ĐẶT VẤN ĐỀ
Công tác chăm sóc bà mẹ trẻ em - kế hoạch hoá gia đình luôn được Đảng và
Nhà nước quan tâm, coi đó là nhiệm vụ quan trọng của chiến lược phát triển
đất nước. Bước vào những năm đầu tiên của thế kỷ 21, Thủ tướng Chính phủ
đã phê duyệt Chiến lược dân số Việt Nam 2001-2010 và Chiến lược quốc gia
về chăm sóc sức khỏe sinh sản 2001-2010 [47], [48], [49].
Sau Hội nghị Cairo, Quỹ Dân số Liên hiệp quốc đưa ra bản kế họach hành
động về sức khỏe sinh sản với 6 nội dung chính có liên quan mật thiết với
nhau: tình dục; kế họach hóa gia đình; sức khỏe phụ nữ và làm mẹ an toàn;
nhiễm khuẩn đường sinh sản và bệnh lây truyền qua đường tình dục; phá thai;
vô sinh [17], [25]. Nhưng mỗi quốc gia, mỗi khu vực lại có những vấn đề ưu
tiên riêng. Vì vậy, sức khỏe sinh sản ở Việt Nam được chi tiết hóa thành 10
nội dung và Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản là một trong
10 nội dung như vậy.
Nam Giang là một huyện miền núi, hệ thống chăm sóc y tế còn có một
khoảng cách khá xa so với tình hình chung của cả nước, nguyên nhân khó
khăn về tình trạng giao thông, thói quen, phong tục tập quán, sự hạn chế về
hiểu biết, hoạt động chưa hiệu quả của dịch vụ y tế đó là những vấn đề phải
giải quyết rất kiên trì và lâu dài. Trong nhiều năm qua, mặc dù vẫn còn khó
khăn do đặc thù của một huyện miền núi, 2 ngành Dân số và Y tế cũng đã cố
gắng triển khai đầy đủ 2 lần chiến dịch Tăng cường tuyên truyền vận động
lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình về vùng
đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn trong một năm, trong
chiến dịch này thì gói dịch vụ Phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục luôn
được quan tâm hàng đầu trong việc triển khai thực hiện với nguồn kinh phí
thoả đáng, tuy nhiên thực tế vẫn chưa thấy hiệu quả là bao, tỷ lệ phụ nữ có
1
chồng trong độ tuổi sinh đẻ đi khám phụ khoa hàng ngày tại các cơ sở y tế
công lập và dân lập vẫn cao đáng kể. Hiểu biết về mối liên quan giữa các yếu
tố văn hóa, xã hội tới việc các thói quen trong sinh hoạt cũng như các hành vi
liên quan đến vệ sinh cá nhân ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ sẽ giúp những người
làm công tác y tế cộng đồng đưa ra được những biện pháp thiết thực và thích
hợp nhằm nâng cao việc phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục
dưới nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và các biến chứng nguy hiểm ở phụ nữ
có chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “NGHIÊN
CỨU TÌNH HÌNH VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI VÀ CÁC
YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ CÓ CHỒNG TẠI HUYỆN NAM
GIANG, TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2007” Mục tiêu của đề tài nhằm:
1/Xác định tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng
trong độ tuổi sinh đẻ tại huyện Nam Giang,
2/ Tìm hiểu một số yếu tố văn hoá, xã hội, thói quen sinh hoạt có thể
liên quan đến sự viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trên.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÍ CỦA ĐƯỜNG SINH DỤC
DƯỚI
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu
Âm hộ được cấu tạo một phần là da (ở phần ngoài của âm hộ) và một
phần là niêm mạc. Ngoài các bệnh lý của da, còn có bệnh lý của các tuyến và
viêm mạc âm hộ mà nổi bật nhất là các bệnh lý có liên quan đến giao hợp.
Âm đạo là ống cơ mạc rất đàn hồi đi từ tiền đình đến tử cung. Mặt trong
âm đạo có các gờ và cột dọc âm đạo, niêm mạc âm đạo không có tuyến, biểu
2
mô âm đạo lát tầng không sừng hoá. Dưới niêm mạc có nhiều mạch máu và
hệ thần kinh.
Âm đạo là phần tiếp xúc trực tiếp trong lúc giao hợp, là phần cuối của
ống sinh sản, và là ống dẫn kinh nguyệt từ buồng tử cung ra ngoài. Do đó
bệnh lý ở âm đạo có liên quan đến các thay đổi môi trường của âm đạo, liên
quan đến các bệnh lây lan qua đường giao hợp và các chấn thương do sinh đẻ.
Cổ tử cung là phần hẹp và dưới hết của tử cung, cổ tử cung có hình chóp
cụt gồm hai phần: phần ngoài âm đạo và phần trong âm đạo [2].
Biểu mô tuyến ở mặt trong tử cung giống cấu trúc và bệnh lý niêm mạc
tử cung. Đặc biệt phần trong của cổ tử cung là chỗ ẩn náu của vi khuẩn lậu và
cũng là điểm xuất phát của phần lớn các trường hợp viêm đường sinh dục trên
1.1.2. Sinh lý âm đạo
Khí hư: là chất dịch không màu chảy ra từ cơ quan sinh dục bao gồm
trong cổ tử cung, mặt ngoài cổ tử cung, âm đạo và tiền đình. Ở người bình
thường có một lượng nhỏ khí hư gọi là chất nhày sinh lý, nguồn gốc từ các
tuyến Bartholin của âm hộ, từ âm đạo chủ yếu là biểu mô bị bong ra và một
lượng dịch thấm của âm đạo tiết ra từ các tổ chức và các mạch máu âm đạo
người trưởng thành, từ cổ tử cung do các tuyến và nút nhầy cổ tử cung vào
những ngày phóng noãn, chất nhầy trắng, trong, dai có thể kéo thành sợi,
không mùi.
Các vi trùng thường trú ở âm đạo chủ yếu là ái khí, trung bình có
khoảng 6 chủng khác nhau, phổ biến là Lactobacilli sản xuất Hydrogen
peroxide, các vi khuẩn của âm đạo đươc xác định bởi các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng sống còn của vi trùng. Một trong các yếu tố đó là pH âm đạo
bình thường dưới 4,5; ở điều kiện nầy sản xuất acid Lactic được duy trì.
Dưới tác dụng của Estrogen các tế bào biểu mô âm đạo rất giàu Glycogen và
3
chúng sẽ phân huỷ Glycogen thành Monosaccharide, sau đó Lactobacilli
chuyển Monosaccharide thành acid Lactic. Thành phần chất tiết âm đạo
bình thường gồm:
- Tế bào biểu mô nhiều hoặc ít
- Vài bạch cầu
- Vài tế bào Clue cells
Trong âm đạo có một quần thể vi khuẩn thường trú như là
Streptocoques, Staphylococous, Lactobaccilli có khi cả nấm [1].
Mọi dịch tiết sinh lý không bao giờ gây triệu chứng cơ năng như: kích
thích, ngứa, đau khi giao hợp hay bị tổn thương đường sinh dục. Chỉ khi dịch
sinh lý có sự thay đổi về tỷ lệ và số lượng vi khuẩn hoặc có sự hiện diện của
các nguyên nhân sinh bệnh thì gọi là khí hư bệnh lý.
Âm hộ và tiền đình là những nơi thường gặp mọi chứng hoại thư ở da.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn vi khuẩn là dùng thuốc thụt
rửa âm đạo không đúng cách, sử dụng kháng sinh toàn thân hay tại chỗ và
một số bệnh lý mãn tính gây suy nhược cơ thể.
Âm đạo là một xoang tự nhiên, nóng, ẩm và dễ nhiễm trùng. Lây nhiễm
thường gặp về mặt vi khuẩn do các chủng ở âm hộ, tiền đình, quy đầu, ngón
tay và miệng khi giao hợp. Đó là một xoang chiụ các biến đổi có chu kỳ về
tiết dịch, tróc mảnh và độ acid, từ đó gây ra các biến đổi về chất và lượng của
vi khuẩn hoại sinh.
Chất nhầy cổ tử cung có vai trò kháng khuẩn, cổ và dịch nhầy cổ tử cung
tạo ra một hàng rào chống khuẩn ít nhất gồm 4 chất gồm là Lactoferin, Ezym
Peroxydase, Lysozym Mutamidase, các IgA.
Tóm lại ở những điều kiện bình thường, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung là
nơi thường trú nhiều yếu tố gây nhiễm khác nhau, nhưng các rối loạn chỉ cần
điều trị khi cơ chế bảo vệ bình thường bị suy giảm. Các cơ chế đó chính là:
4
Môi trường pH ở âm đạo, các lớp biểu mô lác dày ở âm đạo, sự khép kín của
âm đạo và các chất tiết từ các tuyến [6], [8].
1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM NHIỄM
ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI DO CÁC TÁC NHÂN THÔNG
THƯỜNG
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ hay gặp nhất trong lứa tuổi
sinh đẻ, có nhiều mầm bệnh gây nên các viêm nhiễm này đó là nấm, trùng roi,
vi khuẩn. Đối với mỗi loại mầm bệnh biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng có
thể khác nhau.
Theo Dương Thị Cương, các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới về
lâm sàng thường biểu hiện bằng một hội chứng gồm ba triệu chứng chính: Ra
khí hư, ra máu bất thường và đau bụng. Trong đó ra khí hư là triệu chứng phổ
biến nhất. Tính chất và màu sắc khí hư thay đổi tuỳ thuộc vào từng loại mầm
bệnh khác nhau. Có ba loại khí hư thường gặp từ các nguyên nhân khác nhau:
-Khí hư trong: Là khí hư trắng, trong, lỏng. Xét nghiệm không thấy vi
khuẩn gây bệnh và bạch cầu đa nhân, chỉ thấy Dolerlein và tế bào âm đạo
bong, tạo nên do sự tăng tiết của các tuyến của viêm mạc tử cung và của ống
cổ tử cung. Thường do một tổn thương nhẹ như: u xơ cổ tử cung, Polype cổ
tử cung, lộ tuyến cổ tử cung gây ra.
-Khí hư đặc, trắng: Là khí hư đặc như bột, màu trắng, thường đọng trong
các túi cùng, xét nghiệm thường thấy có mấm Candida.
-Khí hư xanh vàng, bọt: Là khí hư đục loãng, có màu xanh vàng, thường
có bọt, mùi hôi, phủ khắp cổ tử cung và đọng trong các túi cùng âm đạo, xét
nghiệm thấy ký sinh trùng roi có lẫn tạp trùng gây bệnh.
Ngoài ba loại khí hư trên, có thể gặp một số khí hư ít phổ biến hơn như:
Khí hư giống như mủ, xét nghiệm thường thấy các loại vi khuẩn gây bệnh
hiếu khí, kỵ khí.
5
-Khí hư trắng, xám, đặt tính giống như nước hồ loãng: Là khí hư đặc
thù cho viêm âm đạo do bacteria vaginosis. Xét nghiệm tìm thấy những trực
khuẩn Gram âm nhỏ họ Haemophilus có tên là Gardnerella.
-Khí hư lẫn máu: Thường có ở các tổn thương như loét trợt thành âm
đạo, cổ tử cung, polype cổ tử cung, ung thư cổ tử cung âm đạo [3].
1.3. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA MỘT SỐ VI SINH VẬT VÀ KÍ
SINH THƯỜNG GÂY BỆNH ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI Ở PHỤ
NỮ
1.3.1. Nhắc lại đặc điểm vi khuẩn học ở môi trường âm đạo
Tạp khuẩn âm đạo gồm có hàng trăm chủng phần lớn thuộc các nhóm
vi khuẩn. Sự cân bằng giữa các chủng với nhau rất mỏng manh và được duy
trì bằng độ acid ở âm đạo.
-Trực khuẩn Doderlein (lacto bacillus acidophilus): Đây là chủng nổi
trội nhất và chiếm tới 50 – 70% tạp khuẩn. Có khoảng 7 type lactobacilles
khác nhau có thể được tìm thấy ở âm đạo người phụ nữ khoẻ mạnh.
Lactobacilles là vi khuẩn gram (+) và vi sinh acid lactic pH (3,8- 4,8), chủng
có chiều dài khác nhau và có chức năng bảo vệ âm đạo. Về cơ bản chỉ có
lactobacilles có thể sống trong môi trường pH này, vì vậy nó ngăn cản những
vi khuẩn gây bệnh khác phát triển.
-Các chủng hoại sinh (hoặc cộng tồn): Các chủng này bao gồm toàn bộ
các chủng đi kèm trực khuẩn Doderlein thuộc tạp khuẩn bình thường của âm
đạo và chiếm từ 28 – 50% tạp khuẩn đó. Chúng có nguồn gốc từ da và đường
tiêu hoá. Trừ các cytomegalovirus, chúng đều là trực khuẩn mà phần lớn khả
năng gây bệnh khi có hoàn cảnh thuận lợi (thay đổi điều kiện tại chỗ:
oestrogen, giao hợp nhiều ) [1], [2].
Các mầm bệnh thông thường trong sản phụ khoa:
6
+Các chủng không có tiềm năng gây bệnh (Apathogenic): lactobacilli.
+Các vi khuẩn cơ hội (Facultative pathogens): Gardnerella vaginalis,
Enterrococci Streptococci B, Oroteus sp, Staphylococcus epidermidis,
Klebsiella pneumoniaem, Bacteroides sp, Peptococci Veilonella, Mobiluncus,
Mycoplasma, Pseudomonas, Candida sp.
+Các chủng có tiềm năng gây bệnh mạnh: Neiseria Gonorrhoeae,
Chlamydia trachomatis, staphylococcus aureus, Streptococci A.
Vi khuẩn cơ hội thỉnh thoảng mới gây bệnh và cần điều trị trong khi các
vi khuẩn sinh bệnh lại gây ra tổn thương và do đó cần điều trị kháng sinh đầy
đủ. Đặc điểm của các chủng vi khuẩn cơ hội là chúng chỉ gây bệnh khi hiện
diện với số lượng cao hoặc khi có đường vào [7].
1.3.2. Nấm (Candida Spp)
Những báo cáo đầu tiên về sự phối hợp các triệu chứng lâm sàng giữa
nấm và khí hư âm đạo dưới bởi Dr J Stuart Wikinson vào năm 1849. Bệnh
Candida kinh điển được mô tả lần đầu tiên vào năm 1909 do Forbes. Nhưng
những nghiên cứu về lâm sàng cũng như giải phẫu bệnh bởi Joluis và
Lecoulant và xếp vào loại nấm Candida vào năm 1939.
Candida spp là loại nấm hoại sinh ở da và viêm mạc thuộc họ nấm men,
hình tròn hay hình xoan, có chồi nhỏ gọi là thể Yeast, kích thước 2-4µm (soi
tươi). Nhộm Gram có thể thấy cả sợi nấm là một đoạn thẳng đầu cuốn tròn,
kích thước từ 3-5µm (thể Hyphae), sinh sản bằng nảy chồi.
Candida có gần 80 loài nhưng chỉ có một số loài có khả năng gây bệnh
như: Candida alibicans (chiếm 80% các trường hợp), một số loài Candida
khác như Candida tropicalis, Candida pseudo, Candida prapsilosis, vai trò gây
bệnh chưa rõ ràng (5% - 10%).
Candida có mặt bình thường ở da và niêm mạc.
7
Các điều kiện thuận lợi cho Candida gây bệnh: phụ nữ có thai, bệnh tiểu
đường, béo phì, suy dinh dưỡng, nghề nghiệp (ẩm ướt), sử dụng viên tránh
thai, kháng sinh phổ rộng, dùng Corticoid liều cao và các loại ức chế miễn
dịch. Ngoài các yếu tố thuận lợi đã nêu trên, bệnh còn hay gặp ở những người
vệ sinh không đúng cách (thụt rửa âm đạo thường xuyên làm xáo trộn môi
trường hoá học và vi sinh trong âm đạo), mặc quần bó chặt.
Các triệu chứng của viêm âm hộ, âm đạo do nấm gồm ngứa âm hộ kèm
huyết trắng thường mảng đục như sữa.
Huyết trắng có thể loãng hay đặc, các triệu chứng có thể có như đau âm
đạo, giao hợp đau, nóng rát âm hộ và kích thích, ngứa. Có thể tiểu rát khi
nước tiểu tiếp xúc với âm hộ bị viêm và biểu mô tiền đình. Khám có thể phát
hiện đỏ và phù nề của vùng da âm hộ, môi lớn và môi bé. Có thể xuất hiện tổn
thương như mủ vùng ngoại biên của các vùng viêm đỏ. Âm đạo có thể có các
vùng viêm đỏ dính với huyết trắng đục, cổ tử cung bình thường [24], [25].
1. 3. 3. Trùng roi đường âm đạo (Trichomonas vaginalis)
Được tìm ra bởi Donne năm 1936, và bệnh viêm âm đạo do trùng roi
được mô tả lần đầu tiên bởi Hoen năm 1916.
-Dạng thực vật: Trichomona vaginalis thuộc lớp trùng roi được lấy tên
từ hai đơn bào khác có hình thái gần giống nó là trichodes và Monas (theo
Thorburn 1974). Trùng roi là nguyên sinh vật đơn bào, kỵ khí, cử động bằng
một hoặc nhiều roi xuất phát từ những hạt gốc roi ở trong thân, roi có thể tự
do đi ra ngoài hoặc dính vào cơ thể. Trichomonas có hình dạng không đồng
nhất, khi có hình tròn lúc đó có chiều dài từ 10-25µm, chiều ngang 7-15µm,
có từ 3-5 roi. Nhân hình bầu dục lệch một bên, nhỏ và có nhiều hạt, có thể ưa
acid nằm trong bào tương xanh xám nhạt. Mầm bệnh sinh sôi nẩy nở bằng
cách phân đôi và được nuôi bằng hiện tượng thẩm thấu và thực bào.
8
-Dạng nang: nhỏ, ít cử động, khó phát hiện, dễ lẫn với bạch cầu và
lympho bào.
Có thể nuôi cấy Trichomonas vaginalis trong một loại môi trường đặc
hoặc lỏng, phát triển tốt trong môi trường yếm khí với pH tối ưu từ 5,5- 6 và
nhiệt độ tối ưu là 37
0
C. Đơn bào có thể tồn tại nơi ẩm ướt trong một vài giờ.
Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis thường có huyết trắng, mủ, mùi
hôi, lượng rất nhiều và có thể kèm ngứa âm hộ.
Chất tiết âm đạo có thể chảy rỉ rã từ âm đạo.
Ở những bệnh nhân có mật độ trùng roi cao, có thể thấy hình ảnh chấm,
mảng viêm đỏ ở âm đạo và cổ tử cung (hình ảnh trái dâu tây) [8], [14].
1. 3. 4. Gardnerella
Gardnerella là vi sinh vật có những chân bơi bắt màu Gram thay đổi
hoặc Gram (-) với thành tế bào sáng không di động và không có bào tử, ái
khí, đôi khi yếm khí, tiêu thụ nhiều loại Carbon hydrate khác nhau với chủ
yếu là sản xuất acid acetic.
Vi sinh vật này được mô tả bởi Leopold vào năm 1953 sau đó Gardner
và Pukes (1955) xếp nó vào nhóm haemophils như h.vaginalis. Vào năm 1963
Zinnemann và Tiener đã xem nó như một vi sinh vật Gram (+) và cho rằng nó
nằm trong nhóm Coryebartẻiumnhư C vaginalis nhưng thành phần mang tế
bào của nó và hợp chất G + C trong AND khác biệt so với các chủng khác
trong nhóm Crynebacterium. Đến năm 1980 Greenwood và Pickett đã đề nghị
xếp nó vào vào một nhóm mới gọi là nhóm Gardnerella trên cơ sở cấu tạo
vách tế bào cũng như hình dáng qua kính hiển vi điện tử và kết quả của phản
ứng DNA. Đề xướng này đã được ủng hộ bởi những nghiên cứu về
Taxonomiccuar Piot và Candida (1980) và đến nay duy nhất một chủng
9
Gardnerella vaginalis đã được mô tả là những trực khuẩn Gram nhỏ, kích
thước 0,5µ, dài từ 1,5- 2,5µm X 0,5µm, nhộm Gram thay đổi từ Gram (-)
sang Gram (+), vi khuẩn không di động, không tạo vỏ, nuôi cấy với kỵ khí đòi
dinh dưỡng cao, tan máu trên môi trường thạch máu; thuộc họ Haemophilus.
Gardnerela vaginalis bình thường có trong âm đạo, có thể phủ trên bề mặt
hoặc bám xung quanh tế bào biểu mô âm đạo bị bong ra .
Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa viêm âm đạo do vi
trùng và các di chứng rõ rệt. Phụ nữ bị viêm âm đạo vi trùng có nguy cơ gia
tăng bị các bệnh lý viêm trùng chậu, các nhiễm trùng mõm cắt sâu mổ cắt tử
cung và bất thường tế bào cổ tử cung. Phụ nữ có thai bị viêm âm đạo vi trùng
có nguy cơ cao ối vỡ sớm, chuyển dạ và sanh non, nhiễm trùng ối và viêm nội
mạc tử cung sau mổ lấy thai [7], [23].
1. 3. 5. Lậu cầu (Neisseria gonorrhoea)
Lậu cầu do Neisseria phân lập đầu tiên năm 1879 trong mủ người bị lậu.
Lậu cầu thuộc họ Neisserialaf song cầu khẩn gram (-) hình hạt cà phê. Trong
bệnh phẩm soi trực tiếp lậu cầu có thể nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân
trung tính. Lậu cầu không di động, không có vỏ, có men oxydaza, lên men
đường glucose, không lên men đường Lactose, mantase, saccarose.
Vi khuẩn lậu xâm nhập qua âm hộ trú ẩn trong niệu đạo, các tuyến
skène, tuyến Bartholin, gây viêm nhiễm tại các cơ quan này có thể tiến triển
thành áp xe [3], [7].
10
Chæång 2
ÂÄÚI TÆÅÜNG VAÌ PHÆÅNG PHAÏP NGHIÃN CÆÏU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
Phụ nữ các dân tộc trong độ tuổi sanh đẻ có chồng tại huyện Nam Giang,
tỉnh Quảng Nam. Gồm tất cả 112 đối tượng tham gia nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 5/2007 đến tháng 10/2007.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang trên mẫu đại diện.
2.2.2. Cách chọn mẫu
2.2.2.1. Quy trình chọn mẫu
Quy trình chọn mẫu được sử dụng theo phương pháp chọn mẫu chùm 2
giai đoạn
-Giai đoạn 1: Chọn cụm (xã): chia huyện Nam Giang làm 2 vùng (vùng
thấp có độ cao trung bình 400m so với mực nước biển, vùng này có 3 xã,
vùng cao có độ cao trung bình 900m so với mực nước biển, vùng này có 6
xã). Vùng thấp chọn ngẫu nhiên 2 xã, vùng cao chọn ngẫu nhiên 2 xã. Các xã
được chọn ngẫu nhiên là: Ladee, Chàval, Tabhing và thị trấn Thạnh Mỹ.
- Giai đoạn 2: Khung mẫu là tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có
chồng tại các xã được chọn ở giai đoạn 1, sau đó chọn ngẫu nhiên số phụ nữ
cần thiết vào mẫu.
2.2.2.2. Cở mẫu được tính theo công thức
2
2
2/
)1(
d
ppz
n
−×
=
α
11
Trong đó:
+n: là cở mẫu nghiên cứu
+p: là tần xuất ước đoán lưu hành bệnh trong cộng đồng = 80%
+d: là sai số mong muốn 8% = 0,08
(1,96)
2
x 0,8 (1- 0,8)
Vậy: n = = 96
( 0,08 )
2
Trong khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi đã thực hiện trên 112 đối
tượng.
2.2.3. Phương pháp thu nhập sồ liệu
Được tiến hành trên một lần khám trong cùng một thời điểm và số liệu
được ghi đầy đủ trên phiếu khám.
2.2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm của đối tượng
Để xác định các biến số có liên quan với :
Thông tin cá nhân :
- Họ và tên .
- Nơi cư trú .
- Ngày phỏng vấn.
- Tuổi.
- Nghề nghiệp
- Trình độ văn hoá.
Thông tin về tiền sử sản phụ khoa :
- Số lần mang thai
12
- Số lần sinh
- Số lần sẩy, nạo hút thai.
Thông tin về vệ sinh các nhân và sử dụng dịch vụ chăm sóc sản phụ
khoa:
- Vệ sinh kinh nguyệt, thai nghén, sau sinh, giao hợp
- Sử dụng chất liệu dùng trong vệ sinh kinh nguyệt.
- Sử dụng nguồn nước sinh hoạt.
- Có được cán bộ y tế hướng dẫn kiến thức về vệ sinh phụ nữ
không.
- Đẻ có được cán bộ y tế đỡ không.
- Biện pháp tránh thai đang sử dụng
2.2.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng
Xác định các biến số :
Triệu chứng cơ năng
- Hiện tại có đau tức vùng bụng không.
- Hiện tại có ngứa rát âm hộ không.
- Hiện tại có ra khí hư không.
- Khí hư có mùi không, màu gì.
- Có ra máu bất thường không.
- Có ra máu sau giao hợp không.
- Hiện tại tiểu có buốt rát không.
Triệu chứng thực thể:
- Âm hộ bình thường hay thất thường.
- Âm đạo :
+ Khí hư : màu sắc, số lượng.
+ Tính chất của các loại khí hư
* khí hư trong.
13
* Khí hư màu vàng, xanh, có bột.
* Khí hư trắng như bột, loãng.
* Khí hư có lẫn máu
* Khí hư có lẫn mủ
- Nghiên cứu một số biểu hiện bất thường của âm đạo quan sát
qua đặt mỏ vịt :
* Có khí hư trong lỗ cổ tử cung
* Viêm cố tử cung.
* Lộ tuyến cổ tử cung.
* Loét, trợt cổ tử cung.
* Polype cổ tử cung.
* U sùi cổ tử cung.
* Chảy máu cổ tử cung.
2.2.3.3. Nghiên cứu một số đặc điểm cận lâm sàng
Xác định các biến số
- Nấm candida, Trichomonas Vaginalis, Tạp khuẩn
- Qua thực hiện kỹ thuật sau:
Soi tươi : ở kính hiển vi thường với vật kính 10 – 40m :
- Dùng lam kính nhỏ một giọt nước muối sinh lí (NaCI 0,9%) lên
trên giọt dịch âm đạo, dậy lamelle.
- Soi dưới kính hiển vi vật kính 10 – 40, thị kính x 10 (độ phóng
đại 100 lần và 400 lần ).
- Quan sát tìm Clue – vells là những tế bào lát tầng trên bề mặt
phủ đều những trực - cầu khuẩn. Trên 10 vi trường ước lượng tỉ
lệ Clue – cells so với tế bào lát tầng. Trong viêm âm đạo do
Gardnerella vaginalis tỉ lệ này là 20%.
14
- Trên vi trường ghi nhận trực khuẩn Doderlein và các loại vi
khuẩn khác.
- Ghi nhận bạch hầu.
- Ghi nhận nấm, chú ý tìm nấm Candida spp có chồi.
- Ghi nhận trùng roi tìm Trichomonas vaginalis di động theo
kiểu vừa quay vừa giật lùi.
- Sự hiện diện của trùng roi hoặc nấm cho ta chẩn đoán bệnh
viêm âm đạo do nấm hoặc trùng roi. Nếu không tìm thấy,
không loại trừ được hai nguyên nhân trên cần chú ý quan sát kỹ
trên nhiều vi trường để kết luận.
- Trong trường hợp tác nhân gây bệnh có hai hay nhiều loại phối
hợp thì ưu tiên chẩn đoán cho loại tác nhân có biểu hiện lâm
sàng gây bệnh mạnh hơn.
2.2.3.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán dùng để nghiên cứu
Chẩn đoán bệnh theo khám lâm sàng và kết hợp với kết quả xét
nghiệm.
Được chẩn đoán là viêm sinh dục dưới khi :
- Có triệu chứng lâm sàng và
- Xét nghiệm dịch âm đạo có một trong các mầm bệnh:
• Nấm Candida.
• Trichomonas Vaginalis.
• Tạp khuẩn
2.2.4. Phương pháp xử lí số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê y học, nhập số liệu, xử lí số liệu trên
máy tính dùng phần mềm SPSS 11.5.
15
Chæång 3
KÃÚT QUAÍ NGHIÃN CÆÏU
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG
3.1.1.Tần số và tỉ lệ phần trăm phụ nữ trong đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng theo tuổi
Độ tuổi của đối tượng Tần số Tỉ lệ %
16 – 20 10 8,9
21 – 25 22 19,6
26 – 30 28 25
31 – 35 22 19,6
36 – 40 13 11,6
41 – 45 11 9,8
46 – 50 6 5,4
Tổng cộng 112 100
Nhận xét: Số phụ nữ đến khám có độ tuổi đến khám từ 21– 35 có tỉ lệ
khám phụ khoa cao nhất 64,2% phụ nữ ở lứa tuổi còn lại từ 16- 20 và 36 – 50
có tỉ lệ khám phụ khoa là 35,8%.
3.1.2.Tình hình học vấn của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn Tần số Tỷ lệ %
Mù chữ 17 15,2
Cấp I 73 65,2
Cấp II 18 16,1
Cấp III 4 3,6
Tổng cộng 112 100
16
Nhận xét: Tỉ lệ người mù chữ và học cấp I chiếm tỉ lệ cao 80,4%, số
người học cấp II 16,1%, số người học cấp III 3,6%.
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn
3.1.3. Tình hình sử dụng nước của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng theo nguồn nước sử dụng trong sinh
hoạt
Nguồn nước sinh hoạt Tần số Tỉ lệ %
Nước giếng 16 14,3
Nước suối 95 84,8
Nước sông 1 0,9
Tổng cộng 112 100
Nhận xét: Số đối tượng sử dùng nước giếng chiếm 14,3%, nước suối
chiếm 84,8%, nước sông chiếm 0,9%.
17
Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng theo nguồn nước sử dụng trong sinh
hoạt
3.1.4.Tình hình sản phụ được cán bộ y tế đỡ đẻ
Bảng 3.4. Tỷ lệ sản phụ sinh được cán bộ y tế đỡ đẻ
Cán bộ y tế đỡ đẻ Tần số Tỷ lệ %
Có 48 42,9
Không 64 57,1
Tổng cộng 112 100
Nhận xét: Tỷ lệ sản phụ khi sinh được cán bộ y tế đỡ đẻ là 42,9%,
không được cán bộ y tế đỡ đẻ là 51,7%
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ sản phụ sinh được cán bộ y tế đỡ đẻ
3.1.5. Tình hình số lần sinh của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.5. Phân bố đối tượng theo số lần sinh
Số lần sinh Tần số Tỉ lệ%
0 4 3,6
1 18 16,1
2 32 28,6
3 20 17,9
4 16 14,3
≥5 22 19,6
Tổng cộng 112 100
18
Nhận xét: Số phụ nữ sinh 1– 2 lần có tỉ lệ 44,7 %, 3– 4 lần 32.2 %,
trên 5 lần là 19,6%.
Biểu đồ 3.4. Phân bố đối tượng theo số lần sinh
3.1.6.Tình hình áp dụng biện pháp tránh thai của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.6. Phân bố đối tượng theo áp dụng các biện pháp tránh thai
Phương tiện tránh thai đang sử dụng Tần số tỉ lệ
Đặt vòng 64 57,1
Thuốc tránh thai 17 15,2
Bao cao su 4 3,6
Triệt sản 7 6,3
Khác 12 10,7
Không tránh thai 8 7,1
Tổng cộng 112 100
19
Tỷ lệ %
Nhận xét: trong số đối tượng áp dụng các biện pháp tránh thai thì vòng
tránh thai chiếm tỉ lệ cao nhất 57,1%, thuốc tránh thai 15,2%, không áp dụng
biện pháp tránh thai 7,1%.
Biểu đồ 3.5. Phân bố đối tượng theo áp dụng các biện pháp tránh thai
3.2 KẾT QUẢ KHÁM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
3.2.1.Tỉ lệ hiện mắt chung của viêm nhiễm đường sinh dục dưới
Bảng 3.7. Tỉ lệ mắt bệnh chung
Phát hiện mắt bệnh Số đối tượng Tỉ lệ %
Bị bệnh 64 57,1
Không bệnh 48 42,9
Tổng cộng 112 100
Nhận xét: Qua thăm khám 112 đối tượng chúng tôi gặp 64 trường hợp bị
viêm nhiễm đường sinh dục dưới chiếm tỉ lệ 57,1% có 48 trường hợp chưa
phát hiện bị bệnh chiếm tỉ lệ 42,9%.
20
Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ mắt bệnh chung của viêm nhiễm đường sinh dục dưới
3.2.2. Tỉ lệ mắt bệnh theo vị trí tổn thương
Bảng 3.8. Các hình thái viêm nhiễm
Hình thái viêm nhiễm
Có
Tần số Tỷ lệ %
Viêm âm hộ, âm đạo 26 23,22
Viêm cổ tử cung 86 76,78
Nhận xét: Trong số các trường hợp có tổn thương thực thể, viêm cổ tử
cung 76,78%; viêm âm đạo, âm hộ 23,22%.
Biểu đồ 3.7. Các hình thái viêm nhiễm
3.2.3.Kết quả xét nghiệm tìm tác nhân gây bệnh
Bảng 3.9. Tỉ lệ xét nghiệm dương tính theo loại tác nhân bệnh
Kết quả xét nghiệm Tần số Tỉ lệ %
21
Bình thường 48 42,9
Tạp trùng 35 31,2
Nấm 29 25,9
Tổng cộng 112 100
Nhận xét: Trong 112 trường hợp được xét nghiệm có 35 trường hợp do
tạp trùng chiếm 31,2%; 29 trường hợp do nấm chiếm 25,9% và 48 trường hợp
bình thường chiếm 42,9%.
Biểu đồ 3.8. Tỉ lệ xét nghiệm dương tính theo loại tác nhân gây bệnh
3.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH
DỤC DƯỚI
3.3.1.Sự liên quan giữa viêm nhiễm đường sinh dục dưới và tuổi
Bảng 3.10. Viêm nhiễm đường sinh dục dưới liên quan đến độ tuổi
Độ tuổi
Mắc bệnh Không mắc bệnh
Tần số Tỉ lệ % Tần số tỉ lệ %
16 – 20 3 4,7 7 14,6
21 – 25 4 6,3 18 37,5
26 – 30 17 26,6 11 22,9
22
Tỷ lệ %
31 – 35 16 25,0 6 12,5
36 – 40 10 15,6 3 6,3
41 – 45 9 14,1 2 4,2
46 – 50 5 7,8 1 2,1
Tổng cộng 64 100 48 100
Nhận xét: Số phụ nữ có độ tuổi 21- 35 khám phụ khoa cao 64,2 % và tỉ
lệ mắc bệnh cũng cao chiếm 57.9%.
3.3.2.Sự liên quan giữa viêm nhiễm đường sinh dục dưới và học vấn
Bảng 3.11. Viêm nhiễm đường sinh dục dưới với trình độ học vấn
Trình độ học vấn Mắc bệnh Không mắc bệnh N
Mù chữ 11 6 17
Cấp I 49 24 73
Cấp II 4 14 18
Cấp III 0 4 4
N 64 48 112
χ
2
= 17,663; p < 0.05
Nhận xét: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn và sự
viêm nhiễm đường sinh dục dưới (p<0,05).
23
Biểu đồ 3.9. Viêm nhiễm đường sinh dục dưới với trình độ học vấn
3.3.3.Sự liên quan giữa viêm nhiễm đường sinh dục dưới và kiến thức
Bảng 3.12. Sự liên quan giữa số phụ nữ được hướng dẫn kiến thức vệ
sinh phụ nữ với tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục
dưới
Số đối tượng được hướng dẫn Mắc bệnh Không mắc bệnh N
Có 35 47 82
Không 27 0 27
N 62 47 109
χ
2
= 27,207; p < 0.01
24
Số lượng
Nhận xét: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự viêm nhiễm với số đối
tượng được và chưa được cán bộ y tế hướng dẫn về kiến thức vệ sinh phụ nữ.
3.3.4.Sự liên quan giữa viêm nhiễm sinh dục dưới và vệ sinh hằng ngày
Bảng 3.13. Sự liên quan giữa viêm nhiễm đường sinh dục dưới và vệ
sinh phụ nữ hằng ngày
Số lần vệ sinh phụ nữ
hằng ngày
Mắc bệnh Không mắc
bệnh
N
1 lần 45 13 58
2 lần 13 18 31
3 lần 6 16 22
N 64 47 111
χ
2
= 20,894; p < 0.01
Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ viêm nhiễm
đường sinh dục dưới ở những người có số lần khác nhau về việc thực hiện vệ
sinh bộ phận sinh dục hằng ngày (p < 0.01).
25