Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Thực trạng thái độ của người lao động tại công ty mía đường Lam Sơn Thanh Hóa về vấn đề tham vấn tâm lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.64 KB, 43 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Đối với bất kỳ sự vật, hiện tượng nào khi con người tiếp xúc với chúng
đều có những thái độ nhất định, đó có thể là thái độ tích cực hoặc tiêu cực.
Tùy thuộc vào thái độ tích cực hay tiêu cực đó mà con người có hành vi ứng
xử tương ứng. Nghiên cứu thái độ của một cá nhân hay một cộng đồng về một
vấn đề nào đó sẽ giúp cá nhân có cái nhìn rõ ràng hơn về đối tượng nghiên
cứu. Người lao động trong giai đoạn mới đang được tiếp cận với nhiều
khuynh hướng tác động khác nhau, nếu thái độ được xác lập một cách đúng
đắn về các khuynh hướng mới thì người lao động sẽ cảm thấy hăng hái và tự
tin hơn trong công việc. Tham vấn tâm lý trong doanh nghiệp là một dạng
tương tác mới có thể làm người lao động đón nhận hay phản đối tùy thuộc
vào thái độ của họ. Nếu có thái độ đúng đắn sẽ giúp người lao động có thói
quen tham vấn tâm lý và có thể xem đó như là một hoạt động bổ ích cho bản
thân nói chung và cho công tác nghề nghiệp nói riêng.
Trong bất kỳ một loại hình sản xuất nào cũng cần có người lao động
tham gia sản xuất dù là trực tiếp hay gián tiếp. Người lao động là lực lượng
quan trọng góp phần tạo nên hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh do
vậy người quản lý bên cạnh việc tổ chức hoạt động một cách khoa học nhất
thì việc quan tâm đến vấn đề tâm lý, trạng thái tâm lý của người lao động là
rất quan trọng để góp phần tạo nên hiệu quả của hoạt động. Vì vậy nhà quản
lý không những cần có kiến thức chuyên môn mà còn phải hiểu tâm lý người
lao động trong đơn vị mình để có cách quản lý đạt hiệu qủa cao nhất.
Khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng trở nên sôi động
với các hình thức sinh hoạt đa dạng, với sự bùng nổ thông tin và các dịch vụ
ảo hình thành mạnh mẽ, khả năng làm việc của con người được phát huy tối
đa mà có rất ít thời gian bồi dưỡng sức lao động để tái sản xuất thì nguy cơ bị
hội chứng stress, nhiễu tâm, rối loạn tâm thần ngày càng tăng cao.
Nhiều nghiên cứu về tư vấn tâm lý đã được thực hiện trên nhiều mức
độ và qui mô khác nhau, trong đó có công trình “Nghiên cứu thực trạng tham
vấn tâm lý tại TP. HCM” do nhóm của Thạc sĩ Đỗ Văn Bình và tiến sĩ Trần


1
Thị Giòng thực hiện năm 2003. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy hiện nay
nhu cầu tư vấn tâm lý đã có chiều hướng tăng lên, mỗi trung tâm tư vấn tâm
lý bình thường có khoảng 360 đến 650 thân chủ/tuần.
Đối với các doanh nghiệp, từ khi Nhà nước mở cửa, thu hút đầu tư
nước ngoài, Luật Doanh nghiệp ra đời làm cho nền kinh tế thị trường phát
triển, kéo theo sự phát triển vũ bão của các doanh nghiệp: từ doanh nghiệp
nhà nước, công ty liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn và cả các công ty
nước ngoài. Cả nước hiện có rất nhiều doanh nghiệp hình thành và phát
triển, là một bức tranh sinh động về sức bật kinh tế của Việt Nam. Nước ta
đang trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, chuyển đổi từ
nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Quá trình chuyển
đổi đó đã tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ, đem
lại những thay đổi đáng kể trong đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, nền kinh tế thị trường cũng bộc lộ
những mặt trái của nó, gây nên những khó khăn, thách thức lớn cho sự phát
triển xã hội. Cơ chế thị trường dẫn đến sự phân hoá xã hội, đặc biệt về mặt
thu nhập, tạo ra sự chênh lệch giữa giàu nghèo, tệ nạn xã hội, thất nghiệp
ngày càng gia tăng, sự du nhập các luồng văn hóa không lành mạnh làm thay
đổi không ít những quan niệm, chuẩn mực trong xã hội và làm lung lay các
giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp,… Tất cả đều góp phần tạo nên mâu
thuẫn, xung đột và tác động tiêu cực đến đời sống của mỗi cá nhân, gia đình
và xã hội. Vì vậy, tham vấn là một loại hình dịch vụ đang ngày càng phổ
biến trong xã hội hiện đại.
Xuất phát từ những vấn đề nóng bỏng trước thực tế trên, muốn tìm hiểu
người lao động trong công ty hiện nay có thái độ như thế nào về dịch vụ tham
vấn, họ có sẵn sàng đón nhận dịch vụ này chưa, em xin mạnh dạn chọn đề tài:
“Thực trạng thái độ của người lao động tại công ty mía đường Lam Sơn
Thanh Hóa về vấn đề tham vấn tâm lý”
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:

Chương I: Tổng quan về công ty mía đường Lam Sơn Thanh Hóa
2
Chương II:. Thực trạng thái độ của người lao động công ty mía đường Lam
Sơn Thanh Hóa về vấn đề tham vấn tâm lý
Chương III: Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của người lao động tại công ty
và đề xuất một số kiến nghị để làm tốt công tác tham vấn tâm lý tại công ty.
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn thực tập Thạc sỹ
Nguyễn Thị Hoa cùng tập thể cán bộ nhân viên trong công ty mía đường Lam
Sơn Thanh Hóa đã giúp đỡ em hoàn thành tốt quá trình thực tập cũng như bài
báo cáo này.
3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG
LAM SƠN THANH HÓA
1.1 Giới thiệu chung
* Tên Công ty
Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
Tên tiếng Anh: Lam Son sugar cane Joint Stock Corporation
Tên giao dịch: Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
Tên viết tắt: LASUCO
Mã giao dịch: LSS
* Vốn điều lệ: 500.000.000.000 đồng.
* Vốn Chủ sở hữu: 1.250.092.181.954 đồng.
* Ngày thành lập
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn thành lập ngày 06 tháng 12 năm
1999 do Thủ tướng chính phủ quyết định chuyển đổi từ Công ty đường Lam
Sơn. Tiền thân là Nhà máy đường Lam Sơn được thành lập ngày 31/03/1980.
Công ty là công ty cổ phần có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật hiện
hành của Việt Nam Giấy CNĐKKD: 056673 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Thanh Hoá cấp, đăng ký lần đầu ngày 23/12/1999, đăng ký thay đổi lần 7

ngày 08/06/2011.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, tiền thân là Nhà máy đường Lam
Sơn. Ngày 12 tháng 01 năm 1980: Thủ tướng Chính Phủ ký quyết định số
24/TTg phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng Nhà máy đường Lam Sơn.
Công suất 1.500 tấn mía/ngày, thiết bị và công nghệ của hãng FCB Cộng hòa
Pháp cung cấp. Nhằm khai thác tiềm năng đất đai, phủ xanh đất trống đồi trọc
và lực lượng lao động ở khu vực miền Tây Thanh Hóa, giải quyết tình trạng
thiếu đường trong cả nước. Địa điểm xây dựng tại xã Thọ Xương (nay là Thị
trấn Lam Sơn), huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
4
• Ngày 31/ 03/ 1980: Bộ trưởng bộ Lương thực Thực phẩm (nay là Bộ
Nông nghiệp và PTNT) ký quyết định số 488 LT-TP/KTCB thành lập
Ban kiến thiết Nhà máy đường Lam Sơn.
• Ngày 14 / 03/ 1981: Thủ tướng Chính Phủ ký quyết định số 61/TTg
khởi công xây dựng nhà máy và đưa công trình vào danh mục trọng
điểm cấp Nhà nước.
• Ngày 28 / 04/1984: Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Thực phẩm (nay là Bộ
nông nghiệp và PTNT) ký quyết định số 24/CNTP-TCCB thành lập
Nhà máy đường Lam Sơn.
• Sau hơn 5 năm xây dựng, ngày 02/11/1986 hoàn thành xây dựng nhà
máy đi vào sản xuất vụ đầu tiên.
• Ngày 08/01/1994: Bộ NN&PTNT ký quyết định số 14 NN-TCCB đổi
tên Nhà máy đường Lam Sơn thành Công ty đường Lam Sơn.
• Ngày 06/12/1999: Thủ tưởng Chính Phủ ký quyết định số 1133/QĐ-
TTg chuyển Công ty đường Lam Sơn thành Công ty cổ phần mía đường Lam
Sơn.
• Năm 2003, công ty đã đầu tư 160 tỷ đồng xây dựng nhà máy cồn số 2
với công suất 25 triệu lít/năm, đã đi vào hoạt động năm 2004.
• Cuối năm 2004, công ty đầu tư nhà máy chế biến sữa với công suất lên

tới 100000 tấn.
• Năm 2011, công ty đã thành lập 3 công ty cổ phần và 3 xí nghiệp nhằm
triển khai từng phương án phát triển vùng nguyên liệu. Kết quả đạt được là
cong ty đã xây dựng được vùng nguyên liệu rộng hơn 15300 ha.
• Đến 8/3/2012, sau 2 năm thực hiện nâng cấp công ty đã đưa dây
chuyền nâng cấp nhà máy đường số 2 lên để tăng công suất từ 4000TMN lên
7500TMN vào hoạt động.
LASUCO đang hướng tới hình thành một tập đoàn kinh tế lớn mạnh,
mở rộng sản xuất,đa dạng hóa sản phẩm và ngành nghề kinh doanh. Các sản
phẩm chính là Mía - Đường - Cồn - Điện
5
1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty mía đường Lam Sơn có định hướng phát triển thành một tập
đoàn công – nông nghiệp – dịch vụ - thương mại và bất động sản. Hiện công
ty góp vốn vào 2 công ty liên kết và có cổ phần chi phối tại 7 công ty con.
Sơ đồ tổ chức công ty như sau:
6
Đại HĐ cổ đông
Hội đồng quản trị
Văn phòng HĐQT
Tổng giám đốc
Phó TGĐ
phụ trách
giáo dục đào
tạo
Phó TGĐ
phụ trách sản
xuất
Phó tổng
giám đốc phụ

trách thường
trực
Phó tổng
giám đốc phụ
trách nguyên
liệu mía
Đội
môi
trường
Phòng
bảo vệ
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Phòng
kiểm
soát
chất
lượng
Phòng
công
nghệ
thông
tin
Phòng
kinh
doanh
Phòng

quản
lý kho
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
kế
hoạch
kỹ
thuật
Trung
tâm
công
nghệ
cao
Chi
nhánh

Nội
T.tâm
văn
hóa
thể
thao
Trạm


nghiệp

cơ khí
Tổ tự
động
hóa
Nhà
máy
đường
số 2
Nhà
máy
đường
số 1
Phòng
nguyên
liệu
Nhà máy cồn số 2
BKS
1.4. Kết quả kinh doanh những năm gần đây
Bảng 1: Kết quả kinh doanh những năm gần đây của công ty
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Tổng tài sản 913.700 989.290 867.306 997.928
Vốn chủ sở hữu 477.774 595.656 544.996 671.638
Trong đó: Vốn điều lệ 260.000 300.000 300.000 300.000
Doanh thu thuần 835.864 951.894 1.131.769 1.099.579
Lợi nhuận gộp về bán hàng 164.280 172.203 209.188 227.418
Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 88.823 125.127 89.973 212.069
Lợi nhuận trước thuế 72.811 116.507 93.698 211.982
Lợi nhuận sau thuế 63.408 87.516 72.921 163.319
Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức Bằng CP 67,89% 60,70% 46,6%

Tỷ lệ cổ tức trên vốn điều lệ 10:1 20% 15% 25%
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty mía đường Lam Sơn)
Bảng 2. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2012
(ĐVT: Đồng)
Chỉ tiêu
Thực hiện
năm 2011
Năm 2012
So sánh thực
hiện năm 2012
Kế hoạch Thực hiện
Kế
hoạch
năm
2012
Thực
hiện
năm
2011
Doanh thu có thuế 1.661.116.961 2.300.000.000 1.512.693.088 66% 91%
Doanh thu thuần 1.578.221.832 2.183.766.000 1.436.046.495 66% 91%
Lợi nhuận trước thuế 500.777.333 300.000.000 40.349.064 13% 8%
Lợi nhuận sau thuế 409.005.366 225.000.000 34.504.721 15% 8%
Thuế và các khoản
phải nộp nhà nước
201.771.339 200.000.000 64.399.284 32% 32%
Vốn đầu tư (Tỷ đồng) 500 – 600 436 73%
( Nguồn Báo cáo tài chính công ty mía đường 2012)
Năm 2012 trong bối cảnh khó khăn chung ngập tràn ấy, LASUCO đã
dành được những thành quả đáng khích lệ, đánh những dấu mốc quan trọng

không chỉ cho trước mắt mà còn có tính chiến lược, tạo cơ sở cho sự phát
7
triển bền vững ổn định, lâu dài trong quá trình cạnh tranh hội nhập quốc tế và
khu vực trong tương lai. Đó là:
Thứ nhất, hoàn thành đầu tư xây dựng 2 dự án lớn bằng 70% vốn tự
có, đưa vào sản xuất kinh doanh bước đầu đã phát huy hiệu quả:
+ Dự án mở rộng, nâng công suất đổi mới công nghệ nhà máy đường số
2 từ 4.000 TMN lên 8.000 TMN, đã đưa tổng công suất của LASUCO lên
10.500TMN, lên vị trí hàng đầu của cả nước về công suất chế biến đường tinh
luyện với công nghệ tiên tiến và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đường tinh
luyện của thị trường.
+ Dự án nhiệt điện 12,5MW/h – Theo chương trình năng lượng tái tạo
của quốc gia, vừa tận dụng nguồn bã thải để phát điện, tiết kiệm và chủ động
năng lượng cho sản xuất và sinh hoạt, vừa giải quyết vấn đề môi trường sạch,
mỗi năm tăng thêm trên dưới 100 triệu KW/h điện cho mạng lưới Quốc gia,
tăng thêm nguồn thu nhập cho doanh nghiệp.
Thứ hai, vùng nguyên liệu mía được mở rộng thêm 2.000ha sản lượng
mía tăng 60%, sản xuất đường tăng 22%, cồn tăng 79% so với năm trước.
Dấu ấn đậm nét trong năm 2012 mở ra một chương mới sau chặng
đường một phần ba thế kỷ xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu của Lam
Sơn – Xây dựng và đưa vào hoạt động thành công bước đầu các doanh nghiệp
cổ phần nông công nghiệp chuyên canh mía đường cấp huyện và xã, tại các
huyện trọng điểm vùng mía đường Lam Sơn: 2 Công ty cổ phần đầu tư phát
triển thuộc 2 huyện nghèo (30.a) là: Lam Sơn – Bá Thước và Lam Sơn – Như
Xuân, tuy mới chỉ sau 1 năm đi vào hoạt động đã đạt 2.665ha mía, chiếm
15,6% diện tích toàn vùng. Triển vọng trong vài năm tới sẽ đáp ứng từ 45-
50% nguồn nguyên liệu mía cho công suất chế biến của các nhà máy
LASUCO.
Mô hình Công ty Cổ phần CNN Lam Sơn – Vân Sơn là mẫu hình hợp
tác liên kết với địa phương, nông dân góp cổ phần bằng quyền sử dụng đất

xây dựng cánh đồng mẫu lớn, áp dụng cơ giới hóa, tưới nước và các giải pháp
8
sinh học tăng năng suất và chất lượng mía đạt hiệu quả cao, đã và đang mở ra
sức hấp dẫn mới đối với nông dân trồng mía trong vùng.
Các xí nghiệp nguyên liệu: Xuân Phú, Nguyệt Ấn, Kiên Thọ tuy mới
đi vào hoạt động 2 năm qua đã chứng minh tính ưu việt – giúp nông dân từ bỏ
được các khâu trung gian, trực tiếp quan hệ với nhà máy, yên tâm tập trung
đầu tư, giảm các chi phí không cần thiết, dồn điền, đổi thửa, mở rộng.
9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI
CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN VỀ VẤN ĐỀ THAM VẤN TÂM LÝ
2.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện.
2.1.1. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu vấn đề này em sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Đây là những phương pháp rất quan trọng, qua việc đọc, tìm hiểu tài
liệu, nghiên cứu sách, báo và các nguồn thông tin trên Internet có liên quan
đến vấn đề tham vấn tâm lý cho người lao động, tìm hiểu về lịch sử hình
thành và phát triển của công ty mía đường Lam Sơn Thanh Hóa
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp quan sát.
Sử dụng phương pháp quan sát tự nhiên, quan sát trong các hoạt động,
các quan hệ để quan sát cách thức giao tiếp ứng xử của các cán bộ công
chức nơi công sở, bầu không khí tâm lý thoải mái hay không thoải mái trong
quá trình làm việc.
+ Phương pháp điều tra
Đây là phưng pháp cơ bản, bằng việc xây dựng phiếu câu hỏi điều tra
nhằm thu thập các thông tin liên quan đến thái độ của người lao động về tham
vấn tâm lý trong công ty.
+ Phương pháp đàm thoại

Đây là phương pháp bổ trợ, thông qua trò chuyện trao đổi với các cán
bộ, công chức để tìm hiểu, thu tập thêm những thông tin về nhận thức, thái độ
hài lòng hay không hài lòng của người lao động về tham vấn tâm lý trong
công ty, nhằm bổ sung cho kết quả nghiên cứu được khách quan.
+ Phương pháp xử lý toán học.
Sử dụng các phương pháp thống kê toán học xử lý các thông tin đã thu
thập được, trên cơ sở đó làm cơ sở cho việc đưa ra những nhận xét về vấn đề
nghiên cứu.Cụ thể trong bài khóa luận này em sẽ sử dụng các phương pháp
như: Phương pháp tính trung bình cộng và phương pháp tính %.
10
2.1.2. Qui trình thực hiện.
Thang, các tiêu chí đánh giá và cách xử lý số liệu.
- Đánh giá thái độ của người lao động về mức độ quan trọng của các nội
dung tham vấn tâm lý và mức độ quan trọng với các hình thức tham vấn tâm
lý trong công ty.
+ Cách cho điểm
Khách thể chọn phương án rất quan trọng tương ứng với 4 điểm.
Khách thể chọn phương án quan trọng tương ứng với 3 điểm
Khách thể chọn phương án ít quan trọng tương ứng với 2 điểm.
Khách thể chọn phương án không quan trọng tương ứng 1 điểm
+ Thang đánh giá
X
trong khoảng 3.0→ 4.0 rất quan trọng
X
trong khoảng từ 2.0→ 2,99 quan trọng bình thường
X
trong khoảng từ 1.0→ 1.99 ít quan trọng.
X
trong khoảng < 1.0 không quan trọng
2.2. Kết quả đạt được.

2.2.1. Một số khái niệm liên quan.
2.2.1.1. Khái niệm thái độ
Từ khi khái niệm thái độ được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1918, cùng
với rất nhiều nghiên cứu khác nhau về thái độ, thì đồng thời cũng xuất hiện
những định nghĩa khác nhau của các nhà tâm lý học về thái độ.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về thái độ:
Năm 1918 hai nhà tâm lý học người Mỹ là W.I.Thomas và F.Znaniecki cho
rằng: “Thái độ là định hướng chủ quan của cá nhân có hành động hay không
hành động khác mà được xã hội chấp nhận”. Hai ông cũng cho rằng: “Thái độ
là trạng thái tinh thần của cá nhân đối với một giá trị”.Như vậy,W.I.Thomas
và F.Znaniecki đã đồng nhất thái độ với định hướng giá trị của cá nhân.
Năm 1935, G.W. Allport – nhà tâm lý học Mỹ, đã định nghĩa “ Thái độ
là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh, được tổ chức thông qua
kinh nghiệm, điều chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động đến các phản ứng của
cá nhân với tất cả khách thể và tình huống mà nó quan hệ”, “thái độ là xu
11
hướng phản ứng của một người theo cách có lợi hoặc bất lợi với các đối
tượng và tình huống mà người đó gặp phải”. Ông nhấn mạnh điều kiện ứng
xử khi ông định nghĩa “thái độ là trạng thái suy nghĩ hay thần kinh của
sự phản ứng có ảnh hưởng điều khiển hoặc tạo động cơ thúc đẩy ứng xử và
được cấu trúc qua kinh nghiệm”. Tổng kết 17 định nghĩa về thái độ, Allport
đã rút ra 5 đặc điểm của thái độ như sau: Thái độ là trạng thái tinh thần và hệ
thần kinh; thái độ là sự sẵn sàng phản ứng; thái độ là trạng thái có tổ chức;
thái độ được hình thành trên kinh nghiệm của quá khứ; thái độ là điều khiển
ảnh hưởng tới hành vi.
Định nghĩa này được nhiều nhà TLH thừa nhận vì nó trả lời khá rõ các
câu hỏi cơ bản như: Thái độ là gì? Nguồn gốc của thái độ? Vai trò và chức
năng của thái độ? Tuy nhiên, tác giả lại không đả động gì đến vai trò của môi
trường xã hội, nhu cầu, động cơ trong quá trình hình thành thái độ.
Sau này, nhà tâm lý học T.M.Newcom cũng đưa ra một định nghĩa

tương tự như định nghĩa của Allport. Ông cho rằng: “Thái độ chính là một
thiên hướng hành động, tư duy nhận thức, cảm nhận của cá nhân tới một đối
tượng hay sự việc có liên quan”
Vào năm 1964, nhà tâm lý học nhân cách người Mỹ là J.P.Guilford
đã đưa ra một định nghĩa về “thái độ”, dựa trên quan niệm cho rằng nhân cách
bao gồm bảy khía cạnh tạo nên một cấu trúc độc đáo. Bảy khía cạnh đó là:
Năng lực, khí chất, giải phẫu, hình thái, nhu cầu, hứng thú và thái độ.
Và ông đã định nghĩa: “Thái độ là những cử chỉ, phong thái, ý nghĩ liên quan
đến những hoàn cảnh xã hội”, không chỉ một mình Guilford, mà hầu như tất
cả các tác giả viết về tâm lý học nhân cách đều coi “thái độ” như là một thuộc
tính của nhân cách.
V.N.Miaxise - một nhà tâm lý học Xô Viết, đã cho rằng “Thái độ
là điều kiện khái quát bên trong của hệ thống các hành vi của con người …”.
Còn A.Kossakowski và J.Lompcher, vào năm 1975 cũng định nghĩa:
“Thái độ là thuộc tính tâm lý, bao gồm niềm tin, lý tưởng, hứng thú, thái độ
xã hội”. Trước A.Kossakowski và J.Lompcher, vào năm 1935, H.Fillmore đã
12
đưa ra một định nghĩa mới về thái độ: “Thái độ là sự sẵn sằng phản ứng tích
cực hay tiêu cực đối với một đối tượng hay một biểu tượng trong môi
trường”. Fillmore còn khẳng định “thái độ là sự định hướng của cá nhân tới
các khía cạnh khác nhau của môi trường, và thái độ là một cấu trúc mang tính
động cơ”.
Năm 1971, một nhà tâm lý học người Mỹ là H.C.Triandis đã đưa
một định nghĩa khác về thái độ. Ông cho rằng: “Thái độ là những tư tưởng
được tạo nên bởi các xúc cảm, tình cảm. Nó gây tác động đến hành vi nhất
định, ở một giai cấp nhất định, trong những tình huống xã hội nhất định.
Thái độ của con người bao gồm những điều mà họ cảm thấy và suy
nghĩ về đối tượng,cũng như cách sử sự của họ đối với đối tượng đó".
R.Marten khi phân tích định nghĩa của Allport và định nghĩa của
Triandis đã đưa ra một định nghĩa: “Thái độ là xu hướng thường xuyên đối

với các tình huống xã hội, nó biểu thị sự thống nhất của ý nghĩ (nhận thức)
xúc cảm và hành vi. Thái độ của con người có mối quan hệ chặt chẽ với hành
vi vì thái độ được xác định bởi tính thống nhất bên trong của nó”.
Còn gần đây, James.W. Kalat đưa ra định nghĩa: “Thái độ là sự thích
hay không thích một sự vật hoặc một người nào đó của cá nhân, từ đó có ảnh
hưởng tới hành vi của anh ta khi ứng xử với sự vật hay con người đó”. Nhà
tâm lý học John Traven cũng định nghĩa: “Thái độ là cách cảm xúc, tư duy và
hành động tương đối lâu dài đối với sự việc hay con người đó”
Trong khi đó, khi nghiên cứu về thái độ, một nhà tâm lý học Xô Viết
không sử dụng khái niệm “thái độ” mà dùng thuật ngữ tương đương là “tâm
thế” khi giải thích hành vi của con người, mà điển hình là Uznatze với “thuyết
tâm thế”. Uznatze cho rằng “thái độ không phải là một nội dung cục bộ của
ý thức, không phải là nội dung tâm lý bị tách rời, đối lập lại với các trạng thái
tâm lý khác của ý thức và ở trong mối quan hệ qua lại với nó, mà nó là một
trạng thái toàn vẹn, xác định của chủ thể… Tính khuynh hướng năng động
mà tâm thế là một yếu tố toàn vẹn theo một khuynh hướng nhất định nhằm một
tính năng động nhất định. Đó là sự phản ánh cơ bản, đầu tiên đối với tác động
13
của tình huống, mà trong đó, chủ thể phải đặt ra và giải quyết nhiệm vụ”. Còn
các nhà tâm lý học xã hội Lêningrat (Liên Xô cũ) lại quan niệm “thái độ
là những cơ cấu tâm lý sẵn có, định hướng cho sự ứng phó của cá nhân.”
Qua các ví dụ trên, ta thấy, hầu hết các định nghĩa đều giải thích “thái
độ” dưới góc độ chức năng của nó. Thái độ định hướng hành vi, ứng xử của
con người. Nó thúc đẩy, tăng cường tinh thần sẵn sàng của những hành vi,
phản ứng của con người tới đối tượng có liên quan. Tâm lý học nói chung
và tâm lý học Macxit nói riêng một cách cụ thể và chính xác, “cần phải chọn
tiêu chuẩn chức năng làm điểm tựa”.
Trong tâm lý học Macxit, đó là chức năng của thái độ trong hoạt động
hợp tác”. Trong tâm lý học xã hội Mỹ hiện đại, khi định nghĩa về thái độ, một
số tác giả thường đề cập nhiều đến khía cạnh nhận thức hơn là về mặt chức

năng của thái độ, như Davis Myers đã coi “thái độ” là “phản ứng có thiện chí
hay không thiện chí về một điều gì đó, hay một người nào đó, được thể hiện
trong niềm tin, cảm xúc hay hành vi có chủ định.
Hay như nhà tâm lý học W.J.Mc Guire thì định nghĩa rằng: “thái độ là
bất cứ sự thể hiện nào đó về mặt nhận thức, tổng kết sự đánh giá của chúng ta
về đối tượng của thái độ, về bản thân, về những người khác, về đồ vật, về
hành động, sự kiện hay tư tưởng”.
Những quan niệm về thái độ cũng được phản ánh trong quan điểm của
các nhà tâm lý học Việt Nam. Đó là quan niệm cho rằng “thái độ là một
bộ phận cấu thành, đồng thời là một thuộc tính cơ bản của ý thức” hay “thái
độ, về mặt cấu trúc, bao hàm cả mặt nhận thức, mặt xúc cảm và mặt hành vi.
Trong từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) thái độ được định nghĩa
là: “Cách nhìn nhận, hành động của cá nhân về một hướng nào đó trước một
vấn đề, một tình huống cần giải quyết. Đó là tổng thể những biểu hiện ra bên
ngoài của ý nghĩ, tình cảm của cá nhân đối với con người hay một sự việc
nào đó”.
Trong từ điển Anh-Việt, “thái độ được viết là “Attitude” và được định
nghĩa là “cách ứng xử, quan điểm của một cá nhân”.
14
Từ điển xã hội học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên cũng nhấn mạnh:
“tâm thế-thái độ-xã hội đã được củng cố, có cấu trúc phức tạp, bao gồm các
thành phần nhận thức, xúc cảm, hành vi”.
Còn trong từ điển các thuật ngữ Tâm lý và Phân tâm học xuất bản tại
New York năm 1996 thì lại cho rằng: “Thái độ là một trạng thái ổn định bền
vững, do tiếp thu được từ bên ngoài, hướng vào sự ứng xử một cách nhất
quán đối với một nhóm đối tượng nhất định, không phải như bản thân chúng
ra sao mà chúng được nhận thức ra sao. Một thái độ được nhận biết ở sự nhất
quán của những phản ứng đối với một nhóm đối tượng. Trạng thái sẵn sàng
có ảnh hưởng trực tiếp lên cảm xúc và hành động có liên quan đến đối
tượng”.

Như vậy, các từ điển khi định nghĩa về thái độ đều cho rằng đó
là “cách ứng xử của cá nhân đối với các tình huống, các vấn đề của xã hội”.
Nó được cấu thành rất phức tạp, với nhiều bộ phận hợp thành, cho dù cách
sử dụng từ ngữ khi định nghĩa về thái độ là khác nhau.
Tóm lại, đã có nhiều các định nghĩa khác nhau về thái độ. Tôi đã xem
xét, phân tích các định nghĩa đó, và cho rằng: Thái độ là những đánh giá bền
vững dương tính hoặc âm tính về con người, sự vật hiện tượng, thể hiện qua
các mặt nhận thức, tình cảm, hành vi đối với đối tượng nào đó.
2.2.1.2. Khái niệm tham vấn tâm lý
Ở nhiều nước trên thế giới, tham vấn (Counseling) là một thuật ngữ
quen thuộc với người dân, đặc biệt là đối với cán bộ làm việc trực tiếp (còn gọi
là cán bộ thực hành – Practitioner), các nhà đào tạo hay nghiên cứu về lĩnh vực
an sinh xã hội (Social Welfare), công tác xã hội (Social Work) hoặc sức khỏe
tâm thần (Mental Health)… Tuy nhiên, không ít các nhà nghiên cứu về vấn đề
này đều nhận định rằng hiện chưa có một định nghĩa thống nhất về tham vấn,
thậm chí nó còn được sử dụng ở nghĩa rất rộng và tạo ra những cách hiểu khác
nhau ở nhiều người. Dưới đây là một số khái niệm về tham vấn:
15
Carl Rogers đã mô tả tham vấn như là quá trình trợ giúp trong mối
quan hệ an toàn với nhà trị liệu, đối tượng tìm thấy sự thoải mái, chia sẻ và
chấp nhận những trải nghiệm đã từng bị chối bỏ để hướng tới sự thay đổi.
D.R. Riesman (1963) định nghĩa TVTL là một loại quan hệ XH nhằm
đạt đến một quá trình hỗ trợ, quá trình giáo dục và quá trình phát triển.
Theo C. Patterson (1967) thì TVTL là một loại quan hệ XH, trong mối
quan hệ này, nhà tham vấn đưa ra điều kiện hoặc không khí tâm lý nhất định,
nhằm làm cho đối tượng được tham vấn thay đổi, tự lựa chọn và giải quyết
vấn đề của chính mình, đồng thời hình thành nên một cá tính độc lập có trách
nhiệm, từ đó trở thành một người tốt, một thành viên tốt của XH”.
Trong bài viết “What is Counseling” năm 1981 của Hiệp hội Tư vấn
Hoa Kỳ (American Counseling Association) đã định nghĩa: “Tham vấn là một

quá trình tương tác mang tính hướng dẫn và khuyên dạy giữa người giúp đỡ
và một hay một số người cần được giúp đỡ (thân chủ) từ đó giúp con người
phát triển tối ưu”.
Rogers Jenny trong cuốn Caring for people USA, 1990, cho rằng: tham
vấn là hoạt động nhằm giúp đỡ con người tự giúp chính họ, hoạt động này
giúp đối tượng (người cần được tham vấn) nâng cao khả năng tự tìm giải
pháp, đối phó với vấn đề và thực hiện tốt chức năng của mình trong cuộc
sống.
J. Mielke (1999) định nghĩa tham vấn là một quá trình, một mối quan
hệ nhằm giúp đỡ thân chủ cải thiện cuộc sống của họ bằng cách khai thác,
nhận thức và thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của thân chủ.
Ở Việt Nam, tham vấn mặc dù mới được xuất hiện trong thời gian gần
đây, nhưng với nỗ lực nhằm phát triển loại hình hoạt động này trên cả bình
diện lý luận và thực tiễn, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra một số
khái niệm về tham vấn như sau:
- Trong từ điển TLH, tác giả Nguyễn Khắc Viện viết: “Tham vấn là quá
trình các chuyên gia tâm lý chẩn đoán, tìm hiểu căn nguyên và thiết lập cách
xử lý đối với những trẻ em có vấn đề tâm lý”. Ở đây, khái niệm tham vấn
16
được nhìn nhận thiên về góc độ y học và giới hạn chủ yếu chỉ cho những trẻ
em có vấn đề tâm lý.
- Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai, “Tham vấn là một hoạt động mà nhà
chuyên môn, bằng kiến thức hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp của mình, thấu
hiểu những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của đối tượng (cá nhân, gia đình,
nhóm), giúp họ khai thác nguồn lực, tiềm năng cho quá trình giải quyết vấn
đề của mình”.
- PGS.TS. Trần Thị Minh Đức định nghĩa tham vấn là một quá trình
tương tác giữa nhà tham vấn – người có chuyên môn và kỹ năng tham vấn –
với thân chủ (còn được gọi là khách hàng) – người đang có vấn đề khó khăn
về tâm lý cần được giúp đỡ. Thông qua sự trao đổi, chia sẻ thân mật, tâm tình

(dựa trên những nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp),
thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm lấy tiềm năng bản thân để
giải quyết vấn đề của chính mình.
Từ những định nghĩa khác nhau về TVTL đã trình bày ở trên, chúng tôi
rút ra định nghĩa chung làm khái niệm công cụ để tiến hành nghiên cứu như
sau: “TVTL là một quá trình phát triển, trong đó người tham vấn cung cấp
cho khách hàng sự hướng dẫn, động viên, khuyến khích, sự thách thức và
nguồn cảm hứng để họ giải quyết vấn đề của cá nhân, nhằm đạt được mục
đích đề ra và tự nhận ra bản thân họ”. Hay nói cách khác, “TVTL là quá
trình tạo khả năng cho một người để họ có thể phân tích được vấn đề và có
được quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của họ”.
2.2.1.3. Khái niệm người lao động
Theo Bộ luật lao động, người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có
khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.
2.2.1.4. Thái độ của người lao động về tham vấn tâm lý
Trong cuộc sống mỗi con người đều có rất nhiều nhu cầu khác nhau, từ
nhu cầu cơ bản nhất (ăn, mặc, ở…) đến những nhu cầu cao hơn (được tôn
trọng, được thể hiện…). Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của cá nhân càng
tăng, trong khi đó khả năng của con người là có giới hạn, do đó nếu có nhiều
17
nhu cầu của cá nhân không được thỏa mãn sẽ dẫn tới stress, lo âu… Vì vậy
xuất hiện nhu cầu TVTL. Nhu cầu này chỉ được giải quyết khi có sự trợ giúp
của nhà tham vấn được đào tạo đầy đủ về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
Như vậy có thể thấy nhu cầu tham vấn là nhu cầu mong muốn được những
nhà tham vấn giúp đỡ, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, bế tắc trong cuộc
sống mà chính bản thân cá nhân không tự mình giải quyết được.
Người lao động bày tỏ thái độ của mình đối với hoạt động tham vấn
tâm lý trong doanh nghiệp thông qua cách thức họ tham gia tham vấn như thế
nào, tuy nhiên có thể khái quát rằng người lao động bày tỏ thái độ cụ thể qua
mấy vấn đề sau đây:

- Sự ủng hộ hay không ủng hộ họat động tham vấn tâm lý trong doanh
nghiệp
- Họ có mong đợi được hưởng các dịch vụ tư vấn trong doanh nghiệp
của mình hay không ?
- Họ nhận định như thế nào về đội ngũ chuyên viên tham vấn
- Mức độ tin cậy của họ vào các dịch vụ tham vấn tâm lý trong doanh
nghiệp…
2.2.2. Thực trạng thái độ của người lao động tại công ty mía đường Lam
Sơn về tham vấn tâm lý
2.2.1.1. Nhận thức của người lao lao động về vấn đề tham vấn tâm lý tại công
ty mía đường Lam Sơn Thanh Hóa.
a. Hiểu biết về tham vấn tâm lý
Để có thể đánh giá hiểu biết của người lao đông trong công ty về các
vấn đề tâm lý-xã hội, tôi khảo sát tìm hiểu nhận định của họ về tham vấn tâm
lý thông qua câu hỏi 1, kết quả thu được thể hiện theo bảng dưới đây:
Bảng 3. Nhận thức của người lao động trong công ty về tham vấn tâm lý
STT Khái niệm tham vấn tâm lý
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
1 Là cuộc nói chuyện giữa một chuyên gia tâm lý với 1 cá
nhân nhằm chia sẻ tâm tư của cá nhân đó và giải tỏa nỗi
44 27.8
18
bức xúc trong tâm lý
2 Là nhà tham vấn đưa ra ra lời khuyên nhằm giải quyết
khó khăn cho cá nhân đang có vấn đề tâm lý
28 17.7
3 Là sự trao đổi giữa nhà tham vấn và cá nhân nhằm đưa ra

giải pháp tốt nhất
72 45.6
4 Là quá trình nhà tham vấn cung cấp cho khách hàng sự
hướng dẫn, động viên, khuyến khích, sự thách thức và
nguồn cảm hứng để họ giải quyết vấn đề của cá nhân,
nhằm đạt được mục đích đề ra và tự nhận ra bản thân họ.
14 8.9
Tham vấn tâm lý là một cách thức rất hiệu quả trong chăm sóc đời sống
tinh thần người lao động. Tuy nhiên, để có một định nghĩa chính xác, hoàn
toàn đầy đủ về tham vấn tâm lý là một câu trả lời không đơn giản. Theo kết
quả khảo sát ở bảng 3, có 45.6% người lao động nhận thức rằng, tham vấn
tâm lý là một cuộc trò chuyện và trao đổi của con người và sau đó cho những
lời khuyên cụ thể và có đến 27.8% người lao động cho rằng tham vấn tâm lý
là cuộc trò chuyện giữa chuyên gia và con người cụ thể như những cuộc trò
chuyện thông thường. Tương tự như vậy với quan niệm cho rằng tham vấn
tâm lý là sự trao đổi, nhằm tìm ra giải pháp cho nhân sự có đến 17.7% người
lao động lựa chọn. Cá biệt, chỉ có 8.9% người lao động cho rằng tham vấn
tâm lý là một quá trình tác động của chuyên gia tâm lý đến nhận thức của
nhân sự, làm thay đổi nhận thức sai lệch và thay đổi hành vi của nhân sự. Như
vậy có thể nhận xét rằng, người lao động ở Công ty chưa thật sự hiểu biết cặn
kẻ về hoạt động tư vấn tâm lý, họ vẫn có suy nghĩ rằng tư vấn nghĩa là đưa ra
giải pháp, là cho những lời khuyên bổ ích hoặc chỉ là cuộc trò chuyện để giải
trí mà thôi.
b. Nhận thức về vai trò của tham vấn tâm lý trong công ty
Để có thể đánh giá nhận thức của người lao động về vai trò của nhà
tham vấn tâm lý, tôi thực hiện điều tra thông qua câu hỏi số 3 (phần phụ lục),
kết quả thu được ở bảng 4 như sau:
19
Bảng 4. Nhận thức của người lao động về vai trò của tham vấn trong
công ty

STT Vai trò của tham vấn trong công ty
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
1 Nhằm hòa giải mọi xung đột trong công ty 12 7.6
2 Nhằm giải đáp cho người lao động những thắc mắc về
tình yêu-giới tính-hôn nhân-gia đình
58 36.7
3 Nhằm giúp chủ doanh nghiệp và người lao động trong
công ty tìm được tiếng nói chung
8 5.1
4 Nhằm giúp chủ doanh nghiệp hiểu được những khó khăn
của người lao động, thông cảm và chia sẻ cùng họ
25 15.8
5 Nhằm thay mặt công đoàn chăm sóc đời sống tinh thần
của người lao động trong công ty
11 6.9
6 Nhằm chia sẻ và thấu hiểu những khó khăn của người
lao động
18 11.4
7 Nhằm giúp người lao động tìm ra giải pháp khắc phục
khó khăn trong tâm lý
85 53.8
Theo kết quả ở bảng 4, với tỷ lệ cao nhất 53,8% người lao động cho
rằng tham vấn tâm lý nhằm giúp người lao động tìm ra giải pháp khắc phục
khó khăn trong tâm lý. Bên cạnh đó, tham vấn tâm lý còn giúp giải đáp thắc
mắc về tình yêu – giới tính – hôn nhân (36.7%), giúp chủ doanh nghiệp hiểu
được những khó khăn của người lao động, thông cảm và chia sẻ cùng họ
(15.8%), nhằm chia sẻ và thấu hiểu những khó khăn của người lao động

(11.4%), giúp hòa giải mọi xung đột trong công ty (7.6%), giúp thay mặt công
đoàn chăm sóc cho người lao động (6.9%), và giúp chủ doanh nghiệp và
người lao động trong công ty tìm được tiếng nói chung.
Kết quả ở bảng trên cho thấy người lao động cho rằng tham vấn tâm lý
mang lại rất nhiều giá trị cho con người trong quá trình lao động cũng như
trong cuộc sống. về bản chất họ cũng nhận thức được phần nào vai trò của
tham vấn tâm lý trong công ty, tuy nhiên những hiểu biết của họ hầu như chỉ
20
lấy từ kinh nghiệm sống của bản thân, chưa thực sự được trải nghiệm nhiều
quá trình tham vấn để đưa ra câu trả lời.
c. Nhận thức về thực trạng chuyên viên tham vấn hiện nay
Để đánh giá nhận thức của người lao động trong công ty về thực trạng
chuyên viên tham vấn tâm lý hiện nay, tôi thực hiện điều tra thông qua câu
hỏi số 4 (phần phụ lục), kết quả thể hiện qua bảng 5 dưới đây:
Bảng 5. Nhận thức của người lao động trong công ty về thực trạng
chuyên viên tham vấn trong xã hội hiện nay
STT Thực trạng chuyên viên tham vấn tâm lý hiện nay
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
1 Chuyên viên tham vân thường ít được đào tạo
chuyên nghiệp
70 44.3
2 Chuyên viên tham vấn giỏi, nhiều kinh nghiệm, đáp
ứng nhu cầu của mọi người
36 22.8
3 Chuyên viên tham vấn chưa đủ phẩm chất về các yêu
cầu nghề nghiệp
32 20.3

4 Chuyên viên tham vấn tâm lý chỉ đưa ra lời khuyên
vớ vẩn
11 6.9
5 Mỗi chuyên viên tham vấn đều có giới hạn riêng,
không thể đánh giá được
09 5.7
Tiếp theo là đánh giá của người lao động về thực trạng tham vấn tâm lý
hiện nay ở bảng 5, khi được hỏi về thực trạng chuyên viên tham vấn tâm lý
hiện nay, phần lớn người lao động cho rằng chuyên viên tham vấn tâm lý
chưa thực sự đảm bảo về mặt đạo đức và năng lực, cụ thể:
Về đạo đức: 20.3% người lao động cho rằng viên tham vấn tâm lý chưa
đủ phẩm chất về các yêu cầu nghề nghiệp, tương ứng với chuyên viên tham
vấn chỉ đưa ra lời khuyên vớ vẩn 6.9%. Sở dĩ người lao động cho rằng như
trên là vì công tác tham vấn ở nước ta hiện nay là chưa phổ biến, cho nên vai
trò của nhà tham vấn tâm lý thật sự trong xã hội chưa được mọi người hiểu
biết rõ ràng và chưa có quan điểm đúng đắn.
21
Về mặt năng lực: 44.3% người lao động cho rằng chuyên viên tham
vấn tâm lý thường ít được đào tạo chuyên nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu vì
đào tạo chuyên viên tham vấn tâm lý tại các cơ sở giáo dục, trung tâm xã hội
chưa được rộng rãi, nó còn khá mới mẻ, vì vậy người lao động còn chưa đánh
giá cao năng lực của chuyên viên tham vấn hiện nay.
Tuy nhiên cũng có một tỷ lệ nhỏ người lao động hài lòng với năng lực
và phẩm chất của chuyên viên tham vấn: 22.8% người lao động cho rằng
chuyên viên tham vấn tâm lý giỏi, nhiều kinh nghiệm, đáp ứng nhu cầu của
mọi người và 5.7% người lao động cho rằng mỗi chuyên viên tham vấn tâm lý
đều có giới hạn riêng, không thể đánh giá được.
Nhìn chung người lao động đánh giá không cao về năng lực và phẩm
chất của chuyên viên tham vấn tâm lý (44.3% và 20.3%).
2.2.1.2. Nội dung tham vấn tâm lý của người lao động tại công ty mía đường

Lam Sơn Thanh Hóa.
Những nội dung tham vấn tâm lý trong công ty cần có được tôi khai
thác qua câu hỏi số 7, kết quả thể hiện qua các tổng hợp trong những bảng
dưới đây:
Bảng 6. Nội dung tham vấn tâm lý trong công ty
Nội
dung
tham
Rất quan
trọng
Quan trọng
Ít quan
trọng
Không quan
trọng

X
TB
Số
lượng
Số
điểm
Số
lượng
Số
điểm
Số
lượng
Số
điểm

Số
lượng
Số
điểm
Vấn đề
mất cân
bằng tâm
lý trong
đời sống
cá nhân
người
lao động
87 348 38 114 31 62 2 2 526 3.33 2
Vấn đề
xung đột,
45 180 44 132 22 44 47 47 403 2.55 3
22
mất đoàn
kết nội
bộ trong
công ty.
Vấn đề
stress
trong
quá trình
lao động
92 368 45 135 10 20 11 11 534 3.38 1
Vấn đề
về mối
quan hệ

không
thuận lợi
giữa
Lãnh đạo
– Nhân
viên
41 164 25 75 37 74 55 55 368 2.33 4
Vấn đề
tăng
doanh
thu của
công ty
12 48 16 48 56 112 74 74 282 1.78 5

X
2.67
Nhìn chung thái độ của người lao động đối với các nội dung tham vấn
tâm lý trong tại công ty ở mức bình thường với
X
= 2.67
Theo kết quả bảng 6 ta thấy, người lao động ở công ty cho rằng nội
dung tham vấn tâm lý trong công ty quan trọng nhất là vấn đề stress trong quá
trình làm lao động với
X
=3.38 và 92/158 ý kiến của người lao động cho rằng
rất quan trọng, 45/158 ý kiến cho rằng quan trọng, tiếp theo đó là vấn đề mất
cân bằng trong đời sống cá nhân người lao động với
X
= 3.33 và 87/158 ý
kiến cho rằng rất quan trọng và 38/158 ý kiến cho rằng quan trọng. Bên cạnh

23
đó phần lớn người lao động cho rằng tham vấn tâm lý không thuộc nội dung
giúp cho công ty tăng thêm nguồn doanh thu với
X
chỉ = 1.78 và 74/158 ý
kiến cho rằng không cần thiết, 56/158 ý kiến cho rằng ít cần thiết.
Qua kết quả ở bảng 6 đã phản ánh phần nào những vấn đề mà người lao
động trong công ty đang gặp phải như: stress, mất cân bằng tâm lý, quan hệ
không thuận lợi dẫn đến xung đột trong công ty… Vì thế cho nên người lao
động mong muốn được tham vấn tâm lý thiên về những nội dung này.
Bảng 7. Hình thức tham vấn tâm lý trong doanh nghiệp
Các hình
thức tham
vấn tâm lý
Rất quan
trọng
Quan trọng
Ít quan
trọng
Không quan
trọng

X
TB
Số
lượng
Số
điểm
Số
lượng

Số
điểm
Số
lượng
Số
điểm
Số
lượng
Số
điểm
Tham vấn
qua điện
thoại
55 220 65 195 21 42 17 17 474 3.0
Tham vấn
trực tiếp
tại phòng
tư vấn tại
công ty
hoặc đến
phòng tư
vấn riêng
83 332 39 117 20 40 16 16 506 3.19
Tham vấn
qua báo
đài
5 20 45 135 46 92 62 62 309 1.95
Tham vấn
qua hộp thư
13 52 49 147 23 46 73 73 318 2.01

Tham vấn
tại một nơi
yên tĩnh có
thể vừa
tham vấn
vừa thư
66 264 56 168 29 58 7 7 497 3.15
24

×