B GIO DC V O TO
TRNG I HC KINH T QUC DN
*****
Đề tài NGHIấN CU Khoa học cấp cơ sở
Phát triển dịch vụ bảo hiểm vi mô cho khu vực
nông nghiệp và nông thôn Việt Nam: nghiên cứu trờng
hợp công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển Nông thôn Việt Nam
Mó s: T2011.14
chủ nhiệm đề tài: ts. nguyễn thị hải đờng
Cỏc thnh viờn:
1. TS. Nguyn Th Chớnh
2. TS. Phm Th nh
3. NCS. Tụ Thiờn Hng
4. NCS. Trnh Chi Mai
H NI - 2012
MỤC LỤC
Bảng 1.2: Phạm vi bảo hiểm của sản phẩm bảo vệ tài chính gia đình qui mô nhỏ 22
Bảng 4.1: Các sản phẩm bảo hiểm con người 60
Bảng 4.2: Các sản phẩm bảo hiểm tài sản 61
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC BẢNG:
Bảng 1.2: Phạm vi bảo hiểm của sản phẩm bảo vệ tài chính gia đình qui mô nhỏ 22
Bảng 1.2: Phạm vi bảo hiểm của sản phẩm bảo vệ tài chính gia đình qui mô nhỏ 22
Bảng 4.1: Các sản phẩm bảo hiểm con người 60
Bảng 4.1: Các sản phẩm bảo hiểm con người 60
Bảng 4.2: Các sản phẩm bảo hiểm tài sản 61
Bảng 4.2: Các sản phẩm bảo hiểm tài sản 61
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các hộ gia đình, các cơ sở, đơn vị sản xuất nhỏ trong khu vực nông nghiệp và
nông thôn là những chủ thể dễ bị tổn thương và dễ bị sốc trước những rủi ro đe dọa
đến sức khỏe và tài sản và hoạt động sản xuất. Thu nhập của các chủ thể này còn
thấp, tích luỹ không cao hoặc thậm chí không có và phần lớn trong số họ có duy
nhất công cụ để đối phó với những rủi ro trên đó là tiết kiệm hoặc các khoản vay
nhỏ. Trên thực tế, các khoản tiết kiệm hoặc vay mượn của họ không đủ để chi trả
cho những rủi ro bất ngờ và không lường trước được đe dọa đến sức khỏe: ốm đau,
bệnh tật, tai nạn; hay các tổn thất về tài sản mùa màng, như: dịch bệnh vật nuôi cây
trồng, thiên tai phá hoại mùa màng, nhà cửa Khi được hỏi đến việc sử dụng bảo
hiểm đa số các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất nhỏ ở khu vực nông nghiệp và
nông thôn cho rằng “bảo hiểm chỉ giành cho người giàu” hoặc họ không biết về bảo
hiểm hoặc không tin tưởng vào bảo hiểm hoặc không biết có thể tiếp cận với dịch
vụ bằng cách nào. Chính bản thân những người này không biết rằng họ có thể sử
dụng một công cụ bảo vệ bản thân và gia đình một cách hiệu quả đó là “dịch vụ bảo
hiểm cho vi mô”. Dịch vụ bảo hiểm này bao gồm các sản phẩm bảo hiểm sức khoẻ,
tai nạn, tử vong; bảo hiểm cho các khoản vay tín dụng; bảo hiểm nông nghiệp… Tất
cả các sản phẩm bảo hiểm này đều hướng đến khách hàng là các hộ gia đình, các cơ
sở sản xuất nhỏ trong khu vực nông nghiệp và nông thôn.
Tại Việt Nam, bảo hiểm vi mô mới chủ yếu dừng lại ở mức thí điểm kết hợp
giữa một số chương trình tài chính vi mô với một số doanh nghiệp bảo hiểm. Các
sản phẩm còn nghèo nàn, các kênh phân phối chưa có hiệu quả hoặc không phát
huy được tác dụng. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài: “Phát triển dịch vụ bảo hiểm vi
mô cho khu vực nông nghiệp và nông thôn Việt Nam: nghiên cứu trường hợp
công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Việt Nam” là hướng nghiên cứu quan trọng và có giá trị ứng dụng cao. Việc tập
trung nghiên cứu vào trường hợp của công ty Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam (ABIC) dựa trên lợi thế của doanh nghiệp này so
với các doanh nghiệp bảo hiểm khác trên thị trường khi họ có lợi thể tiếp cận khách
hàng của ngân hàng NN và PTNN Việt Nam. Đề tài cũng giải quyết câu hỏi nên
phát triển mô hình bảo hiểm vi mô tại ABIC theo hướng nào để có thể khai thác tối
đa tiềm năng thị trường, đem lại lợi ích cho bản thân doanh nghiệp, cho Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và cho khách hàng của họ: các hộ
gia đình, các đơn vị sản xuất trong khu vực nông nghiệp và và nông thôn Việt Nam.
2. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu 3 vấn đề cơ bản:
- Làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến dịch vụ bảo hiểm cho người có thu
nhập thấp trong lĩnh vực bảo hiểm thương mại: các mô hình liên kết, sản phẩm, hệ
thống phân phối, cơ sở pháp lý ảnh hưởng đến hoạt động bảo hiểm vi mô;
- Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển dịch vụ bảo hiểm vi mô cho khu
vực nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam tại ABIC;
- Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ bảo hiểm vi mô tại ABIC trong thời
gian tới.
Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:
- Bảo hiểm vi mô có sự khác biệt thế nào so với các sản phẩm bảo hiểm
thương mại thông thường?
- Hiện tại ABIC đã phát triển dòng sản phẩm bảo hiểm này thế nào?
- Nên phát triển dịch vụ bảo hiểm vi mô cho khu vực nông nghiệp và nông
thôn Việt Nam tại ABIC theo hướng nào: mô hình phân phối nào thì phù hợp? phát
triển các sản phẩm nào?
- Các qui định pháp lý ảnh hưởng thế nào đến việc phát triển dịch vụ bảo hiểm
vi mô cho khu vực nông nghiệp và nông thôn Việt Nam tại ABIC?
4
- Cần những điều kiện gì để phát triển dịch vụ bảo hiểm vi mô cho khu vực
nông nghiệp và nông thôn Việt Nam tại ABIC?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là dịch vụ bảo hiểm vi mô cho khu vực nông nghiệp và
nông thôn và các nhân tố tác động đến việc phát triển dịch vụ này, như: môi trường
pháp lý, thị trường tiềm năng, điều kiện cơ sở kỹ thuật,…
- Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở,
phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển dịch vụ bảo
hiểm vi mô cho khu vực nông nghiệp và nông thôn Việt Nam tại ABIC do đây là
công ty bảo hiểm có lợi thế có thể tiếp cận đối tượng khách hàng tại khu vực nông
nghiệp và nông thôn Việt Nam qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận của đề tài: Đề tài được tiếp cận nghiên cứu từ góc độ nghiên
cứu độc lập, nhóm tác giả tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng và tiềm năng
phát triển của dịch vụ bảo hiểm cho người có thu nhập thấp tại ABIC. Trên cơ sở
nghiên cứu các mô hình phát triển bảo hiểm vi mô tại các nước và Việt Nam, xây
dựng mô hình và sản phẩm phù hợp cho trường hợp của ABIC.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu dịch vụ bảo hiểm vi mô.
Để làm rõ các mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ sử dụng phương pháp thu thập số liệu,
phương pháp so sánh, phương pháp phân tích định tính. Nghiên cứu chủ yếu sử
dụng các số liệu từ các cơ quan quản lý Nhà, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam ngoài ra số liệu từ các doanh nghiệp bảo hiểm cũng là một
nguồn số liệu quan trọng trong nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu cũng sẽ sử dụng mô
hình phân tích SWOT để làm rõ cơ hội và thách thức khi phát triển dịch vụ bảo
hiểm vi mô tại ABIC.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM VI MÔ
1.1. Khái niệm về bảo hiểm vi mô
Bảo hiểm vi mô (micro-insurance) là một khái niệm tương đối lạ trên thị
trường, trên thực tế bảo hiểm vi mô thường gắn với các chương trình, dự án tài
chính vi mô hoặc các tổ chức tương hỗ của các đối tượng có thu nhập thấp.
Theo Chuchill (2007), chuyên gia chuyên gia có rất nhiều công trình nghiên
cứu về bảo hiểm vi mô nói chung và bảo hiểm vi mô tại rất nhiều quốc gia của Tổ
chức Lao động Quốc tế (ILO): “Bảo hiểm vi mô là một loại hình bảo hiểm bảo vệ
những người có thu nhập thấp trước những rủi ro đổi lại họ phải đóng một khoản
phí cho từng loại rủi ro mà họ tham gia”
1
.
Tương tự như Chuchill, công ty bảo hiểm ALLIANZ AG, tổ chức GTZ và
UNDP (2006) Chỉ ra rằng “bảo hiểm vi mô được thiết kế đặc biệt để bảo vệ những
người có thu nhập thấp, với các sản phẩm bảo hiểm thích hợp để giúp họ đương đầu
và được bảo vệ khỏi các rủi ro chung”
2
.
Cùng quan điểm trên, Roth, McCord và Liber (2007), định nghĩa “bảo hiểm vi
mô là việc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm đến những người có thu nhập thấp”
3
Về bản chất bảo hiểm vi mô cũng giống bảo hiểm thông thường, tuy nhiên sự
khác biệt nằm ở chỗ khách hàng mục tiêu của bảo hiểm vi mô là những người có
thu nhập thấp do vậy đòi hỏi sản phẩm bảo hiểm phải đơn giản, dễ hiểu và phí thấp.
Các nghiên cứu của UNDP, ILO hay các đánh giá của Munich RE, v.v. tại các
nước như Ấn độ, Indonesia, Bangladesh, Urganda,… đều cho thấy bảo hiểm vi mô
thực sự có ích đối với những người có thu nhập thấp, hỗ trợ họ trong hoạt động
chăn nuôi, sản xuất cũng như đối đầu với các rủi ro trong cuộc sống hàng ngày.
Các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô rất đa dạng. Có thể là những công ty
bảo hiểm lớn có tiếng như AIG, Uganda, Delta Life (Bangladesh), ALLIANZ,v.v.
ứng dụng công nghệ hiện đại vào bảo hiểm vi mô và có được lợi thế về qui mô, hay
1
Protecting the poor, A microinsurance compendium (Craig Churchill, 2007)
2
ALLIANZ AG, GTZ and UNDP (2006), Microinsurance: Demand and Market Prospects India, Federal
Ministry for Economic Cooperation and Development, INDIA.
3
Jim Roth, Micheal J.McCord, and Dominic Liber (2007), The Landscape of Microinsurance in the World’s
100 Poorest Countries, The Microinsurance Centre, LLC, trang 1.
6
một kênh cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô cũng rất hiệu quả và phát triển là các tổ
chức bảo hiểm tương hỗ hoặc các quĩ tương trợ thuộc các tổ chức tài chính vi mô.
Tuy nhiên, các tổ chức này có nhược điểm là qui mô còn nhỏ, chưa thực sự đáp ứng
được qui luật số đông trong bảo hiểm nhưng đo tính chất gắn bó với người thu nhập
thấp qua các sản phẩm tài chính vi mô nên việc phân phối bảo hiểm vi mô của các
tổ chức này hiện nay vẫn được đánh giá là thành công nhất so với các doanh nghiệp
bảo hiểm hoặc các tổ chức khác.
1.2. Sự khác nhau giữa bảo hiểm vi mô và bảo hiểm truyền thống
Bảo hiểm vi mô và các sản phẩm bảo hiểm truyền thống thông thường có
khác nhau không? Về bản chất cả hai đều là bảo hiểm, cung cấp sự bảo vệ cho
người được bảo hiểm chống lại các tổn thất mà các rủi ro được bảo hiểm gây ra.
Tuy nhiên, do bảo hiểm vi mô là các sản phẩm cung cấp cho đối tượng là người có
thu nhập thấp nên việc phát triển sản phẩm phải dựa vào thị trường khách hàng để
phát triển, phải đảm bảo các tiêu chí đơn giản dễ hiểu, dễ thực hiện, phí bảo hiểm
thấp, chi phí thấp.
Sự khác biệt cơ bản của 2 loại hình bảo hiểm có thể được tóm lược vào bảng sau:
Bảng 1.1. So sánh sự khác biệt giữa
bảo hiểm thông thường và bảo hiểm vi mô
Bảo hiểm thông thường Bảo hiểm vi mô
Hợp đồng tương đối phức tạp Hợp đồng đơn giản, dễ hiểu
Phạm vi bảo hiểm rộng, tùy thuộc nhu
cầu của khách hàng.
Phạm vi bảo hiểm hẹp, đơn giản.
Kì trả phí thường xuyên, liên tục hoặc
đóng phí 1 lần.
Kì trả phí phù hợp với hoàn cảnh của
khách hàng
Thời hạn bảo hiểm tùy thuộc loại hình
bảo hiểm
Thời hạn bảo hiểm thường phụ thuộc vào
thời gian vay tín dụng hoặc theo năm.
Số tiền bảo hiểm rất lớn hơn Số tiền bảo hiểm nhỏ
Thị trường mục tiêu rộng và đa dạng.
Một bộ phận nhất định của của thị
trường mục tiêu đã có thói quen tham
gia bảo hiểm, có điều kiện tiếp cận với
dịch vụ bảo hiểm
Thị trường mục tiêu hẹp, hạn chế về khả
năng tài chính, hầu như không có điều
kiện tiếp cận với dịch vụ bảo hiểm.
1.3. Sự cần thiết của phải phát triển dịch vụ bảo hiểm vi mô
7
Thị trường dịch vụ bảo hiểm truyền thống tại các nước luôn có xu hướng
phát triển ổn định. Doanh thu, nhu cầu bảo hiểm truyền thống, các sản phẩm bảo
hiểm mới gia tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Thậm chí, tại các nước
đang phát triển, rất nhiều phân khúc thị thường tiềm năng của sản phẩm bảo hiểm
truyền thống vẫn còn đang bỏ ngỏ. Câu hỏi đặt ra là vậy tại sao phải phát triển dịch
vụ bảo hiểm vi mô? một thị trường mà người dân có thu nhập thấp, vấn đề nhận
thức không đồng đều thậm chí là kém, khả năng tiếp cận thị trường khó.
Tại tất cả các quốc gia, bất kể là nước kém phát triển, đang phát triển hay
nước phát triển, mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn gắn liền với yêu cầu phát triển
bền vững. Nếu kinh tế tăng trưởng nhưng tỉ lệ hộ nghèo tăng hoặc không giảm, tỉ lệ
tái nghèo tăng thì mục tiêu phát triển mới chỉ đạt được một phần và nguy cơ mà
nghèo đói, tái nghèo đem lại sẽ kéo lùi nỗ lực của tăng trưởng kinh tế.
Đứng trên quan điểm của các tổ chức phi chính phủ, các nước kém và đang
phát triển cần phát triển bảo hiểm vi mô nhằm đảm bảo nền kinh tế có được sự cải
thiện và ổn định phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững. Trong nghiên cứu về
bảo hiểm vi mô tại 100 nước nghèo nhất thế giới , Roth, McCord và Liber (2007)
trả lời cho câu hỏi tại sao phải phát triển dịch vụ bảo hiểm vi mô tại các nước kém
và đang phát triển và cho đối tượng có thu nhập thấp: “Bởi vì các nguồn lực của họ
quá hạn chế, người nghèo có thể gặp phải đổ vỡ về tài chính lớn khi các sự kiện
không mong muốn xảy ra với họ”. Các tác giả cũng đề cập đến vấn đề “trên quan
điểm của các nhà bảo hiểm, số tiền bảo hiểm nhỏ đồng nghĩa với phí bảo hiểm nhỏ
và lợi nhận biên thấp. Do vậy bảo hiểm vi mô phải được quản trị tốt, sử dụng chi
phí hiệu quả và phân phối trên qui mô rộng nếu nó có lợi cho người nghèo và đem
lại hiệu quả kinh tế cho người phân phối nó”
4
. Các tổ chức như Tổ chức Lao động
Quốc tế (ILO), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB),…
cũng quan tâm và đầu tư rất nhiều cho vấn đề phát triển dịch vụ tài chính vi mô và
bảo hiểm vi mô tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Nhìn nhận từ phía Việt Nam, rõ ràng Nhà nước đã có những nỗ lực nhất định
trong việc tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tài chính vi mô, bảo hiểm vi mô
4
Jim Roth, Micheal J.McCord, and Dominic Liber (2007), The Landscape of Microinsurance in the World’s
100 Poorest Countries, The Microinsurance Centre, LLC, p.i.
8
hoạt động thông qua việc ban hành Nghị định về việc hướng dẫn hoạt động của các
tổ chức tài chính vi mô trong đó có đề cập đến vấn đề bảo hiểm vi mô.
Từ phía người có thu nhập thấp thì sao? liệu họ có nhu cầu bảo hiểm, có khả
năng đáp ứng nhu cầu của mình? Đây cũng là những câu hỏi mà các tổ chức bảo
hiểm vi mô dang tìm kiếm câu trả lời. Trong diễn đàn bảo hiểm vi mô Việt Nam lần
thứ 2, các thành viên tham gia MPA đã cho thấy họ thật sự cần bảo hiểm vi mô:
“Muốn quĩ ở lại lâu dài với chị em vì các chị em đều là những người khó khăn,
đóng một khoản phí “nho nhỏ” những là để tương trợ lẫn nhau trong lúc khó khăn
hoạn nạn” hay “góp dần 12.000đ một tháng thì chúng tôi đóng được”
5
. Rõ ràng vấn
đề ở đây là làm thế nào để người dân hiểu về bảo hiểm vi mô và họ thấy rằng bảo
hiểm vi mô là quan trọng đối với họ và gia đình. Vấn đề này phụ thuộc nỗ lực của
các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô, vào định hướng chính sách của Nhà nước
trong chiến lược phát triển bền vững.
1.4. Nội dung cơ bản của dịch vụ bảo hiểm vi mô
1.4.1. Các nhà cung cấp bảo hiểm vi mô
Phát triển bảo hiểm vi mô vô cùng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong
vấn đề đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững. Do tính chất khác biệt của
bảo hiểm vi mô nên không phải doanh nghiệp bảo hiểm nào cũng mặn mà với loại
sản phẩm dịch vụ này. Các nhà phân phối có thể là những nhà bảo hiểm được điều
chính hoặc không điều chỉnh bởi luật.
Các nhà cung cấp bảo hiểm vi mô không được điều chỉnh bởi luật thường là
có qui mô nhỏ và có xu hướng là các tổ chức dựa vào cộng đồng và các tổ chức phi
chính phủ. Các quĩ tương hỗ, được vận hành bởi các nhân viên bảo hiểm chuyên
nghiệp thường được điều chỉnh và giám sát.
Các nhà bảo hiểm chuyên nghiệp là những đối tượng được điều tiết bởi luật
cũng là các nhà cung cấp bảo hiểm vi mô. Trong đó, hầu hết các nhà bảo hiểm quốc
tế lớn sẵn sàng tham gia vào hoạt động bảo hiểm vi mô theo một số cách, hoặc là
cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô hoặc tham gia vào các hợp đồng đối tác với
các nhà bảo hiểm địa phương và các kênh phân phối tại các nước đang phát triển.
5
Qũi bảo vệ tương hỗ M7 (2011), Tiếng nói người dân về MPA, Diễn đàn Bảo hiểm vi mô lần thứ 2, Hà Nội.
9
Một số các công ty bảo hiểm đa quốc gia bao gồm Zurich, AIG, Allianz, hiện nay
đang có bộ phận bảo hiểm vi mô tại văn phòng chính tập trung vào việc mở rộng
kinh doanh bảo hiểm vi mô thông qua các mạng lưới của họ.
1.4.2 Sản phẩm bảo hiểm vi mô
Như đã đề cập trong khái niệm, bảo hiểm vi mô là sản phẩm bảo hiểm cho
người có thu nhập thấp do vậy nó phải đảm bảo yếu tố đơn giản, phí thấp. Trong
các nghiên cứu của ILO, Lloyd’ thì các rủi ro thường được ưu tiên quan tâm đối với
những người có thu nhập thấp tập trung vào các nhóm:
- Tử vong.
- Ốm đau, thương tật và mất khả năng lao động.
- Thiệt hại về mùa màng, vật nuôi.
- Thiệt hại về tài sản liên quan đến tư liệu sản xuất.
- Các rủi ro thiên tai
6
.
Do tính chất phức tạp của từng loại rủi ro cũng như khả năng kiểm soát rủi ro
khác nhau, các sản phẩm bảo hiểm vi mô được phát triển tuỳ thuộc vào tổ chức triển
khai loại hình dịch vụ này. Ví dụ, nếu đơn vị cung cấp là các doanh nghiệp bảo
hiểm thì các sản phẩm vi mô tương đối đa dạng do họ tận dụng được qui luật số
đông; nếu đơn vị cung cấp là các qui tương hỗ nhỏ, cục bộ thì sản phẩm đơn giản và
không đa dạng.
Theo nghiên cứu của Trung tâm bảo hiểm vi mô, các sản phảm bảo hiểm vi
mô cũng tương tự như các sản phảm bảo hiểm truyền thống (dù sản phẩm đơn giản
hơn), tập trung vào bốn loại hình: nhân thọ, sức khoẻ, tai nạn và mất khả năng lao
động, bảo hiểm tài sản
7
.
1.4.2.1. Sản phẩm bảo hiểm vi mô nhân thọ
Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của bảo hiểm vi mô chủ yếu là các sản
phẩm bảo hiểm nhân thọ truyền thống, giản đơn. Theo nghiên cứu toàn cảnh tại 100
nước nghèo nhất thế giới của Trung tâm Bảo hiểm Vi mô thì các sản phẩm bảo
6
Lloyd’s 360°Risk Insight (2010), Insurance in Developing Countries: Exploring Opportunities in Micro-
insurance, Micro-insurance Centre of Lloyd’s; Jim Roth, Micheal J.McCord, and Dominic Liber (2007), The
Landscape of Microinsurance in the World’s 100 Poorest Countries, The Microinsurance Centre, LLC.
7
Jim Roth, Micheal J.McCord, and Dominic Liber (2007), The Landscape of Microinsurance in the World’s
100 Poorest Countries, The Microinsurance Centre, LLC, tr25-37.
10
hiểm nhân thọ được cung cấp nhiều nhất trong bảo hiểm vi mô và tập trung vào bảo
hiểm nhân thọ tín dụng. Bảo hiểm nhân thọ tín dụng bảo hiểm cho các khoản dư
nợ chưa hoàn trả (có thể cộng với lãi suất bị mất) của khoản vay trong trường hợp
người vay bị chết. Loại hình bảo hiểm này giảm nhẹ một số rủi ro cho nhà tín dụng
tuy nhiên giá trị đối với những người sống phụ thuộc chỉ ở mức tối thiểu. Thực chất
sản phẩm này bảo vệ cho các tổ chức Tài chính vi mô và các tổ chức tín dụng. Hiện
tại dòng sản phẩm này chiếm đến 60% các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ vi mô tại
các nước nghèo.
Bảo hiểm tử kì (bảo hiểm sinh mạng có kì hạn): là sản phẩm bảo hiểm
nhân thọ giản đơn và rất phổ biến trong bảo hiểm vi mô. Sản phẩm bảo hiểm cho sự
kiện tử vong của một hoặc các thành viên trong một hộ gia đình. Sản phẩm này đơn
giản trong việc định phí và quản lý rủi ro nhưng thách thức lớn nhất cho việc phát
triển sản phẩm là vấn đề phân phối và tối thiểu hoá các chi phí.
Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ dài hạn: bao gồm bảo hiểm nhân thọ
hỗn hợp, trợ cấp hưu trí (trợ cấp khi tuổi già) và bảo hiểm nhân thọ trọn đời. Đây là
những sản phẩm rất ít khi được phân phối nhưng vẫn có một số tổ chức hoặc doanh
nghiệp bảo hiểm kết hợp với các tổ chức cố gắng phát triển. Thách thức đối với việc
phát triển dòng sản phẩm này nằm ở kênh phân phối, điều kiện kinh tế vĩ mô không
ổn định và lạm phát cao tại các nước nghèo, thu nhập của nhóm đối tượng của bảo
hiểm vi mô thấp.
Ngoài ra, một số điều khoản bổ sung cũng được thiết kế nhằm gia tăng phạm
vi và qui mô bảo vệ cho sản phẩm bảo hiểm chính như:
Bảo hiểm quyền lợi bổ sung: Một loại bảo hiểm nhân thọ có thời hạn dành
cho người vay tiền và tương ứng với thời hạn của khoản vay. Nếu người vay chết
trong thời hạn khoản vay, người thụ hưởng sẽ được nhận một khoản chi trả cố
định để trang trải chi phí mai táng và các chi phí khác. Thuật ngữ “quyền lợi bổ
sung” được sử dụng vì nó được bán kèm với bảo hiểm nhân thọ tín dụng và
thương tật tín dụng.
Bảo hiểm tính mạng bổ sung: Luôn bán kèm với sản phẩm “quyền lợi bổ
sung”. Loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn này bảo hiểm thêm cho một số
11
thành viên khác trong gia đình. Thời hạn bảo hiểm cũng tương ứng với thời hạn
khoản vay.
Bảo hiểm tiếp nối: Loại hợp đồng có thời hạn và được gia hạn hàng tháng này
là tiếp nối của một hợp đồng quyền lợi bổ sung. Khách hàng của một tổ chức tài
chính vi mô có thể mua sản phẩm này vào cuối thời hạn của khoản vay nếu họ
muốn được bảo hiểm mà không muốn vay một khoản tiền khác.
1.4.2.2. Bảo hiểm chi phí y tế và sức khoẻ:
Bảo hiểm chi phí y tế và sức khỏe là loại hình có nhu cầu cao nhất trong các
dịch vụ bảo hiểm vi mô. Theo đánh giá của Dod và Munck (2001) dựa trên các kết
quả phỏng vấn hơn 60.000 người tại 60 quốc gia trong khuôn khổ chương trình
nghiên cứu về Ngân hàng Thế giới về vấn đề y tế và sức khỏe thì các rủi ro sức
khỏe là một trong nhữngmấu chốt dẫn đến tình trạng nghèo đói. Các vấn đề về sức
khỏe thường là nguyên nhân dẫn đến tổn thất về thu nhập do các chi phí điều trị và
thiếu hụt lao động trụ cột trong gia đình.
Các sản phẩm bảo hiểm chi phí y tế và sức khỏe gồm nhiều loại:
- Bảo hiểm hỗ trợ chi phí y tế cho người nghèo
Bảo hiểm sức khỏe có một số đặc trưng dựa vào đó ta có thể phân biệt được
bảo hiểm sức khỏe với một số loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểm nhân thọ và
bảo hiểm tài sản. Về cơ bản bảo hiểm sức khoẻ trong bảo hiểm vi mô cung cấp sự
bảo vệ có giới hạn khi người được bảo hiểm sử dụng các dịch vụ y tế (Nhà bảo
hiểm chỉ hỗ trợ một số tiền nhất định và thường giới hạn số lần chi trả trong một
năm bảo hiểm).
- Bảo hiểm thương tật: Số tiền bảo hiểm được chi trả theo các khoản ấn
định khi xảy ra các rủi ro là phát sinh chi phí y tế, thương tật hoặc tử vong.
- Bảo hiểm tai nạn và mất khả năng lao động: Số tiền chi trả tùy thuộc vào
trường hợp mất khả năng lao động tạm thời hay dài hạn. Sản phầm này thường gắn
với các khoản tín dụng vi mô và chủ yếu bảo vệ cho nhà tín dụng. Nhìn chung sản
phẩm này vẫn là một sản phẩm mới so với các sản phẩm bảo hiểm vi mô hiện đang
được triển khai.
Các sản phẩm đem lại sự hỗ trợ một phần các chi phí phát sinh hoặc chi trả
một số tiền ấn định cho từng sự kiện rủi ro. Vấn đề khó khăn nhất đối với bảo hiểm
12
chi phí y tế và sức khỏe nằm ở qui mô số người tham gia bảo hiểm. Nếu số người
tham gia bảo hiểm quá thấp sẽ không thể đảm bảo việc phân tán tổn thất hiệu quả.
1.4.2.3. Các sản phẩm bảo hiểm tài sản
- Bảo hiểm nông nghiệp:
Là sản phẩm bảo hiểm cho năng suất cây trồng, vật nuôi mà các hộ nông dân
hoặc ngư dân có thể sử dụng để bảo vệ mùa màng của họ khỏi những thiên tai, dịch
bệnh, sâu bọ Đây là loại sản phẩm bảo hiểm vi mô gặp nhiều khó khăn nhất trong
việc thiết kể sản phẩm cũng như các biện pháp quản lý rủi ro do các rủi ro mang
tính tích luỹ, phủ rộng, cơ sở kĩ thuật phức tạp.
- Gói sản phẩm bảo hiểm hộ gia đình
Đây là sản phẩm bảo hiểm trọn gói cho các hộ gia đình bao gồm bảo hiểm sức
khỏe và bảo hiểm tài sản. Gói sản phẩm này được thiết kế với mức phí phù hợp và rẻ
hơn so với các sản phẩm bảo hiểm đơn lẻ khác. Khi người nghèo sử dụng gói sản phẩm
này họ sẽ không phải lo lắng đến những rủi ro khi xảy ra với sức khỏe cũng như những
tài sản của họ. Các sản phẩm bảo hiểm trong gói bảo hiểm này bao gồm bảo hiểm
thương tật hoặc chết do tai nạn, đau ốm; bảo hiểm mọi rủi ro tài sản cho nhà ở…
Theo quan sát điều tra của Trung tâm bảo hiểm vi mô về bảo hiểm vi mô tại
các nước đang phát triển, các sản phẩm bảo hiểm vi mô đang được triển khai tại các
nước tập trung thiết kế hướng tới một số rủi ro ưu tiên:
- Urganda: bảo hiểm cho các rủi ro ốm đau, tử vong, mất khả năng lao động,
tổn thất tài sản, rủi ro của các khoản vay.
- Malawi: bảo hiểm cho rủi ro tử vong (đặc biệt liên quan đến HIV/AIDS),
mất mùa, ốm đau, giáo dục.
- Philippines: bảo hiểm cho trường hợp tử vong, tuổi già, ốm đau.
- Việt Nam: bảo hiểm cho rủi ro ốm đau, thiên tai, tai nạn, ốm/chết của gia súc.
- Indonesia: bảo hiểm cho rủi ro ốm đau, chi phí giáo dục của trẻ em, mất mùa.
- Lào bảo hiểm cho trường hợp ốm đau, bệnh tật của vật nuôi, rủi ro tử vong.
8
1.4.3. Phân phối bảo hiểm vi mô
Các kênh phân phối có ý nghĩa đặc biệt trong việc đưa sản phẩm bảo hiểm
tới tay khách hàng. Về lý thuyết, kênh phân phối bảo hiểm vi mô cũng giống như
8
Lloyd’s 360° Risk Insight (2009), Insurance in developing countries: Exploring opportunities in
microinsurance, London,trang 11. http//www.lloyds.com
13
các kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm thông thường. Các kênh phân phối chính
bao gồm kênh phân phối trực tiếp, phân phối qua các trung gian bảo hiểm như đại
lý hoặc môi giới.
Tuy nhiên, phân phối các sản phẩm bảo hiểm vi mô khó khăn hơn rất nhiều so
với phân phối các sản phẩm bảo hiểm truyền thống do thị trường mục tiêu của bảo
hiểm vi mô là những người có thu nhập thấp với khó khăn về tài chính, không có
thói quen bảo hiểm, khả năng tiếp nhận thông tin từ các nhà phân phối hạn chế.
Ngoài ra việc phân phối cũng phải đảm bảo yếu tố chi phí ở mức thấp nhất có thể
do phí bảo hiểm vi mô thấp hơn so với sản phẩm bảo hiểm thông thường.
- Kênh phân phối trực tiếp: nhân viên của các nhà cung cấp dịch vụ bảo
hiểm vi mô trực tiếp phân phối sản phẩm tới tay khách hàng. Kênh phân phối này
thường được thực hiện khi phân phối các sản phẩm bảo hiểm tài sản như bảo hiểm
nông nghiệp (cây trồng và vật nuôi).
- Kênh phân phối đại lý: đây là kênh thông dụng và phổ biến nhất trong bảo
hiểm vi mô. Các đại lý thường là các cá nhân hoặc đơn vị có quan hệ trực tiếp với
nhóm khách hàng có thu nhập thấp, ví dụ như hội nghề nghiệp (hội nông dân, hội
khuyến nông, hội phụ nữ), các tổ chức tài chính vi mô, các đại lý tín dụng Các đại
lý được nhà cung cấp đào tạo về sản phẩm và kĩ năng tuyên truyền phân phối sản
phẩm. Việc lựa chọn nhà phân phối phù hợp sẽ quyết định sự thành công của bảo
hiểm vi mô. Thực tế cũng minh chứng tại các nước như Urganda, Indoonesia, Ấn
Độ,… Các kênh phân phối trung gian, bao gồm các tổ chức tài chính vi mô, các tổ
chức hiệp hội có gắn liền về quyền lợi với các hội thu nhập thấp là những nhà phân
phối bảo hiểm vi mô rất có hiệu quả
9
.
- Kênh phân phối bancassurance: đây là kênh phân phối được rất nhiều nhà
bảo hiểm áp dụng để tận dụng lợi thế của người cho vay. Tuy nhiên chỉ một số nhà
bảo hiểm có thể áp dụng hiệu quả kênh phân phối này khi phân phối bảo hiểm vi
mô, xuất phát từ đặc điểm của bản thân khách hàng của ngân hàng.
- Các kênh phân phối khác: các hình thức phân phối truyền thống khác được
9
Allianz AG, GTZ and UNDP, 2006, Microinsurance: Demand and Market Prospects;
Micheal J. Cord, 2000, Microinsurance in Urganda: a Case Study of an Example of the Partner-Agent Model
of Microinsurance Provision, Microsaving-Africa, Kenya.
14
sử dụng bởi các nhà bảo hiểm thông thường như phân phối qua mạng, phân phối
qua thư, … hầu như không được áp dụng trong lĩnh vực bảo hiểm vi mô do hạn chế
trong việc tiếp cận công nghệ từ phía khách hàng.
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ bảo hiểm vi mô
1.5.1. Các nhân tố khách quan
1.5.1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội
Đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng khi điều kiện kinh tế chính trị và xã hội
thay đổi chính là các khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm vi mô. Nếu nền kinh tế
phát triển ổn định, thể chế chính trị bền vững thì cơ hội tiếp cận dịch vụ bảo hiểm vi
mô sẽ rộng hơn, ngược lại chỉ cần có những thay đổi nhỏ như lạm phát cao, kinh tế
đình đốn, chính trị không ổn định, các hộ thu nhập thấp,. hộ sản xuất nông nghiệp là
những đối tượng đầu tiên bị tác động và cơ hội tiếp cận dịch vụ của họ sẽ giảm hoặc
mất đi.
1.5.1.2. Môi trường pháp lý cho hoạt động bảo hiểm vi mô
Các văn bản phám lý như luật, các văn bản hướng dẫn luật là vô cùng cần
thiết cho hoạt động bảo hiểm vi mô. Ví dụ các qui định về việc thành lập tổ chức,
cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô. Các qui định về vốn, về cơ chế bảo hiểm và tái
bảo hiểm, qui định đối với các nhà phân phối, các trung gian bảo hiểm. Đây là
những yếu tố tạo nên sức mạnh bền vững cho các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi
mô nhưng cũng là cơ sở để bảo vệ khách hàng tham gia bảo hiểm vi mô.
1.5.1.3. Môi trường cạnh tranh
Khi đánh giả tác động của các nhân tố khách quan cần xem xét đến vấn đề
cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm vi mô. Cạnh tranh mang tính hai mặt, nó v ừa có
thể tạo cơ hội để người có thu nhập thấp tiếp cận dịch vụ nhưng có thể lại là công cụ
làm xấu đi hình ảnh của bảo hiểm. Các nhà cung cấp dịch vụ trước khi bước vào thị
trường mục tiêu của mình cần tìm hiểu kĩ về các nhà cung cấp hiện có, đánh giá sự
trùng lặp về sản phẩm từ đó đưa ra hướng đi thích hợp phát triển dịch vụ của mình.
1.5.2. Các nhân tố chủ quan
1.5.2.1. Xác định đúng thị trường mục tiêu
Xác định đúng thị trường mục tiêu là cơ sở để nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm
15
vi mô xây dựng sản phẩm phù hợp, lựa chọn chính sách và kênh phân phối hợp lý.
Theo một số chuyên gia về tài chính vi mô, thị trường mục tiêu của bảo hiểm vi mô
chính là hệ thống khách hàng đang dùng sản phẩm tài chính vi mô như tiết kiệm vi
mô và tín dụng vi mô. Tuy nhiên khách hàng tiềm năng của bảo hiểm vi mô không
chỉ dừng lại ở đó bởi vẫn có nhiều người không muốn tiết kiệm, không muốn vay
tín dụng nhưng họ vẫn muốn sử dụng các sản phẩm bảo hiểm. Như vậy thị trường
mục tiêu của bảo hiểm vi mô sẽ rộng hơn thị trường mục tiêu tín dụng vi mô và tiết
kiệm vi mô.
1.5.2.2. Quản lý rủi ro và kiểm soát bồi thường
Đây là nhân tố vô cùng quan trọng quyết định cả danh tiếng lẫn khả năng sinh
lợi của dịch vụ.
Nhà cung cấp dịch vụ sử dụng các kĩ thuật thống kê để nhận dạng và đo
lường rủi ro, xác định mức độ nghiêm trọng của rủi ro mà khách hàng của họ có khả
năng gặp phải. Về cơ bản vấn đề quản lý rủi ro cần đồng bộ từ khâu thống kê đến
khâu đánh giá rủi ro đối với mỗi khách hàng. Các ghi nhận về các môi trường rủi ro
phải được cập nhật và xem xét thường xuyên. Vấn đề tái bảo hiểm cũng là vấn đề
đau đầu của các nhà bảo hiểm vi mô. Một số mô hình tự bảo hiểm, bảo hiểm dựa
vào cộng đồng hoạt động mang tính tự phát, chưa có cơ chế chia sẻ rủi ro trên diện
rộng và không thể sử dụng công cụ tái bảo hiểm đẫn đến rủi ro cho bản thân nahf
cung cấp dịch vụ và rủi ro cho khách hàng là rất cao.
1.5.2.3. Chính sách Marketing bảo hiểm vi mô
Do đặc thù của sản phẩm, chính sách Marketing bảo hiểm vi mô là nhân tố
quan trọng tác động đến kết quả triển khai bảo hiểm vi mô. Chính sách marketing
tập trung vào bốn khía cạnh:
- Xây dựng thông điệp marketing
- Kỹ thuật truyền tải những thông điệp
- Dịch vụ sau bán hàng
- Bảo hiểm bắt buộc
Để xây dựng thông điệp marketing đầu tiên doanh nghiệp bảo hiểm phải xác
định được khách hàng mục tiêu: Ai sẽ là người sử dụng sản phẩm? Họ ở trình độ
16
học vấn nào và nguồn thu nhập là bao nhiêu? Một bài học mà các doanh nghiệp
cung cấp bảo hiểm vi mô cần biết đó là “nên tránh cố gắng phục vụ nhiều phân
đoạn thị trường bởi vì nó đòi hỏi phải thiết kế nhiều sản phẩm, xây dựng nhiều kênh
phân phối và do vậy sẽ tốn rất nhiều chi phí”
10
. Thông điệp marketing đầu tiên cần
đưa đến khách hàng mục tiêu đó là bảo hiểm mang đến cho họ sự bảo vệ. Những
người thu nhập thấp, đối tượng khách hàng của bảo hiểm vi mô, phải được biết rằng
họ là những người dễ bị tổn thương khi rủi ro xảy ra và nếu họ không có phương
tiện để quản lý rủi ro đó thì họ sẽ khó có thể đứng dậy được. Do vậy họ cần được
thuyết phục rằng bảo hiểm sẽ mang lại cho họ sự bảo vệ. Thông điệp thứ hai cần
được mang đến cho khách hàng mục tiêu là sự đoàn kết. Điều này có nghĩa là công
ty bảo hiểm luôn ở bên cạnh họ bất cứ lúc nào, luôn san sẻ cùng họ những tổn thất
ro tai nạn gây ra. Thông điệp thứ ba và cũng là thông điệp quan trọng nhất đó là
thông điệp về lòng tin. Khi nói đến bảo hiểm mọi người thường nghĩ bảo hiểm thu
phí thì nhanh nhưng giải quyết bồi thường thì lâu. Do vậy các nhà cung cấp bảo
hiểm vi mô cần phải thuyết phục khách hàng mục tiêu rằng họ hãy tin tưởng vào
chất lượng dịch vụ mà chúng ta mang lại.
Bước tiếp theo là xây dựng kỹ thuật để truyền tải những thông điệp trên đến
khách hàng mục tiêu. Để có thể thuyết phục được khách hàng kí vào hợp đồng bảo
hiểm và tự nguyện đóng phí, cần phải trải qua ba bước (Hình 1 ):
Hình 1.1: Ba bước trong tiến trình marketing bảo hiểm vi mô
Một trong những nội dung quan trọng của marketing là dịch vụ sau bán hàng.
Có thể nói trong bảo hiểm dịch vụ sau bán hàng được thể hiện qua việc giải quyết
khiếu nại bồi thường. Các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm phải đảm bảo rằng khách
hàng của họ biết khiếu nại ai, ở đâu, hồ sơ khiếu nại bao gồm những gì và thể hiện
cho họ biết rằng họ sẽ nhanh chóng nhận được tiền bồi thường sau khi gửi hồ sơ
10
Protecting the poor, A microinsurance compendium (Craig Churchill, 2007)
Bước 3:
Khởi động thị trường
Bước 1:
Phát triển nhận thức
về bảo hiểm
về nhà cung cấp bảo
hiểm
Bước 2:
Làm cho hiểu
về giá sản phẩm
về lợi ích khi dùng sản
phẩm
17
khiếu nại. Đây là một bước khó khăn đối với dịch vụ bảo hiểm thông thường và
càng khó hơn đối với những nhà cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô.
Dịch vụ sau bán hàng đóng vai trò quan trọng đối với việc cung cấp dịch vụ
bảo hiểm nói chung cũng như đối với việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô nói
riêng. Việc đưa đến khách hàng những thông tin về sản phẩm, lợi ích của sản phẩm,
thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm vẫn chưa đủ để khách hàng trung
thành với sản phẩm của mình. Đặc thù của dịch vụ bảo hiểm đó là khách hàng chỉ
có thể biết được chất lượng của dịch vụ khi có rủi ro xảy ra và cách mà công ty bảo
hiểm giải quyết bồi thường. Cho dù các công việc trước đó như phát triển nhận
thức, giáo dục khách hàng rất tốt nhưng việc giải quyết bồi thường diễn ra chậm trễ,
không hiệu quả thì chất lượng dịch vụ vẫn không thể tốt. Do vậy giải quyết bồi
thường nhanh chóng, kịp thời sẽ xây dựng được lòng tin với khách hàng.
Một vấn đề quan trọng trong giải quyết bồi thường đó là giúp khách hàng hiểu
được các điểm loại trừ. Ngoài việc giáo dục khách hàng giúp họ hiểu được tiến trình
bồi thường thì việc giúp họ hiểu được các điểm loại trừ: trường hợp họ không được
bồi thường là điều quan trọng. Cần phải có sự giải thích rõ ràng cho khách hàng và
những người thụ hưởng lý do tại sao họ không được bồi thường đối với từng trường
hợp rủi ro bị loại trừ. Ngoài những hoạt động liên quan đến bồi thường, một hoạt
động quan trọng sau bán hàng đó là thăm dò sự hài lòng của khách hàng. Điều này
được thể hiện qua việc khi hợp đồng hết hạn, khách hàng có tiếp tục tham gia bảo
hiểm hay không? Một khi khách hàng không tham gia tái tục hợp đồng bảo hiểm, ta
cần phải đặt câu hỏi tại sao và cần có những tìm hiểu và đề ra phương án giải quyết.
Một trở ngại cho việc marketing bảo hiểm vi mô đó là những trường hợp bảo
hiểm bắt buộc: ví dụ những khách hàng gửi tiết kiệm hoặc vay vốn tại các tổ chức
tài chính vi mô phải bắt buộc mua bảo hiểm. Theo một số nghiên cứu tại các tổ
chức tài chính vi mô ở Uganda và Zambia, có một số vấn đề phát sinh như:
- Khách hàng không biết họ có các dịch vụ bảo hiểm đi kèm.
- Nếu họ có biết có dịch vụ bảo hiểm đi kèm thì họ lại không biết mình được
hưởng những quyền lợi gì.
18
- Họ không biết yêu cầu bồi thường như thế nào
- Họ không biết phí bảo hiểm phải trả là bao nhiêu do phí đã bị khấu trừ vào
các khoản vay hoặc các khoản tiền gửi
- Đa số nghĩ rằng họ sẽ được trả lại phí bảo hiểm nếu như không xảy ra bồi
thường.
Do vậy việc đào tạo bảo hiểm cho các nhân viên của các tổ chức tài chính vi
mô đóng vai trò quan trọng vì chính họ là những người giúp các công ty bảo hiểm
truyền tải những thông điệp về sản phẩm đến khách hàng mục tiêu. Họ cần phải giải
thích với khách hàng rằng bảo hiểm là một dịch vụ đi kèm và có lợi ích mà không
phải là một khoản phí khách hàng phải trả thêm cho việc gửi tiền hoặc vay tiền.
1.6. Kinh nghiệm triển khai dịch vụ bảo hiểm vi mô tại các nước
1.6.1. Kinh nghiệm triển khai bảo hiểm vi mô tại Philippine
Philippine là một trong những nước đang phát triển triển khai thành công dịch
vụ tài chính vi mô và bảo hiểm vi mô, hỗ trợ đặc lực cho chính sách giảm nghèo và
phát triển bền vững. Bảo hiểm vi mô tại nước này chủ yếu được thực hiện thông qua
các hội tương hỗ và các tổ chức phi lợi nhuận. Mục tiêu hoạt động của các hội
tương hỗ này là:
(1) Chi trả quyền lợi cho tử vong, tai nạn, sức khoẻ của các thành viên của hội,
người thân và người phụ thuộc của họ;
(2) Trợ giúp tài chính trong trường hợp thành viên bị mất việc làm;
(3) Thực hiện bảo hiểm cho các thành viên với phí bảo hiểm thấp: không quá
10% của mức thu nhập tối thiểu/ngày (bằng 1 Đô la Mỹ). Số tiền bảo hiểm tối đa:
4.200 Đô la Mỹ (khoảng 68 triệu đồng).
Các yêu cầu đối với hoạt động của các hội tương hỗ này là:
- Điều khoản phải thật dễ hiểu;
- Yêu cầu thủ tục, hồ sơ thật đơn giản để yêu cầu bồi thường được thực hiện
dễ dàng và nhanh chóng;
- Định kỳ đóng phí trùng với dòng thu nhập của người đóng phí;
- Số thành viên tham gia của hội: ít nhất là 5.000 người.
Mô hình phân phối bảo hiểm vi mô tập trung vào hai mô hình: (1) mô hình Đối
19
tác-đại lý (Partner-agent), Các tổ chức hội kí hợp đồng đối tác, đại lý với một
doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp dịch vụ, hợp đồng bảo
hiểm cho các thành viên của hội; (2) mô hình hội tương hỗ (Mutual), theo mô hình
này hội trực tiếp đứng ra cung cấp dịch vụ và thực hiện bảo hiểm cho các thành viên
của mình.
Để các hội tương hỗ này hoạt động thành công, cơ quan quản lý nhà nước của
Philippine thực hiện việc quản lý và giám sát các mặt như: khả năng thanh toán
(giám sát hoạt động đầu tư, dự phòng), hiệu quả hoạt động, quản lý hoạt động và
truyền thông của các hội.
Hội tương hỗ CARD (Centre for Agricuture & Rural Development Mutual
Benefit Association) tại Philippine là ví dụ điển hình cho sự thành công của việc
triển khai bảo hiểm vi mô: Năm 1994, Quỹ tương hỗ (MMF) được thành lập, cung
cấp bảo hiểm cho khách hàng có các khoản vay. Đến năm 1997, cung cấp hình thức
đóng phí tháng với mức đóng 300 Pê sô/tháng và mức phí P400 áp dụng cho các
thành viên ngoài 65 tuổi. Năm 1999 - Hội tương hỗ CARD được Cục quản lý bảo
hiểm Philippine cấp giấy phép hoạt động. Kể từ khi thành lập, Hội tương hỗ CARD
phát triển mạnh mẽ nhờ vào các nhân tố thúc đẩy như:
- Hội có số thành viên lớn với 154.251 thành viên là các hộ gia đình bắt
buộc tham gia bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm hưu trí do đó giúp chống lại được sự
lựa chọn đối nghịch (anti-selection);
- Đưa ra mức đóng góp phù hợp với thu nhập của hội viên. Hiện nay, mức
đóng góp mỗi tuần là 5 Peso đối với bảo hiểm nhân thọ và 5 Peso cho bảo hiểm hưu
trí;
- Sử dụng mạng lưới thu phí bảo hiểm có sẵn với 157 chi nhánh và 5 trụ sở
chính. Sự hiện diện của mạng lưới CARD tạo thuận lợi cho việc thu phí bảo hiểm;
- Chi phí quản lý thấp: 2% tổng phí bảo hiểm được dùng cho việc thu phí;
20% tổng phí bảo hiểm được dành cho chi phí hoạt động chung - GAE (General
Administration Expense) nhưng mức sử dụng thực tế chỉ là 18%;
- Với tư cách là thực thể riêng biệt thực hiện bảo hiểm, do vậy có thể tập
trung vào hoạt động bảo hiểm; duy trì quan hệ kinh doanh/nghiệp vụ trong nội bộ
20
CARD;
- Thực hiện chiến dịch truyền thông hiệu quả. Hệ thống mạng lưới rộng của
CARD làm đơn giản hoá việc truyền thông và nâng cao hiệu quả truyền thông;
- Xây dựng được một hệ thống bồi thường hiệu quả với số ngày giải quyết
là 1 ngày, 3 ngày hoặc 5 ngày, qua đó làm cho sự hỗ trợ tài chính được thực hiện
nhanh chóng;
- Thực hiện quản lý chuyên nghiệp. Hội có thể yêu cầu sự trợ giúp từ các
chuyên gia, những người tình nguyện tận tâm;
CARD nhận được rất nhiều hỗ trợ của cơ quan nhà nước và các nhà tài trợ.
Với sự trợ giúp của các định phí viên, Hội tương hỗ CARD đã thực hiện đóng gói
lại các sản phẩm, thực hiện phát triển các sản phẩm mới và cung cấp các dịch vụ phi
tài chính, đó là:
- Chương trình bảo hiểm nhân thọ: Chương trình bảo hiểm nhân thọ trọn đời
kết hợp với thương tật toàn bộ vĩnh viễn và sản phẩm bổ trợ chết do tai nạn;
- Quỹ hưu trí: Bảo hiểm hỗn hợp đến 65 tuổi;
- Gói bảo hiểm cho tất cả các loại vay: Bảo hiểm tử kỳ nhóm tái tục hàng
năm. Sản phẩm này thanh toán toàn bộ dư nợ vay, bao gồm khoản vay gốc cộng lãi
vay;
- Bảo hiểm sức khoẻ thông qua việc hợp tác với công ty bảo hiểm sức khoẻ
Phi-lip-pin (PhilHealth);
- Hoàn phí bảo hiểm: giá trị hoàn lại được thanh toán cho các thành viên sau
3 năm liên tục;
- Các dịch vụ phi tài chính bao gồm: các chương trình ngoại khoá cho thanh
niên và đám cưới tập thể;
- Thực hiện theo dõi lịch sử của các thành viên thông qua công cụ đánh giá
bồi thường, đánh giá rủi ro và chấp nhận bảo hiểm (MunCET).
Tính đến 31/12/2007 Hội tương hỗ CARD đã có 469.457 thành viên, tổng tài
sản quản lý lên đến 670 triệu Peso (tương đương 16,5 triệu đô la Mỹ). Số tiền bồi
thường trong năm 2007 là 45 triệu Peso (tương đương 1,1 triệu đô la Mỹ).
21
Sản phẩm điển hình thành công của CARD là sản phẩm Sản phẩm bảo vệ
cho gia đình quy mô nhỏ (MICRO Family Protector): MICRO Family Protector là
một sản phẩm bảo hiểm cho gia đình vay tài chính vi mô, được thiết kế để cung cấp
sự bảo vệ tài chính kịp thời nếu bất kỳ thành viên nào của gia đình chết và sự tổn
thất tài chính do hoả hoạn.
Đặc điểm của chương trình bảo vệ cho gia đình ở quy mô nhỏ:
- Bảo hiểm tử kỳ, tái tục hàng năm hoặc có thời hạn bảo hiểm gắn với thời
gian trả nợ vay. Chương trình chấm dứt khi phí bảo hiểm không được thanh toán
sau thời gian gia hạn đóng phí.
- Đóng phí bảo hiểm hàng tuần, thời gian gia hạn đóng phí là 30 ngày.
- Người được bảo hiểm: tuổi từ 18 đến 63, có sức khoẻ tốt và có nguồn thu
nhập, không cần kiểm tra sức khoẻ khi tham gia.
- Các rủi ro được bảo hiểm và các mức trách nhiệm:
Bảng 1.2: Phạm vi bảo hiểm của sản phẩm bảo vệ tài chính gia đình qui mô nhỏ
1. Các rủi ro được bảo hiểm Mức trách nhiệm bảo hiểm (Pê sô)
Người được bảo hiểm chính Chồng/Vợ Con
Bảo hiểm sinh mạng 30.000 15.000 5.000
Chết hoặc thương tật do tai nạn 30.000 15.000 5.000
Tiền mai tang 10.000 5.000 2.500
Hỗ trợ tài chính khi hoả hoạn 40.000
2. Phí bảo hiểm hàng tuần 20 Pê sô/tuần
Hoạt động của Hội tương hỗ CARD cho thấy:
- Bảo hiểm vi mô là hình thức bảo vệ rủi ro tốt cho người nghèo;
- Bảo vệ trước những rủi ro cần được xem là một thành tố hiệu quả của
chiến lược giảm nghèo;
- Những người nghèo có tư tưởng dám nghĩ dám làm sẵn sàng tham gia vào
chương trình bảo hiểm vi mô;
- Các hội tương hỗ có thể sử dụng lợi thế của mạng lưới xã hội về tài chính
vi mô và hệ thống thanh toán trong cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô;
- Thách thức chủ yếu đối với cơ quan quản lý là việc giám sát chặt chẽ hoạt
động nhằm đảm bảo sự hoạt động bền vững và hiệu quả của các hội tương hỗ bảo
22
hiểm vi mô.
1.6.2. Bảo hiểm nông nghiệp ở Nhật Bản
Bảo hiểm nông nghiệp của Nhật Bản bắt đầu từ bảo hiểm cho chăn nuôi ra
đời vào năm 1929. Sau đó, hệ thống này đã ngày càng phát triển sang cả các lĩnh
vực khác để đáp ứng nhu cầu đa dạng của nông dân và nâng cao hiệu quả của hệ
thống bảo hiểm. Hiện nay, hệ thông giữ vai trò trọng tâm và là công cụ hỗ trợ của
Chính phủ cho các thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp do thiên tai gây ra
(Yoshii,1999)
Các đặc điểm chính của hệ thống bảo hiểm là : (1) Chính phủ Trung ương tái
bảo hiểm cho các chương trình; (2) Về nguyên tắc, thực hiện 3 loại chương trình
bảo hiểm-gạo, lúa mỳ và lúa mạch; nuôi tằm; và bảo hiểm cho chăn nuôi là bắt
buộc; (3) Chính quyền trung ương trợ cấp phần tiền đóng bảo hiểm cho nông dân;
(4) Chính quyền trung ương trợ cấp cho những người bảo hiểm một phần chi phí
quản lý hành chính.
Điểm đáng chú ý là bảo hiểm nông nghiệp ở Nhật Bản được xây dựng trên cơ
sở hoạt động mang tính tập thể của nông dân ở địa phương để thiết lập các quỹ dự
phòng chung bằng việc tích lũy tiền đóng bảo hiểm.
Hệ thống bảo hiểm này được cấu trúc theo 3 cấp (hình 2): cấp nhà nước; cấp
quận và cấp làng xã. Cơ sở cho cấu trúc này là các rủi ro có thể xảy ra trên phạm vi
cả nước do thiên tai thường gây ra thiệt hại trải dài trên một vùng rộng lớn.
23
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức
Tiền đóng Các khoản bồi
Tái bảo hiểm thường Tái bảo hiểm
Tiền đóng Các khoản bồi
Tái bảo hiểm thường Tái bảo hiểm
Tiền đóng Các khoản
bảo hiểm bồi thường
AMRA là một tổ chức độc lập, tự chủ, được thành lập ở mỗi làng xã và thành
viên của nó là tất cả nông dân ở địa phương. AMRA chịu trách nhiệm về hoạt động
của hệ thống ở cấp chính quyền thấp nhất, đặc biệt trong các hợp đồng tương trợ,
trong việc thu tiền bảo hiểm, ước tính thiệt hại để bồi thường, cung cấp sự hỗ trợ về
mặt kỹ thuật cho nông dân để ngăn ngyừa, phòng chống thiệt hại. Các thành viên
đóng tiền bảo hiểm cho AMRA và trong trường hợp thích hợp họ có thể nhận được
các khoản tiền bồi thường từ AMRA. PFAMRA được thành lập để quản lý việc
thực hiện bảo hiểm ở cấp quận. PFAMRA nhận tái bảo hiểm từ các AMRA và chi
sẻ một phần trách nhiệm bảo hiểm của các AMRA. PFAMRA trả tiền tái bải hiểm
và chuyển một phần trách nhiệm tái bảo hiểm của nó cho ARSA. Hơn nữa,
PFAMRA cung cấp các hướng dẫn để kiểm soát sâu bệnh, dịch bệnh và đánh giá
[Cấp quốc gia]
Tài khoản dành riêng cho Tái – tái BHNN
(ARSA)
[Cấp quận/huyện]
Liên đoàn cấp quận/huyện của các tổ chức tương trợ
nhau về nông nghiệp
(PFAMRA)
[Cấp làng/xã]
Các tổ chức tương trợ nhau về nông nghiệp
(AMRA)
Các thành viên (nông dân)
24
thiệt hại. ARSA thực hiện tái bảo hiểm một phần trách nhiệm tái bảo hiểm của
AFAMRA và trả các khoản bồi thường tái-tái bảo hiểm cho PFAMRA khi thiệt hại
bất thường xảy ra ở mức độ nhất định. Khi hợp đồng giữa thành viên và AMRA
được ký kết các mối quan hệ này tự động hình thành.
Các sản phẩm được bảo hiểm: Hệ thống này bảo hiểm tất cả các sản phẩm
nông nghiệp Lúa gạo (cả lúa nương và lúa nước), lúa mạch, lúa mỳ Quả: cam, quýt,
các quả họ cam quýt; táo, dứa, hạt dẻ, nho, lê, đào, hồng, mận, sơn trà, anh đào,
khoai tây, đậu đỗ, đậu đỏ adzuki, đậu lửa, củ cải đường, cây mía, cây hoa bia, cây
chè và các công trình phục vụ trồng trọt như vật liệu, nhà kính. Các chương trình
Bảo hiểm lúa gạo (1), lúa mỳ và lúa mạch (2), Bảo hiểm nuôi tằm, Bảo hiểm chăn
nuôi (3) được thực hiện ở cấp quốc gia do các sản phẩm bảo hiểm được sản xuất
trên phạm vi cả nước trong khi các sản phẩm khác chỉ được trồng ở những vùng
nhất định.
Về nguyên tắc, việc tham gia vào chương trình 1, 2 và 3 là yêu cầu bắt buộc
đối với tất cả nông dân có quy mô sản xuất xác định. Lý do là (1) để ngăn ngừa sự
lựa chọn ngược lại, (2) để làm cho các chương trình có thể tồn tại và đứng vững và
(3) do phương thức sản xuất các sản phẩm này trên cả nước là tương tự nhau. Tuy
nhiên, không có hình thức xử phạt trực tiếp đối với những người không tham gia
các chương trình bảo hiểm này. Đối với các chương trình bảo hiểm khác, việc tham
gia là tự nguyện bởi ở mỗi vùng có các cách sản xuất khác nhau.
Quản lý hành chính hệ thống bảo hiểm nông nghiệp ở mỗi chương trình một
khác. Các nội dung chính là hợp đồng bảo hiểm (bao gồm: Sự tham gia, các tai nạn,
thời kỳ, mức độ có thể bảo hiểm và tìen bảo hiểm) và sự đánh giá thiệt hại (bao gồm
sự xác nhận thiệt hại, sự điều chỉnh thiệt hại ở các mức độ khác nhau, và thanh toán
các khoản bồi thường).
Điểm quan trọng nhất là Chính phủ trợ cấp rất nhiều cho hệ thống bảo hiểm
này và chủ yếu là trợ cấp tiền đóng bảo hiểm cho những người có hợp đồng bảo
hiểm và trợ cấp cho các khoản chi phí văn phòng của các tổ chức bảo hiểm
(AMRA) và tái bảo hiểm (PFAMRA). Tỷ lệ trợ cấo cho tiền đóng bảo hiểm của hầu
hết các chương trình bảo hiểm là khoảng 50%.
25