Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng seabank tại tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 109 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
========




VÕ PHƯỢNG VY





NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÂN HÀNG SEABANK
TẠI TỈNH KHÁNH HÒA






LUẬN VĂN THẠC SĨ












Khánh Hòa, năm 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

========




VÕ PHƯỢNG VY





NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÂN HÀNG SEABANK
TẠI TỈNH KHÁNH HÒA






LUẬN VĂN THẠC SĨ




Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60 34 01 02


Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH


Khánh Hòa, năm 2013

i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng quý Thầy, Cô giảng viên
Trường Đại học Nha Trang đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Trâm Anh đã luôn quan tâm,
hướng dẫn nhiệt tình và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và
hoàn thiện Luận văn này.
Trong thời gian nghiên cứu và thu thập thông tin, ngoài nỗ lực của cá nhân tôi
còn nhận được sự hỗ trợ của các đồng nghiệp, các cán bộ quản lý của Ngân hàng
TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Nha Trang, các NHTM khác và sự giúp đỡ nhiệt tình
của các khách hàng, bạn bè.
Mặc dù hết sức cố gắng hoàn thiện đề tài qua tham khảo tài liệu, trao đổi và tiếp
thu ý kiến đóng góp nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất
hoan nghênh và chân thành cám ơn các ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô và bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn.

Khánh Hòa, ngày 07 tháng 11 năm 2013
Người thực hiện


Võ Phượng Vy

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân
hàng hàng SeABank tại tỉnh Khánh Hòa” này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, chính xác, nội dung trích dẫn có
nguồn gốc đã được nêu rõ. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Nha Trang, ngày 07 tháng 11 năm 2013
Người thực hiện


Võ Phượng Vy

















iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii
DANH MỤC BẢNG viii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1 Khái quát về hoạt động của NHTM: 5
1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại: 5
1.1.2 Hoạt động của NHTM: 7
1.2 Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh: 7
1.2.1 Khái niệm về cạnh tranh: 7
1.2.2 Năng lực cạnh tranh: 9
1.2.3 Lợi thế cạnh tranh 10
1.3 Năng lực cạnh tranh của NHTM: 10
1.3.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của NHTM: 10
1.3.2 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của NHTM: 12
1.3.2.1 Các hoạt động sơ cấp: 13

1.3.2.2 Các hoạt động bổ trợ: 15
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM: 18
1.3.3.1 Năng lực tài chính: 19
1.3.3.2 Tính đa dạng và cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ: 22
1.3.3.3 Quản trị nguồn nhân lực: 23
1.3.3.4 Năng lực công nghệ thông tin: 23
1.3.3.5 Danh tiếng, uy tín và khả năng hợp tác: 24
1.3.4 Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại: 24
1.3.4.1 Các yếu tố vĩ mô: 24
1.3.4.2 Các yếu tố vi mô: 26
1.3.4.3 Nhóm nhân tố chủ quan: 28

iv

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA SEABANK CHI NHÁNH NHA TRANG 31
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP SeABank – Chi nhánh Nha Trang 31
2.1.1 Lịch sử hình thành: 31
2.1.2 Một số sản phẩm chủ yếu: 31
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ: 32
2.2 Thực trạng cạnh tranh của SeABank tại tỉnh Khánh Hoà: 33
2.2.1 Đánh giá tác động của các yếu tố môi trường: 33
2.2.2 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của SeABank Nha Trang: 37
2.2.2.1 Điểm mạnh: 37
2.2.2.2. Điểm yếu: 38
2.2.2.3 Cơ hội: 38
2.2.2.4 Thách thức 39
2.3 Phân tích năng lực cạnh tranh của SeABank Nha Trang tại tỉnh Khánh Hòa giai
đoạn 2009 – 2012: 39

2.3.1 Năng lực tài chính: 39
2.3.1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh: 39
2.3.1.2 Tính thanh khoản và phòng ngừa rủi ro: 41
2.3.2 Năng lực hoạt động 43
2.3.2.1 Năng lực huy động vốn. 43
2.3.2.2 Năng lực tín dụng 49
2.3.2.3 Năng lực phát triển dịch vụ. 56
2.3.3 Tổ chức bộ máy và quản trị điều hành 57
2.3.3.1 Nguồn nhân lực 57
2.3.3.2 Chế độ tiền lương và chính sách tuyển dụng, đào tạo: 59
2.3.3.3 Năng lực quản trị - điều hành: 62
2.3.4 Năng lực công nghệ thông tin 62
2.3.5 Hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu và nghiên cứu phát triển 64
2.4 Phân tích các đối thủ cạnh tranh của SeABank tại tỉnh Khánh Hòa 65
2.5 Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 74

v

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA SEABANK NHA TRANG TẠI TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2015
VÀ CÁC KIẾN NGHỊ 75
3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của SeABank Chi nhánh Nha Trang đến năm
2015: 75
3.1.1 Định hướng phát triển của SeABank Chi nhánh Nha Trang: 75
3.1.2 Mục tiêu phát triển của SeABank Chi nhánh Nha Trang: 75
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của SeABank Chi nhánh
Nha Trang: 76
3.2.1 Vận dụng mô hình SWOT để nâng cao năng lực cạnh tranh của SeABank chi
nhánh Nha Trang: 76

3.2.1.1 Phát huy thế mạnh: 76
3.2.1.2 Khắc phục điểm yếu: 77
3.2.1.3 Tận dụng cơ hội: 77
3.2.1.4 Vượt qua thử thách: 78
3.2.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dựa vào phân tích ma trận hình
ảnh cạnh tranh: 79
3.2.2.1 Tăng cường sức mạnh tài chính 79
3.2.2.2 Tăng cường đào tạo, phát huy sức mạnh nguồn nhân lực 82
3.2.2.3 Hoàn thiện công tác tín dụng, quản trị rủi ro trong tín dụng 83
3.2.2.4 Đa dạng hóa các sản phẩm truyền thống và phát triển sản phẩm mới 84
3.2.2.5 Hoàn thiện và phát triển đồng bộ công nghệ thông tin cho toàn hệ thống
SeABank 86
3.2.2.6 Tăng cường hoạt động marketing và nâng cao chất lượng dịch vụ 87
3.2.2.7 Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối, nâng cao uy tín, thương hiệu và khả
năng hợp tác: 89
3.3 Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước: 90
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ: 90
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 91
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 93
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 97

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ACB BANK
Ngân hàng TMCP Á Châu.
ARGIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ATM
Automated Teller machine – Máy rút tiền tự động
BIDVBANK
Ngân hàng TMCP đầu tư và phát trine
CNTT
Công nghệ thông tin
DN
Doanh nghiệp
DPRR
Dự phòng rủi ro
EXIMBANK
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
GLOBAL T24
Phần mềm kế toán ngân hàng Temenos
L/C
Credit Letter – thư tín dụng
MB
Ngân hàng TMCP Quân đội
MHB
Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long
NHNN
Ngân hàng nhà nước
NHQD
Ngân hàng quốc doanh
NHTM
Ngân hàng thương mại
POS

Poine of Sale – Điểm chấp nhận thẻ
SEABANK
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
SME
Small and Medium Enterprise – Doanh nghiệp vừa và nhỏ
SMS BANKING
Dịch vụ Ngân hàng qua điện thoại di động.
TECHCOMBANK
Ngân hàng kỷ thương
TCTD
Tổ chức tín dụng
TMCP
Thương mại cổ phần
VCBANK
Ngân hàng TMCP ngoại thương
VIB
Ngân hàng quốc tế
VIETINBANK
Ngân hàng TMCP Công thương
VPBANK
Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng
WB
World Bank – Ngân hàng thế giới
WTO
World Trade Organization – Tổ chức thương mại Thế giới

vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 1.1: Chuỗi giá trị của ngân hàng 12
Biểu đồ 1.2: Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM 19
Biểu đồ 1.3: Mô hình năm áp lực cạnh tranh của ngành ngân hàng 26
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức hoạt động SeABank Nha Trang 32
Biểu đồ 2.2: Thị phần vốn huy động các NHTM lớn tại Khánh Hòa 46
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu vốn huy động vốn phân loại theo đối tượng khách hàng 48
Biểu đồ 2.4 : Dư nợ tín dụng giai đoạn từ năm 2009 – 2012 49
Biểu đồ 2.5: Thị phần dư nợ của các NHTM lớn trên địa bàn Khánh Hòa 52
Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng dư nợ theo kỳ hạn năm 2012 53
Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng dư nợ theo ngành nghề, mục đích vay năm 2012 54














viii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh SeABank Nha Trang năm 2009 -2012 40

Bảng 2.2 Trích lập quỹ dự phòng từ năm 2009 đến năm 2012 42
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Khánh Hòa 44
Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn của SeABank Nha Trang năm 2009 -2012 47
Bảng 2.5: tăng trưởng dư nợ của SeABank Nha Trang qua các năm 2009-2012: 49
Bảng 2.6: Tình hình tín dụng của các NHTM trên địa bàn Khánh Hòa 50
Bảng 2.7: Phân loại dư nợ theo kỳ hạn và theo mục đích vay năm 2012 53
Bảng 2.8: Nợ xấu qua các năm từ 2008 – 2012 55
Bảng 2.9. Tổng hợp doanh thu thuần dịch vụ các năm 2009-2012 56
Bảng 2.10: Tình hình nhân sự giai đoạn 2007 – 2012 57
Bảng 2.11: Trình độ giữa các NHTMCP lớn trên địa bàn Khánh Hòa năm 2012 58
Bảng 2.12: Mức lương BQ của một số NHTMCP tại Khánh Hòa năm 2010 - 2012 60
Bảng 2.13: Mạng lưới giao dịch một số Chi nhánh NH TMCP trên địa bàn Khánh Hòa 64
Bảng 2.14 Bảng tổng hợp đánh giá của các chuyên gia 71
Bảng 2.15: Ma trận hình ảnh cạnh tranh 72








1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay quá trình toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra sôi nổi trên toàn thế giới
và đang thu hút sự quan tâm của tất cả các quốc gia. Không nằm ngoài xu hướng
chung, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới với sự kiện
chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 7/11/2006. Có thể nói,

việc chính thức là thành viên của WTO đem lại cho Việt Nam những cơ hội và cũng
đặt ra nhiều thách thức. Muốn thành công chúng ta phải thấy được hết thách thức, tận
dụng cơ hội để đẩy lùi thách thức. Suy cho cùng cơ hội và thách thức chính là động lực
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Ngân hàng là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm và phải mở cửa gần
như hoàn toàn theo lộ trình cam kết 7 năm của hiệp định thương mại Việt – Mỹ và 5
năm theo các cam kết của WTO. Ngân hàng là một trong những lĩnh vực được mở cửa
mạnh nhất sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thách thức lớn nhất của ngành ngân hàng
là đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn. Việt Nam phải chấp nhận sự gia
tăng nhanh chóng của các ngân hàng thương mại nước ngoài có kinh nghiệm, có điều
kiện tài chính, hiểu biết rõ luật pháp Việt Nam. Việt Nam cũng sẽ phải bắt buộc thực
hiện chính sách không phân biệt đối xử giữa các ngân hàng trong nước và ngoài nước.
Thực tế đó dẫn đến cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng càng trở nên quyết liệt hơn
trong cuộc đua đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.
Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hàng
Việt Nam cần cải tổ cơ cấu một cách mạnh mẽ để trở thành hệ thống ngân hàng đa dạng về
hình thức, có khả năng cạnh tranh cao, hoạt động an toàn và hiệu quả, huy động tốt các
nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu của phát triển đất nước.
Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank) – tiền thân là ngân
hàng TMCP Hải Phòng được thành lập từ năm 1994, sau hơn 18 năm hình thành và
phát triển, hiện tại SeABank có vốn điều lệ 5.335 tỷ đồng cùng tổng giá trị tài sản lên
tới gần 102 nghìn tỷ đồng và mạng lưới hoạt động gồm 155 điểm giao dịch tại khắp 3
miền trên cả nước cùng đội ngũ nhân sự hơn 2.100 người được đào tạo bài bản, có tính
hệ thống và chiều sâu.

2

Chi nhánh SeABank Nha Trang được thành lập vào tháng 7/2007 tại Nha Trang
– Khánh Hòa, thành phố đang phát triển mạnh mẽ ngành du lịch với hệ thống khách
sạn, resort mang thương hiệu quốc tế như Sheraton, Novotel, Six sense, Marriot ,

SeAbank Nha Trang đã và đang khẳng định vị trí của mình tại Khánh Hòa. Với việc
đón tiếp hàng triệu lượt khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng, Nha Trang đang
trở thành điểm sáng thu hút đầu tư của hệ thống các ngân hàng, hiện tại trên địa bàn
thành phố có hơn 30 ngân hàng đang hoạt động, vì vậy tính cạnh tranh giữa các ngân
hàng ngày càng khốc liệt. Sau hơn 5 năm hoạt động đến nay Chi nhánh đã mở rộng với
5 Phòng giao dịch, với số lượng hơn 5.000 khách hàng cá nhân và Doanh nghiệp, phát
hành 10.000 thẻ ATM các loại, 09 máy ATM và 09 điểm đặt máy POS. Chính vì vậy,
việc tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh mang tính cấp thiết để
SeAbank Nha Trang có thể giữ vững những thành quả đã đạt được và phát triển bền
vững trong tương lai.
Với mong muốn góp phần nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của SeABank
nói chung và SeABank tại Khánh Hòa nói riêng, tôi đã quyết định nghiên cứu và thực
hiện luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài :
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng SeABank tại tỉnh Khánh Hòa”
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu tổng quát:
 Hệ thống hóa lý thuyết về lý luận cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trong kinh
doanh ngân hàng.
 Ứng dụng các lý thuyết về phương pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh để so
sánh, nhận diện năng lực cạnh tranh của Ngân hàng và các Ngân hàng đối thủ cạnh
tranh nhằm đề xuất chiến lược cạnh tranh cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi
nhánh Nha Trang.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
 Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương
mại cổ phần Đông Nam Á.

3

 Khảo sát ý kiến khách hàng và tham khảo ý kiến đánh giá của chuyên gia để
đánh giá năng lực cạnh tranh của SeABank Nha Trang trên cơ sở so sánh với các đối

thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn.
 Hình thành giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Ngân SeABank – chi nhánh Nha Trang tại Khánh Hòa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là khả năng cạnh tranh của
SeABank Nha Trang trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính như: Huy
động, cho vay, sản phẩm thẻ và những tiện ích ngân hàng điện tử.
- Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát năng lực cạnh tranh của Ngân hàng SeABank –
chi nhánh Nha Trang, so sánh với các ngân hàng đối thủ cạnh tranh có quy mô tương
đương giai đoạn 2009 – 2012 và đánh giá.
Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đề tài chọn 3 ngân hàng TMCP là: Sacombank,
ACB và Mbank, 01 ngân hàng quốc doanh là MHB trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa làm đối
thủ cạnh tranh để đánh giá năng lực cạnh tranh của SeABank Nha Trang.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, luận văn sử dụng các phương pháp như :
- Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu
khám phá để nghiên cứu các tài liệu thứ cấp và thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh
vực ngân hàng để xây dựng thang đo sơ bộ về năng lực cạnh tranh của một ngân hàng.
- Phương pháp khảo sát, điều tra ý kiến khách hàng.
- Phương pháp chuyên gia: Dựa trên các ý kiến đánh giá và nhận định của các
chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và của ngân hàng
thương mại nói riêng là vấn đề được mọi quốc gia đặt lên hàng đầu, khi nền kinh tế ngày
càng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tiến trình hội nhập, tăng khả năng cạnh tranh là con đường
dẫn tới thành công của bất kỳ ngân hàng nào. Với vai trò là “Xương sống” của nền kinh

4

tế, các ngân hàng thương mại cổ phần phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh

song song với phát triển bền vững để đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế.
Chính vì vậy, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
SeABank tại tỉnh Khánh Hòa” được thực hiện nhằm nghiên cứu một cách khoa học
và đưa ra những giải pháp hữu ích giúp Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh
Nha Trang nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định thương hiệu tại địa bàn tỉnh
Khánh Hòa, đây là đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phần phụ lục, luận
văn bao gồm: 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.
Chương II: Phân tích năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
chi nhánh Nha Trang .
Chương III: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP
Đông Nam Á tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015 và các kiến nghị.

5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát về hoạt động của NHTM:
1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại:
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế.
Ngân hàng được chia thành nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói
chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó Ngân hàng thương mại thường chiếm
tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng hoạt động.
Ngân hàng thương mại có một quá trình phát triển lâu dài từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp, tùy theo trình độ phát triển, mức độ cạnh tranh, tập quán và quan điểm của
Chính phủ ở mỗi quốc gia mà NHTM được hiểu theo các khái niệm khác nhau.

Tại Mỹ, bất kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gởi cho phép khách hàng
rút tiền theo yêu cầu và cho vay đối với các tổ chức kinh doanh hay cho vay thương
mại sẽ được xem là một ngân hàng.
Tại Pháp, Đạo luật ngày 03/06/1942 quy định: “Ngân hàng là những xí nghiệp hay
cơ sở làm nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc hình
thức khác, những khoản tiền mà họ dung cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu,
nghiệp vụ tín dụng hay nghiệp vụ tài chính” [8].
Tại Việt Nam, theo tinh thần Luật các Tổ chức tín dụng (công bố ngày 26/12/1997)
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng (có hiệu lực thi
hành ngày 01/10/2004): “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động
kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gởi,
sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán, và các hoạt động
kinh doanh khác có liên quan” [4]. Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định:
“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín
dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận” [5].

6

Như vậy, chúng ta có thể đưa ra khái niệm chung nhất về Ngân hàng thương mại:
Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh về tiền tệ với hoạt động thường
xuyên là huy động vốn, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cung cấp các dịch vụ tài chính
và các hoạt động khác có liên quan. NHTM là tổ chức tài chính trung gian cung cấp
danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Ngân hàng thương mại có những đặc điểm sau:
 Ngân hàng thương mại giống như các tổ chức kinh doanh khác là hoạt động
vì mục đích thu lợi nhuận nhưng là tổ chức đặc biệt vì đối tượng kinh doanh là tiền tệ,
hoạt động tín dụng là đặc trưng chủ yếu được thực hiện chủ yếu bằng cách thu hút vốn
tiền tệ trong xã hội để cho vay.
 Nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh: Nguồn vốn phần lớn là tiền gửi

của các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế. Đặc điểm nổi bật của Ngân hàng thương mại
là không sử dụng nguồn vốn sở hữu vào trong các hoạt động kinh doanh của mình như
cho vay, mua bán chứng khoán. Hơn nữa nguồn vốn sở hữu của Ngân hàng thương
mại chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thương mại.
Trong khi đó các loại hình kinh tế khác lại sử dụng chủ yếu nguồn vồn sở hữu vào các
hoạt động kinh doanh. Sự khác biệt của Ngân hàng thương mại với các định chế tài
chính khác là Ngân hàng thương mại có quyền huy động tiền gửi trong nền kinh tế mỗi
khi cân vốn để tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình. Công ty tài chính thì
hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn sở hữu của mình, nếu thiếu các công ty tài chính có
thể vay trên thị trường các công ty cổ phần, muốn tăng nguồn vốn huy động của mình
thì có thể phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu. Không có một định chế tài chính nào
ngoài Ngân hàng thương mại có thể nhận tiền gửi từ các tổ chức cá nhân và các tổ
chức trong nền kinh tế.
 Khách hàng của Ngân hàng thương mại là những người đóng hai vai trò đối
với Ngân hàng. Thứ nhất, họ là những người cung cấp các điều kiện để Ngân hàng
hoạt động, là những người tạo nguồn vốn cho Ngân hàng. Thứ hai, họ là những khách
hàng sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng, như tín dụng, sản phẩm thẻ, các dịch vụ
ngân hàng trực tuyến…của Ngân hàng. Phần lớn, những khách hàng này, lại sử dụng
chính những đồng tiền mà họ đã gửi vào. Vì vậy, khách hàng chính là những người
cung cấp đầu vào cho Ngân hàng và họ cũng chính là người sử dụng sản phẩm đầu ra
của Ngân hàng.


7

1.1.2 Hoạt động của NHTM:
Trên cơ sở khái niệm, Ngân hàng thương mại có các lĩnh vực hoạt động như sau:
a. Huy động vốn: Là hoạt động tạo nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng, bao
gồm các hoạt động: Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới
các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác; phát hành

chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân.
b. Hoạt động tín dụng: Là hoạt động tạo thu nhập chính cho ngân hàng, bao gồm:
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các pháp nhân, cá nhân, hộ
gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh nhằm đáp ứng tất cả các
nhu cầu vốn trừ những nhu cầu mà pháp luật cấm.
- chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, nghiệp vụ bảo lãnh, cho thuê
tài chính.
c. Dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân hàng hiện đại.
- Thanh toán, chuyển tiền nhanh trong toàn quốc qua hệ thống chuyển tiền
điện tử và thanh toán quốc tế.
- Thực hiện một số dịch vụ ngân hàng khác với chất lượng cao như:
+ Phát hành thẻ nội địa và thẻ quốc tế
+ Cung ứng dịch vụ Ngân hàng điện tử gồm Mobile Banking, Internet
Banking.
+ Cung ứng các dịch vụ chứng khoán, bảo hiểm, bán vé máy bay, thu ngân
sách nhà nước….
d. Các hoạt động khác: Góp vốn, mua cổ phần, Tham gia thị trường tiền tệ,
Kinh doanh ngoại hối và vàng, Nghiệp vụ uỷ thác và đại lý, Kinh doanh bất động sản,
Kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm, Dịch vụ tư vấn
1.2 Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh:
1.2.1 Khái niệm về cạnh tranh:
Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản và là động lực phát triển của nền
kinh tế thị trường. Cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn phần thắng về mình
trong môi trường cạnh tranh.
Theo K. Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư
bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa
để thu được lợi nhuận siêu ngạch " [8].

8


Theo Michael Porter thì: “Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh
tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà
doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong
ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi” [7] .
Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với các đối
thủ trong cùng một ngành. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải
nỗ lực cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, phát triển hệ thống
phân phối, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng để tồn tại và phát triển. Các
doanh nghiệp phải tranh đua với nhau vì doanh nghiệp nào cũng muốn bán được nhiều
sản phẩm hơn, thu lợi nhiều hơn. Cạnh tranh là một cuộc đua liên tục, không bị gián
đoạn về thời gian.
Ngày nay, khái niệm, chiến lược và cách thức thực hiện cạnh tranh đã khác nhiều
so với trước đây, Giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm cho rằng: “Cạnh tranh không phải
là diệt trừ đối thủ của mình mà là phải đem lại cho khách hàng những giá trị gia tăng
cao hơn hoặc/ và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn các
đối thủ cạnh tranh của mình”[9]. Khi các doanh nghiệp đều phải đua nhau để phục vụ
khách hàng tốt nhất thì điều đó có nghĩa là không có lợi thế cạnh tranh nào có thể giữ
nguyên trạng để trường tồn vĩnh viễn mà mỗi ngày phải có thêm cái mới lạ, khác biệt.
Nói cách khác, trong cuộc “tranh tài” giữa các doanh nghiệp để phục vụ khách hàng
mỗi ngày một tốt hơn, doanh nghiệp nào hài lòng với vị thế đang có trên thương
trường sẽ rơi vào tình trạng tụt hậu và sẽ bị đào thải.
Cạnh tranh xuất phát từ hai điều kiện cơ bản là phân công lao động xã hội và tính
đa nguyên chủ thể lợi ích kinh tế, điều này làm xuất hiện các cuộc đấu tranh giành lợi
ích kinh tế giữa người sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các tổ chức trung gian,
thực hiện phân phối lại các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Cuộc đấu tranh này dựa trên
sức mạnh về tài chính, kỹ thuật công nghệ, chất lượng đội ngũ lao động, quy mô hoạt
động của từng chủ thể. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình
cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích, với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận và với
người tiêu dùng là tiện ích tiêu dùng [7].


9

1.2.2 Năng lực cạnh tranh:
- Theo lý thuyết thương mại truyền thống: năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp/ngành/ quốc gia được xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất.
Và, các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh chủ yếu dựa trên mức chi phí thấp.
- Quan điểm tổng hợp của Van Duren, Martin và Westgren: năng lực cạnh
tranh là khả năng tạo ra và duy trì lợi nhuận và thị phần trên các thị trường trong và
ngoài nước. Để đánh giá năng lực cạnh tranh, thường dựa trên các chỉ số như: năng
suất lao động, tổng năng suất các yếu tố sản xuất, công nghệ, chi phí cho nghiên cứu
và phát triển, chất lượng và tính khác biệt của sản phẩm,
- Lý thuyết tổ chức công nghiệp: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành
dựa trên khả năng sản xuất ra sản phẩm ở một mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức
giá phổ biến mà không có trợ cấp, đảm bảo cho ngành/ doanh nghiệp đứng vững trước
các đối thủ khác hay sản phẩm thay thế.
- Theo quan điểm quản trị chiến lược của M. Porter: chiến lược cạnh tranh liên
quan tới việc xác định vị trí của doanh nghiệp để phát huy các năng lực độc đáo của
mình trước các lực lượng cạnh tranh: đối thủ tiềm năng, đối thủ hiện tại, sản phẩm
thay thế, nhà cung cấp và khách hàng.[7]
Từ các quan điểm trên, chúng ta có thể hiểu về năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp: là khả năng tác động của doanh nghiệp đến các lực lượng cạnh tranh bằng các
biện pháp sáng tạo - tạo ra được các “khác biệt“ hơn hẳn đối thủ cạnh tranh. Khác biệt
đó có thể là hệ thống phân phối dịch vụ tốt, sản phẩm độc đáo, giá cước rẻ Những
khác biệt này giúp doanh nghiệp xác lập được vị thế của mình trên thị trường, chiếm
lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.
Một doanh nghiệp được coi là có năng lực cạnh tranh phải là doanh nghiệp dám
chấp nhận cạnh tranh trên thương trường, chấp nhận sự tồn tại của đối thủ cạnh tranh,
chấp nhận việc phải giành giật những điều kiện thuận tiện có lợi cho chính mình. Cùng
với việc chấp nhận cạnh tranh, doanh nghiệp phải có ý chí và khả năng duy trì các hoạt
động kinh doanh và thực hiện được những mục tiêu phát triển đã đề ra. Chính do tác

động của cạnh tranh mà một doanh nghiệp muốn có vị trí vững chắc trên thị trường và
thị phần ngày càng mở rộng thì cần phải có tiềm lực đủ mạnh như năng lực tài chính,
năng lực sản xuất, nguồn nhân lực … để đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh, đó
chính là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp [9].

10

1.2.3 Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh cũng là một thuật ngữ được nhắc đến khi bàn về cạnh tranh.
Lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp khác biệt với đối thủ cạnh tranh,
là những thế mạnh mà doanh nghiệp có hoặc doanh nghiệp khai thác tốt hơn đối thủ
cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh thể hiện khả năng, năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Như vậy, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì trước hết doanh nghiệp phải
xác định lợi thế cạnh tranh của mình.
“Lợi thế cạnh tranh xuất phát chủ yếu từ giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra
cho khách hàng, có thể dưới dạng giá cả thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh (trong khi
lợi ích cho người mua là tương đương), hoặc việc cung cấp những lợi ích vượt trội so
với đối thủ khiến người mua chấp nhận thanh toán một mức cao hơn” [7].
Doanh nghiệp nào có được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp đó sẽ có cái mà các
đối thủ khác không có, nghĩa là doanh nghiệp hoạt động tốt hơn đối thủ, hoặc làm
được những việc mà các đối thủ khác không thể làm được. Lợi thế cạnh tranh là nhân
tố cần thiết cho sự thành công và tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. Do vậy, các doanh
nghiệp đều muốn cố gắng phát triển lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên điều này thường rất
dễ bị xói mòn bới những hành động bắt chước của đối thủ.
Theo M.Porter, doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình dựa trên
các lĩnh vực sau:
- Lợi thế về chi phí: tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh.
Các yếu tố như: đất đai, mạng lưới, chi phí sử dụng vốn, chất lượng lao động được
xem là nguồn lực để tạo lợi thế cạnh tranh.[7]
- Lợi thế về sự khác biệt: dựa vào sự khác biệt của sản phẩm làm tăng giá trị

cho khách hàng hoặc giảm chi phí sử dụng sản phẩm hoặc nâng cao tính hoàn thiện khi
sử dụng sản phẩm. Chính nhờ lợi thế về sự khác biệt cho phép doanh nghiệp định mức
giá sản phẩm thậm chí cao hơn đối thủ nhưng vẫn được thị trường chấp nhận.[7]
1.3 Năng lực cạnh tranh của NHTM:
1.3.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của NHTM:
Cũng giống như mọi doanh nghiệp, NHTM cũng là một doanh nghiệp và là một
doanh nghiệp đặc biệt, vì thế NHTM cũng tồn tại vì mục đích cuối cùng là lợi nhuận.
Vì thế, các NHTM cũng tìm đủ mọi biện pháp để cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất
lượng cao với nhiều lợi ích cho khách hàng, với mức giá và chi phí cạnh tranh nhất,

11

bên cạnh sự đảm bảo về tính chính xác, độ tin cậy và sự tiện lợi nhất nhằm thu hút
khách hàng, mở rộng thị phần để đạt được lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Do vậy,
cạnh tranh trong NHTM là cũng là sự tranh đua, giành dựt khách hàng dựa trên tất cả
những khả năng mà ngân hàng có được để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về việc
cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, có sự đặc trưng riêng của mình
so với các NHTM khác trên thị trường, tạo ra lợi thế cạnh tranh, làm tăng lợi nhuận
ngân hàng, tạo được uy tín, thương hiệu và vị thế trên thương trường.
- Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng do chính ngân hàng tạo ra trên cơ
sở duy trì và phát triển những lợi thế vốn có nhằm củng cố và mở rộng thị phần; gia
tăng lợi nhuận, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi
trường kinh doanh.
Với những đặc điểm chuyên biệt của mình, sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân
hàng cũng có những đặc thù nhất định:
- Hoạt động ngân hàng mang tính hệ thống rất cao, có liên quan đến nhiều tổ
chức kinh tế, chính trị, xã hội và các cá nhân. Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng
nào đó yếu đi sẽ ảnh hưởng đến các ngân hàng khác đồng thời tác động trực tiếp đến
thị trường tiền tệ, và có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động cạnh
tranh của các ngân hàng phải tuân thủ pháp luật, đi liền với cạnh tranh lẫn nhau là sự

hợp tác với nhau nhằm hướng đến một môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn.
- Lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là dịch vụ và là dịch vụ có liên quan đến
tiền tệ. Đây là một lĩnh vực nhạy cảm nên đòi hỏi tính chính xác, thuận tiện, bảo mật
cao; các ngân hàng phải có cơ sở hạ tầng vững chắc, hệ thống công nghệ hiện đại.
Đồng thời, khi thực hiện kinh doanh tiền tệ, NHTM phải đóng vai trò tổ chức trung
gian huy động vốn trong xã hội. Nguồn vốn để kinh doanh của ngân hàng chủ yếu từ
vốn huy động được và chỉ một phần nhỏ từ vốn tự có của ngân hàng, do đó yêu cầu
ngân hàng phải có trình độ quản lý chuyên nghiệp, năng lực tài chính vững mạnh cũng
như có khả năng kiểm soát và phòng ngừa rủi ro hữu hiệu để đảm bảo kinh doanh an
toàn, hiệu quả.
- Từ hai đặc thù trên, để tránh những nguy cơ đỗ vỡ cả hệ thống, NHNN phải có sự
giám sát chặt chẽ thị trường tiền tệ, nhằm có những giải pháp can thiệp kịp thời tránh những
yếu tố có thể làm suy yếu và thôn tính lẫn nhau trong hoạt động của các NHTM.

12

- Mặt khác, hoạt động ngân hàng không giới hạn phạm vi trong nước mà liên
quan đến các nước khác thông qua các hoạt động thanh toán quốc tế. Do vậy hoạt động
của ngân hàng còn chịu sự chi phối của các yếu tố nước ngoài. Vì thế, sự cạnh tranh
của các NHTM đòi hỏi những chuẩn mực rất cao, phù hợp với các quy định về hoạt
động tài chính của thế giới và cần phải được tuân thủ nghiêm ngặt.
1.3.2 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của NHTM:
Tương tự các loại hình kinh doanh khác, năng lực cạnh tranh của các NHTM
cũng được cấu thành từ các yếu tố như: nguồn lực (vốn, con người, trình độ, công
nghệ…); thị phần; thái độ trước các đối thủ cạnh tranh; khả năng thích ứng với môi
trường kinh doanh; khả năng chinh phục thị trường mới và yếu tố môi trường pháp
lý…tuy nhiên, sản phẩm của ngân hàng là sản phẩm dịch vụ đặc thù, vì vậy các yếu tố
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng cũng có một số đặc điểm khác biệt.
Theo lý thuyết của Micheal Porter về chuỗi giá trị (value chain) tạo nên lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp, các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của NHTM có thể

khái quát như sau:
Biểu đồ 1.1: Chuỗi giá trị của ngân hàng

Dịch
vụ
khách
hàng

Hạ tầng cơ sở và quy mô mạng lưới hoạt động

Năng lực tài chính và quản trị rủi ro
Phát triển công nghệ

Kinh nghiệm quản lý và trình độ nhân lực
Khả năng hợp tác và đối tác chiến lược
Nghiệp
vụ huy
động
vốn
Giá c

và sự đa
dạng
hóa dịch
vụ
Hoạt động
bán hàng

marketing
Các ho

ạt động s
ơ c
ấp

Lợi
nhuận
Các ho
ạt động bổ trợ


13

1.3.2.1 Các hoạt động sơ cấp:
* Nghiệp vụ huy động vốn:
Đây là nghiệp vụ cơ bản, đầu tiên quan trọng nhất của NHTM. Vốn được Ngân
hàng huy động dưới nhiều hình thức khác nhau và sử dụng (sau khi đảm bảo một tỷ lệ
dự trữ bắt buộc) với trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi. Nguồn vốn của NHTM gồm có
vốn tự có (vốn chủ sở hữu), vốn vay, vốn khác. Ngân hàng thường sử dụng các nghiệp
vụ huy động vốn sau:
+ Vốn tự có của Ngân hàng: đây là nguồn vốn thuộc sở hữu của riêng các
NHHTM, trong thực tế nguồn vốn này không ngừng tăng lên từ kết quả hoạt động
kinh doanh của bản thân NHTM mang lại, nó đóng góp một phần đáng kể vào hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng.
+ Nghiệp vụ tiền gửi: Đây là nghiệp vụ huy động các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi
của các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức gửi vào ngân hàng với mục đích hưởng lãi. Các
khoản tiền gửi có thể chia thành dạng tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn.
+ Nghiệp vụ tiền vay: Phản ánh quá trình tạo ra nguồn vốn bằng cách vay của
các TCTD trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, việc vay vốn này được thực hiện ở
NHTM hội sở sau đó sẽ điều chỉnh cho các chi nhánh trong hệ thống. NHTM có thể
vay của Ngân hàng Trung Ương dưới hình thức tái chiết khấu, cho vay có bảo

đảm…mục đích tạo sự cân đối trong điều hành vốn của bản thân Ngân hàng khi họ
không tự cân đối được trên cơ sở khai thác tại chỗ.
+ Nghiệp vụ huy động vốn khác: Thông qua nghiệp vụ NHTM có thể tạo vốn
cho mình bằng việc nhận làm đại lý hay ủy thác vốn cho các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước. Đồng thời, khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt
theo lệnh của khách hàng, NHTM có thể huy động được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi
dưới hình thức tiền ký quỹ trong các tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền chu chuyển
trong thanh toán.
+ Nghiệp vụ phát hành chứng từ có giá: NHTM có thể phát hành các chứng chỉ
tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu để huy động vốn, theo hình thức này, NHTM chủ động
phát hành các chứng từ có giá theo đợt để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, thường là
vốn trung hạn và dài hạn.

14

* Về giá cả dịch vụ và sự đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ:
Kinh tế càng phát triển, đời sống được nâng lên, nhu cầu đòi hỏi về tính đa dạng
sản phẩm của khách hàng ngày càng cao, trước yêu cầu đó, các sản phẩm Ngân hàng
đưa ra thị trường phải ngày càng đa dạng hơn. Điển hình là các sản phẩm: thẻ ATM,
các hình thức gửi tiết kiệm khác như (tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang, tiết kiệm
online…), các hình thức cho vay đa dạng (cho vay mua nhà trả góp hưởng lãi suất ưu
đãi, tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay…).Trong chiến lược kinh doanh, các
NHTM càng có nhiều sản phẩm khác biệt sẽ có lợi thế hơn, trong cạnh tranh trên thị
trường, nhất là các sản phẩm mang hàm lượng công nghệ cao.
Cùng với việc đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của khách hàng bằng nhiều sản phẩm
mới tiện ích, giá cả cũng là mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng, bởi thị hiếu của
mỗi nhà đầu tư có thể khác nhau nhưng họ đều có ít nhất một mục tiêu chung đó là
“tính toán và lựa chọn hướng đầu tư có lợi nhất”. Vì thế, giá cả của sản phẩm dịch vụ
là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các
NHTM. Hiện nay trên thị trường tiền tệ luôn có sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng

thông qua lãi suất và phí, các NHTM sẵn long giảm doanh thu để thu hút khách hàng
tạo ra thế cạnh tranh mạnh về giá cả, tuy nhiên không như các loại hình kinh doanh
khác, trong hoạt động NHTM, việc sử dụng giá để tạo lợi thế cạnh tranh còn phải phụ
thuộc nhiều yếu tố nhưng quan trọng, nhất là phải chịu sự quản lý của NHNN.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các Ngân hàng luôn cho ra đời nhiều loại
hình ưu đãi, nhiều tiện ích để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, ngoài chủng loại sản
phẩm cung cấp cho khách hàng, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục, hồ sơ (cũng là
hình thức tiết kiệm chi phí cho khách hàng vì “thời giờ là vàng bạc”), đây cũng là một
yếu tố cạnh tranh về giá cả và chất lượng của Ngân hàng trong chiến lược cạnh tranh.
* Hoạt động bán hàng và marketing:
Đây là hoạt động chịu ảnh hưởng lớn nhất trong dây chuyền giá trị của ngân
hàng, các hoạt động bán hàng và marketing nhằm xác định đối tượng khách hàng mục
tiêu, các chính sách hướng khách hàng tới việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng
ngày càng nhiều hơn và tạo sự tin tưởng, lòng trung thành của khách hàng. Việc cạnh
tranh trong cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đòi hỏi các NHTM phải thường
xuyên đưa ra các sản phẩm mới, có tính năng vượt trội và tạo sự khác biệt với các sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh để duy trì lượng khách hàng hiện có và thu hút thêm
nhiều khách hàng mới.

15

* Dịch vụ khách hàng: Hoạt động của NHTM chủ yếu dựa trên cung cấp các
sản phẩm dịch vụ tài chính nên dịch vụ quan hệ khách hàng đóng vai trò tiên quyết
trong tạo dựng khả năng cạnh tranh của NHTM. Dịch vụ quan hệ khách hàng bao gồm
tất cả các hoạt động giao dịch với khách hàng (front office) và các hoạt động hành
chính, kế toán, công nghệ thông tin (back office) nhằm cung cấp cho khách hàng chất
lượng dịch vụ tốt nhất. Các chỉ tiêu đánh giá dịch vụ khách hàng của NHTM thường
dựa trên tính chuyên nghiệp trong phong cách cung cấp dịch vụ của đội ngũ nhân viên
ngân hàng, các hoạt động giải quyết khiếu nại, vướng mắc của khách hàng trong quá
trình sử dụng dịch vụ ngân hàng như: nghiệp vụ tra soát, cung cấp chứng từ…nhằm

tăng mức độ trung thành của khách hàng dành cho ngân hàng.
1.3.2.2 Các hoạt động bổ trợ:
* Về hạ tầng cơ sở và quy mô mạng lưới hoạt động:
Mạng lưới hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh, các NHTM
ngày nay rất chú trọng đẩy mạnh phát triển hạ tầng, mở rộng mạng lưới, tuy vậy không
phải mạng lưới hoạt động càng rộng, hạ tầng phát triển, sẽ chiếm được vị thế cạnh tranh,
việc mở rộng mạng lưới hoạt động các NHTM phải điều tra nghiên cứu, khảo sát thật kỹ
và phân tích thị trường, tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trong từng mảng thị
trường, để từ đó xác định quy mô và vị trí mạng lưới kinh doanh cho phù hợp. Mặt khác,
trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, khi mà khoa học công nghệ phát triển ở trình độ
cao, sản phẩm ra đời sẽ ngày càng phong phú và đa dạng, luôn mang đến cho người tiêu
dùng nhiều lựa chọn và làm tăng áp lực cạnh tranh cho các NHTM trước những yêu cầu
và lựa chọn đó. Để tạo vị thế cạnh tranh, buộc các NHTM phải đẩy mạnh nghiên cứu sử
dụng nhiều công cụ cạnh tranh khác nhau để xây dựng chiến lược kinh doanh cho mình,
một công cụ được sử dụng phổ biến nhất là “nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ”, sử
dụng chiến lược cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ trước hết các NHTM phải
ưu tiên chiến lược phát triển công nghệ và chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, có như
vậy, các sản phẩm dịch vụ mà NHTM cung ứng mới đáp ứng đúng, đầy đủ và kịp thời
nhu cầu của khách hàng trong thời hiện đại này.
* Phát triển công nghệ
Sản phẩm ngân hàng là loại hình sản phẩm đặc thù mang hàm lượng công nghệ
càng cao càng hiệu quả và càng bảo mật, các NHTM hiện nay đã và đang cố gắng tạo

×