Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein, lipid và vitamin d3 trong thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (trachinotus blochii lacepède, 1801) giai đoạn giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
***************



HUỲNH THƯ THƯ





NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG PROTEIN,
LIPID VÀ VITAMIN D3 TRONG THỨC ĂN LÊN SINH
TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ CHIM VÂY VÀNG
(Trachinotus blochii Lacepède, 1801) GIAI ĐOẠN GIỐNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ







NHA TRANG, 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


***************



HUỲNH THƯ THƯ





NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG PROTEIN,
LIPID VÀ VITAMIN D3 TRONG THỨC ĂN LÊN SINH
TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ CHIM VÂY VÀNG
(Trachinotus blochii Lacepède, 1801) GIAI ĐOẠN GIỐNG

Chuyên ngành : Nuôi trồng Thuỷ sản
Mã số: 60.62.70


LUẬN VĂN THẠC SĨ


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TS. LẠI VĂN HÙNG



NHA TRANG, 2012

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu thu
được trong báo cáo này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu khoa học nào.

Nha Trang, tháng 11 năm 2012
Học viên

Huỳnh Thư Thư














2

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học cũng như luận văn tốt nghiệp này, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ nhiều tổ chức và cá nhân. Qua đây, tôi xin được
gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, tập thể cán bộ, giảng viên Khoa

Nuôi trồng Thủy sản; Khoa Sau Đại học, Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường,
và quý Thầy, Cô giáo đã giảng dạy lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản Khóa 2010 -
2012, Trường Đại học Nha Trang.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS. Lại văn Hùng -
người đã dành nhiều thời gian để định hướng, truyền đạt kiến thức chuyên môn cũng
như những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Đồng
thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thành viên (KS. Hoàng Văn Dần, KS.
Nguyễn Văn Quân, KS. Đinh Văn Thìn, KS. Hà Văn Chung, KS. Nguyễn Văn Thắng)
trong Đề tài "Thử nghiệm sản xuất giống cá chim vây vàng (do PGS. TS. Lại Văn
Hùng làm chủ nhiệm)", Trại Thực nghiệm Nuôi trồng Thủy sản Đường Đệ đã tạo
điều kiện cơ sở vật chất cho tôi triển khai các thí nghiệm nghiên cứu của mình.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Nguyễn Địch Thanh, TS. Lê Anh
Tuấn, ThS. Ngô Văn Mạnh và ThS. Trần Văn Dũng, đã cung cấp tài liệu, kiến thức
chuyên môn, đọc sửa bản thảo cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Thanh tra Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện,
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình và bạn bè
những người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn
thành luận văn này.
Nha Trang, tháng 11 năm 2012
Học viên


Huỳnh Thư Thư


3

MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC BẢNG 5
DANH MỤC HÌNH 6
MỞ ĐẦU 8
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 10
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng 10
1.1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái 10
1.1.2. Đặc điểm phân bố và sinh thái 11
1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng 12
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng 12
1.1.5. Đặc điểm sinh sản 13
1.2. Các nghiên cứu về dinh dưỡng trên cá biển và cá chim vây vàng 13
1.2.1. Protein 14
1.2.2. Lipid 16
1.2.3. Vitamin 20
1.3. Tình hình nghiên cứu cá chim vây vàng trên thế giới và Việt Nam 23
1.3.1. Tình hình nghiên cứu cá chim vây vàng trên thế giới 23
1.3.2. Tình hình nghiên cứu cá chim vây vàng ở Việt Nam 25
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 27
2.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 27
2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 27
2.2.2. Bố trí thí nghiệm 28
2.2.2.1. Hệ thống thí nghiệm 28
2.2.2.2. Thức ăn thí nghiệm 28
2.2.2.3. Nguồn cá giống 29
2.2.3. Bố trí thí nghiệm 30

2.2.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein khác nhau lên sinh
trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn giống (TN 1) 30

4

2.2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng lipid trong thức ăn lên sinh
trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn giống (TN2) 30
2.2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 trong thức ăn lên
sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn giống 30
2.2.4. Phương pháp phân tích thành phần sinh hóa của thức ăn 31
2.2.5. Chăm sóc và quản lý 31
2.2.6. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 32
2.2.6.1. Phương pháp thu thập số liệu 32
2.2.6.2. Phương pháp xử lý số liệu 33
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
3.1. Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim
vây vàng giai đoạn giống (TN 1) 34
3.1.1. Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm 34
3.1.2. Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên tốc độ sinh trưởng của cá 34
3.1.3. Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên hệ số thức ăn (FCR) của cá 36
3.1.4. Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên tỷ lệ sống của cá 36
3.2. Ảnh hưởng của hàm lượng lipid lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim
vây vàng giai đoạn giống (TN 2) 39
3.2.1. Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm 39
3.2.2. Ảnh hưởng của hàm lượng lipid lên tốc độ sinh trưởng của cá 39
3.2.3. Ảnh hưởng của hàm lượng lipid lên hệ số thức ăn (FCR) của cá 41
3.2.4. Ảnh hưởng của hàm lượng lipid lên tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai
đoạn giống 41
3.3. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá
chim vây vàng giai đoạn giống (TN 3) 44

3.3.1. Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm 44
3.3.2. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 lên tốc độ sinh trưởng của cá 44
3.3.3. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 lên hệ số thức ăn FCR 46
3.3.4. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 lên tỷ lệ sống của cá 46
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 49
4.1. Kết luận 49
4.2. Đề xuất ý kiến 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
PHỤ LỤC 61

5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Khẩu phần thức ăn cho cá chim vây vàng 12
Bảng 2.1. Các nghiệm thức thức ăn thí nghiệm 1 30
Bảng 2. Các nghiệm thức thức ăn thí nghiệm 2 30
Bảng 3. Các nghiệm thức thức ăn thí nghiệm 3 31
Bảng 3.1. Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm 34
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của protein lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và FCR của cá 70
Bảng 3.3. Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm 39
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của lipid lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và FCR của cá 70
Bảng 3.5. Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm 44
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của protein lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và FCR của cá 70

6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Đặc điểm hình thái của cá chim vây vàng 10

Hình 1.2. Bản đồ phân bố của cá chim vây vàng trên thế giới 11
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 27
Hình 2.2. Quy trình chế biến thức ăn 28
Hình 2.3. Phối trộn và hấp thức ăn 29
Hình 2.4. Cá chim giống 29
Hình 2.4. Vệ sinh bể cá 31
Hình 2.5. Xác định khối lượng cá 32
Hình 3.1. Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên SGR
L
(%/ngày) 34
Hình 3.2. Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên SGR
W
(%/ngày) 35
Hình 3.3. Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên khối lượng cuối của cá (We) 36
Hình 3.4. Ảnh hưởng của hàm lượng protein đến hệ số FCR của cá 36
Hình 3.5. Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên tỷ lệ sống của cá 37
Hình 3.6. Ảnh hưởng của hàm lượng lipid lên tốc độ sinh trưởng đặc trưng SGR
L
40
Hình 3.7. Ảnh hưởng của hàm lượng lipid lên tốc độ sinh trưởng đặc trưng SGR
W
40
Hình 3.8. Ảnh hưởng của hàm lượng lipid lên khối lượng cuối của cá (We) 41
Hình 3.9. Ảnh hương của hàm lượng lipid lên hệ số FCR của cá 41
Hình 3.10. Ảnh hưởng của hàm lượng lipid lên tỷ lệ sống của cá 42
Hình 3.11. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 lên tốc độ sinh trưởng SGR
L
44
Hình 3.12. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 lên tốc độ sinh trưởng SGR
W

45
Hình 3.13. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 lên khối lượng cuối của cá (We) 45
Hình 3.14. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 lên hệ số FCR của cá 46
Hình 3.15. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 lên tỷ lệ sống của cá 46






7

DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

DHA: Docosahexaenoic acid
EPA: Eicosapentaenoic acid
FCR: Hệ số thức ăn
IU: Đơn vị quốc tế
SE: Sai số chuẩn
SGR: Tốc độ sinh trưởng đặc trưng
TB: Trung bình
TLS: Tỷ lệ sống
TN: Thí nghiệm
We: Khối lượng cuối (khối lượng cá khi kết thúc thí nghiệm)
Ws: Khối lượng ban đầu (khối lượng cá khi bắt đầu thí nghiệm)




















8

MỞ ĐẦU

Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) là loài phân bố
tương đối rộng ở vùng biển nhiệt đới, Tây Thái Bình Dương, Nhật Bản, Đài Loan,
Indonesia, và miền Nam Trung Quốc. Ở nước ta, cá phân bố chủ yếu ở vịnh Bắc Bộ,
miền Trung và Nam Bộ. Cá chim vây vàng là loài cá nổi, ưa hoạt động, dễ nuôi, có
khả năng nuôi với mật độ cao trong lồng hoặc trong ao ở cả thủy vực nước lợ và
nước mặn. Mặc dù là loài ăn thiên về động vật, song trong quá trình nuôi cá chim
vây vàng không ăn thịt lẫn nhau. Cá cũng sử dụng tốt các loại thức ăn công nghiệp,
dễ nuôi, thích ứng tốt với môi trường do đó đã và đang trở thành đối tượng nuôi hấp
dẫn ở nhiều nước thuộc châu Á – Thái Bình Dương [45, 49]. Đây là đối tượng có
tốc độ sinh trưởng khá nhanh và giá trị kinh tế cao được thị trường trong và ngoài
nước ưa chuộng. Cá có kích cỡ thương mại 0,8 – 1,0 kg/con, giá trị kinh tế cao với
giá bán thị trường trong nước 80.000 – 140.000 đồng/kg, thị trường xuất khẩu: Nhật

Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Mỹ, Singapore với giá 5 – 7 USD/kg.
Cá chim vây vàng được sản xuất giống đầu tiên tại Đài Loan vào năm 1989
[89], sau đó công nghệ sản xuất giống lan rộng ra nhiều nước như Trung Quốc,
Indonesia và Việt Nam. Hiện nay, chúng ta đã tiến hành cho sinh sản nhân tạo thành
công cá chim vây vàng [3]. Tuy nhiên, đây là một đối tượng mới, chưa được nghiên
cứu nhiều, đặc biệt là dinh dưỡng cho cá ở giai đoạn giống. Trong khi đó, dinh
dưỡng ở giai đoạn này ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá.
Chính vì vậy, việc xác định nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn giống của cá chim
vây vàng làm cơ sở để sản xuất thức ăn tổng hợp có ý nghĩa thực tiễn cao. Trên thế
giới, một vài công trình nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng có trong thức ăn cho cá
chim được thực hiện, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về hàm lượng vitamin D3
trong thức ăn được công bố.
Hiện nay, chưa có thức ăn công nghiệp dùng riêng cho đối tượng nuôi này.
Người nuôi cá chim thường dùng thức ăn của các loại cá khác như: cá chẽm, cá giò
hay sử dụng cá tạp làm nguồn thức ăn chính. Cá tạp là nguồn thức ăn tương đối sẵn
có ở địa phương. Tuy nhiên, nguồn thức ăn này có thể trở nên khan hiếm và đắt đỏ
vào những ngày biển động. Bên cạnh đó, kỹ thuật cho ăn và chăm sóc quản lý kém
cũng có thể làm cho một lượng lớn thức ăn bị thất thoát và kéo theo đó nó có thể

9

gây ra các vấn đề về ô nhiễm nghiêm trọng cho vùng nước. Vì vậy, việc nghiên cứu
nhu cầu dinh dưỡng của cá chim để làm cơ sở cho việc sản xuất thức ăn công
nghiệp là cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên và được sự đồng ý của Khoa Nuôi trồng
Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của hàm lượng protein, lipid, vitamin D3 trong thức ăn lên sinh trưởng và
tỷ lệ sống của cá chim vây vàng Trachinotus blochii (Lacepède, 1801) giai đoạn
giống” nhằm cung cấp thêm thông tin về nhu cầu dinh dưỡng của cá chim cũng như
cơ sở cho việc sản xuất thức ăn công nghiệp cho loài cá này.

Mục tiêu của đề tài: Xác định hàm lượng protein, lipid, vitamin D3 thích
hợp trong thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn
giống.
Nội dung nghiên cứu:
1. Ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ
sống của cá chim vây vàng giai đoạn giống.
2. Ảnh hưởng của hàm lượng lipid trong thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ
sống của cá chim vây vàng giai đoạn giống.
3. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 trong thức ăn lên sinh trưởng và tỷ
lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn giống.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
1. Kết quả của đề tài sẽ cung cấp những thông tin khoa học về nhu cầu
protein, lipid và vitamin D3 của cá chim vây vàng giai đoạn giống phục vụ nghiên
cứu, giảng dạy về cá biển nói chung.
2. Đề tài làm cơ sở cho việc sản xuất thức ăn công nghiệp phục vụ cho nuôi
cá chim giống, góp phần nâng cao năng suất, tỷ lệ sống của đối tượng này.







10

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng
1.1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái
Vị trí phân loại:
Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) có hệ thống phân

loại như sau [72]:
Ngành: Chordata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ: Carangidae
Giống: Trachinotus
Loài:(Trachinotus blochii Lacepède, 1801)








Hình 1.1: Đặc điểm hình thái của cá chim vây vàng
Nguồn:
Tên tiếng Việt: Cá chim vây vàng, cá song mũi hếch,…
Tên tiếng Anh: Snubnose pompano
Đặc điểm hình thái:
Khi còn nhỏ, cá chim vây vàng có dạng hình trứng, khi trưởng thành cơ thể
hình bầu dục và dẹp, mõm rộng tròn. Hai hàm với dải răng cưa nhỏ; lưỡi không
răng. Trên đường bên vẩy sắp xếp thành hàng có khoảng 135 – 136 cái, chiều dài
so với chiều cao 1,6 – 1,7 lần [13].
Đầu cá nhỏ, chiều cao của đầu lớn hơn chiều dài đầu. Cuống đuôi ngắn và
dẹp. Chiều dài của đầu so với môi 5,1 – 6,2 lần, so với đường kính mắt 3,9 – 4,3 lần.

11

Hốc mắt hẹp phía trước, màng mỡ mắt không phát triển. Miệng tù và chếch, xương

hàm trên lồi, hàm trên và hàm dưới có răng cưa nhỏ, răng phía sau thoái hóa. Mặt
trên lưỡi và môi có nhiều gai thịt, không có răng ở lưỡi. Hai lỗ mũi nằm gần nhau
và ở môi trên. Mép phía trước xương nắp mang có dạng hình cung tương đối lớn,
mép sau cong. Xương nắp mang sau phía sau trơn, màng nắp mang tách rời, mỗi tia
mang có 8 – 9 tơ mang ngắn. Phần đầu không có vảy, cơ thể có nhiều vảy nhỏ dính
vào dưới da [31].
1.1.2. Đặc điểm phân bố và sinh thái
Cá chim vây vàng là loài phân bố phổ biến ở các vùng biển thuộc Đại Tây
Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương [72]. Ở châu Á, chúng phân bố tại các
vùng biển thuộc: Nhật Bản, Australia, Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Đài
Loan… [72].
Cá chim vây vàng thích nghi với môi trường có độ mặn cao 30 – 32‰, tuy
nhiên, chúng cũng có thể duy trì được sự sống ở độ mặn 5‰ [46]. Nhiệt độ thích
hợp cho sinh trưởng của loài cá này là, 29 – 31
o
C, pH 7,4 – 7,8 và hàm lượng oxy 4
- 6 mg/L [45].
Cá thể chưa trưởng thành sống thành đàn ở các vùng nước ven bờ hoặc vùng
nước lợ gần cửa sông có đáy cát hoặc bùn. Khi trưởng thành chúng có xu hướng
sống đơn độc và di chuyển ra các vùng nước có độ sâu khoảng 7 m quanh các rạn
san hô và đá ngầm [37].











Hình 1.2 : Bản đồ phân bố của cá chim vây vàng trên thế giới
Nguồn:

12

1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá chim vây vàng ăn tạp thiên về động vật, cường độ bắt mồi của cá mạnh,
đặc biệt là lúc chiều tối. Cá mới nở dinh dưỡng bằng noãn hoàng [13]. Giai đoạn
nhỏ thức ăn chủ yếu là động vật phù du như luân trùng, Copepoda, khi cá lớn hơn
bắt đầu ăn được các loài tôm, cá nhỏ và mảnh vụn hữu cơ. Thức ăn ưa thích của cá
trưởng thành ngoài tự nhiên là các loài động vật không xương sống như: động vật
thân mềm và giáp xác [30, 42].
Trong điều kiện nuôi, ở giai đoạn cá con, ngoài sinh vật phù du (tảo, luân trùng
và ấu trùng Artemia), người ta còn sử dụng các loại thức ăn tổng hợp để ương nuôi cá.
Giai đoạn nuôi thương phẩm, các loại thức ăn tổng hợp và cá tạp được sử dụng chủ yếu
tùy theo điều kiện từng vùng nuôi. Chế độ cho ăn trong quá trình ương cá chim vây
vàng được cho ở bảng 1.1 [3].
Bảng 1.1. Khẩu phần thức ăn cho cá chim vây vàng
Ngày tuổi

Loại thức ăn Số lần cho ăn
(lần/ngày)
Mật độ
thức ăn
1 – 17 Tảo 2 20 – 25 L/m
3

2 Luân trùng 1 5 – 10 con/L
3 – 17 Luân trùng 2 – 4 10 – 20 con/L

8 – 13 Artemia 2 3 – 7 con/L
14 – 22 Artemia 2 – 4 10 – 15 con/L
19 – 29 INVE (300 – 500 µm) 5 Theo nhu cầu
30 – 40 INVE (400 – 600 µm) 5 Theo nhu cầu
41 – 50 INVE (500 – 800 µm) 5 Theo nhu cầu
51 – 60 INVE (1200 µm) 5 Theo nhu cầu

1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng
Cá chim vây vàng là loài có tốc độ sinh trưởng nhanh, kích thước cơ thể lớn.
Cá trưởng thành ngoài tự nhiên có thể đạt tới chiều dài 110 cm, trung bình khoảng
40 cm, và khối lượng 5,5kg [18, 57].
Trứng sau khi thụ tinh sẽ nở ra ấu trùng trong khoảng thời gian 20 – 27 giờ
tủy theo điều kiện môi trường, thích hợp nhất ở độ mặn 31 – 33‰, nhiệt độ 22 –
30
o
C, pH từ 8,1 – 8,3 [3]. Tuy nhiên, thời gian phát triển phôi có thể kéo dài đến 30
– 36 giờ ở độ mặn 30‰ và nhiệt độ 24 – 26
o
C. Ấu trùng mới nở có kích thước từ
2,79 – 3,11 mm; sau 3 ngày tuổi, cá đạt kích thước từ 3,02 – 3,31 mm. Ấu trùng lúc
này chưa hình thành sắc tố, mắt, ống tiêu hóa, huyệt và vây đuôi trong suốt [58].

13

Sau 25 – 30 ngày cá hương có kích thước 1,5 – 2,0 cm. Sau 60 ngày có thể đạt kích
thước giống 4 – 5 cm. Trong điều kiện nuôi, cá có thể đạt tốc độ tăng trưởng
8%/ngày ở nhiệt độ 28 – 30
o
C và độ mặn 33 – 35‰ [58]. Sau 1 – 3 năm tuổi, cá đạt
kích thước 0,7 – 2,3 kg [31], cá 3 – 4 năm tuổi có thể đạt kích thước từ 2,2 - 3,6kg

[29, 31].
1.1.5. Đặc điểm sinh sản
Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản của cá chim vây vàng ngoài tự
nhiên còn nhiều hạn chế. Mùa vụ và bãi đẻ được xác định dựa vào thời gian và địa
điểm thu ấu trùng. Ở các vùng biển phía Đông và Nam nước Mỹ, mùa vụ sinh sản
từ tháng 2 đến tháng 9 [29]. Ở các vùng nhiệt đới mùa vụ sinh sản có thể diễn ra
quanh năm [14]. Ở Trung Quốc, mùa vụ sinh sản của cá chim vây vàng diễn ra từ
tháng 4 đến tháng 9, trong khi tại Đài Loan có thể kéo dài đến tháng 10 [45]. Ấu
trùng có thể thu được ở gần bờ hoặc ngoài khơi xa, thường ở những vùng cách bờ
hơn 24 km [29, 30]. Quá trình sinh sản của cá chim vây vàng không tuân theo chu
kỳ trăng hàng tháng như nhiều loài cá khác. Tuổi và kích thước thành thục lần đầu
của cá chim vây vàng ngoài tự nhiên tương đối lớn, cá thành thục ở tuổi 7
+
- 8
+
. Tuy
nhiên, cá có thể thành thục ở tuổi 3
+
trong điều kiện nuôi khi đạt khối lượng 1,8 -
2,5 kg [45].
So với nhiều loài cá biển khác như cá mú, cá chẽm, cá măng, cá chim Florida,
sức sinh sản của cá chim vây vàng thấp hơn. Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối
của cá chim vây vàng thường dao động từ 0,4 – 0,6 triệu trứng/cá cái và 888 – 131
trứng/g cá cái. Khi kích thích sinh sản bằng hormone, số lượng trứng đẻ lần đầu có
thể chiếm 60 - 70% lượng trứng trong buồng trứng. Trứng của cá chim vây vàng là
loại trứng nổi, sau khi được thụ tinh, trứng sẽ nổi trong môi trường nước nhờ giọt
dầu. Đường kính trứng sau khi trương nước khoảng 0,80 – 0,85 mm. Những trứng
không được thụ tinh sẽ chìm xuống đáy và chết. Trong sinh sản nhân tạo, sức sinh
sản tương đối có thể dao động từ 880 – 131 trứng/g cá cái.
1.2. Các nghiên cứu về dinh dưỡng trên cá biển và cá chim vây vàng

Động vật thủy sản nói chung cần phải sử dụng nguồn thức ăn để duy trì các
hoạt động sống và chức năng sinh lý bình thường của cơ thể [4]. Nghiên cứu về
dinh dưỡng cá được quan tâm nghiên cứu nhiều từ giữa thế kỷ XX khi mà hình thức

14

nuôi thâm canh và bán thâm canh bắt đầu được áp dụng trên nhiều loài cá. Khi đó,
nguồn thức ăn cần phải chủ động cung cấp thay vì chỉ dựa vào nguồn thức ăn tự
nhiên [2].
1.2.1. Protein
Vai trò của protein:
Protein là phần chất hữu cơ chính của cơ thể động vật thủy sản (chiếm 60 -
80%). Protein có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc cơ thể: tạo mô mới,
thay thế các tế bào chết, tạo nên các sản phẩm có hoạt tính sinh học cao, vận chuyển
hồng cầu, kháng thể, năng lượng,… [4, 19]. Protein đặc biệt quan trọng đối với sự
phát triển của các giai đoạn đầu của ấu trùng động vật thủy sản, đặc biệt là các loài
cá [91]. Hàm lượng protein thích hợp cho giai đoạn ấu trùng của cá thường từ 50 -
60% [60]. Thiếu hụt protein là nguyên nhân gây ra dị hình ở cá: dị tật xương, cong
vẹo xương sống, mất nắp mang và dị tật hàm dưới [91]. Tuy nhiên, sự dư thừa
protein cũng làm giảm sinh trưởng của cá liên quan đến sự bão hòa các axít amin
trong ruột [93].
Nhu cầu Protein:
Nhu cầu protein của cá dao động trong khoảng từ 25 đến 60% tùy thuộc vào
nhiều yếu tố. Đối với nhóm cá ăn động vật, nhu cầu protein khoảng 40 - 60%. Sở dĩ có
sự khác biệt như vậy là do một số nhân tố khác nhau như: kích cỡ, độ tuổi, trạng thái
sinh lý của cá, các yếu tố sinh thái, mật độ ương, khẩu phần thức ăn hàng ngày của cá,
chất lượng protein trong thức ăn cũng như nguồn gốc protein (tỉ lệ protein và năng
lượng, thành phần axít amin và khả năng tiêu hóa protein) [4].
Khi động vật thủy sản sử dụng thức ăn không có protein hoặc hàm lượng
protein quá thấp, cơ thể giảm khối lượng, bởi vì chúng sẽ sử dụng protein của cơ thể

để duy trì các chức năng sống tối thiểu để tồn tại. Trái lại, nếu thức ăn được cung
cấp quá nhiều protein thì protein dư không được cơ thể hấp thụ để tổng hợp protein
mới mà sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng hoặc thải ra ngoài. Hơn nữa, cơ
thể còn phải tốn năng lượng cho quá trình tiêu hóa protein dư thừa, vì thế sinh
trưởng của cơ thể giảm [4].
Nhu cầu protein của cá giai đoạn giống cao hơn so với cá ở giai đoạn trưởng
thành, đối với các loài cá khác nhau thì nhu cầu protein trong thức ăn cũng khác

15

nhau. Thông thường những loài cá dữ có nhu cầu protein cao hơn những loài cá
hiền, cá hanh đỏ (Chrysophrys major) và cá bơn sao (Pleuronectes platessa) 50 -
55%, cá mú chuột (Cromileptes altivelis) và cá vược mõm rộng (Micropterus
salmoides) 40 – 45%, trong khi, cá nheo (Lactalurus punctatus) chỉ từ 32 – 36 %,…
[88].
Nhu cầu protein ở cá có sự thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển với xu
hướng chung là giai đoạn còn non và thành thục sinh dục nhu cầu cao hơn liên quan
đến việc xây dựng cấu trúc các cơ quan trong cơ thể cũng như tạo các sản phẩm
sinh dục [4]. Hàm lượng protein trong thức ăn của cá chim Florida thương phẩm
thường ở mức 40% [79] trong khi giai đoạn giống thường tối thiểu 45% [50].
Nghiên cứu về ảnh hưởng của hàm lượng protein và lipid trên cá chim vây vàng (T.
ovatus) giai đoạn giống, Wang và CTV [84] nhận thấy, tốc độ sinh trưởng của cá tỷ
lệ thuận với sự gia tăng của hàm lượng protein trong thức ăn (33, 37, 41, 45 và 49%)
ở cùng một hàm lượng lipid (6,5 hoặc 12,5%) nhưng lại thấp hơn ở hàm lượng lipid
cao hơn. Hàm lượng protein trong thức ăn từ 45 và 49% cho tốc độ sinh trưởng cao
hơn và hệ số FCR thấp hơn so với hàm lượng protein 33, 37 và 41%. Hiệu quả sử
dụng thức ăn cũng cao hơn khi gia tăng hàm lượng protein từ 33 đến 41%. Nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng, hàm lượng protein và lipid thích hợp ở cá chim vây vàng là 45
– 49% và lipid 6,5%.
Khả năng tiêu hóa protein:

Khả năng tiêu hóa protein ở ấu trùng hạn chế hơn nhiều so với cá trưởng thành
do sự kém hoàn thiện về cấu trúc và chức năng của các cơ quan chuyên hóa. Do đó,
hàm lượng axít amin trong thức ăn của cá giai đoạn ấu trùng cao hơn so với các giai
đoạn sau. Khả năng tiêu hóa protein chỉ được hoàn thiện sau đó vài tuần tùy thuộc
vào từng loài cá [69, 92].
Các thành phần dinh dưỡng khác trong thức ăn cũng có ảnh hưởng nhất định
đến khả năng tiêu hóa protein ở cá. Thức ăn chứa nhiều protein, ít cellulose làm
tăng hoạt tính của trypsine và pepsine ảnh hưởng đến tốc độ tiêu hóa protein, trong
khi đó, thức ăn chứa nhiều tinh bột làm giảm hoạt tính của một số enzyme tiêu hóa
protein [4]. Nghiên cứu khả năng tiêu hóa protein từ các nguồn khác nhau ở cá hồng
bạc (Lutjanus argentimaculatus) và cá mú (Epinephelus lanceolatus) cho thấy, hiệu

16

quả tiêu hóa protein có nguồn gốc từ các loài sinh vật biển (cá, tôm, mực) cao hơn
so với nguồn động thực vật trên cạn (bột xương, bột thịt, bột đậu nành) [62].
Nhu cầu axít amin:
Axít amin là thành phần cơ bản cấu tạo nên protein và là thành phần quan
trọng khi nghiên cứu nhu cầu protein ở cá [70]. Quá trình sinh trưởng và phát triển
của cá chỉ được đảm bảo trong trường hợp cung cấp đầy đủ các thành phần axít
amin, đặc biệt là các axít amin không thay thế [71]. Axít amin là nguồn năng lượng
chính ở giai đoạn ấu trùng của hầu hết các loài cá xương biển [71]. Axít amin bao
gồm 2 nhóm: axít amin thiết yếu (không thay thế) và axít amin không thiết yếu (có
thể thay thế). Trong đó, nhu cầu về axít amin thiết yếu là rất quan trọng vì cơ thể cá
không thể tự tổng hợp được mà phải lấy trực tiếp từ thức ăn [4].
Động vật thủy sản nói chung cần 10 loại axít amin bao gồm: arginine,
histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, theronine,
trytophane và valine [2]. Đối với các loại axít amin khác nhau thì nhu cầu của cá
cũng khác nhau. Nhu cầu methionin và lysin cho cá giò (Rachycentron canadum)
giai đoạn giống là 1,19% và 2,38% [94]. Thức ăn có bổ sung 5% taurine cho tốc độ

sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn trong ương cá giò giống [54].
Thiếu hụt các axít amin thiết yếu trong khẩu phần ăn làm giảm tốc độ sinh trưởng,
chuyển giai đoạn, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm sức đề kháng, gây dị hình
xương sống, đục thủy tinh thể,… ở nhiều loài cá [19, 48, 64, 68].
1.2.2. Lipid
Vai trò của lipid:
Lipid có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể sinh vật nói chung và cá nói
riêng. Lipid là nguồn cung cấp năng lượng tốt nhất cho động vật thủy sản. Lipid có
khả năng chia sẻ vai trò năng lượng và chuyển hóa với các thành phần protein và
carbohydrate đã được chứng minh trên nhiều loài cá. Do đó, khi bổ sung lượng lipid
thích hợp sẽ giảm nhu cầu protein ở cá. Triglyceride là thành phần chủ yếu của lipid
cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của động vật thủy sản tồn tại dưới dạng
glycogen và mỡ dự trữ trong gan, cơ và mô mỡ [4].
Lipid còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình cấu tạo và hoạt hóa các
enzyme, đặc biệt là thành phần phospholipid. Phosphatidyl choline có khả năng hoạt

17

hóa enzyme glucose 6 phosphatase và adenogentriphosphatase. Ngoài ra, lipid là thành
phần chính của nhiều hormone steroid. Lipid tham gia vào quá trình cấu trúc màng tế
bào, đặc biệt là lipid phân cực hay phospholipids. Cấu trúc màng tế bào 2 lớp, đầu ưa
nước và kỵ nước, cùng với những phân tử protein xuyên màng, đóng vai trò quan trọng
trong việc vận chuyển các chất qua màng tế bào [4].
Ngoài ra, lipid còn hỗ trợ hấp thu các lipid khác và vận chuyển vitamin.
Phospholipids giữ vai trò quan trọng trong sự vận chuyển và hấp thụ lipid và tham
gia vào các quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng trung gian trong cơ thể sinh vật.
Phospholipid đóng vai trò như chất nhũ tương hóa giúp các acid béo, muối mật và
các chất hòa tan trong chất béo được hấp thu một cách dễ dàng. Lipid còn là dung
môi hòa tan các vitamin tan trong dầu như: A, D, E, K và hydrocarbon. Do đó,
trong khi hấp thu và vận chuyển trong cơ thể, lipid cũng mang theo các chất hòa tan

trong lipid [4].
Nhu cầu lipid:
Nhu cầu lipid của động vật thủy sản được xác định dựa vào nhu cầu về năng
lượng, acid béo cần thiết, phospholipid và cholesterol, đặc điểm sống và dự trữ lipid
của loài, cá có nhu cầu năng lượng thấp hơn động vật trên cạn và có thể sử dụng
lipid để làm năng lượng. Kết quả nghiên cứu về nhu cầu lipid trong thức ăn cho cá,
hàm lượng lipid thay đổi tùy theo loài. Đối với các loài cá có khả năng sử dụng tinh
bột tốt nhu cầu lipid trong thức ăn thấp, cá ăn động vật nhu cầu lipid cao [4]. Ngoài
ra, nhu cầu này phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng và chất lượng, nguồn cung cấp
lipid cũng như các thành phần khác trong thức ăn, đặc biệt là protein. Tỷ lệ
protein/lipid thích hợp ở nhiều loài cá dao động từ 6/1 – 7/1 [4]. Nhìn chung, 10 -
20% lipid trong khẩu phần của cá cho tốc độ sinh trưởng tối ưu mà không tạo ra
một cơ thể quá béo [2, 22]. Hàm lượng lipid quá cao sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh
trưởng, tỷ lệ sống và quá trình thành thục sinh dục của cá. Hàm lượng lipid 22 và
27% cho sinh trưởng và tỷ lệ sống cao hơn so với hàm lượng 15% ở cá tráp,
(Sparus aurata), tuy nhiên, ở hàm lượng lipid 27%, gan cá bị nhiễm mỡ [16].
Các nghiên cứu về nhu cầu lipid trên cá chim vây vàng còn nhiều hạn chế.
Nhu cầu về lipid của cá chim có sự thay đổi lớn tùy theo giai đoạn phát triển với xu
hướng chung là cao hơn ở giai đoạn lớn và thành thục sinh dục. Ngoài ra, nhu cầu

18

lipid có tương quan với thành phần protein và các thành phần khác có trong thức ăn.
Khẩu phần thức ăn chứa 8 hay 12% lipid với cùng mức protein 42% gia tăng tốc độ
sinh trưởng của cá chim Florida giai đoạn giống [87]. Tương tự, khẩu phần thức ăn
chứa 8% lipid cho tốc độ sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn tốt hơn tương
ứng với sự gia tăng hàm lượng protein từ 30, 35, 40 lên 45% [50]. Trong khi đó,
khẩu phần thức ăn chứa hàm lượng protein và lipid quá cao (53% và 13%) làm
giảm tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá chim [33].
Ngoài cá chim, các nghiên cứu về hàm lượng và tỷ lệ protein và lipid trên

các loài cá biển khác được thực hiện khá đầy đủ, đặc biệt là cá giò. Nhiều nghiên
cứu trên loài cá này cho thấy, hàm lượng lipid 10 hay 15% cho tốc độ sinh trưởng,
phát triển và tỷ lệ sống cao hơn so với mức lipid 5, 20 hay 25% [41, 85]. Tuy nhiên,
Chou và CTV. [21] lại không thấy được sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng và hệ số
chuyển đổi thức ăn khi cho cá giò ăn với các mức lipid 6, 9, 15 và 18%. Nguồn lipid
khác nhau cũng ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá giò, trong
đó, nguồn lipid từ dầu colza cho tốc độ sinh trưởng thấp hơn so với nguồn lipid từ
mỡ lợn, dầu bắp, dầu đậu nành và dàu gan cá. Hơn nữa, cá được cho ăn lipid từ
nguồn dầu cá hay dầu đậu nành cho hiệu quả sử dụng thức ăn, đặc biệt là protein
cao hơn so với các nguồn lipid còn lại [41]. Hàm lượng lipid bổ sung trong thức ăn
có tương quan với các thành phần dinh dưỡng khác, đặc biệt là carbohydrate và
protein. Theo Craig [23] tỷ lệ thích hợp lipid và cacbonhydrate trong khẩu phần
thức ăn của cá giò là 3 và 36%. Trong đó, tỷ lệ 8% lipid và 0% cacbonhydrate làm
giảm tốc độ sinh trưởng cũng như hệ số chuyển đổi thức ăn của cá giò giống. Tương
tự, Ducan và CTV. [28] cũng nhận thấy rằng, tỷ lệ protein và lipid tối ưu cho sinh
trưởng của cá giò giống là 47 và 8%.
Khả năng tiêu hóa lipid:
So với các thành phần khác trong thức ăn như protein và carbohydrate, thành
phần lipid trong thức ăn có khả năng tiêu hóa được 85 – 90% [4]. Khả năng tiêu hóa
lipid của cá được thể hiện ngay từ khi bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài, đặc biệt là nguồn
thức ăn sống. Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ, các enzyme sẵn có trong thức ăn sống (tảo,
luân trùng, Copepda, Artemia,… ) chính là nhân tố giúp cho cá có khả năng tiêu hóa
được nguồn lipid ngay từ khi bắt ăn thức ăn ngoài. Các nghiên cứu trên cá tráp vàng

19

cho thấy, hệ tiêu hóa của loài cá này ở giai đoạn 45 ngày tuổi hoàn thiện hơn so với
21 ngày tuổi với sự hiện diện của tuyến chức năng trong dạ dày. Khi cho cá ăn luân
trùng làm giàu EPA hoặc DHA, hoạt tính của enzyme lipase tăng mạnh hơn so với
luân trùng không làm giàu. Ngoài ra, khả năng tiêu hóa lipid của cá còn phụ thuộc

vào thành phần, hàm lượng các axít béo có trong thức ăn [43].
Nhu cầu axít béo:
Các loại axít béo, đặc biệt là axít thiết yếu đóng vai trò rất quan trọng đối với
sự sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống của động vật thủy sản nói chung và các loài cá
nói riêng. Tuy nhiên, hầu hết các loài cá biển không có khả năng tổng hợp các axít
béo thiết yếu mà chúng phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thức ăn cung cấp từ bên
ngoài. Đây là vấn đề cần được chú ý trong quá trình cung cấp thức ăn cho cá bố mẹ
và ấu trùng trong sản xuất giống nhân tạo cá biển [75, 76]. Nhu cầu các axít béo thiết
yếu tùy thuộc vào nhóm cá, nếu như nhóm cá nước ngọt có nhu cầu cao hơn về các
axít béo họ n - 6 thì các loài cá biển lại có nhu cầu cao hơn về các axít béo không no
họ n – 3, đặc biệt là giai đoạn ấu trùng. Các axít béo không no giữ vai trò quan trọng
trong việc cung cấp năng lượng [74], tạo nên cấu trúc và chức năng của màng tế bào
[76, 90], vai trò trong quá trình dẫn truyền tín hiệu thần kinh,… [34].
Thiếu hụt axít béo không no là nguyên nhân gây ra các biểu hiện rối loạn:
thối loét vẩy, vây, tăng tỷ lệ chết, tăng các biểu hiện viêm, giảm khả năng sinh sản,
tăng tỷ lệ dị hình xương và nắp mang (cá chép, cá hồi và cá tráp,…), giảm sinh
trưởng, ham ăn và tiêu thụ thức ăn [4, 17, 27, 65, 81]. Đối với cá bố mẹ, sự thiếu
hụt axít béo không no ảnh hưởng cấu đến sự thành thục, đẻ trứng, sức sinh sản, chất
lượng sản phẩm sinh dục, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống của ấu trùng ở nhiều
nhóm cá nuôi (cá bơn, cá tráp, cá mú,…) [61, 73]. Thiếu hụt axít béo không no ở ấu
trùng gây ra các biểu hiện hình thành bóng hơi không bình thường ở cá tráp, hình
thành sắc tố không bình thường ở cá bơn, không tụ tập thành đàn, không bắt mồi
được trong điều kiện ánh sáng thấp ở cá trích và cá đuôi vàng,… [82].
Bổ sung đầy đủ axít béo không no (DHA) trong khẩu phần thức ăn của ấu
trùng giúp nâng cao tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng ở cá bơn, cá mú đỏ [27, 66, 74].
Đồng thời, nâng cao khả năng chịu sốc về nhiệt độ, độ mặn, ôxy thấp, sốc cơ học,…
tăng cường khả năng miễn dịch ở ấu trùng cá hanh đỏ, cá bơn, cá chẽm, cá mú và cá

20


kèn sọc [47, 78]. Ngoài ra, các loại axít béo không no có trong thức ăn sống còn góp
phần quan trọng trong việc cung cấp enzyme, hình thành và hoàn thiện ống tiêu hóa
ở cá chẽm… [15].
1.2.3. Vitamin
Vai trò của vitamin:
Vitamin là những chất hữu cơ có bản chất hóa học khác nhau, cơ thể động
vật có nhu cầu một lượng nhỏ trong thức ăn để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển
bình thường. Do đó về mặt số lượng, vitamin không phải là một hợp phần quan
trọng của cơ thể như protein, lipid, carbohydrate mà nó có vai trò như là chất bổ
dưỡng, giữ gìn sức khỏe cho động vật. Hầu hết các vitamin có vai trò như một co -
enzyme hoặc các tác nhân hỗ trợ các enzyme, tác nhân ôxy hóa,… thực hiện các
phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Việc xác định nhu cầu vitamin ở cá cũng giống như
các động vật khác thường là rất khó vì nhu cầu vitamin phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như: tập tính dinh dưỡng, khả năng sinh tổng hợp vitamin của vi sinh vật sống trong
ống tiêu hóa của cá, điều kiện nuôi dưỡng, điều kiện sinh lý…
Vitamin được chia thành 2 nhóm dựa trên khả năng hòa tan của chúng là:
Vitamin tan trong nước: vitamin nhóm B, vitamin C, choline và Inositol. Các
vitamin nhóm này thường tham gia trong thành phần cấu tạo của các Coenzyme
khác nhau và các vitamin tan trong chất béo: vitamin A, D, E, K. Các vitamin tan
trong nước có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất ở động vật thủy
sản (nhóm B), tham gia vào quá trình oxy hoá glucose, chất béo và các axít amin,…
để tạo năng lượng cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Do đó,
vitamin nhóm B rất cần cho quá trình tiêu hoá, cho sinh trưởng và sinh sản và hoạt
động bình thường của tế bào thần kinh. Thiếu hụt vitamin này là nguyên nhân gây
bệnh xuất huyết, lở loét ở cá, sắc tố không bình thường. Trong khi đó, vitamin C lại
có vai trò quan trọng trong quá trình hydroxyl hoá các axít amin. Thiếu vitamin C là
nguyên nhân gây bệnh xuất huyết ở cá, dị hình xương, hình thành sắc tố không bình
thường, chậm lành vết thương, giảm sức đề kháng của cá trước những biến đổi bất
lợi của môi trường,… Sự thiếu hụt các vitamin khác cũng gây ra những rối loạn
trong hoạt động sinh lý của cơ thể cá.


21

Các vitamin tan trong dầu cũng có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi
protein, glucid, lipid và các chất khoáng. Sự thiếu hụt vitamin A trong khẩu phần
thức ăn là nguyên nhân gia tăng tỷ lệ dị hình, xuất huyết, sinh trưởng chậm. Trong
khi đó, thiếu hụt vitamin D thường gây ra các biểu hiện bệnh lý như sinh trưởng
chậm, tăng lượng mỡ trong gan, gây co giật ở cá,… do vitamin này có liên quan đến
khả năng hấp thu canxi và phốt pho. Vitamin E lại đóng vai trò quan trọng trong các
phản ứng ôxy hóa khử có tác dụng bảo vệ các chất dễ bị ôxy hóa như caroten,
vitamin A, và các acid béo không no. Vitamin K liên quan đến quá trình sinh tổng
hợp các yếu tố làm đông máu. Thiếu vitamin K gây tổn thương cơ quan tiêu hóa,
xuất huyết nội quan…
Vitamin D và vitamin D3
Về mặt hóa học vitamin D là dẫn xuất của sterol. Hai dạng phổ biến và quan
trọng nhất của các vitamin nhóm D là D2 và D3. Các vitamin này được tạo thành từ
các provitamin tương ứng. D2 được tạo thành từ ecgosterol, D3 được tạo thành từ 7
dehydrocholesterol. Vitamin D2 (ergocalciferol) có trong thực vật và vitamin D3
(cholecalciferol) có trong động vật. Công thức hóa học của vitamin D2 là C
28
H
44
O
và công thức hóa học của vitamin D3 là C
27
H
44
O.
Vai trò dinh dưỡng quan trọng nhất của vitamin D là tăng cường khả năng
hấp thu canxi từ thức ăn của ruột. Thức ăn thiếu vitamin D, ở cá hồi có biểu hiện

bệnh lý như tăng trưởng chậm, lượng mỡ trong gan tăng lên, sự thiếu hụt canxi sẽ
gây nên hiện tượng co giật ở cá. Đối với cá da trơn khi thức ăn thiếu vitamin D thì
hàm lượng canxi và phospho trong máu và trong thân giảm xuống dẫn đến tình
trạng huy động canxi và phospho dự trữ ở xương và mô gây nên hiện tượng cá tăng
trưởng chậm. Ngược lại, khi hàm lượng vitamin D trong thức ăn vượt quá nhu cầu,
dẫn đến hàm lượng canxi và số lượng hồng cầu trong máu tăng lên, tuy nhiên không
ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá.
Nhu cầu vitamin D ở cá thay đổi theo loài và môi trường sống, đáng chú ý là
yếu tố độ mặn. Ở cá biển có nhu cầu vitamin dao động trong khoảng 1000 IU/1kg
thức ăn khô, cá nước ngọt 900 IU/1kg thức ăn. Nguồn nguyên liệu giàu vitamin D
là dầu cá, mỡ cá, dầu mực.

22

Vai trò của vitamin D3
Vitamin D3 được hấp thụ vào máu đến gan, sau đó chúng bị thủy phân để tạo
thành 25 - hydroxy cholecalciferol (25(OH) - vitamin D3) ở gan, 1,25 (OH)
2
-
vitamin D3 hoặc 24, 25 (OH)
2
- vitamin D3 ở thận. Sản phẩm thủy phân 1,25 (OH)
2

- vitamin D3 có hoạt tính mạnh nhất, nó kích thích thành ruột tiết ra một loại protein
vận chuyển. Nhờ protein này, các ion canxi và phốt pho được hấp thụ vào máu, sau
đó, được chuyển vào xương. Hoạt tính sinh học của vitamin D3 gấp 3 lần vitamin
D2 khi nghiên cứu trên các loài cá hồi và cá da trơn ở Mỹ [8]. Vitamin D3 có nhiều
trong dầu cá, đặc biệt là dầu cá tuyết (2 - 10 μg/g), gan động vật, dầu và bột cá [5].
Chức năng sinh hóa của vitamin D3 là thúc đẩy sự hấp thụ canxi và phốt pho

ở ruột để duy trì sự khoáng hóa bình thường của xương. Thiếu vitamin D3, cá hồi
có biểu hiện bệnh lý như tăng trưởng chậm, lượng mỡ trong gan tăng lên, hấp thụ
canxi và phốt pho bị cản trở. Do đó, cá thiếu vitamin D3 thường biểu hiện triệu
chứng co giật điển hình [8, 10].
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của vitamin D3 lên cá nói chung còn nhiều
hạn chế. Nhu cầu vitamin D3 ở cá hồi thường rất nhỏ, thậm chí khẩu phần không
chứa cholecalciferol cá hồi cũng không có nhiều biểu hiện bất thường. Trong thức
ăn viên của một số loài cá, hàm lượng vitamin D3 bổ sung phổ biến là 2000 - 3000
IU/kg thức ăn [10]. Thức ăn thiếu hụt vitamin D3 thường gây ra biểu hiện dị hình
xương và sắc tố không bình thường ở một số loài cá [35, 91]. Ngược lại, dư thừa
hàm lượng vitamin D3 (20.000 IU/100 g thức ăn) cũng gây ra rối loạn quá trình
hình thành sắc tố ở da cá, sự tập trung bất thường của sắc tố melanin trên da cá bơn
Nhật Bản [38]. Bên cạnh vai trò cân bằng canxi và phốt pho nội bào trong quá trình
hình thành xương, vitamin D3 còn đóng vai trò tăng sinh tế bào [83]. Nghiên cứu
ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 và D2 lên sinh trưởng của cá hồi (Salmo
gairdneri), Barnett và CTV. (1982) nhận thấy, việc bổ sung vitamin D3 có tác dụng
kích thích sinh trưởng của cá hồi, trong đó, hàm lượng 1600 IU/kg cho tốc độ sinh
trưởng cao hơn so với 800 IU/kg [12]. Nhu cầu vitamin D3 ở cá nheo mỹ thường
dao động từ 500 – 1000 IU/kg [11, 53]. Nghiên cứu về ảnh hưởng của hàm lượng
vitamin D3 lên cá giò giống, Nguyễn Thị Hà Trang (2010) cho thấy, hàm lượng 112
mg/kg cho tốc độ sinh trưởng cao nhất và hệ số chuyển đổi thức ăn thấp nhất [9].

23

1.3. Tình hình nghiên cứu cá chim vây vàng trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu cá chim vây vàng trên thế giới
Hiện nay, các loài thuộc giống cá chim được nuôi khá phổ biến ở nhiều nước
trên thế giới vì chúng có giá trị kinh tế cao và nguồn giống cung cấp khá chủ động, ví
dụ: loài Trachinotus carolinus được nuôi nhiều ở các nước Bắc Trung Mỹ, đặc biệt là
ở Mỹ [55]; loài Trachinotus ovatus được nuôi nhiều ở Đài Loan, Trung Quốc [40];

loài cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) được nuôi nhiều ở các nước như Đài
Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam [1, 89].
Cá chim vây vàng được nuôi bằng nhiều hình thức như nuôi lồng, ao đất.
Nhiều nghiên cứu về nuôi thương phẩm các loài cá chim thuộc giống Trachinotus
đã được công bố. Ở Mỹ cá chim Trachinotus carolinus được nuôi từ năm 1952
trong ao đất với năng suất 270 - 438kg/ha. Thức ăn cho cá chủ yếu là cá tạp [24, 86].
McMaster [56] thí nghiệm nuôi cá chim vây vàng ở độ mặn 19‰ bằng thức ăn công
nghiệp (protein 43% và lipid 10%), cá đạt 110 g/con sau 4 tháng nuôi từ cỡ 10
g/con. Lazo và CTV. [50] đã nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein từ 30 –
45% lên sinh trưởng của cá chim Trachinotus carolinus cho thấy hàm lượng protein
thích hợp trong thức ăn cho cá chim là 45%. Tương tự, nghiên cứu của Tatum [79]
cũng cho rằng hàm lượng protein tối thiểu cho cá chim Trachinotus ovatus sinh
trưởng nhanh nhất là 45%.
Cá chim vây vàng là đối tượng nuôi chính ở Singapore với nguồn giống được
nhập từ Đài Loan, thức ăn cho cá chủ yếu vẫn là cá tạp. Chou và Lee [20] thí
nghiệm nuôi cá chim Trachinotus goodie (15 g/con) bằng thức ăn công nghiệp
(protein 50%) và cá tạp trong lồng. Sau 5 tháng nuôi, cá đạt cỡ 300 g/con khi cho ăn
thức ăn công nghiệp và 260 g/con khi cho ăn cá tạp, tỷ lệ sống từ 83 - 90%. Lan và
CTV. [49] đã thử nghiệm ương giống cá chim vây vàng cỡ 4,9 – 6,7 g/con trong
lồng với mật độ 222 con/m
3
, cho ăn thức ăn công nghiệp (protein 47% và lipid
15%), sau 30 ngày ương cá đạt cỡ 14,4 – 26,5 g, tỷ lệ sống 90%, năng suất 2,8 – 5,3
kg cá giống/m
3
, hệ số FCR từ 0,89 – 1,86. Ở giai đoạn tiếp theo (19 – 26 g/con), cá
được cho ăn thức ăn công nghiệp (protein 43% và lipid 12%), mật độ 96 con/m
3
,
sau 146 ngày nuôi đạt cỡ từ 577 – 640 g, tỷ lệ sống 99,2 – 99,5%, năng suất đạt

54,6 – 61,3 kg/m
3
, hệ số FCR từ 2,43 – 2,76.

×