Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

xây dựng mô hình tổ chức sản xuất đội tàu trên biển cho nghề câu cá ngừ đại dương tại bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 107 trang )

- 1 -






































B
Ộ GIÁO DỤC V
À ĐÀO T
ẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY SẢN

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT
ĐỘI TÀU TRÊN BIỂN CHO NGHỀ CÂU
CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TẠI BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành : Công nghệ Khai thác thủy sản
Mã số : 4.05.02
Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. NGUYỄN VĂN ĐỘNG


Nha Trang
- tháng 12 năm 2005

TR
ẦN VĂN VINH



LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

- 2 -






































- 3 -


LỜI CAM ĐOAN



































“Đề tài này là một công trình nghiên cứu c
ủa chính bản thân tôi
thực hiện dưới sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, không
trùng
lặp với bất cứ các đề tài của tác giả nào. Tôi xin ch
ịu trách nhiệm
về nội dung và kết quả của mình”
- 4 -


LỜI CÁM ƠN



Với sự phấn đấu và nỗ lực của bản thân, cùng với sự dạy dỗ, hướng
dẫn tận tình, chỉ bảo của các thầy giáo và sự giúp đỡ các ban ngành trong
tỉnh Bình Định, bà con ngư dân và các đồng nghiệp đến nay luận văn trên
đã được hòan thành.

Cám ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Thủy sản, Ban chủ nhiệm
Khoa Khai thác hàng hải thủy sản, Phòng Quan hệ quốc tế và sau đại học
đã tạo điều kiện giúp đỡ trong học tập và thực hiện đề tài.

Xin tỏ lòng biết ơn Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Động,
các thầy giáo giảng dạy Cao học ngành Công nghệ khai thác thủy sản và
các thầy giáo, các chuyên gia trong ngành thủy sản Việt Nam.

Trân trọng cám ơn sự giúp đỡ quý báu của UBND tỉnh Bình Định,
Sở Thủy sản Bình Định, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định,
Ban Giám đốc Công ty CP Cơ khí tàu thuyền và hải sản Cù Lao Xanh, các
chủ tàu, các thuyền trưởng các tàu câu cá ngừ đại dương đã cung cấp
thông tin và giúp cho tôi tìm hiểu thực tế, xây dựng mô hình sản xuất trên
biển cho loại nghề đang phát triển và có hiệu quả tại Bình Định ./.














- 5 -

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 03
LỜI CÁM ƠN 04
MỤC LỤC 05
LỜI NÓI ĐẦU 08
Chương 1 :NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN 10
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGHỀ KHAI THÁC CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG 10
1.1.1. Khái quát về nghề câu cá ngừ đại dương 10
1.1.2. Nghề khai thác cá ngừ đại dương trên thế giới 10
1.1.3. Nghề khai thác cá ngừ tại Việt Nam 13
1.2.TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH 15
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên và cơ sở hạ tầng 15
1.2.2. Các họat động kinh tế chính của tỉnh 18
1.2.3. Nhận xét và đánh giá 20
1.3. TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC HẢI SẢN TẠI BÌNH ĐỊNH 22
1.3.1. Nguồn lợi hải sản 22
1.3.2. Tàu thuyền và năng lực đánh bắt 23
1.3.3. Nhận xét 26
1.4. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ CÂU ĐẠI DƯƠNG 27
1.4.1. Nghề câu cá ngừ đại dương tại Bình Định 27
1.4.2. Ngư trường và mùa vụ khai thác 28
1.4.3. Đối tượng khai thác 29
1.4.4. Tàu thuyền, trang thiết bị và sản lượng nghề câu cá ngừ đại dương 32
- 6 -


1.4.5. Tổ chức sản xuất của các tàu câu cá ngừ đại dương 33
1.5. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ NGHỀ CÂU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG 34
CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 35
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG 35
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm kinh tế- xã hội và nguồn lợi thủy sản tại Bình
Định 35
2.2.2. Nghiên cứu thực trạng về tàu thuyền họat động nghề câu tại Bình Định
36
2.2.3. Nghiên cứu mô hình 36
2.2.4. Xây dựng mô hình 37
2.2.5. Phương pháp đánh giá và so sánh mô hình 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA TÀU THUYỀN – TRANG THIẾT BỊ
- NGƯ CỤ CỦA NGHỀ CÂU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG 40
3.1.1. Tàu thuyền 40
3.1.2. Trang thiết bị khai thác – hàng hải 40
3.1.3. Cấu trúc ngư cụ 43
3.2. TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG CỦA NGHỀ CÂU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG 45
3.2.1. Quy trình khai thác 45
3.2.2. Xử lý và bảo quản khai thác cá ngừ trên biển 46
3.2.3. Họat động của các tàu câu trên biển 46
3.3. HIỆU QUẢ NGHỀ CỦA TÀU CÂU 50
3.4. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TÀU CÂU 53
3.5. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ 53
- 7 -

3.6. CƠ SỞ PHÁP LÝ VIỆC TỔ CHỨC SẢN XUẤT NGHỀ CÂU TRONG
THỜI KỲ MỚI 54
3.7. CÁC MÔ HÌNH KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ TẠI VIÊT NAM 56

3.7.1. Mô hình Công ty Khai thác và dịch vụ hải sản Biển Đông 56
3.7.2. Mô hình Công ty TNHH Mạnh Hà – Vũng Tàu 57
3.7.3. Mô hình Công ty XNK Lâm thủy sản Bến Tre 58
3.7.4. Nhận xét 59
3.8. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỘI TÀU CÂU CÁ NGỪ BÌNH ĐỊNH 59
3.8.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xây dựng mô hình 59
3.8.2. Triển khai việc xây dựng mô hình sản xuất mới 67
3.8.3. Kết quả bước đầu của việc thực hiện mô hình 70
3.9. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 1( Các hình ảnh ) 79
PHỤ LỤC 2 ( Các bảng biểu ) 98













- 8 -

LỜI NÓI ĐẦU



Sản phẩm cá ngừ đại dương được ưa chuộng của nhiều nước trên thế
giới và chiếm ưu thế trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tại
các thị trường Mỹ, Nhật Bản hiện nay. Điều kiện môi trường và vị trí địa lý
phù hợp, vùng biển xa bờ Bình Định là ngư trường có nhiều chủng loại cá
ngừ đa dạng. Với truyền thống đánh bắt kinh nghiệm, ngư dân Bình Định đã
đóng góp một sản lượng cá ngừ đại dương đáng kể cho xuất khẩu và tiêu
dùng hàng năm .

Trong những năm gần đây, nghề câu cá ngừ đại dương tại Bình Định
phát triển mạnh mẽ . Với sản lượng cao, giá trị xuất khẩu lớn đã làm chuyển
dịch cơ cấu nghề nghiệp trong cộng đồng ngư dân ven biển và trở thành một
nghề chủ lực trong khai thác hải sản xa bờ. Do đặc điểm nghề khai thác thủy
sản tại Bình Định chủ yếu là cá thể, ngư dân có kinh nghiệm sản xuất truyền
thống cao nhưng trình độ văn hóa, khoa học công nghệ thấp nên ý thức trong
cộng đồng nghề chưa cao. Việc trang bị phương tiện, nghề và bảo quản sản
phẩm sau thu họach còn lạc hậu nên hiệu quả sản xuất chưa cao. An tòan
hàng hải chưa đảm bảo, nhiều tai nạn xảy ra trên biển do trình độ đi biển và
pháp lý hàng hải chưa đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong sản xuất trên vùng
biển xa bờ.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ Thủy sản, UBND tỉnh Bình
Định về phát triển và xây dựng các mô hình sản xuất trên biển cho ngư dân
nhằm khai thác đạt hiệu quả cao, đảm bảo an tòan cho người và phương tiện,
góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền trên vùng biển xa bờ. Việc cần thiết hiện
nay là xây dựng mô hình tổ chức đội tàu sản xuất trên biển cho nghề câu cá
ngừ đại dương từ các tàu câu hiện có, phù hợp với các chính sách chủ trương
của Đảng và nhà nước về ưu tiên phát triển tàu cá xa bờ gắn với thực tiễn sản
xuất và điều kiện phát triển kinh tế tại địa phương. Từng bước nâng cao chất
lượng phương tiện, trang thiết bị khai thác, thông tin liên lạc, đào tạo đội ngũ
thuyền trưởng, thuyền viên, tổ chức sản xuất phù hợp và tiến đến công nghiệp

hóa đội tàu khai thác cá ngừ tại Bình Định nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
và đảm bảo an tòan cho người và phương tiện họat động trên vùng biển xa bờ.

Có nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trong nước đã thiết lập nhiều mô
hình sản xuất và đã được tổng kết đánh giá là có hiệu quả. Tuy nhiên không
thể áp dụng một cách máy móc, rập khuôn để áp dụng cho tất cả các lọai
nghề, các điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng. Việc nghiên cứu khoa học
- 9 -

và xây dựng cơ sở lý luận cho các mô hình tổ chức sản xuất của các tàu cá
ngư dân hiện nay vẫn chưa nhiều, chưa có một phương án cụ thể cho từng lọai
nghề. Để giải quyết những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích
trên cơ sở thực tiễn và khoa học để xây dựng một mô hình sản xuất cho một
lọai nghề trên địa bàn một tỉnh với đề tài : “ Xây dựng mô hình tổ chức sản
xuất đội tàu trên biển cho nghề câu cá ngừ đại dương tại Bình Định”.

Kết quả của đề tài đưa ra được một mô hình phù hợp cho việc tổ chức
sản xuất trên biển của tàu câu cá ngừ đại dương tại Bình Định, giải quyết hài
hòa giữa việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật với khả năng kinh tế của ngư
dân khắc phục yếu kém về trang bị của tàu cá đồng thời nâng cao năng lực
khai thác xa bờ và hiệu quả kinh tế - xã hội cho ngư dân, đảm bảo an tòan cho
nguời và phương tiện hoạt động trên biển, góp phần đảm bảo chủ quyền, lãnh
hải trên vùng biển của tổ quốc./.

Nha Trang, tháng 11 năm 2005
Người thực hiện



Trần Văn Vinh















- 10 -

Chương 1
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN VỀ NGHỀ KHAI THÁC CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG
1.1.1. Khái quát về nghề câu cá ngừ đại dương

Vào năm 1992 công nghệ nghề câu cá ngừ đại dương của Nhật Bản,
Đài Loan được chuyển giao cho Tổng Công ty hải sản Biển Đông, đồng thời
các thị trường cá ngừ đại dương ở Nhật, Mỹ , Đài Loan, Hàn Quốc được mở
rộng, vì vậy việc tiêu thụ và giá cả sản phẩm ngày càng cao và làm cho nghề
câu cá ngừ đại dương trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ.

Nghề câu cá ngừ đại dương là loại nghề thao tác đơn giản, không đòi
hỏi nhiều nhân lực, chi phí đầu tư ngư cụ và trang thiết bị thấp, là loại nghề

mang tính chọn lọc đối tượng cao và đem lại hiệu quả cao trong quá trình
đánh bắt.

1.1.2. Nghề khai thác cá ngừ đại dương trên thế giới

Cá ngừ được phân bố từ vĩ độ 40
0
N đến vĩ độ 40
0
S, theo từng khu vực
thuộc vùng biển của các đại dương : Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại
Tây Dương, biển Caribê và Địa Trung Hải.

















Hình 1.1- Sản lượng khai thác cá ngừ các vùng biển trên thế giới

(Nguồn http: // www.fao.org/documents)
Năm

Triệu tấn

- 11 -

Nghề khai thác cá ngừ rất phát triển tại vùng biển phía tây và trung tâm
Thái Bình Dương (WCPO), cá ngừ được khai thác bằng nhiều ngư cụ khác
nhau, từ nghề cá thủ công quy mô nhỏ ở đảo Pacific đến nghề cá hiện đại, quy
mô lớn ở các vùng biển thuộc Đông Nam châu Á. Lưới vây, lưới rê và câu là
các ngư cụ được sử dụng rộng rãi trong khai thác cá ngừ ở vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới. Nghề câu giăng khai thác hầu hết các loài cá trưởng thành.

Theo thống kê của Tổ chức FAO năm 2002 [3], sản lượng khai thác
nhóm cá ngừ trên thế giới đạt 6.088.337 tấn trong năm 2002, trong đó cá ngừ
các lọai đạt sản lượng 3,7 triệu tấn – 3,8 triệu tấn mỗi năm. Sản lượng khai
thác cá ngừ hàng năm cao nhất ở vùng biển Thái Bình Dương là 2,5 triệu tấn
năm 2000 ( hình 1.1) chiếm 64% sản lượng đánh bắt cá ngừ các vùng trên thế
giới, các lọai nghề đánh bắt chủ yếu là lưới vây chiếm 65%, câu vàng chiếm
14% , câu cần chiếm 10% và năm 2000 các lòai cá ngừ đạt sản lượng cao
(hình 1.2) là cá ngừ vằn đạt 1,9 triệu tấn ,cá ngừ vây vàng 1,2 triệu tấn , cá
ngừ mắt to 450.000 tấn.













Các nước có sản lượng khai thác cá ngừ cao trên thế giới là Nhật Bản:
750.000 tấn/năm (hình 1.3), Mỹ: 200.000 tấn/năm (hình 1.4), ,Đài Loan
:400.000tấn/năm (hình 1.5), Hàn Quốc: 100.000tấn/năm (hình 1.6).

Hầu hết các tàu khai thác cá ngừ đại dương là vây, câu ở các nước có
nghề cá phát triển mạnh như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều là những tàu có
chiều dài lớn hơn 24m, trọng tải 200-500 GRT và một số ít loại tàu nhỏ có
trọng tải từ 100-200GRT, công suất từ 600 mã lực – 1500 mã lực, cấp tàu
Hình 1.2
-
S
ản l
ư
ợng khai thác cá ngừ các v
ùng bi
ển tr
ên th
ế giới

(Nguồn http: // www.fao.org/documents)

Năm

Triệu tấn


- 12 -

không hạn chế và họat động ở các vùng biển xa bờ. Các trang thiết bị được
trang bị trên tàu : radar, máy dò cá, định vị vệ tinh, thiết bị thu nhận thông tin
từ vệ tinh thông qua hệ thống internet tòan câu, cùng với tòan bộ các trang
thiết bị khai thác được tự động hóa theo các mô hình đánh bắt hiện đại. Việc
tổ chức sản xuất trên biển đều được lập trình qua hệ thống điều khiển giữa tàu
và bờ, mỗi hạm tàu từ 8-12 chiếc trong đó có một tàu mẹ hay còn gọi là tàu
dịch vụ hậu cần cung cấp và bảo quản sản phẩm từ các tàu đánh bắt được.




























Hình 1.3
-
S
ản l
ư
ợng khai thác cá ngừ của Nhật Bản

(Nguồn http: // www.fao.org/documents)

Năm

tấn
Năm

tấn
Hình 1.4
-
S
ản l
ư
ợng khai thác cá ngừ của
M



(Nguồn http: // www.fao.org/documents)

- 13 -

























1.1.3.Nghề khai thác cá ngừ đại dương tại Việt Nam
Theo kết quả nghiên cứu của Dự án ALMRV và Ðề tài cá xa bờ 2000 -

2002 cho biết trữ lượng cá biển Việt Nam vùng xa bờ là 2.378.101 tấn và khả
năng khai thác là 1.095.549 tấn [26].
Cá ngừ là đối tượng đánh bắt quan trọng của nghề lưới rê, câu vàng và
lưới vây. Sản lượng khai thác cá ngừ bằng nghề lưới vây năm 2000 ước tính
khoảng 53.720 tấn. Năm 2004, sản lượng khai thác cá ngừ vằn ước tính đạt
30.000 tấn, cá ngừ đại dương ước tính đạt 20.000 tấn. Vùng biển Việt Nam cá
ngừ xuất hiện quanh năm, mùa vụ khai thác chính từ tháng 2 đến tháng 7 và
tháng 10 đến tháng 11. Riêng vùng biển Vịnh Bắc Bộ cá ngừ thường xuất
hiện với mật độ cao ở mùa gió Tây Nam.
Năm

tấn
Hình 1.5
-
S
ản l
ư
ợng khai thác cá ngừ của
Đài Loan

(Nguồn http: // www.fao.org/documents)
Năm

tấn
Hình 1.6
-
S
ản l
ư
ợng khai thác cá ngừ của

Hàn Qu
ốc

(Nguồn http: // www.fao.org/documents)
- 14 -

Năm 1992, nghề câu vàng đã được du nhập vào nước ta, từ đó phát triển
rộng rãi ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Ðịnh. Nghề câu vàng có thể
khai thác cá ngừ gần như quanh năm, mùa vụ chính ( vụ Bắc ) từ tháng 11 đến
tháng 05 năm sau vào các tháng này. Tính đến năm 2003, các tỉnh này có
khoảng 3.472 chiếc tàu hoạt động nghề câu vàng đánh bắt cá ngừ[26]. Tuy
nhiên, đội tàu nghề câu vàng của ngư dân các tỉnh trên chủ yếu được cải hoán
từ các nghề khác nên công suất máy nhỏ và công nghệ khai thác còn thô sơ.
Bên cạnh sự phát triển nghề câu vàng trong ngư dân các tỉnh nam Trung bộ,
còn có các công ty khai thác cá ngừ đại dương bằng nghề câu vàng như: Tổng
công ty Hải sản Biển Ðông; Công ty TNHH Việt Tân; Công ty TNHH Ðại
Dương và Công ty Tư nhân Mạnh Hà.
Theo số liệu của hải quan, trong năm 2002 Việt Nam xuất khẩu cá ngừ đạt
20.274 tấn, năm 2003 đạt 17.362,11 tấn ( hình 1.7 ) và theo tính tóan của các
chuyên gia Bộ Thủy sản là sản lượng cá ngừ của Việt Nam đạt khỏang 30.000
tấn ( xuất khẩu chiếm từ 30-50% sản lượng khai thác được )[3].






(Hình 1.7- Nguồn Trung tâm Công nghệ thông tin – Bộ Thủy sản 2004)








(Hình 1.8- Nguồn Trung tâm Công nghệ thông tin – Bộ Thủy sản 2004)
khèi lîng c¸ ngõ xk cña viÖt nam
trong c¸c n¨m 2002-2004
0,0
5.000,0
10.000,0
15.000,0
20.000,0
25.000,0
2002 2003 íc 2004
tÊn
10 th¸ng
k im n g ¹ c h xk c¸ n g õ c ña viÖt n a m
t r o n g c ¸ c n ¨ m 20 02 - 200 4
0
10.000.000
20.000.000
30.000.000
40.000.000
50.000.000
60.000.000
70.000.000
80.000.000
90.000.000
2002 2003 í c 2 00 4

U SD
10 th¸ ng
- 15 -

1.2. TÌNH HÌNH VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH ĐịNH
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên và cơ sở hạ tầng
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, có
tổng diện tích tự nhiên 6.025km2. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, Nam giáp
tỉnh Phú Yên, Tây giáp tỉnh Gia Lai, Đông giáp Biển Đông, cách Thủ đô Hà
Nội 1.065 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 686 km, cách Thành phố Đà
Nẵng 300 km, cách Thành phố Nha Trang (Khánh Hoà) 230 km. Là một trong
5 tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung.
Bình Định nằm ở trung tâm của trục Bắc - Nam (Quốc lộ 1A và đường
sắt xuyên Việt), là cửa ngõ ra biển của cả Tây Nguyên, nam Lào, đông bắc
Campuchia và Thái Lan (Quốc lộ 19 và cảng biển quốc tế Quy Nhơn). Với
sân bay Phù Cát, việc đi lại giữa Bình Định với Thành phố Hồ Chí Minh chỉ
mất 1 giờ và với Hà Nội chỉ 2 giờ. Trong tương lai gần, cảng biển Nhơn Hội
thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội được xây dựng sẽ hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng
giao thông vận tải, tạo cho Bình Định một lợi thế vượt trội trong giao lưu khu
vực và quốc tế ( hình 1.9)
Bình Định gồm 1 thành phố tỉnh lỵ Quy Nhơn và 10 huyện, trong đó có
3 huyện miền núi. Thành phố Quy Nhơn là đô thị loại 2, diện tích 216,44
km2, dân số khoảng 260.000 người; quy hoạch đến năm 2020 là đô thị loại 1,
diện tích 334,73 km2, dân số 500.000 người, được Chính phủ xác định là đô
thị trung tâm phía nam của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, cùng với Đà
Nẵng và Huế là những trung tâm thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế
của cả khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
Địa hình tuơng đối phức tạp, mặt đất có độ dốc dần từ Tây sang Đông.
Phía Tây là dãy núi cao với độ cao trung bình 500-700m và chiếm 70% diện

tích toàn tỉnh, vùng đồng bằng duyên hải bị cắt nhỏ thành ô thung lũng bởi
các núi chạy ngang ra biển, cùng với những đồi thấp xen kẽ đã tạo nên nhiều
ao hồ tự nhiên. Vùng biển có chiều dài bờ biển 134 km, thềm lục địa nhỏ dọc
theo bờ, các đường đẳng sâu 30m –50m –100m chạy sát bờ biển, đáy biển
không bằng phẳng có độ dốc lớn.
1.2.1.2. Hệ thống sông ngòi
Hệ thống sông ngòi ở Bình Định không lớn như hệ thống đồng bằng
châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long và mang đặc điểm của hệ thống sông
miền nam Trung bộ. Độ dốc của các dòng sông cao, chiều dài sông ngắn, hàm
lượng phù sa thấp. Trên địa bàn tỉnh có 04 con sông lớn : sông Côn, sông Hà
Thanh, sông La Tinh và sông Lại Giang.
- 16 -











































Hình 1.9 – Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định
( Nguồn từ UBND tỉnh Bình Định - 2004)
- 17 -

1.2.1.3. Hồ chứa và đầm phá
Hồ chứa ở Bình Định có 02 loại hồ : hồ tự nhiên 126 hồ và hồ nhân tạo

khoảng 200 hồ. Số lượng hồ chứa tập trung nhiều ở huyện Tây Sơn (59 hồ,
tổng diện tích 3108 ha ), huyện Vĩnh Thạnh 1529 ha, huyện Hoài An (22 hồ,
tổng diện tích 457,4 ha), huyện An Nhơn 600 ha, huyện Vân Canh 33 ha…
Đầm phá là những vùng nước biển nằm sâu vào trong bờ biển, được
các doi bờ che chắn với biển và thường có cửa ăn thông với biển tạo thành
một vùng được che chắn tốt, thường là nơi giao hòa giữa hai nguồn nước ngọt
và mặn tạo nên một vùng sinh thái rất đa dạng và phong phú. Ven biển Bình
Định có 03 đầm phá là đầm Trà Ổ – Phù Mỹ diện tích 1200 ha, đầm Thị Nại –
Quy Nhơn diện tích 5060 ha, đầm Đề Gi- Phù Cát diện tích 1580 ha.

1.2.1.4. Khí tượng hải dương
Bình Định có khí hậu nhiệt đới gió mùa, tháng nóng nhất là các tháng
6,7,8 :
- Nhiệt độ không khí bình quân trong tỉnh 26,8
0
C
- Nhiệt độ không khí trung bình lớn nhất 30,8
0
C
- Nhiệt độ không khí trung bình nhỏ nhất 24,1
0
C
Độ ẩm trong giới hạn từ 70-84%. Lượng bốc hơi bình quân
1044ml/năm. Tháng 6,7,8 bốc hơi nhiều nhất: (112÷142)ml. Tháng 10,11 mùa
mưa bốc hơi ít nhất: (64÷70)ml. Hàng năm có tổng số giờ nắng 2.568 giờ.
Tháng 3 đến tháng 8 là những tháng nắng nhất: (200÷280) giờ/tháng. Tháng
10,11 là các tháng ít nắng nhất bình quân 130 giờ/tháng.
Thủy triều: 154 cm (cao nhất: 260 cm, thấp nhất: 44cm).
Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Mùa bão cũng trùng với mùa mưa.
Lượng mưa hàng năm từ 1681 mm đến 1944mm và tập trung 75% lượng mưa

vào các tháng 9 đến tháng 12. Các tháng mưa nhiều nhất là tháng 10,11 chiếm
(50÷54) % và riêng tháng 11 có thể mưa đến 600mm.
Bão cũng có thể xuất hiện trùng hợp vào các tháng 9-10-11 với tần suất
(1÷2) cơn bão trong năm. Gió mùa mùa Đông ở Bình Định đến muộn từ tháng
11 đến tháng 1 năm sau với hướng gió Bắc và Tây Bắc là chính với sức gió
vừa phải (2,7÷3,4)m/giây.
Gío mùa mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 8 với hướng gío Đông Nam và
Nam, sức gió từ (2,7 ÷ 3,5) m/giây. Xen kẽ là sự tranh chấp và sự chuyển tiếp
giữa hai loại gió trên. Khi bão đổ bộ vào đất liền tốc độ gío có thể đạt đến
- 18 -

(40÷59)m/giây. Mùa lũ chậm hơn mùa mưa 1 tháng, bắt đầu từ tháng 10 và
kết thúc vào tháng 12.
1.2.1.5. Nhân lực
Dân số hiện nay gần 1.600.000 người, trong đó lực lượng lao động
trong độ tuổi chiếm trên 50%.
Trường Đại học Quy Nhơn đào tạo đa lĩnh vực với 31 ngành khác
nhau. Được Chính phủ đồng ý chủ trương, tỉnh đang xúc tiến thành lập
Trường đại học dân lập Quang Trung với 14 ngành đào tạo.
Trường Công nhân Kỹ thuật, Trường Cao đẳng Sư phạm và các trường
trung học chuyên nghiệp và dạy nghề hàng năm đào tạo hàng ngàn cán bộ
khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề cho tỉnh và khu vực.
Cán bộ khoa học kỹ thuật trong toàn tỉnh có trình độ từ cao đẳng, đại
học trở lên gần 20.000 người, trong đó có 61 tiến sĩ và 265 thạc sĩ.
1.2.2. Các hoạt động kinh tế chính của tỉnh
1.2.2.1. Công nghiệp
Đã hình thành và phát triển các ngành sản xuất công nghiệp như: chế
biến nông lâm thủy sản, hàng tiêu dùng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, may mặc, giày dép xuất khẩu Nhiều
sản phẩm công nghiệp địa phương có chất lượng cao, được tín nhiệm trên thị

trường trong và ngoài nước: hải súc sản cấp đông, yến sào, đường, bia , hàng
song mây-mỹ nghệ, đồ mộc dân dụng, đá granite ốp lát, các sản phẩm từ titan,
cao su, may mặc, giày dép, dược phẩm
1.2.2.2. Thủy sản
Với bờ biển dài 134km và vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế rộng lớn. Bình
Định có nguồn lợi hải sản phong phú và có giá trị kinh tế cao như: cá thu, cá
ngừ đại dương, tôm, mực, yến sào, tôm hùm, cua huỳnh đế. Số lượng tàu
thuyền đánh cá gắn máy hiện có trên 6.935 chiếc, tổng công suất gần 259.698
mã lực, sản lượng khai thác cho phép trong tỉnh hàng năm 100.000 tấn hải
sản. Diện tích mặt nước lợ tự nhiên: 7.600 ha (trong đó đầm Thị Nại: 5.060
ha, đầm Đề Gi: 1.600 ha, vùng cửa sông Tam Quan: 400 ha ), hàng ngàn
héc ta đất nông nghiệp nhiễm mặn năng suất lúa bấp bênh, đất cát ven biển có
khả năng chuyển đổi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao
như tôm sú, tôm bạc, cá mú, cá hồng, cá chua, sò huyết, ngao, hàu, cua, rong
câu chỉ vàng
- 19 -

Diện tích mặt nước ngọt tự nhiên 5.176 ha, bao gồm các đầm hồ tự
nhiên, hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện, hồ nhỏ, ruộng trũng (trong đó có đầm
Châu Trúc 1.200 ha). Khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt như
rùa, ba ba, chình mun, tôm càng xanh và các lòai cá ….
Ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản của tỉnh, hiện có 6 nhà máy chế
biến đông lạnh thuỷ sản với tổng công suất 35 tấn/ngày. Giá trị xuất khẩu
hàng năm đạt trên 30 triệu USD, mục tiêu năm 2005 xuất khẩu thuỷ sản đạt
60 triệu USD.
Toàn tỉnh Bình Định hiện có 4 cảng cá: Nhơn Châu, Tam Quan, Đề Gi,
Quy Nhơn. Có 17 cơ sở có khả năng đóng mới hàng năm là 800 chiếc tàu cá
45 mã lực trở lên và sửa chữa hàng ngàn lượt chiếc. Một số cơ sở có khả năng
đóng được tàu ( 500 ÷ 700) mã lực và đã ứng dụng công nghệ bọc vỏ tàu bằng
composite.

1.2.2.3. Nông nghiệp
Toàn tỉnh hiện có diện tích đất lâm nghiệp có rừng : 196.644 ha, đất nông
nghiệp: 117.392 ha. Sản lượng lương thực cây có hạt 560.000 tấn. Bình quân
lương thực đầu người (2001): 372 kg/năm.
Có nhiều tiềm năng phát triển vật nuôi và cây trồng với các loại cây công
nghiệp có giá trị: 13.000 ha dừa, 9.000 ha mía và có khả năng phát triển lên
15000 ha; 9.000 ha điều, có thể phát triển lên 30.000 ha; 10.000 ha đậu
phụng và một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế, phục vụ cho tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu như dứa, xoài. Bình Ðịnh là tỉnh có số lượng đàn gia
súc tương đối lớn, bò 243.000 con, lợn 385.000 con, gia cầm trên 3 triệu con,
đàn gia súc đang phát triển về thể trọng và chất lượng, đảm bảo phục vụ chế
biến công nghiệp.
1.2.2.4. Du lịch
Bình Ðịnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn rất phong phú để
phát triển du lịch, từng là cố đô của Vương quốc Champa. Hiện vẫn còn lưu
giữ nhiều dấu tích văn hóa Chăm độc đáo và phong phú, đặc biệt là thành Ðồ
Bàn và hệ thống các tháp Chàm. Bình Ðịnh là nơi xuất phát và thủ phủ của
phong trào nông dân thế kỷ 18 với tên tuổi của người anh hùng Nguyễn Huệ -
Quang Trung, là quê hương và nơi nuôi dưỡng tài năng của các danh nhân
như Ðào Tấn, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan…
Với bờ biển dài với nhiều vũng, vịnh, bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh
như: bán đảo Phương Mai, bãi tắm Hoàng Hậu, Tam Quan, Ðảo Yến, Quy
Hòa, Bãi Dài… Hiện nay Bình Ðịnh đang tập trung cho lĩnh vực du lịch,
trong đó chú trọng đến cơ sở hạ tầng du lịch.
- 20 -

1.2.2.5- Lâm nghiệp và khóang sản
Có 143.300 ha rừng tự nhiên với gỗ khoảng l0 triệu m
3
, 54.600 ha rừng

trồng. Ðất có khả năng lâm nghiệp khoảng 220.000 ha, có thể phát triển thành
vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và giấy. Tài nguyên dưới
tán rừng và hệ động thực vật rừng phong phú .
Khóang sản tương đối đa dạng. Nhất là đá granite có trữ lượng khoảng 500
triệu m
3
, với nhiều màu sắc đỏ, đen, vàng Sa khoáng ilmenite ở Phù Cát, cát
trắng ở Hoài Nhơn. Nhiều điểm nước khoáng được đánh giá có chất lượng
cao đã và đang được đưa vào khai thác sản xuất nước giải khát, chữa bệnh.
Riêng điểm nước khoáng nóng Hội Vân có thể xây dựng nhà máy điện địa
nhiệt. Ngoài ra còn có các điểm quặng vàng ở Hoài An, Vĩnh Thạnh, Tây
Sơn.
1.2.3. Nhận xét và đánh giá
Bình Định là một tỉnh ven biển miền Trung, các điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế tại địa phương, trong những năm gần đây
tốc độ phát triển nhanh, luôn giữ vững nhịp độ tăng trưởng khá, tổng sản
phẩm địa phương (GDP) tăng bình quân hàng năm 10,6%.
Nền nông nghiệp phát triển khá tòan diện, đang chuyển đổi dần sang
sản xuất hàng hóa, cơ cấu cây trồng vật nuôi được chuyển đổi hợp lý và ngày
càng gắn với công nghiệp chế biến xuất khẩu.
Ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất công
nghiệp tăng bình quân hàng năm 21%, đã hình thành và phát triển một số
ngành công nghiệp phù hợp với lợi thế của tỉnh và nhu cầu thị trường.
Lĩnh vực thương mại – dịch vụ cũng phát triển đa dạng. Kim ngạch
xuất khẩu tăng bình quân 37%/năm, cơ cấu hàng xuất khẩu của tỉnh tập trung
vào các nhóm hàng có nhiều lợi thế, đang có nhu cầu trên thị trường thế giới
như: thủy sản, lâm đặc sản, hàng may mặc, giày da, thủ công mỹ nghệ,
khóang sản…
Cơ sở hạ tầng được phát triển mạnh mẽ rộng khắp, tòan diện: các công
trình điện, đường, trường, các khu du lịch, cảng cá và các khu công nghiệp

quy mô vừa và nhỏ được xây dựng mới và hòan chỉnh vừa phục vụ đáp ứng
đời sống của nhân dân, đảm bảo cho việc phát triển kinh tế các ngành, thu hút
đầu tư trong nước và nước ngòai.
Thủy sản được xác định là một ngành kinh tế giữ vai trò quan trọng
trong phát triển của Bình Định, trong những năm qua ngành thủy sản đã phát
- 21 -

huy tốt thế mạnh của biển, tiềm năng đất đai, mặt nước, nguồn lực lao động
phát triển ngành thủy sản một cách có hiệu quả và bền vững theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đã đầu tư tập trung xây dựng 03 cảng cá, các bến
cá, các khu chế biến, khu hậu cần dịch vụ nghề cá và các khu tránh bão của
tàu thuyền.
Nhìn chung nền kinh tế chủ chốt của tỉnh vẫn là các ngành : nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp đang trên đà phát triển nhưng
vẫn phát triển ở quy mô nhỏ chưa tương xứng với những tiềm năng hiện có.
Là một tỉnh thường xuyên phải gánh chịu những thiệt hại của bão tố, lũ lụt
hàng năm gây thiệt hại cho người và tài sản, ảnh hưởng nhiều cho việc phát
triển các ngành nông nghiệp và thủy sản. Việc khai thác các nguồn tài nguyên
khóang sản, nguồn lợi thủy sản chỉ tập trung vào hiệu quả kinh tế, ít chú trọng
đến việc sử dụng hợp lý và tính bền vững đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến
sự suy giảm và môi trường sinh thái của tỉnh.
Bảng 1.1- Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2004 và mục tiêu năm 2010:
TT Chỉ tiêu Năm 2004 Mục tiêu 2010
1 Tăng trưởng GDP 10,6% 11,5%
Nông, lâm, ngư nghiệp 5,6% 5,9%
Công nghiệp 19,2% 20,1%
Dịch vụ 10,3% 12,5%
Bình quân GDP đầu người/năm 327 USD 810 USD
2 Cơ cấu kinh tế
Nông, lâm, ngư nghiệp 30,1% 39,7%

Công nghiệp - xây dựng 26,2% 34,1%
Dịch vụ 34,1% 35,8%
3 Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp
Sản lượng lương thực có hạt 596.000 tấn 620.000 tấn
Bình quân lương thực đầu người năm 385 kg 390 kg
Độ tàn che của rừng 37,3 % 43%
Sản lượng thuỷ hải sản 98.200 tấn 100.000 tấn
Diện tích nuôi tôm 2.500 ha 6.000 ha
4 Hàng hoá thông qua cảng Quy Nhơn 2,5 triệu tấn 4 triệu tấn
5 Tổng kim ngạch xuất khẩu
194 triệu
USD
360 triệu USD
6 Mật độ điện thoại trên 100 dân 5,54 máy 12 - 15 máy
( Nguồn từ Văn phòng UBND tỉnh Bình Định – năm 2004 )
- 22 -

Để đạt được những mục tiêu về phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh đến
năm 2010 ( bảng 1.1 ), tỉnh Bình Định cần tiếp tục phát huy nội lực và tranh
thủ các nguồn lực từ bên ngòai, phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến
khích thu hút nhân tài, vận dụng linh họat các chính sách thu hút đầu tư. Nâng
cao năng lực sử dụng công nghệ tiên tiến và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật; sử
dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên khóang sản trên cơ sở đảm bảo lợi
ích và hiệu quả lâu dài; thực hiện mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính, cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh; phát triển và nâng cao chất lượng giáo
dục đào tạo, văn hóa, y tế; giải quyết tốt hơn các vấn đề bức xúc và việc làm,
xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân.
1.3. TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC HẢI SẢN TẠI BÌNH ĐỊNH
1.3.1. Nguồn lợi hải sản
Theo tài liệu [24] vùng biển Bình Định đã phát hiện trên 500 loại cá,

trong đó có 38 loài cá có giá trị kinh tế.
Cá nổi : Tỉ lệ cá nổi chiếm 65%. Trữ lượng khoảng 38.000 tấn, khả
năng khai thác là 21.000 tấn, thường gặp các loài cá nổi : cá thu, cá ngừ, cá
nục.
Mùa vụ thích hợp nhất khai thác cá nổi ở Bình Định là vào tháng 3 đến
tháng 5, tháng 6. Các loại đối tượng thường gặp như sau :
- Cá thu : tháng (3÷5) ngư trường từ Quy Nhơn đến Đức Phổ (Quảng
Ngãi )
- Cá ngừ chù, ồ : tháng 3 đến tháng 5
- Cá nục : tháng (4÷6) ở phía Nam Bình Định từ Phù Cát đến Quy
Nhơn, phía Bắc tỉnh từ Phù Mỹ trở ra.
- Cá trích : tháng (6÷8) vùng biển Quy Nhơn
- Cá cơm : sản lượng cao từ tháng 3 đến tháng 5, ngư trường từ Phù Cát
đến Quy Nhơn.
- Cá chuồn : tháng 2 đến tháng 3 cá chuồn khơi. Tháng 4 đến tháng 6
cá chuồn lộng.
- Cá ngừ đại dương : vụ chính từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm
sau, vụ phụ từ tháng 4 đến tháng 8, ngư trường từ vùng khơi Bình Định đến
vùng khơi Đà Nẵng.

Cá đáy : Tỉ lệ cá đáy chiếm 35%. Trữ lượng khoảng 22.000 tấn, khả
năng khai thác 11.000 tấn. Các loài cá có giá trị là cá hồng, trác, phèn, mối
Ngư trường khai thác cá đáy nằm ở phía Đông Nam và Đông Bắc Quy
Nhơn, mùa vụ khai thác cá đáy từ tháng 8 đến tháng 11, trùng với mùa gío
mùa Đông Bắc – mùa mưa – mùa bão tại Bình Định
- 23 -

Tôm biển : Tôm có 20 loài, 8 giống, 6 họ có trữ lượng (1000 ÷ 1500)
Tấn. Khả năng khai thác (500 ÷ 600) Tấn/năm.
Mực : Trữ lượng Mực khoảng (1500÷2000) tấn, khả năng khai thác

(800 ÷1000) Tấn/năm.
Nhóm cá vùng nước nông thềm lục địa có kích thước nhỏ, tuổi thọ
thấp.
Nhóm cá đại dương ở tầng sâu có kích thước lớn, hình thành từng tập
đoàn di chuyển theo mùa vụ từ khơi lộng với nhiều loài cá có giá trị kinh tế
cao như: thu, ngừ , nhám, chuồn……
Các bãi cá :
- Bãi cá thu, cá ngừ từ Đề Gi ( Bình Định ) đến Sông Cầu ( Phú Yên )
khả năng đánh bắt (2000 ÷3000) Tấn/năm
- Bãi cá chuồn từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa xuất hiện từ tháng 2 đến
tháng 5 khả năng khai thác (28.000 ÷ 30.000) Tấn/năm.
- Bãi cá nổi di chuyển từ làn nước sâu 60m vào bờ trữ lượng (8.000
÷10.000) Tấn/năm.
- Bãi cá đáy từ Sa Huỳnh đến Nha Trang ở vùng nước có độ sâu từ (60
÷150)m, khả năng khai thác (12.000 ÷ 15.000) Tấn/năm
1.3.2. Tàu thuyền và năng lực đánh bắt
1.3.2.1. Cơ cấu tàu thuyền
Theo kết quả điều tra tàu thuyền năm 2004, tòan tỉnh Bình Định có
6.935 chiếc, tổng công suất 259.698 mã lực họat động với các nghề chính :
vây, câu, rê và lưới kéo, họat động chủ yếu là ở vùng xa bờ và các ngư trường
của cả nước.
Theo tài liệu [1], số tàu đóng mới trong 05 năm ( 1998 -2003 ) tăng lên
là 894 tàu được phân bố theo các huyện Hoài Nhơn: 413 tàu; Phù Cát :201
tàu; Phù Mỹ :109 tàu, Quy Nhơn: 171 tàu. Huyện Hòai Nhơn là huyện có số
tàu đóng mới nhiều nhất chiếm 49,19% số tàu đóng mới trong tòan tỉnh (hình
1.10). Cùng với việc gia tăng số lượng tàu thuyền là sự phát triển của các dịch
vụ hậu cần nghề cá như : các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, cơ sở
mua bán sửa chữa máy thủy, cơ sở ngư lưới cụ v v Nổi bật lên trong các
ngành dịch vụ hậu cần là đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, tòan tỉnh có 15 cơ
sở đóng tàu cá vỏ gỗ, phân bố ở các huyện thành phố như sau : Thành phố

Quy Nhơn 03 ; huyện Hoài Nhơn 06; huyện Phù Cát 04; huyện Phù Mỹ :02.

Tàu thuyền đóng mới loại có công suất từ 50 mã lực trở lên ngày càng
chiếm với tỷ trọng lớn 85% , số tàu thuyền đánh bắt ở các vùng biển xa bờ
- 24 -

trong toàn quốc ngày càng tăng, chiếm trên 60% trên tổng số tàu thuyền gắn
máy trong toàn tỉnh[7].












Số lượng tàu thuyền tập trung lớn là ở huyện Hòai Nhơn (2131 tàu) và
thành phố Quy Nhơn (2370 tàu) [25].
Bảng 1.2- Phân bố tàu thuyền ở các huyện, thành phố trong tỉnh Bình Định

Stt

Tên Huyện
(thành phố)
Số tàu
(chiếc)

Công suất
(mã lực)
Số lao động
(Người)
01 Huyện Hoài Nhơn 2131 101126 13376
02 Huyện Phù Cát 1179 42653 7153
03 Huyện Phù Mỹ 842 40241 6426
04 TP. Quy Nhơn 2370 69784 8742
05 Huyện Tuy Phước 410 5684 840
06 Huyện An Lão 2 130 12
07 Gia Lai (tỉnh lân cận) 1 80 6
Tổng cộng

6.935 259.698 36.555

Nguồn : Chi cục BVNL Thủy sản Bình Định năm 2004
Hình 1.10 – Phân bố tàu đóng mới ở các huyện(TP)
trong tỉnh Bình Định
Số tàu đóng mới (1998-2003)
0
100
200
300
400
500
Hòai
Nhơn
Phù Cát Phù Mỹ Quy
Nhơn
Số tàu

- 25 -

1.3.2.2. Cơ cấu nghề khai thác
Cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản theo bảng 3.7, hiện tại tập trung
vào 05 họ nghề chính sau, tài liệu [25] :
- Nghề câu : 3.090 chiếc chiếm 44,56 % gồm các nghề chính là câu
mực, câu mập, câu cá ngừ đại dương.
- Nghề lưới vây : 1.246 chiếc chiếm 17,97 % gồm 02 nghề chính là vây
rút chì thưa (vây ngày) và vây ánh sáng.
- Nghề lưới kéo : 741 chiếc chiếm 10,68 % gồm 02 nghề chính là lưới
kéo cá và lưới kéo tôm.
- Nghề lưới rê : 108 chiếc chiếm 1,56 % gồm các nghề chính là rê thu
ngừ, rê chuồn và rê cước.
- Nghề khác : 1750 chiếc chiếm 25,23 % gồm chủ yếu các nghề mành,
vó và nghề cố định.

Bảng 1.3- Phân bố tàu thuyền theo công súât và nghề chính

Phân theo nghề chính Stt

Phân lọai theo
công suất
( mã lực)
Số tàu

(chiếc)

Kéo Vây Rê Câu Khác
01 Công suất <20 1679 52 209 26 220 1172
02

Công suất ( 20 ÷<50 )

3544 460 555 54 1903 572
03
Công suất(50 ÷<90)
1454 217 366 26 841 4
04
Công suất(90÷<250)
254 9 116 1 126 2
05
Công suất(250÷<400)
4 3 0 1 0 0
06 Công suất >400 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng

6.935 741 1246 108 3090 1750
Nguồn : Chi cục BVNL Thủy sản Bình Định năm 2004

1.3.2.3. Sản lượng khai thác
Sản lượng hải sản khai thác hàng năm cũng ngày càng tăng : từ 31.000
tấn năm 1990 tăng lên 58.500 tấn năm 1995; 75.500 tấn năm 2000 và 96.000
tấn năm 2004.


×