Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu các chỉ số lipid và nồng độ malondialdehyd (MDA) huyết thanh trong bệnh lý võng mạc đái tháo đường typ II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 95 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
============00============



C
C
A
A
O
O


V
V
Ũ
Ũ


T
T
H
H
Ư
Ư







N
N
G
G
H
H
I
I
Ê
Ê
N
N


C
C


U
U


C
C
Á

Á
C
C


C
C
H
H




S
S




L
L
I
I
P
P
I
I
D
D



V
V
À
À




N
N


N
N
G
G


Đ
Đ




M
M
A
A
L

L
O
O
N
N
D
D
I
I
A
A
L
L
D
D
E
E
H
H
Y
Y
D
D


(
(
M
M
D

D
A
A
)
)




H
H
U
U
Y
Y


T
T


T
T
H
H
A
A
N
N
H

H


T
T
R
R
O
O
N
N
G
G


B
B


N
N
H
H


L
L
Ý
Ý



V
V
Õ
Õ
N
N
G
G


M
M


C
C


Đ
Đ
Á
Á
I
I


T
T
H

H
Á
Á
O
O


Đ
Đ
Ư
Ư


N
N
G
G


T
T
Y
Y
P
P


I
I
I

I




LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC











HÀ NỘI – 2008



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
============00============



C

C
A
A
O
O


V
V
Ũ
Ũ


T
T
H
H
Ư
Ư






N
N
G
G
H

H
I
I
Ê
Ê
N
N


C
C


U
U


C
C
Á
Á
C
C


C
C
H
H





S
S




L
L
I
I
P
P
I
I
D
D


V
V
À
À


N
N



N
N
G
G


Đ
Đ




M
M
A
A
L
L
O
O
N
N
D
D
I
I
A
A
L

L
D
D
E
E
H
H
Y
Y
D
D


(
(
M
M
D
D
A
A
)
)




H
H
U

U
Y
Y


T
T


T
T
H
H
A
A
N
N
H
H


T
T
R
R
O
O
N
N
G

G


B
B


N
N
H
H


L
L
Ý
Ý


V
V
Õ
Õ
N
N
G
G


M

M


C
C


Đ
Đ
Á
Á
I
I


T
T
H
H
Á
Á
O
O


Đ
Đ
Ư
Ư



N
N
G
G


T
T
Y
Y
P
P


I
I
I
I


LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Chuyên ngành : Hoá Sinh
Mã số: 60.72.04


Người hướng dẫn khoa học:
PGS-TS. Nguyễn Thị Hà





HÀ NỘI – 2008


L
L


I
I


C
C


M
M


Ơ
Ơ
N
N



Luận văn này được hoàn thành bằng sự nỗ lực của tôi cùng với sự giúp
đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Nhân dịp hoàn thành luận văn thạc sỹ, với

lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cám ơn tới: Ban
Giám hiệu trường Đại học Y Hà nội, Ban Giám đốc BV Mắt Trung ương,
Phòng đào tạo sau đại học, Bộ môn Hóa sinh trường Đại học Y Hà nội,
Khoa Xét nghiệm Tổng hợp BV Mắt Trung ương đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Hà, nguyên
Phó Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà nội, người Thầy đã tận tình chỉ bảo và
dìu dắt tôi suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô trong hội đồng chấm luận văn,
những người đã đánh giá công trình nghiên cứu của tôi một cách công minh.
Các ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô sẽ là bài học cho tôi trên con đường
nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cám ơn Ths Vũ Thị Minh Thu, Trưởng khoa Xét
nghiệm BV Mắt Trung ương, chị Nguyễn Ngọc Diệp, anh Bùi Quang Long,
những người anh, người chị đã thật sự động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều
trong cuộc sống cũng như trong công việc để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn các bác sỹ khoa Đáy mắt, phòng khám, các
đồng nghiệp trong khoa XN BV Mắt Trung ương, cán bộ BM Hóa sinh trường
ĐHY Hà nội và những người thân đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, từ trái tim mình tôi gửi lời biết ơn tới chồng tôi, các con bé
bỏng của tôi và bạn tôi - TS Trần Thị Chi Mai những người đã tiếp thêm cho
tôi nguồn động viên quý giá và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Hà nội, ngày 7 tháng 10 năm 2008
Cao Vũ Thư
MỤC LỤC

Các từ và cụm từ viết tắt
Đặt vấn đề……………………………………………………
Chương 1: Tổng quan tài liệu ……………………………………
1.1. Lipid và lipoprotein máu……………………………………………

1.1.1. Triglycerid………………………………………………………
1.1.2. Cholesterol……………………………………………………….
1.1.3. Lipoprotein………………………………………………………
1.1.4. Phân loại rối loạn chuyển hoá lipid………………………………
1.2. Gốc tự do và hệ thống chống oxy hoá trong cơ thể………………
1.2.1. Gốc tự do và các dạng oxy hoạt động……………………………
1.2.2. Quá trình peroxy hoá lipid……………………………………….
1.2.3. Hệ thống chống oxy hoá của cơ thể ……………………………
1.3. Đái tháo đường……………………………………………………
1.3.1. Định nghĩa và tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ … … ……………
1.3.2. Phân loại …………………………………… …………………
1.3.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh……………….……………….
1.3.4. Các biến đổi chuyển hoá trong bệnh ĐTĐ……….……………
1.3.5. Rối loạn chuyển hoá lipid trong ĐTĐ………….…………………
1.3.6. Stress oxy hoá trong ĐTĐ …………
1.3.7. Các biến chứng mạn tính của ĐTĐ………….……………………
1.4. Bệnh võng mạc đái tháo đường…………………………………….
1.4.1. Đại cương cấu trúc giải phẫu và sinh lý của võng mạc……
1.4.2. Các tổn thương võng mạc và phân loại bệnh VMĐTĐ… ……
1.4.3. Diễn biến tự nhiên của bệnh VMĐTĐ………………………
1.4.4. Sinh bệnh học…………………………….……………………….

1
3
3
3
3
4
8
9

9
10
11
12
12
13
14
16
16
19
20
20
20
23
25
26
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu………………….
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………… ……………………….
2.2. Chất liệu nghiên cứu ……………………………………………….
2.3. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………
2.4. Các chỉ số nghiên cứu và kỹ thuật định lượng ………
2.5. Điều kiện xác định biến chứng rối loạn lipid huyết thanh
2.6. Xử lý kết quả nghiên cứu…………………………………………
Chương 3: Kết quả nghiên cứu…………… ………………………
3.1. Đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu……………………………
3.2. Nồng độ glucose máu của các nhóm nghiên cứu……………… ….
3.3. Nồng độ lipid huyết thanh của các nhóm nghiên cứu………………
3.4. Nồng độ MDA huyết thanh…………………………………………
3.5. Nồng độ creatinin và urê huyết thanh………………………………
3.6. Kết quả protein niệu………………………………………………

3.7. Mối liên quan giữa nồng độ MDA và một số chỉ số xét nghiệm…
Chương 4: Bàn luận……………… ………………………………….
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu…….………………………………
4.2. Nồng độ glucose máu và HbA
1C
…………… ….………………….
4.3. Các chỉ số lipid huyết thanh… ……………………………………
4.4. Nồng độ MDA huyết thanh…………………………………………
4.5. Mối tương quan giữa nồng độ MDA và một số chỉ số xét nghiệm
cận lâm sàng ở các bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng võng mạc……….…
4.6. Ảnh hưởng chức năng thận ở bệnh nhân ĐTĐ ……………………
Kết luận…………………………………………………………………




30
30
31
31
31
36
36
37
37
40
41
46
49
50

51
56
56
57
58
64

67
70
71


C
C
Á
Á
C
C


T
T




V
V
À
À



C
C


M
M


T
T




V
V
I
I


T
T


T
T



T
T



DNA : Deoxynucleic acid
ĐTĐ : Đái tháo đường
CE : Cholesterol este
CM : Chylomicron
DCCT : Diabetic Control and Complication Trial
(Thử nghiệm kiểm soát đái tháo đường và biến chứng)
ETDRS : Early Treatment Diabetic Retinopathy Study
(Nghiên cứu điều trị sớm võng mạc đái tháo đường)
FC : Free cholesterol (Cholesterol tự do)
GP
x
: Glutathion peroxidase
HDL : High density lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng cao)
HDL-C : High density lipoprotein- Cholesterol
(Cholesterol của lipoprotein tỷ trọng cao)
LDL : Low density lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng thấp)
LDL- C : Low density lipoprotein- Cholesterol
(Cholesterol của lipoprotein tỷ trọng thấp)
LP : Lipoprotein
LPL : Lipoprotein lipase
MDA : Malondialdehyd
POL : Peroxidation lipid (Peroxy hoá lipid)
RLCH : Rối loạn chuyển hoá
SOD : Superoxid dismutase
TG : Triglycerid

TC : Total cholesterol (Cholesterol toàn phần)
VLDL : Very low density lipoprotein
(Lipoprotein tỷ trọng rất thấp)
VMĐTĐ : Võng mạc đái tháo đường
WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)




















M
M


C

C


L
L


C
C


B
B


N
N
G
G


V
V
À
À


B
B
I

I


U
U


Đ
Đ




Bảng 3.1. Phân bố tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu………………
Bảng 3.2. Nồng độ glucose máu của các nhóm nghiên cứu…………….
Bảng 3.3. Nồng độ lipid huyết thanh của nhóm nghiên cứu……………
Bảng 3.4. Số lượng đối tượng nghiên cứu có và không RLCH lipid……
Bảng 3.5. Nồng độ MDA huyết thanh của các nhóm nghiên cứu………
Bảng 3.6. Nồng độ creatinin và urê huyết thanh của các nhóm NC…….
Bảng 3.7. Kết quả protein niệu theo nhóm bệnh nhân………………….
Bảng 4.1: Kết quả triglycerid huyết thanh theo một số nghiên cứu ……
Bảng 4.2. Nồng độ LDL-C huyết thanh theo một số nghiên cứu……….
Bảng 4.3: Nồng độ MDA theo nghiên cứu của một số tác giả………….
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tuổi trung bình của các nhóm nghiên cứu………
Biểu đồ 3.2: Thời gian mắc bệnh ĐTĐ của các nhóm nghiên cứu……
Biểu đồ 3.3: Nồng độ glucose máu của các nhóm………………………
Biểu đồ 3.4: Nồng độ triglycerid huyết thanh của các nhóm nghiên cứu.
Biểu đồ 3.5: Nồng độ cholesterol huyết thanh của các nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 3.6: Nồng độ HDL-C huyết thanh của các nhóm nghiên cứu….
Biểu đồ 3.7: Nồng độ LDL-C huyết thanh của các nhóm nghiên cứu…

Biểu đồ 3.8: Nồng độ MDA của các nhóm nghiên cứu…………………
Biểu đồ 3.9: Nồng độ MDA TB của nhóm có và không RLCH lipid
Biểu đồ 3.10. Mối tương quan giữa nồng độ MDA và NĐ glucose máu.
Biểu đồ 3.11. Mối tương quan giữa nồng độ MDA và nồng độ TC……
Biểu đồ 3.12. Mối tương quan giữa nồng độ MDA và nồng độ TG……
Biểu đồ 3.13. Mối tương quan giữa nồng độ MDA và nồng độ HDL-C
Biểu đồ 3.14. Mối tương quan giữa nồng độ MDA và nồng độ LDL-C
37
40
41
46
46
49
50
59
61
66
38
39
40
42
43
44
45
47
48
51
52
53
54

55




HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP


Để có kết luận xác đáng, cỡ mẫu của các nhóm đối tượng nghiên cứu cần lớn
hơn. Tuy nhiên thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp có hạn nên chúng tôi
chưa có điều kiện thu thập bệnh nhân, bởi vậy việc tính cỡ mẫu theo thuật
toán thống kê để thực hiện nghiên cứu và tăng tính khoa học, độ tin cậy của
kết quả luận văn còn tồn tại
Nghiên cứu stress oxy hóa ở bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng VMĐTĐ cần mở
rộng nghiên cứu thêm các chỉ sô khác ngoài việc xác định nồng độ MDA
huyết thanh, ví dụ các enzym chống oxy hóa (SOD, GPx, GR), trạng thái
chống oxy hóa toàn phần huyết thanh (TAS). Chúng tôi chưa có điều kiện
thực hiện phần nghiên cứu này.
Trên đây là một số tồn tại và là hướng nghiên cứu tiếp tục của chúng tôi trong
thời gian tới

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hoá mạn tính
thường gặp nhất, biểu hiện là tăng glucose máu do thiếu hụt tuyệt đối hay
tương đối insulin trong máu [35].
Tỷ lệ mắc ĐTĐ ngày càng gia tăng theo sự phát triển của đời sống kinh
tế xã hội. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính năm 2000 trên toàn thế giới
có khoảng 171 triệu người mắc bệnh ĐTĐ và dự đoán đến năm 2030 con số
này sẽ lên đến 366 triệu người [78]. Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh ĐTĐ tăng

nhanh trong những năm gần đây. Theo điều tra dịch tễ học của Tạ Văn Bình
và cộng sự năm 2003, tỷ lệ ĐTĐ cao nhất ở khu vực thành phố là 4,4% và tỷ
lệ ĐTĐ chung cho cả nước là 2,7% [4, 6]. Sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ
người mắc ĐTĐ, đặc biệt là ĐTĐ typ 2, một typ bệnh phổ biến nhất, làm cho
ĐTĐ trở thành một vấn đề sức khoẻ xã hội. Bởi vậy ĐTĐ đã được các nhà
khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu bệnh căn, bệnh sinh, các đặc điểm
lâm sàng và cận lâm sàng cùng các biến chứng của bệnh; nhằm mục đích
phòng ngừa, điều trị bệnh và các biến chứng của bệnh một cách có hiệu quả
nhất.
Bệnh võng mạc đái tháo đường (VMĐTĐ) là nguyên nhân hàng đầu
gây ra mù loà ở bệnh nhân ĐTĐ tại các nước phát triển [1, 40, 41, 44]. Ở
Anh, tỷ lệ bệnh VMĐTĐ chiếm khoảng 30% trong số người bệnh ĐTĐ nằm
viện. Ở Mỹ, bệnh VMĐTĐ là một trong bốn nguyên nhân thường gặp gây mù
lòa – và 85% người ĐTĐ bị mù do tổn thương võng mạc [34, 40, 41, 44].
Bệnh VMĐTĐ là một biến chứng vi mạch do hậu quả của nhiều yếu tố
phối hợp; một trong những yếu tố đó là do màng đáy của mạch máu bị dày
lên, chứa nhiều chất lắng đọng như protein, lipoprotein. Các lipoprotein
dường như thoát ra từ các vi phình mạch, có thể kết tụ lại dưới dạng xuất tiết
cứng nằm ở lớp rối sâu của vùng võng mạc bệnh lý [1, 21]. Nhiều nghiên cứu
của nước ngoài cho thấy, có thể do sự thay đổi độ nhớt của huyết tương và

1
máu toàn phần liên quan đến rối loạn chuyển hoá lipid ở bệnh nhân ĐTĐ là
căn nguyên của sự lắng đọng này [53, 85].
Ở bệnh nhân ĐTĐ còn có sự gia tăng các stress oxy hoá [77]. Vai trò
của gốc tự do trong bệnh sinh các biến chứng của bệnh ĐTĐ đã được đề cập.
Tuy nhiên bệnh sinh của bệnh VMĐTĐ còn chưa hoàn toàn sáng tỏ.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu các chỉ số
lipid và nồng độ malondialdehyd (MDA) huyết thanh trong bệnh lý võng
mạc đái tháo đường typ II” với hai mục tiêu:

1. Đánh giá sự biến đổi các chỉ số lipid huyết thanh ở bệnh nhân
ĐTĐ typ 2 theo các giai đoạn của bệnh VMĐTĐ.
2. Tìm hiểu nồng độ MDA huyết thanh ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có
biến chứng bệnh VMĐTĐ.
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm:
1. Xác định nồng độ triglycerid (TG), cholesterol toàn phần (TC), cholesterol
của lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C), cholesterol của lipoprotein tỷ trọng
thấp (LDL-C) ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có biến chứng bệnh VMĐTĐ.
2. Xác định nồng độ MDA huyết thanh ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có biến chứng
bệnh VMĐTĐ.












2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. LIPID VÀ LIPOPROTEIN MÁU.
Các lipid chính có mặt trong máu là acid béo tự do, triglycerid (TG),
cholesterol toàn phần (TC) trong đó có cholesterol tự do (FC), cholesterol este
(CE) và các phospholipid (PL).

Do không tan trong nước nên lipid được vận chuyển trong máu dưới
dạng kết hợp với các protein. Các acid béo tự do được vận chuyển chủ yếu
bởi albumin, còn các lipid khác được được vận chuyển dưới dạng các phức
hợp lipoprotein (LP) [14, 67, 90].
1.1.1. Triglycerid [14].
Triglycerid có 2 nguồn gốc: ngoại sinh (thức ăn) và nội sinh do tổng
hợp ở gan. TG ngoại sinh được tổng hợp bởi tế bào ruột, và vận chuyển dưới
dạng chylomicron qua đường bạch mạch để vào hệ tuần hoàn máu. Dưới tác
dụng của lipoprotein lipase (LPL) có ở bề mặt tế bào nội mô, chylomicron
được thuỷ phân, TG được đưa vào gan hoặc được dự trữ ở các tế bào mỡ. Ở
gan, chylomicron được phân huỷ bởi triglycerid lipase (TGL), một phần nhỏ
TG được gan thu nhận và thoái hoá ở gan.
Triglycerid nội sinh được gắn với apolipoprotein, sau đó được giải
phóng vào tĩnh mạch trên gan dưới dạng LP có tỷ trọng rất thấp (Very low
density lipoprotein - VLDL). Hàm lượng TG máu, ở người bình thường dao
động từ 0,6 - 1,9 mmol/L. Tuổi, giới tính, lối sống, chế độ ăn có ảnh hưởng
đến nồng độ TG máu [27].
1.1.2. Cholesterol.
Cholesterol là thành phần cấu trúc của màng tế bào, tiền chất của
hormon steroid và các acid mật. Cũng như TG, cholesterol có 2 nguồn: ngoại
sinh và nội sinh. Chế độ ăn cung cấp 100 mg đến 700 mg cholesterol mỗi
ngày; 500 mg đến 1000 mg cholesterol được tổng hợp ở gan và các tổ chức

3
khác [70]. Khác với TG, nhân sterol của cholesterol không thoái hoá thêm
nữa, vì vậy cần có quá trình vận chuyển cholesterol từ các mô ngoại vi trở về
gan, tại đây cholesterol được bài tiết nguyên dạng trong mật hoặc sau khi
được chuyển hoá thành axít mật [67, 84, 90].
Nồng độ cholesterol toàn phần (total cholesterol-TC) huyết thanh
bình thường là 4 - 5,6 mmol/L. Sau 40 tuổi, cholesterol tăng khoảng 0,04

mmol/L cho mỗi tuổi ở nam giới và 0,025 mmol/L cho mỗi tuổi ở nữ giới
[27].
1.1.3. Lipoprotein.
Lipoprotein (LP) là những phân tử hình cầu, bao gồm phần nhân
không phân cực chứa đựng TG và CE, xung quanh được bao bọc bởi phần vỏ
phân cực, ưa nước và bao gồm phospholipid, cholesterol tự do (free
cholesterol - FC), các protein gọi là apolipoprotein [91].
Apolipoprotein còn gọi là apoprotein hay apo được chia làm 6 loại
chính và gọi tên theo các chữ cái A, B, C, D, E, F. Các apoprotein có một số
chức năng:
- Chức năng nhận biết các receptor đặc hiệu trên màng tế bào.
- Chức năng điều hoà hoạt động một số enzym, là chất cộng tác của
các enzym.
- Chức năng giúp các LP được vận chuyển trong máu và bạch huyết.
Khi tính hoà tan của các LP bị rối loạn hoặc sự vận chuyển chúng
trong máu bị chậm trễ sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng các phân tử có chứa nhiều
lipid, đó là một trong những yếu tố gây bệnh lý về mạch máu [21, 66, 67].
Bằng phương pháp siêu ly tâm, LP được phân làm 4 nhóm chính,
theo tỷ trọng tăng dần là chylomicron (CM), LP có tỷ trọng rất thấp (Very low
density lipoprotein - VLDL), LP có tỷ trọng thấp (Low density lipoprotein-
LDL) và LP có tỷ trọng cao (High density lipoprotein - HDL). Ngoài ra còn
có LP (a) không được xếp loại và chức năng chưa biết rõ, tuy nhiên nó có liên
quan chặt chẽ đến bệnh lý động mạch vành [91].

4
1.1.3.1. Chylomicron.
Chylomicron (CM) là lipoprotein lớn nhất với đường kính dao động
từ 80- 1200 nm (trung bình: 500nm) và tỷ trọng < 0,95g/ml. CM được tạo
thành từ lipid thức ăn (ngoại sinh), chủ yếu là TG trong tế bào niêm mạc ruột
non, đi vào hệ bạch mạch rồi đổ vào máu qua ống ngực. CM chứa 90-95%

TG, 2-6% PL, 2-4% CE, 1% FC và 1-2% apoprotein. Chức năng chính của
CM là vận chuyển TG ngoại sinh. CM theo máu tới mô mỡ và cơ, tại đó TG
được thuỷ phân nhờ enzym LPL khu trú trên bề mặt tế bào nội mạc mao
mạch. CM mất TG trở thành CM tàn dư giàu cholesterol, được giữ lại ở tế bào
gan nhờ các receptor đặc hiệu. CM chỉ có mặt trong thời gian ngắn ở huyết
tương sau bữa ăn giàu mỡ, nó làm cho huyết tương có màu đục, trắng sữa.
Huyết thanh của người bình thường khi đói không có CM [27, 67, 69, 70].
1.1.3.2. Very Low Density Lipoprotein.
Lipoprotein có tỷ trọng rất thấp (VLDL) được tạo thành ở gan (90%)
và một phần ở ruột non (10%), vào máu đến các mô ngoại vi. VLDL có
đường kính dao động từ 40 - 80 nm (trung bình: 43 nm), tỷ trọng từ 0,95-
1,006 g/ml. Giống như CM, VLDL cũng giàu TG.
Chức năng chính của VLDL là vận chuyển TG nội sinh. Tại các mô
TG sẽ bị thuỷ phân dưới tác dụng của LPL, khi đó VLDL chuyển thành
lipoprotein tỷ trọng trung gian (IDL: intermediate density lipoprotein). Hơn
50% IDL được gan thu nhận, phần IDL còn lại chuyển thành LDL. Một phần
VLDL và IDL được gan thu nhận, không qua sự biến đổi thành LDL. Bình
thường có rất ít IDL lưu hành trong máu [27, 70].
1.1.3.3. Low Density Lipoprotein [27, 70].
Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) là loại lipoprotein chứa nhiều
cholesterol nhất. Khoảng 50% TC của huyết thanh được LDL vận chuyển.
LDL được coi như một dạng thoái hoá của VLDL sau khi mất đi TG, qua
dạng trung gian IDL. LDL chịu trách nhiệm vận chuyển cholesterol, chủ yếu
là CE từ gan tới tổ chức ngoại vi. LDL được chuyển vào trong tế bào nhờ

5
recepter đặc hiệu ở màng bào tương tế bào và bị thoái hoá trong lysosom, giải
phóng cholesterol tự do. Đại thực bào được tạo ra từ các monocyte trong máu
có thể bắt giữ LDL qua receptor thu dọn. Quá trình này được tăng cường khi
LDL tăng cao và bị biến đổi (LDL bị oxy hoá, glycosyl hoá). Sự bắt giữ LDL

bởi đại thực bào ở thành động mạch là yếu tố quan trọng trong bệnh sinh của
xơ vữa động mạch. Khi đại thực bào quá tải CE, chúng trở thành các tế bào
bọt (foam cell)_là thành phần của mảng xơ vữa, vì thế cholesterol trong LDL
(LDL- C) được coi là cholessterol xấu, nó tham gia vào sự phát triển các biến
chứng ở mạch máu [33, 67, 90].
Đường kính của LDL dao động từ 18-30 nm (trung bình: 22 nm) với
tỷ trọng từ 1,019- 1,063 g/ml. Hàm lượng LDL trung bình trong huyết thanh
người bình thường là ≤ 3,4 mmol/L [27, 70].
1.2.3.4. High Density Lipoprotein [27, 70].
Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) là lipoprotein nhỏ nhất với đường
kính dao động từ 5-12 nm (trung bình: 8nm), tỷ trọng từ 1,064-1,21g/ml.
HDL được tổng hợp từ gan và ruột non (HDL mới sinh) hoặc từ sự thoái hoá
của VLDL và CM trong máu. Dựa trên sự khác nhau về tỷ trọng, có 2 dưới
nhóm HDL chính: HDL
2
và HDL
3
, HDL
2
lớn hơn về kích thước và vận
chuyển cholesterol từ tổ chức ngoại vi về gan hiệu quả hơn HDL
3
.
Hàm lượng HDL trong huyết thanh người bình thường ≥ 0,9 mmol/L.
HDL vận chuyển 20-35% TC, nhưng không giống như LDL, HDL
vận chuyển cholesterol thừa từ tổ chức ngoại vi về gan (vận chuyển ngược).
HDL có hai vai trò quan trọng là :
- Thanh lọc các LP giàu TG (CM và VLDL).
- Vận chuyển trung gian cholesterol tự do từ các mô ngoại vi trở về gan giúp
thoái hoá và bài tiết cholesterol qua mật.

Vì vậy, HDL là yếu tố bảo vệ chống xơ vữa động mạch [33, 66, 67,
84, 90].


6
Bảng 1.1. Phân loại và đặc điểm của các lipoprotein.
Lipoprotein Tỷ trọng
Đường kính
trung bình
(nm)
Nguồn gốc
Chức năng
chính
CM
< 0,95 500 Ruột
Vận chuyển
TG ngoại
sinh
VLDL
0,96-
1,006
43 Gan
Vận chuyển
TG nội sinh
IDL
1,007-
1,009
27
Sản phẩm chuyển
hoá của VLDL

Tiền chất của
LDL
LDL
1,02-
1,063
22
Sản phẩm chuyển
hoá của VLDL qua
trung gian IDL
Vận chuyển
cholesterol
đến các mô
HDL
1,064-
1,21
8
Gan, ruột, sản
phẩm chuyển hoá
của CM và VLDL
Vận chuyển
cholesterol
trở về gan
(William J. Marshall, Clinical chemistry, fourth edition, Mosby 2000)

Bảng 1.2. Thành phần của các lipoprotein trong máu.
FC ( %) CE (%) TG (%) PL (%) Apo (%)
CM
1 3 85 9 2
VLDL
7 12 50 18 10

LDL
8 37 10 20 23
HDL
2 15 4 24 55
(David L. Nelson, Michael M Cox - Lehninger Principles of Biochemistry,
third edition 2000)


7
1.1.4. Phân loại rối loạn chuyển hoá lipid.
* Phân loại của Fredrickson [91].
Bảng 1.3. Phân loại rối loạn lipid máu theo Fredrickson có bổ xung.
Typ I IIa IIb III IV V
Cholesterol
↑ ↑↑ ↑↑ ↑
⊥ / ↑

Triglycerid
↑↑↑ ⊥ ↑↑ ↑↑ ↑↑ ↑↑↑
Lipoprotein ↑CM ↑↑LDL
↑LDL
↑VLDL
↑IDL ↑VLDL
↑VLDL
↑CM
Chú thích:
⊥=
bình thường,



=
tăng.
Năm 1965, Fredrickson căn cứ vào kỹ thuật điện di và siêu ly tâm đối
với các thành phần lipid huyết thanh đã phân loại hội chứng tăng lipid máu
làm 5 typ dựa trên những thay đổi của thành phần LP. Cách phân loại này
nhanh chóng được chấp nhận, nhưng sau đó người ta đề nghị tách typ II thành
typ IIa có tăng LDL đơn thuần và typ IIb có tăng cả LDL và VLDL. Bảng này
trở thành phân loại quốc tế của WHO từ năm 1970. Đối với bệnh nhân ĐTĐ
các rối loạn lipid thường gặp là các typ IIb, IV và V.
* Phân loại của De Gennes [67].
Phân loại của De Gennes căn cứ vào sự biến đổi của TC và TG trong
huyết thanh, có 3 typ rối loạn lipid máu :
-Tăng cholesterol huyết thanh đơn thuần: Tỷ lệ TC/TG > 2,5. Cholesterol
tăng thường do tăng LDL, nhưng HDL tăng cũng có thể làm tăng nhẹ
cholesterol huyết thanh.
- Tăng triglycerid huyết thanh đơn thuần: TG tăng rất cao. Tỷ lệ TG/TC >
2,5. Khi TG > 11,5 mmol/L thì CM luôn có mặt trong máu. Các rối loạn lipid
máu tiên phát như tăng VLDL giàu TG hoặc tăng CM làm TC có thể hơi tăng
do cả hai dạng LP này đều chứa FC ở phần lõi.
- Tăng cholesterol và tăng triglycerid huyết thanh (tăng lipid máu hỗn hợp):
TC tăng vừa phải, TG tăng nhiều hơn. Tỷ lệ TC/TG < 2,5. Nguyên nhân có

8
thể do tăng VLDL chứa nhiều TG và LDL chứa nhiều cholesterol, hoặc tăng
VLDL tàn dư và CM tàn dư.
Tăng lipid máu có thể tiên phát do di truyền hoặc thứ phát sau các
bệnh khác như béo phì, nghiện rượu, ĐTĐ, suy giáp trạng, hội chứng thận hư,
sau dùng kéo dài một số thuốc…Các bệnh nhân khác nhau mắc cùng một
bệnh có thể biểu hiện các typ khác nhau của rối loạn lipid máu.
1.2. GỐC TỰ DO VÀ HỆ THỐNG CHỐNG OXY HOÁ TRONG CƠ

THỂ
1.2.1. Gốc tự do và các dạng oxy hoạt động [11, 13, 28, 72].
Gốc tự do (free radical) là những nguyên tử, những nhóm nguyên tử
hay phân tử mà lớp điện tử ngoài cùng của chúng có chứa điện tử không cặp
đôi (điện tử cô độc). Chúng có thể mang điện tích dương, điện tích âm hoặc
không mang điện.
Superoxyd, hydrogen peroxyd, gốc hydroxyl và oxy đơn bội được
xem là các dạng oxy hoạt động điển hình, nhưng theo một nghĩa rộng hơn thì
các dạng khác như gốc alkoxyl, gốc peroxyl, lipid hydroperoxyd, protein
hydroperoxyd cũng được coi là các dạng oxy hoạt động.
Các dạng oxy hoạt động bao gồm gốc tự do có oxy luôn được sản
sinh trong các hoạt động sinh lý của cơ thể sống. Nguồn sinh gốc tự do gắn
liền với các chuyển hoá tế bào như các phản ứng oxy hoá khử của tế bào
trong quá trình thực bào, trong các phản ứng khử độc của cơ thể bằng cơ chế
oxy hoá, đặc biệt trong quá trình hô hấp tế bào. Ngoài ra gốc tự do còn hình
thành trong cơ thể do những tác nhân của môi trường như bức xạ và quá trình
chuyển hoá các chất dị sinh (xenobiotic). Anion superoxyd (O
2

-
) được tạo
nên trong quá trình hô hấp tế bào là gốc tự do đầu tiên, từ đó sinh ra hàng loạt
các dạng oxy hoạt động khác như hydro peroxyd (H
2
O
2
) gốc hydroxyl (HO

),
oxy đơn bội (

1
O
2
), gốc peroxyl (LOO

), gốc alkyl (L

), gốc alkoxyl (LO

) [11,
25].

9

1.2.2. Quá trình peroxy hoá lipid [12, 13, 28].
Peroxy hoá lipid (POL) là một quá trình thường xuyên, có ở mọi nơi,
xảy ra cùng một lúc nhờ những phản ứng được xúc tác bởi enzym, hoặc tự
phát dưới dạng một chuỗi phản ứng gốc. POL xảy ra chủ yếu với acid béo
không bão hoà, có nhiều dây nối đôi, tự do hoặc trong cấu trúc lipid của màng
tế bào.
Peroxy hoá lipid được xúc tác bởi enzym có thể coi là một quá trình
chuyển hoá bình thường cần thiết đối với cơ thể bởi vì: POL có khả năng điều
hoà tính thấm của các màng, ở một vài giai đoạn POL có sinh ra những dẫn
chất cần thiết cho quá trình sinh tổng hợp prostaglandin, hydroperoxyd,
cholesterin – một trong những chất cần thiết để tạo thành các hormon steroid.
POL cũng tham gia điều hoà hoạt động của các enzym liên kết với màng tế
bào và lưới nội bào.
Peroxy hoá lipid tự phát là một quá trình oxy hoá có hại. Quá trình
POL xuất hiện theo cơ chế phản ứng gốc tự do xảy ra theo ba giai đoạn liên
tiếp nhưng riêng biệt (khơi mào, lan truyền và dập tắt). Gốc HO


,
1
O
2
; dạng
proton của O
2
•-
là HO
2
và các phức hợp khác nhau của oxy với sắt có khả năng
khơi mào POL, hình thành các gốc peroxyl (LOO

). Gốc peroxyl có khả năng
lấy đi H từ một phân tử acid béo và gốc alkyl mới được hình thành có thể tác
dụng với O
2
sinh ra một gốc peroxyl khác, cứ thế phản ứng dây chuyền được
nhân lên mãi. Gốc peroxyl được tạo thành có hai số phận: hoặc tạo
lipidhydroperoxyd, hoặc tạo endoperoxyd. Lipidhydroperoxyd có thể bị phân
huỷ bởi các ion kim loại chuyển tiếp và sinh ra các sản phẩm trung gian có
hoạt tính thứ cấp trong quá trình peroxy hoá. Sự chia cắt các liên kết trong
endoperoxyd dẫn đến sự hình thành hoặc MDA hoặc pentan, đây là những sản
phẩm của POL.

10
Hiện nay người ta thấy quá trình peroxy hoá lipid là nguyên nhân của
nhiều bệnh: Bệnh do phóng xạ, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch máu, bệnh do
các stress, thiểu năng động mạch vành, sự phát triển của khối u…[28].

Quá trình peroxy hoá là cơ chế tác dụng không đặc hiệu đối với các
màng sinh học của nhiều quá trình bệnh lý. Khi quá trình peroxy hoá quá mức
sẽ bẻ gẫy các chuỗi hydrocarbon, làm mất các phospholipid màng, huỷ hoại
cấu trúc và chức năng của màng thông qua việc làm thay đổi các đặc tính lý
hoá và enzym của màng. Những thay đổi này gọi là hội chứng peroxy hoá,
bao gồm sự giảm trạng thái lỏng, tăng điện tích âm bề mặt, xuất hiện tính dẫn
proton và mất trạng thái ổn định điện tử cùng với hiện tượng tăng tính thấm
không đặc hiệu của màng. Quá trình peroxy hoá rộng khắp có thể dẫn tới đứt
đoạn các màng sinh học. Sản phẩm của quá trình peroxy hoá có thể khoá hoạt
động của các enzym nối màng, tích tụ các polyme sinh học không có hoạt
tính. Quá trình peroxy hoá còn liên quan đến sự hư hại của DNA của tế bào.
Sản phẩm cuối cùng của quá trình peroxyd hoá lipid là MDA có thể gây nên
sự nối bắt chéo DNA trong hệ thống khuôn mẫu.
Đánh giá quá trình peroxy hoá lipid có thể tiến hành bằng nhiều
phương pháp khác nhau: Xác định các dien liên hợp, phát hiện gốc tự do tạo
ra trong quá trình POL, đo sản phẩm của quá trình POL (MDA, khí pentan,
etan…), đo hoạt tính chống oxy hoá. Phương pháp phổ biến, đơn giản, dễ
thực hiện và có giá thành hạ nhất là định lượng MDA, mặc dù phương pháp
này có sai số 10- 20% vì trong mẫu sinh học vẫn có một số chất khác có khả
năng phản ứng với acid thiobacbituric. Kết quả chính xác và rất đặc hiệu nếu
dùng máy sắc ký lỏng cao áp để tách riêng MDA trước khi cho phản ứng với
acid thiobacbituric.
1.2.3. Hệ thống chống oxy hoá của cơ thể.
Những chất có khả năng ngăn ngừa, chống lại và loại bỏ tác dụng độc
hại của các dạng oxy hoạt động được gọi là các chất chống oxy hoá
(antioxidant). Các chất chống oxy hoá phòng ngừa (preventive antioxidant)

11
hoạt động như hàng rào bảo vệ thứ nhất, ức chế sự tạo thành các gốc tự do và
các dạng oxy hoạt động. Các chất chống oxy hoá thu dọn gốc tự do là rào

chắn thứ hai ức chế sự khởi phát hoặc dập tắt phản ứng lan truyền của gốc tự
do. Các enzym chống oxy hoá như phospholipase, protease, enzym sửa chữa
transferase hoạt động như hàng rào bảo vệ thứ ba. Hơn nữa, chất chống oxy
hoá thích hợp được tạo ra và vận chuyển đến đúng vị trí, đúng thời điểm với
nồng độ thích hợp tại nơi stress oxy hoá xảy ra- cơ chế thích ứng này cũng
đóng vai trò trong hệ thống bảo vệ.
Có thể phân loại các chất chống oxy hoá theo nhiều cách, dưới đây
trình bày cách phân loại theo bản chất enzym hoặc không enzym.
1. 2.3.1. Hệ thống chống oxy hoá có bản chất enzym [2, 12, 13, 28].
Loại này tồn tại chủ yếu trong tế bào. Ở huyết tương, dịch các mô,
dịch não tuỷ, bao hoạt dịch… hoạt động các enzym chống oxy hoá rất thấp.
Hệ thống này gồm có: Superoxyd dismutase (SOD), Catalase, Glutathion
peroxydase (GPx).
1.2.3.2. Hệ thống chống oxy hoá có bản chất không enzym:
Hệ thống này bao gồm:
Nhóm các polyphenol: Gồm vitamin A, vitamin E, vitamin C,
coenzym Q và các bioflavonoid.
Nhóm các thiol: Điển hình là Glutathion.
Nhóm các phối tử của sắt và đồng: Thuộc nhóm này có Transferin,
Lactoferin và Ceruloplassmin.

1.3. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.3.1. Định nghĩa và tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO-1997) và hiệp hội ĐTĐ Mỹ (America
Diabetes Association – ADA-1997) định nghĩa: “Bệnh ĐTĐ biểu hiện tăng
glucose máu và kéo theo những rối loạn chuyển hoá glucid, lipid và protein
do hậu quả của hiện tượng thiếu hụt tuyệt đối hay tương đối sự bài tiết insulin
hoặc giảm tác dụng của insulin” [18, 30].

12

Việc chẩn đoán bệnh ĐTĐ sẽ không khó khăn khi bệnh nhân có các
triệu chứng lâm sàng kinh điển như: ăn nhiều, sụt cân, uống nhiều, đái nhiều,
có glucose trong nước tiểu và glucose máu tăng cao. Tuy nhiên, những trường
hợp không có triệu chứng điển hình hoặc glucose máu lúc đói ở mức bình
thường thì việc chẩn đoán hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm hoá sinh [26, 36,
57].
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ theo WHO năm 2001:
Bệnh ĐTĐ được chẩn đoán xác định khi có một trong 3 tiêu chuẩn sau:
- Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/L, làm ít nhất hai lần.
- Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L, làm ít nhất hai lần.
- Glucose máu 2 giờ sau uống 75g glucose ≥ 11,1mmol/L.
1.3.2. Phân loại: (theo WHO năm 1999) [3, 5, 7, 22, 36].
1.3.2.1. ĐTĐ typ 1.
ĐTĐ typ 1 (hay còn gọi là ĐTĐ phụ thuộc insulin- insulin dependent
diabetes mellitus - IDDM) là bệnh tự miễn được đặc trưng bởi sự phá huỷ tế
bào β của tuyến tuỵ, thường dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối [17]. Nguy cơ để
phát triển thành ĐTĐ typ 1 là xuất hiện những yếu tố tự miễn trong huyết
thanh như: kháng thể kháng tế bào đảo tuỵ, kháng thể kháng insulin, kháng
thể kháng glutamat decarboxylase (GAD) và protein tyrosin phosphatase IA-2
[21].
Nhóm này phần lớn xảy ra ở người trẻ tuổi và trẻ em, chiếm khoảng từ
5-10% tổng số người mắc bệnh ĐTĐ. Ở Việt Nam tỷ lệ này khoảng 7% [3, 4,
5].
Tính chất đặc trưng:

- Glucose máu tăng cao.
- Sự thiếu hụt tuyệt đối hoặc gần như tuyệt đối insulin.
- Bệnh khởi phát đột ngột, rầm rộ.
- Sự xuất hiện những triệu chứng trầm trọng: ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều,
gầy nhiều.


13
- Khả năng xuất hiện ceton niệu.
- Phụ thuộc vào insulin ngoại sinh để đảm bảo sự sống.
- Sự có mặt của những dấu hiệu tự miễn trong huyết thanh. Ví dụ: kháng thể
kháng GAD, kháng thể kháng insulin…
- Thường xuất hiện ở người trẻ tuổi.
1.3.2.2. ĐTĐ typ 2 .
ĐTĐ typ 2 (hay còn gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin - non insulin
dependent diabetes- NIDDM) chiếm xấp xỉ 90-95% trong các trường hợp
bệnh ĐTĐ [34], ở Việt Nam là 91,2% [3, 4, 5, 6].
Tính chất đặc trưng:

- Nồng độ insulin máu bình thường hoặc tăng.
- Bệnh khởi phát từ từ, triệu chứng thường là ôn hoà.
- Không xuất hiện ceton niệu.
- Không phụ thuộc insulin ngoại sinh.
- Thường xuất hiện ở người > 40 tuổi, thể trạng béo phì.
1.3.2.3. Các typ khác của ĐTĐ.
* ĐTĐ liên quan đến thiếu dinh dưỡng (ĐTĐ nhiệt đới) [8] : Bệnh bắt đầu
từ khi còn trẻ (dưới 30 tuổi), do chế độ ăn thiếu thốn, đặc biệt thiếu protein;
nồng độ glucose máu khá cao; không có biến chứng hôn mê nhiễm toan
ceton.
* ĐTĐ kết hợp với một số bệnh và hội chứng [8]: bệnh về tuyến tuỵ (viêm
tuỵ mạn, ung thư tuỵ, cắt tuỵ); bệnh nội tiết (Hội chứng Cushing, Basedow, U
tuỷ thượng thận); dùng liều cao và kéo dài một số thuốc (corticoid, thuốc lợi
tiểu thuộc nhóm thiazit…).
* ĐTĐ ở phụ nữ có thai: là ĐTĐ kết hợp với sự tăng các biến chứng lúc sinh
đẻ và sự kết hợp với nguy cơ của ĐTĐ trong những năm sau khi đẻ [17].
1.3.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh.

1.3.3.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh bệnh ĐTĐ typ 1.

14
Ở châu Âu, bệnh ĐTĐ typ 1 chiếm 10% số bệnh nhân ĐTĐ. Bệnh
thường xảy ra ở người trẻ tuổi (dưới 40 tuổi), có thể trạng gầy [8, 23]. Khởi
phát lâm sàng nói chung mang tính chất cấp tính với những triệu chứng kinh
điển rầm rộ. Nguyên nhân là do có sự thiếu hụt hoặc hầu như không có insulin
do tế bào β của tuỵ bị phá huỷ, do vậy việc điều trị bệnh phụ thuộc hoàn toàn
vào việc cung cấp insulin từ ngoài vào [9, 17, 61].
Ngay khi ĐTĐ typ 1 được phát hiện thì phần lớn các tế bào β của tuỵ
đã bị phá huỷ. Có nhiều bằng chứng cho thấy quá trình phá huỷ có bản chất tự
miễn và gồm 5 giai đoạn [9, 17, 61]:
- Giai đoạn thứ nhất: phải có khả năng di truyền của bệnh.
- Giai đoạn thứ hai: có một yếu tố nội sinh khởi động cho quá trình
bệnh.
- Giai đoạn 3: tuỵ đáp ứng lại viêm nhiễm gọi là “viêm tiểu đảo”. Các
tế bào xâm nhập vào các tiểu đảo Langerhans là những lympho T đã được
hoạt hoá.
- Giai đoạn 4: huỷ hoại hoặc biến đổi bề mặt của tế bào β. Tế bào này
không còn được xem là “của cơ thể” nữa mà được hệ thống miễn dịch xem
như một tế bào lạ.
- Giai đoạn 5: phát triển sự đáp ứng miễn dịch: các tiểu đảo trở thành
“lạ” đối với cơ thể sẽ tạo thành những kháng thể độc đối với tế bào. Chúng
phối hợp tác động với các cơ chế miễn dịch qua trung gian tế bào. Kết quả
cuối cùng là các tế bào β bị phá huỷ và khi 90% tế bào β bị tổn thương thì
bệnh ĐTĐ xuất hiện.
1.3.3.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh bệnh ĐTĐ typ 2.
Nồng độ glucose trong máu được duy trì hằng định phụ thuộc vào sự
cân bằng giữa sản sinh glucose ở gan và sử dụng glucose ở tổ chức. Insulin
đóng vai trò quan trọng trong sự điều hoà cân bằng này. Nồng độ glucose

trong máu tăng có thể là do kết quả của sự rối loạn bài tiết insulin (do tế bào β
bị tổn thương) hoặc do giảm tác dụng của insulin (hiện tượng kháng insulin).

15
ĐTĐ typ 2 được xem xét là do cả tế bào β hoạt động không bình
thường và sự xuất hiện kháng insulin. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn gây
tranh cãi [18]. Sinh bệnh học ĐTĐ typ 2 diễn tiến qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: mặc dù nồng độ glucose trong máu vẫn ở mức bình
thường, nhưng có hiện tượng kháng insulin vì mức insulin tăng cao hơn mức
bình thường trong máu.
- Giai đoạn 2: tình trạng kháng insulin có xu hướng nặng dần và xuất
hiện tăng glucose máu sau bữa ăn.
- Giai đoạn 3: sự kháng insulin không thay đổi, nhưng bài tiết insulin
suy giảm và gây tăng glucose máu lúc đói, bệnh ĐTĐ biểu hiện ra bên ngoài.
1.3.4. Các biến đổi chuyển hoá trong bệnh ĐTĐ [21, 27].
Trong bệnh ĐTĐ, do nồng độ insulin giảm nên sự hấp thu glucose vào
trong tế bào giảm, dẫn đến tăng nồng độ glucose máu. Khi nồng độ glucose
máu tăng cao quá khả năng tái hấp thu của ống thận sẽ xuất hiện glucose
trong nước tiểu. Sự đào thải nhiều glucose làm cạn kiệt glucid dự trữ nên cơ
thể phải tăng cường thoái hoá các chất lipid và protein để cung cấp năng
lượng cho cơ thể, và hậu quả là trọng lượng cơ thể giảm.
Sự hấp thu glucose từ máu vào trong tế bào giảm sẽ ức chế con đường
đường phân (thoái hoá glucid), tăng quá trình phân ly glycogen thành glucose,
tăng quá trình tổng hợp glucose từ các sản phẩm không phải glucid. Các quá
trình này gây tăng sản phẩm pyruvat và acetyl CoA. Acetyl CoA này không
vào được chu trình Krebs mà chuyển hoá thành cholesterol và các thể cetonic
dẫn đến tăng nồng độ cetonic trong máu và nước tiểu có thể cetonic. Điều này
sẽ gây nên tình trạng nhiễm toan máu.
1.3.5. Rối loạn chuyển hoá lipid trong ĐTĐ.
1.3.5.1. Bệnh sinh về bất thường lipid trong ĐTĐ [21, 63, 70, 73].

Thiếu hụt insulin và kháng insulin thường kết hợp với sự biến đổi
trong chuyển hoá lipid và lipoprotein trong bệnh ĐTĐ. Thêm vào đó những
rối loạn lipid tiên phát hay thứ phát thường cùng tồn tại.

16

×