Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

phát triển dịch vụ logistics tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức (vietranstimex)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 148 trang )

i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
*********************







HOÀNG NGÂN








PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
(VIETRANSTIMEX)







LUẬN VĂN THẠC SỸ













Khánh Hòa - 2013


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
*********************






HOÀNG NGÂN







PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
(VIETRANSTIMEX)



Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60 34 01 02


LUẬN VĂN THẠC SỸ




GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. ĐỖ THỊ THANH VINH





Khánh Hòa - 2013


i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân
tôi, các số liệu và những kết quả trong Luận văn là trung thực, các giải pháp đưa ra
xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn, từ những định hướng cua Ban Lãnh đạo Công ty
Cổ phần Vận tải đa phương thức, các nghiên cứu của những chuyên gia về lĩnh vực
Logistics tại Viêt Nam.

Tác giả Luận văn



Hoàng Ngân
















ii

LỜI CẢM ƠN


Xin chân thành cảm ơn TS Đỗ Thị Thanh Vinh đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Trường Đại học Nha Trang, đặc biệt là
quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Khoa Sau Đại học đã truyền dạy
những kiến thức quý báu cùng những kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành chương trình
cao học được thuận lợi.
Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Công ty Cổ phần Vận tải đa phương
thức, các anh chị Phòng Kinh doanh và Tài chính Kế toán đã nhiệt tình giúp đỡ, cung
cấp tài liệu, số liệu và góp ý cho tôi trong viêc xây dựng đề tài “Phát triển dịch vụ
logistics tại Công ty cổ phần vận tải đa phương thức (VIETRANSTIMEX)” cũng
như góp ý để hoàn thiện luận văn.

Tác giả luận văn



Hoàng Ngân










iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ix

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ x

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ
VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 8

1.1. LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTICS 8

1.1.1 Khái niệm Logistics 8

1.1.2. Quá trình phát triển của Logistics 12

1.1.3. Giới thiệu chung về dịch vụ logistics 12

1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA LOGISTICS 17

1.2.1. Đặc điểm của dịch vụ logistics 17

1.2.2. Vai trò của logistics đối với nền kinh tế và các doanh nghiệp 18

1.3. VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 22

1.3.1. Khái niệm vận tải đa phương thức 22

1.3.2. Vai trò và đặc điểm của vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế 23

1.4. CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐỂ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ
LOGISTICS ĐỐI VỚI MỖI DOANH NGHIỆP 26

1.4.1. Doanh thu các hoạt động dịch vụ Logistics 26

1.4.2. Chi phí từ các hoạt động dịch vụ hậu cần 27

1.4.3. Chỉ tiêu lợi nhuận 27

1.4.4. Mức độ thỏa mãn của khách hàng 28

1.4.5. Các chỉ tiêu về kho, bao bì, vận tải hàng hóa 29

1.5. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LOGISTICS TRÊN THẾ GIỚI 29

1.6. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TỪ MỘT SỐ CÔNG TY CUNG ỨNG DỊCH VỤ
LOGSITICS HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI 32

1.6.1. Công ty APL logistics 32

iv
1.6.2. Công ty MAERSK LINE Logistics 33
1.6.3. Công ty DHL 37


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 39

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 40

2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC VÀ CÁC HOẠT
ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY 40

2.1.1. Vài nét về Công ty Cổ phần Vận tải đa phương thức 40

2.1.2. Các dịch vụ logistics mà công ty Vietranstimex đang cung ứng 44

2.1.3. Năng lực cung ứng dịch vụ logistics của công ty Vietranstimex 45

2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI
ĐA PHƯƠNG THỨC (VIETRANSTIMEX) 49

2.2.1 Đánh giá sự phát triển dịch vụ theo chỉ tiêu lợi nhuận 49

2.2.2. Đánh giá theo tiêu chí Doanh thu và Chi phí 51

2.2.3. Đánh giá chất lượng dịch vụ Kho bãi của công ty 53

2.2.4. Đánh giá dựa trên tiêu chí sự hài lòng của khách hàng 54

2.3. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG LOGISTICS VIỆT NAM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 56


2.3.1. Đặc điểm thị trường logistics Việt Nam 56

2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đển hoạt động cung ứng dịch vụ logistics của công ty 58
2.3.3 Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển dịch vụ logistics của công ty 69

2.4. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ LOGISTICS HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG
THỨC (VIETRANSTIMEX) 73

2.4.1. Nhận diện và đánh giá các đối thủ cạnh tranh chủ yếu 73

2.4.2. Đánh giá Điểm mạnh, Điểm yếu của Công ty Cổ phần Vận tải đa phương thức so
với các đối thủ cạnh tranh 79

2.4.3 Ma trận S.W.O.T của công ty 84
2.4.4. Đánh giá sức cạnh tranh và khả năng phát triển dịch vụ logistics của công ty theo ý
kiến của các chuyên gia trong ngành logistics 86

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 90

v
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC (VIETRANSTIMEX) 91

3.1 TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC ĐẾN NĂM 2020 91

3.1.1. Sứ mệnh 91

3.1.2. Tầm nhìn đến năm 2020 91


3.1.3. Định hướng Chiến lược đến năm 2020 91

3.2 MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 91

3.2.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp 91

3.2.2. Quan điểm đề xuất giải pháp 92

3.2.3. Cơ sở đề xuất giải pháp 92

3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC (VIETRANSTIMEX) 93

3.3.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty 93

3.3.2. Tăng cường đầu tư và xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật để phát triển các
dịch vụ mũi nhọn của Công ty 95

3.3.3. Đa dạng hoá các hoạt động về dịch vụ logistics 99

3.3.4 Tăng cường hoạt động Marketing nhằm thu hút khách hàng 101

3.3.5 Ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là thương mại điện tử vào quá trình hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp 102

3.3.6 Liên kết với doanh nghiệp cùng ngành ở trong và ngoài nước 104

3.4. KIẾN NGHỊ 106


3.4.1. Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động logistics 106

3.4.2. Nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực phục vụ cho dịch vụ logistics .108

3.4.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ cho logistics 111

3.4.4. Nâng cao vai trò hỗ trợ của Chính phủ và Các Hiệp hội cho các doanh nghiệp
logistics Việt Nam trong giai đoạn đầu phát triển và hội nhập 113

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 116

KẾT LUẬN 117

TÀI LIỆU THAM KHẢO i

PHỤ LỤC iii


vi
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG ANH NGHĨA TIẾNG VIỆT
1PL First Party Logistics Các công ty Logistics thứ nhất
2PL Second Party Logistics Các công ty Logistics thứ hai
3PL Third Party Logistics Các công ty Logistics thứ ba
4PL Fourth Party Logistics Các công ty Logistics thứ tư
ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á
AFTA ASEAN Free Trade Area
Khu vực Mậu dịch Tự do
ASEAN
APEC

Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu
Á – Thái Bình Dương
APL
American President Lines
Ltd,
Công ty APL Logistics
ASEAN
Association of South East
Asia Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á
CIF Cost, Insurance and Freight
Giá bán đã bao gồm cả tiền cước
và bảo hiểm
CV Mã lực (1 CV = 0,736kW)
ĐHĐCĐ Đại hội đồng Cổ đông
DHL Dalsey, Hillblom, Lynn Công ty DHL logistics toàn cầu
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
DT Doanh thu
ĐVT Đơn vị tính
DVVT Dịch vụ vận tải
DWT Deadweight tonnage Tải trọng tối đa
EDI Electronic Data Interchange Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử
ESCAPE
Economics and Social
Commission for Asia and the
Pacific
Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu á

- Thái Bình Dương
EU European Union Khối liên minh Châu Âu
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FIATA
International Federation of
Freight Forwarder
Associations
Lieen đoàn Quốc tế các Hiệp hội
giao nhận vận tải
vii
FIATA
Fédération internationale des
associa-tions de transitaires
et assimilés
Liên đoàn các Hiệp hội Giao
nhận kho vận Quốc tế
FMCG
Fast Moving Consumer
Goods
Nhóm hàng tiêu dùng nhanh
FOB Free on board
Điều kiện giao h
àng lên tàu
miễn các phí
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GTGT Giá trị gia tăng
GTVT Giao thông Vận tải
HĐQT Hội đồng quản trị
HSEMS

Health, safety and
environment management
system
Chính sách An toàn, Sức khoẻ và
Môi trường
IATA
International Air Transport
Association
Hiệp hội vận tải hàng không
quốc tế
IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế
JIT Just in time Đúng lúc
LPI Logistics Performance Index Chỉ số thực thi Logistics
MBA Máy biến áp
MTO
Multimodal Transport
Operators
Người kinh doanh Vận tải đa
phương thức
NATO
North Atlantic Treaty
Organization
Khối quân sự Bắc Đại Tây
Dương
NSNN Ngân sách Nhà nước
ODA
Official Development
Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
ROA Return on total assets Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản

ROE Return on common equyty
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn
chủ sở hữu
STST Siêu trường siêu trọng
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCKT Tài Chính kế toán
TEU Twenty-foot equivalent units
Container tiêu chuẩn 20 ft (dài) ×
8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao) (khoảng
39 m³ thể tích).
viii
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
UNCTAD
United Nations Conference
on Trade and Development
Hội nghị LHQ về thương mại và
phát triển
UPS United Parcel Service
Công ty dịch vụ vận chuyển hàng
hóa và chuỗi cung ứng toàn cầu
UPS
VIFFAS
Vietnam Freight Forwarders
Association
Hiệp hội Giao nhận Kho vận
Việt Nam
VTĐPT Vận tải đa phương thức
WB World Bank Ngân hàng Thế giới

WB World Bank Ngân hàng thế giới
WEF The World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

























ix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ 46
Bảng 2.2: DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN XẾP DỠ 46
Bảng 2.3: NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY 48
Bảng 2.4: KẾT QỦA SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 49
Bảng 2.5: CƠ CẤU DOANH THU THEO NHÓM DỊCH VỤ 51
Bảng 2.6: CƠ CẤU DOANH THU THEO CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS 51
Bảng 2.7: TỶ TRỌNG CHI PHÍ SO VỚI DOANH THU THUẦN CUNG CẤP HÀNG
HÓA, DỊCH VỤ 52
Bảng 2.8: CƠ CẤU CHI PHÍ 52
Bảng 2.9: BẢNG XẾP HẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ HẠ TẦNG THEO CHỈ
SỐ CCI 2009 63
Bảng 2.10: ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CHÍNH CỦA VIETRANSTIMEX 78
Bảng 2.11: THỊ PHẦN DỊCH VỤ VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY 80
Bảng 2.12: DANH SÁCH CHUYÊN GIA 88
Bảng 2.13: TỔNG HỢP Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA 88

x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Vận chuyển và hạ thủy kiện Sư Tử Đen nặng 2280 tấn tại cảng PTSC 43
Hình 2.2: Vận chuyển và hạ thủy kiện Jacket nặng 1000 tấn tại Cảng Vietsovpetro 43
Hình 2.3: Vận chuyển và hạ thủy cần cẩu KE nặng 550 tấn tại Tân cảng Sài gòn 43
Hình 2.4: Vận chuyển bánh xe công tác nặng 210 tấn cho Nhà máy điện Sơn la 43



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Hoạt động của dịch vụ logistics trong chuỗi cung ứng 11
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của công ty 42




1
LỜI MỞ ĐẦU

1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài
Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu hiện nay, tính hiệu quả chính là yếu tố
quyết định đến sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. Yêu cầu đặt ra là làm thế nào để
đạt được hiệu quả cao nhất trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp ngay từ khâu
đầu tiên của quá trình sản xuất đến khâu cuối cùng trong quá trình phân phối. Dịch vụ
Logistics ra đời đã giúp cho các doanh nghiệp giải quyết được vấn đề trên và ngày
càng đóng vai trò quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp ngày càng tin tưởng rằng để nâng cao hiệu quả và cải thiện
năng lực cạnh tranh của họ thì cần phải tập trung toàn bộ năng lực vào những mảng mà
họ làm tốt nhất và chỉ thực hiện những hoạt động giúp họ gia tăng giá trị cốt lõi của
mình. Một số doanh nghiệp đang dần nhận ra rằng hoạt động Logistics không phải là
thế mạnh trong kinh doanh của họ và cảm thấy không hài lòng với hiệu quả hoạt động
của chính bộ phận Logistics của mình. Họ gia tăng việc chuyển sang nhà cung cấp
Dịch vụ logistics chuyên nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất.
Nhu cầu thuê ngoài dịch vụ Logistics đã theo chân các nhà đầu tư nước ngoài du
nhập vào Việt Nam thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi họ đầu tư vào Việt
Nam thì nhu cầu dịch vụ Logistics gia tăng nhanh chóng phục vụ cho vận chuyển, lắp
đặt cơ sở sản xuất, nhập khẩu trang thiết bị máy móc, xuất khẩu thành phẩm… Thị
trường dịch vụ Logistics ngày càng mở rộng, nhất là khi Việt Nam trở thành thành
viên chính thức của WTO, nhu cầu về dịch vụ Logistics của các công ty nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam ngày càng gia tăng nhanh chóng. Từ đó đã kéo theo sự xuất
hiện của hàng loạt các công ty Logistics toàn cầu với tiềm lực tài chính mạnh như
Maersk, APL, UPS… . Hiện nay hoạt động của các công ty này còn hạn chế do nhà
nước còn bảo hộ, các doanh nghiệp Việt Nam có thể dễ dàng cạnh tranh và tham gia
vào chuỗi cung ứng dịch vụ Logistics của các công ty Logistics nước ngoài thông qua

hợp đồng đại lý, liên doanh và những khâu nhà nước còn bảo hộ. Tuy nhiên khi gia
nhập WTO, Việt Nam buộc phải thực hiện cam kết mở cửa hoàn toàn dịch vụ này
trong thời hạn 5-7 năm. Sau thời gian này Việt Nam sẽ cho phép các công ty Logistics
100% vốn nước ngoài hoạt động bình đẳng tại Việt Nam. Điều này đặt doanh nghiệp
Việt Nam trước không ít khó khăn trong môi trường cạnh tranh gay gắt và không cân
sức. Nguy cơ mất thị phần cung ứng dịch vụ Logistics cho các công ty nước ngoài là
2
không tránh khỏi khi tiềm lực tài chính và cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp trong
nước yếu kém hơn rất nhiều.
Với thực tế công tác tại một doanh nghiệp Logistics của Việt Nam là Công ty Cổ
phần Vận tải đa phương thức, tôi ý thức rất rõ những thách thức mà công ty đang đối
mặt và cạnh tranh về dịch vụ Logistics trên thị trường Việt Nam, nhất là khi thực hiện
các cam kết với WTO. Với mong muốn góp phần công sức nhỏ vào sự phát triển của
công ty đồng thời phát triển và nâng cao sức cạnh tranh cho dịch vụ Logistics mà công
ty đang thực hiện, từng bước chiếm lĩnh thị phần trên thị trường trong nước, Tôi đã
mạnh dạn lựa chọn thực hiện Luận văn tốt nghiệp Cao học với đề tài “Phát triển dịch
vụ Logistics tại Công ty Cổ phần Vận tải đa phương thức (VIETRANSTIMEX)”
2. Mục đích nghiên cứu
a. Mục tiêu chung
Phát triển dịch vụ Logistics cho Công ty Cổ phần Vận tải đa phương thức từng
bước trở thành một doanh nghiệp vận tải xếp dỡ với công nghệ tiên tiến, quản lý
chuyên nghiệp và đổi mới liên tục, toàn diện. Cung cấp cho khách hàng một dịch vụ
Logistics an toàn, sự tin cậy tuyệt đối, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước
ngày càng phồn vinh
b. Mục tiêu cụ thể của đề tài
- Nghiên cứu bản chất của dịch vụ Logistics, các dịch vụ được cung cấp bởi các
Doanh nghiệp Logistics và vai trò của chúng đối với nền kinh tế nói chung, đối với các
doanh nghiệp nói riêng.
- Nghiên cứu bản chất của dịch vụ Vận tải đa phương thức, vai trò và xu hướng
của vận tải đa phương thức trong dịch vụ Logistics.

- Đánh giá môi trường kinh doanh Logistics ở Việt Nam hiện nay và thực trạng
kinh doanh Logistics ở các công ty Việt Nam nói chung và năng lực cạnh tranh hiện
tại của Công ty Cổ phần Vận tải đa phương thức nói riêng, từ đó phát hiện ra những
mặt tồn tại, yếu kém cũng như đánh giá những khó khăn thách thức và tiềm năng cơ
hội của công ty khi đi vào cạnh tranh bình đẳng trong môi trường WTO.
- Đề xuất giải pháp nhằm “Phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty Cổ phần
Vận tải đa phương thức(VIETRANSTIMEX)”.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu để trả lời cho các câu hỏi sau đây:
3
- Câu hỏi số 1: Dịch vụ Logistics là gì? Vai trò và tầm quan trọng của nó đối với
sự phát triển của một quốc gia nói chung và đối với mỗi doanh nghiệp cung ứng dịch
vụ logistics nói riêng.
- Câu hỏi số 2: Thực trạng cung ứng dịch vụ Logistics hiện nay của Công ty Cổ
phần Vận tải đa phương thức hiện nay như thế nào? Có đủ năng lực để cung ứng một
chuỗi dịch vụ Logistics hoàn hảo và đủ sức cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành hay
không?
- Câu hỏi số 3: Làm thế nào để phát triển dịch vụ Logistics của Công ty Cổ phần
Vận tải đa phương thức một cách hoàn thiện, có chất lượng cao và đủ sức cạnh tranh
với các đối thủ trong và ngoài nước trong bối cảnh các rào cản về gia nhập WTO hết
hiệu lực và xu thế phát triển kinh tế toàn cầu hiện nay?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu Hoạt động dịch vụ Logistics kinh doanh và Vận tải đa phương thức
trong dịch vụ Logistics kinh doanh.
b. Phạm vi nghiên cứu
Về chủ thể
: Là Công ty Cổ phần Vận tải đa phương thức và sản phẩm dịch vụ
Logistics của công ty trên thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó Luận văn cũng đề cập
đến một số các công ty đối tác, đối thủ cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vận tải đa

phương thức đang hoạt động trên cùng thị trường trong nước như công ty Gemadept,
công ty Falcon, công ty Tranaco, công ty Vinatrans,
Về không gian: Luận văn chỉ nghiên cứu và đánh giá năng lực cạnh tranh của sản
phẩm dịch vụ Logistics mà Công ty Cổ phần Vận tải đa phương thức cung ứng so với các
đối thủ có địa bàn hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, mà đặc biệt là ở các tỉnh thành có
ngành Logistics tương đối phát triển với cơ sở hạ tầng như sân bay, cảng biển quốc tế
phục vụ Logistics ở Việt Nam như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Hải Phòng và
Hà Nội.
Về thời gian
: Số liệu được trình bày trong Luận văn là các số liệu được tác giả
thu thập từ nhiều nguồn từ năm 2009 đến năm 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp phân tích thống kê: Dữ liệu sử dụng là dữ liệu thứ cấp: gồm
các số liệu thống kê về hệ thống cơ sở hạ tầng Logistics: hệ thống giao thông vận tải,
hệ thống ICD, hệ thống kho bãi, nguồn nhân lực phục vụ Logistics và các doanh
nghiệp tham gia dịch vụ Logistics tại Việt Nam.
4
* Phương pháp so sánh: Dựa trên số liệu thu thập và phân tích, tác giả sẽ dùng
phương pháp so sánh để đánh giá tiềm lực của công ty cũng như khả năng cạnh tranh so
với các đối thủ cạnh tranh để từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể thiết thực cho đơn vị.
* Phương pháp chuyên gia: Trong khi thực hiện luận văn tác giả đã tham khảo
ý kiến của 10 chuyên gia là những cán bộ cấp cao đã và đang công tác tại Công ty Cổ
phần Vận tải đa phương thức, ngoài ra tác giả còn tham khảo thêm ý kiến của một số
chuyên gia có công tác lâu năm và có chức vụ tại các công ty Logistics trong và ngoài
nước thông qua Phiếu điều tra phỏng vấn… để xây dựng Ma trận hình ảnh cạnh tranh,
phân tích và đưa ra những nhận xét về năng lực cạnh tranh hiện tại của Công ty Cổ
phần Vận tải đa phương thức so với các doanh nghiệp trong và nước ngoài. Đồng thời
Luận văn cũng đưa ra các giải pháp khả thi để nâng cao năng lực cạnh tranh cho công
ty trong thời gian tới.
6. Các công trình nghiên cứu trước đây

Trong quá trình thực hiện Luận văn, tác giả có tiếp cận và tham khảo kế thừa những
nghiên cứu về lĩnh vực logistics đã từng được nghiên cứu và công bố trước đây như:
- Luận văn thạc sỹ “Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ Logistics tại Công
ty TNHH MTV Phát triển Khu công nghiệp Sài Gòn giai đoan 2011 - 2015” của Th.S
Nguyễn Thị Kim Cúc – Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh – do PGS.
TS Nguyễn Quang Thu hướng dẫn.
Tóm tắt nội dung
: Th.S Nguyễn Thị Kim Cúc đã Hệ thống hóa các khái niệm cơ
bản về dịch vụ Logistics, xu hướng phát triển của Logistics, các bước phát triển của
nhà cung cấp dịch vụ Logistics, các đặc điểm của thị trường Logistics Việt Nam.
Ngoài ra, Luận văn còn phân tích khá kỹ về cơ sở hạ tầng Logistics Việt Nam.
Các nhóm giải pháp mà Th.S Nguyễn Thị Kim Cúc nêu ra cơ bản là các các
nhóm giải pháp về cải tiến mô hình Tổ chức bộ máy, hoàn thiện và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, Giải pháp về hoàn thiện hoạt động Makerting và tiến hành
cung cấp các dịch vụ Logistics trọn gói
- Báo cáo nghiên cứu về Logistics thương mại tại Việt Nam và Asean – năm 2011
của nhóm chuyên gia Jan Tomczyk; Lê Triệu Dũng và Nguyễn Hồng Thanh tại công ty
EU – Vietnam Mutrap III
- Luận án tiến sĩ “Phát triển Logistics ở Việt Nam hiện nay” của Tiến sĩ Đinh Lê Hải
Hà - Viện nghiên cứu Thương mại - Bộ công thương, năm 2012. Người hướng dẫn
PGS.TS Nguyễn Xuân Quang và TS. Nguyễn Thị Nhiễu.
5
Những nội dung chủ yếu của Luận án:
+ Logistics ở Việt Nam hiện nay còn ở trình độ phát triển thấp, dưới tiềm năng cũng
như chưa phát huy hết vai trò của nó như là hoạt động liên kết các chủ thể kinh tế, các
hoạt động kinh tế trong hệ thống nền kinh tế quốc dân. Do đó, phát triển logistics là vấn
đề cấp bách đặt ra đối với Việt Nam. Luận án đã tập trung nghiên cứu phát triển hệ thống
logistics trong nền kinh tế Việt Nam trong đó nổi bật các nội dung::
- Có cách tiếp cận nghiên cứu logistics và phát triển logistics dưới giác độ vĩ mô: hệ
thống logistics của nền kinh tế.

- Luận án đã lựa chọn và hệ thống lý luận về logistics hiện đại theo quan điểm tiếp
cận toàn diện. Tạo dựng cơ sở lý thuyết xác lập nội dung nghiên cứu và phát triển logistics
theo quan điểm hiện đại ở Việt Nam. Các nội dung lý luận được bổ sung và hoàn thiện là:
các giác độ tiếp cận logistics; khái niệm, các nội dung và các nhân tố cơ bản ảnh hưởng
đến phát triển logistics của nền kinh tế; các tiêu chí đánh giá trình độ phát triển logistics
của nền kinh tế.
- Luận án nghiên cứu các bài học kinh nghiệm trong phát triển logistics của một số
quốc gia có hệ thống logistics hiện đại trên thế giới để rút ra những gợi ý hữu ích nhằm
phát triển logistics ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Luận án đã phân tích và đánh giá khá đầy đủ và toàn diện thực trạng phát triển
của hệ thống logistics trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay ở các khía cạnh: Trình độ phát
triển về lý thuyết nghiên cứu và ứng dụng logistics của nền kinh tế, thực trạng nguồn cung
và đảm bảo nguồn cung hàng hóa của nền kinh tế; thực trạng hệ thống cung ứng dịch vụ
logistics của nền kinh tế, thực trạng nhu cầu thị trường dịch vụ logistics của nền kinh tế,
thực trạng kết cấu hạ tầng logistics, thực trạng môi trường cạnh tranh và cơ chế, chính
sách, luật pháp cho phát triển logistics ở Việt Nam dựa trên những dữ liệu đã được
công bố và kết quả khảo sát của tác giả luận án.
Luận án cũng đề xuất các mục tiêu, quan điểm và 7 nhóm giải pháp chủ yếu phát
triển logistics ở Việt Nam hiện nay. Các nhóm giải pháp được được đề xuất dựa trên các
nội dung của phát triển hệ thống logistics của nền kinh tế 2 giải pháp có tính đột phá là
Xây dựng chiến lược phát triển logistics quốc gia và Phát triển toàn diện, đồng bộ kết cấu
hạ tầng logistics của nền kinh tế.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm tác giả bắt đầu thực hiện và hoàn thành Luận văn
này thì vẫn chưa có bất cứ một nghiên cứu nào về Phát triển dịch vụ Logistics tại Công
6
ty Cổ phần vận tải đa phương thức. Do đó, đề tài này chưa có sự trùng lắp, sao chép về
nội dung nghiên cứu.
7. Đóng góp mới của luận văn
- Ngoài việc hệ thống hóa lại các khái niệm cơ bản về dịch vụ logistics, Luận văn
cũng đã đi sâu phân tích kỹ xu hướng phát triển logistics của các nước có ngành logistics

tiên tiến và hiện đại, Phân tích sâu về xu hướng logistics theo hình thức vận tải đa phương
thức. Những vai trò, đặc điểm cũng như lợi ích của vận tải đa phương thức trong xu thế
kinh tế hiện nay đối với các doanh nghiệp nói riêng và ngành dịch vụ logistics nói chung.
Luận văn cũng hệ thống được các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá sự phát triển của dịch
vụ logistics của mỗi doanh nghiệp cung ứng.
- Luận văn đi sâu phân tích các đặc điểm của thị trường logistics Việt Nam. Các
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng dịch vụ logistics của mỗi doanh nghiệp.
- Tác giả cũng phân tích kỹ về cơ sở hạ tầng logistics Việt Nam: Hệ thống giao
thông vận tải, hệ thống ICD, hệ thống kho bãi và nguồn nhân lực phục vụ logistics.
Ngoài ra, tác giả đã phân tích môi trường cạnh tranh trong thị trường logistics Việt
Nam bằng việc so sánh và phân tích các đối thủ cạnh tranh, các nhân tố cạnh tranh
chính từ đó xác định được điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ cạnh tranh và đề
xuất các giải pháp phát triển và cạnh tranh phù hợp.
- Phần Giải pháp tác giả đã gắn kết các kết quả nghiên cứu và các ý kiến thu thập
được từ các chuyên gia để làm cơ sở đề xuất giải pháp. Phân tích rõ tính khả thi và nội
dung từng giải pháp cũng như phân tích các khó khăn vướng mắc có thể gặp phải khi áp
dụng giải pháp.
Với những giải pháp được đề xuất tác giả đã hết sức cố gắng giải quyết gắn liền
với nhu cầu thực tiễn, do vậy có tính khả thi trong giới hạn nhất định. Tác giả hy vọng
sẽ đóng góp được nhiều vào giải quyết những vấn đề đặt ra cho chiến lược kinh doanh
và cạnh tranh cho công ty trong tương lai.
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn được xây dựng với kết cấu 3 chương bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ Logistics
Chương 1 tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về khái niệm Logistics
và dịch vụ vận tải đa phương thức, phân tích vai trò của dịch vụ đa phương thức trong
7
hoạt động logistics trên nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Bên cạnh
đó chương 1 cũng giới thiệu xu hướng phát triển logistics trên thế giới nhằm giải quyết
vấn đề nghiên cứu phù hợp với môi trường và xu hướng quốc tế.

Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần Vận
tải đa phương thức(VIETRANSTIMEX)
Nội dung chương 2 giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Vận tải đa phương thức
và những kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics ở Thị trường Việt
Nam để đánh giá được mức độ thành công cũng như năng lực cạnh tranh của đơn vị. Bên
cạnh đó tác giả cũng đi sâu phân tích, tìm hiểu những thực trạng cung ứng dịch vụ
logistics của đơn vị so với các doanh nghiệp logistics đang hoạt động tại Việt Nam để từ
đó đi vào nghiên cứu những mặt tồn tại, điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn và cơ hội
của công ty khi tiến hành cạnh tranh công bằng trong điều kiện thực hiện cam kết WTO
làm nền tảng cho việc đề xuất giải pháp mang tính thực tiễn.
Chương 3: Giải pháp Phát triển dịch vụ logistics tại Công ty Cổ phần vận tải đa
phương thức (VIETRANSTIMEX)
Nội dung chương 3 tập trung vào việc đề xuất các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô
nhằm giúp công ty nâng cao sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng cung ứng
dịch vụ logistics hiện tại ở trong nước và ngoài nước trên thị trường Việt Nam, từng
bước phát triển khi không còn hàng rào bảo hộ của nhà nước.
Do logistics là một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn và còn khá mới mẻ ở Việt Nam
cũng như giới hạn nhất định về trình độ và tài nguyên phục vụ thực hiện luận văn nên
những thiếu sót của luận văn là không thể tránh khỏi. Tác giả rất mong có thể nhận
được những đóng góp của các thầy cô nhằm hoàn thiện hơn nội dung nghiên cứu.
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS
VÀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

1.1. LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTICS
1.1.1 Khái niệm Logistics
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trợ đắc lực của cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, khối lượng hàng hóa và sản phẩm vật chất được
sản xuất ra ngày càng nhiều. Do khoảng cách trong các lĩnh vực cạnh tranh truyền

thống như chất lượng hàng hóa hay giá cả ngày càng thu hẹp, các nhà sản xuất đã
chuyển sang cạnh tranh về quản lý hàng tồn kho, tốc độ giao hàng, hợp lý hóa quá
trình lưu chuyển nguyên nhiên vật liệu và bán thành phẩm,… trong cả hệ thống quản
lý phân phối vật chất của doanh nghiệp. Trong quá trình đó, logistics có cơ hội phát
triển ngày càng mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực kinh doanh. Trong thời gian đầu, logistics
chỉ đơn thuần được coi là một phương thức kinh doanh mới, mang lại hiệu quả cao cho
các doanh nghiệp. Cùng với quá trình phát triển, logistics đã được chuyên môn hóa và
phát triển trở thành một ngành dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng quan trọng trong
giao thương quốc tế.
Tuy nhiên, một điều khá thú vị là logistics được phát minh và ứng dụng lần đầu tiên
không phải trong hoạt động thương mại mà là trong lĩnh vực quân sự. Logistics được các
quốc gia ứng dụng rất rộng rãi trong 2 cuộc Đại chiến thế giới để di chuyển lực lượng
quân đội cùng với vũ khí có khối lượng lớn và đảm bảo hậu cần cho lực lượng tham
chiến. Hiệu quả của hoạt động logistics là yếu tố có tác động rất lớn tới thành bại trên
chiến trường. Cuộc đổ bộ thành công của quân đồng minh vào vùng Normandie tháng
6/1994 chính là nhờ vào sự nỗ lực của khâu chuẩn bị hậu cần và quy mô của các phương
tiện hậu cần được triển khai.
Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, các chuyên gia logistics trong quân đội đã áp
dụng các kỹ năng logistics của họ trong hoạt động tái thiết kinh tế thời hậu chiến. Hoạt
động logistics trong thương mại lần đầu tiên được ứng dụng và triển khai sau khi chiến
tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc. Trong lịch sử Việt Nam, 2 người đầu tiên ứng dụng
thành công logistics trong hoạt động quân sự chính là vua Quang Trung-Nguyễn Huệ
trong cuộc hành quân thần tốc ra miền Bắc đại phá quân Thanh (1789) và sau đó là Đại
tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
9
Trải qua dòng chảy lịch sử, logistics được nghiên cứu và áp dụng sang lĩnh vực
kinh doanh. Dưới góc độ doanh nghiệp, thuật ngữ “logistics” thường được hiểu là hoạt
động quản lý chuỗi cung ứng (supply chain management) hay quản lý hệ thống phân
phối vật chất (physical distribution management) của doanh nghiệp đó.
Logistics hiện nay thường được dịch sang tiếng Việt với nghĩa là hậu cần, trù vận

và tiếp vận. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất trong việc sử dụng các từ
trên cũng như theo nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam, chúng không diễn đạt được đầy
đủ nội dung của thuật ngữ logistics nên hiện nay từ logistics thường được sử dụng phổ
biến trong các tài liệu Việt Nam và trong Luật thương mại.
1. Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (CLM) -1988: “Logistics là quá trình liên
kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và
lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất
xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng”.
(Douglas M. Lambert, James R. Stock, Lisa M. Ellram, Fundamentals of Logistics
managerment, McGraw-Hill, 1998, p.3)
2. Liên Hợp Quốc (Khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý
logistics, Đại học Ngoại Thương, tháng 10/2002): Logistics là hoạt động quản lý quá
trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới
tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng.
3. Trong lĩnh vực quân sự, logistics được định nghĩa là: khoa học của việc lập kế
hoạch và tiến hành di chuyển và tập trung các lực lượng, … các mặt trong chiến dịch
quân sự liên quan tới việc thiết kế và phát triển, mua lại, lưu kho, di chuyển, phân
phối, tập trung, sắp đặt và di chuyển khí tài, trang thiết bị.
4. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): lần đầu tiên khái niệm về
dịch vụ logistics được pháp điển hóa. Luật quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động
thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao
gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ
khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hạng hoặc các dịch vụ
khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
5. Theo TS. Đoàn Thị Hồng Vân, có thể nói, có bao nhiêu sách viết về logistics
thì có bấy nhiêu định nghĩa về khái niệm này.
10
Cũng theo tác giả này, “Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí và thời gian,
vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho
đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”.

(Đoàn Thị Hồng Vân – Logistics, những vấn đề cơ bản, năm 2010, trang 31 - 32)
6. Từ góc độ quản trị cung ứng, giáo sư David Simchi-Levi của đại học MIT-
USA cho rằng “Hệ thống Logistics là một nhóm các cách tiếp cận được sử dụng để
liên kết các nhà cung cấp, nhà sản xuất, cửa hàng một cách hiệu quả để hàng hoá
được sản xuất và phân phối đúng số lượng, đúng địa điểm và đúng thời điểm nhằm
mục đích giảm thiểu chi phí trên toàn hệ thống đồng thời đáp ứng được các yêu cầu về
mức độ phục vụ”.
7. Theo quan điểm “5 đúng” (“5 Right”) thì“Logistics là quá trình cung cấp
đúng sản phẩm đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp
cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm”. (Right items, right place, right time, right
conditions, right cots - Douglas M. Lambert, James R. Stock, Lisa M. Ellram,
Fundamentals of Logistics managerment, McGraw-Hill, 1998, p.11)
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng các khái niệm về dịch vụ logistics
có thể chia làm hai nhóm:
Nhóm định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định nghĩa của Luật Thương mại 2005 có
nghĩa hẹp, coi logistics gần như tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên
cũng cần chú ý là định nghĩa trong Luật Thương mại có tính mở, thể hiện trong đoạn in
nghiêng “hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa”. Khái niệm logistics trong
một số lĩnh vực chuyên ngành cũng được coi là có nghĩa hẹp, tức là chỉ bó hẹp trong
phạm vi, đối tượng của ngành đó (như ví dụ ở trên là trong lĩnh vực quân sự). Theo
trường phái này, bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá
trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ. Theo họ, dịch vụ logistics
mang nhiều yếu tố vận tải, người cung cấp dịch vụ logistics theo khái niệm này không
có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức (MTO).
Nhóm định nghĩa thứ 2 về dịch vụ logistics có phạm vi rộng, có tác động từ giai
đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay của người tiêu dùng cuối cùng. Theo nhóm
định nghĩa này, dịch vụ logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu
vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối
để đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Nhóm định nghĩa này của dịch vụ logistics góp
phần phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải,

11
giao nhận, khai thuê hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý… với
một nhà cung cấp dịch vụ logisitcs chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu
trong quá trình hình thành và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy,
nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ
vững vàng để cung cấp dịch vụ mang tính “trọn gói” cho các nhà sản xuất. Đây là một
công việc mang tính chuyên môn hóa cao. Ví dụ, khi một nhà cung cấp dịch vụ logistics
cho một nhà sản xuất thép, anh ta sẽ chịu trách nhiệm cân đối sản lượng của nhà máy và
lượng hàng tồn kho để nhập phôi thép, tư vấn cho doanh nghiệp về chu trình sản xuất, kỹ
năng quản lý và lập các kênh phân phối, các chương trình makerting, xúc tiến bán hàng để
đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.
Khái niệm logistics theo nghĩa rộng luôn gắn liền với khái niệm chuỗi logistics-
khái niệm logistics xây dựng trên cơ sở chu trình thực hiện. Chuỗi logistics có thể
được biểu diễn dưới dạng lưu đồ như sau:

Sơ đồ: 1.1: Hoạt động của dịch vụ logistics trong chuỗi cung ứng


















(Nguồn: Australian Bureau of Transport Economics,”Logistics in Australia:
Apreliminary analysis”, Working paper 49, October 2001)
Đầu vào
cho sản xuất
Dịch vụ
Logistics

Quá trình
s
ản xuất

Cơ sở hạ tầng
Logistics
Hệ thống thông
tin c
ủa Logistics

Quá trình phân ph
ối

Dịch vụ
Logistics

Dịch vụ
Logistics

Tiêu dùng


12
1.1.2. Quá trình phát triển của Logistics
Theo ESCAPE (Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu á - Thái Bình Dương) Logistics
được phát triển qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Phân phối vật chất
Vào những năm 60, 70 của thế kỷ thứ 20, người ta bắt đầu quan tâm đến vấn đề
quản lý một cách có hệ thống những hoạt động liên quan với nhau để phân phối sản
phẩm, hàng hóa cho khách hàng một cách hiệu quả nhất. Những hoạt động đó bao
gồm: vận tải, phân phối, bảo quản hàng hóa, quản lý tồn kho, bao bì đóng gói, phân
loại, dán nhãn… những hoạt động nêu trên được gọi là phân phối/cung ứng sản phẩm
vật chất hay còn gọi là logistics đầu ra.
Giai đoạn 2: Hệ thống logistics
Đến những năm 80, 90 của thế kỷ trước, các công ty tiến hành quản lý 2 mặt: đầu
vào gọi là cung ứng vật tư) với đầu ra (phân phối sản phẩm), để tiết kiệm chi phí, tăng
thêm hiệu quả của quá trình này. Sự kết hợp đó được gọi là hệ thống logistics.
Giai đoạn 3: Quản trị dây chuyền cung ứng
Đây là khái niệm mang tính chiến lược về quản trị chuỗi nối tiếp các hoạt động từ
người cung cấp - đến người sản xuất- khách hàng tiêu dùng sản phẩm, cùng với việc lập
các chứng từ có liên quan, hệ thống theo dõi, kiểm tra làm tăng thêm giá trị sản phẩm.
Khái niệm này coi trọng việc phát triển các quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa
người sản xuất với người cung cấp, với người tiêu dùng và các bên có liên quan như các
công ty vận tải, kho bãi, giao nhận và người cung cấp công nghệ thông tin.
1.1.3. Giới thiệu chung về dịch vụ logistics
1.1.3.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển dịch vụ logistics, người cung
ứng dịch vụ logistics
Sự phát triển của dịch vụ logistics bắt nguồn từ sự thay đổi trong sản xuất.
Người bán hàng hóa không nhất thiết phải là nhà sản xuất và người mua cũng không
nhất thiết phải là người tiêu dùng cuối cùng. Và để tránh ứ đọng vốn, các nhà sản xuất
kinh doanh luôn tìm cách duy trì một lượng hàng dự trữ nhỏ nhất. Điều này đòi hỏi

các nhà giao nhận vừa phải đảm bảo giao hàng đúng lúc (JIT), vừa phải tăng cường
vận chuyển những chuyến hàng nhỏ nhằm giúp những nhà sản xuất kinh doanh thực
hiện mục tiêu tối thiểu hàng tồn kho (Minimum stock).
13
Mặt khác, cuộc cách mạng Container hoá trong vận tải diễn ra trong những năm 70
của thế kỷ 20 đã giải quyết được tình trạng ùn tắc tại các đầu mối giao thông khác. Điều
này đã giúp các nhà vận chuyển tìm ra một phương pháp vận tải mới để đưa hàng hóa từ
nơi gởi đến nơi nhận một cách thông suốt, đó là vận tải đa phương thức. Người gửi hàng
chỉ cần ký hợp đồng vận tải với một nhà kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal
Transport Operator - MTO) để thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hoá của mình.
Ban đầu, dịch vụ logistics được thuê ngoài là dịch vụ vận chuyển và giao nhận.
Hàng hóa đi từ nước người bán đến nước người mua thường dưới hình thức hàng lẻ,
phải qua tay nhiều người vận tải ở mỗi phương thức vận tải khác nhau. Vì vậy xác suất
rủi ro mất mát xảy ra đối với hàng hóa là rất lớn do người gửi hàng phải ký nhiều hợp
đồng vận tải riêng biệt với từng người vận tải thực sự và trách nhiệm của mỗi người vận
tải chỉ giới hạn trong dịch vụ hay chặng đường của người đó đảm nhiệm. Vào những
năm 60, 70 của thế kỷ này, cách mạng container hóa trong vận tải đã đảm bảo an toàn và
độ tin cậy trong di chuyển hàng hóa là tiền đề cho sự ra đời của vận tải đa phương thức.
Sau đó khách hàng rất cần một người đứng ra tổ chức mọi công việc ở tất cả các
công đoạn liên quan để tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí và rủi ro phát sinh nhằm gia
tăng lợi nhuận. Từ đó, những người vận tải đa phương thức ngoài làm vận chuyển,
giao nhận đã kiêm thêm các khâu liên quan đến quá trình sản xuất hàng hóa như: gia
công, chế biến lắp ráp, đóng gói, gom hàng, xếp hàng, lưu kho và giao nhận. Hoạt
động giao nhận vận tải thuần túy đơn lẻ đã chuyển dần sang hoạt động tổ chức toàn bộ
dây chuyền phân phối vật chất và trở thành một bộ phận khăng khít của chuỗi mắt xích
“cung-cầu”. Xu hướng đó không những đòi hỏi phải phối hợp liên hoàn tất cả các
phương thức vận tải, mà còn đòi hỏi phải kiểm soát được các luồng thông tin, luồng
hàng hóa và luồng tài chính. Chỉ khi tối ưu được toàn bộ quá trình này thì mới giải
quyết được vấn đề đặt ra là: vừa tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp sản xuất hàng
hóa, vừa tăng lợi nhuận cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận, bảo đảm

được lợi ích chung của các bên tham gia vào dây chuyền. Hoạt động giao nhận vận tải
thuần túy chuyển sang hoạt động tổ chức toàn bộ dây chuyền vận động của hàng hóa-
đó chính là hoạt động logistics. Như vậy, do sự thay đổi của môi trường kinh doanh
toàn cầu đã đặt ra nhu cầu cho ngành dịch vụ logistics hình thành và phát triển.
Từ sự phân tích trên chúng ta thấy rằng dịch vụ logistics chính là sự phát triển ở giai
đoạn cao của các khâu dịch vụ giao nhận kho vận, điều phối hàng hóa từ khâu tiền sản

×