BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN ĐÌNH
VŨ
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI
VỚI LĨNH VỰC LƯU TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ NHA TRANG
LUẬN VĂN THẠC
SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HIỂN
Khánh Hòa - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN ĐÌNH
VŨ
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI
VỚI LĨNH VỰC LƯU TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ NHA TRANG
Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102
LUẬN VĂN THẠC
SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HIỂN
Khánh Hòa - 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực, chính xác, chưa được sử dụng để bảo vệ luận văn của bất kỳ một học vị nào khác,
mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã được trân trọng cảm ơn.
Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn sử dụng trong bài luận văn đã được
chỉ rõ nguồn gốc số liệu.
Khánh Hòa, tháng 11 năm 2013
Người cam đoan
Nguyễn Đình Vũ
ii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Mục lục ii
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt vii
Danh mục bảng biểu viii
Danh mục hình vẽ, đồ thị ix
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu 3
6. Kết cấu của đề tài 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 4
1. Lý luận chung về thuế GTGT và thuế TNDN 4
1.1 Nội dung cơ bản về thuế GTGT 4
1.1.1 Khái niệm về thuế Giá trị gia tăng 4
1.1.2 Đặc điểm của thuế Giá trị gia tăng 4
1.1.3 Vai trò của thuế Giá trị gia tăng trong nền kinh tế thị trường 4
1.1.4 Đối tượng chịu thuế, NNT và đối tượng không chịu thuế GTGT 5
1.1.5 Căn cứ tính thuế 6
1.1.6 Phương pháp tính thuế 8
1.1.7 Hoàn thuế GTGT 10
1.2 Nội dung cơ bản của Luật thuế TNDN 11
1.2.1 Khái niệm về thuế TNDN 11
1.2.2 Đặc điểm thuế TNDN 11
1.2.3 Vai trò của thuế TNDN 12
1.2.4 Đối tượng chịu thuế, người nộp thuế 13
1.2.5 Kỳ tính thuế 15
iii
1.2.6 Căn cứ tính thuế 15
1.2.7 Phương pháp tính thuế 17
1.2.8 Nơi nộp thuế 18
1.2.9 Ưu đãi về thuế suất 18
1.2.10 Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế 18
1.2.11 Các trường hợp giảm thuế khác 19
1.2.12 Chuyển lỗ 19
1.2.13 Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp 19
1.2.14 Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế 20
1.3. Mục tiêu quản lý thuế GTGT; thuế TNDN 21
1.4. Nguyên tắc quản lý thuế 22
1.5 Nội dung công tác quản lý thuế 23
1.5.1 Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế 24
1.5.2 Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế 25
1.5.3 Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt 26
1.5.4 Quản lý thông tin người nộp thuế 26
1.5.5 Kiểm tra thuế, thanh tra thuế 26
1.5.6 Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế 27
1.5.7 Xử lý vi phạm pháp luật về thuế 27
1.5.8 Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế 28
1.6 Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thuế Giá trị gia tăng và Thuế thu nhập doanh
nghiệp 29
1.6.1 Nhân tố chủ quan 29
1.6.2 Nhân tố khách quan 29
1.7 Kinh nghiệm quản lý thuế TNDN, GTGT trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú ở một
số quốc gia 31
Kết luận chương I 32
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI LĨNH
VỰC LƯU TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN Tp. NHA TRANG 33
iv
2.1 Điều kiện đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố
Nha Trang 33
2.2 Thực trạng hoạt động các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú tại 36
thành phố Nha Trang 36
2.3 Tổ chức bộ máy quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa 40
2.3.1. Văn phòng Cục Thuế 41
2.3.2 Chi cục Thuế thành phố Nha Trang 44
2.4 Thực trạng công tác quản lý thuế trong hoạt động kinh doanh lưu trú 45
2.4.1 Quy trình phân bổ dự toán thu NSNN trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu
trú 45
2.4.2 Quy trình quản lý thuế 46
2.4.2.1 Cơ sở kinh doanh thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy
định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ 46
2.4.2.2 Hộ cá thể 49
2.4.2.2.1 Nguyên tắc phân loại hộ kinh doanh 49
2.4.2.2.2 Phương pháp tính thuế 50
2.4.2.2.3 Quản lý hộ kinh doanh đang hoạt động 51
2.4.2.2.4 Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp
khoán 52
2.4.2.2.5 Quy trình lập bộ, tính thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo
phương pháp khoán ổn định năm 54
2.4.3 Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế lĩnh vực lưu trú 59
2.4.4 Quản lý tiền nợ thuế lĩnh vực dịch vụ lưu trú 61
2.4.5 Quản lý thông tin về người nộp thuế 63
2.4.6 Kiểm tra thuế, thanh tra thuế 64
2.4.7 Kết quả thu thuế trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phố Nha
Trang giai đoạn 2010 - 2012 66
2.5 Các đặc điểm ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế đối với loại hình dịch vụ lưu
trú trên địa bàn thành phố Nha Trang 69
v
2.6 Một số thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý thuế đối với dịch vụ lưu trú
trên địa bàn thành phố Nha Trang 70
2.7 Đánh giá chung 71
2.7.1 Kết quả đạt được 71
2.7.2 Hạn chế và nguyên nhân 73
2.7.2.1 Hạn chế 73
2.7.2.2 Nguyên nhân 74
Kết luận chương II 76
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƯU TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN TP. NHA TRANG 77
3.1 Về quản lý thuế 77
3.1.1 Công tác tổ chức, nhân sự 77
3.1.2 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về thuế 78
3.1.3 Công tác tuyên truyền, hỗ trợ 81
3.1.4 Công tác khai thuế, nộp thuế 83
3.1.5 Công tác quản lý nợ thuế 83
3.1.6 Công tác phối hợp thu thuế 85
3.1.7 Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế 85
3.2 Về mặt kinh tế xã hội 86
3.2.1 Yêu cầu các cơ sở kinh doanh niêm yết bán hàng đúng giá 86
3.2.2 Khuyến khích người tiêu dùng lấy hóa đơn 87
3.3 Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước 88
3.3.1 Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ 88
3.3.2 Kiến nghị với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế 89
3.3.3 Kiến nghị với ngân hàng 89
3.3.4 Kiến nghị với Thành ủy, UBND Thành phố Nha Trang 90
Kết luận chương III 90
KẾT LUẬN 92
PHỤ LỤC 95
Thực trạng quản lý thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang 96
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BTC : Bộ Tài chính
TCT : Tổng cục Thuế
CQT : Cơ quan thuế
CCT : Chi cục Thuế
DN : Doanh nghiệp
NSNN : Ngân sách nhà nước
TKTN : Tự kê khai, tự nộp thuế
GTGT : Giá trị gia tăng
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
LXP : Liên xã, phường
NNT : Người nộp thuế
MSDN : Mã số doanh nghiệp
HSKT : Hồ sơ khai thuế
QHS : Chương trình Theo dõi nhận trả hồ sơ thuế.
QLT : Chương trình Quản lý thuế
TTHT : Tuyên truyền hỗ trợ
KK-KTT : Kê khai kế toán thuế
TH : Tin học
QLNCCNT : Quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế
THNVDT : Tổng hợp nghiệp vụ dự toán
CSDL : Cơ sở dữ liệu
ĐTT : Đoàn thanh tra
TĐTT : Trưởng đoàn thanh tra
NĐPC : Người được phân công
QLN : Quản lý nợ
QTN : Chương trình Quản lý nợ thuế
QLNT : Quản lý nợ thuế
CCNT : Cưỡng chế nợ thuế
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình số lượng khách và doanh thu ngành du lịch 35
Bảng 2.2: Tình hình doanh thu và thuế của các cơ sở kinh doanh hoạt động dịch vụ
lưu trú trên địa bàn Nha Trang qua các năm 2010 - 2012 37
Bảng 2.3: Dự toán giao kế hoạch của Chi cục Thuế Nha Trang và riêng ngành dịch
vụ lưu trú giao đoạn 2010 - 2012. 46
Bảng 2.4: Thực hiện kế hoạch thu thuế ngành dịch vụ lưu trú trên địa bàn Nha Trang
giai đoạn 2010 – 2012 46
Bảng 2.5: Kết quả đăng ký, cấp mã số thuế đối với cơ sở kinh doanh lĩnh vực hoạt
động dịch vụ lưu trú trên địa bàn Nha Trang qua các năm 2010 - 2012 59
Bảng 2.6: Kết quả công tác tuyên truyền của Chi cục Thuế thành phố Nha Trang giai
đoạn 2010 - 2012 61
Bảng 2.7: Bảng phân loại nợ thuế qua ba năm 2010-2012 của Chi cục Thuế thành
phố Nha Trang 62
Bảng 2.8: Tình hình thanh tra, kiểm tra thuế lĩnh vực hoạt động lưu trú trên địa bàn
Nha Trang giai đoạn 2010-2012 65
Bảng 2.9: Kết quả thu thuế lĩnh vực hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú thời kỳ
2010 - 2012 66
viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa 40
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa 41
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang 1
Biểu đồ 2.4: Kết quả thu thuế lĩnh vực hoạt động dịch vụ lưu trú giai đoạn 2010-
2012 trên địa bàn TP. Nha Trang 68
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là một sự
cần thiết khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Nhà nước
là một tổ chức chính trị, đại diện quyền lợi cho giai cấp thống trị, thi hành các
chính sách do giai cấp thống trị đặt ra để cai trị xã hội. Để có nguồn lực vật
chất bảo đảm cho sự tồn tại và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, Nhà
nước phải dùng quyền lực chính trị vốn có để huy động một bộ phận của cải của xã hội.
Việc huy động tập trung nguồn của cải xã hội vào trong tay Nhà nước có thể thực hiện
bằng nhiều cách khác nhau: đóng góp bắt buộc, vận động dân đóng góp tự nguyện hoặc
vay, trong đó biện pháp huy động, tập trung của cải có tính bắt buộc đối với mọi thành
viên trong xã hội được gọi là thuế. Thuế luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà
nước, song quan niệm về thuế và việc sử dụng công cụ thuế mỗi thời một khác. Trong chế
độ phong kiến và giai đoạn đầu của Nhà nước tư sản thuế đóng vai trò huy động nguồn
lực tài chính tối thiểu để nuôi sống bộ máy Nhà nước, đáp ứng nhu cầu chi tiêu
cho quốc phòng, an ninh, giáo dục, bản sắc văn hóa dân tộc….Cùng với việc
mở rộng các chức năng của Nhà nước và sự phát triển các quan hệ hàng hoá
tiền tệ, các hình thức thuế ngày càng phong phú hơn, công tác quản lý thuế
ngày càng được hoàn thiện hơn và thuế đã trở thành một công cụ vô cùng quan trọng, có
hiệu quả của nhà nước để tác động đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước.
Thành phố Nha Trang được mệnh danh là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế
giới, cùng rất nhiều nét đặc sắc về văn hóa, ẩm thực. Nha Trang đã và sẽ luôn là một
trong những thành phố du lịch được yêu mến nhất tại Việt Nam. Bởi vì du lịch Nha Trang
mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm tuyệt vời và những cảm xúc khác biệt.
Theo đó, nhiều dự án xây dựng khách sạn được mở ra, các khách sạn cũng tăng cường
việc đầu tư trang thiết bị, đào tạo nhân lực cho ngành khách sạn - du lịch. Phải kể đến vai
trò không nhỏ của các khách sạn ở Nha Trang như Vinpearland Nha Trang, Sheraton,
Havana….Những năm gần đây lượng khách đến du lịch với thành phố Nha Trang rất
mạnh vì thế nhu cầu lưu trú cũng rất cao. Với vị trí địa lý thuận lợi dọc bờ biển duyên hải
Miền Trung, tuy nhiên thực tế nhiều năm qua tình hình kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa
2
bàn thành phố Nha Trang, thường việc khai báo doanh thu thuế của đơn vị không được
trung thực, các hành vi trốn thuế, lách thuế của các đối tượng kinh doanh một mặt phản ánh
ý thức chấp hành của các đối tượng nộp thuế chưa cao, lực lượng đội ngũ Công chức Thuế
thì mỏng và cộng với sự phối hợp của các cơ quan chức năng quản lý chưa được đồng bộ,
dẫn đến việc thất thu số thuế phải nộp vào ngân sách Nhà nước rất đáng kể. Hiện nay Cục
Thuế tỉnh Khánh Hòa đã triển khai và thực hiện đăng ký khách lưu trú trên trang website.
Trong quá trình áp dụng hệ thống tự khai đăng ký khách lưu trú cũng bộc lộ những hạn chế
cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế. Qua phân tích tình hình kê khai doanh thu
thuế trên trang website hệ thống đăng ký lưu trú và trên hồ sơ khai doanh thu thuế nộp tại
Chi cục Thuế Nha Trang với số liệu năm 2010, 2011, được đánh giá như sau:
Năm 2010: có 50 khách sạn chênh lệch giữa doanh thu kê khai thuế thấp hơn
doanh thu khai báo qua ứng dụng trên 10 triệu đồng. Trong đó: 22 khách sạn chênh lệch
trên 50 triệu đồng.
Năm 2011: có 40 khách sạn chênh lệch giữa doanh thu kê khai thuế thấp hơn
doanh thu khai báo qua ứng dụng trên 10 triệu đồng. Trong đó: 18 khách sạn chênh lệch
trên 50 triệu đồng.
Do vậy, tác giả đã chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với lĩnh vực
lưu trú trên địa bàn thành phố Nha Trang ” làm luận văn tốt nghiệp. Thông qua đề tài
nghiên cứu này, tôi hy vọng sẽ đóng góp một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
thuế trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phố Nha Trang.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng công tác quản lý thu thuế trong lĩnh vực lưu trú trên địa bàn
thành phố Nha Trang từ đó đưa ra một nhóm giải pháp về quản lý thuế đối với ngành dịch
vụ lưu trú trên địa bàn thành phố Nha Trang, nhằm góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách
Nhà nước của tỉnh Khánh Hòa nói riêng, cả nước nói chung và chống thất thu thuế trong
lĩnh vực kinh doanh lưu trú, tạo sự công bằng, khách quan, bình đẳng trong kinh doanh
dịch vụ lưu trú hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý thu thuế GTGT và TNDN trong lĩnh vực
kinh doanh lưu trú do đây là hai loại thuế chủ yếu trong lĩnh vực này.
3
Phạm vi nghiên cứu: Đặc thù đa số DN kinh doanh lưu trú nhưng có đa dạng
ngành lĩnh vực hoạt động ( nhà hàng, khách sạn, đại lý tour, bán vé, cho thuê xe ), do đó
đề tài nghiên cứu chung của các lĩnh vực ngành dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phố
Nha Trang qua các năm 2010, 2011 và 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp định tính như phương pháp chuyên gia, phương pháp phân
tích, so sánh, tổng hợp….
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đề tài “Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của Việt Nam trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế”, luận văn thạc sĩ của Mai Đình Lâm (năm 2006), trường Đại học
kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài “Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi
cục Thuế huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình”, luận văn thạc sĩ của Phạm Hồng Thắng
(năm 2009), trường Đại học kinh tế Huế.
Đã có một số đề tài khác cũng đề cập đến việc hoàn thiện công tác quản lý thuế
trong một số lĩnh vực thương mại, khoáng sản…của tỉnh Khánh Hòa. Tổng cục Thuế đã
triển khai thực hiện hệ thống trang website đăng ký khách lưu trú chỉ một số tỉnh thành
trên cả nước, trong đó có thành phố Nha Trang. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một đề tài
nghiên cứu chuyên sâu nào đề cập đến vấn đề hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với
hoạt động dịch vụ lưu trú.
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về quản lý thu thuế GTGT và TNDN.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế trong các đơn vị kinh doanh
ngành dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phố Nha Trang.
Chương 3: Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với lĩnh vực hoạt động kinh
doanh lưu trú trên địa bàn thành phố Nha Trang.
4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1. Lý luận chung về thuế GTGT và thuế TNDN
1.1 Nội dung cơ bản về thuế GTGT
1.1.1 Khái niệm về thuế Giá trị gia tăng
Thuế GTGT còn được gọi là thuế VAT ( Value Added Tax) là một loại thuế gián
thu, tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản
xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
1.1.2 Đặc điểm của thuế Giá trị gia tăng
Thuế suất thuế GTGT được áp dụng thống nhất cho cùng một loại hàng hóa, dịch vụ
từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng cuối cùng.
Phạm vi, đối tượng thu thuế rộng nên với mức thuế suất không cao như thuế suất
Thuế tiêu thụ đặc biệt, ít mức thuế suất nhưng vẫn đảm bảo được nguồn thu lớn cho ngân
sách nhà nước.
Thuế GTGT chỉ thu vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ theo phân đoạn trong
quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa từ khâu đầu tiên tới người tiêu dùng, khi khép kín một
chu kỳ. Đến cuối chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ, tổng số thuế thu được
ở các phân đoạn sẽ khớp với số thuế tính trên giá bán hàng hóa hoặc giá dịch vụ cho người
tiêu dùng cuối cùng. Do đó thuế GTGT tránh được hiện tượng đánh thuế trùng lắp.
Người tiêu dùng cuối cùng phải gánh chịu toàn bộ phần thuế. Nếu sử dụng với mục
đích tiếp tục tạo ra những sản phẩm, dịch vụ để bán ra, người tiêu dùng sẽ được hoàn lại thuế
GTGT của các yếu tố mua vào. Điều này khiến cho toàn bộ quy trình quản lý thuế, ngoài các
cơ quan chức năng còn có các cơ sở kinh doanh với tư cách là người tiêu dùng cũng tham gia
tích cực.
Thuế GTGT là loại thuế có tính trung lập cao, phạm vi đánh thuế GTGT cho hoạt
động tiêu dùng diễn ra trong phạm vi lãnh thổ.
1.1.3 Vai trò của thuế Giá trị gia tăng trong nền kinh tế thị trường
Thuế GTGT không có hiện tượng thuế trùng lắp, giúp cho giá cả hàng hóa, dịch vụ
được xác định hợp lý và chính xác hơn; góp phần ổn định giá cả, khuyến khích và thúc đẩy
5
mở rộng sản xuất, lưu thông hàng hóa.
Thuế GTGT động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách Nhà
nước, góp phần hình thành khoản thu lớn và ổn định cho ngân sách Nhà nước. Với phạm vi
áp dụng rộng rãi trên nhiều ngành nghề, lĩnh vực, người nộp thuế và đối tượng chịu thuế đều
dễ dàng chấp nhận.
Thuế GTGT áp dụng thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu và được khấu trừ hoặc hoàn
lại toàn bộ số thuế GTGT của các yếu tố mua vào nên có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành
sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu có thể cạnh tranh
thuận lợi trên thị trường quốc tế.
Đối với hàng nhập khẩu, thuế GTGT cùng với thuế nhập khẩu làm tăng chi phí cho nhà
nhập khẩu. Thuế GTGT ở khâu nhập khẩu và thuế nhập khẩu góp phần bảo hộ nền kinh tế
trong nước.
Thuế GTGT góp phần tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua,
bán hàng hóa có hóa đơn, chứng từ. Kỹ thuật tính thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào
là biện pháp góp phần thúc đẩy người mua và người bán thực hiện tốt hơn chế độ hóa đơn,
chứng từ.
1.1.4 Đối tượng chịu thuế, NNT và đối tượng không chịu thuế GTGT
* Đối tượng chịu thuế GTGT
Là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là
đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng ( trừ những hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu
thuế GTGT theo qui định của pháp luật )
* Người nộp thuế
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế GTGT (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa
chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu).
* Đối tượng không chịu thuế GTGT
Theo quy định của Luật thuế GTGT hiện hành thì có 25 đối tượng không thuộc diện
chịu thuế GTGT. Những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT
có các đặc điểm:
6
- Là sản phẩm của một số ngành sản xuất kinh doanh trong những điều kiện khó khăn,
phụ thuộc vào thiên nhiên, sản phẩm được sản xuất ra lại dùng cho chính người sản xuất
và cho đời sống xã hội.
- Là sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu toàn xã hội nhằm nâng cao
đời sống vật chất văn hoá không ngừng tăng lên của con người
- Là sản phẩm dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận.
- Là sản phẩm, dịch vụ mà theo thông lệ quốc tế không thu thuế GTGT
- Là các sản phẩm, dịch vụ được ưu đãi vì mang tính xã hội và tính nhân đạo cao.
- Các sản phẩm hàng hoá, các dich vụ do Nhà nước quy định không thu thuế GTGT
- Cá nhân kinh doanh có thu nhập thấp dưới mức lương tối thiểu quy định áp dụng cho
đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước.
1.1.5 Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.
* Giá tính thuế
a) Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa
có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế
tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT;
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu
(nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định
theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu;
c) Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là
giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát
sinh các hoạt động này;
d) Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT;
Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một
thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê
chưa có thuế GTGT;
Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài loại trong
nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả cho nước
ngoài;
7
đ) Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá
bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi trả góp,
lãi trả chậm;
e) Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng;
g) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình
hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT. Trường hợp xây dựng, lắp đặt
không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp
đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị;
h) Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế
GTGT, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước;
i) Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa hồng
là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế giá trị gia tăng;
k) Đối với hàng hoá, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán
là giá đã có thuế GTGT thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
Giá chưa có thuế
GTGT
=
Giá thanh toán
1 + thuế suất của hàng hoá, dịch vụ (%)
Giá tính thuế đối với hàng hoá, dịch vụ quy định trên bao gồm cả khoản phụ thu và
phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có
doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình
quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố
tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.
* Thuế suất thuế GTGT
Có 3 mức thuế suất khác nhau: 0%, 5%, 10% được áp dụng đối với từng loại hàng
hoá, dịch vụ – sản xuất kinh doanh trong nước hoặc nhập khẩu. Việc quy định các mức
8
thuế suất khác nhau nhằm thể hiện chính sách điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng
đối với các loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau
- Thuế suất 0% : Được áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hàng hoá, dịch
vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, vận tải quốc tế. Trừ các trường hợp
chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch vụ tái
bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái
sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản
khai
thác chưa qua chế biến quy định tại khoản 23 Điều 5 của Luật thuế GTGT số
13/2008/QH12. Khi áp dụng mức thuế suất 0% tức là nhà nước đã tài trợ cho các doanh
nghiệp
- Thuế suất 5% : Mức thuế suất này được áp dụng đối với các hàng hoá, dich vụ
thiết yếu cho đời sống và sản xuất cần khuyến khích, hoặc sản xuất kinh doanh còn đang
gặp nhiều khó khăn.
- Thuế suất 10%: Là mức thuế suất phổ biến , áp dụng cho các loại hàng hoá dịch vụ
thông thường còn lại, không quy định trong các mức thuế suất 0%, 5%. Đây là mức thuế
suất tạo ra nguồn thu lớn cho Nhà nước.
1.1.6 Phương pháp tính thuế
Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo một trong hai phương pháp: phương pháp
khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Đối tượng áp dụng và thuế phải nộp
được xác định theo từng phương pháp như sau:
* Phương pháp khấu trừ ( phương pháp gián tiếp)
Phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng cho các cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ
chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng
từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế .
Khi áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, các cơ sở kinh doanh phải tính và thu thuế
GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó. Lập hoá đơn ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, thuế và
số tiền người mua phải thanh toán.
Theo phương pháp này ta có cách tính thuế GTGT phải nộp như sau:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Trong đó:
9
Thuế GTGT đầu ra = Số lượng tiêu thụ x Gía tính thuế của hàng hoá, dịch vụ bán ra X
Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ đó
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua
hàng dùng để sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế hoặc số thuế GTGT ghi
trên chứng từ của hàng hoá nhập khẩu.
Theo điều 12 của Luật thuế GTGT cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:
a) Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ;
b) Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế
GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế giá trị gia tăng. Trường hợp thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định sử dụng
đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế
GTGT thì được khấu trừ toàn bộ;
c) Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân sử dụng
nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ;
d) Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác
định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế
GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung; thời
gian để kê khai, bổ sung tối đa là sáu tháng, kể từ thời điểm phát sinh sai sót.
Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau:
a) Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị
gia tăng ở khâu nhập khẩu;
b) Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ
hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;
c) Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và
điểm b khoản này phải có hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng
hoá, cung ứng dịch vụ, hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, chứng từ thanh toán qua ngân
hàng, tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.
10
Việc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ
giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước
được coi là thanh toán qua ngân hàng.
* Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT ( phương pháp trực tiếp)
Áp dụng cho các cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh
không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa
thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương
pháp khấu trừ; các cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quí, ngoại tệ.
Theo phương pháp này ta có cách tính thuế GTGT như sau:
Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT x Thuế suất
của hàng hoá, dịch vụ tương ứng.
Trong đó :
GTGT của hàng hoá, dich vụ chịu thuế GTGT = Gía thanh toán của hàng hoá,
dịch vụ bán ra – giá vốn của hàng hoá dịch vụ mua vào tương ứng
+ Gía thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá bán thực tế, bên mua phải
thanh toán cho bên bán bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phụ phí, thu thêm
mà bên mua phải trả.
+ Gía vốn của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng ( với hàng hoá, dịch vụ bán ra
) được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào bao gồm cả thuế GTGT mà cơ sở
đã dùng để sản xuất hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra.
1.1.7 Hoàn thuế GTGT
Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế
GTGT nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ
hết.
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng
hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết và có số thuế còn lại
từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT.
11
Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị
gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá
trị gia tăng theo tháng.
Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được
hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp
nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa
hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1.2 Nội dung cơ bản của Luật thuế TNDN
1.2.1 Khái niệm về thuế TNDN
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đối tượng của thuế TNDN là thu
nhập của các doanh nghiệp được xác định trên cơ sở doanh thu sau khi trừ đi các chi phí
có liên quan đến việc hình thành doanh thu đó.
1.2.2 Đặc điểm thuế TNDN
Là loại thuế trực thu, là hình thức thu thuế có địa chỉ , đối tượng nộp thuế được
quy định rõ ràng. Tính chất trực thu của loại thuế này là người nộp thuế cũng là chịu thuế.
Thu dựa vào thu nhập chịu thuế của đối tượng nộp thuế nên mức động viên vào
ngân sách Nhà nước chịu sự tác động trực tiếp từ kết quả kinh doanh của đối tượng nộp
thuế. Nếu cơ sở kinh doanh tạo ra nhiều thu nhập, Nhà nước có cơ sở thu thuế nhiều và
ngược lại. Điều này cho thấy số thu thuế còn chịu sự tác động từ nhiều chính sách kinh tế
- xã hội khác.
Điều tiết trực tiếp thu nhập, do đó tác động đến lợi ích kinh tế của người nộp thuế,
tác động đến khả năng tái đầu tư. Vì vậy, khi xây dựng luật thuế phải chú trọng đến mức
độ điều tiết thu nhập, bên cạnh các quy định nhằm khuyến khích hoạt động kinh doanh
của người nộp thuế. Sự khuyến khích đó phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của Nhà nước đã hoạch định.
Có tính ổn định (tương đối) nhằm tạo môi trường cho đầu tư. Do điều tiết vào thu
nhập của cơ sở kinh doanh vốn là đối tượng điều tiết của thuế TNDN và đồng thời là nguồn
12
vốn tái đầu tư của cơ sở nên thuế TNDN được ổn định theo thời gian, đặc biệt về thuế suất.
Sự ổn định này tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh có thể xây dựng chiến lược phát triển một
cách vững chắc. Từ đó, phát triển hoạt động kinh doanh, tăng thu nhập và kết quả là số thuế
Nhà nước thu được cũng gia tăng.
1.2.3 Vai trò của thuế TNDN
Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức
năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế thị
trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình
đằng trên cơ sở pháp luật. Các doanh nghiệp với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng
lực tài chính mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập
cao; ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế sẽ
nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập. Ðể hạn chế nhược điểm đó, Nhà
nước sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể
có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách
Nhà nước được công bằng, hợp lý.
Công cụ tài chính quan trọng của Nhà nước trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Vì
thuế TNDN được ban hành áp dụng chung cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi
thành phần kinh tế, mọi hình thức đầu tư, tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh, mức thuế
suất được điều chỉnh theo hướng ngày càng giảm không những tạo thuận lợi cho các
doanh nghiệp mới thành lập mà còn tạo thêm tiềm lực tài chính để các doanh nghiệp đang
hoạt động đổi mới thiết bị, bổ sung vốn đầu tư phát triển kinh doanh. Bên cạnh đó, để
thực hiện chính sách khuyến khích thì Nhà nước cũng đưa ra thuế suất ưu đãi, các quy
định về miễn giảm, các khoản thu nhập không thu thuế để áp dụng đối với một ngành
nghề, mặt hàng, lĩnh vực nhằm đẩy mạnh sản xuất, khai thác tiềm năng về vốn của các
nhà đầu tư cũng như giúp các nhà đầu tư khắc phục khó khăn.
Góp phần tái cấu trúc nền kinh tế theo ngành nghề và vùng, lãnh thổ. Điểm đặc
biệt của thuế TNDN là việc áp dụng thuế suất ưu đãi (có thời hạn) đối với những ngành
nghề, địa bàn được Nhà nước khuyến khích đầu tư. Ngoài ra thuế TNDN còn có các quy
định về miễn giảm thuế cho các cơ sở mới thành lập hay sử dụng thu nhập sau thuế để tái
đầu tư. Chính sách ưu đãi thông qua thuế TNDN góp phần định hướng cho đầu tư từ đó
13
tác động đến việc phân bổ các nguồn lực kinh tế nói chung, góp phần cơ cấu lại nền kinh
tế theo ngành, vùng và lãnh thổ.
Tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Những quy định hợp lý về thuế suất hay ưu
đãi, miễn giảm sẽ có tác động tích cực đến môi trường đầu tư, doanh nghiệp phát triển cả về
số lượng, quy mô và hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Điều này
tạo khả năng để tăng được số thu thuế. Đối tượng thu của thuế TNDN cũng mở rộng ( không
chỉ là thu nhập từ hoạt động kinh doanh theo giấy phép của cơ sở, mà còn bao gồm các
khoản thu nhập khác). Tương tự, đối tượng nộp thuế cũng mở rộng, nhằm đảm bảo tính công
bằng trong điều tiết thu nhập và đảm bảo vai trò huy động nguồn thu đối với ngân sách Nhà
nước.
1.2.4 Đối tượng chịu thuế, người nộp thuế
* Đối tượng chịu thuế
Là thu nhập thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu
nhập chịu thuế khác (Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển
nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ
chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán
ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; thu
khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những
năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động
sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.).
Tuy nhiên, có một số thu nhập được miễn thuế như sau:
- Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành
lập theo Luật hợp tác xã.
- Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
- Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ
mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam.
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp
dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV. Chính
14
phủ quy định tiêu chí, điều kiện xác định doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người
tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV.
- Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người
tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.
- Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp
trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.
- Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa
học, văn hoá, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.
* Người nộp thuế
Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây
gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại
Việt Nam;
c) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định của Luật thuế TNDN số 14 phải nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế
đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài
Việt Nam;
b) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu
nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam
liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó;
c) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu
nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt
động của cơ sở thường trú;
15
d) Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối
với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà
thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt
động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập, bao gồm:
a) Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm
mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
b) Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
c) Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công
hay một tổ chức, cá nhân khác;
d) Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
đ) Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng
đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng
đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc
cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
1.2.5 Kỳ tính thuế
Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch hoặc năm
tài chính, trừ trường hợp kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh thu
nhập áp dụng đối với doanh nghiệp nước ngoài thuộc loại doanh nghiệp nước ngoài có cơ
sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà
khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú; doanh nghiệp
nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế
phát sinh tại Việt Nam.
1.2.6 Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế và thuế suất.
* Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu
nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản
xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.