường đầm Nại 33
Hình 3.4: Bản đồ phân bố nguồn lợi cá và giáp xác đầm Nại 35
Hình 3.5: Dạng phân bố đều khắp 37
Hình 3.6: Dạng phân bố tập trung nước sâu 37
Hình 3.7: Dạng phân bố tập trung ven bờ 38
Hình 3.8: Bản vẽ cấu tạo loại Sỏng chiều dài 4 mét 42
Hình 3.9: Bản vẽ cấu tạo loại Sỏng chiều dài 6 mét 42
Hình 3.10: Cấu tạo lưới rê 03 lớp tại đầm Nại 43
Hình 3.11: Cấu tạo lưới Đáy tại đầm Nại 45
Hình 3.12: Người dân cào, bắt ngao tại đầm Nại 46
Hình 3.13: Cấu tạo ngư cụ bẫy cua, ghẹ tại đầm Nại 46
Hình 3.14: Ngư cụ nghề bẫy cua ghẹ tại đầm Nại 47
Hình 3.15: Hoạt động te, xiếc điện tại đầm Nại 47
Hình 3.16: Khu vực hoạt động nghề lưới Rê tại đầm Nại 51
Hình 3.17. Biểu diễn biến động về số vàng lưới và sản lượng nghề lưới Rê qua các năm 52
Hình 3.18. Đồ thị biễu diễn doanh thu, chi phí và lợi nhuận nghề lưới Rê qua các năm 54
Hình 3.19: Khu vực hoạt động nghề lưới Đáy tại đầm Nại 56
Hình 3.20: Đồ thị biểu diễn biến động về số hộ và sản lượng đánh bắt bằng nghề
lưới Đáy qua các năm

57
Hình 3.21: Đồ thị biễu diễn cơ cấu thành phần loài đánh bắt nghề lưới Đáy 58
Hình 3.22: Đồ thị biểu diễn biến động về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của

nghề lưới Đáy qua các năm

59
Hình 3.24: Khu vực khai thác nghề Câu tại đầm Nại
Hình 3.25. Biễn diễn biến động về số hộ và sản lượng khai thác bằng nghề Câu
qua các năm
60

61
Hình 3.26: Cơ cấu thành phần loài đánh bắt bằng nghề Câu 62
Hình 3.27: Đồ thị biểu diễn biến động về doanh thu, chi phí và lợi nhuận nghề
Câu qua các năm

63
Hình 3.28: Khu vực Bẫy cua, ghẹ tại đầm Nại 64
Hình 3.29: Đồ thị biểu diễn biến động số hộ và sản lượng nghề Bẫy cua, ghẹ
qua các năm

66
Hình 3.30: Cơ cấu sản phẩm đánh bắt bằng nghề Bẫy cua, ghẹ 66
Hình 3.31: Đồ thị biểu diễn biến động về doanh thu, chi phí, lợi nhuận
nghề Bẫy cua, ghẹ qua các năm

67
Hình 3.32: Đồ thị biểu diễn sản lượng khai thác bằng nghề Cào ngao, sò qua các năm 68
Hình 3.33: Cơ cấu thành phần loài đánh bắt bằng nghề Cào ngao, sò 69
Hình 3.34: Đồ thị biểu diễn biến động về lợi nhuận nghề cào Ngao, sò 69
Hình 3.35. Biểu diễn biến động về số hộ và sản lượng khai thác nghề te, xiếc điện 71
Hình 3.36. Biễu diễn cơ cấu thành phần loài đánh bắt bằng nghề te, xiếc điện 72
Hình 3.37: Biểu diễn biến động sản lượng nghề te, xiếc điện qua các năm 72


9

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Trang
Phụ lục 1: Thành phần loài cá và giáp xác tại đầm Nại 91
Phụ lục 2: Kích cỡ khai thác một số loài cá và giáp xác tại đầm Nại 95
Phụ lục 3: Phiếu điều tra phỏng vấn hộ gia đình hoạt động khai thác thủy
sản tại đầm Nại

97



10

BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT


HST Hệ sinh thái
NTTS Nuôi trồng thủy sản
NLTS Nguồn lợi thủy sản
BVNLTS Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
KT&BVNLTS Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
KTTS Khai thác thủy sản
ĐQL Đồng quản lý
QLDVCĐ Quản lý dựa vào cộng đồng
QLNCDVCĐ Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng
UBND Ủy ban nhân dân


11

MỞ ĐẦU


Bờ biển nước ta có chiều dài 3.260 km, với hàng loạt hệ thống sông ngòi đổ ra
biển, đã xuất hiện các cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn đặc biệt là chuỗi các đầm
phá từ Thừa Thiên - Huế đến Ninh Thuận, bao gồm các đầm nổi tiếng như: đầm Nại
(Ninh Thuận), Thủy Triều (Khánh Hòa), Ô Loan (Phú Yên), Cù Mông (Phú Yên), Thị
Nại (Bình Định), Nước Ngọt (Đề Gi - Bình Định), Trà Ổ (Bình Định), Nước Mặn
(Quảng Ngãi), An Khê (Quảng Ngãi), Trường Giang (Quảng Ngãi), Lăng Cô (Thừa
Thiên - Huế) và Tam Giang-Cầu Hai (Thừa Thiên - Huế) với tổng diện tích khoảng
448 km
2
; lớn nhất trong số đó là hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, chạy dài 67 km,
rộng (1÷10) km và có diện tích khoảng 216 km
2
. Các đầm phá phân bố khá đều trên
khoảng chiều dài chừng 700 km đường bờ biển và chiếm khoảng 21% chiều dài đường
bờ biển nước ta.
Đầm Nại nằm trong khu vực dân cư tập trung được bao quanh 05 xã: Tri Hải,
Phương Hải, Tân Hải, Hộ Hải và thị trấn Khánh Hải của huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh
Thuận, có dạng hình đa giác, ít eo ngách, phía đông là một eo biển nối trực tiếp với biển
bằng lạch Ninh Chữ dài 02 km, rộng 100-400 m, diện tích mặt nước tự nhiên khoảng
500ha; là một trong các đầm phá có cửa tương đối hẹp, trao đổi nước trực tiếp với vịnh
Phan Rang, cửa đầm không bị dịch chuyển theo mùa và nằm trong vùng khí hậu khô
hạn nhất nước ta. Nguồn lợi thủy sản trong đầm khá đa dạng, với nhiều loại thủy sản
có giá trị kinh tế cao như: tôm, cá và các loài nhuyễn thể. Hàng năm, đầm Nại cung
cấp cho cộng đồng dân cư ở khu vực này một khối lượng lớn về nguồn lợi thủy sản.

Nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản ở đầm Nại phát triển đã đóng góp tích cực cho
việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ninh Hải nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói
chung, tạo điều kiện cho người dân có công ăn việc làm, góp phần xóa đói, giảm
nghèo, duy trì ổn định đời sống của nhân dân trong vùng.
Vào khoảng thời gian trước năm 1980, nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong đầm
khá phong phú về chủng loại, trữ lượng lớn, hoạt động đánh bắt chủ yếu bằng các nghề
lưới rê, cào ngao, đăng đáy với số lượng còn hạn chế, nguồn lợi ít bị ảnh hưởng; hoạt
động nuôi trồng thủy sản và hoạt động sản xuất khác chưa phát triển mạnh nên môi
trường sinh thái ít bị ô nhiễm, nguồn lợi thủy sản chưa bị áp lực lớn, thu nhập ngư dân
dựa vào đầm khá ổn định.
12

Sau năm 1980, nhất là vào những năm gần đây, do sự gia tăng dân số, nhu cầu
phát triển và mở rộng diện tích của nhiều ngành kinh tế (khai thác thủy sản, NTTS ven
đầm, làm muối, trong rong Câu ) và các hoạt dân sinh quanh vùng như: nông nghiệp,
nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản… phát triển nhanh nhưng lại không được đặt
trong một quy hoạch tổng thể đã gây ra hậu quả sinh thái nghiêm trọng làm ô nhiễm
môi trường nước, ảnh hưởng tài nguyên thiên nhiên. Đứng trước thực trạng đó, từ năm
1983 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của các cơ quan: Trường Đại học thủy
sản Nha Trang (nay là Trường Đại học Nha Trang), Viện Kinh tế-Quy hoạch thủy sản,
Viện sinh học nhiệt đới, Viện quy hoạch thủy lợi, Viện nghiên cứu thủy sản III, Sở
Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận, Sở Thủy sản Ninh Thuận (nay là Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận), các đơn vị trực thuộc Sở Thủy sản
Ninh Thuận (cũ) và một số cơ quan nghiên cứu khác đã thực hiện và đề xuất các giải
pháp thiết thực giúp các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các cấp tổ chức
quản lý chặt chẽ, khắc phục nhiều hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý đối với
những vấn đề nêu trên.
Đối với hoạt động khai thác ngày càng đẩy mạnh bằng những ngư cụ mang tính
chất hủy diệt nguồn lợi như: sử dụng xung điện, sử dụng ngư cụ có kích thước mắt
lưới nhỏ, đánh bắt đối tượng không đúng mùa vụ theo quy định, hủy hoại môi trường

sống của nhiều loài, làm suy giảm tính đa dạng sinh học…; công tác bảo vệ nguồn lợi
thủy sản gặp nhiều khó khăn do nhận thức của ngư dân thấp, diện tích đầm lớn, lực
lượng thanh tra chuyên ngành mỏng, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm
và sự phối hợp giữa các ngành chức năng chưa đồng bộ; việc phân công trách nhiệm
quản lý giữa cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh và chính quyền địa phương
(huyện, xã) chưa rõ ràng, cụ thể Hiện nay, tình hình khai thác thủy sản bằng các
công cụ vi phạm quy định về BVNL thủy sản, nghề đánh bắt có kích thước mắt lưới
nhỏ hơn quy định, khai thác đối tượng không theo đúng mùa vụ, tranh chấp giữa các
nghề đánh bắt vẫn đang tiếp tục diễn ra và ngày càng có xu hướng mạnh hơn do bị áp
lực từ nhu cầu cuộc sống của người dân. Đây sẽ là mối đe dọa rất lớn dẫn đến tình
trạng khai thác quá mức, làm suy giảm NLTS, đa dạng sinh học, kể cả vấn đề an ninh
trật tự trên đầm nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu; bên cạnh đó công tác BVNL thủy
sản tuy đã có những chuyển biến tích cực trong thời gian qua nhưng vẫn còn nhiều bất
13

cập, lúng túng; việc đề ra các biện pháp quản lý còn chung chung, mang tính chủ quan,
chưa có cơ sở khoa học, hiệu quả đem lại chưa cao.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng, bất cập trên, đó là: Hầu hết những công
trình nghiên cứu khoa học trước đây phục vụ cho việc hoạch định chính sách, tổ chức
quản lý chỉ mới chú trọng đến việc phát triển nuôi trồng thủy sản, chưa có công trình
nào nghiên cứu sâu về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; các chính sách, quy
định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Trung ương và tỉnh còn chung
chung, chưa cụ thể và khó áp dụng thực hiện đối với khu vực đầm Nại; việc tổ chức,
phân công quản lý của các ngành, cấp ở địa phương chưa rõ ràng, còn nhiều bất cập,
lúng túng…
Chính vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là phải đánh giá hiện trạng khai thác và
có những giải pháp cụ thể nhằm quản lý chặt chẽ việc khai thác, bảo vệ và phát triển
bền vững nguồn lợi thủy sản tại khu vực này.
Để giải quyết thực trạng nêu trên, ngày 12/3/2010 Hiệu trưởng Trường Đại học
Nha Trang đã có Quyết định số 263/2010/QĐ-ĐHNT giao cho Tôi thực hiện đề tài

“Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại Đầm Nại, tỉnh
Ninh Thuận” bắt đầu từ ngày 15/3/2010 đến ngày 15/3/2011 nhằm mục tiêu đề ra giải
pháp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại đầm Nại.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về khai thác
và BVNLTS ở địa phương; giúp cơ quan quản lý về thủy sản ở địa phương có cơ sở
lập quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển, tổ chức quản lý khai thác và BVNLTS
có hiệu quả trong thời gian tới.
Ngoài phần mở đầu, nội dung chính của Luận văn được thể hiện trong 03
chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Cuối cùng là Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục.
14

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU VỰC ĐẦM NẠI
1.1. 1. Điều kiện tự nhiên đầm Nại:
1.1.1.1. Vị trí địa lý:
Đầm Nại thuộc địa bàn huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận nằm ở vị trí từ vĩ độ
11
0
36’-11
0
38’ Bắc; kinh độ 109
0
00-109
0
03 Đông; được bao bọc bởi địa giới hành chính

các xã: Hộ Hải, Tân Hải, Phương Hải, Tri Hải và thị trấn Khánh Hải thuộc huyện Ninh
Hải. Phía Bắc là diện tích mặt nước và các hoạt động phát triển kinh tế của xã Tân Hải;
phía Đông Bắc là của xã Phương Hải, phía Đông là của xã Tri Hải; phía Đông Nam là
lạch Ninh Chữ nối với biển có cảng Ninh Chữ đang hoạt động ngày đêm; phía Nam là
thị trấn Khánh Hải và phía Tây là của xã Hộ Hải. Tổng diện tích tự nhiên của Đầm Nại
khoảng 500 ha.


Hình 1.1. Đầm Nại-huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
15

1.1.1.2. Địa hình-địa mạo:
Đầm Nại có địa hình bằng phẳng, hình đa giác đơn giản, ít eo ngách. Phía Đông
nối với biển qua lạch Ninh Chữ dài 2 km, rộng 100-400 m. Địa hình đầm Nại bằng
phẳng, vùng triều rộng có độ dốc không lớn. Có thể phân thành 3 vùng như sau:
- Vùng dưới hạ triều (dưới -1.0m): 420ha.
- Vùng hạ triều (-1.0 đến 0m): 300ha.
- Vùng trung và cao triều (trên 0m): 500ha.
Đầm Nại khác với các đầm phá khác là chỉ có 01 cửa biển duy nhất và khá dài.
Trong khi các đầm phá khác có eo biển ngắn và dốc. Hình dạng của đầm Nại giúp cho
khả năng trao đổi nước và vận chuyển nước đến được mọi ngóc ngách, hạn chế hiện
tượng tù đọng nước trong đầm. Tuy nhiên eo biển của vùng đầm Nại dài, hẹp dẫn đến
khả năng trao đổi nước cũng bị hạn chế hơn các đầm phá khác, vận tốc dòng chảy giữa
đầm và vùng phía Tây của đầm giảm đi đáng kể cả khi gió lớn [10].
1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 27,6
o
C. Nhiệt độ cao nhất vào
tháng 9, thấp nhất vào tháng 12 hàng năm với mức cao nhất và thấp nhất tuyệt đối là 38
o

C
và 14,2
o
C. Nhiệt độ nước ngoài đầm dao động từ 22-30
o
C, trung bình 27-28
o
C.
- Bức xạ và nắng: Đầm Nại - Ninh Thuận nằm ở vĩ độ thấp, quanh năm có thời
gian chiếu sáng dài, mùa khô kéo dài 8-9 tháng, tổng số giờ nắng trung bình hàng năm
là 2.800-2.900 giờ. Lượng bức xạ ở khu vực này tương đối lớn, trung bình hàng năm
khoảng 160 Kcal/cm
2
, tháng ít nhất là 91 Kcal/cm
2
.
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Nam Trung Bộ).
1.1.1.4. Chế độ gió:
Mỗi năm có 02 mùa gió chính là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc, thể
hiện rõ tính chất gió mùa và ảnh hưởng của dải ven bờ. Gió mùa Tây Nam thể hiện rõ
từ tháng 6-8, gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, các tháng
gió chuyển tiếp là tháng 4-5 và tháng 9-10. (Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Nam
Trung Bộ).
Chế độ gió ảnh hưởng tới hướng và vận tốc dòng chảy của nước trong đầm. Đây
là nguyên nhân gây tù đọng nước ở một số tiểu vùng và bồi tụ trầm tích trong đầm.


16

1.1.1.5. Chế độ mưa và lượng mưa:

Nằm trong vùng khô hạn vào loại bậc nhất cả nước, mùa mưa bắt đầu từ tháng
9-11. Lượng mưa cao nhất thường tập trung vào tháng 11, thấp nhất vào tháng 1.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1085,5 mm giai đoạn 1999-2000 và giảm xuống
730,83 mm giai đoạn 2001-2003. (Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Nam Trung Bộ).
1.1.1.6. Đặc điểm thủy văn và thủy triều:
- Về đặc điểm thủy văn: Hệ thống sông suối tự nhiên vùng đầm Nại gồm có:
suối Màn Màn (Lê Đình Chinh), Ngòi Quạ, Gò Thao, Mương Mê, Đồng Nha. Tuy
nhiên do khô hạn nên nước ngọt chỉ có ở những tháng có mưa, các tháng khác thường
khô cạn. Kênh Bắc thuộc hệ thống thủy lợi Nha Trinh-Lâm Cấm bao bọc gần hết diện
tích quanh đầm: kênh T5, Mương Tháo, Lê Đình Chinh, mương Đồng Lớn phục vụ
cho nông nghiệp và nuôi thủy sản [26].
- Về thủy triều: Theo chế độ nhật triều không đều, hàng tháng có 18-20 ngày
nhật triều, thời gian triều dâng lớn hơn thời gian triều rút. Độ lớn thủy triều kỳ nước
cường có thể đạt 1,2-2 m; độ lớn thủy triều kỳ nước kém có thể đạt 0,5 m. Ngoài ra, do
thời gian triều rút nhanh nên vận tốc dòng chảy lớn, hạn chế được hiện tượng lắng
đọng trầm tích [10].
1.1.1.7. Lũ lụt và bão:
Mùa lũ từ tháng 8-11, mùa cạn từ tháng 12-7. Các sông ở Ninh Thuận đều bắt
nguồn từ vùng núi cao, chiều dài sông ngắn, độ dốc bình quân trên 11%. Quá trình bồi
tụ đã làm cho cửa sông cạn dần, tạo thành các doi cát làm chậm sự tiêu nước. Do đó
chỉ cần một trận mưa khoảng 200 mm là nước được tập trung nhanh, gây ngập lụt trên
diện rộng ở đồng bằng ven biển. Bão, lụt và áp thấp nhiệt đới thường xảy ra vào tháng
10-12, nhờ ảnh hưởng của dạng bờ biển và đặc điểm của địa hình làm cho sức gió
trong bão giảm hẳn [26].
1.1.1.8. Dòng chảy:
Hoàn lưu nước tại đầm Nại phụ thuộc vào trường gió thổi trên mặt đầm. Mùa
gió Đông Bắc mạnh hình thành nhiều xoáy cục bộ, nhất là phía Tây đầm, kích thước
xoáy thuận khi triều lên có thể đạt 2/3 đầm Nại. Vận tốc tại cửa đầm có thể đạt 50-65
cm/s khi triều rút và đạt 30-35 cm/s khi triều dâng. Ở tâm đầm vận tốc chỉ vào khoảng
20-25 cm/s khi triều dâng và 10-15 cm/s khi triều rút [10].


17

1.1.1.9. Khả năng trao đổi nước giữa đầm Nại và vịnh Phan Rang:
Vận tốc dòng chảy trên lạch Ninh Chữ khi triều dâng và triều rút là khá lớn.
Trung bình mỗi ngày có đến 4-6 giờ nước chảy với vận tốc trên 50 cm/s, có nơi vận
tốc dòng chảy có thể lên tới 110 cm/s (trong mùa lũ) [10].
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:
Đầm Nại và vùng xung quanh đầm có tiềm năng khá lớn về đất đai, lao động,
tài nguyên biển để phát triển các ngành nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, sản
xuất muối và nông nghiệp. Tuy nhiên do đời sống nhân dân còn nghèo, thiếu vốn đầu
tư, trình độ văn hoá và những hiểu biết về kỹ thuật còn hạn chế nên những tiềm năng
này vẫn chưa được khai thác đúng mức. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết quá khắc
nghiệt, thiên tai, hạn hán thường xuyên xảy ra là những khó khăn cản trở sự phát triển
kinh tế- xã hội của vùng.
1.1.2.1. Dân số, lao động, việc làm:
Tổng diện tích đất tự nhiên của 05 xã quanh Đầm Nại là 15.198,2 ha (chiếm
26,6% diện tích tự nhiên toàn huyện Ninh Hải). Tính đến tháng 10/2010 tổng số hộ
vùng này là khoảng 10.995 hộ với dân số là 52.580 người, chiếm 43,81% tổng dân số
toàn huyện Ninh Hải, tỷ lệ nữ chiếm 56,73%. Mật độ dân số vào khoảng 356
người/km
2
, khá cao so với mật độ dân số toàn huyện 215 người/km
2
.
- Về cơ cấu nghề nghiệp: Ninh Hải là một huyện đa ngành nghề: Nông nghiệp
(trồng trọt, chăn nuôi), làm muối, thủy sản, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương
mại, du lịch… Tại khu vực quanh đầm Nại, do điều kiện tự nhiên khá phù hợp, đồng
thời có diện tích đồng bằng lớn nên đa số dân cư quanh đầm nhiều đời qua chủ yếu sống
bằng nghề làm nông, một bộ phận dân cư khác ven đầm sinh sống bằng các nghề gắn

liền với khai thác tài nguyên thủy sản ven đầm: Khai thác thủy sản (đánh lưới rê, câu,
bẫy cua ghẹ, lưới đáy, cào ngao, sò), nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm, trồng rong, nuôi cá,
ghẹ, ốc hương…).
KTTS
13.1%
Khác
20.4%
DV
7.2%
LN
0,3%
DN
2.2%
N N
35,3%
NTTS
21,6%

Hình 1.2. Cơ cấu nghề nghiệp chính tại đầm Nại
18

Toàn vùng có 3.882 hộ làm nông nghiệp, 2.375 hộ nuôi tôm, 1.437 hộ nuôi thủy
sản khác, 241 hộ làm muối, 790 hộ làm dịch vụ buôn bán, 2.239 hộ làm nghề khác.
Nghề khai thác thủy sản tại đầm Nại phân bố rải rác xung quanh đầm. Người dân địa
phương tại đây đã quen với việc ra đầm khai thác nguồn lợi thủy sản và xem đây là
công việc thường nhật. Sản lượng khai thác thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mức thu
nhập và cuộc sống của cư dân quanh đầm.
(Nguồn: UBND các xã, thị trấn quanh đầm Nại, năm 2010)
1.1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất:
Diện tích đất tự nhiên của toàn huyện Ninh Hải là 57.118 ha, trong đó diện tích đất tự

nhiên của các xã quanh đầm Nại là 15.198,2 ha; chiếm 26,6% diện tích tự nhiên toàn huyện (bảng
1).
Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất của các xã ven đầm Nại
Trong đó
NTTS Nông nghiệp
Mặt nước
Đầm
TT


Xã, thị trấn


Tổng
diện
tích
(ha)

Diện
tích
% DT
NTTS
Diện
tích
%
DTNN

Diện
tích
%

DT
đầm
01 Tân Hải
2740 205,87

19,17 1720,76 48,30 76 9,42
02 Hộ Hải
1600 353,19

32,89 755,85 21,22 193 23,92

03 Khánh Hải
1080 194 17,88 60 1,68 131,4

16,29

04 Tri Hải
2780 99,65 9,28 611,4 17,16 261 32,35

05 Phương Hải
6998,2

223 20,77 414,2 11,63 145,4

18,02


Cộng Đầm
Nại
15.198


1075,7

3562,21 806,8


Toàn huyện 57.118


(Nguồn: UBND các xã quanh đầm Nại, 2010)
1.1.2.3. Cơ sở hạ tầng:
- Về điện: Toàn bộ 12/12 xã, thị trấn của Huyện đã có điện lưới Quốc Gia, 70%
số hộ dân có điện lưới sử dụng. Như vậy, toàn bộ các xã quanh đầm Nại đều đã có
điện lưới phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
- Về giao thông: Các loại đường đi qua các xã đầm Nại có đường sắt Thống
Nhất qua xã Tân Hải; đường quốc lộ 1A qua xã Hộ Hải, Tân Hải; tỉnh lộ 704 có chiều
dài 4,14km chạy trên địa bàn thị trấn Khánh Hải, chiều rộng 6-8m; Huyện lộ tuyến 2
từ Tỉnh lộ 702 (thôn Tri Thủy xã Tri Hải) đi qua thôn Bỉnh Nghĩa đến Xóm Bằng xã
Phương Hải, chiều dài tuyến 12,47km, rộng 4-8m, đi qua 2 xã Tri Hải và Phương Hải;
19

Huyện lộ tuyến 11 từ Quốc lộ 1A (xã Tân Hải) chạy theo hướng Đông đến thôn
Phương Cựu xã Phương Hải, tổng chiều dài 3,25 km, đường rộng 2-4m. Các tuyến
đường Quốc lộ 1A, Tỉnh lộ 704, Huyện lộ tuyến 2 và tuyến 11 tạo thành các tuyến
đường bao bọc quanh đầm Nại với tổng chiều dài khoảng 25 km. Nhìn chung, mạng
lưới giao thông dày đặc bao quanh khu vực đầm Nại và các xã, một số đường trong
thôn xóm cũng đã được bê tông hoá, tương đối thuận lợi cho việc đi lại, tuy nhiên vẫn
còn nhiều đường đất, giao thông nội đồng chủ yếu là đường đất, nhỏ.
- Về thủy lợi: Hệ thống kênh Bắc nhận nước từ Nha Trinh-Lâm Cấm cung cấp
nước sản xuất cho 04 xã, thị trấn xung quanh đầm Nại (trừ xã Tri Hải).

- Về cấp, thoát nước: Nước sinh hoạt khu vực thị trấn Khánh Hải do nhà máy
nước Tháp Chàm cung cấp với công suất 12.000 m
3
/ngày đêm, các xã khác dùng nước
sinh hoạt từ giếng đào và hệ thống cấp nước tự chảy. Những năm qua hệ thống thoát
nước mưa và nước sinh hoạt khu vực thị trấn và các khu dân cư lớn theo hướng tự
chảy tràn bề mặt đổ trực tiếp ra ruộng, đầm Nại và ra biển.
(Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội huyện Ninh Hải, giai đoạn 2006-
2010).
1.1.2.4. Giáo dục:
Hiện các xã quanh đầm Nại có 15 trường Tiểu học, 5 trường Trung học Cơ sở,
01 trường Trung học phổ thông và 01 trường Cao đẳng Sư phạm tại thị trấn Khánh
Hải. Trình độ học vấn của người dân nói chung còn ở mức thấp, chủ yếu từ lớp 5-7/12.
(Nguồn: UBND huyện Ninh Hải, 2010).
1.1.2.5. Y tế:
Có 01 Phòng khám đa khoa và 05 Trạm y tế xã, số giường bệnh bình
quân/1.000 dân là 1,14 giường, phần lớn các Trạm y tế xã thiếu trang thiết bị khám
bệnh và thuốc men. (Nguồn: UBND huyện Ninh Hải, 2010).
1.1.3. Tài nguyên biển
1.1.3.1. Tài nguyên biển Ninh Thuận
Bờ biển Ninh Thuận có chiều dài 105km, có 03 cửa biển là Đông Hải, Cà Ná và
Khánh Hải. Ninh Thuận là 01 trong 4 ngư trường lớn nhất về các loại hải sản của cả
nước. Ngoài ra Ninh Thuận có tiềm năng phát triển du lịch, công nghiệp khai thác hải
sản và khoáng sản biển.
20

Ninh Thuận có hơn 500 loài cá, tôm; trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế
như: cá Hồng, cá Mú, mực ống… Tổng trữ lượng cá khoảng 120.000 nghìn tấn. Công
nghiệp muối ở Ninh Thuận cũng phát triển khá mạnh, khoảng 3.000-4.000ha dành cho
làm muối tập trung ở đầm Vua, Quán Thẻ và Khánh Hải, sản lượng khoảng 400-500

nghìn tấn. Ngoài ra Ninh Thuận còn có các bãi tắm nổi tiếng như: Ninh Chữ, cà Ná.
(Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2006-2010).
1.1.3.2. Tài nguyên biển khu vực đầm Nại:
Theo kết quả nghiên cứu [16) của Nguyễn Trọng Nho (1993) cho thấy: Thành
phần thực vật nổi phong phú với gần 150 loài, trong đó loại tảo silic chiếm ưu thế.
Thành phần loài động vật nổi mang tính chất biển, cấu trúc đơn giản, trong đó
các loài thuộc giáp xác chân chèo (Copepoda) chiếm ưu thế (Acartia, Oithona, các
dạng ấu trùng phù du).
Sinh vật đáy (benthos): Thường gặp các giống Najas, Ruppia, Thalassia. Động
vật đáy trong ao rất ít, chỉ gặp một số cá thể giun nhiều tơ, ốc quắn, cá bống, một số
giáp xác thấp và ấu trùng muỗi…
Tài nguyên sinh vật vùng biển Ninh Thuận nói chung và vùng đầm Nại nói
riêng khá phong phú và đa dạng, thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng các loài
thủy sản có đặc tính tương tự như các loài trong tự nhiên.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CƯU Ở NƯỚC NGOÀI
1.2.1. Nghiên cứu về hiệu quả khai thác thủy sản
FAO đã tiến hành cuộc khảo sát thông tin liên quan đến hoạt động khai thác
thủy sản nghề lưới vây của 15 quốc gia thuộc châu Âu, châu Á, châu Mỹ và châu Phi
từ năm 1995-1997. Kết quả cho thấy ở một số nước như: Pê Ru, Triều Tiên,
Malaixia có lãi ròng dương, ngược lại ở một số nước khác như: Trung Quốc, Ấn
Độ có lãi ròng âm. Lý do của hiệu quả kinh tế thấp là do sự khai thác quá mức về
nguồn lợi làm cho sản lượng ngày càng giảm, ngược lại chi phí đầu tư, chi phí bảo
dưỡng cao.
Các công trình nghiên cứu tập trung vào việc tìm ra mối quan hệ giữa hiệu quả
kinh tế và các yếu tố kỹ thuật [31].
Ở Hawaii, nh Marcia Hamilton v Steve Huffiman [28] đã có nghiên cứu sâu về
doanh thu và chi phí hoạt động khai thác của nghề cá nổi quy mô nhỏ của 4 nhóm ngư
dân khác nhau (nhóm đánh cá toàn thời gian, bán thời gian, làm tiêu khiển và nhóm
21


đánh cá chỉ vì mục đích bù đắp chi phí chuyến biển). Kết quả chỉ ra rằng nhóm đánh
cá toàn thời gian có doanh thu và chi phí cố định cao nhất; ngược lại nhóm đánh cá chỉ
vì mục đích bù đắp chi phí chuyến biển có doanh thu và chi phí cố định thấp nhất. Chi
phí biến đổi của các nhóm là khá giống nhau, chi dao động nhẹ do yếu tố di chuyển
ngư trường khai thác. Sự khác nhau về chi phí biến đổi là chi phí nhiên liệu, nước đá,
mồi câu.
1.2.2. Về giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở nước ngoài:
Xuất phát từ hiệu quả kinh tế lớn của ngành đánh bắt hải sản, nhiều nước trên
thế giới đã không ngừng tăng cường đầu tư và phát triển năng lực khai thác cá biển về
cả tàu thuyền, ngư lưới cụ và các trang thiết bị, máy móc. Cùng với sự gia tăng cường
lực khai thác thì nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là vùng ven bờ ngày càng bị suy giảm,
nhiều hệ sinh thái biển và đất ngập nước quan trọng như: rạn san hô, thảm cỏ biển,
rừng ngập mặn bị tàn phá, suy thoái nghiêm trọng…
Trước tình hình suy giảm nguồn lợi thủy sản, nhiều nước trên thế giới đã phát
triển nghề cá quy mô lớn có khả năng khai thác xa bờ, đồng thời có chiến lược bảo vệ
và phát triển nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ. Trên thế giới tồn tại đồng thời 2 xu
hướng quản lý nghề cá, không phụ thuộc vào ý thức hệ, hệ thống chính trị. Đại diện
tiêu biểu cho một bên là các nước của phương Tây và một bên là Nhật Bản của
phương Đông. Các nước phương Tây tuân thủ theo cơ chế “tiếp cận mở” hoặc “tiếp
cận tự do”, theo đó nguồn lợi thủy sản được hiểu là của tất cả mọi người. Theo cơ chế
này, Chính phủ quản lý nguồn lợi thủy sản từ trên xuống bằng cách lập ra nhiều quy
định, bắt buộc ngư dân tuân thủ hệ thống “Tổng sản lượng cho phép khai thác” (TAC).
Ngược lại, ngư dân bao giờ cũng muốn đánh cá càng nhiều càng tốt nên thường vi phạm
các quy định của Chính phủ. Do đó, Chính phủ phải luôn kiểm soát, xử lý, ngăn chặn
ngư dân đánh cá bất hợp pháp nên chi phí quản lý thường rất tốn kém [Nguyễn Quang
Vinh Bình (2008), Nghiên cứu mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô
nhỏ tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận án tiến sĩ kỹ thuật, Trường Đại học Nha Trang 2008].
Đối với Nhật Bản, kể từ đầu thế kỷ 20, đã luật hóa thành cơ chế “tiếp cận giới hạn” hay
“tiếp cận đóng” đối với nguồn lợi thủy sản ven bờ. Theo cơ chế này, Chính phủ cấp
ngư trường đánh cá, nguồn lợi thủy sản cho một lượng người giới hạn, bằng cách cấp

“quyền đánh cá” cho tổ chức ngư dân và “giấy phép đánh cá giới hạn” thường chỉ cho
ngư dân. Cả hai được xem như là một loại "quyền sử dụng lãnh thổ trong nghề cá". Do
22

đó, ngư dân nhận thức nguồn lợi thủy sản là của chính mình, không ai khác được phép
đánh cá trong ngư trường (nơi tổ chức của họ được giao quyền đánh cá). Đây là động
cơ để ngư dân cùng tham gia quản lý nghề cá với Chính phủ và sáng tạo ra hệ thống để
tự quản lý nghề cá của chính mình. Cơ chế tiếp cận giới hạn này được nghiêm ngặt
tuân thủ từ nhiều thế kỷ ở Nhật Bản, nó cũng được tuân thủ rộng rãi tại Hàn Quốc và
Đài Loan [1]. Cơ chế tiếp cận giới hạn xuất phát từ Nhật Bản và chính sách quản lý
nghề cá của họ được phát triển dần thành phương thức Đồng quản lý nghề cá/Quản lý
nghề cá dựa vào cộng đồng và được nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát
triển áp dụng một cách có hiệu quả.
Một số nước điển hình về áp dụng phương thức quản lý nghề cá dựa vào cộng
đồng như:
Nhật Bản đã thiết lập hệ thống quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng, thông qua
các chính sách, pháp luật, thể chế nghề cá gồm:
- Quyết định sửa đổi Luật Nghề cá theo đường lối dân chủ sau chiến tranh thế
giới lần 2;
- Ban hành Luật Nghề cá mới vào tháng 12/1949, hủy bỏ tất cả các "quyền
đánh cá" cũ bằng cách mua lại với giá trị bảo đảm vào năm 1950;
- Lập "quy hoạch quản lý nghề cá ven bờ" ở mỗi một tỉnh, với việc tham khảo
công chúng, ban hành "giấy phép đánh cá giới hạn" và "quyền đánh cá" của chính
quyền tỉnh dựa trên quy hoạch vào năm 1950.
Kết quả, Nhật bản đã cấp 100% vùng nước ven bờ cho Hội hợp tác nghề cá để
tự quản lý vùng nước, giảm nhẹ chi phí cho nhà nước đồng thời tăng hiệu quả quản lý.
Tổng số tổ chức quản lý nghề cá toàn Nhật Bản vào năm 1952 chỉ là 359, sau đó tăng
dần theo thời gian, lên 1.339 vào năm 1988, 1.524 vào năm 1993 và 1.734 vào năm
1998. So sánh với tổng số Hội Hợp tác Nghề cá là 1.890 vào năm 1998, thì hầu như tổ
chức quản lý nghề cá đã phát triển ở hầu hết mọi Hội Hợp tác Nghề cá [1].

Ở Trung Quốc đã có chủ trương cấm đóng tàu công suất nhỏ, cấm đánh bắt
các loài có giá trị kinh tế kích thước nhỏ, khuyến khích đóng tàu công suất lớn, cấm
đánh bắt theo mùa vụ… để giảm bớt cường độ khai thác thủy sản ven bờ nhằm mục
đích nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tính đến năm 2004, Trung Quốc đã
có 10 năm liên tiếp cấm đánh bắt cá theo mùa vụ và là nước Châu Á có số dự án lớn
nhất của Chương trình môi trường Liên hiệp quốc/Quỹ Môi trường toàn cầu
23

(UNEP/GEF) về thiết lập các khu bảo tồn biển, khu bảo tồn rừng ngập mặn dựa vào
cộng đồng.
Ở Thái Lan đã xây dựng nhiều khu bảo tồn biển kết hợp phát triển du lịch sinh
thái dựa vào cộng đồng Để thí điểm thực hiện hệ thống “quyền đánh cá”, Cục Nghề
cá ban "quyền đánh cá" trong một vùng biển xác định đến các nhóm ngư dân. Những
ngư dân là thành viên của nhóm có quyền đánh cá trong ngư trường xác định, nguồn
lợi thủy sản là của chính họ, họ có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, nên nguồn lợi thủy sản
ngày càng được quản lý hữu hiệu. Bên cạnh đó, việc thiết lập các khu bảo tồn biển,
khu bảo vệ thủy sản với phương thức quản lý dựa vào cộng đồng là một trong những
giải pháp mang lại hiệu quả lớn nhất trong quản lý nguồn lợi thủy sản ở Thái Lan.
Để bảo vệ nguồn lợi vùng ven bờ, Thái Lan đã xây dựng những vùng cấm đánh
bắt ven bờ, khai thác theo mùa vụ, khuyến khích ngư dân đóng tàu công suất lớn khai
thác xa bờ, xây dựng nhiều khu bảo tồn nguồn lợi thủy sản và giao cơ quan quản lý
Vườn Quốc gia, Cục lâm nghiệp Hoàng Gia, Cục thủy sản quản lý.
Philipines là một trong những quốc gia thành công nhất về xây dựng cách tiếp
cận quản lý tổng hợp vùng bờ và quản lý dựa vào cộng đồng. Philippines đã có hơn hai
thập kỷ kinh nghiệm về quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản dựa trên cơ sở
cộng đồng, trong đó các khu bảo tồn biển đóng một vai trò quan trọng. Năm 1999, các
tài liệu ghi nhận có 439 khu bảo tồn biển các loại được thành lập tại Philippines, trong
đó phần lớn là các khu bảo tồn quy mô nhỏ. Đến năm 2008, có khoảng trên 1000 khu
bảo tồn biển tại Philippines, đa phần là quy mô nhỏ và được quản lý theo phương thức
dựa vào cộng đồng. Nhiều người cho rằng, chế độ quản lý dân chủ là tiền đề cho cách

tiếp cận dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, số liệu đã chỉ ra rằng một khung pháp lý (Bộ
luật về chính quyền địa phương năm 1991) với việc trao quyền nhiều hơn cho cấp địa
phương (phân cấp) có thể là nguyên nhân làm tăng đột biến số lượng các khu bảo tồn
biển quản lý dựa vào cộng đồng được hình thành tại Philippines. Theo sự phân cấp này
thì cấp tỉnh tổ chức quản lý vùng biển ven bờ thuộc địa phương mình và tiếp tục phân
cấp cho cấp huyện và cấp huyện giao quyền quản lý vùng biển có ranh giới 15 km kể
từ mép bờ đảo cho chính quyền cấp xã. Đồng thời, khi Bộ luật nghề cá mới ra đời
(1998) quy định 15% vùng nước địa phương dành cho việc thiết lập các khu bảo tồn
biển, đã tạo nên làn sóng thiết lập các khu bảo tồn biển cấp cộng đồng tại những khu
vực có hệ sinh thái biển đặc thù như rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn gắn với việc
kiểm soát khai thác thủy sản theo từng địa phương. Theo đó thì tàu thuyền đánh cá
24

thương mại (tàu lớn, có khả năng đánh bắt xa bờ hơn) và tàu thuyền ở nơi khác không
được đánh bắt trong vùng biển đã được phân cấp của địa phương. Trong vùng biển này
chỉ có tàu thuyền của địa phương được phép đánh bắt gắn với việc tổ chức quản lý
nguồn lợi thủy sản do chính cộng đồng ở đó tổ chức thực hiện.
Phương thức quản lý nguồn lợi thủy sản dựa vào cộng đồng hiện nay được
nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển sử dụng như là một công
cụ hữu hiệu thay thế cho những công cụ mang nặng tính hành chính áp đặt đã có từ
nhiều năm trước. Về mặt quy mô, phương thức quản lý dựa vào cộng đồng thường
được áp dụng trong phạm vi nhỏ với mục tiêu chủ yếu là bảo vệ nguồn lợi thủy sản đi
đôi với việc khai thác, sử dụng một cách hợp lý nguồn lợi thủy sản cho trước mắt và
lâu dài, đảm bảo duy trì nhịp độ tái tạo của nguồn lợi thủy sản, sức sản xuất sinh học
và tiềm năng kinh tế lâu dài của tài nguyên biển cho cộng đồng dân cư sống phụ thuộc
vào tài nguyên đó.
Vào năm 1935, ở Florida (Mỹ), Khu bảo tồn biển đầu tiên trên thế giới được
thành lập gồm 18.850 ha diện tích mặt biển và 35 ha vùng đất ven bờ. Đây là một
trong những khu vực bảo vệ nghiêm ngặt nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản và sử
dụng phương pháp quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng để thực hiện quản lý nguồn lợi

ven bờ hoạt động có hiệu quả.
Mô hình quản lý nguồn lợi ven bờ dựa vào cộng đồng đã được nhiều nước trên
thế giới áp dụng, đặc biệt ở những nước đang phát triển. Đây là mô hình quản lý được
thừa nhận là một phương thức hiệu quả, ít tốn kém nhằm duy trì, quản lý nguồn lợi
thủy sản, bảo vệ đa dạng sinh học, đáp ứng được nhu cầu sinh kế của con người, các
khu vực được quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý đã phát huy hiệu quả cho việc quản
lý nghề cá như: phục hồi và ổn định trữ lượng hải sản đã bị suy giảm, mật độ sinh vật
thủy hải sản tăng gấp đôi, sinh khối tăng ba lần, kích thước của sinh vật và tính đa
dạng sinh học tăng lên (20 ÷ 30)% so với vùng không được quản lý chặt chẽ.
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC
1.3.1. Thực trạng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
Với một vùng biển đặc quyền kinh tế rộng gấp 3 lần diện tích đất liền, biển
Việt Nam giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước. Vùng biển Việt Nam được coi là một trong những trung tâm đa dạng sinh học
biển của thế giới, có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú. Theo Viện Nghiên cứu Hải
25

sản Hải phòng, tổng trữ lượng hải sản biển Việt nam khoảng trên 5 triệu tấn, trong đó
khả năng cho phép khai thác khoảng trên 2,1 triệu tấn/năm. Đây là nơi cung cấp 35 -
40% nguồn đạm động vật cho các cộng đồng dân cư sống trên đảo và ven biển, tạo
việc làm cho hàng triệu người lao động. Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng
của cả nước với giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh hàng năm, từ chỗ chỉ đạt
khoảng 90 triệu USD năm 1985 thì đến năm 2008 đã đạt trên 4,5 tỷ USD, tăng gấp 50
lần. Có thể nói rằng, tiềm năng nguồn lợi hải sản phong phú là bộ phận tài nguyên
quan trọng của đất nước và là chỗ dựa sinh kế đối với các cộng đồng dân cư trên các
đảo và vùng ven biển. Theo tính toán, đánh giá của các nhà khoa học, ở Việt Nam
những năm trước đây, khoảng 80% sản lượng hải sản đánh bắt hàng năm là vùng ven
bờ biển.
Tuy nhiên, cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với
hàng loạt vấn đề đặt ra do nguồn lợi thủy sản - một nền tảng quan trọng đảm bảo cho

sự phát triển bền vững ngành Thủy sản đang bị suy giảm nghiêm trọng. nguồn lợi thủy
sản ở vùng biển ven bờ đã bị khai thác quá mức cùng với việc mất đi nhiều loài thủy
sinh vật quý hiếm, có giá trị kinh tế, giá trị khoa học cao do chính những hành động
bất hợp lý của con người: khai thác quá mức; khai thác bằng phương pháp mang tính
hủy diệt; bằng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn mức cho phép; xả nước thải, chất
thải làm ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản mà các giải pháp quản lý còn
tỏ ra kém hiệu quả.
Trong khai thác thủy sản, sự gia tăng cường lực khai thác quá mức ở vùng ven
bờ với sự tăng nhanh số lượng tàu thuyền là một trong những nguyên nhân chủ yếu
làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Năm 1997, Chính phủ đã ban hành Quyết định
393/TTg ngày 09/6/1997 phê duyệt Chương trình đánh bắt hải sản xa bờ, áp dụng
nhiều chính sách ưu đãi nhằm phát triển đội tàu khai thác khơi, giảm áp lực khai thác
thủy sản ven bờ. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai thực hiện, hiệu quả không đạt
được như mong muốn, số lượng tàu thuyền nhỏ hoạt động ven bờ vẫn tiếp tục gia tăng,
Tính đến hết năm 2008, cả nước có khoảng 131.963 tàu thuyền nghề cá, trong đó hầu
hết có công suất nhỏ: 68.682 tàu lắp máy dưới 20CV (chiếm 52%), 44.312 tàu từ
21CV đến 89CV và chỉ có khoảng 17.969 tàu từ 90CV trở lên (chiếm 13,7%). Sự gia
tăng số lượng tàu thuyền khai thác đưa lại kết quả làm tăng sản lượng khai thác hàng
năm (từ hơn 670.000 tấn năm 1990 lên hơn 2.000.000 tấn năm 2009 nhưng năng suất

×