Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

nhân giống rong mơ (sargassum polycystum c. ag) bằng bào tử trong phòng thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.49 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG







VŨ THỊ MƠ






NHÂN GIỐNG RONG MƠ
(Sargassum polycystum C. Ag) BẰNG BÀO TỬ
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM






LUẬN VĂN THẠC SĨ














Nha Trang - năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG






VŨ THỊ MƠ





NHÂN GIỐNG RONG MƠ
(Sargassum polycystum C. Ag) BẰNG BÀO TỬ
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM


Chuyên ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Mã số: 60 62 03 01




LUẬN VĂN THẠC SĨ




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ NHƯ HẬU



Nha Trang - năm 2013

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả của luận văn “Nhân giống rong mơ gai - Sargassum
polycystum C. Ag bằng bào tử trong phòng thí nghiệm” được thực hiện từ tháng 3 năm
2012 đến tháng 8 năm 2013 là chính xác. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày
trong luận văn là trung thực và chưa từng được tác giả nào công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Tác giả

Vũ Thị Mơ
















ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới tiến sĩ Lê Như Hậu – người
đã hết lòng, tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của ban lãnh đạo viện Nghiên cứu và
Ứng dụng Công nghệ Nha Trang cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của Cán bộ Phòng Vật
liệu Hữu cơ từ Tài nguyên Biển để bài luận văn được thực hiện trôi chảy.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nha Trang, khoa Nuôi
trồng Thủy sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập. Tôi xin
trân trọng cảm ơn quý thầy cô khoa Nuôi trồng Thủy sản, cùng các thầy cô giáo khác
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức khoa học quý báu.
Xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp 53CHNT2011 đã luôn giúp đỡ tôi trong thời
gian học tập và thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Nha Trang, tháng 7 năm 2013
Vũ Thị Mơ











iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 – TỔNG QUAN 4
1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA RONG MƠ - SARGASSUM 4
1.1.1. HÌNH THÁI VÀ CẤU TẠO 4
1.1.2. CÁC YẾU TỐ SINH THÁI ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG 4
1.1.2.1. Yếu tố động lực
4
1.1.2.2. Yếu tố thủy lý
5
1.1.2.3. Yếu tố thủy hóa 6
1.1.2.4. Yếu tố thủy sinh 7

1.1.3. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA BÀO TỬ 7
1.1.3.1. Sự phát tán 7
1.1.3.2. Sự di động
7
1.1.3.3. Quá trình bám 8
1.1.4. QUÁ TRÌNH PHÂN CẮT VÀ SỰ PHÁT SINH 9
1.1.4.1. Hình thành khối đa bào 9
1.1.4.2. Sự phát triển giai đoạn 9
1.1.5. SINH SẢN VÀ VÒNG ĐỜI 9

iv

1.1.5.1. Vòng đời của rong mơ – Sargassum 9
1.1.5.2. Sinh sản 10
1.1.6. MÙA VỤ, TĂNG TRƯỞNG, TÀN LỤI VÀ TÁI PHÁT TRIỂN 13
1.2.6.1. Mùa vụ 13
1.2.6.2. Tăng trưởng
13
1.2.6.3. Tàn lụi, tái phát triển
13
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG RONG MƠ (SARGASSUM) 13
1.2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI 13
1.2.1.1. Quá trình phát triển của hợp tử rong mơ
13
1.2.1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố lên quá trình phóng bào tử rong mơ
14
1.2.1.3. Ảnh hưởng của các yếu tố lên sự phát triển của rong mơ giai đoạn cây
mầm
16
1.2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM 20

CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 21
2.1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 21
2.1.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 21
2.1.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 22
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.2.1. SƠ ĐỒ KHỐI NGHIÊN CỨU 22
2.2.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TỬ RONG MƠ GAI 22
2.2.3. THÍ NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ LÊN QUÁ TRÌNH PHÓNG
VÀ THU BÀO TỬ RONG MƠ GAI 23
2.2.3.1. Ảnh hưởng của phương pháp phóng và thu bào tử lên số bào tử thu được
và tỉ lệ thụ tinh
23

v

2.2.3.2. Ảnh hưởng thời gian thu bào tử lên số bào tử, tỉ lệ thụ tinh
24
2.2.4. THÍ NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ LÊN MẬT ĐỘ BÁM, SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA RONG MƠ GAI GIAI ĐOẠN HỢP TỬ ĐẾN CÂY MẦM 25
2.2.5. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ LÊN SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA RONG MƠ GIAI ĐOẠN CÂY MẦM
26
2.2.5.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng muối dinh dưỡng lên sự phát triển rong
mơ gai giai đoạn cây mầm
26
2.2.5.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng lên sự phát triển rong mơ gai giai đoạn
cây mầm
26
2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 28

2.3.1. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG 28
2.3.2. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ SINH HỌC 28
2.4. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 28
CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TỬ RONG MƠ GAI 29
3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ LÊN QUÁ TRÌNH PHÓNG BÀO TỬ
RONG MƠ GAI 31
3.2.1. ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÓNG VÀ THU BÀO TỬ LÊN SỐ
LƯỢNG BÀO TỬ THU ĐƯỢC, TỶ LỆ THỤ TINH 31
3.2.1.1. Số lượng bào tử thu được ở các phương pháp cho phóng, thu khác nhau
31
3.2.1.2. Tỉ lệ thụ tinh ở các phương pháp phóng, thu bào tử khác nhau
32
3.2.2. ẢNH HƯỞNG THỜI GIAN THU BÀO TỬ LÊN SỐ BÀO TỬ THU ĐƯỢC
VÀ TỈ LỆ THỤ TINH
33
3.2.2.1. Ảnh hưởng thời gian thu bào tử lên số bào tử thu được
33
3.2.2.2. Ảnh hưởng thời điểm thu bào tử lên tỉ lệ thụ tinh
34

vi

3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ LÊN MẬT ĐỘ BÁM, SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
RONG MƠ GAI GIAI ĐOẠN HỢP TỬ ĐẾN CÂY MẦM 35
3.3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ LÊN MẬT ĐỘ BÁM CỦA RONG MƠ GAI35
3.3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RONG MƠ GAI 37
3.4. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RONG MƠ
GAI GIAI ĐOẠN CÂY MẦM 38
3.4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG MUỐI DINH DƯỠNG ĐẾN PHÁT TRIỂN

CỦA RONG MƠ GAI GIAI ĐOẠN CÂY MẦM 38
3.4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RONG MƠ GAI
GIAI ĐOẠN CÂY MẦM 41
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
4.1. KẾT LUẬN 44
4.2. KIẾN NGHỊ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45














vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3. 1: Tóm tắt quá trình phát triển hợp tử rong mơ gai 30
























viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1. 1: Vòng đời của rong mơ - Sargassum 10
Hình 2. 1: Rong mơ gai - S. polycystum C. Ag 21
Hình 2. 2: Sơ đồ khối phương pháp nghiên cứu 22
Hình 2. 3: Sơ đồ thí nghiệm ảnh hưởng của phương pháp phóng và thu bào tử lên số
bào tử thu được và tỉ lệ thụ tinh 23
Hình 2. 4: Sơ đồ thí nghiệm ảnh hưởng thời gian thu bào tử lên số bào tử, tỉ lệ thụ tinh
24

Hình 2. 5: Sơ đồ thí nghiệm ảnh hưởng của giá thể lên mật độ bám, sự phát triển của
rong mơ gai giai đoạn hợp tử đến cây mầm 25
Hình 2. 6: Sơ đồ nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng muối dinh dưỡng lên sự phát
triển rong mơ gai giai đoạn cây mầm 26
Hình 2. 7: Sơ đồ nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng lên sự phát triển của rong mơ gai
giai đoạn cây mầm 27
Hình 3. 1 Quá trình phát triển từ hợp tử đến cây mầm 2 mm (60 ngày)…… ………30
Hình 3. 2: Số bào tử ở các phương pháp cho phóng và thu khác nhau 31
Hình 3. 3: Tỉ lệ thụ tinh ở các phương pháp cho phóng và thu khác nhau 32
Hình 3. 4: Ảnh hưởng thời điểm thu bào tử lên số bào tử thu được 33
Hình 3. 5: Số bào tử thu được qua các ngày thí nghiệm 34
Hình 3. 6: Ảnh hưởng thời điểm thu bào tử lên tỉ lệ thụ tinh 34
Hình 3. 7: Mật độ bám của hợp tử ở các loại giá thể theo thời gian 35
Hình 3. 8: Tỉ lệ sống của hợp tử theo thời gian ở các loại giá thể 36
Hình 3. 9: Chiều dài toàn thân rong mơ gai trên các giá thể theo thời gian ở thí nghiệm
37
Hình 3. 10: Ảnh hưởng của hàm lượng muối dinh dưỡng lên sự phát triển rong mơ gai
giai đoạn cây mầm 39

ix

Hình 3. 11: Sự phát triển của rong lục theo nồng độ dinh dưỡng (tăng dần từ 1 đến 4)
40
Hình 3. 12: Sự phát triển của rong mơ theo nồng độ dinh dưỡng (tăng dần từ 1 đến 4)
40
Hình 3. 13: Sự phát triển của rong lục theo nồng độ dinh dưỡng tăng dần, (sau 2 tháng thí
nghiệm) 41
Hình 3. 14: Sự phát triển của rong mơ theo nồng độ dinh dưỡng tăng dần ( sau 2 tháng
thí nghiệm). 41
Hình 3. 15: Ảnh hưởng của ánh sáng lên sự phát triển rong mơ gai giai đoạn cây mầm 42

Hình 3. 16: Sự phát triển của rong lục theo cường độ ánh sáng (tăng dần từ 1 đến 4) 43
Hình 3. 17: Sự phát triển của rong mơ theo cường độ ánh sáng (tăng dần từ 1 đến 4) 43
Hình 3. 18: Sự phát triển rong lục theo cường độ ánh sáng tăng dần (sau 2 tháng thí
nghiệm). 43
Hình 3. 19: Sự phát triển rong mơ gai theo cường độ ánh sáng tăng dần (sau 2 tháng
thí nghiệm). 43













x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AS: Ánh sáng
KT: Kích thích
NT: Nghiệm thức
TĐ: Tác động


1


MỞ ĐẦU
Rong mơ là một nguồn lợi rong biển có sản lượng tự nhiên rất lớn, theo thống
kê sản lượng của chúng khoảng 20.000 tấn khô và đem lại một nguồn thu nhập cho
người dân ven biển khoảng 120 tỷ đồng [6].
Rong mơ có vai trò quan trọng trong sự cân bằng các hệ sinh thái ven biển như
giảm thiểu sự ô nhiễm dinh dưỡng trong môi trường nước ven bờ qua việc hấp thụ các
chất dinh dưỡng trong nước, làm nơi trú ngụ và bãi đẻ cho các loài hải sản có giá trị
như: tôm, cua, cá, mực, hải sâm, cầu gai… [7].
Hiện nay, bên cạnh rong mơ là nguồn nguyên liệu sản xuất Alginate, chúng
còn được sử dụng để chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học quý như các polyme sinh
học (Fucoidan, Laminaran, Polyuromannan, Alginate) và các chất chuyển hóa thứ cấp
như alkaloids, phlorotannin, acetogenins và terpenes [4]. Trong số các hợp chất kể trên
Fucoidan đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu nhiều nhất trong vòng 10 năm trở lại đây
nhờ các đặc tính sinh học đa dạng và mạnh mẽ như khả năng kháng khuẩn, kháng virut
(kể cả virut HIV), tăng cường hệ miễn dịch, chống đông tụ máu, chống huyết khối,
chống u (kể cả ung thư), chống viêm nhiễm [3].
Tại Việt Nam, những nghiên cứu cho thấy hàm lượng fucoidan của rong mơ tại
Việt Nam dao động trong khoảng 0,2 – 2 % khối lượng [2]. Viện Nghiên cứu và Ứng
dụng Công nghệ Nha Trang đã sản xuất Fucoidan thành một sản phẩm thực phẩm chức
năng dạng viên lưu hành trên thị trường [1]. Viện cũng đang triển khai đề tài thuộc Bộ
Khoa học và Công nghệ về chiết xuất hoạt tính sinh học phlorotanin trong rong mơ với
hoạt tính chống oxy hóa, chống viêm nhiễm, kháng vi sinh vật kiểm định, chống dị
ứng, chống ung thư, kháng vi rút HIV và điều hòa đường huyết của phlorotannin.
Tuy nhiên hiện nay, người dân ven biển của địa phương đang tiến hành khai
thác nguồn lợi này một cách ồ ạt theo lợi nhuận trước mắt với giá 7.000 - 8.500 đồng/
kg khô (như khai thác quá sớm so với mùa vụ sinh sản, không chừa lại phần gốc…)
mà chưa có một giải pháp nào để đảm bảo chất lượng và phát triển bền vững nguồn
nguyên liệu dược liệu quý giá này. Vì thế, nguồn lợi rong mơ bị giảm đi đáng kể,
nhiều nơi đã bị khai thác cạn kiệt thậm chí nhiều bãi rong mơ trở nên hoang hóa,

không có nguồn giống bố mẹ để phục hồi.

2

Trong kỹ thuật sản xuất giống các loài rong câu, rong sụn, rong nho có thể sử
dụng phương pháp nhân giống dinh dưỡng cho kết quả nhanh hơn so với các phương
pháp bằng bào tử. Tuy nhiên đối với rong mơ, các nước như: Nhật, Hàn Quốc, Trung
Quốc đã có phương pháp nhân giống cây con rong mơ bằng bào tử trong phòng thí
nghiệm và sau đó đem ra trồng ngoài tự nhiên cho mục đích phục hồi và sản xuất nuôi
trồng có kết quả tốt.
Ở Việt Nam, hiện nay chưa có cở sở nào nghiên cứu sản xuất giống rong mơ để
có nguồn giống phục vụ cho các giải pháp phục hồi cũng như nguồn giống để phục vụ
nuôi trồng nhằm góp phần phát triển bền vững các bãi rong mơ ở ven biển Việt Nam.
Việc trồng và phục hồi rong mơ không những bảo vệ nguồn lợi rong mơ mà còn bảo
vệ các nguồn lợi thủy sản khác sống trong các quần xã rong mơ như: tôm, cua, cá,
mực, ốc… Từ đó sẽ có được nguồn dược liệu rong mơ thu hoạch ổn định phục vụ sản
xuất dược phẩm, có được các nguồn lợi thủy sản khác như: cá, tôm, cua đi kèm trong
quần xã rong mơ giúp người dân ven biển tăng thu nhập, có cuộc sống ổn định, giảm
áp lực khai thác tự nhiên.
Trong 68 loài rong mơ phân bố ở Việt nam, rong mơ gai - Sargassum
polycystum là một loài vừa có đĩa bám vừa có rễ, sống nhiều năm [7]. Theo nghiên
cứu của Bùi Minh Lý (2009), rong mơ gai là loài có hàm lượng Fucoidan cao nhất
trong các loài rong phân bố ở miền Trung Việt Nam [3].
Do đó, việc chọn loài rong mơ gai để nhân giống phục vụ cho việc phục hồi bãi
rong mơ bị suy thoái và chủ động nuôi trồng nguồn dược liệu trên phạm vi cả nước là
hết sức cần thiết trước khi nguồn lợi bị cạn kiệt.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, tôi xây dựng đề tài: “Nhân giống rong mơ
gai - S. polycystum C. Ag bằng bào tử trong phòng thí nghiệm”.
Luận văn tiến hành gồm các nội dung:
1. Theo dõi quá trình phát triển của hợp tử rong mơ gai

2. Ảnh hưởng của các yếu tố lên quá trình phóng và thu bào tử rong mơ gai
- Ảnh hưởng của phương pháp phóng và thu bào tử lên số bào tử thu được và tỉ
lệ thụ tinh rong mơ gai
- Ảnh hưởng của thời gian thu bào tử lên số bào tử thu được và tỉ lệ thụ tinh
rong mơ gai

3

3. Ảnh hưởng của giá thể lên mật độ bám và sự phát triển của rong mơ gai giai đoạn
hợp tử đến giai đoạn cây mầm (2 cm)
4. Ảnh hưởng của các yếu tố lên sự phát triển của rong mơ gai giai đoạn cây mầm
(2 mm – 2 cm).
- Ảnh hưởng của hàm lượng muối dinh dưỡng lên sự phát triển của rong mơ gai
giai đoạn cây mầm (2 mm – 2 cm).
- Ảnh hưởng của ánh sáng lên sự phát triển của rong mơ gai giai đoạn cây mầm
(2 mm – 2 cm).
Mục tiêu của luận văn
Xác định các thông số kỹ thuật để sản xuất giống
1. Tìm hiểu quá trình phát triển của hợp tử rong mơ gai
2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng lên số bào tử thu được và tỉ lệ thụ tinh rong mơ gai
3. Xác định giá thể thích hợp của rong mơ gai
4. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát triển của rong mơ gai giai đoạn cây mầm
Ý nghĩa của luận văn:
Cung cấp số liệu làm cơ sở để nghiên cứu tương tự một số loài rong mơ khác.
Đưa ra quy trình nhân giống hoàn thiện loài rong mơ gai quy mô phòng thí nghiệm.











4

Chương 1 – TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA RONG MƠ - SARGASSUM
1.1.1. HÌNH THÁI VÀ CẤU TẠO
Rong mọc thành bụi lớn, tập trung thành đám rậm, cao 40 – 80 cm hoặc hơn,
màu nâu vàng hay nâu lục, khi khô thành màu đen, bàn bám dạng chùy tròn. Trục
chính dạng trụ tròn, dài 1 cm hay hơn, có nhiều mấu lồi ngắn. Từ thân trục chính mọc
ra nhiều nhánh bò, từ mặt bụng các nhánh bò mọc ra những nhánh ngắn có đầu phát
triển thành bàn bám phụ và ở trục chính mọc ra một số nhánh chính thẳng đứng dạng
trụ tròn, rộng 1 - 1,2 mm, cao 20 – 80 cm [7].
Nhánh thứ cấp mang nhiều chùm nhánh bên ngắn, nhỏ. Trên tất cả các nhánh
lớn và nhánh nhỏ đều có những gai ngắn. Lá hình bầu dục hay con thoi, mép răng có
răng cưa, nhiều ổ lông, gân giữa suốt đỉnh. Túi khí dạng hình cầu, đường kính
2 – 5 mm, thường mọc thành chùm, đỉnh có gai nhỏ. Thỏi sinh sản cái dẹp, có gai.
Thỏi đực dạng trụ tròn, chia nhánh hoặc không, không có gai [7].
1.1.2. CÁC YẾU TỐ SINH THÁI ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG
1.1.2.1. Yếu tố động lực
a. Thủy triều:
Thủy triều là hiện tượng lên xuống của nước biển có quy luật, vùng triều được
chia thành: trên triều, giữa triều, dưới triều. Thủy triều có ảnh hưởng tới sự phân bố của
rong biển. Do thành phần sắc tố khác nhau của ánh sáng trong các tầng nước và khả
năng hấp thụ các tia sáng khác nhau, nên sự phân bố của các ngành rong khác nhau.
Rong mơ - Sargassum thuộc ngành rong Nâu phân bố ở vùng dưới triều và giữa triều.
Sự lên xuống của thủy triều còn tác động đến quá trình phóng thích bào tử. Chu kỳ

phóng thích bào tử rong mơ phụ thuộc vào chu kì thủy triều [5].
b. Sóng gió
Những loài ưa sóng thường phân bố ở vùng sóng lớn, thường ở vùng triều. Nhóm
này có cơ quan bám phát triển, cấu tạo cơ thể rắn chắc. Quá trình bám của bào tử rong
biển phụ thuộc vào sóng gió. Những loài rong sống ở vùng sóng lớn, bào tử của nó
phóng ra thường có tốc độ bám nhanh hơn những loài phân bố vùng sóng êm. Sóng

5

gió còn là yếu tố có tác dụng cơ học cho quá trình phóng bào tử của rong [5].
c. Hải lưu
Hải lưu là sự di chuyển của nước biển có tính quy luật, có liên quan đến sự thay đổi
nhiệt độ của vùng nước. Hải lưu có ảnh hưởng lớn đến sự di động phát tán của bào tử rong,
đến hoạt động dinh dưỡng, sự phân bố của rong [5].
1.1.2.2. Yếu tố thủy lý
a. Chất đáy và nơi ở
Rong sống cố định thì trong quá trình sống chúng cần có địa bàn sinh
trưởng. Chất đáy của rong có thể là đáy cứng như tảng đá, đá cuội, san hô… hoặc
cơ thể thực vật khác cùng phân bố với chúng. Rong hấp thụ nước, muối khoáng từ
môi trường xung quanh chứ không phải từ chất đáy. Chất đáy chỉ giúp chúng cố
định ở một tầng nước nhất định trong quá trình sống để đảm bảo cho quá trình
quang hợp được tiến hành tốt [5].
Chất đáy có quan hệ đến quá trình hình thành cơ quan bám và khả năng bám
của rong biển. Rong sống ở vùng triều có cơ quan bám phát triển, thích bám trên các
dạng đáy cứng. Rong sống trong đầm nước lợ, cơ quan bám kém phát triển, chúng
thường sống tự do cài quấn hoặc một phần gốc vùi trong lớp bùn cát, một số loài sống
bám trên thực vật thủy sinh khác [5].
b. Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự phân bố của rong. Rong Việt Nam mang tính chất á
nhiệt đới và nhiệt đới từ Bắc vào Nam. Rong trong khu hệ này có kích thước tương đối

nhỏ, thời gian sinh sản sớm và không kéo dài, số lượng cá thể loài ít [5].
Nhiệt độ ảnh hưởng tới sinh trưởng của rong. Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp,
khi nhiệt độ tăng thì quá trình sinh trưởng của rong tăng và ngược lại. Yêu cầu nhiệt
độ thích hợp cho quá trình sinh trưởng của rong có khác nhau ở từng loài. Nhiệt độ
ảnh hưởng tới quá trình sinh lý của rong. Quá trình quang hợp và hô hấp của rong
được tiến hành thuận lợi trong phạm vi nhiệt độ thích hợp [5].
Nhiệt độ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của rong. Nhiệt độ thúc đẩy quá
trình sinh trưởng của rong và khi đạt đến giai đoạn sinh trưởng phát triển nhất định,

6

rong tiến hành sinh sản. Mùa vụ sinh sản của rong phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
Ở nước ta, mùa vụ sinh sản của rong xảy ra vào khoảng tháng 3 – 5 khi mà nhiệt độ
nước thích hợp cho quá trình hình thành cơ quan sinh sản của rong [5].
c. Ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng đến sự phân bố của rong theo chiều thẳng đứng. Rong Nâu
(Phaeophyta) có nhiều sắc tố phụ Phycophein và Fucoxanthyl thích ánh sáng da cam, vàng
thường sống ở tầng nước dưới triều đến độ sâu khoảng 30 – 60 m. Ánh sáng ảnh hưởng đến
sinh trưởng, sinh sản của rong. Ở Việt Nam, vụ đông xuân có cường độ chiếu sáng thích
hợp cho mùa vụ sinh trưởng của rong. Tùy loài mà yêu cầu ánh sáng cho quá trình quang
hợp và hô hấp là khác nhau [5].
1.1.2.3. Yếu tố thủy hóa
a. Độ mặn
Độ mặn ảnh hưởng tới sự phân bố của rong. Khoảng 90% giống loài rong Đỏ,
rong Nâu phân bố ở biển trong khi chỉ có 10 % giống loài rong Xanh phân bố ở nước
mặn lợ. Những loài rong đặc trưng của vùng triều và biển sâu, chúng là nhóm hẹp muối,
phân bố và sinh trưởng được ở những nơi có độ mặn cao khoảng 25 – 36 ‰ [5].
Độ mặn ảnh hưởng lên quá trình sinh trưởng của rong. Yêu cầu độ mặn thích
hợp cho quá trình sinh trưởng của rong khác nhau. Độ mặn còn ảnh hưởng đến quá
trình mọc mầm của rong [5].

b. Độ pH
Độ pH có ảnh hưởng tới đời sống của rong. Đa số các loài rong sinh trưởng và
phát triển bình thường trong điều kiện độ pH của môi trường đạt giá trị trung tính [5].
c. Muối dinh dưỡng
Trong quá trình sinh trưởng, rong không thể thiếu các loại muối dinh dưỡng
chứa N và P. Hai loại muối này còn thúc đẩy quá trình sinh sản của rong. Ngoài ra,
muối dinh dưỡng còn có tác dụng thúc đẩy sức chịu đựng với điều kiện môi trường bất
lợi ở rong [5].
d. Khí hòa tan
Các loại khí hòa tan trong nước, chủ yếu là CO
2
, O
2
, N
2
, NH
3
, H
2
S, CH
4
. Khí

7

CO
2
và O
2
có tác dụng trao đổi trong quá trình sống của rong. Sự tăng giảm hai loại

khí này có ảnh hưởng đến quang hợp của rong. Trong các thủy vực nước tù, do sự
phân hủy các hợp chất hữu cơ, hoặc do quá trình hoạt động của các vi khuẩn lưu
huỳnh khử sulfate trong nước lượng khí O
2
giảm trong khi CO
2
, H
2
S, CH
4
tăng lên, ức
chế quá trình sinh trưởng của rong [5].
1.1.2.4. Yếu tố thủy sinh
Nhiều loài rong là thức ăn cho một số động vật thủy sinh như Sargassum là
thức ăn cho bào ngư [5].
1.1.3. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA BÀO TỬ
1.1.3.1. Sự phát tán
Phát tán là quá trình bào tử thoát ra khỏi cơ thể mẹ ra ngoài môi trường nước.
Đó là biểu hiện của thời kì hậu sinh sản. Sự phát tán của bào tử tuân theo các quy luật:
Tháng phát tán: Mỗi năm chỉ có một tháng mà trong tháng đó bào tử được
phóng ra nhiều nhất. Quy luật này đúng với rong biển nhiều năm, có quy luật sinh
trưởng, sinh sản nhất định ở các tháng trong năm [5].
Con nước phát tán: Trong ngày triều cường, nước rút xuống ở mức thấp
nhất, thời gian cơ quan sinh sản của rong phơi ra ngoài không khí dài và số lượng
rong được kích thích khô tăng lên… Khi nước lên cao và xuống mạnh càng làm
tăng nhân tố cơ học nên bào tử phóng ra ngoài càng nhiều. Quy luật này đúng với
rong phân bố ở vùng triều [5].
Giờ phát tán: Vào ngày con nước cường, giờ phát tán trùng với giờ cao điểm
của con nước triều. Ngày thường, giờ phát tán trùng với giờ cao điểm của tổng hợp các
yếu tố: Nhiệt độ, độ mặn, chấn động… Căn cứ vào mùa vụ sinh sản và quy luật phát

tán của từng loài mà người ta dự báo lấy giống (vớt giống tự nhiên, kích thích cho
phóng bào tử) [5].
1.1.3.2. Sự di động
Sau khi phát tán khỏi cơ thể mẹ, bào tử di động một thời gian trước khi bám
vào vật bám. Các loại bào tử khác nhau có sự di động khác nhau. Bào tử di động chủ
động nhờ tiên mao. Bào tử bất động di động bị động nhờ tác động vận chuyển của

8

nước hoặc chuyển động biến hình. Thời gian di động của bào tử phụ thuộc vào yếu tố
ngoại cảnh, đặc biệt là nhiệt độ. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào độ chín muồi của bào
tử. Thời gian di động của bào tử được phóng thích nhân tạo ngắn hơn so với của bào tử
được phóng thích tự nhiên. Dựa vào sự di động của bào tử để xác định thả vật bám, đó
là đúng lúc bào tử ngừng di động. Điều này giúp cho bào tử bám được nhiều và tránh
bào tử rong tạp, sinh vật có hại chiếm nơi ở [5].
1.1.3.3. Quá trình bám
Sau khi di động, bào tử cố định vào vật bám để phân cắt, phát triển. Các loại bào
tử khác nhau có phương thức bám và hướng bám khác nhau [5].
- Phương thức bám
+ Bào tử động – trước tiên, tiên mao chúc xuống sát giá thể, bào tử bám sát và
rụng dần tiên mao.
+ Bào tử bất động – bào tử ép sát vật bám, bào tử bám sát vào vật bám.
- Hướng bám
+ Bào tử động – lúc đầu bào tử và vật bám tạo góc 45
o
, sau đó là 90
o

+ Bào tử bất động: Có 2 hướng bám
Loại hướng bám 90

o
: Trục thẳng góc trùng với trục bám/ trục phân cắt,
bào tử được gọi là bào tử bám có hướng/ có cực. Quá trình phân cắt hình thành
khối đa bào cân đối. Cơ thể hình thành dạng đơn nhánh.
Loại hướng bám khác 90
o
: Bào tử được gọi là bào tử bám không hướng/
không cực. Quá trình phân cắt hình thành khối đa bào không cân đối. Cơ thể
hình thành có dạng không phân nhánh.
- Phân biệt bào tử đã bám và chưa bám dựa vào các đặc điểm sau:
+ Bào tử chưa bám: Có dạng hình cầu, kích thước bé, chuyển động khi lay
động, có tiên mao (với bào tử động).
+ Bào tử đã bám: Có dạng hình đĩa dẹp, kích thước lớn, không chuyển động khi
lay động, không có tiên mao (với bào tử động).
Ứng dụng của việc phân biệt bào tử bám hay chưa bám để xác định thời điểm thu giống [5].

9

1.1.4. QUÁ TRÌNH PHÂN CẮT VÀ SỰ PHÁT SINH
1.1.4.1. Hình thành khối đa bào
Dù bào tử bám có cực hay không, phân cắt lần I là phân cắt dọc (quan sát từ
trên xuống) cho ra 2 tế bào. Phân cắt lần II, tùy loài mà có phân cắt dọc hoặc ngang,
hình thành 4 tế bào. Những lần phân cắt tiếp theo, không theo một quy tắc nhất định,
hình thành khối đa bào cân đối (có cực) hoặc không cân đối [5].
1.1.4.2. Sự phát triển giai đoạn
Từ khối đa bào trở đi, các giai đoạn khác nhau của cơ thể được tiếp tục phát
triển gọi là “phát triển giai đoạn”.
Do khối lượng tế bào và hình thành khối đa bào thay đổi nên sự phát sinh khác
nhau, làm cho hình thái cấu tạo của cơ thể trưởng thành cũng khác nhau. Nếu cơ thể
trưởng thành có cơ quan bám là hình đĩa giác bám thì dạng bám của khối đa bào chính

là cơ quan bám của cơ thể trưởng thành.
Sau khi hình thành cơ quan bám, ở trung tâm khối đa bào xuất hiện tế bào phân
sinh (tế bào mầm). Tế bào mầm phát triển thành mầm, cây mầm, và cuối cùng là cây
trưởng thành.
Rong biển cao đẳng: Có 2 dạng hình thái và 2 dạng cấu tạo. Đó là dạng phân
nhánh có cấu tạo đa trụ và không phân nhánh có cấu tạo đơn trụ do kết quả của 2 hình
thức phân cắt khác nhau [5].
1.1.5. SINH SẢN VÀ VÒNG ĐỜI
1.1.5.1. Vòng đời của rong mơ – Sargassum
Chu kỳ sinh sống bao gồm những cá thể đơn bội, sinh sản có thể bằng dinh
dưỡng bằng các đoạn nhánh như các loài sống trôi nổi trong vùng biển Đại Tây Dương
thành các thảm rong dày. Nhưng các loài sống bám vào các bãi triều đá, chúng có cách
sinh sản hữu tính bằng noãn và tinh tử. Sau khi noãn và tinh tử phóng ra ngoài môi
trường nước chúng thụ tinh thành hợp tử và bám vào giá thể. Hợp tử nẩy mầm và phát
triển thành cây trưởng thành trong mùa vụ kế tiếp. Chúng phân bố thành các quần thể
quan trọng trên các bãi triều đá. Rong mơ có vai trò quan trọng trong sự cân bằng các
hệ sinh thái ven biển như hấp thụ các chất dinh dưỡng trong nước giảm thiểu sự phì

10

dưỡng trong môi trường nước, làm nơi trú ngụ che chở cho nhiều động vật biển khỏi bị
ăn thịt cũng như là bãi đẻ cho chúng trong hệ sinh thái bãi triều. Ngoài ra chúng còn
cung cấp nguồn thực phẩm và nơi ươm nuôi ấu trùng, con non của các loài hải sản có
giá trị.

Hình 1. 1: Vòng đời của rong mơ - Sargassum [39].
1.1.5.2. Sinh sản
a. Cấu tạo cơ quan sinh sản
Đa số các loài rong mơ có cây đực và cây cái riêng (cây khác gốc). Khi đã tăng trưởng
đến kích thước tối đa (vào các tháng 3, 4, 5) các nhánh bên sẽ mọc ra nhiều nhánh thụ, ngắn,

có mang cơ quan sinh sản hình trụ, dẹp hay có hình ba cạnh gọi là đế (receptable), trong đó
các bộ phận sinh giao tử phát triển trong ổ gọi là sinh huyệt (conceptable) [7].
Thân bò (2n)

Đo

n (2n)

Sargassum

Th

bào t

(2n)

Cây cái (2n
)

Cây đ

c (2n)

Túi tinh (2n)

Túi noãn (2n)

Tinh trùng
(n)
Tr


ng (n)

H

p t

(2n)

Sinh
sản
dinh
dưỡng
Sinh
sản
hữu
tính

11

Tinh trùng: tinh trùng được sinh ra từ giao tử phòng đực, các giao tử phòng đực
đầu tiên được sinh ra ở đầu một sợi 3 tế bào có khả năng sinh sản. Các giao tử phòng
đực chứa tinh trùng. Giao tử phòng đực có thành dày, khi trưởng thành trở lên nhày. Bên
trong giao tử phòng đực ban đầu chứa một nhân lưỡng bội duy nhất và một vài tế bào
sắc tố. Nhân lưỡng bội phân chia sau đó phân bào để hình thành 64 nhân đơn bội. Các tế
bào sắc tố cũng phân chia. Mỗi nhân hình thành một tinh trùng. Một tinh trùng có cấu
tạo hình quả lê màu nâu nhạt. Hai bên có roi không bằng nhau. Roi trước ngắn hơn roi
sau, hạt nhân lớn, sắc tố bào giảm, có một điểm mắt. Như vậy có 64 tinh trùng trong
một giao tử phòng đực. Khi trưởng thành cửa của giao tử phòng đực trở lên nhầy, tinh
trùng phá vỡ lớp nhầy để phóng ra ngoài môi trường [39].

Noãn: chỉ có một vài noãn được sinh ra trong một giao tử phòng cái. Chúng
được hình thành trực tiếp từ các tế bào dinh dưỡng phát triển rất sớm trong giao tử
phòng cái. Bất kì tế bào dinh dưỡng nào cũng có thể hoạt động như một noãn ban đầu.
Các túi noãn còn non có nhân lưỡng bội dễ nhìn thấy, dày đặc tế bào chất và một số
giọt dầu. Nhân lưỡng bộ trải qua giảm phân và nguyên phân tạo ra 8 nhân đơn bội, 7
nhân bị thoái hóa còn lại một nhân phát triển và lớn lên [39].
Các giao tử phòng cái trưởng thành có hình elip, màng của giao tử phòng cái có 3
lớp, lớp ngoài cùng là exochite, lớp giữa là mesochite, lớp trong cùng là endochite. Lớp
giữa trở thành lớp nhầy. Khi lớp giữa trương phồng lên phá vỡ lớp exchite, từ đó noãn thoát
ra ngoài [39].
b. Các hình thức sinh sản
Đa số các loài rong mơ phân bố ở vùng triều ven biển chỉ sống một năm. Chúng
phát triển mạnh mọc thành những cánh “rừng” từ tháng 2 đến tháng 8, sau đó sẽ bị
sóng đánh nhổ, đánh đứt hay tàn lụi, trôi nổi khắp mọi nơi. Các bãi rong mơ lúc này
chỉ còn lại nền đá tảng hay san hô trơ trụi. Trong các vũng vịnh, một số loài có thể tồn
tại quanh năm như rong mơ gai - S. polycystum nhờ cách sinh sản dinh dưỡng nhưng
không nhiều lắm và trữ lượng không đáng kể. Rong mơ có hai cách sinh sản: Sinh sản
dinh dưỡng và hữu tính [7].
- Sinh sản hữu tính:
Là cách sinh sản chủ yếu của tất cả các loài rong để tạo thành các bãi rong. Đa số
các loài có đế đực và cái trên hai cây khác nhau (cây khác gốc), một số khác có đế đực

12

và cái trên cùng một cây. Khi rong đạt kích thước và chiều dài tối đa, chúng sẽ mọc ra
các nhánh ngắn gọi là nhánh thụ, trên đó chủ yếu mọc ra các cơ quan sinh sản. Giao tử
đực còn gọi là tinh trùng sẽ được phóng thích khỏi giao tử phòng đực, bơi lội được. Giao
tử cái gọi là trứng hay noãn cầu sẽ được phóng thích khỏi giao tử phòng cái. Noãn cầu
thường có kích thước khá lớn, đến vài ba trăm µm, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Sự thụ tinh chỉ xảy ra với các giao tử đã được phóng thích. Noãn cầu sau khi thoát ra

thường có một lớp nhầy dính chung quanh đế cái. Quan sát các noãn cầu này dưới kính
hiển vi chúng ta thấy hầu hết chúng đã thụ tinh và bắt đầu phân cắt [7].
Quá trình thụ tinh: noãn của Sargassum không phóng ra ngoài môi trường
nước, nó vẫn còn bao phủ bởi lớp nhầy và bám vào đế cái, nó thu hút một lượng lớn
tinh trùng tự do bơi lội tới, một số lượng lớn tinh trùng bám vào bằng roi trước. Một
tinh trùng phá vỡ được lớp nhầy và lỗ noãn của noãn cầu. Trứng được thụ tinh có một
hạt nhân lưỡng bội gọi là hợp tử. Trứng đã thụ tinh phát triển, nảy mầm vẫn có lớp
nhầy bao quanh và gắn vào đế cái [7]. Sau một thời gian lớp nhầy tan, giai đoạn đầu
của quá trình nẩy mầm thì hợp tử rơi xuống, bám vào giá thể [39]. Sự phát triển của
trứng thụ tinh ở rong mơ còn được dùng cho các thí nghiệm nghiên cứu về phôi sinh
học do có kích thước lớn và dễ quan sát. Hợp tử phát triển và bám lên bờ đá, vật bám
san hô chết…, phát triển thành cây mầm. Cây mầm mọc rất chậm cho đến giai đoạn
dài chừng 4 – 5 cm chúng mới phát triển nhanh thành cây rong mơ và cứ như vậy phát
triển cho trọn chu kỳ một năm. Các bãi rong mơ ở vùng triều là do cách sinh sản hữu
tính này tạo nên [7].
- Sinh sản dinh dưỡng.
Sự sinh sản dinh dưỡng của rong mơ chỉ xảy ra ở một số loài tùy điều kiện môi
trường và ít quan trọng đối với nguồn lợi. Ở loài S. polycystum có hệ thống rễ bò. Các
rễ bò này giống như các nhánh bò sát vật bám, trên đó có mang các lá nhỏ. Ở nách các lá
sẽ nảy chồi tạo ra đĩa bám mọc thành một cây rong mới [7].
Sự sinh sản dinh dưỡng còn nhờ phần gốc. Ở các loài S. microcystum,

S. polycystum sau khi phần nhánh bị sóng đánh đứt hay tàn đi, phần trục chính và đĩa
bám còn giữ lại và mọc ra các nhánh chính khác, tạo ra cây rong nhưng cách sinh sản
này không nhiều [7].

13

1.1.6. MÙA VỤ, TĂNG TRƯỞNG, TÀN LỤI VÀ TÁI PHÁT TRIỂN
1.2.6.1. Mùa vụ

Mùa vụ rong mơ rất rõ, chúng phát triển mạnh nhất từ tháng 12 đến tháng 7 năm
sau. Mùa vụ này có thay đổi tùy vùng, tùy độ sâu và có xê dịch chút ít tùy năm nhưng
thể hiện rất rõ. Các loài mọc ở vùng triều ven bờ có độ sâu kém, thường phát triển sớm,
có kích thước tối đa và trưởng thành vào tháng 3, 4 đến tháng 5 hầu hết chúng đã bị
chết. Ở các vùng sâu, ven các đảo, các rạn ngầm, các mũi đá ngoài xa, rong mơ mọc
chậm hơn, trưởng thành vào các tháng 6, 7 và bị sóng nhổ, tấp vào tháng 8. Trong vùng
điều tra vào khoảng tháng 8 hầu hết các loài đều tàn lụi. Từ tháng 9 đến tháng 11, các
bãi rong mơ đều trơ trụi, cây con mới mọc. Một số loài như S. polycystum
,
S. microcystum… nơi ít sóng có thể sinh sản dinh dưỡng tồn tại qua năm, nhưng các
quần xã này không nhiều và không đáng kể cho nguồn lợi [7].
1.2.6.2. Tăng trưởng
Các loài rong mơ có thời gian tăng trưởng ban đầu rất lâu so với chiều dài và
khối lượng của chúng. Từ lúc hợp tử phát triển thành cây con có thể nhìn thấy bằng mắt
thường vào các tháng 7, 8 cho đến lúc rong bắt đầu mọc nhánh chính (dài 1 – 2 cm) phải
trải qua thời gian 4 - 5 tháng. Khảo sát sự tăng trưởng theo chiều dài của một số loài
rong mơ ở Hòn Chồng cho thấy cây con có thể nhìn bằng mắt thường vào tháng 7, đến
tháng 11 rong mới dài 1 – 2 cm, nhưng sau đó từ tháng 12 trở đi rong mọc rất nhanh [7].
1.2.6.3. Tàn lụi, tái phát triển
Sau khi đã đạt kích thước tối đa và phóng thích giao tử, rong sẽ bị sóng nhổ hay
tàn lụi. Điều này là quy luật đối với rong sinh sản hữu tính. Ngoài ra trong suốt quá trình
sống mặc dù chưa đạt kích thước tối đa rong vẫn bị các đợt sóng mạnh nhổ và tấp nhưng
không nhiều. Vì vậy trên các vùng rong mơ phân bố dày đặc từ tháng 1 đến tháng 6, còn
các tháng còn lại trong năm, vật bám trơ trọi [7].
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG RONG MƠ (SARGASSUM)
1.2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1.1. Quá trình phát triển của hợp tử rong mơ
Năm 2008, Ziguo Zhao và cộng sự đã nghiên cứu sự phát triển sớm của cây

×