Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện nông sơn, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.8 KB, 96 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ THANH TRÀ

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI
CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ THANH TRÀ

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI
CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành

: Chính sách công

Mã số

:8340402

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:



TS. ĐÀO THỊ MINH HẰNG

HÀ NỘI, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các
cơ quan cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Học viên

Trần Thị Thanh Trà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU
ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG............................ 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm của người có công với cách mạng:..........................7
1.2. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng........10
1.3. Quan điểm của Đảng, nhà nước về chính sách người có công với cách
mạng................................................................................................................24
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM.............................................................30
2.1. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng.........30
2.2. Thực trạng việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách
mạng tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam..................................................35

2.3. Đánh giá chung về thực hiện chính sách người có công với cách mạng
trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.............................................52
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH
MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM . 59

3.1. Quan điểm chỉ đạo, định hướng và những mục tiêu chủ yếu của chính
sách đối với người có công với cách mạng.....................................................59
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách người có công với cách mạng................................................................. 61
KẾT LUẬN....................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của luận văn

Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng là một trong
những chính sách được Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng. Những chính sách
cho Người có công cách mạng như: chính sách bảo hiểm y tế, chính sách
chăm sóc sức khỏe, chính sách ưu đãi về kinh tế, chính sách trợ cấp... đã được
ban hành và thực hiện. Hơn nữa, được sự chung tay góp sức của toàn cộng
đồng, những chính sách này trong nhiều năm qua đã đạt được một số thành
tựu đáng khích lệ.
Sự thay đổi về tâm sinh lý, những khủng hoảng về tâm lý của tuổi già
đem lại. Như chúng ta đã biết, sức khỏe và chăm sóc sức khỏe có vai trò vô
cùng quan trọng đối với mỗi người. Tuy nhiên nguồn lực thực hiện chăm sóc
sức khỏe người có công cũng như các khó khăn còn tồn tại trong quá trình

thực hiện công tác chăm sóc. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã làm được
đối ới người có công còn rất nhiều những tồn tại hạn chế mà Nhà nước cần
sửa chưa khác phục như: công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách
ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người có công với các mạng còn hình
thức chưa trọng tậm; việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền nhiều nơi
chưa sâu sát, thường xuyên. Công tác vận động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”chưa
huy động được nhiều đối tượng tham gia đóng góp; đời sống của một bộ phận
thương binh, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, đặc biệt là người
hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, gia đình có con dị dạng, dị
tật... còn gặp nhiều khó khăn.
Các hoạt động xác nhận người có công còn nhiều bất cập như: đối với
đối tượng lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa cần thiết mở rộng thêm căn cứ
xác nhận, đối với liệt sỹ, thương binh chưa có hướng dẫn cụ thể về thủ tục, hồ

1


sơ xác nhận liệt sỹ đối với trường hợp bị bắt, tra tấn.Việc khám giám định vết
thương còn sót cũng gặp nhiều trở ngại. Một số đối tượng đã lợi dụng kẽ hở
của chính sách để trục lợi. Hành vi này đã và đang gây nhiều bức xúc trong
dư luận. Nguyên nhân chính khiến việc trục lợi từ chính sách người có công
diễn biến phức tạp như trong thời gian qua trước hết do sự thiếu trung thực
của người xác lập hồ sơ. Bên cạnh đó, là việc tiếp tay, thiếu trách nhiệm của
những cán bộ chính sách trong thực thi công vụ. Thực tế hiện nay, có những
đường dây chuyên “chạy” chế độ chính sách ưu đãi. Và để làm được điều này,
rõ ràng phải có sự giúp sức, tiếp tay của những cán bộ trực tiếp thụ lý hồ sơ.
Qua nghiên cứu thực tế có rất nhiều luận văn đã viết về chính sách ưu
đãi đối với người có công cách mạng nhưng chưa có bài viết nào, tổng hợp
được các tồn tại, hạn chế mà các chính sách của nhà nước trong quá trình thực
hiện chính sách, từ đó đề ra những giải pháp tối ưu để chính sách ngày càng đi

vào cuộc sống. Xuất phát từ mong muốn làm được một việc có ích, là người
được sinh ra và lớn lên ở một địa phương (tỉnh) có truyền thống cách mạng và
là nơi có nhiều đối tượng chính sách nhất cả nước, hơn nữa, là một công chức
phụ trách công tác Chính sách người có công cấp xã, được tiếp xúc hằng ngày
với người có công với cách mạng và từ thực tế bắt nguồn từ nhu cầu của
người có công và việc thực hiện chính sách đối với công cách mạng, tôi đã lựa
chọn đề tài: “Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công
với cách mạng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam” làm luận
văn Thạc sỹ chuyên ngành Chính sách công, với mong muốn đề ra các giải
pháp mới trong quá trình thực hiện chính sách người có công trên địa bàn
huyện Nông Sơn nói riêng và trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung.
2.

Tình hình nghiên cứu

Năm 1993, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội đã xuất bản cuốn Một số vấn đề
chính sách xã hội ở nước ta hiện nay của tác giả Hoàng Chí Bảo[4] Chính sách xã

2


hội không ngừng thay đổi để phù hợp với đối tượng áp dụng.

Nguyễn Đình Liêu, Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công ở Việt
Nam. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật này. Thực trạng của pháp
luật này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và việc hoàn thiện pháp luật ưu
đãi người có công.
Năm 1997, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội đã xuất bản cuốn
Những điều cần biết về chính sách với người có công, trong đó nêu rõ những
căn cứ pháp lý về thực hiện chính sách ưu đãi với người có công ở nước ta.

Nguyễn Thị Hằng, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH, Tiếp tục thực hiện tốt
hơn nữa chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, người
có công với cách mạng, Tạp chí Cộng sản số 7/2005. Tác giả nêu những nét
khái quát thành tựu đạt được trong việc thực hiện ưu đãi xã hội đối với thương
binh, gia đình liệt sỹ và người có công trong 10 năm từ 1995 đến 2005, qua đó
đúc kết những kinh nghiệm và đề ra những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn
chính sách ưu đãi xã hội.
Năm 2011, Hồ Thị Vân Kiều đã nghiên cứu về “Chăm sóc sức khỏe
người có công cách mạng: Thực trạng và giải pháp (điển cứu tại trung tâm
Hoài Ân, tỉnh Bình Định)”. Tác giả đã nghiên cứu tại huyện Hoài Ân hiện nay
nguồn nhân lực trong chăm sức khỏe người có công thì có 36,9% ý kiến cho
rằng bác sĩ, y tá, thiếu trách nhiệm, 13,8% là có cán bộ tôn trọng bệnh nhân.
lược những quan điểm, chủ trương của Đảng đối với công tác thương binh,
liệt sỹ từ năm 1986 đến năm 2012; đánh giá thực trạng quá trình thực hiện chủ
trương của Đảng về vấn đề này và đề ra giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn
công tác thương binh, liệt sỹ trong thời gian tới.[23]
Nguyễn Duy Kiên – Phó Cục trưởng Cục Người có công, Bộ LĐTBXH,
Chính sách Người có công – là trách nhiệm của toàn dân, Tạp chí Tuyên giáo số
7/2012.

3


Sổ tay các bộ làm công tác chính sách người có công với cách mạng xã,
phường. Biên soạn Nguyễn Đình Khải (chủ biên), Nguyễn Đức Tuệ nhà xuất
bản Lao động, năm 2012;
Hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi người có công cách mạng, Cục
người có công - Bộ Lao động Thương binh Xã hội, năm 2013.
Do đó, luận văn tốt nghiệp với đề tài “Thực hiện chính sách ưu đãi
đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh

Quảng Nam” không phải là một chủ đề mới trong hoạt động thực tiễn cũng
như trong nghiên cứu. Tuy nhiên, điểm nhấn của luận văn chính là tìm hiểu,
đánh giá về công tác thực hiện chính sách, nêu lên những tồn tại, hạn chế, bất
cập trong quá trình thực hiện chính sách tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng
Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về thực trạng việc thực hiện các chính sách ưu đãi đối với
người có công với cách mạng, đánh giá các mặt ưu điểm, đặc biệt là các tồn
tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiền các chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Nông
Sơn, nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thực hiện chính sách
ưu đãi đối với người có công cách với cách mạng;
Tiến hành thống kê, phân tích đánh giá thực trạng công tác triển khai
thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa
bàn huyện Nông Sơn khoảng từ năm 2012 đến năm 2017;
Đánh giá những ưu điểm, tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực
hiện chính sách trên địa bàn nghiên cứu, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm

4


hoàn thiện nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có
công trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam đạt hiệu quả hơn, đáp
ứng được yêu cầu, mục tiêu của chính sách, tạo được niềm tin của người có
công đối với Đảng và Nhà nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là những vấn đề lý luận và
thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn
huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trong phạm vi huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng
Nam.
Thời gian từ năm 2012 đến năm 2017.
5.

Phương pháp nghiên cứu

*Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu:
Các tài liệu được tập trung thu thập bao gồm: các văn bản, chính sách
của Nhà nước cũng như địa phương về Người có công với cách mạng, các bản
báo cáo tổng kết về công tác thực hiện chính sách về Người có công của
phòng Người có công - sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam,
các bài viết.
Những nơi được thu thập tài liệu: phòng Người có công - Sở Lao động
Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam, thư viện Học việc Khoa học Xã hội,
các thông tin, tài liệu internet….
* Phương pháp nghiên cứu:
sát;

Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu; Phương pháp quan

Phương pháp thống kê. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp như:
phương pháp phân tích đánh giá, phương pháp đối chiếu - so sánh, phương

5



tổng kết đánh giá thực tiễn để thực hiện việc hoàn chỉnh luận văn.
6. Ý nghĩa của luận văn
*Ý nghĩa lý luận: Góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi đối
với người có công với cách mạng trong giai đoạn hiện nay.
*Ý nghĩa thực tiễn: Đáng giá thực trạng việc quản lý nhà nước về các
chính sách ưu đãi trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, nêu lên
những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó trong việc thực hiện các chính
sách đối với người có công trong thời gian đến.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng việc thực hiện các
chính sách ưu đãi đối với người có công và làm tài liệu tham khảo cho hoạt
động điều chỉnh, hoàn thiện chính sách.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia
làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách ưu đãi đối với người
có công với cách mạng.
Chương 2. Thực trạng việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người
có công với cách mạng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả chính sách ưu đãi
đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh
Quảng Nam.

6


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI
NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm của người có công với cách mạng:

1.1.1. Khái niệm
Dân tộc ta đã trải qua biết bao cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tự
do của Tổ quốc và trong những cuộc đấu tranh đó đã có biết bao nhiêu người
hy sinh xương máu, của cải và cả tính mạng của mình cho nền độc lập tự do
ấy, họ luôn được nhân dân, Tổ quốc đời đời ghi nhớ và biết ơn.
Theo nghĩa rộng: Người có công là những người không phân biệt tôn
giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác, đã tự nguyện hiến dâng cuộc đời
mình cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước và kiến thiết đất nước. Họ có những
đóng góp, những cống hiến xuất sắc và vì lợi ích của dân tộc.
Theo nghĩa hẹp: Người có công với cách mạng là những người không
phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác có những đóng góp,
những cống hiến xuất sắc trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm
1945, trong các cuộc giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, được các cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền công nhận.
Theo pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH 13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội, Người có công với cách mạng bao gồm:
-

Người hoạt động cách mạng trước ngày 1 tháng 1 năm 1945: là người

tham gia các tổ chức cách mạng từ ngày 31 tháng 12 năm 1944 về trước được
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận.
-

Người hoạt động cách mạng từ ngày 1 tháng 1 năm 1945 đến trước

Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng

7



01 năm 1945
dân

Liệt sĩ sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng

tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước,
của nhân dân và được Nhà nước truy tặng bằng "Tổ quốc ghi công
-

Thân nhân liệt sỹ Gia đình liệt sĩ gồm những thân nhân của liệt sĩ: vợ

hoặc chồng, con, cha mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ và được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ".;
-

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, dân là người được Nhà nước

tuyên dương anh hùng vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu hoặc
phục vụ chiến đấu.
-

Anh hùng lao động là người được Nhà nước tuyên dương anh hùng vì

có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến
-

Thương binh là quân nhân, công an nhân dân do chiến đấu, phục vụ


chiến đấu trong kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc trong
đấu tranh chống tội phạm, dũng cảm làm nhiệm vụ đặc biệt khó khăn nguy
hiểm vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân mà bị thương, mất sức lao động
từ 21% trở lên và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp "Giấy chứng
nhận thương binh", tặng "Huy hiệu thương binh".
-

Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh mà bị mất sức

lao động từ 61% trở lên do một trong các trường hợp sau đây và được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận bệnh binh";
-

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học là người

trong thời gian ở tù không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến,
không làm tay sai cho địch và được tổ chức, cơ quan có thẩm quyền công
nhận;
-

Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù,

đày này là người trong thời gian ở tù không khai báo có hại cho cách mạng,

8


cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch và được tổ chức, cơ quan có
thẩm quyền công nhận;
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ

quốc và
làm nghĩa vụ quốc tế là người tham gia kháng chiến được Nhà nước tặng
huân chương kháng chiến, huy chương kháng chiến;
-

Người có công giúp đỡ cánh mạng là người đã có thành tích giúp đỡ

cách mạng trong lúc khó khăn nguy hiểm và được Nhà nước tặng kỷ niệm
chương "Tổ quốc ghi công" hoặc bằng "Có công với nước".
1.1.2. Đặc điểm
Người có công với nước được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước là
người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm và
được Nhà nước tặng kỷ niệm chương Tổ quốc ghi công hoặc bằng có công
với nước, huân chương kháng chiến, huy chương kháng chiến.
Họ có ý thức tự chủ, tự kiềm chế, đúng đắn, hăng hái nhiệt tình tham
gia các hoạt động xã hội cũng như các công tác khác được giao.
Đối với tâm lý thương binh, bệnh binh từ năm 1975 trở lại đây: chủ yếu
là những người bị thương tật trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc,
phần lớn tuổi còn trẻ, trình độ văn hoá cao, họ vẫn nặng nề về tâm lý thua
thiệt những người xung quanh nên có tâm lý bi quan, thiếu tin tưởng và một
số thương binh còn gặp khó khăn trong cuộc sống, chưa tìm được việc làm.
Họ rất muốn được sự quan tâm chia sẻ, động viên nhất là vào các dịp
ngày lễ, ngày tết bởi, điều này có ý nghĩa rất quan trọng để đưa ra những giải
pháp chăm sóc, hỗ trợ phù hợp, đem lại hiệu quả cao, nhằm bù đắp phần nào
những hy sinh cống hiến to lớn của người có công với cách mạng.
Mặt khác họ đã có nhiều cống hiến hy sinh, chịu nhiều thiệt thòi mất
mát vì sự nghiệp chung của dân tộc, do đó họ cần được mọi người tôn trọng,

9



quan tâm chăm sóc, chia sẻ, động viên họ nhiều hơn để họ với đi nỗi đau mất
mát, quên đi bệnh tật và mất người thân, do vậy nhà nước và cộng đồng xã
hội phải có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với họ để
thể hiện đào lý “Uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa"
1.2. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách
mạng
Ưu đãi đối với người có công với cách mạng là sự đãi ngộ của Nhà
nước, cộng đồng xã hội đối với người có công với cách mạng và thân nhân
của họ, nhằm ghi nhớ công ơn của họ đối với đất nước.
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng là bao gồm các
quy định của Nhà nước về chính sách, chế độ đối với người có công với cách
mạng và thân nhân của họ trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội.
Từ các khái niệm trên chúng ta có thể thấy chính sách ưu đãi đối với có
công với cách mạng là việc nhà nước và xã hội dành những điều kiện, quyền
lợi đặc biệt hơn so với đối tượng, học được đề cao và được coi trọng hơn cả
về vật chất lẫn tinh thần nhằm ghi nhận, đền đáp công lao của người người đã
đóng góp công sức, xương máu của mình cho đất nước.
1.2.1. Các cơ sở để xây dựng chính sách ưu đãi đối với người có công
1.2.1.1. Ý nghĩa:
Kế tục truyền thống của cha ông ta trước đây, ngay sau khi giành được
chính quyền, Đảng, Nhà nước đã sớm xây dựng hệ thống pháp luật ưu đãi đối
với những người có công như thương binh, gia đình liệt sĩ, đồng thời động
viên toàn dân làm tốt phong trào chăm sóc, giúp đỡ các đối tượng này.
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng được Đảng và
Nhà nước đặc biệt quan tâm, có thể điểm qua các giai đoạn:
Từ năm 1947 đến kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược (1954), Nhà nước đã ban hành 24 văn bản dưới hình thức Sắc lệnh, Nghị

10



định, Thông tư, Thông lệnh quy định những vấn đề cơ bản như: Quy định tiêu
chuẩn để xác định thương binh, tử sĩ; quy định trợ cấp hằng tháng đối với
thương binh, thân nhân tử sĩ, việc huấn luyện nghề, sắp xếp việc làm, các
chính sách ưu tiên đối với thương binh; gia đình tử sĩ được tặng "Bảng Tổ
quốc ghi ơn", thương binh được cấp Huy hiệu Thương binh; tổ chức các Trại
an dưỡng để thu nhận và chăm sóc thương binh, bệnh binh; đồng thời tháng 71951, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào "Đón thương binh về làng"
chăm sóc; lập quỹ nghĩa thương; tổ chức bộ máy Bộ Thương binh - Cựu binh.
Thành lập trong mỗi khu kháng chiến một Sở Thương binh - Cựu binh, trong
mỗi tỉnh hoặc liên tỉnh một Ty Thương binh - Cựu binh. Như vậy, trong thời
kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, mặc dù hoàn cảnh đất nước còn nghèo,
nhưng Nhà nước đã ban hành một số văn bản thể hiện sự ưu đãi đối với
thương binh, gia đình liệt sĩ, đồng thời đề ra chủ trương hết sức đúng đắn là
toàn dân tham gia chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), chế độ ưu đãi đối
với thương binh, gia đình liệt sĩ được quan tâm với việc ban hành 184 văn bản
pháp luật, trong đó quy định một số điểm quan trọng như: Tiếp tục xác nhận
và giải quyết quyền lợi cho những quân nhân, dân quân, du kích, thanh niên
xung phong bị thương tật, bị chết trong chiến tranh; đối với những người hy
sinh trong kháng chiến chống Pháp, Nhà nước đã sửa đổi tiêu chuẩn "liệt sĩ"
thay tiêu chuẩn "tử sĩ" trước đây, cấp Bằng Tổ quốc ghi công thay "Bảng Tổ
quốc ghi ơn" liệt sĩ; quy định việc cất bốc quy tập mộ liệt sĩ, xây dựng các
nghĩa trang liệt sĩ. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ngày càng cam go,
quyết liệt, Đảng, Nhà nước đã phát động cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện
với sự đóng góp hy sinh to lớn của mọi tầng lớp, mọi lực lượng, chế độ ưu đãi
đối với người có công được bổ sung các đối tượng mới như: Chế độ đối với
thanh niên xung phong (Chỉ thị số 71/TTg ngày 21-6-1965); Chế độ đối với

11



dân công thời chiến (Nghị định số 77/CP ngày 26-4-1966); Chế độ đối với lực
lượng vận tải nhân dân (Quyết định số 84/CP ngày 04-5-1966); Chế độ đối
với công nhân viên chức, cán bộ giữ chức vụ chủ chốt ở xã, dân công phục vụ
các chiến trường quan trọng và nhân dân (Nghị định số 111B/CP) ngày 20-71968; Chế độ đối với cán bộ y tế làm nhiệm vụ cấp cứu phòng không (Nghị
định số 111/CP ngày 28-6-1973). Đồng thời Nhà nước đã ban hành nhiều văn
bản thể hiện trách nhiệm đối với người có công như: Văn bản quy định những
ngành nghề dành để sắp xếp thương binh vào làm việc, các cơ quan xí nghiệp
phải nhận thương binh theo tỷ lệ 5% biên chế; quy định chế độ ưu đãi trong
giáo dục - đào tạo, trong y tế, được miễn, giảm giá vé tàu xe…
Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1985, chính sách ưu đãi người có công
có những thay đổi bổ sung cho phù hợp tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của
đất nước sau khi Tổ quốc thống nhất. Chính sách ưu đãi người có công tập
trung vào các nhiệm vụ như giải quyết các tồn đọng sau chiến tranh, thống
nhất các chế độ ưu đãi trong cả nước. Trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước
đã ban hành 523 văn bản pháp luật ưu đãi người có công, điển hình như: Ban
Đại diện Trung ương Đảng ở miền Nam có Chỉ thị số 15/CT-76 về việc tăng
cuờng công tác thương binh xã hội ở miền Nam, tập trung vào công tác xác
nhận thương binh, liệt sĩ, cất bốc quy tập mộ liệt sĩ, xây dựng nghĩa trang liệt
sĩ, tổ chức ổn định cuộc sống của người có công...
Việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với
cách mạng của Đảng đã đem lại kết quả thiết thực. Phong trào "Đền ơn đáp
nghĩa" với 5 chương trình tình nghĩa: Xây dựng nhà tình nghĩa; lập Quỹ đền
ơn đáp nghĩa; tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa; đón thương binh nặng về chăm sóc
tại gia đình và nhận phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã phát triển
rộng khắp với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Hệ thống chính sách ưu
đãi đối với người có công tiếp tục được hoàn thiện với việc ban hành Thông

12



tư số 22/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội ngày
29-6-2016 Hướng dẫn điều chỉnh trợ cấp ưu đãi đối với nhóm đối tượng
người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận và
đang hưởng trợ cấp trước ngày 01-9-2012.
Như vậy, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng đã
nhanh chóng được thực hiện tạo ra sức mạnh tổng hợp về chính trị, kinh tế và
xã hội, sự đồng thuận giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân và bản thân người có
công với cách mạng, có tác động sâu sắc đến toàn xã hội, cùng với Nhà nước
chăm lo người có công với cách mạng, phát huy truyền thống, đạo lý của dân
tộc "uống nước nhớ nguồn, "đền ơn đáp nghĩa" trong thời kỳ đổi mới. Phương
châm thực hiện chính sách ưu đãi cũng dựa trên cơ sở 3 nguồn lực “Nhà nước,
nhân dân và bản thân đối tượng”, luôn là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong công
tác ưu đãi người có công với cách mạng. Sự đóng góp của cộng đồng là nguồn
lực không thể thiếu để đạt mục tiêu của chính sách và bao giờ cũng là nguồn
bổ sung phong phú để góp phần cùng Nhà nước chăm sóc tốt hơn, chu đáo
hơn đời sống người có công.Với truyền thống gắn bó, đoàn kết, chung lưng
đấu cật chống thiên tai, địch họa trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và
giữ nước của dân tộc ta, đạo lý nhân ái thủy chung, “uống nước nhớ nguồn”
đã trở thành lẽ sống, là nét đẹp trong đời sống của cộng đồng dân tộc Việt
Nam.
1.2.1.2. Mục tiêu của chính sách
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 773/QĐ-TTg về việc ban
hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19 tháng 7 năm
2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng. Theo đó,
nhiệm vụ đề ra đến năm 2020, phấn đấu đạt 100% gia đình người có công với
cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng


13


dân cư nơi cư trú; năm 2018 đạt 99%; năm 2019 đạt 99,5%; 98% xã phường
làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.
Phấn đấu đến năm 2020, 100% người có công với cách mạng được lập
hồ sơ theo dõi sức khỏe, được khám sức khỏe định kỳ phát hiện các vấn đề về
sức khỏe, xác định nhu cầu, được chăm sóc, điều dưỡng, phục hồi chức năng,
cung cấp và sử dụng dụng cụ trợ giúp phù hợp với tình trạng bệnh, tật, dị
dạng, dị tật.
Bên cạnh đó, rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ưu
đãi người có công với cách mạng, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp
với thực tiễn; hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở cho các hộ gia đình người có công
với cách mạng giai đoạn 2; thực hiện có hiệu quả việc tìm kiếm, quy tập, xác
định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; tập trung tu bổ, tôn tạo hệ
thống các công trình ghi công liệt sĩ trên toàn quốc...
Tập trung khắc phục những hạn chế, tồn tại trong việc lập hồ sơ, thẩm
định hồ sơ đề nghị công nhận người có công với cách mạng; tìm kiếm, quy
tập hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; huy động, bố trí nguồn lực thực hiện
chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; tôn tạo các công trình ghi
công liệt sĩ, nâng cao mức sống của người có công và gia đình có công với
cách mạng, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; xử lý
nghiêm những trường hợp trục lợi chính sách người có công với cách mạng.
1.2.1.3. Các tiêu chí xác định chính sách
Cần xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, ngành, chính quyền địa
phương đối với việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách
mạng; triển khai thực hiện một cách khoa học, đồng bộ, thiết thực, hiệu quả.
Đồng thời, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội
nhằm hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu đối với công tác người có công với cách
mạng.


14


Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công
tác người có công với cách mạng; rà soát, hoàn thiện hệ thống luật pháp,
chính sách người có công với cách mạng, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ,
phù hợp với thực tiễn. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp
thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm trong thực hiện luật
pháp, chính sách đối với người có công với cách mạng.
Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, chính sách ưu đãi người có
công với cách mạng càng được đặc biệt quan tâm, hệ thống chính sách, pháp
luật ưu đãi người có công đang từng bước hoàn thiện và phù hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Đối tượng người có công ngày một mở
rộng, chế độ ưu đãi ngày một nâng cao gắn liền với sự đảm bảo công bằng và
sự đồng thuận của toàn xã hội.
Tiếp tục hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công sẽ tăng cường hiệu
quả của chế độ ưu đãi với mục tiêu quan tâm, chăm lo nhiều hơn, nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần của đối tượng chính sách, tạo điều kiện cho việc
thực hiện công bằng xã hội, đúng theo nguyên tắc đã được ghi nhận trong
Cương lĩnh xây dựng đất nước: “Không chờ kinh tế phát triển cao mới giải
quyết các vấn đề xã hội mà ngay trong từng bước, trong suốt quá trình phát
triển tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội”.
1.2.2. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách
mạng
1.2.2.1.Các phương pháp thực hiện chính
sách + Phương pháp tuyên truyền, vận động
Thực hiện chính sách tuyên truyền, vận động giáo dục nhằm không
ngừng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp
Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ đối với các anh hùng liệt sỹ, người có công với

cách mạng, nâng cao ý thức, biết tôn trọng về những hy sinh, mất mát, chịu

15


nhiều gian khổ của thế hệ cha ông trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc.
Tập trung thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thương binh, liệt sỹ, người có
công với cách mạng, đặc biệt quan tâm đến gia đình chính sách gặp nhiều khó
khăn, ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng; đẩy mạnh phong trào
"Đền ơn đáp nghĩa" với nhiều hình thức thiết thực; khuyến khích và động viên
ý thức tự vươn lên phát triển kinh tế thông qua các chương trình, dự án vay
vốn sản xuất, tạo việc làm, hỗ trợ nghề nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho
người có công tham gia hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, thể hiện
tinh thần tàn nhưng không phế, vươn lên trong cuộc sống vừa làm giàu cho
bản thân vừa làm gương cho thế hệ con cháu mai sáu, bên canh đó cón chứng
minh cho thế hệ con cháu biết được rằng “không có việc gì khó, chỉ sợ lòng
không bền..” giáo dục cho thế hệ mai sau tinh thần thép, tinh thần bất khuất,
kiên cường của những người có công với cách mạng, từ đó khơi dậy lòng yêu
nước, lòng tự hào dân tộc.
Nếu không thực hiện tốt công tác chính sách đối với người có công, thì
tình hình chính trị sẽ không ổn định, ảnh hưởng lớn đến ựu tồn vong của đất
nước, do vậy phương pháp tuyên truyền, vận động luôn là phương pháp hiệu
quả trong việc thực hiện chính sách đối với người có công, nó góp phần ổn
định chính trị, giữ vững thể chế nhà nước.
+

Phương pháp hành chính


Muốn thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công với cách
mạng, thì công cụ pháp lý, nhân tố con người cũng vô cùng quan trọng, chính
sách có tốt thì quá trình thực hiện chính sách sẽ tốt, chính sách mới đi vào
cuộc sống xã hội nói chung và đối với từng đối tượng nói riêng, nếu nhân tố
con người yếu thì chính sách sẽ không đi vào cuộc sống. Do vậy, việc hoạch

16


định, xây dựng chính sách người có công không chỉ phụ thuộc vào điều kiện
tự nhiên mà còn phụ thuộc vào thể chế chính trị, phụ thuộc vào trình độ năng
lực của nhà lãnh đạo, phụ thuộc vào cái đức, cái tài, cái tâm của cơ quan ban
hành chính sách. nếu hội tụ đủ các điều kiện trên thì sẽ có được những quyết
sách quan trọng, phù hợp với thực tế và nhu cầu của đối tượng thụ hưởng là
những người có công với cách mạng.
Bên cạnh đó, việc lắng nghe ý kiến quần chúng, lắng nghe tâm tư
nguyện vọng của đối tượng thụ hưởng cũng không thể thiếu trong quá trình
thực hiện chính sách, những vấn đề tích cực cần phát huy, đề cao, nêu gương,
những biểu hiện hạn chế, tiêu cực cần thẳng thắn thừa nhận, khắc phục sửa
chữa và có biện pháp xử lý thích đáng, có như vậy thì chính sách mới thật sự
phát huy tác dụng và đem lại lòng tin của người có công với xã hội, đối với
đất nước.
+ Phương pháp kinh tế
Ưu tiên các nguồn lực để đảm bảo thực hiện tốt chính sách ưu đãi, có
các giải pháp thiết thực nhằm huy động nguồn lực xã hội vào việc chăm sóc
người có công với cách mạng. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho người
có công như: thăm hỏi, tặng quà nhân dịp các ngày lễ, tết, hỗ trợ làm nhà, xây
dựng nhà điều dưỡng, phát động toàn xã hội tham gia giúp đỡ người có công
thông qua 6 chương trình tình nghĩa như: Tặng số tiết kiệm, xây dựng nghĩa
trang, đài tưởng niệm, quỹ tình nghĩa, vườn cây và nhà tình nghĩa… góp phần

vào việc ổn định đời sống vật chất và tinh thần của người có công, tạo được
niềm tin vững chắc của các đối tượng với Đảng, Nhà nước
Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, tình hình lạm phát tăng cao, khủng
hoảng kinh tế trên thế giới cùng với giá cả của thị trường trong nước không ổn
định đã làm ảnh hưởng đến đời sống của người làm công ăn lương và đặc biệt
là các đối tượng yếu thế trong đó có người có công với cách mạng. Đòi

17


hỏi toàn xã hội cần quan tâm hơn nữa để giúp họ có cuộc sống ổn định, được
phấn khởi về mặt tinh thần. Vì vậy việc triển khai nhiều chính sách nhằm giúp
cho người có công với cách mạng đảm bảo đời sống về vật chất lẫn tinh thần
phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, chế độ Bảo hiểm y tế, chế độ
về giáo dục, hoặc miễn giảm thuế, ưu tiên trong vay vốn sản xuất, cùng với
công tác xã hội hóa đã giúp người có công có cuộc sống dần ổn định, đời sống
tinh thần được cải thiện.
+


Phương pháp kết hợp giữa tuyên truyền vận động, hành chính

Kinh tế.
Trong quá trình thực hiện chính sách người có công với cách mạng thì
tùy từng điều kiện, thời gian mà thực hiện các phương pháp cho phù hợp, tuy
nhiên một trong các phương pháp tối ưu phát huy tích cực được hiệu quả
chính sách thì phương pháp kết hợp giữa các phương pháp tuyên truyền, vận
động, phương pháp chính trị và phương pháp kinh tế là phương pháp mang leị
hiệu quả, kịp thời và đồng bộ nhất.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ chính sách của Đảng,

pháp luật của Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người
có công. Trong đó, đặc biệt quan tâm các gia đình chính sách có nhiều khó
khăn, người có công hiện đang sống cô đơn, không nơi nương tựa, các gia
đình chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng căn
cứ địa cách mạng trước đây, phấn đấu không để hộ người có công thuộc diện
hộ nghèo. Ưu tiên nguồn lực giải quyết những nhu cầu cấp thiết đối với người
có công, như phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, dạy nghề, tạo việc
làm, giúp đỡ các gia đình chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh…
Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật ưu
đãi người có công, đặc biệt chú trọng giải quyết các vướng mắc, tồn tại phát
sinh liên quan để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh

18


tế - xã hội của đất nước.
1.2.2.2. Các bước tổ chức thực hiện chính sách
Do tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách người có công với
cách mạng nên các cơ quan nhà nước cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo sát sao
công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách. Để tổ chức, điều hành có
hiệu quả chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng nhà nước cần
phải thực hiện nhiều nội dung quản lý khác nhau, nhưng trước tiên cần tuân
thủ các bước tổ chức cơ bản sau đây:
+
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đối với
người
có công
Kế hoạch triển khai chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng
công được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống. Kế hoạch triển
khai chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng bao gồm những

nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, lập kế hoạch tổ chức điều hành cần đảm bảo những dự kiến
về hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách;
số lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức; những dự kiến về cơ chế
trách nhiệm của cán bộ quản lý và công chức; cơ chế tác động giữa các cấp
thực hiện chính sách.
Thứ hai, xác định kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực như dự kiến về
các cơ sở kiến trúc, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tổ chức thực hiện chính
sách; các nguồn lực tài chính, các vật tư văn phòng phẩm...
Thứ ba, xác định thời gian triển khai thực hiện thông qua dự kiến về
thời gian duy trì chính sách; dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ
tuyên truyền chính sách đến tổng kết rút kinh nghiệm.
Thứ tư, lên kế hoạch kiểm tra thực hiện chính sách là những dự kiến về
tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính sách.

19


Thứ năm, xây dựng dự kiến những nội quy, quy chế trong thực hiện
chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng;
+ Phân công, phối hợp thực hiện chính sách đối với người có công
Bước tiếp theo sau bước tuyên truyền, phổ biến là phân công, phối hợp
các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công
với cách mạng theo kế hoạch được phê duyệt. Chính sách ưu đãi đối với
người có công với cách mạng được thực hiện trên phạm vi cả nước vì thế số
lượng cá nhân và tổ chức tham gia thực hiện chính sách là rất lớn.
Hoạt động phân công, phổi hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính
sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng một cách chủ động, sáng tạo
để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả
chính sách

+

Duy trì chính sách đối với người có công

Các chế độ ưu đãi được quy định đối với người có công, đã bao phủ
hầu hết các mặt trong đời sống, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng
thời kỳ, đảm bảo mức sống của người có công và thân nhân, do vậy chính
sách cần được duy trì, tồn tại và phát huy hơn nữa trong thực tế, để thực hiện
tốt “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với
cách mạng”, thì phải có sự đồng tâm, hợp lực của đông đảo các tầng lớp nhân
dân nhiệt và làm cho nó trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa của xã hội.
Muốn đời sống của người có công với cách mạng và gia đình người có công
với cách mạng không ngừng được cải thiện; nhiều người có ý chí vươn lên, nỗ
lực phấn đấu, tiếp tục có nhiều đóng góp vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và
phát triển đất nước thì cần có sự đoàn kết nhất trí để đưa nền kinh tế đất nước
ngày càng phát triển bền vững hơn, toàn diện hơn…Đây là nhiệm vụ của cơ
quan nhà nước trong việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người
có công với cách mạng.

20


+

Điều chỉnh chính sách đối với người có công

Trong từng giai đoạn, điều kiện, hoàn cảnh, các chính sách đã được
điều chỉnh bổ sung cho phù hợp nhằm bù đắp phần nào những hy sinh, mất
mát của người có công cho nền độc lập tự do của tổ quốc. Khi đất nước bước
vào thời kỳ đổi mới, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng càng

được đặc biệt quan tâm, hệ thống chính sách, pháp luật ưu đãi người có công
đang từng bước hoàn thiện và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất
nước. Đối tượng người có công ngày một mở rộng, chế độ ưu đãi ngày một
nâng cao gắn liền với sự đảm bảo công bằng và sự đồng thuận của toàn xã
hội. Hoạt động điều chỉnh chính sách là hoạt động hết sức cần thiết để tạo cho
chính sách phù hợp hớp tình hình thực tế, phù hợp với xu hướng phát triển,
phù hợp giữa các đối tượng thụ hưởng và phù hợp không gian thời gian nhất
định.
Nếu chính sách không được điều chỉnh phù hợp thì việc thực hiện chính
sách sẽ không đi vào thực tế và không thể tồn tại.
+

Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chính sách người có công

Đôn đốc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách
mạng là hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức có thẩm quyền thực hiện
thông qua các công cụ hữu ích nhằm làm cho các chủ thể thực hiện nêu cao ý
thức trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp theo định hướng chính sách.
Trên thực tế, khi triển khai thực hiện chính sách, không phải bộ phận nào
cũng làm tốt, làm nhanh như nhau, vì thế cần có hoạt động đôn đốc để vừa
thúc đẩy các chủ thể nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành nhiệm vụ, vừa phòng,
chống những hành vi vi phạm quy định trong thực hiện chính sách ưu đãi đối
với người có công với cách mạng.
+

Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách

người có công

21



×