MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Đất nước ta đã trải qua hơn nửa thế kỷ đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ
quốc, đã biết bao nhiêu người đã hy sinh xương máu, công sức để có được cuộc
sống hoà bình, hạnh phúc cho dân tộc như ngày hôm nay. Toàn thể dân tộc ta chiến
đấu với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do như Bác Hồ đã dạy”. Cuộc
chiến tranh do bọn đế quốc và các thế lực phản động gây ra đã để lại 57 vạn thương
binh, trên 75 vạn thân nhân và 1,2 triệu liệt sỹ, hơn 30 vạn mất tích, hầu hết là
những Đảng viên cộng sản và Đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, trên 2
vạn người bị bắt tù đày, tra tấn dã man, gần 2 triệu dân thường bị giết hại, 2 triệu
người bị nhiễm chất độc hoá học, khoảng 5 vạn trẻ em bị dị dạng, tật nguyền suốt
đời.Chung tay góp sức xây dựng nước nhà, trong cuộc đấu tranh giành độc lập của
dân tộc, tỉnh Thanh Hóa đã bao lần tiễn những người con yêu dấu của mình lên
đường làm nghĩa vụ quân sự, giành độc lập, tự do, bảo vệ Tổ Quốc và làm nghĩa vụ
quốc tế cao cả, hàng chục vạn người con của Thanh Hóa đã chiến đấu anh dũng, hy
sinh hay để lại một phần cơ thể trên khắp các chiến trường của Tổ Quốc và nước
bạn, những người còn sống trở về họ mang trên mình những vết thương và bệnh tật
đeo bám cuộc đời còn lại. Máu đào của họ mãi mãi tô thắm lá cở Tổ Quốc, góp
phần tạo nên những chiến công hiển hách trong lịch sử và luôn tự hào của nhân dân
tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
Chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm nhưng hậu quả của nó để lại vẫn chưa hết cho
đến ngày hôm nay, hàng ngàn thân nhân vẫn chưa tìm thấy mộ người thân của mình,
hàng vạn trẻ em bị bệnh do chất độc hoá học để lại từ cha mẹ, đâu đó vẫn còn những
người thiệt mạng do bom, mìn còn sót lại, hàng triệu người mẹ mất con, vợ mất chồng
họ là những người có công lao to lớn mà Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân đời đời
ghi nhớ. Biết ơn và nghĩa vụ bù đắp những hi sinh mất mát đó là trách nhiệm của toàn
Đảng, toàn dân và hoàn thiện công tác ưu đãi xã hội là cần thiết.
Thực hiện chính sách ưu đãi người có công là đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Đạo
lý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc là “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng
cây “ nên từ khi đất nước dành độc lập, tự do, chuyển sang giai đoạn xây dựng phát
triển đất nước tỉnh Uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã
tổ chức, chỉ đạo thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công với cách
mạng. Đó không chỉ thể hiện sự quan tâm, tri ân của Đảng và của nhân dân tỉnh
1
Thanh Hóa đối với những người có công với cách mạng để bù đắp phần nào đó
những mất mát hi sinh của họ, mà nó còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc giáo dục
thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm của mình với Tổ quốc, sẵn sàng hy sinh, cống hiến cho
đất nước, vì độc lập tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của đồng bào. Thực tiễn việc
thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở tỉnh Thanh Hóa hiện
nay đã đạt được những kết quả đáng khích lệ
Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là chính sách lớn và thường
xuyên bổ sung và sửa đổi cho phù hợp với thời kỳ cách mạng và đến nay tỉnh
Thanh Hóa đã hình thành một hệ thống chính sách mà các nội dung đều gắn liền với
việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội và liên quan đến đời sống hằng ngày của
hàng triệu người có công trên điạ bàn.
Qua quá trình thực tập tại “Phòng người có công-Sở Lao động Thương Binh
và Xã hội tỉnh Thanh Hóa”, được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của cô giáo, cô,
chú, anh, chị ở cơ quan em đã chọn chủ đề “Tình hình thực hiện chính sách ưu đãi
người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay”. hời gian thực
tập diễn ra trong vòng hơn 2 tháng đã giúp em vận dụng những kiến thức đã học
vào thực tế để báo cáo một cách tổng quan và sát thực nhất tại đơn vị thực tập.
Xong trong quá trình báo cáo, bước đầu làm quen với chuyên đề em không trách
khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô đóng góp thêm ý kiến để bài viết của em
hoàn chỉnh hơn và em có thêm những nhận định sâu sắc.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới đơn vị thực tập “Phòng
người có công’’ thuộc Sở Lao động Thương Binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa, cùng
với cô giáo Hoàng Thị Tâm, các thầy cô giáo trong khoa khoa học xã hội đã tận tình
giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thiện chủ đề báo cáo một cách sát thực
và bao quát tại cơ quan thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn.
Thanh Hóa, ngày 7 tháng 6 năm 2013
Sinh viên
Đào Thị Thọ
2
B. PHẦN NỘI DUNG
Phần I: BÁO CÁO TÌM HIỂU CƠ SỞ THỰC TẬP
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là một tỉnh có địa bàn rộng với diện tích tự nhiên 11.168,3 km
2
dân
số trên 3,4 triệu người, có 27 huyện, thị xã, thành phố (trong đó có 6 huyện ven biển
và 11 huyện miền núi), gồm 637 xã, phường, thị trấn.
Phía bắc Thanh Hóa giáp các tỉnh Ninh Bình và Sơn La
Phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn (CHND Lào)
Phía nam giáp tỉnh Nghệ An
Phía đông là vịnh Bắc Bộ với chiều dài bờ biển 102km
Tọa độ địa lý: 19
o
- 18 - 20
o
40 vĩ độ Bắc
104
o
22 - 106
o
4 kinh độ Đông.
Thanh Hóa nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, có
một vị trí rất thuận lợi:
- Đường sắt và Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển,
đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi,
tạo điều kiện thuận lợi giao lưu với các tỉnh và thành phố khác trong cả nước.
- Quốc lộ 45, 47 nối liền các huyện đồng bằng ven biển với vùng miền núi, trung
du của tỉnh, Quốc lộ 217 nối liền Thanh Hóa với tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào.
- Hệ thống sống ngòi của tỉnh phân bố khá đều với 4 hệ thống sông đổ ra biển
bằng 5 cửa lạch chính. Cảng biển Nghi Sơn là cửa ngõ của Thanh Hóa trong giao
lưu quốc tế và khu vực.
-Thanh Hóa là tỉnh nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ khu vực
trọng điểm kinh tế phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) và những tác động
từ các vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ và Nam bộ nên có một vị trí rất thuận lợi
trong giao lưu với các tỉnh, thành phố trong cả nước và giao lưu quốc tế.
+ Địa hình Thanh Hóa đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng
rõ rệt:
-Vùng núi và trung du, chiếm diện tích trên 8.000km
2
(2/3 diện tích tự nhiên),
gắn liền với hệ núi cao phía Tây Bắc và hệ núi Trường Sơn phía Nam, gồm 11
3
huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc,
Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Cẩm Thủy, Thạch Thành. Độ cao trung bình
vùng núi 600 -700m, độ dốc trên 25
o
. Vùng trung du có độ cao trung bình 150 -
200m, độ dốc từ 15 - 20
o
.
- Vùng đồng bằng, được bồi tụ bởi các hệ thống sông (sông Mã, sông Chu,
sông Yên, sông Hoạt ), bao gồm các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa,
Đông Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống, Vĩnh Lộc, Hà Trung, TP Thanh Hóa, thị xã Bỉm
Sơn. Độ cao trung bình từ 5 - 15m, xen kẽ có các đồi thấp và núi đá vôi độc lập.
Đồng bằng sông Mã có diện tích lớn thứ ba sau đồng bằng sông Cửu Long và đồng
bằng sông Hồng.
- Vùng ven biển, từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương
đến Tĩnh Gia, chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên,
sông Bạng. Vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3 - 6m. Bờ biển Thanh Hóa
dài trên 100km, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng, có những
vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản và phát triển các khu
công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển.
* Về khí hậu
Thanh Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt.
- Lượng mưa trung bình hàng năm 1.600 - 2.300mm, mỗi năm có khoảng 90 -
130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối 85 - 87%, số giờ nắng bình quân 1.600 - 1.800 giờ.
Nhiệt độ trung bình 23
o
C - 24
o
C, giảm dần khi lên vùng núi cao.
-Mùa đông hướng gió thịnh hành là Tây bắc và Đông bắc, mùa hè gió Đông và
Đông nam.
- Đặc điểm khí hậu thời tiết Thanh Hóa: Lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh
sáng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Lượng mưa trung bình hàng năm 1.600 - 2.300mm, mỗi năm có khoảng 90 -
130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối 85 - 87%, số giờ nắng bình quân 1.600 - 1.800 giờ.
Nhiệt độ trung bình 23
o
C - 24
o
C, giảm dần khi lên vùng núi cao.
- Mùa đông hướng gió thịnh hành là Tây bắc và Đông bắc, mùa hè gió Đông
và Đông nam.
Đặc điểm khí hậu thời tiết Thanh Hóa: Lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng
dồi dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
4
* Về thổ nhưỡng:
Diện tích tự nhiên 1.110.609 ha, của Thanh Hóa gồm 8 nhóm đất chính, các
nhóm đất có diện tích tương đối lớn gồm:
- Nhóm đất xám 717.245 ha chiếm 64,6% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu
ở các huyện miền núi, trung du Quan Hóa, Bá Thước, Như Xuân, Thường Xuân,
Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Lang Chánh. Thích hợp cho phát triển cây lâm
nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả.
- Nhóm đất đỏ diện tích 37.826 ha, chiếm 3,4%, phân bố ở độ cao trên 700m ở
các huyện Quan Hóa, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, thích hợp cho trồng
cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, phát triển cây rừng.
- Nhóm đất phù sa: diện tích 191.216 ha, chiếm 17,2% diện tích tự nhiên phân
bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển, thích hợp cho trồng lúa, màu, cây
công nghiệp ngắn ngày.
- Nhóm đất mặn và đất cát diện tích 41.700 ha, chiếm 3,75% diện tích tự
nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng ven biển, thích hợp cho trồng cói, trồng rừng, hoa
màu và nuôi trồng thủy sản.
Trong tổng diện tích tự nhiên, đất nông nghiệp 239.842 ha; đất lâm nghiệp đã
có rừng 436.360 ha; đất chuyên dùng 67.111 ha, đất ở 19.292 ha; đất chưa sử dụng
và sông suối, núi đá 348.003 ha.
* Về thực vật và động vật:
Thanh Hóa là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có
rừng 436.360 ha, trữ lượng khoảng 15,84 triệu m
3
gỗ, hàng năm có thể khai thác
35.000 - 40.000m
3
. Rừng Thanh Hóa chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật
phong phú, đa dạng về họ, loài. Gỗ quí hiếm có lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu,
sến, vàng tâm, dổi, de, chò chỉ. Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu,
giang, tre, ngoài ra còn có: mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ các loại rừng
trồng có luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su. Nhìn chung vùng
rừng giàu và trung bình chủ yếu là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, phân bố trên
các dãy núi cao ở biên giới Việt - Lào. Thanh Hóa là tỉnh có diện tích luồng lớn
nhất trong cả nước với diện tích trên 50.000 ha.
Rừng Thanh Hóa cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật
như: Voi, hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát và các loài chim
Đặc biệt ở vùng Tây nam của tỉnh có Rừng Quốc gia Bến En, nơi tồn trữ và bảo vệ
5
các nguồn gien, động vật, thực vật quý, đồng thời là một điểm du lịch hấp dẫn đối
với du khách.
1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Sở Lao Động Thương binh &
Xã Hội tỉnh Thanh Hóa
Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh là cơ quan tham mưu giúp Uỷ ban
nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực tiền lương, tiền
công, Bảo hiểm xã hội, việc làm an toàn lao động, đào tạo nghề, bảo trợ xã hội, bảo
vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội, người có công
trên địa bàn tỉnh, về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của nhà nước của sở và
thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân cấp của ủy ban nhân dân Tỉnh và của
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
Sở đóng trên địa bàn phường Điện Biên thành phố Thanh Hóa với diện tích là
8000m
2
. Sở Lao động Thương Binh và Xã hội tỉnh Thanh Hoá ngày nay là kết quả
của việc hợp nhất giữa Sở Lao động với sở Lao động Thương Binh và Xã hội, tiền
thân của mỗi sở là việc tách Ty Lao Động Thanh – Nghệ, Ty Lao Động Thanh
Nghệ thuộc thuộc uỷ ban hành chính Trung Bộ.
Ty lao động Thanh Hoá được thành lập theo nghị định số 565 /NĐ/E ngày
25/9/1947 của Uỷ Ban hành chính Trung bộ, tách từ ty lao động Thanh –Nghệ
thành ty lao động Thanh Hoá
Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI về đổi mới cơ chế
quản lý, tỉnh giản bộ máy tổ chức nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước,
tháng 2/1987 hội đồng Nhà nước đã ban hành quyết định hợp nhất Bộ Lao Động
với Bộ Thương Binh và Xã hội.
Ngày 12/8/1988, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá có quyết định số
956/QĐ/UBTH hợp nhất Sở Lao Động với Sở Thương Binh và xã hội tỉnh Thanh Hoá
Hiện nay, Sở LĐTB&XH tỉnh Thanh Hoá được đặt tại 74 Tô Vĩnh Diện,
phường Điện Biên thành phố Thanh Hoá.
Ngành lao động Thương Binh và Xã hội tỉnh Thanh Hoá được xây dựng và
trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước mà trực tiếp là tỉnh Uỷ, sự
điều hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội ngành
đã phối hợp chặt chẽ với các cấp và các nghành, các tổ chức quần chúng không
ngừng phấn đấu vượt qua mọi khó khăn để thực hiện hiệu quả công tác Lao động và
Thương Binh.
6
Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, nghành Lao động-Thương
Binh và Xã hội đã thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm tham mưu cho cấp uỷ Đảng
và chính quyền các cấp quản lý, phân bổ sử dụng mọi tiềm năng lao động và phục
vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, chiến đấu và phục
vụ chiến đấu. Bước vào thời kỳ đổi mới, cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội,
nghành cùng với quân dân cả nước thực hiện nhiệm vụ khôi phục sản xuất, phát
triển kinh tế xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng xã hội chủ nghĩa,
Nghành đã tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp thực hiện hiệu quả các
chính sách của Đảng và Nhà nước về Lao động-Thương Binh và Xã hội.
Đặc biệt sau khi tái thành lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh
đạo của tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội,
ngành Lao động Thương Binh và Xã hội tỉnh đã vượt qua khó khăn, thử thách, thực
hiện đạt hiệu quả cao trong công tác Lao động Thương Binh và Xã hội.
1.2.1. Sơ lược về Phòng người có công- Sở Lao động Thương Binh và Xã
hội tỉnh Thanh Hóa
Phòng người có công là cơ quan tham mưu cho lãnh đạo Sở, chỉ đạo thực hiện
đầy đủ các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng trên các lĩnh
vực: Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, Lão thành cách mạng, Tiền khởi
nghĩa, người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, thanh niên xung phong,
người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ, ân nhân
cách mạng, thực hiện chế độ ưu đãi về giáo dục và đào tạo, chế độ chăm sóc sức
khỏe, BHYT, điều trị, điều dưỡng cho người có công …đặc biệt tập trung chỉ đạo,
triển khai đến các huyện, thị xã, thành phố và tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các
chế độ chính sách ưu đãi.
Phòng người có công cũng được hình thành và phát triển từ khi sở thành lập.
Năm 1967: Phòng có tên gọi là phòng thương binh, liệt sỹ
Năm 1988 đến nay phòng đổi thành “Phòng người có công”.
Hiện nay, Phòng người có công-Sở LĐTB&XH tỉnh Thanh Hoá được đặt tại
74 Tô Vĩnh Diện, phường Điện Biên thành phố Thanh Hoá.
Thực hiện theo đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, đến nay, phòng người
có công luôn luôn chăm lo đến đời sống người có công với cách mạng trên địa bàn.
7
1.3. Kết quả tìm hiểu cơ sở thực tập
1.3.1. Tên đơn vị, địa chỉ, trưởng phòng
- Tên đơn vị thực tập: Phòng người có công - Sở Lao Động Thương Binh
&Xã Hội tỉnh Thanh Hóa.
- Địa chỉ: 74 Tô Vĩnh Diện, phường Điện Biên, Thành Phố Thanh Hóa
- Trưởng phòng: Đỗ Văn Mười
1.3.2. Cơ sở vật chất, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan
a) Cơ sở vật chất, kỹ thuật:
Sở Lao động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Thanh Hóa là một khu nhà hình chữ T
Gồm 3 dãy nhà, một dãy nhà 5 tầng và 2 dãy nhà 3 tầng, tổng cộng có 9
phòng, được chia đều ra để các phòng ban và lãnh đạo làm việc thuận lợi nhất.
Trong đó, tầng 1 ở dãy nhà 3 tầng là phòng làm việc của “Phòng người có công”.
Trong phòng làm việc được trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ công việc như bàn
giấy, điều hòa, máy vi tính. Kho hồ sơ của phòng người có công được trang bị đầy đủ
các giá sắt 34 cái và gỗ 16 cái để lưu trữ hồ sơ, các tủ để phích hồ sơ của đối tượng.
Có phòng văn phòng phẩm của cơ quan chuyên phục vụ cho cán bộ công chức
trong việc in ấn phô tô tài liệu
Xe cơ quan phục vụ cho cán bộ đi công tác. Máy điện thoại và máy fax của cơ
quan phục vụ cho cán bộ công chức cơ quan có nhu cầu trao đổi công việc chung.
b) Chức năng, nhiệm vụ của “Phòng người có công – Sở Lao động Thương
Binh và Xã Hội” tỉnh Thanh Hóa:
Phòng người có công:Tham mưu giúp Giám đốc Sở hướng dẫn kiểm tra việc
thực hiện chính sách đối với người có công theo pháp lệnh và nghị định của chính
phủ về ưu đãi đối với người có công trên địa bàn tỉnh.
Quy hoạch quản lý nghĩa trang, liệt sỹ và các công trình ghi công liệt sỹ, thông
tin mộ liệt sỹ và thực hiện chế độ thăm viếng thân nhân liệt sỹ.
Tổng hợp tuyên truyền hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ và các chế độ
chính sách đối với người có công theo quy định
Dự thảo các văn bản báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh tỉnh và chỉ đạo việc thực
hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn tỉnh
Phối hợp các ngành đoàn thể các tổ chức xã hội thực hiện tốt công tác “đền ơn
đáp nghĩa’’
8
Tổ chức lưu trữ và quản lý hồ sơ cho đối tượng người có công.
1.3.3. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự: phòng người có công – Sở Lao động
Thương Binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa
*) Chức năng, nhiệm vụ vủa từng bộ phận:
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ trong phòng hiện nay được Sở giao 13 cán bộ.
Gồm: Ba lãnh đạo phòng (1 trưởng phòng và 2 phó phòng) và 10 cán bộ.Trong đó
có 9 cán bộ trong biên chế, 1 cán bộ viên chức và 3 cán bộ hợp đồng,căn cứ vào
năng lực trình độ của cán bộ phòng phân công công việc cụ thể cho từng cán bộ cụ
thể đó là:
1.Đồng chí: Đỗ Văn Mười – Trưởng phòng
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc sở về tất cả các công việc của cả phòng
Người có công được giám đốc sở giao
-Trực tiếp ký thẩm định các loại hồ sơ đối tượng người có công phát sinh
hưởng mới bao gồm: Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh,
hương binh chết do vết thương tái phát lập hồ sơ suy tôn liệt sỹ, người tham gia
9
Trưởng phòng: Đỗ Văn Mười
Phó trưởng phòng: Lê Ngọc Minh
;:
Phó trưởng phòng: Phạm Thị
Minh Ngọc
Chuyên Viên Cán bộ hợp đồng
Nguyễn Thị Xuyên
Phan Thị Hợi
Lê Thị Thủy
Lê Minh Hữu
Trần Thị Ngọc
Hoàng Minh Thanh
Nguyễn Thị Nhủ
Trương Thị Hạnh
Lê Thị Hồng Hạnh
Lê Bá Lực
kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ, và các hồ sơ mới của các
đối tượng khác phát sinh
- Ký hồ sơ sao lục, hồ sơ di chuyển cả đi và đến.
2. Đồng chí: Lê Ngọc Minh – Phó trưởng phòng
- Giúp trưởng phòng quản lý phòng khi trưởng phòng khi trưởng phòng đi
vắng
-Trực tiếp ký thẩm định và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về việc giải
quyết chế độ đối với liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, chính sách ưu đãi học sinh, sinh viên
thực hiện kế hoạch điều trị, điều dưỡng đối với người có công hàng năm, thực hiện
kế hoạch cũng như thực hiện kinh phí mộ và nghĩa trang
- Ký di chuyển hồ sơ khi trưởng phòng đi vắng
3. Đồng chí: Phạm Thị Minh Ngọc – Phó trưởng phòng
- Theo dõi, phụ trách và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về lĩnh vực
phong trào và quỹ “đền ơn đáp nghĩa’’
- Theo dõi và thẩm định trực tiếp hồ sơ người tham gia kháng chiến bị nhiễm
chất độc hoá học và con đẻ của họ
- Theo dõi việc thực hiện giải quyết chế độ đối với đối tượng bị địch bắt tù
đày.
- Giúp trường phòng tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện công việc của phòng
trong từng tháng
4. Đồng chí:Nguyễn Thị Xuyên – chuyên viên
-Thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ HĐKC trước tháng 8/1945,
cán bộ tiền khởi nghĩa, ân nhân cách mạng, người hoạt động kháng chiến được tặng
thưởng huân, huy chương kháng chiến
-Thực hiện kiểm tra theo dõi hồ sơ người hoạt động kháng chiến, làm chế độ
mai táng phí khi các huyện gửi về và bàn giao cho bộ phận lưu lưu trữ hồ sơ
-Thực hiện chức năng tổ trưởng công đoàn của phòng
5. Đồng chí:Phan Thị Hợi – chuyên viên (cán bộ viên chức)
Thực hiện các chế độ chính sách đối với thương binh, người hưởng chính sách
như thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong (bao gồm cả việc tiếp nhận
kiểm tra đưa vào lưu trữ các loai hồ sơ tử tuất của các đối tượng) tiếp nhận và theo
dõi quân nhân phục viên hưởng trợ cấp hàng tháng theo QĐ142
10
6.Đồng chí:Lê Thị Thuỷ - chuyên viên
-Thực hiện chính sách đối với liệt sỹ và gia đình liệt sỹ (bao gồm cả việc tiệp
nhận kiểm tra đưa vào lưu trữ các loại hồ sơ mai táng phí của thân nhân liệt sỹ)
- Quản lý công tác mộ và nghĩa trang liệt sỹ
7. Đồng chí: Lê Minh Hữu – chuyên viên
- Thực hiện việc hướng dẫn, trả lời việc hướng dẫn, trả lời bổ sung hồ sơ người
hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học đang hưởng chế trợ cấp theo
Quyết định 126, quyết định 120 cuả Chính Phủ
8. Đồng chí:Trận Thị Ngọc – chuyên viên
-Có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết chế độ người tham gia kháng chiến bị
nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ (Bao gồm cả việc tiếp nhận kiểm tra đưa
vào lưu trữ các loại hồ sơ mai táng phí của đối tượng)
9. Đồng chí: Trương Thị Hạnh – cán bộ hợp đồng
- Thực hiện việc báo tin thông tin mộ liệt sỹ,theo dõi việc thăm viếng và di
chuyển hài cốt liệt sỹ
10. Đồng chí:Hoàng Minh Thanh – chuyên viên
-Tiếp nhận và theo dõi quân nhân phục viên hưởng trợ cấp hàng tháng theo
QĐ 62
- Thực hiện chế độ ưu đãi học sinh, sinh viên và chế độ bảo hiểm y tế đối với
người có công với cách mạng
- Thực hiện và theo dõi công tác phong trào
- Thực hiện và theo dõi “Quỹ đền ơn đáp nghĩa’’
- Thực hiện việc giải quyết chế độ đối với đối tượng bị địch bắt tù đà
11) Đồng chí: Lê Thị Hồng Hạnh (Cán bộ hợp đồng).
- Thực hiện công tác quản lý hồ sơ liệt sỹ, thanh niên xung phong một lần,
người hoạt động kháng chiến được tặng hưởng huân huy chương kháng chiến,
người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ
-Có trách nhiệm bảo quản và chăm sóc hồ sơ theo quy định của lưu trữ hồ sơ
-Không được cung cấp thông tin hồ sơ hoặc sao lục hồ sơ khi chưa có ý kiến
của lãnh đạo sở và lãnh đạo phòng
- Có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ do cán bộ nghiệp vụ bàn giao để lưu trữ
12. Nguyễn Thị Nhủ -chuyên viên
11
-Thực hiện công tác quản lý hồ sơ thương binh, bệnh binh, quân nhân phục
viên hưởng trợ cấp hàng tháng theo quyết định 142, 62
- Có trách nhiệm bảo quản và chăm sóc hồ sơ theo quy định của lưu trữ hồ sơ
- Không được cung cấp thông tin hồ sơ hoặc sao lục khi chưa có ý kiến của
lãnh đạo sở và lãnh đạo phòng
- Có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ do cán bộ nghiệp vụ bàn giao để lưu trữ
13. Lê Bá Lực – cán bộ hợp đồng
- Thực hiện và theo dõi cấp lại bằng Tổ quốc ghi công.
1.4. Những thuận lợi và khó khăn của cơ quan trong quá trình thực hiện
các mục tiêu và nhiệm vụ của cơ quan
1.4.1. Thuận lợi
- Trang thiết bị cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại tạo điều kiện tốt cho công việc.
- Đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm nhiệt tình với công việc,trình độ từ cao
đẳng trở lên, được đào tạo chuyên môn, có phẩm chất năng lực để thực hiện tốt
công việc được giao
-Lãnh đạo sở và Uỷ ban nhân dân tỉnh luôn tạo điều kiện tốt cho cán bộ làm
việc
- Sự nhiệt tình của một số cán bộ trong đơn vị đã thúc đẩy tiến trình làm việc
đạt hiệu quả cao
1.4.2. Khó khăn
- Số lượng cán bộ làm việc tại các phòng chuyên môn nghiệp vụ còn ít
- Quy trình giải quyết còn nhiều bất cập, chính sách mới thay đổi liên tục
- Chế độ đãi ngộ với nhân viên chưa thỏa đáng
12
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI ĐƠN VỊ: PHÒNG NGƯỜI CÓ
CÔNG – SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA
2.1.Mô tả công việc được giao
• Nhiệm vụ tổng quát:
Làm các công việc của một nhân viên chính sách tại “Phòng người có công-
Sở Lao động Thương Binh và Xã hội” tỉnh Thanh Hóa.
• Nhiệm vụ cụ thể:
- Nhiệm vụ 1: Giới thiệu tổng quan về chính sách ưu đãi xã hội đối với người
có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Nhiệm vụ 2: Theo dõi hồ sơ đối tượng người có công trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa.
- Nhiệm vụ khác: Soạn thảo văn bản, đánh máy các văn bản báo cáo, quyết
định, phô tô tài liệu tại phòng văn thư, trực phòng, gửi các công văn đến các phòng
ban khác nhau, thay bì hồ sơ và sắp xếp các bì hồ sơ tại kho.
2.2. Phương thức làm việc
Đến cơ quan xin được thực tập và gặp cán bộ hướng dẫn xin được thực tập ở
cơ quan. Sau khi đã giao nhiệm vụ, dưới sự hướng dẫn của cán bộ tìm ra phương
thức làm việc hợp lý nhất. Mỗi hoạt động thì có thể làm theo tính chất cá nhân,
nhưng cũng có lúc làm việc làm theo hình thức nhóm thông qua sự giúp đỡ hướng
dẫn tận tình và làm việc với cán bộ tại cơ quan đơn vị.
Về phía cá nhân, luôn luôn làm việc nổ lực để hoàn thành công việc được giao
ở phòng chính sách người có công – Sở Lao động Thương Binh và Xã Hội tỉnh
Thanh Hóa.
2.3. Quy trình thực hiện công việc cụ thể cho từng nhiệm vụ
2.3.1. Nhiệm vụ 1: Giới thiệu tổng quan về chính sách ưu đãi xã hội đối với
người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay
* Quy trình thực hiện:
Công việc 1: Nghiên cứu tài liệu tại cơ quan về chính sách ưu đãi người có
công với cách mạng đang được áp dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
+Mục đích: Nghiên cứu tài liệu nhằm trang bị cho mình những kiến thức liên
quan đến công việc để có chuyên môn nhất định thực hiện các công việc, cán bộ
13
hướng dẫn đã chỉ dẫn đã chỉ dẫn cho những tài liệu nào cần và quan trọng để tìm
hiểu thêm, đọc tài liệu ngay tại văn phòng. Cụ thể:
- Đọc các văn bản liên quan đến chính sách, các thông tư, nghị định mới nhất
đang được áp dụng hiện nay trên địa bàn đối với người có công với cách mạng như:
* Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH 13 quy
định về đối tượng người có công với cách mạng hiện nay.
* Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của chính phủ về việc thi hành
một số điều pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
* Nghị định số 47/2012/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với
người có công với cách mạng.
*Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006
hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công và con
đẻ của họ.
Công việc 2: Hỏi ý kiến chuyên gia, những người làm việc có kinh nghiệm lâu
năm như chú Mười, chị Ngọc, cô Xuyên cung cấp những thông tin mà cơ quan đang
thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa. Trong quá trình tìm hiểu thông tin thì đòi hỏi phải sử dụng các kỹ năng nhanh
nhẹn như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đặt câu hỏi và kỹ năng lắng nghe, và ghi chép
những thông tin quan trọng trong quá trình lắng nghe.
+ Mục đích: Thu thập thông tin quan trọng để phục vụ cho nhiệm vụ giới thiệu
chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn.
Công việc 3: Tìm hiểu nội dung và vai trò của chính sách của chính sách ưu
đãi người có công với cách mạng.
Ưu đãi xã hội đối với người có công là sự phản ảnh trách nhiệm của nhà nước,
của cộng đồng thông qua các chế độ đãi ngộ đặc biết để ghi công lao đóng ghóp, sự
hi sinh cao cả của người có công và bù đắp phần nào đời sống vật chất, tinh thần đối
với người có công.
Mỗi đối tượng thực hiện dựa trên chính sách ưu đãi riêng nên trong trường hợp
cụ thể phải nắm bắt rõ nội dung chính sách đó. Trong nội dung chính sách phải biết
được:
+ Điều kiện được xác nhận là người có công với cách mạng dựa vào pháp lệnh
04 trong quá trình nghiên cứu tài liệu.
14
+ Các khoản trợ cấp phụ cấp mà đối tượng được hưởng được quy định ở nghị
định 47, nghị định 31, thông tư 16.
+ Nắm bắt nhu cầu đời sống đối tượng dựa trên tâm tư nguyện vọng của người
có công với cách mạng được tiến hành trong quá trình quan sát các cử chỉ nét mặt,
cách phát ngôn của các bác khi đến cơ quan làm thủ tục giấy tờ liên quan đến chế
độ ưu đãi chính sách đối với bản thân.
Thông qua nội dung chính sách biết được tình hình thực hiện chính sách ưu đãi
đối với từng đối tượng cụ thể trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa:
- Chi trả trợ cấp ưu đãi gồm có trợ cấp, phụ cấp thường xuyên, và chế độ trợ
cấp 1 lần cho đối tượng
- Ưu đãi về kinh tế, văn hóa xã hội: phối hợp thực hiện các chế độ ưu đãi đối
với người có công với cách mạng như: ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, chế độ điều
dưỡng chế độ mua phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình và phục hồi chức năng,
ưu đãi về giáo dục đào tạo, ưu đãi về nhà ở, ưu đãi về thụ hưởng văn hóa, ưu đãi về
kinh tế- lao động.
* Kỹ năng, phương pháp:
-Kỹ năng lắng nghe, đàm phán, kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng ghi chép, kỹ năng
thu thập thông tin.
- Phương pháp làm việc có lúc cá nhân, có lúc kết hợp nhóm để biết thêm
những thông tin quan trọng về chính sách ưu đãi đối với từng đối tượng.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu tổng hợp, phương pháp quan sát tham dự,
quan sát kỹ năng làm việc của cán bộ tại cơ quan.
* Kết quả đạt được:
2.3.1.1. Khái niệm:
Người có công là là người không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi
tác đã có cống hiến sức lực, tài năng,trí tuệ, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây
dựng bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, được cơ quan có thẩm quyền công
nhận theo quy định của pháp luật.
- Ưu đãi xã hội đối với người có công là sự phản ánh trách nhiệm của Nhà
nước, của cộng đồng thông qua các chế độ đãi ngộ đặc biệt để ghi nhận công lao
đóng góp, sự hi sinh cao cả của người có công và bù đắp phần nào đời sống vật
chất, tinh thần đối với người có công.
15
- Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là những quy định chung
của Nhà nước, bao gồm mục tiêu, phương hướng, giải quyết về việc ghi nhận công
lao sự đóng góp, sự hi sinh cao cả của người có công, tạo mọi điều kiện khả năng
góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần đối với người có
công. (Theo thuật ngữ ngành Lao động –Thương binh và xã hội).
2.3.1.2. Mục đích cúa chính sách ưu đãi người có công với cách mạng:
Mục đích của chính sách là đảm bảo cho người có công luôn ổn định về vật
chất, vui vẻ về tinh thần, có cuộc sống không thấp hơn mức sống trung bình của nhân
dân địa phương và tạo điều kiện cho người có công sử dụng khả năng lao động của
mình vào những hoạt động có ích cho xã hội, tiếp tục và duy trì và phát huy phẩm
chất và truyền thống tốt đẹp của mình phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước.
2.3.1.3. Nội dung chính sách ưu đãi người có công bao gồm:
+ Chính sách ưu đãi về trợ cấp, phụ cấp hàng tháng, tử tuất
+ Chính sách ưu đãi về khám chữ bệnh (BHYT)
+ Chính sách ưu đãi về nhà ở
+ Chính sách ưu đãi cho con về giáo dục, dạy nghề
+ Chính sách hỗ trợ kinh tế về vận động, xã hội hóa.
2.3.1.4. Vai trò của chính sách ưu đãi người có công:
Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng có vai trò không chỉ đối với
bản thân người có công mà còn đối với nhân dân và đối với nhà nước. Chính sách
thể hiện đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta “ uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người
trồng cây”, chính sách thể hiện đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta là công
bằng và sáng suốt, thể hiện sự vững mạnh nền quốc phòng an ninh, quốc gia được
đảm bảo, tính đoàn kết dân tộc được thể hiện mạnh mẽ.
Người có công với cách mạng họ là những người phải chịu nhiều đau thương
mất mát, chính sách được đưa vào đời sống đến tay họ là sự bù đắp cần thiết cả về
vật chất lẫn tinh thần để họ bớt đi những nỗi đau, ổn định cuộc sống và tiếp tục
đóng góp công sức của mình vào công cuộc xây dựng đất nước.
Thực hiện tốt công tác ưu đãi xã hội đối với người có công sẽ góp phần vào
việc giáo dục sâu sắc ý thức, đạo đức của các thế hệ con cháu về lòng kính trọng,
biết ơn hy sinh vô bờ bến của người có công, giáo dục truyền thống anh hùng cách
mạng của lớp cha anh đi trước cho thế hệ trẻ, cổ vũ thế hệ trẻ tiếp bước cha anh đã
đổ máu hi sinh mới có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay.
16
Chính sách đi vào thực tiễn đời sống, giúp cho nhân dân tự tin hơn vào sự lãnh
đạo của Đảng và Nhà nước, họ thấy rằng sự hi sinh sự hi sinh của mình là không vô
ích, sự tin tưởng đó là động lực lớn cho sự vững mạnh của quốc phòng và đoàn kết
dân tộc.
2.3.1.5. Đối tượng của chính sách ưu đãi người có công với cách mạng:
Dựa vào pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Uỷ Ban
Thường Vụ Quốc Hội quy định về đối tượng ưu đãi người có công với cách mạng
bao gồm:
+).Người có công với cách mạng bao gồm:
a) Người hoạt động kháng chiến trước ngày 01 tháng 01 năm 1945
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 đến 01 năm 1945 đến khởi nghĩa
tháng 8 năm 1945
c) Liệt sỹ
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng
đ) Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
e) Anh hùng lao động trong thời kỳ hoạt động kháng chiến
g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
h) Bệnh binh
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
k) Người hoạt động cách mạng, hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, và làm
nghĩa vụ quốc tế.
m) Người có công giúp đỡ cách mạng
+)Thân nhân của người có công
Thân nhân người có công với đất nước được hiểu là những người có quan hệ
huyết thống, hôn nhân, gần gũi, gắn bó đặc biệt hoặc có công nuôi người có công
trong một khoảng thời gian nhất định khi còn nhỏ, chưa có khả năng tự lập được
trong cuộc sống.
Thân nhân người có công bao gồm: cha mẹ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con hoặc
người khác được xác định theo quy định của pháp luật. Tùy từng quyền ưu đãi xã
hội cụ thể, thân nhân của người có công với đất nước thuộc diện xem xét chế độ ưu
đãi được xác định tương ứng.
17
2.3.1.6. Các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được thụ hưởng
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
Dựa vào nghị định số 47/2012/NĐ-CP ngày 01/5/2012 quy định mức trợ cấp,
phụ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng và nghị định 31/2013/NĐ-CP
ngày 9/4/2013 của chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh
ưu đãi người có công với cách mạng.
a) Chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng:
Đơn vị tính:nghìn đồng
Mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng:
TT Đối tượng người có công
Mức trợ cấp, phụ cấp từ
01/5/2012
(Mức chuẩn: 1.110.000 đồng)
Trợ cấp Phụ cấp
1 Người hoạt động cách mạng trước ngày 01
tháng 01 năm 1945
- Diện thoát ly 1.240 210/1thâm niên
- Diện không thoát ly 2.106
- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của
người hoạt động cách mạng trước ngày 01
tháng 01 năm 1945 từ trần
1.110
- Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân
của người hoạt động cách mạng trước ngày
01 tháng 01 năm 1945 từ trần.
1.860
2 - Người hoạt động cách mạng từ ngày 01
tháng 01 năm 1945 từ trần
1.148
- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của
người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng
01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19
tháng 8 năm 1945 từ trần
622
- Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân
của người hoạt động cách mạng từ ngày 01
tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi
nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 từ trần.
1.302
3 Thân nhân liệt sỹ
- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 1
liệt sỹ
1.110
18
- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 2
liệt sỹ trở lên
1.983
- Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân
liệt sỹ
1.983
4 Bàmẹ Việt Nam anh hùng 1.983 931
5 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh
hùng lao động trong kháng chiến
931
6
7
- Thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh (Sau đây gọi chung là thương
binh)
- Thương binh loại B
- Thương binh, thương binh loại B suy giảm
khả năng lao động từ 81% trở lên
- Thương binh, thương binh loại B suy giảm
khả năng lao động từ 81% trở lên có vết
thương đặc biệt nặng
-Người phục vụ thương binh, thương binh
loại B ở gia đình:
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở
lên.
+Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
có vết thương đặc biệt nặng
- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của
thương binh loại B suy giảm khả năng lao
động từ 61% trở lên từ trần
- Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân
của thương binh, thương binh loại B suy
giảm khả năng lao động từ 61% trở lên từ
trần.
Bệnh binh:
- Suy giảm khả năng lao động từ 41%-50%
- Suy giảm khả năng lao động từ 51%-60%
- Suy giảm khả năng lao động từ 61%-70%
1.110
1.427
622
1.302
1.159
1.443
1.840
557
1.142
19
- Suy giảm khả năng lao động từ 71%-80%
- Suy giảm khả năng lao động từ 81%-90%
- Suy giảm khả năng lao động từ 91%-100%
+ Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ
81% trở lên
+ Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ
81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng
- Người phục vụ bệnh binh ở gia đình:
+Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
+Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
có bệnh tật đặc biệt nặng
-Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của bệnh
binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở
lên từ trần
-Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân
của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ
61% trở lên từ trần
2.122
2.540
2.828
1.110
1.427
622
1.302
557
1.110
8 -Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất
độc hóa học:
+Bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ
81% trở lên
+Bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ
80% trở xuống
+Thương binh, thương binh loại B, bệnh
binh, người hưởng chế độ mất sức lao động
bị nhiễm chất độc hóa học
-Con đẻ còn sống của người hoạt động kháng
chiến bị nhiễm chất độc hóa học:
+Bị dị dạng, dị tật nặng, không tự lực được
trong sinh hoạt
+Bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực
trong sinh hoạt
2.540
1.840
1.840
1.110
622
20
9 -Người có công giúp đỡ cách mạng trước
cách mạng tháng 8 năm 1945:
+Trợ cấp hàng tháng
+Trợ cấp nuôi dưỡng
- Người có công giúp đỡ cách mạng trong
kháng chiến
+Trợ cấp hàng tháng
+Trợ cấp nuôi dưỡng
1.110
1.860
653
1.457
10 -Trợ cấp ưu đãi hàng tháng tại các trường
đào tạo, trường phổ thông dân tộc nội trú:
+Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân,
Anh hùng Lao động trong kháng chiến,
thương binh, thương binh loại B, con liệt sỹ,
con của người hoạt động cách mạng từ ngày
01 tháng 01 năm 1945, con của người hoạt
động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm
1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng 8
năm 1945, con Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân, con anh hùng lao động trong
kháng chiến, con thương binh, thương binh
loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao
động từ 61% trở lên, con bị dị dạng, dị tật
nặng, không tự lực trong sinh hoạt của người
hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa
học
+Con thương binh, thương binh loại B, bệnh
binh suy giảm khả năng lao động dưới 61%,
con bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự
lực trong sinh hoạt của người hoạt động
kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
1.110
557
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thực hiện chính sách ưu đãi người có công
với cách mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với từng đối tượng cụ thể như sau:
21
+) Về chế độ trợ cấp, phụ cấp hàng tháng:
♣)Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (Cán bộ lão
thành cách mạng):
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 là người được cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày
01/01/1945
+Chế độ trợ cấp, phụ cấp:
Đối với người không thoát ly: Trợ cấp 2.106.000đồng/tháng. Người hoạt động
cách mạng không thoát ly là người chỉ hoạt động cơ sở trong khoảng thời gian từ
ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa của từng địa phương và sau đó
tiếp tục tham gia 1 trong 2 cuộc kháng chiến
Đối với người thoát ly: Trợ cấp 1.240.000đồng/tháng, phụ cấp 210/1thâm niên.
Người hoạt động cách mạng thoát ly là người đã tham gia trong các tổ chức cách
mạng, lực lượng vũ trang từ cấp huyện hoặc cấp hành chính tương đương trở lên
trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa của từng
địa phương và sau đó tiếp tục tham gia 1 trong 2 cuộc kháng chiến.
Đồng thời, được hưởng các ưu đãi sau:
+ Được cấp tiền mua báo nhân dân hàng ngày, được sinh hoạt văn hóa tinh
thần phù hợp
+ Được cơ quan Lao động Thương binh và xã hội tổ chức điều dưỡng sức
khỏe một năm một lần tại cơ sở điều dưỡng hoặc tại nhà.
+ Được ưu đãi về BHYT (được cơ quan LĐTB&XH mua phiếu khám chữa
bệnh hàng năm cấp cho người có công).
+ Khi chết thì gia đình được trợ cấp mai táng phí là 10.500.000 đồng và được
hưởng trợ cấp tuất đối với (vợ hoặc chồng) tuất nuôi dưỡng là 1.860.000 đồng/tháng
♣) Người hoạt động cách mạng thời kỳ từ tháng 1/1945 đến tháng 8/1945 (còn
gọi là cán bộ tiền khởi nghĩa)
- Được hưởng trợ cấp 1.148.000đồng/tháng.
- Được cấp tiền mua báo nhân dân hàng ngày, được sinh hoạt văn hóa tinh
thần phù hợp với điều kiện nơi cư trú
- Thân nhân của họ được hưởng tiền tuất là 622.000 đồng/tháng và tuất nuôi
dưỡng là 1.302.000 đồng/tháng
22
♣) Đối với liệt sỹ, gia đình liệt sỹ
- Liệt sỹ là là người đã hi sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo
vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước của nhân dân
được truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công’’
+ Mộ liệt sỹ được đưa vào nghĩa trang liệt sỹ được nhà nước trợ cấp tiền quy
tập và xây vỏ mộ 1 lần là 1.500.000 đồng.
+ Được cơ quan lao động thương binh và xã hội tổ chức điều dưỡng luân phiên
với thân nhân liệt sỹ cô đơn
+ Khi thân nhân liệt sỹ đi thăm viếng mộ liệt sỹ thì được hỗ trợ một phần kinh
phí tàu xe và an nghỉ.
+ Thân nhân liệt sỹ được ưu đãi BHYT hàng năm
+ Thân nhân liệt sỹ gồm bố mẹ, con liệt sỹ (tùy theo tuổi quy định của chính
phủ) được hưởng trợ cấp thường xuyên hàng tháng, trợ cấp tiền tuất thân nhân của 1
liệt sỹ là 1.110.000 đồng/tháng, thân nhân 2 liệt sỹ hưởng trợ cấp 1.983.000 đồng/
tháng, nếu thân nhân liệt sỹ sống cô đơn được hưởng trợ cấp 1.983.000 đồng/tháng.
khi chết được cấp tiền mai táng phí là 1.110.000 đồng
+ Con liệt sỹ nếu đang đi học ngoài số tiền trợ cấp trên còn được hưởng trong
giáo dục
♣) Đối với anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động, Bà mẹ
Việt Nam anh hùng:
Căn cứ vào điều 14 pháp lệnh ưu đãi người có công:
- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là người có thành tích đặc biệt xuất
sắc trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu, được nhà nước tuyên dương anh hùng
- Anh hùng lao động là người có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động
sản xuất phục vụ kháng chiến được nhà nước tuyên dương anh hùng
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng là bà mẹ có nhiều cống hiến hi sinh vì sự nghiệp
giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, được nhà nước tuyên
dương anh hùng
* Các đối tượng trên đều được hưởng chế độ trợ cấp như sau:
+ Đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân anh hùng lao động mức trợ
cấp hàng tháng là 931.000đồng/tháng
23
+ Đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng mức trợ cấp là 1.983.000 đồng/tháng, phụ
cấp 931.000 đồng/tháng
- Chế độ về chăm sóc sức khỏe (được cấp thẻ khám chữa bệnh) và khi chết
được cấp tiền mai táng phí như quy định của pháp luật BHXH.
- Được cơ quan Lao động tổ chức điều dưỡng sức khỏe hàng năm
- Ưu đãi, ưu tiên trong giáo dục đối với anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng
lao động.
- Con anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động được Nhà nước hỗ trợ
học phí từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng tùy theo bậc học
♣) Đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh:
- Thương binh là người trong lực lượng vũ trang tham gia trực tiếp hoặc phục
vụ chiến đấu mà bị thương, được Hội đồng giám định y khoa xác định tỷ lệ thương
tật từ 21% trở lên được cơ quan nhà nước có thẩm quyên cấp “giấy chứng nhận
thương binh” tặng “huy hiệu thương binh”
- Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là lực lượng
vũ trang mà tham gia chiến đấu,phục vụ chiến đấu bị thương được hội đồng y khoa
xác định tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên (như dân quân, du kích, thanh niên xung
phong )
* Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh hiện nay đang chia
làm 4 hạng thương tật và 1 đặc biệt:
+ Thương binh có thương tật đặc biệt là thương binh có tỷ lệ thương tật từ
81% trở lên và có vết thương nặng đặc biệt, không tự chủ được trong sinh hoạt (Vết
thương thấu não, thấu phổi ), họ được trợ cấp là 1.142.000 đồng/tháng
+ Thương binh hạng 1 có tỷ lệ thương tật 81% trở lên được phụ cấp 557.000
đồng/tháng, đồng thời được trợ cấp cho người phục vụ 1.302.000 đồng/tháng
+ Thương binh hạng 2 có tỷ lệ thương tật từ 61% – 80 %
+ Thương binh hạng 3 có tỷ lệ thương tật từ 21% - 40%
- Trợ cấp ưu đãi được nhà nước quy định rõ ràng cho từng tỷ lệ % thương tật,
từ tỷ lệ thương tật 21% là 748.000 đồng/tháng, đến tỷ lệ thương tật cao nhất là 100
% là 3.560.000đồng/tháng.
24