Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

nghiên cứu sự ảnh hưởng của phương pháp kích thích sinh sản đến các chỉ tiêu sinh sản và chất lượng giống hầu thái bình dương (crassostrea gigas)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG







LƢƠNG HỮU TỒN





NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KÍCH THÍCH
SINH SẢN ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU SINH SẢN VÀ CHẤT LƯNG GIỐNG
HẦU THÁI BÌNH DƯƠNG (Crassostrea gigas)






LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chun ngành: Ni Trồng Thủy Sản
Mã số: 60 62 70











Nha Trang - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG







LƢƠNG HỮU TỒN





NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KÍCH THÍCH
SINH SẢN ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU SINH SẢN VÀ CHẤT LƯNG GIỐNG
HẦU THÁI BÌNH DƯƠNG (Crassostrea gigas)






LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chun ngành: Ni Trồng Thủy Sản
Mã số: 60 62 70




HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. LÊ MINH HỒNG





Nha Trang - 2013
i


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc; số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa
từng đƣợc sử dụng bảo vệ một học vị nào.





Tác giả




Lƣơng Hữu Toàn
ii


LỜI CÁM ƠN

Trƣớc tiên tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới các ngƣời thầy, cô
Trƣờng Đại học Nha Trang, đặc biệt các thầy, cô giáo đã giảng dạy lớp CHNTTS 2010
tại Viện nghiên cứu Hải sản. Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới TS. Lê
Minh Hoàng, ngƣời thầy đã hƣớng dẫn tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện luận
văn này.
Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành tới Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công
nhân viên Trung tâm giống thuỷ sản Hoa Động, Trại giống Hải sản Bến Bèo – Cát Bà
đã giúp đỡ tôi tận tình về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị để thí nghiệm cho
công trình nghiên cứu này.
Tôi xin đƣợc tỏ lòng biết ơn vô hạn tới Ban Lãnh đạo Trƣờng Trung cấp nghề
Thuỷ sản Hải Phòng nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập và làm đề tài.
Để hoàn thành đƣợc luận văn này, tôi xin gửi tới các bạn bè, đồng nghiệp, những
ngƣời đã luôn động viên, giúp đỡ cổ vũ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, với lòng biết ơn vô hạn, tôi xin đƣợc dành cho gia đình, bố mẹ
ngƣời đã có công sinh thành, giáo dƣỡng để tôi có đƣợc nhƣ ngày hôm nay. Những lời
động viên và chia sẻ từ ngƣời vợ yêu quý của tôi là nguồn sinh lực vô hạn đã giúp tôi
vƣợt qua mọi khó khăn trong cuộc sống cũng nhƣ học tập.


Hải Phòng, tháng 05 năm 2013
Tác giả



Lƣơng Hữu Toàn
iii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đặc điểm sinh học của hầu Thái Bình Dƣơng 3
1. 1. 1. Vị trí phân loại 3
1.1.2. Đặc điểm hình thái 3
1.1.3. Sinh thái phân bố và tập tính sống 4
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng 5
1.1.4.1. Đặc điểm dinh dƣỡng 5
1.1.4.2. Đặc điểm sinh trƣởng và các yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng đến sinh
trƣởng. 8
1.1.5. Đặc điểm sinh sản 12
1.2 Tình hình nghiên cứu về công nghệ sản xuất giống hầu C. gigas trên thế giới 13
1.3. Tình hình nghiên cứu về công nghệ sản xuất giống hầu C. gigas ở Việt Nam 14

1.4. Đặc điểm tự nhiên của địa điểm nghiên cứu 16
1.4.1. Vị trí địa lý của quần đảo Cát Bà 16
1.4.2. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn Cát Bà 16
1.4.2.1. Khí hậu 16
1.4.2.2. Thuỷ văn 16
1.4.2.3. Quá trình trao đổi nƣớc 17
1.4.3. Đặc điểm thuỷ hoá và chất lượng nước ở khu vực Cát Bà. 17
1.4.3.1. Nhiệt độ nƣớc. 17
1.4.3.2. Độ đục. 18
1.4.3.3. Độ mặn 18
1.4.3.4. pH 18
1.4.3.5. Hàm lƣợng một số muối dinh dƣỡng. 18
iv


1.4.3.6. Hàm lƣợng oxy hoà tan trong nƣớc biển. 19
1.4.3.7. Một số kim loại nặng 19
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 20
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 20
2.2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 20
2.2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm 21
2.2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của hầu TBD tại Cát Bà:
21
2.2.3.2. Nghiên cứu sự ảnh hƣởng của các biện pháp kích thích sinh sản đến các
chỉ tiêu: 21
2.3. Điều kiện cho thí nghiệm 26
2.3.1. Các thiết bị, dụng cụ dùng cho thí nghiệm 26
2.3.2. Chuẩn bị nguồn nước biển cho thí nghiệm. 26

2.3.3. Phương pháp lưu giữ giống tảo 27
2.3.3.1. Phƣơng pháp lƣu giữ trong bình thuỷ tinh 27
2.3.3.2. Lƣu giữ giống bằng cách cấy trên môi trƣờng thạch agar: 27
2.3.3.3. Cấy truyền 27
2.3.3.4. Nguồn nƣớc 28
2.3.3.5. Môi trường dinh dưỡng 28
2.3.4. Nuôi sinh khối tảo làm thức ăn cho hầu bố mẹ, hầu giống và ấu trùng 29
2.3.4.1. Nuôi sinh khối bé trong phòng lạnh 29
2.3.4.2. Nuôi sinh khối ngoài trời 30
2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu 31
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
3.1. Chuẩn bị hầu bố mẹ cho thí nghiệm 32
3.1.1. Lựa chọn hầu bố mẹ 32
3.1.2. Nuôi vỗ hầu bố mẹ 32
3.2. Kết quả kiểm tra tỷ đực cái của hầu bố mẹ theo các nhóm kích thƣớc 32
3.3. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ thành thục theo các nhóm kích cỡ 33
v


3.4. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ thành thục của hầu TBD theo các tháng trong mùa vụ
sinh sản 34
3.5. Kết quả nghiên cứu sự ảnh hƣởng của các biện pháp kích thích sinh sản đến các
chỉ tiêu sinh sản và chất lƣợng giống hầu TBD 35
3.5.1. Ảnh hưởng của các biện pháp kích thích sinh sản lên tỷ lệ đẻ 35
3.5.2. Ảnh hưởng của các biện pháp kích thích sinh sản lên tỷ lệ thụ tinh của hầu
TBD 36
3.5.3. Ảnh hưởng của các phương pháp kích thích sinh sản đến tỷ lệ nở của trứng
38
3.6.4. Kết quả ương nuôi ấu trùng hầu 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40

1. Kết luận 40
2. Kiến nghị 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

vi


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1. Chế độ cho ấu trùng ăn theo từng giai đoạn phát triển 6
Bảng 2.1: Loại thức ăn và lƣợng cho ăn theo từng giai đoạn phát triển của AT hầu 25
Bảng 2.2. Cở sở vật chất, trang thiết bị cho thí nghiệm 26
Bảng 2.3. Thành phần các môi trƣờng nuôi tảo 28
Bảng 3.1. Tỷ lệ đực cái của hầu C.gigas theo các nhóm kích cỡ 33
Bảng 3.2. Kích thƣớc và tỷ lệ thành thục 34
Bảng 3.3. Tỷ lệ thành thục theo các tháng trong mùa vụ sinh sản 35
Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của các biện pháp kích thích sinh sản lên tỷ lệ đẻ và sức sinh sản
hữu hiệu của hầu TBD 36

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Cấu tạo hình thái bên ngoài của hầu Thái Bình Dƣơng 4
Hình 1.2. Hình thái bên trong của hầu Thái Bình Dƣơnng 5
Hình 1.3. Vòng đời phát triển của hầu Thái Bình Dƣơng [6] 12
Hìn 1.4. Trứng thụ tinh 12
Hình 1.5. Trứng đang phân cắt 12

Hình 1.6. Ấu trùng Veliger (chữ D) 12
Hình 1.7. Ấu trùng tiền Umbo (đỉnh vỏ) 12
Hình 1.8. Ấu trùng sau Umbo (13 ngày) 13
Hình 1.9. Ấu trùng hậu Umbo (16 ngày) 13
Hình 1.10. Tuyến sinh dục của hầu Thái Bình Dƣơng đang phát triển 14
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu của đề tài 21
Hình 2.2. Lƣu giữ giống tảo 30
Hình 2.3. Nuôi sinh khối trong túi nilong 31
Hình 3.1. Tuyến sinh dục của hầu Thái Bình Dƣơng 34
Hình 3.2. Ảnh hƣởng của các phƣơng pháp kích thích sinh sản khác nhau lên tỷ lệ thụ
tinh tinh của hầu TBD 38
Hình 3.3. Ảnh hƣởng của các phƣơng pháp kích thích sinh sản khác nhau lên tỷ lệ nở
của hầu TBD 39
Hình 3.4. Ảnh hƣởng của các phƣơng pháp kích thích sinh sản khác nhau lên tỷ lệ
sống của ấu trùng hầu TBD 40









1


MỞ ĐẦU
Hầu là đối tƣợng đƣợc quan tâm trên thế giới vì giá trị dinh dƣỡng cao và thịt hầu có
thể chế biến đƣợc nhiều thực phẩm ngon. Hàng năm sản lƣợng hầu trên thế giới đạt trên

2,5 triệu tấn và có chiều hƣớng gia tăng mạnh theo thời gian, đặc biệt là hầu Thái Bình
Dƣơng (TBD) Crassostrea gigas tăng lên 3 lần là mức rất cao trong nuôi trồng thủy sản.
Theo công bố của FAO (2005) hầu TBD đƣợc xem là đối tƣợng chính trong cơ cấu loài
hầu nuôi trên thế giới, đạt tối đa 4.376.802 tấn, chiếm 97,3% tổng loài hầu nuôi [10].
Hầu TBD sinh trƣởng nhanh, khả năng phân bố rộng về mặt sinh thái và địa lý,
chúng có thể sống ở vùng nƣớc mặn từ 10 – 30‰. Ở Việt Nam, hầu TBD là đối tƣợng
nuôi mới đƣợc di nhập vào nƣớc ta mấy năm gần đây. Qua thời gian nuôi thử nghiệm
(năm 2007) tại vùng biển Cát Bà - Hải Phòng và vịnh Bái Tử Long - Quảng Ninh đã
cho thấy hầu TBD hoàn toàn thích nghi với điều kiện môi trƣờng nơi đây, tốc độ sinh
trƣởng nhanh, chỉ sau 8 tháng nuôi đã đạt kích thƣớc thƣơng phẩm. Đến nay đối tƣợng
này đã đƣợc nhiều ngƣời nuôi ven biển đƣa vào làm đối tƣợng nuôi chính vì đầu tƣ chi
phí thấp, thu hồi vốn nhanh và cho lãi suất cao. Hầu TBD có giá trị thƣơng phẩm trên
thị trƣờng hiện nay dao động 25.000 - 40.000đ/kg cả vỏ. Mặt khác, hầu TBD là loài ăn
lọc, thức ăn là vi sinh vật và mùn bã hữu cơ kích cỡ nhỏ khoảng 10µm nên hầu TBD
đƣợc coi là loài có vai trò làm sạch môi trƣờng, cân bằng sinh thái. Ở các vùng nuôi
thuỷ sản, hầu TBD thƣờng đƣợc nuôi ghép với các đối tƣợng thuỷ sản khác đã cho
thấy hiệu quả rất lớn về môi trƣờng [1].
So sánh với một số loài hầu bản địa đang đƣợc nuôi cho thấy hầu TBD có tính ƣu
việt hơn hẳn nhƣ: có tốc độ sinh trƣởng nhanh hơn, có vỏ mỏng, tỷ lệ phần thịt tƣơng
đối cao, trung bình đạt 20-25% khối lƣợng cơ thể. Nhờ đó, hầu TBD trong một vài
năm tới sẽ trở thành đối tƣợng nhuyễn thể chủ lực phục vụ xuất khẩu song song cùng
với con ngao [1].
Để đáp ứng nhu cầu nuôi ngày càng cao của ngƣời nuôi thƣơng phẩm thì vấn đề
con giống là rất quan trọng. Do đây là đối tƣợng đƣợc di nhập vào Việt Nam, nên
nguồn giống chủ yếu từ sản xuất giống nhân tạo. Vì vậy, sản xuất giống hầu TBD sẽ
mở ra hƣớng phát triển nghề nuôi thƣơng phẩm một cách bền vững. Trong quy trình
sản xuất giống hầu TBD, khâu kích thích hầu TBD bố mẹ phóng tinh – đẻ trứng là một
2



khâu quan trọng. Hiện nay có nhiều phƣơng pháp: Phơi khô, kích thích bằng nhiệt, sử
dụng hóa chất để gây sốc, Mỗi phƣơng pháp đều có ƣu, nhƣợc điểm khác nhau.
Nhằm đánh giá và tìm ra biện pháp tối ƣu nâng cao hiệu quả sản xuất giống hầu
TBD, đề tài “Nghiên cứu sự ảnh hƣởng các phƣơng pháp kích thích sinh sản đến
các chỉ tiêu sinh sản và chất lƣợng giống hầu Thái Bình Dƣơng (Crassostrea
gigas)” đƣợc thực hiện là cần thiết.
1. Mục tiêu của đề tài
+ Xác định đƣợc mùa vụ sinh sản của hàu và thời điểm thích hợp để tuyển chon
hầu cho sinh sản nhân tạo.
+ Xác định đƣợc phƣơng pháp kích thích cho đẻ hàu thích hợp thông qua các chỉ
tiêu tỷ lệ đẻ; tỷ lệ thụ tinh; tỷ lệ nở của trứng; tỷ lệ sống của của ấu trùng.
2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của hầu TBD tại Cát Bà: Tỷ lệ
đực cái, tỷ lệ thành thục theo kích thƣớc và theo mùa vụa nuôi.
Thử nghiệm kích thích hàu đẻ trứng bằng các phƣơng pháp khác nhau và đánh giá
thông qua các chỉ tiêu tỷ lệ đẻ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở của trứng, tỷ lệ sống của ấu trùng
các giai đoạn và đến con giống.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Cung cấp các thông tin khoa học về đặc điểm sinh học sinh
sản của hàu TBD, bổ sung các kiến thức về các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ
phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Ý nghĩa thực tiễn: Là tiền đề xây dựng quy trình sản xuất giống hàu TBD, đáp
ứng nhu cầu giống cho nuôi thƣơng phẩm, góp phần đa dạng hoá đối tƣợng nuôi, hạn
chế áp lực khai thác lên nguồn lợi tự nhiên, tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân.
3


CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học của hầu Thái Bình Dƣơng
1. 1. 1. Vị trí phân loại

Hầu Thái Bình Dƣơng đƣợc Thunberg phân loại vào năm 1793 nhƣ sau:
Ngành: Mollusca
Lớp: Bivalvia
Bộ: Ostreoida
Họ: Ostreidae
Giống: Crassostrea
Loài: Crassostrea gigas (Thunberg, 1793)









Hình 1.1. Cấu tạo hình thái bên ngoài của hầu Thái Bình Dƣơng
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Hầu TBD là loài có kích thƣớc lớn nhất trong các loài hầu trên thế giới:
Vỏ: Tƣơng đối lớn và không đều nhau giữa hai vỏ, chúng dài và có hình Ovan,
vỏ trái lõm hơn vỏ phải, những phím sọc đối xứng của hai vỏ thì bắt đầu từ những mấu
lồi của đỉnh vỏ, đƣờng gắn hai vỏ và mép ngăn cắt giữa chúng có hình gợn sóng và
hẹp. Cơ khép vỏ có hình bầu dục. Trên bề mặt trƣớc phần bụng và phần lƣng thƣờng
có những hốc lõm sâu. Màu vỏ ngoài hơi trắng vàng và có những sọc màu nâu, phía
trong vỏ có màu trắng sữa [6].
Nội tạng: những nép gấp trong xúc tu của màng áo có dạng hình nón và gấp 4 lần
chiều rộng, những nếp gấp giữa thì có 2 lớp trong và ngoài. Toàn bộ xúc tu có màu ngà
hoặc hơi vàng với những chấm nâu hoặc đen. Ruột màu đen, tim có màu ngà hơi vàng.
4













Hình 1. 2. Hình thái bên trong của hầu Thái Bình Dƣơng
1. Tim, 2. Cơ khép vỏ, 3. Hậu môn, 4. Vỏ phải, 5. Xoang nƣớc ra, 6. Mang, 7. Màng áo phải,
8. Màng áo trái, 9. Ruột, 10. Dạ dày, 11. Tuyến sinh dục, 12. Bản lề, 13. Miệng
1.1.3. Sinh thái phân bố và tập tính sống
Hầu TBD là loài bản địa của Nhật Bản, chúng phân bố từ 30- 45 vĩ độ Bắc của
Hàn Quốc và phân bố ở vùng biển phía Bắc của Nhật Bản. Hầu TBD đƣợc nhập vào
Mỹ 1920, Pháp năm 1966, đến năm 2003 chúng có mặt ở 64 nƣớc trên thế giới ở cả 5
Châu lục. Hiện nay, nó đã đƣợc tìm thấy phổ biến ở vùng biển của Pháp, Anh, Mexico,
Trung Quốc, Brazil… Byung Ha Park và ctv (1998) công bố: Hầu TBD phân bố từ 30
- 45 vĩ độ Bắc của Hàn Quốc [7, 9].
FAO (2003) công bố: Hầu TBD cũng là loài hầu phân bố vùng triều thấp đến độ
sâu 40m, sống bám trên bề mặt đá, rễ cây hay vỏ nhuyễn thể khác [10].
Hầu trƣởng thành sống cố định, bám vào bất kỳ vật thể cứng nào nhƣ đáy đá
cứng, đá, những vỏ hầu, san hô chết … ở khu vực thuỷ triều nƣớc giữa thuỷ triều cao
và thấp khoảng 3m hoặc ở giữa vùng nƣớc nông. Chúng thƣờng tập trung ở vùng cửa
sông, giới hạn nhiệt độ và độ mặn của chúng rộng cho phép có thể sống ở nơi có nhiệt
độ nƣớc khoảng 18 - 35
o
C, nhƣng thích hợp nhất từ 25 - 28

o
C, độ mặn lớn hơn 10ppt
hoặc nhỏ hơn 35ppt, nhƣng thích hợp nhất từ 20 - 25ppt. Mặc dù chúng có thể sống ở
độ mặn <10ppt và >35ppt [1, 5].
5


1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
1.1.4.1. Đặc điểm dinh dưỡng
Cũng giống nhƣ các loài nhuyễn thể khác, hầu TBD là loài ăn lọc thụ động.
Chúng bắt mồi trong quá trình hô hấp dựa vào cấu tạo đặc điểm của mang. Khi hô hấp
nƣớc có trong mang theo thức ăn ra bề mặt mang, các hạt thức ăn đƣợc giữ lại ở mang
bởi dịch nhờn đƣợc tiết ra từ các tiêm mao. Các hạt thức ăn có kích thƣớc nhỏ sẽ đƣợc
dịch nhờn cửa các tiêm mao quấn dần về phía miệng, còn hạt thức ăn quá lớn tiêm
mao không giữ đƣợc sẽ bị dòng chảy cuốn đi khỏi bề mặt mang, sau đó tập trung ở
mép màng áo và bị màng áo đẩy ra ngoài. Mặc dù hầu bắt mồi thụ động nhƣng cách
bắt mồi nhƣ vậy, chúng có thể chọn lọc thức ăn theo kích thƣớc phù hợp, những loại
thức ăn không thích hợp sẽ không đƣợc tiêu hóa và bị đẩy ra ngoài. Thức ăn của hầu
tƣơng đối đa dạng nhƣ: vi khuẩn, sinh vật nhỏ, mùn bã hữu cơ, tảo, trùng roi có kích
thƣớc dƣới 10 m. Hầu cũng có thể sử dụng đƣợc một số vật chất hòa tan trong nƣớc
và vật chất hữu cơ [1, 4, 5].
Quá trình chọn lọc thức ăn đƣợc thực hiện 4 lần theo phƣơng thức trên: Lần 1
xảy ra trên bề mặt mang, lần 2 xảy ra trên đƣờng vận chuyển, lần 3 xảy ra trên xúc
biện, lần 4 xảy ra tại manh nang chọn lọc thức ăn. Thức ăn sau khi đƣợc chọn lọc đƣợc
đƣa đến dạ dày để tiêu hoá, tại đây thức ăn đƣợc tiêu hoá một phần nhờ các men nhƣ:
Amilase, Lactase, Glycogenase, Lipase, Maltase, Protease Các thức ăn không thích
hợp sẽ đƣợc đẩy xuống ruột và thải ra ngoài qua hậu môn [4].
Trong giai đoạn ấu trùng, thức ăn phù hợp bao gồm: vi khuẩn, sinh vật nhỏ mùn
bãi hữu cơ, tảo khuê, tảo Silic (Bacillarophyta), trùng roi có kích thƣớc dƣới 10µm. Ấu
trùng có thể sử dụng vật chất hoà tan trong nƣớc và các vật chất hữu cơ. Các loài tảo

thƣờng gặp là Chaetoceros calcistran, C. muelleri, Nitzschia, Skeletonema, Isochrysis
galbana, Pavlova lutheri, Tetraselmis… vì kích cỡ phù hợp, dễ tiêu hoá, hàm lƣợng
dinh dƣỡng cao.
Các tác nhân ảnh hƣởng đến cƣờng độ bắt mồi của hầu là thuỷ triều, lƣợng thức
ăn và các yếu tố môi trƣờng (nhiệt độ, độ mặn ). Khi thuỷ triều lên, cƣờng độ bắt mồi
tăng, triều xuống cƣờng độ bắt mồi giảm, trong môi trƣờng có nhiều thức ăn thì cƣờng
độ bắt mồi thấp và ngƣợc lại khi môi trƣờng có ít thức ăn thì cƣờng độ bắt mồi cao.
6


Khi các yếu tố môi trƣờng trong khoảng thích hợp thì cƣờng độ bắt mồi cao và khi các
yếu tố môi trƣờng nằm ngoài khoảng thích hợp thì cƣờng độ bắt mồi thấp.
Nghiên cứu của Bys.w.Jeffrey và ctv [1] ở Tasmania (Úc) đã tìm ra loại thức ăn
bổ sung thích hợp cho ấu trùng hầu, đây là một dòng của loài tảo Parlova và tảo khô
Skeletonema sp. Tuy nhiên, khi tiến hành quan sát thì hầu vẫn tiêu hoá thức ăn bình
thƣờng nhƣng tốc độ sinh trƣởng và tỷ lệ sống giảm so với trƣờng hợp sử dụng các
loài tảo tƣơi. Vì vậy, tảo tƣơi vẫn là nguồn thức ăn không thể thiếu đối với sự sinh
trƣởng và TLS của ấu trùng các loài hai mảnh vỏ.
Nghiên cứu của Finn (2008) đã kết hợp giữa (C.mulleri) với các loài tảo làm thức
ăn thông thƣờng khác (T. isochrysis và P.lutherii) cho hầu đá (Saccostrea glomerata)
để theo dõi sự sinh trƣởng. Kết quả cho thấy tỉ lệ thức ăn thông thƣờng từ 30-80 % (trừ
50%) cho sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Khi kết hợp với tỉ lệ 50%
C. mulleri, 25% T. iso, 25% P. lutheri cho thấy tốc độ tăng trƣởng có sự sai khác có ý
nghĩa (P < 0,05) so với chỉ sử dụng các loài tảo thông thƣờng [12].
Darrell Hickey (1997) [7] đã mô tả chi tiết thời gian biến thái, kích thƣớc, mật độ
nuôi, chế độ chăm sóc ấu trùng ở Brazin trong điều kiện nhiệt độ 25
o
C nhƣ sau:
Bảng 1.1. Chế độ cho ấu trùng ăn theo từng giai đoạn phát triển
Giai đoạn

Tuổi
Kích
thƣớc
Mật độ
nuôi
Thức
ăn
Loại và lƣợng thức ăn
(lần/ngày)
Trứng
0 - 24h
55µm
100/ml
Không
Không
ÂT chữ D hay
đỉnh vỏ thắng
2-6 ngày
75 - 120
µm
10/ml
30.000
tb/ml
100% (I)
L
Hậu Veliger
7-14 ngày
130 -
200 µm
5-10/ml

50.000
tb/ml
70 I : 30 C
50 I : 50 C
70 C : 30 I
2
Veliger điểm
mắt
14-21
ngày
200 -
300 µm
5/ml
80.000
tb/ml
30 I : 70 C
2
Spat sớm
21 ngày
đến
4mm
5/ml
100.000
tb/ml
30 I : 70 C
1
Ghi chú: I: Isochrysis galbana; C: Chaetoceros calcitrans.
Tuy nhiên, các tác giả đã không công bố tỷ lệ sống của các giai đoạn ấu trùng
trong quá trình ƣơng. Với chế độ chăm sóc nhƣ vậy ấu trùng hầu TBD bắt đầu bám giá
thể khi đạt kích thƣớc khoảng 0,3 mm. Để đảm bảo có tỷ lệ sống cao ở vùng nuôi

thƣơng phẩm, nhiều nƣớc, hầu giống đƣợc nuôi giữ với điều kiện tốt trong trại giống
cho đến khi đạt kích thƣớc 3-5 mm rồi mới đƣa ra vùng nuôi. Sự phong phú thức ăn ở
7


các bể, ao ngoài trời trong các trại giống đã làm cho hầu con sinh trƣởng rất nhanh,
khỏe mạnh và nhanh chóng chuyển ra nuôi thƣơng phẩm
Các trại giống có thể nuôi hầu lớn từ 1mm đến 12 mm. Phƣơng pháp này làm
giảm tỷ lệ tử vong khi đƣa hầu ra bãi nuôi sớm. Khi hầu giống đạt kích thƣớc 12-
15mm, sản lƣợng có thể đạt tới 3 tấn/ha ở ngay trong ao ƣơng nếu điều kiện thức ăn
đảm bảo [1].
Theo Rico Vila và ctv, khi nuôi ấu trùng hầu đã nghiên cứu ảnh hƣởng của khẩu
phần hỗn hợp thực vật phù du lên sự tiêu thụ của vi tảo, sự phát triển của ấu trùng phù
du và ấu trùng đã xuống đáy. Tác giả đã dùng các loài tảo P. lutheri, I. affinis, I.
galbana, C. calcitrans để nuôi ấu trùng hầu. Kết quả cho thấy, khẩu phần thức ăn có
tỷ lệ: 25% I. galbana+75% C. calcitrans ấu trùng hầu sinh trƣởng tốt nhất. Tác giả
cũng đã xác định với khẩu phần hỗn hợp tảo nói trên, tuần đầu, mức tiêu thụ vi tảo của
ấu trùng hầu thấp nhất (< 10.000 tb/ấu trùng/ngày), từ ngày thứ 8-10 tiêu thụ 90.000
tb/ấu trùng/ngày. Từ ngày 20-21, mức tiêu thụ chỉ còn 40.000 tb/ấu trùng/ngày [4].
Emanuele Ponisa, nghiên cứu ảnh hƣởng của hỗn hợp 3 loài tảo: (P. lutheri + T.
iso + C. calcitrans) và (P. lutheri + T. iso + P. lutheri + C. calcitrans + T. iso + C.
calcitrans) đến sinh trƣởng của hầu (Crassotrea gigas) sau 14 ngày ƣơng hầu có tốc
độ sinh trƣởng nhanh hơn khi cho ăn kết hợp 2 loài tảo P. lutheri+ T. iso và T. Iso + C.
calcitrans (P < 0,05) [1].
Nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy việc sử dụng kết hợp 3 loại tảo Isochrysis
sp., Chaetoceros sp., Chroomonas sp. cho ấu trùng ăn ngay từ giai đoạn đầu giúp ấu
trùng sinh trƣởng nhanh do sự đa dạng chất dinh dƣỡng cần thiết cho ấu trùng chuyển
giai đoạn từ giai đoạn ấu trùng chữ D - Veliger sang giai đoạn Spat. Do đó, việc sử
dụng hỗn hợp các loài tảo sẽ cung cấp đủ các chất dinh dƣỡng cần thiết có trong các
loài tảo khác nhau [1, 5].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Thu (1998), Hà Đức Thắng và ctv (2006) về
nuôi một số loài đơn bào: Chaetoceros sp, Chaetoceros sp, Platymonas, N. occulata,
Chlorella, I. galbana, P. lutheri, Tetraselmis sp., Dunaliela sp làm thức ăn cho ấu
trùng điệp quạt, hầu cửa sông cho thấy, tốc độ tăng trƣởng nhanh và tỷ lệ sống đạt đƣợc
đều cao khi sử dụng các loài tào này [1].
8


Nghiên cứu của Lê Trung Kỳ và ctv trên đối tƣợng sò huyết (Anadara grasona)
với 3 loại thức ăn: Nanochloropsis sp, Chaetoceros sp và hỗn hợp 50% Chaetoceros
sp + 50% Nanochloropsis sp ở 3 mật độ 2000, 3000 và 4000 tb/ml để tìm ra thức ăn
thích hợp cho ấu trùng. Kết quả cho thấy sò có tỷ lệ sống và tốc độ tăng trƣởng nhanh
nhất khi cho ăn Nanochloropsis sp với mật độ 3.000 tb/ml. Đến giai đoạn sống đáy
cho ăn hỗn hợp loài tảo Nanochloropsis sp., Chaetoceros sp. và Isochrysis sp. ở mật
độ 10.000 tb/ml, sò có tỷ lệ sống cao [1].
1.1.4.2. Đặc điểm sinh trưởng và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng.
Giai đoạn ấu trùng: Theo Park và ctv (1998), nhiệt độ, thức ăn và độ mặn là yếu
tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển của ấu trùng khi nhiệt độ thấp, hầu
sinh trƣởng và biến thái chậm, thời gian phù du kéo dài, ở nhiệt độ 19 - 20
o
C giai đoạn
phù du của hầu kéo dài 3 tuần, trong khi đó ở 27
o
C là 10 ngày, độ mặn trong giai đoạn
này có thể dao động 14 - 37‰ nhƣng thích hợp nhất là 15 - 25‰. Do vậy, nên ấu
trùng đƣợc cung cấp thức ăn đầy đủ và các yếu tố môi trƣờng đƣợc duy trì thích hợp
thì kích thƣớc của ấu trùng có thể đạt tới 1,5 mm [4, 6].
Giai đoạn con giống: Cũng theo Park và ctv (1998) vỏ hầu sinh trƣởng nhờ vào
ion canxi trong nƣớc biển (0,4g/L). Hầu không cần thức ăn vỏ vẫn sinh trƣởng trừ khi
mức ion canxi trong nƣớc biển nhỏ hơn 20%. Tốc độ sinh trƣởng của vỏ hầu khác

nhau từng khu vực và chịu ảnh hƣởng bởi điều kiện môi trƣờng. Nhiệt độ nƣớc là yếu
tố ảnh hƣởng lớn nhất, vào mùa đông nhiệt độ quá thấp làm ảnh hƣởng tới sinh trƣởng
của vỏ nhƣng sinh trƣởng vẫn có thể diễn ra nhờ độ ấm của phần nƣớc cơ thể. Nhiệt
độ nƣớc cũng thể gây ra sinh trƣởng khác nhau của phần vỏ. Hầu sinh trƣởng phần thịt
kém vào mùa hè và đầu mùa thu, do thời gian này là mùa đẻ và tuỳ thuộc vào mức độ
phong phú của thức ăn và vị trí nuôi. Khối lƣợng khác nhau của phần mềm quan hệ
đến sự phát triển của tuyến sinh dục. Tuyến sinh dục càng phát triển thì phần mềm có
khối lƣợng lớn. Yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của thịt hầu là nhiệt độ nƣớc, chất
lƣợng thức ăn, sự đẻ trứng và mật độ quần thể. Điều quan trọng nhất là số lƣợng và
khối lƣợng thức ăn, số lƣợng và khối lƣợng thức ăn lại ảnh hƣởng bởi mức độ trao đổi
nƣớc và các điều kiện thời tiết nhƣ mƣa rào, tốc độ gió, thuỷ triều và hàm lƣợng dinh
dƣỡng mỗi vùng. Hầu TBD sinh trƣởng còn phụ thuộc vào tập tính sinh lý và sinh thái.
9


Vì vậy tuỳ từng vùng nuôi khác nhau thì hầu có tốc độ sinh trƣởng và độ dày vỏ khác
nhau [1, 3].
Nhiệt độ phù hợp cho sinh trƣởng của hầu là 25
o
C, độ mặn là 25 - 32‰. Theo
Lionent khi nghiên cứu chất lƣợng giống, vị trí nuôi và thời gian thả đã ảnh hƣởng tới
sinh trƣởng của hầu TBD tại Pháp, cùng một loài ở những vị trí nuôi khác nhau cho
tốc độ sinh trƣởng và tỷ lệ sống khác nhau và yếu tố chi phối chủ yếu là môi trƣờng
nuôi [1].
Huang và ctv nghiên cứu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc lên sinh trƣởng, tỷ lệ
sống và chuyển hoá của ấu trùng hầu trƣởng thành nuôi ở đảo Kinmen - Đài Loan cho
thấy hầu ngừng sinh trƣởng vào đầu tháng 10 đối với hầu nuôi treo và đầu tháng 12
đối với hầu nuôi trên các bề mặt của khối đá lớn hơn. Hầu nuôi đã có dấu hiệu yếu khi
gió mùa Đông Bắc với đặc điểm lạnh và thổi mạnh liên tục. Ông cho rằng nguyên
nhân chính là do con giống đƣợc nhập từ các vùng có nhiệt độ cao nên khi gặp gió

mùa hầu thƣơng phẩm đã không thích nghi phát triển [4].
Theo FAO nhiệt độ phù hợp cho sinh trƣởng của hầu 12-25
o
C, độ mặn 25-32‰.
Ngoài ion canxi góp phần sinh trƣởng phần vỏ thì tốc độ dòng chảy cũng ảnh hƣởng đến
sinh trƣởng của vỏ hầu vì tốc độ dòng chảy liên quan đến vấn đề thức ăn cho hầu. Hầu
sống ở nơi có dòng chảy nhanh lớn chậm hơn nơi có dòng chảy chậm [11].
Mật độ nuôi cũng ảnh hƣởng rõ rết đến sinh trƣởng của hầu: số lƣợng dây treo,
số cá thể trên dây treo, mật độ cá thể trên khay, trong túi phải tùy thuộc vào điều kiện
của từng khu vực nuôi. Do vậy, từng vùng nuôi khác nhau có tốc độ sinh trƣởng và độ
dày của vỏ khác nhau.
Hầu TBD rất nhạy cảm với sự thay đổi của độ mặn, chúng phản ứng lại với
những thay đổi độ mặn bởi một bộ điều chỉnh mức độ đóng mở của vỏ Geltsoft
(1964). Do đó độ mặn của nƣớc có vai trò lớn trong sự vận chuyển của nƣớc qua cơ
thể từ đó ảnh hƣởng trực tiếp tới quá trình ăn lọc của hầu.
Salwa Dridi và ctv nghiên cứu biến động về khối lƣợng và thành phần sinh hóa
của hầu TBD nuôi tại Tunisia (Úc). Kết quả cho thấy: khối lƣợng và thành phần sinh
hóa của hầu TBD nuôi ở đây khác nhau theo mùa và liên quan đến nhiệt độ, độ mặn,
Chlorophyllta; hàm lƣợng lipit thấp nhất từ tháng 12 đến tháng 2 (10-15
o
C) và tăng lên
trong mùa thu; protein biến động theo mùa và cao nhất từ tháng 5-7, ứng với nhiệt độ
10


15-25
o
C. Điều này lý giải thích hiện tƣợng hầu nuôi ở nơi có mùa Thu Đông thƣờng
béo và ngon hơn vùng chỉ có mùa hè [1].
Báo cáo của FAO (2003) cho thấy thời gian nuôi hầu thƣơng phẩm thƣờng kéo

dài từ 18-30 tháng, tuỳ thuộc vào từng khu vực, mức độ phong phú của thức ăn, điều
kiện môi trƣờng Cỡ hầu thu hoạch thƣờng có chiều dài vỏ > 75 mm, khối lƣợng thân
đạt 70-100 g [11].
Các giai đoạn phát triển của ấu trùng [1].
* Ấu trùng Veliger
Xuất hiện ấu trùng Veliger sau 16 - 24 giờ từ khi thụ tinh, ấu trùng có dạng chữ
D, có 2 nắp vỏ và có vành tiêm mao giữa 2 nắp vỏ, ấu trùng vận động nhanh nhờ sự
vận động của vành tiêm mao miệng. Giai đoạn này kéo dài từ 2 - 6 ngày và kích thƣớc
ấu trùng dao động từ 75-120 µm.
* Ấu trùng Umbo
Đặc trƣng của giai đoạn này là sự hình thành các cơ quan bao gồm: giai đoạn
Umbo sơ kỳ, bắt đầu xuất hiện mầm cơ khép vỏ. Quan sát trên kính hiển vi thấy ruột
và một đôi cơ quan trong suốt. Giai đoạn Umbo trung kỳ xuất hiện đỉnh vỏ, kích thƣớc
ấu trùng đạt 130 - 200 µm. Giai đoạn hậu kỳ đỉnh vỏ, ấu trùng xuất hiện điểm mắt,
kích thƣớc ấu trùng tăng nhanh, cuối giai đoạn Umbo hậu kỳ xuất hiện điểm mắt ở gần
phía đỉnh vỏ, một số cá thể hình thành chân bò, đây là dấu hiệu kết thúc giai đoạn sống
trôi nổi chuyển sang giai đoạn sống bám cố định. Trong sản xuất giống nhân tạo, đây
là thời điểm đặc biệt quan trọng trong việc thả vật bám để thu con giống bám.
* Ấu trùng bám
Sau khi xuất hiện chân bò, hoạt động bơi của ấu trùng giảm dần, ấu trùng chuyển
xuống bò dƣới đáy, lúc này vành tiêm mao và điểm mắt thoái hoá dần. Đặc trƣng của
giai đoạn này là sự hình thành các tơ chân, màng áo và một số cơ quan khác. Ấu trùng
chuyển sang hoàn toàn sống bám.
Kết thúc giai đoạn sống phù du, giai đoạn ấu trùng xuất hiện chân và bám, giai
đoạn này cũng chịu ảnh hƣởng của nhiệt độ là chủ yếu sau đó là độ mặn và tốc độ dòng
chảy. Tuy độ mặn, nhiệt độ tối ƣu nhƣng dòng chảy > 5 – 7 cm/s ấu trùng sẽ không bám
đƣợc.

11















Hình 1.3. Vòng đời phát triển của hầu Thái Bình Dƣơng [6].







Hình 1.4: Trứng thụ tinh (trái) và trứng đang phân cắt (phải)







Hình 1.4: Ấu trùng chữ D (Veliger, trái) và ấu trùng đỉnh vỏ (Umbo, phải)



12









Hình 1.4: Ấu trùng đỉnh vỏ 13 ngày (trái) và 16 ngày (phải)
1.1.5. Đặc điểm sinh sản
Hầu TBD là loài lƣỡng tính có yếu tố đực chín trƣớc, đàn hầu trẻ thƣờng là con
đực. Tuy nhiên, trong vùng nuôi có thức ăn phong phú đàn hầu cái chiếm ƣu thế. Khi
nguồn thức ăn nghèo và thiếu thì chúng chuyển thành hầu đực.
Cơ quan sinh dục của hầu có thể thấy rõ vào mùa sinh sản, lúc này tuyến sinh
dục đã phát triển có màu trắng sữa chứa đầy nang nội tạng. Tuyến sinh dục gồm 3 bộ
phận: Bao noãn là những nhánh chính của ống sinh dục ẩn trong mô liên kết dạng lƣới,
ống sinh dục gồm những ống nhỏ đối xứng 2 bên, xung quanh nội tạng là cơ quan
trọng yếu trong việc hình thành tế bào sinh dục, ống vận chuyển sinh dục là một ống
dẫn gồm nhiều ống sinh dục hợp lại bên trong có tiêm mao. Khi ống sinh dục mở ở
khe niệu sinh dục tại mặt bụng cơ khép vỏ nó có tác dụng vận chuyển trứng và tinh
trùng đã thành thục ra ngoài.









Hình 1.10. Tuyến sinh dục của hầu Thái Bình Dƣơng đang phát triển
Hầu TBD thành thục sau 2 năm, mùa vụ sinh sản từ tháng 6 đến tháng 8. Trong mùa
sinh sản, hầu có kích thƣớc 8 - 15cm , có tuyến sinh dục phát triển mạnh, khối lƣợng có
13


thể đạt 50% khối lƣợng cơ thể, hầu cái đẻ 50 - 200 triệu trứng/lần đẻ. Trứng có thể tồn
tại trong nƣớc 10 – 15 giờ, sau 3 - 4 tuần phát triển thành ấu trùng Spat. Cũng nhƣ loài
hầu sông của Việt Nam, thời gian đầu, ấu trùng sống phù du trong cột nƣớc, sau thời
gian biến thái sẽ lắng đáy và bám vào vật bám. Lúc này kích thƣớc ấu trùng đạt 300 –
330 µm. Thời gian biến thái của hầu phụ thuộc vào nhiệt độ, thức ăn, độ mặn [6].
Các nghiên cứu trƣớc đây của nƣớc ngoài cho rằng hầu lớn hơn 2 tuổi mới có
khả năng sinh sản. Tuy nhiên Việt Nam, hầu nuôi ở Vịnh Bái Tử Long sau 9 tháng
tuổi đã thành thục. Điều này có thể do các yếu tố môi trƣờng ở nƣớc ta có sự khác biệt
so với các nƣớc khác [5, 6].
1.2 Tình hình nghiên cứu về công nghệ sản xuất giống hầu TBD trên thế giới
Để xây dựng đƣợc quy trình sản xuất giống nhân tạo thì trong suốt thế kỷ XX đã
có rất nhiều nghiên cứu về đặc điểm sinh học của hầu cũng nhƣ các nghiên cứu về
thức ăn cho các loài thân mềm. Với nhiều nghiên cứu khác nhau đến năm 1991, Uting
và Spencer đã xây dựng hoàn thiện sơ đồ cung cấp tảo trong quá trình ƣơng nuôi các
loài động vật thân mềm, điều này đã giải quyết đƣợc những khó khăn của các trại sản
xuất giống, góp phần đem lại nhiều thành công trong sản xuất giống hầu nhân tạo [4].
Những tiến bộ kỹ thuật về sản xuất giống trên thế giới đều triển khai ở trại giống,
trong các bể trong nhà và cũng không công bố về tỷ lệ sống từ giai đoạn ấu trùng đến
con giống. Chƣa có công trình nào công bố về sản xuất giống hầu C. gigas ở hệ thống
ao bể ngoài trời mặc dù một số thông tin cho biết Trung Quốc và Đài Loan đã có công
nghệ đó. Năm 2003, nguồn giống tự nhiên vẫn chiếm khoảng 60%, giống sản xuất

trong các trại giống chiếm 40%. Giống tự nhiên đƣợc thu tƣơng tự nhƣ thu giống các
loài hầu khác: Dùng các vật bám nhƣ gỗ, đá, vỏ nhuyễn thể…đƣợc thả hoặc cắm
xuống khu vực hầu sinh sản để thu giống. Ấu trùng khi kết thúc giai đoạn sống phù du
sẽ bám vào các vật bám, trừ Nhật Bản có hầu C.gigas là loài bản địa, tất cả các nƣớc
khác giống tự nhiên chỉ có thể có sau một số năm du nhập về và phát triển nuôi trên
qui mô lớn. Do có lịch sử phát triển đã hàng chục năm nên ở hầu hết các nƣớc, nguồn
giống tự nhiên khá phong phú [1].
Helm và Bourne (2004) đã thành công trong việc đƣa ra quy trình sản xuất hầu
C.gigas. Rico và ctv (2006) đã nghiên cứu công thức trộn hỗn hợp tảo làm thức ăn cho
hầu C.gigas. Tiến bộ của phƣơng pháp sản xuất giống nhân tạo là thu hầu giống đơn.
14


Theo Cross và Kingzett (1992), sau khi nuôi ấu trùng hầu đến giai đoạn hậu ấu trùng
đỉnh vỏ lồi thì dùng LHG kích thích hầu xuống đáy mà không cần vật bám, hoặc dùng
bột vỏ hầu, bột vỏ điệp kích thƣớc 300-500µm. Với phƣơng pháp này chúng ta có thể
thu đƣợc con giống đơn phục vụ cho nghề nuôi hầu bằng khay hoặc bằng túi [1].
Ngoài giống thông thƣờng, nhiều nƣớc đã sản xuất giống tam bội thể tạo ra hầu
giống có tốc độ sinh trƣởng nhanh hơn, chất lƣợng thịt ngon hơn. Tuy nhiên, đến nay,
sản lƣợng hầu từ giống đa bội thể chiếm tỷ trọng không lớn.
1.3. Tình hình nghiên cứu về công nghệ sản xuất giống hầu TBD ở Việt Nam
Ở Việt Nam nghề nuôi hầu vẫn còn rất mới mẻ, nuôi hầu mới chỉ bắt đầu từ
những năm cuối thế kỷ XX. Sản lƣợng hầu nuôi ở nƣớc ta rất thấp chủ yếu là đánh bắt
ở tự nhiên (hầu cửa sông C. rivularis), công nghệ nuôi hầu cũng rất đơn giản phần lớn
là dựa vào con giống tự nhiên, sau đó quản lý vùng bãi triều và thu hoạch [3].
Nhận thức đƣợc giá trị của hầu C. gigas, năm 2001-2003 Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng Thủy sản I đã tiến hành thử nghiệm thành công sản xuất giống nhân tạo hầu biển
C. Gigas bằng công nghệ của Trung tâm nghề cá Cromila, bang New South Wales,
Australia. Tuy nhiên tỷ lệ sống từ trứng lên con giống đạt thấp (6 con cái, 10 con đực
tham gia sinh sản trong số 200 con chuyển sang). Tỷ lệ sống từ ấu trùng đến con giống

còn thấp (20 vạn con giống/12 triệu ấu trùng chữ D đạt 1,7%). [5]
Năm 2001-2004 đề tài KC06-NN14 của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I
đã xây dựng thành công quy trình sản xuất giống hầu (trên cả 3 đối tƣợng hầu: C.
rivularis, C. belchery, C. lugubris). Quy trình sản xuất giống hầu hoàn toàn chủ động
trong tất cả các khâu (Hà Đức Thắng, 2005) [3].
Năm 2006, Viện Nghiên cứu NTTS I kết hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn
Khoa học Kỹ thuật thủy sản Pauchen (Đài Loan), cùng với chuyên gia của Cục Thực
phẩm & Dƣợc phẩm Hoa Kỳ (FDA) khảo sát một số khu vực của vịnh Bái Tử Long
(Quảng Ninh). Đoàn đã xác định vịnh Bái Tử Long có đủ điều kiện thuận lợi để phát
triển nuôi hầu C. gigas đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu
đến nhiều thị trƣờng kể cả thị trƣờng Mỹ là thị trƣờng chỉ nhập hầu của 5 nƣớc trong
65 nƣớc nuôi hầu trên thế giới [1].
Cũng năm 2006, Viện Nghiên cứu Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I kết hợp với
Công ty đầu tƣ Phát triển sản xuất Hạ Long nhập hầu giống (cỡ 1,5 mm) từ Đài Loan
15


về nuôi thăm dò. Bè nuôi có kích thƣớc 10 x 10 m bằng tre luồng; mỗi bè có 5-7 phao
xốp (1 x 0,5 x 0,5 m). Dây treo dài 2-3 m, mỗi bè treo 500-550 dây. Nuôi đến tháng
6/2007 đạt chiều dài từ 45-60 mm, tỷ lệ sống có bè đạt > 60%. Đến tháng 9/2007, hầu
đã đạt kích thƣớc thƣơng phẩm từ 60-80mm sau 8 tháng nuôi. Kết quả thăm dò cho
thấy, vịnh Bái Tử Long có điều kiện môi trƣờng hoàn toàn phù hợp để phát triển nuôi
hầu C. gigas giống nhập từ Đài Loan.
Đầu tháng 8/2007, Viện Nghiên cứu Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I kết hợp
với Công ty Đầu tƣ phát triển sản xuất Hạ Long xin phép Bộ Thủy sản (nay là Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) nhập thêm hầu bố mẹ từ Đài Loan. Giấy phép
đƣợc cấp, nhập 10.000 con hầu giống trong 2 năm để nghiên cứu thực nghiệm và có
thể sản xuất. Đợt 1, nhập 400 con. Hai đàn hầu bố mẹ: một đàn đƣợc lựa chọn từ các
bè nuôi hầu thịt tại vịnh Bái Tử Long (9 tháng tuổi), một đàn 400 con (2 năm tuổi)
nhập từ Đài Loan đã đƣợc cho đẻ thăm dò. Kết quả thăm dò công nghệ nuôi và công

nghệ sản xuất giống tuy đã thể hiện tính khả thi và triển vọng phát triển nghề nuôi hầu
C. gigas. Tuy nhiên, còn những tồn tại hạn chế: Trong 5 đợt cho đẻ chỉ nuôi đƣợc 2
đợt ấu trùng, tỷ lệ sống của ấu trùng trong cùng một đợt sinh sản cũng khác nhau và
còn thấp (<2%) [1].
Năm 2009, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I triển khai đề tài
KC.06.18/06-10 “Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thƣơng phẩm hầu C.
gigas phục vụ xuất khẩu” tại Quảng Ninh và đến nay (2011) đã đƣợc nghiệm thu. Kết
quả nghiên cứu của đề tài đã tƣơng đối đầy đủ về sinh học sinh sản, công nghệ sản
xuất giống và nuôi thƣơng phẩm hầu C. gigas.
Nói chung, các công trình nghiên cứu về hầu TBD ở Việt Nam con chƣa nhiều so
với tiểm năng của nó đem lại cho cơ hội phát triển ngành thuỷ sản của nó, nhất là lĩnh
vực sản xuất giống. Đặc biệt, vấn đề trong tƣơng lai cần phải nghiên cứu sản xuất
giống hầu đa bội thì cần phải có một lƣợng ấu trùng lớn và có chất lƣợng. Tìm ra
phƣơng pháp kích thích hầu bố mẹ đẻ cho ấu trùng có chất lƣợng tốt phục vụ cho sản
xuất giống nhân tạo là cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay.
16


1.4. Đặc điểm tự nhiên của địa điểm nghiên cứu
1.4.1. Vị trí địa lý của quần đảo Cát Bà
Quần đảo Cát Bà cách trung tâm thành phố Hải Phòng 45km về phía Đông, cách
thành phố Hạ Long 25km về phía Nam, nằm trong khoảng toạ độ vĩ độ bắc 20
0
43'14''
- 20
0
51'45''– 20
0
51‟45‟‟ và kinh độ đông 107
0

02'45'' - 107
0
09'05''. Diện tích quần đảo
Cát Bà khoảng 9.200 ha [2].
1.4.2. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn Cát Bà
1.4.2.1. Khí hậu.
Vùng Cát Bà có đặc điểm khí hậu mang tính chuyển tiếp giữa khu vực vịnh Hạ
long và Cát Hải – Hòn Dáu.
Gió: Có chế độ gió mùa vùng ven biển với 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc
và gió mùa Tây Nam.
Mƣa: Mùa mƣa tập chung chủ yếu từ tháng 5 – 10, tổng lƣợng mƣa trung bình
khoảng 1772mm, chiếm 88% tổng lƣợng mƣa trung bình cả năm (khoảng 1992mm).
Lƣợng mƣa cao nhất vào tháng 8, khoảng 446mm.
Độ ẩm tƣơng đối: Trung bình năm đạt 82%, cao nhất là 88% vào tháng 3. Độ ẩm
cao vào tháng có mƣa phùn (tháng 2,3,4), độ ẩm thấp vào tháng 10,11, 12 là khoảng 73%.
Bốc hơi: Cao nhất vào các tháng trời hanh (tháng 10,11,12) và thấp nhất vào
tháng mƣa phùn (tháng 2,3,4). Lƣợng bốc hơi hàng năm khoảng 700 – 1200mm.
Nắng: Số giờ nắng trung bình cả năm là 1.600 giờ, tháng 10 có số giờ nắng nhiều
nhất, tháng 2 và 3 có số giờ nắng thấp nhất (42 – 47 giờ);
Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí thay đổi theo hai mùa gió, nhiệt độ cao nhất tuyệt
đối là 38
o
C vào tháng 7, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 5
o
C vào tháng 1, nhiệt độ trung
bình năm là 20
o
C.
Bức xạ: Lƣợng bức xạ tổng cộng cả năm là khoảng 105 – 115 Kcal/cm
2

, cao nhất
vào tháng 5 (12,3 Kcal/cm
2
) và thấp nhất vào tháng 2 (5,8 Kcal/cm
2
).
Bão và giông: Giông trong khu vực xuất hiện thƣờng trong khoảng tháng 5 – 9,
trung bình có khoảng 87 ngày dông trong một năm.
1.4.2.2. Thuỷ văn
Thuỷ triều: Khu vực Cát Bà có tính chất Nhật triều, biên độ cực đại là 4,3 m. <ỗi
tháng có 2 kỳ triều cƣờng, mỗi kỳ 11 – 13 ngày xen kẽ 2 kỳ triều kém mỗi kỳ 3-4 ngày.

×