BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
ĐÀO ANH XUÂN
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
HỢP TÁC XÃ NƠNG NGHIỆP HỊA QUANG BẮC
ĐẾN NĂM 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NHA TRANG - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
ĐÀO ANH XUÂN
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
HỢP TÁC XÃ NƠNG NGHIỆP HỊA QUANG BẮC
ĐẾN NĂM 2015
Chun ngành:Quản trị kinh doanh
Mã số: 603405
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
GS.TS. NGUYỄN KẾ TUẤN
Nha Trang – 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Phương hướng và giải pháp phát triển hợp tác
xã nơng nghiệp Hịa Quang Bắc đến năm 2015” là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu được sử dụng là trung thực, nội dung trích dẫn đều được chỉ rõ
nguồn gốc và các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa từng
được công bố tại bất kỳ công trình nào khác.
Nha Trang, ngày tháng năm 2012
Người cam đoan
Đào Anh Xuân
ii
LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả nghiên cứu và hồn thành luận văn này, tơi đã được sự giúp
đỡ nhiều mặt của quý Thầy Cô, sự ủng hộ của gia đình và sự nhiệt tình của cán bộ
nhiên viên UBND xã Hòa Quang Bắc và HTX NN HQB. Với tình cảm chân thành và
lịng cảm kích, tơi:
Xin chân thành cảm ơn thầy GS-TS. Nguyễn Kế Tuấn, người đã tận tình và
nhiệt thành hướng dẫn tơi trong cơng tác nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm tạ đến với Ban Quản trị và các bộ phận của HTX NN Hịa
Quang Bắc; Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các phòng ban của xã Hòa Quang Bắc và những
xã viên đã giúp đỡ, tư vấn và hỗ trợ các thơng tin để hồn thành tốt luận văn.
Xin bày tỏ lịng biết ơn q thầy cơ Khoa Kinh tế, Khoa Khoa học cơ bản,
Khoa Lý luận Mác - Lênin của Trường Đại học Nha Trang, quý thầy cô Trường Đại
học Kinh tế Đà Nẵng đã tận tâm và nhiệt tình giảng dạy tơi trong suốt chương trình
khóa học Cao học quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Nha Trang, cũng như đã
giúp tôi trang bị những kiến thức mới mẽ và hữu ích nhất.
Xin chân thành cảm ơn Hội đồng bảo vệ luận văn Thạc sĩ Kinh tế đã góp những
ý kiến quý báu để đề tài luận văn hoàn chỉnh hơn.
Xin gửi lời cảm ơn các anh chị em trong lớp Cao học quản trị kinh doanh 2010
Trường Đại học Nha Trang đã cùng tôi chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm học tập trong
suốt quá trình tham gia khóa học, từ đó bản thân tơi đã có thêm những hiểu biết bổ ích
và tình cảm chân thành sau khi hồn thành khóa học.
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...............................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC XÃ TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT
NAM ...........................................................................................................................6
1.1. Khái niệm, vai trò và đặc trưng của HTX NN....................................................6
1.1.1. Khái niệm và vai trò....................................................................................6
1.1.2. Đặc trưng của HTX NN. .............................................................................8
1.1.3. Qúa trình phát triển HTX ở Việt Nam. ......................................................11
1.2. Các yếu tố ảnh lưởng đến sự phát triển HTX NN.............................................18
1.2.1. Một số tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của HTX NN. ........................18
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của HTX NN...............................20
1.3. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển HTX NN Duy Sơn II, tỉnh
Quảng Nam. ...........................................................................................................23
1.3.1. Kinh nghiệm HTX NN Duy Sơn II. ..........................................................23
1.3.2. Một số bài học rút ra cho HTX NN Hòa Quang Bắc. ................................28
Kết luận chương 1....................................................................................................29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT - KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CỦA
HỢP TÁC XÃ NƠNG NGHIỆP HỊA QUANG BẮC ...........................................30
2.1. Tổng quan về xã Hòa Quang Bắc và HTX Hòa Quang Bắc. ............................30
2.1.1. Tổng quan về xã Hòa Quang Bắc. .............................................................30
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên. .............................................................................30
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. ..................................................................32
iv
2.1.2. Giới thiệu chung về hợp tác xã Hòa Quang Bắc. .......................................34
2.1.2.1. Qúa trình phát triển.............................................................................34
2.1.2.2. Các nguồn lực của HTX NN Hòa Quang Bắc. ....................................38
2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất - kinh doanh của Hợp tác xã HQB. ..................41
2.2.1. Thực trạng thực hiện các hoạt động dịch vụ và kinh doanh. ......................41
2.2.1.1. Thực hiện dịch vụ tín dụng. ................................................................42
2.2.1.2. Thực hiện dịch vụ vật tư phân bón......................................................43
2.2.1.3. Thực hiện dịch vụ cho thuê mặt bằng. ................................................43
2.2.1.4. Thực hiện dịch vụ gặt lúa. ..................................................................44
2.2.1.5. Thực hiện dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn........................44
2.2.1.6. Thực hiện dịch vụ cày tuốt. ................................................................45
2.2.1.7. Thực hiện dịch vụ thủy lợi..................................................................46
2.2.1.8. Thực hiện dịch vụ cung cấp giống. .....................................................46
2.2.1.9. Thực hiện dịch vụ xây dựng. ..............................................................47
2.2.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. .................................................47
2.2.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh............................................................47
2.2.2.2. Hiệu quả về mặt xã hội trong hoạt động của HTX: .............................55
2.3. Đánh giá tổng quát về hoạt động sản xuất - kinh doanh của Hợp tác xã nơng
nghiệp Hịa Quang Bắc...........................................................................................56
2.3.1. Những kết quả tích cực. ............................................................................56
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. ...............................................................58
2.3.2.1. Hạn chế. .............................................................................................59
2.3.2.2. Nguyên nhân. .....................................................................................61
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ
NƠNG NGHIỆP HỊA QUANG BẮC ĐẾN NĂM 2015, TẦM NHÌN NĂM 2020....... 65
3.1. Phương hướng phát triển HTX NN Hòa Quang Bắc. .......................................65
3.1.1. Các cơ hội và thách thức với HTX NN Hòa Quang Bắc. ...........................67
3.1.1.1. Các cơ hội chủ yếu (O).......................................................................67
3.1.1.2. Những thách thức chủ yếu (T). ...........................................................68
3.1.2. Tổng hợp ma trận SWOT cho HTX NN Hòa Quang Bắc. .........................69
3.1.3. Vận dụng ma trận SWOT xác định phương hướng phát triển của HTX NN
Hòa Quang Bắc. .................................................................................................71
v
3.2. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển HTX NN Hịa Quang Bắc.......................76
3.2.1. Tiếp tục cơng tác tun truyền, phổ biến Luật HTX và các chủ trương,
chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX NN. .........................................76
3.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý, điều hành và giám sát
HTX theo luật.....................................................................................................78
3.2.3. Phát huy nội lực, tạo sức mạnh tập thể, tích cực chủ động chấn chỉnh khắc
phục tồn tại yếu kém...........................................................................................79
3.2.4. Thúc đẩy kinh tế hộ, kinh tế trang trại gia đình phát triển theo hướng sản
xuất hàng hóa tập trung.......................................................................................80
3.2.5. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.....................................................81
3.3. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước..........................................................83
KẾT LUẬN ..............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................87
PHỤ LỤC ....................................................................................................................i
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng diện tích đất sử dụng ........................................................................32
Bảng 2.2. Số lượng xã viên HTX qua các năm...........................................................39
Bảng 2.3: Qui mô vốn của HTX. ...............................................................................40
Bảng 2.4: Tình hình thực hiện hoạt động dịch vụ của HTX. ......................................41
Bảng 2.5: Số tiền cho xã viên vay vốn .......................................................................43
Bảng 2.6: Doanh thu và lợi nhuận từng dịch vụ. ........................................................47
Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX qua các năm. ..................49
Bảng 2.8: Tình hình nợ phải trả của HTX qua các năm..............................................50
Bảng 2.9: Tình hình nợ phải thu của HTX qua các năm. ............................................51
Bảng 2.10: Hệ số sử dụng vốn của HTX qua các năm................................................52
Bảng 2.11: Mức độ thỏa mãn của xã viên trong năm 2011.........................................53
Bảng 2.12: Chỉ tiêu lãi được chia cho 1.000 đồng vốn góp. .......................................54
Bảng 2.13: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTX qua các năm. .............................54
Bảng 2.14: Kết quả điều tra lấy ý kiến của các hộ xã viên..........................................58
Bảng 2.15: Trình độ chuyên môn của cán bộ HTX qua các năm. ...............................61
Bảng 2.16. Bảng lương của cán bộ HTX....................................................................62
Bảng 2.17: Sơ đồ ma trận SWOT. .............................................................................66
Bảng: 3.2 Ý kiến của xã viên về hướng phát triển thời gian tới. .................................75
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HTX
Hợp tác xã
HTX NN
Hợp tác xã nông nghiệp
TSCĐ
Tài sản cố định
BHXH
Bảo hiểm xã hội
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
HQB
Hòa Quang Bắc
UBND
Ủy ban nhân dân.
THCS
Trung học cơ sở
NQTW
Nghị quyết Trung ương
1
LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hợp tác xã (HTX) là tổ chức kinh tế tập thể có vai trò đặc biệt quan trọng trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Khi đất nước mở cửa hội nhập với kinh tế
thế giới, nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, HTX cũng được đổi
mới cả về nội dung, hình thức hoạt động, biểu hiện cụ thể ở việc ban hành Luật HTX
năm 1996 và Luật HTX sửa đổi năm 2003. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động của
các HTX nơng nghiệp vấp phải rất nhiều khó khăn làm cho hiệu quả sản xuất kinh
doanh thấp.
Từ khi triển khai thực hiện Luật HTX năm 1996 đến nay, các hợp tác xã nơng
nghiệp (HTX NN) có bước phát triển mới, đã đáp ứng được một phần nhu cầu của
nông dân, của hộ sản xuất - kinh doanh nơng nghiệp, đóng góp quan trọng vào quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, các HTX NN cũng còn tồn
tại một số yếu kém như: nhận thức về HTX kiểu mới, Luật HTX chưa được thấu đáo
và quán triệt một cách đầy đủ; vốn và cơ sở vật chất của các HTX vẫn còn nhỏ lẻ và
yếu kém; trình độ quản lý của cán bộ HTX vẫn cịn chưa theo kịp cơ chế quản lý mới;
cơ chế chính sách của Nhà nước đối với HTX vẫn còn chậm đến với cơ sở, gây khơng
ít khó khăn cho các HTX.
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách tháo gỡ vấn đề này
(NQTW 7 khóa X về nông nghiệp, nông thôn và nông dân; Kết luận số 08-KL/TW
ngày 14/12/2006 của Ban Bí thư về tình hình 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương
5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Nghị
định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích
phát triển hợp tác xã; Quyết định số 246/2006/QĐ-TTg ngày 27/10/2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã…). Nhưng đây là
khu vực đặc thù ưu tiên, do vậy cần kết hợp các giải pháp tổng hợp (quản lý, kỹ thuật,
tài chính, thị trường…) với các giải pháp về xã hội để tạo điều kiện phát triển đối với
HTX nơng nghiệp.
HTX NN Hịa Quang Bắc (HQB) được thành lập từ năm 1979 tiền thân là HTX
Hòa Quang 4, năm 2005 đổi thành HTX NN kinh doanh tổng hợp HQB, trải qua hơn
2
31 năm xây dựng và phát triển HTX đã đem lại cho xã viên và người lao động tại địa
phương đời sống ấm no, những đồng lúa chín vàng,…Sự đổi thay nhanh chóng của
vùng quê từng chịu nhiều tổn thất trong chiến tranh là kết quả của những người dân
cần cù lao động kết hợp sự năng động, sáng tạo của Ban Quản trị HTX. Nơi đây, khi
xưa phần lớn diện tích đất canh tác bạc màu, thủy lợi yếu kém. Những ngày đầu thành
lập HTX, tài sản vỏn vẹn 25 con trâu cày, 30 con bị giao khốn cho xã viên dùng để
cày đất và nhân giống. Đời sống kinh tế của đại bộ phận nhân dân thường xuyên gặp
nhiều khó khăn, phải nhận lương thực cứu đói của Nhà nước, nhất là những năm hạn
hán, mất mùa.
Sự khởi đầu gian nan nhưng với quyết tâm cao, đoàn kết phát huy sức mạnh tập
thể, Ban Quản trị HTX NN Hòa Quang Bắc cùng tập thể xã viên và người lao động đã
từng bước khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức để đi lên. Ngay từ những ngày
đầu đi vào hoạt động, để nâng cao năng suất lao động, năm 1988 HTX đã đầu tư mua
1 máy cày MTZ để cày ải đất vào mùa khô, đồng thời khuyến khích xã viên mua trâu
cày, máy kéo tăng năng lực, dồn sức cải tạo đồng ruộng. Rồi luồng gió mát với khốn
10 thổi đến, HTX NN Hịa Quang Bắc nhanh chóng nắm bắt thời cơ, giao diện tích đất
về cho hộ xã viên chủ động chăm sóc, thâm canh đồng thời hướng dẫn kỹ thuật,
khuyến khích xã viên phát triển chăn ni, trồng trọt, mở mang ngành nghề...Bên cạnh
đó, HTX tăng cường thu hút xã viên gắn bó với HTX, đồn kết, tập trung trí tuệ của
cán bộ, xã viên trong công tác điều hành, tổ chức sản xuất, đảm bảo kịp thời các hoạt
động thương mại, tín dụng, tạo được tính liên hồn trong việc ứng dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất trên đồng ruộng, gị đồi, phát triển chăn ni, thương
mại dịch vụ và hoạt động tín dụng nhân dân. Nhờ vậy, năng suất lúa bình quân từ 52
tạ/ha năm 1987 tăng đến 62,5 tạ/ha năm 1996 và 65,8 tạ/ha năm 2010. HTX đã làm tốt
vai trò “bà đỡ” cho kinh tế hộ với sự hỗ trợ 100% chi phí tiêm vắc xin phịng ngừa
dịch bệnh gia súc, tổ chức sản xuất trình diễn, khuyến cáo xã viên thực hiện chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tăng hiệu quả kinh tế.
Với niềm mong ước làm thế nào để nâng cao mức sống cho cán bộ, xã viên;
làm đổi thay vùng quê nghèo từng chịu nhiều tổn thất trong chiến tranh, nhiều thế hệ
lãnh đạo HTX đã lặn lội đi nhiều địa phương học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu ứng
dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, năm 2004 hưởng ứng chương trình ni
bị sữa, HTX đã đầu tư xây dựng một trang trại ni bị sữa trên diện tích hơn 13ha
3
(gồm trại chăn ni bị và diện tích trồng cỏ), với tổng kinh phí hơn 1,5 tỷ đồng, tưởng
chừng sẽ đem lại thành công tạo đà để HTX tiếp tục mở rộng qui mơ sản xuất. Nhưng
do khí hậu, thổ nhưỡng không phù hợp và sự thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc
cho nên đàn bị khơng sinh trưởng và phát triển, đến đầu năm 2006 phải thanh lý đàn
bò, thế là dự án chăn ni bị sữa bị thất bại. Khơng chịu lùi bước trước khó khăn lãnh
đạo HTX NN Hịa Quang Bắc tiếp tục đầu tư ni heo, tận dụng diện tích chuồng trại
có sẵn ni heo thịt theo phương thức khốn cho hộ chăn ni, đến cuối năm 2006
xuất chuồng được 254 con, nhưng do sự biến động của giá cả thị trường xuống thấp
nên việc chăn nuôi heo không đem lại lợi nhuận. Mặc dù lãnh đạo HTX rất cố gắng
tìm mọi cách để phát triển nhưng thực tế cho thấy muốn thành công trong cơ chế thị
trường, nhất là khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế
trong nước chịu tác động mạnh mẽ của kinh tế quốc tế; chúng ta cần phải xây dựng kế
hoạch sản xuất kinh doanh, nắm bắt thông tin, dự báo thị trường để đưa ra hướng phát
triển sản xuất và đề ra những giải pháp khắc khục khi gặp khó khăn. Xuất phát từ thực
tiễn đó, tơi đã chọn đề tài “Phương hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã nơng
nghiệp Hịa Quang Bắc đến năm 2015” để nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình.
* Những nghiên cứu liên quan đến đề tài: vấn đề HTX NN là chủ đề được nhiều
nhà nghiên cứu, cơ quan khoa học xem xét dưới nhiều góc độ, phạm vi và mức độ
khác nhau. Có thể nêu một số cơng trình tiêu biểu sau:
- Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Công Bình, năm 2007, về (Biện
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX NN ở tỉnh Tiền Giang đến năm 2015).
Tác giả đã nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của các HTX NN ở tỉnh Tiền
Giang và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Hữu Thọ (2006), về (Phát triển
HTX kiểu mới trên địa bàn Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên), tác giả đã vận dụng lý luận HTX
nông nghiệp để khảo sát, đánh giá hoạt động của HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa
bàn Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên và đề xuất một số phương hướng, giải pháp tiếp tục phát
triển HTX nông nghiệp kiểu mới ở Tuy Hòa.
- Báo cáo nghiên cứu khoa học của tác giả Tô Thiện Hiền (2004), về (Thực
trạng và giải pháp phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ở An Giang), tác giả xác định
hình thức tổ chức của HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang, từ khâu vận động
nông dân cho hiểu ý nghĩa của HTX nơng nghiệp kiểu mới đến các qui trình thành lập,
4
đào tạo HTX, hoạt động sản xuất, tín dụng và tiêu thụ sản phẩm và đề xuất những biện
pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp An Giang.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động của HTX NN Hòa Quang Bắc từ
năm 2008 đến năm 2011.
Đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển HTX NN Hòa Quang Bắc đến năm
2015, tầm nhìn năm 2020.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh của
HTX NN HQB trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: HTX NN Hòa Quang Bắc trên địa bàn xã Hòa Quang Bắc,
huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên.
+ Về thời gian: phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh của HTX
NN Hòa Quang Bắc từ năm 2008 - 2011; định hướng và giải pháp phát triển đến năm
2015, tầm nhìn 2020.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê: tổng hợp và phân tích từ những số liệu thứ cấp kết hợp
với các tư liệu sơ cấp để đánh giá thực trạng HTX NN Hòa Quang Bắc.
- Phương pháp nhân quả: Phương pháp này được sử dụng để tìm nguyên nhân
hình thành thực trạng của HTX NN Hịa Quang Bắc ở địa bàn nghiên cứu.
Đánh giá những nguyên nhân tích cực và những khó khăn, hạn chế đến sự phát
triển của HTX NN Hòa Quang Bắc; đề xuất biện pháp nâng cao năng lực hoạt động
của HTX.
- Điều tra, khảo sát thực tế: Chọn mẫu thuận tiện, phát phiếu điều tra đến 50 hộ
xã viên để lấy ý kiến về mức độ thỏa mãn của họ đối với những dịch vụ mà HTX cung
cấp, trong đó có đề xuất hướng phát triển trong thời gian tới; kết hợp với số liệu thứ
cấp thu thập từ HTX qua đó phân tích, đánh giá để nhận thấy được những điểm mạnh,
điểm yếu từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và đề xuất
5
phương hướng phát triển trong thời gian tới; phân tích ma trận SWOT để nhận thấy
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.
- Phương pháp mô tả: sử dụng phương pháp mô tả nhằm xác định thực trạng
của HTX nơng nghiệp Hịa Quang Bắc đang diễn ra trên địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Tổ chức thảo luận Chủ tịch UBND xã, Chủ nhiệm,
Phó Chủ nhiệm HTX NN Hòa Quang Bắc lấy ý kiến làm cơ sở đề xuất định hướng và
các giải pháp phát triển HTX.
1.5. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu.
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài hệ thống hóa những vấn đề lý luận về xác định
phương hướng phát triển của HTX và áp dụng trong thực tế.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu giúp HTX NN Hòa Quang Bắc nắm rõ
các yếu tố ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của HTX. Từ đó xác định được các vấn đề
đang gặp phải và xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, giúp HTX giành lại vị
thế và phát triển thị trường.
1.6. Kết cấu luận văn.
Ngoài lời mở đầu, luận văn được chia thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về HTX trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng sản xuất - kinh doanh và quản lý của hợp tác xã nơng
nghiệp Hịa Quang Bắc.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển HTX NN Hòa Quang Bắc đến
năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC
XÃ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, vai trò và đặc trưng của HTX NN.
1.1.1. Khái niệm và vai trò.
* Khái niệm:
- Khái niệm HTX ở một số nước:
HTX là một loại hình kinh tế hợp tác, là một tổ chức kinh tế có đặc thù riêng. Ở
nhiều nước trên thế giới, hợp tác xã đã hình thành và phát triển hơn 100 năm. Trong
Luật Hợp tác xã của các nước đều đưa ra định nghĩa về hợp tác xã.
Luật Hợp tác xã của Cộng hòa liên bang Đức định nghĩa: “Hợp tác xã đăng ký
là những tập thể với đa số thành viên không hạn chế nhằm khuyến khích việc sản xuất,
kinh doanh của các thành viên, thơng qua các cơ sở sản xuất, kinh doanh chung”
Luật Hợp tác xã của Inđônêxia định nghĩa: “Hợp tác xã Inđônêxia là tổ chức kinh tế
của nhân dân mang tính xã hội, gồm những người hoặc những tổ chức ở địa phương và
thành viên lập nên một hệ thống kinh tế như là nỗ lực chung đặt trên cơ sở nguyên tắc
của tình anh em”.
Luật Hợp tác xã của Philippin định nghĩa: “Hợp tác xã là sự hiểu biết của
những người có cam kết chung và tập hợp nhau lại một cách tự nguyện để đạt được
mục đích xã hội hoặc kinh tế chung, có sự đóng góp cơng bằng vào vốn và chấp nhận
phần đóng góp hợp lý vào các cơng việc và phần lợi ích của việc kinh doanh theo
nguyên tắc hợp tác xã đã được chấp nhận chung” [9, tr. 6].
Các nước: Thụy Điển, Canađa quan niệm HTX là một tập hợp gồm những
người có nhu cầu chung về kinh tế và xã hội để thành lập một doanh nghiệp phù hợp
với các nguyên tắc hoạt động của HTX, nhằm đáp ứng nhu cầu của họ.
Như vậy, HTX là một tổ chức doanh nghiệp khác về cơ bản với công ty cổ
phần. Đặc trưng của HTX là thông qua hoạt động kinh doanh để liên kết các thành
viên với nhau và hạn chế phân chia lợi nhuận theo cổ phần đã đóng.
7
Từ những định nghĩa hợp tác xã nêu trên, có thể hiểu hợp tác xã là một tổ chức
kinh tế của những cá nhân, tập thể tự nguyện liên kết với nhau nhằm mục đích chung,
thỏa mãn nhu cầu chung, nhằm hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau tiến hành công việc kinh doanh
có hiệu quả nhất theo nguyên tắc liên kết tự nguyện.
- Khái niệm HTX ở Việt Nam:
Theo điều I Luật HTX năm 2003: “Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể do
các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích
chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo qui định của luật này để phát huy sức
mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả
các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” [19, tr.1].
* Vai trò của HTX NN:
Lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh và thừa nhận là HTX NN thật sự
trở thành hậu cần và hậu phương vững chắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, góp
phần đấu tranh thống nhất nước nhà và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tuy gặp nhiều khó khăn trong bước chuyển mình sang cơ chế mới, nhưng các
HTX NN đã từng bước phát huy vai trò khơng thể thiếu của mình trong phát triển kinh
tế xã hội ở nước ta.
Vị thế của HTX NN về mặt kinh tế mặc dù cịn yếu nhưng đã có vai trò quan
trọng trong hỗ trợ một phần cho kinh tế hộ phát triển, giải quyết việc làm, tăng thu
nhập cho xã viên, góp phần xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Từ những năm đầu 1980 cán bộ và xã viên HTX nông nghiệp Duy Sơn
II đã đầu tư công sức ngăn suối, đắp đập để thủy lợi hoá đồng ruộng, đưa dịng nước
mát đến những cánh đồng khơ cỏ cháy, cải tạo mặt bằng, xã viên chủ động sạ cấy 3 vụ
lúa/năm, tạo nên những mùa vàng bội thu; năm 1984 thủy điện Duy Sơn II, với công
suất ban đầu 400kWh đi vào hoạt động, đưa dòng điện tỏa sáng núi đồi, làng quê, hòa
lưới điện quốc gia từ tháng 9/1990, đem về nguồn thu cho tập thể từ 1,5 đến 1,9 tỷ
đồng/năm. Sự tồn tại của HTX kể cả số HTX chỉ tồn tại một cách hình thức vẫn đảm
bảo giữ được ổn định ruộng đất trong nông nghiệp sau khốn hộ và triển khai luật đất
đai, góp phần quan trọng ổn định tình hình chính trị xã hội nơng thôn.
8
Nhiều HTX nơng nghiệp có đóng góp quan trọng trong xây dựng và phát triển
các cơng trình kết cấu hạ tầng, phúc lợi công cộng như đường giao thông, hệ thống
đường điện, kênh mương thủy lợi, trường học, trạm y tế, góp phần giải quyết nhiều
vấn đề xã hội, đề cao tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong đời sống, giúp đỡ
các gia đình khó khăn, xây dựng và phát triển cộng đồng. Điển hình HTX nơng nghiệp
Duy Sơn II đã đầu tư nâng cấp gần 1,5 km kênh mương cấp I, cấp II bằng bê tông kiên
cố; nạo vét, đào lại các tuyến mương, trạm bơm tổng kinh phí đầu tư 800 triệu đồng
bằng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và vốn của HTX, góp phần phục vụ cho cơng tác
thủy lợi và chống hạn; ngồi ra, HTX cịn trích quỹ phúc lợi để lo bảo hiểm tự nguyện
cho xã viên toàn HTX, hỗ trợ ốm đau, thiệt hại do lũ lụt, không thu thủy lợi phí đối với
diện tích ruộng để thờ phụng Liệt sỹ, đóng góp quỹ người nghèo, gia đình chính sách
gặp khó khăn, phụng dưỡng bà Mẹ Việt Nam Anh hùng.
HTX NN hỗ trợ cho kinh tế hộ và kinh tế trang trại phát triển. Hơn nữa nó làm
điểm tựa để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng nông thôn mới, đồng thời mở
mang ngành nghề, phân công lại lao động, tiến tới xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy q
trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Mơ hình thủy điện của
HTX NN Duy Sơn II đã mang lại nhiều lợi ích trong sản xuất và cuộc sống của hàng
nghìn người dân địa phương. Những cố gắng khơng chỉ dừng lại ở đó, HTX NN Duy
Sơn II đã không ngừng nỗ lực để tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống
cho các xã viên. Các xưởng dệt, xí nghiệp mây tre đan xuất khẩu,...cũng đã được ra
đời tạo công ăn việc làm cho trên 200 lao động và doanh thu đạt từ 3 - 4 tỷ đồng...
1.1.2. Đặc trưng của HTX NN.
* HTX NN có những đặc trưng cơ bản sau:
- HTX NN là tổ chức kinh tế - xã hội. Hoạt động của HTX khơng chỉ hướng tới
lợi ích kinh tế, mà còn quan tâm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng của xã viên về
xã hội, văn hóa và tập hợp những người lao động cùng ngành nghề, cùng địa bàn, phát
huy tính cộng đồng, phát triển quan hệ tình làng nghĩa xóm…
- Dân chủ, bình đẳng và cơng khai: xã viên có quyền tham gia quản lý, kiểm tra,
giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết; thực hiện công khai
phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và những vấn đề khác quy
định trong Điều lệ hợp tác xã [19, tr.4].
9
- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: hợp tác xã tự chủ và tự chịu trách
nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; tự quyết định về phân phối thu nhập.
Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của hợp tác
xã, lãi được trích một phần vào các quỹ của hợp tác xã, một phần chia theo vốn góp và
cơng sức đóng góp của xã viên, phần còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng
dịch vụ của hợp tác xã.
- Hợp tác và phát triển cộng đồng: xã viên phải có ý thức phát huy tinh thần xây
dựng tập thể và hợp tác với nhau trong hợp tác xã, trong cộng đồng xã hội; hợp tác
giữa các hợp tác xã trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- HTX NN có tư cách pháp nhân hoạt động theo các qui định của luật pháp: Lựa
chọn ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật khơng cấm; quyết định hình thức
và cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã; trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu
hoặc liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước
ngoài để mở rộng sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật; thuê lao động
trong trường hợp xã viên không đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh của hợp
tác xã theo quy định của pháp luật; quyết định kết nạp xã viên mới, giải quyết việc xã
viên ra hợp tác xã, khai trừ xã viên theo quy định của Điều lệ hợp tác xã; quyết định
việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ của hợp tác xã; quyết định khen thưởng
những xã viên có nhiều thành tích trong việc xây dựng và phát triển hợp tác xã; thi
hành kỷ luật những xã viên vi phạm Điều lệ hợp tác xã; quyết định việc xã viên phải
bồi thường các thiệt hại đã gây ra cho hợp tác xã; vay vốn của tổ chức tín dụng và huy
động các nguồn vốn khác; tổ chức tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật; được
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật...
- Các xã viên đều tự nguyện gia nhập hoặc rút khỏi HTX. Trong hoạt động của
HTX NN mọi thành viên đều có quyền dân chủ, bình đẳng. Mỗi thành viên có thể có
mức cổ phần đóng góp khác nhau, song đều có quyền biểu quyết với một phiếu có giá
trị ngang nhau.
- HTX NN có quyền mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước
ngồi. Trình tự, thủ tục mở chi nhánh, văn phịng đại diện theo quy định chung của
Chính phủ đối với mọi loại hình doanh nghiệp; HTX được thành lập doanh nghiệp trực
thuộc theo quy định của pháp luật [19, tr.10].
10
* So sánh HTX với công ty cổ phần và cơng ty TNHH có hai thành viên trở lên:
- Những điểm giống nhau:
HTX, công ty cổ phần và công ty TNHH đều là tổ chức kinh tế có tư cách pháp
nhân và đều có sự bình đẳng như nhau trước pháp luật; đều được Nhà nước công nhận
và bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Khi tham gia HTX, công ty cổ phần, công ty TNHH, xã viên HTX, thành viên
công ty đều phải góp vốn theo quy định theo Điều lệ HTX hoặc Điều lệ công ty và chỉ
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ trong phạm vi vốn góp vào HTX hoặc
vào công ty (đối với công ty TNHH là số vốn đã cam kết, đối với công ty cổ phần là số
cổ phần đã mua).
- Những điểm khác nhau:
+ Về mục tiêu: Mục tiêu HTX nhằm giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau bên cạnh mục
tiêu lợi nhuận trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Còn mục tiêu của công ty cổ
phần, công ty TNHH là lợi nhuận.
+ Về loại hình tổ chức: HTX là tổ chức kinh tế - xã hội. Hoạt động của HTX
không chỉ hướng tới lợi ích kinh tế, mà cịn quan tâm đáp ứng các nhu cầu và nguyện
vọng của xã viên về xã hội, văn hóa và các nhu cầu khác. Cịn cơng ty TNHH, cơng ty
cổ phần là loại hình doanh nghiệp, thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích
sinh lời.
+ Về sở hữu: Trong HTX có sở hữu tập thể và sở hữu xã viên. Sở hữu tập thể
của HTX gồm các nguồn vốn tích lũy từ quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, các
tài sản do Nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước tại trợ làm tài sản
khơng chia và các quỹ không chia của HTX. Sở hữu của xã viên là vốn góp. Cịn cơng
ty TNHH, cơng ty cổ phần khơng có sở hữu tập thể, chỉ có sở hữu thành viên là vốn
góp cổ phần.
+ Về nguyên tắc quản lý: Quản lý trong HTX dựa trên cơ sở “đối nhân”, tức là
yếu tố con người sẽ quyết định đến mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tổ chức quản
lý, sự tồn tại và phát triển của HTX, nghĩa là mỗi thành viên tham gia dù ít hay nhiều
vốn đều bình đẳng với nhau trong quyết định các vấn đề chung của HTX, với nguyên
tắc cơ bản mỗi người một lá phiếu. Cịn quản lý trong cơng ty TNHH, cơng ty cổ phần
11
dựa trên sở hữu “đối vốn”, nghĩa là trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tổ chức,
quản lý và vận mệnh của công ty tùy thuộc vào tỷ lệ góp vốn của từng thành viên tham
gia vốn góp vào Điều lệ của công ty. Chẳng hạn, việc tổ chức Đại hội, đối với HTX
phải có ít nhất 1/3 tổng số xã viên cùng có đơn yêu cầu triệu tập Đại hội gửi Ban Quản
trị. Trong khi đó, đối với cơng ty cổ phần là có cổ đơng hoặc nhóm cổ đông sở hữu
10% số cổ phần phổ thông liên tục ít nhất trong sáu tháng sẽ có quyền triệu tập Đại
hội; cơng ty TNHH là có thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu 35% vốn Điều lệ có
quyền triệu tập Đại hội. Hoặc là trong vấn đề biểu quyết thơng qua quyết định Đại hội,
với HTX thì mỗi xã viên là một phiếu bầu, cịn cơng ty cổ phần thì số phiếu biểu quyết
phụ thuộc vào cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi biểu quyết, công ty TNHH thì số
phiếu biểu quyết phụ thuộc vào phần vốn góp nhiều hay ít [ 23, tr.28].
+ Về phân phối vốn: Trong HTX, lãi sau thuế trước hết dành để trích lập các
quỹ, trong đó quỹ phát triển sản xuất và quỹ dự phịng bắt buộc phải trích lập. Việc
phân phối cho xã viên được thực hiện dưới 3 hình thức: phân phối theo vốn góp, theo
cơng sức đóng góp và mức độ sử dụng dịch vụ của HTX. Cịn trong cơng ty TNHH,
cơng ty cổ phần lãi chủ yếu dùng để phân phối theo vốn góp.
+ Về mức vốn góp: Trong HTX, vốn góp tối đa của một xã viên không được
vượt quá 30% vốn điều lệ của HTX. Trong công ty TNHH, công ty cổ phần vốn góp
của một thành viên và một cổ đơng khơng bị hạn chế.
+ Về số lượng thành viên: HTX xã viên tối thiểu là 7, không hạn chế số lượng
tối đa. Đối với công ty cổ phần: tối thiểu là 3, không hạn chế số lượng tối đa. Đối với
công ty TNHH: tối thiểu là 2 và tối đa là 50.
+ Về chứng khốn: HTX và cơng ty TNHH khơng được quyền phát hành cổ
phiếu. Cịn cơng ty cổ phần được quyền phát hành chứng khốn ra cơng chúng theo
quy định của pháp luật về chứng khốn.
1.1.3. Qúa trình phát triển HTX ở Việt Nam.
Trong hơn 50 năm qua, phong trào hợp tác hóa đã diễn ra theo trình tự: từ hộ
nơng dân cá thể, chuyển qua hình thức từ tổ đổi cơng lên hình thức HTX bậc thấp đi
lên HTX bậc cao, từ qui mô nhỏ đến qui mô lớn. Quá trình phát triển kinh tế hợp tác
và HTX ở nước ta có thể tóm lược như sau: