BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
HUỲNH CÁT DUYÊN
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH NHA TRANG –
KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SỸ
KHÁNH HÒA – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
HUỲNH CÁT DUYÊN
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH NHA TRANG –
KHÁNH HÒA
Ngành đào tạo: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ THỊ THANH VINH
ThS. LÊ CHÍ CÔNG
KHÁNH HÒA - 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công tr
ình nghiên c
ứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan, có nguồn gốc rõ ràng và
chưa từng được công bố trong công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Huỳnh Cát Duyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đ
ã nh
ận được rất
nhiều sự giúp đỡ, động viên từ phía gia đ
ình, th
ầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và các tổ
chức, cá nhân. Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nha
Trang, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế đ
ã t
ạo điều kiện cho tôi được tham gia khóa học
này, đồng thời cảm ơn qu
ý th
ầy cô đ
ã gi
ảng dạy, truyền đạt những kiến thức, phương
pháp nghiên cứu trong suốt quá trình học tập chương trình cao học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô Khoa
Kinh tế, đặc biệt là cô Hồ Thị Thu Hà, cô Nguyễn Thị Hà Trang, các thầy cô trong bộ
môn Quản trị Du lịch và các em sinh viên lớp 52QTDL đ
ã giúp
đ
ỡ tôi trong việc thu
thập và nhập dữ liệu.
Nhân đây tôi c
ũng xin chân thành c
ảm ơn ban l
ãnh
đ
ạo, anh chị em nhân viên Sở
Văn hóa Thể thao và Du lịch, các chuyên gia nghiên cứu trong l
ĩnh v
ực du lịch tại các
trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh và lãnh
đ
ạo các doanh nghiệp kinh doanh
du lịch đ
ã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập dữ liệu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Thị Thanh Vinh và ThS.
Lê Chí Công đ
ã luôn sát cánh đ
ộng viên tôi về mặt tinh thần, tạo điều kiện về mặt thời
gian, tận tình giúp
đ
ỡ về mặt chuyên môn để tôi có thể hoàn thành được luận văn này.
Tôi xin cảm ơn đến các thành viên trong gia đ
ình tôi, nh
ững người đ
ã luôn đ
ộng
viên và tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa học.
Cuối cùng, xin trân trọng cảm ơn qu
ý th
ầy cô trong Hội đồng Bảo vệ luận văn
Thạc sỹ đ
ã có nh
ững góp ý quý báu để luận văn được hoàn thiện hơn.
Nha Trang, tháng 12 năm 2013
Tác giả
Huỳnh Cát Duyên
iii
M
ỤC LỤC
MỤC LỤC iii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC ĐỒ THỊ ix
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 4
2.1 Mục tiêu chung 4
2.2 Mục tiêu cụ thể 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
3.1 Đối tượng nghiên cứu 5
3.2 Phạm vi nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 5
4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 5
4.2 Phương pháp thu thập thông tin 5
4.3 Phương pháp xử lý số liệu 6
5. Ý ngh
ĩa c
ủa nghiên cứu 6
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu 6
6.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 6
6.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 8
7. Kết cấu của luận văn 9
CHƯƠNG 1: 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM
ĐẾN 10
1.1 Lý luận cơ bản về du lịch và điểm đến du lịch 10
1.1.1 Khái niệm về du lịch và ngành du lịch 10
1.1.2 Khái niệm về sản phẩm du lịch 15
1.1.3 Khái niệm về khách du lịch 17
1.1.4 Khái niệm về điểm đến du lịch 19
1.2 Lý luận về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch 21
1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh 21
iv
1.2.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch 26
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch 27
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến 32
1.3 Kinh nghiệm trong và ngoài nước về nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến .35
1.3.1 Kinh nghiệm trong nước 35
1.3.2 Kinh nghiệm nước ngoài 40
CHƯƠNG 2: 44
TỔNG QUAN VỀ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH NHA TRANG–KHÁNH HÒA 44
2.1 Đặc điểm tự nhiên-kinh tế-xã hội của điểm đến du lịch Nha Trang–Khánh Hòa.44
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 44
2.1.2 Kinh tế-xã hội 45
2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Nha
Trang-Khánh Hòa 47
2.2.1 Nguồn tài nguyên và văn hóa du lịch 47
2.2.2 Nguồn nhân lực 47
2.2.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 48
2.2.4 Hệ thống luật pháp và chính sách du lịch 53
2.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch của điểm đến du lịch Nha Trang-
Khánh Hòa 54
2.3.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh du lịch Nha Trang – Khánh Hòa
giai đoạn 2008 – 2013 54
2.3.2 Nhận xét chung về tình hình phát triển của ngành du lịch Nha Trang-Khánh
Hòa 60
CHƯƠNG 3: 63
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN NHA TRANG-
KHÁNH HÒA 63
3.1 Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh 63
3.1.1 Phương pháp chuyên gia 63
3.1.2 Kết quả nghiên cứu dựa theo phương pháp chuyên gia và thảo luận 66
3.2 Đánh giá chất lượng dịch vụ điểm đến bằng phương pháp điều tra khách hàng
(Mô hình IPA) 73
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu 73
v
3.2.2 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 76
3.3 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh điểm đến Nha Trang-Khánh Hòa 82
CHƯƠNG 4: 86
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU
LỊCH NHA TRANG-KHÁNH HÒA 86
4.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển của Thủ tướng Chính phủ đối với điểm đến du
lịch Khánh Hòa 86
4.1.1 Quan điểm phát triển 86
4.1.2 Mục tiêu phát triển 87
4.1.3 Định hướng phát triển 89
4.2 Phương hướng phát triển du lịch tại điểm đến Nha Trang 92
4.2.1 Tổ chức cụm du lịch Thành phố Nha Trang và phụ cận 92
4.2.2 Đầu tư phát triển du lịch 93
4.3 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Nha Trang –
Khánh Hòa 94
4.3.1 Một số cơ sở để đưa ra giải pháp 94
4.3.2 Nhóm giải pháp cơ bản 96
4.3.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ 99
4.4 Đề xuất và kiến nghị 100
4.4.1 Đối với Tổng cục Du lịch Việt Nam 100
4.4.2 Đối với chính quyền địa phương 101
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
vi
DANH M
ỤC KÝ HIỆU
, CÁC CH
Ữ VIẾT TẮT
Viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
ĐĐ DL
Điểm đến Du lịch
ILO
International Labour Organization
Tổ chức Lao động Quốc tế
NLCT
Năng lực cạnh tranh
SNG
Sodruzhestvo Nezavisimykh
Gosudarstv
Cộng đồng các quốc gia độc lập
Sở VHTTDL
Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch
TAT
Tourism Authority of Thailand
Cơ quan Du lịch Quốc gia Thái Lan
TP
Thành phố
UBND
Ủy ban nhân dân
UNWTO
The United National World
Tourist Organization
Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên
hợp quốc
Viện NCPT
Viện Nghiên cứu Phát triển
WEF
The World Economic Forum
Diễn đàn kinh tế thế giới
WTO
The World Tourist Organization
Tổ chức Du lịch Thế giới
WTTC
The World Travel and Tourism
Council
Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới
vii
DANH M
ỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Khách du lịch quốc tế giai đoạn 1990-2012 13
Bảng 1.2 Mô hình Crouch và Ritchie 28
Bảng 1.3 Mô hình Larry Dwyer và Chulwon Kim 29
Bảng 1.4 Mô hình của WTTC và WEF 30
Bảng 2.1 Cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa từ 2008 – 2012 45
Bảng 2.2 Số lượng cơ sở đào tạo nhân lực ngành du lịch của các ĐĐ DL 48
Bảng 2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật toàn tỉnh tính đến tháng 12/2012 50
Bảng 2.4 Tình hình c
ơ s
ở lưu trú tỉnh Khánh Hòa 2008 – 2013 51
Bảng 2.5 Số cơ sở lưu trú tại các ĐĐ DL 52
Bảng 2.6 Tổng lượt khách giai đoạn 2008 – 2013 55
Bảng 2.7 So sánh lượt khách tại các điểm đến 56
Bảng 2.8 Doanh thu và tốc độ tăng doanh thu ngành du lịch Khánh
Hòa giai
đo
ạn 2008 – 2013 57
Bảng 2.9 So sánh doanh thu tại các điểm đến 59
Bảng 2.10 GDP, cơ cấu GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch
Khánh Hòa giai
đo
ạn 2008 – 2013 59
Bảng 3.1 Danh sách chuyên gia 66
Bảng 3.2 Bảng trọng số giữa các nhóm tiêu chí 68
Bảng 3.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của điểm đến Nha Trang-Khánh Hòa 68
Bảng 3.4 Ma trận hình ảnh cạnh tranh về nhóm tiêu chí “Hoạt động kinh doanh
du lịch” của điếm đến Nha Trang-Khánh Hòa 69
Bảng 3.5 Ma trận hình ảnh cạnh tranh về nhóm tiêu chí “Cơ sở hạ tầng phục vụ
du lịch” của điếm đến Nha Trang-Khánh Hòa 70
Bảng 3.6 Ma trận hình ảnh cạnh tranh về nhóm tiêu chí “Nguồn nhân lực phục vụ
du lịch” của điếm đến Nha Trang-Khánh Hòa 70
Bảng 3.7 Ma trận hình ảnh cạnh tranh về nhóm tiêu chí “Hệ thống luật pháp,
chính sách du lịch” của điếm đến Nha Trang-Khánh Hòa 71
Bảng 3.8 Ma trận hình ảnh cạnh tranh về nhóm tiêu chí “Nguồn lực tự nhiên và
văn hóa du lịch” của điếm đến Nha Trang-Khánh Hòa 72
Bảng 3.9 Mô tả mẫu nghiên cứu 76
viii
Bảng 3.10 Tầm quan trọng và mức độ thực hiện của các thuộc tính trong đánh
giá chất lượng dịch vụ điểm đến du lịch Nha Trang-Khánh Hòa 78
Bảng 3.11 Sự khác nhau của tầm quan trọng và mức độ thực hiện của các thuộc
tính trong đánh giá chất lượng dịch vụ điểm đến du lịch Nha Trang 79
Bảng 4.1 Dự báo các nguồn vốn đầu tư du lịch Khánh Hòa
đ
ến năm 2020 89
Bảng 4.2 Dự báo khách, doanh thu du lịch cụm du lịch Nha Trang và phụ cận 93
ix
DANH M
ỤC
ĐỒ THỊ
Biểu đồ 1.1 Khách du lịch quốc tế giai đoạn 1990-2012 14
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai
đo
ạn 2008 - 2012 46
Biểu đồ 2.2 Cơ sở lưu trú tỉnh Khánh Hòa 2008 – 2013 52
Biểu đồ 2.3 Số lượng phòng và công suất sử dụng phòng của các cơ sở lưu trú
tỉnh Khánh Hòa 2008 – 2013 53
Biểu đồ 2.4 Tổng lượt khách đến Khánh Hòa giai
đo
ạn 2008 – 2013 55
Biều đồ 2.5 Tốc độ tăng doanh thu ngành du lịch giai đoạn 2008 – 2013 57
Biểu đồ 2.6 Cơ cấu doanh thu du lịch Khánh Hòa giai
đo
ạn 2008 – 2013 58
Biểu đồ 2.7 Cơ cấu GDP ngành du lịch Khánh Hòa giai
đo
ạn 2008 – 2013 60
Biểu đồ 3.1 Mức độ cạnh tranh giữa các điểm đến 67
Biểu đồ 3.2 Số lần du lịch điểm đến Nha Trang-Khánh Hòa 77
Biểu đồ 3.3 Số ngày lưu lại điểm đến Nha Trang-Khánh Hòa 77
Biểu đồ 3.4 Sự khác nhau của tầm quan trọng và mức độ thực hiện của các thuộc
tính trong đánh giá chất lượng dịch vụ điểm đến du lịch Nha Trang-Khánh Hòa 81
1
L
ỜI MỞ
ĐẦU
1. S
ự cần
thi
ết của đề tài
Những bước nhảy vọt về khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa đ
ã và
đang
tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch trên phạm vi toàn cầu phát triển nhanh và trở thành
một trong những ngành kinh tế quan trọng của thế giới. Tổ chức Du lịch Thế giới Liên
Hiệp Quốc (2008) nhận định rằng: “Tại nhiều quốc gia đang phát triển, du lịch là
nguồn thu nhập chính, ngành xuất khẩu hàng đầu, tạo ra nhiều công ăn việc làm và cơ
hội cho sự phát triển”. Chính những đóng góp đáng kể đó của ngành “công nghiệp
không khói” vào sự phát triển nhanh của nhiều nền kinh tế mà hiện nay rất nhiều quốc
gia coi trọng việc phát triển du lịch và nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến để
thu hút khách du lịch.
Việt Nam là một điểm đến du lịch được biết đến với tài nguyên thiên nhiên
phong phú, đa dạng; các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể thực sự hấp dẫn; các làng
nghề và lễ hội truyền thống gắn với các nhóm dân tộc của cả nước. Với 54 dân tộc
phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam với những phong tục, tập quán độc đáo, các hoạt
động văn hóa – nghệ thuật đa dạng và đặc sắc có sức hút lớn đối với khách du lịch
trong và ngoài nước. Tính đến tháng 8/2010 Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng
cảnh, trong đó có hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5.000 di tích
được xếp hạng cấp tỉnh. Tính đến năm 2013 nước ta có 13 di sản thế giới, trong đó có
5 di sản văn hóa gồm Cố đô Huế (công nhận năm 1993), Thánh địa Mỹ Sơn (1999),
Đô thị cổ Hội An (1999), Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long (2010) và
Thành nhà Hồ (2011) và 2 di sản tự nhiên gồm vịnh Hạ Long (1994) và rừng quốc gia
Phong Nha – Kẻ Bàng (2003). Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển
trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp. Việt Nam là 1/12 quốc
gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang. Chính nhờ điều này
mà Việt Nam đ
ã tr
ở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn trong khu vực
Châu Á - Thái Bình D
ươ
ng trong những năm gần đây.
Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, du lịch ở Việt Nam được chú ý đầu tư phát
triển, góp phần quan trọng làm tăng trưởng kinh tế-xã hội của nước nhà. Năm 2012, Hội
đồng lữ hành và du lịch thế giới (WTTC) xếp hạng Việt Nam ở vị trí 80/181 quốc gia về
đóng góp của ngành du lịch trong GDP và ở vị trí 21/181 quốc gia về tiềm năng tăng
trưởng du lịch dài hạn. Năm 2012, theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, ngành
2
du lịch Việt Nam đón 6,847 triệu lượt khách quốc tế, tăng 11%; 32,5 triệu lượt khách
nội địa, tăng 8%; tổng thu du lịch đạt hơn 160.000 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2011
và đóng góp trên 5% vào GDP của cả nước. Theo dự báo của WTTC tính đến năm
2022, giá trị đóng góp trực tiếp vào GDP của ngành du lịch Việt Nam sẽ tăng bình quân
6,1% hàng năm; đến năm 2022, tổng giá trị đóng góp của toàn ngành du lịch vào GDP
sẽ tăng b
ình quân 6,0%. V
ới những chỉ số dự báo ấn tượng và khả quan trên, có thể thấy
ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước một tương lai đầy hứa hẹn.
Khánh Hòa với vịnh Nha Trang là một trong hai vịnh đẹp nhất thế giới của Việt
Nam đang khai thác lợi thế này để từng bước đưa ngành du lịch tỉnh nhà trở thành
ngành kinh tế m
ũi nh
ọn. Nằm trong khu vực Nam Trung Bộ, được thiên nhiên ưu ái
ban tặng địa thế tuyệt vời, với đường bờ biển dài hơn 200km và gần 200 hòn
đ
ảo lớn
nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Nha Trang, Vân Phong, Cam Ranh, ; khí hậu ôn
hòa, có h
ơn 300 ngày n
ắng trong năm, Khánh H
òa mang trong mình ti
ềm năng lớn để
phát triển ngành du lịch biển đảo. Bên cạnh đó là những di tích lịch sử văn hóa và
danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Tháp Bà Ponagar, thành cổ Diên Khánh, các di tích
của nhà bác học Yersin, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các chương tr
ình du l
ịch
văn hóa. V
ì th
ế, trong những năm qua tỉnh Khánh Hòa
đ
ã phát huy l
ợi thế của mình
cho phát triển du lịch và đ
ã nhanh chóng tr
ở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn cho du
khách trong và ngoài nước. Theo thống kê của Sở VHTTDL Khánh Hòa, năm 2012,
Khánh Hòa
đón hơn 2
,3 triệu lượt khách lưu trú và gần 9 triệu lượt khách tham quan;
tăng 5,5% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế tăng 20,58% và khách nội địa tăng
2,72%. Doanh thu ngành du lịch Khánh Hòa
đ
ạt hơn 2.570 tỷ đồng, tăng 14,12% so
với năm 2011. Nhu cầu vốn đầu tư cho ngành du lịch từ năm 2008 đến nay ước đạt
khoảng 4.500 tỷ đồng, với khoảng 1.350 tỷ (chiếm 30%) đầu tư cho các l
ĩnh v
ực kết
cấu hạ tầng du lịch, xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực, tôn tạo môi trường Đây là
những con số rất đáng mừng cho sự phát triển của ngành du lịch tỉnh nhà.
Cùng với sự phát triển của du lịch tỉnh nhà, điểm đến du lịch Nha Trang – một
trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới – đ
ã t
ận dụng khá tốt những lợi thế sẵn có để phát triển
du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của thành phố biển. Nếu như
những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, điểm đến du lịch Nha Trang chỉ có vài chục
khách sạn thì tính
đ
ến năm 2012 đ
ã có trên
500 cơ sở lưu trú (trong tổng số 511 cơ sở
lưu trú của toàn tỉnh) với hơn 12.000 phòng; trong
đó, khách s
ạn từ 3 đến 5 sao có gần
3
3.800 phòng. Các thương hiệu khách sạn nổi tiếng của thế giới như: Sheraton,
Novotel, Havana, Intercontinental… đ
ã có m
ặt ở Nha Trang. Bên cạnh đó, thành phố
biển c
ũng đã có nh
ững khu du lịch lớn như: Tổ hợp du lịch giải trí Vinpearl Land, Khu
du lịch Diamond bay Nha Trang, Khu nghỉ mát Ana Mandara, Khu du lịch Hòn Tằm.
Cùng với sự gia tăng về số lượng buồng phòng, sản phẩm du lịch của Nha Trang ngày
càng đa dạng, chất lượng dịch vụ được nâng cao, nhất là các sản phẩm gắn với du lịch
biển, đảo. Các sự kiện văn hóa – du lịch mang tầm quốc gia và quốc tế liên tục được tổ
chức ở Nha Trang như: Các cuộc thi hoa hậu trong nước và quốc tế, chương trình
Festival Biển được tổ chức 2 năm/lần (từ năm 2003)… đ
ã góp ph
ần quảng bá hình ảnh
và từng bước khẳng định thương hiệu du lịch Nha Trang với du khách trong nước,
quốc tế. Nhờ đó, lượng khách đến nghỉ dưỡng ở Nha Trang liên tục tăng.
Có thể nói, những năm qua, du lịch Nha Trang đ
ã phát huy đ
ược nhiều nguồn
lực, trở thành Trung tâm du lịch biển của cả nước với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo
như: lặn biển, tắm bùn Hoạt động du lịch đã có những đóng góp tích cực vào quá
trình phát triển kinh tế–xã hội của thành phố; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế với
tỷ trọng GDP du lịch–dịch vụ ngày càng tăng; tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh
tế khác. Đánh giá về sự phát triển của du lịch Nha Trang, ông Trương Đăng Tuyến,
Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết: “Những năm qua, du lịch Nha
Trang đ
ã kh
ẳng định được tiềm năng, thế mạnh của mình; không ngừng phát triển cả
về cơ sở hạ tầng c
ũng nh
ư chất lượng dịch vụ, trở thành Trung tâm du lịch của khu
vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên”.
Tuy nhiên, so với tổng quan chung của cả nước thì l
ư
ợng khách đến Khánh Hòa
(chủ yếu được tiếp cận ở thành phố biển Nha Trang) còn khá khiêm tốn. Mặt khác, nếu
so sánh với các điểm đến khác trong cả nước cùng có tiềm năng về du lịch biển đảo như
Hạ Long (Quảng Ninh), Đà Nẵng, V
ũng Tàu (
Bà Rịa -V
ũng Tàu), thì
điểm đến du lịch
Nha Trang-Khánh Hòa chưa phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có, số lượng
khách đến Nha Trang-Khánh Hòa còn khá ít so với những điểm đến tương đồng khác,
đặc biệt là số lượng khách lưu trú và số ngày lưu trú của khách. Bên cạnh đó, nhiều yếu
tố khác thể hiện sự phát triển của ngành du lịch như cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ,
nguồn nhân lực so với các điểm đến khác thì n
ăng l
ực cạnh tranh của điểm đến du lịch
Nha Trang vẫn còn nhiều hạn chế. Theo ông Trương Đăng Tuyến – Giám đốc Sở Văn
hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa: “Hoạt động du lịch của Khánh Hòa vẫn còn
4
nhiều điểm yếu cần được khắc phục như: cơ sở vật chất phục vụ du lịch phát triển chưa
cân đối; thiếu các khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm; công tác xúc tiến – quảng bá
du lịch ở thị trường quốc tế còn hạn chế; an ninh du lịch chưa được đảm bảo ở mức tốt
nhất; ”. Với mục tiêu tăng trưởng đ
ã đ
ặt ra trong chương tr
ình hành đ
ộng giai đoạn
2012 – 2015 và định hướng đến năm 2020 của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa thì du lịch
Khánh Hòa phấn đấu đến năm 2015 sẽ đón 3.100.000 lượt khách, tốc độ tăng trưởng về
lượt khách bình quân tăng 11%/năm, tăng trưởng doanh thu đạt 15%/năm với mốc đến
năm 2015 doanh thu sẽ đạt 4.300 tỷ đồng. Đây là những chỉ tiêu vừa tầm, song c
ũng s
ẽ
gặp rất nhiều thách thức khi sự cạnh tranh giữa các điểm đến du lịch biển đảo trên cả
nước có xu hướng ngày càng trở nên gay gắt hơn.
Do vậy, việc nhìn nhận đánh giá và nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến
du lịch Nha Trang–Khánh Hoà là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tác
giả đ
ã
lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Nha
Trang-Khánh Hòa” để nghiên cứu cho luận văn cao học của mình. Những kết quả
nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào việc hoạch định chiến lược phát triển giúp
tỉnh nhà đạt được mục tiêu đ
ã đ
ề ra, đồng thời đưa điểm đến Nha Trang-Khánh Hòa
trở thành điểm đến du lịch trọng tâm không chỉ của Việt Nam mà của cả khu vực.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 M
ục tiêu chung
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch
Nha Trang-Khánh Hòa cho giai đoạn 2015 - 2020.
2.2 M
ục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Nha Trang-
Khánh Hòa so với các điểm đến Hạ Long, Đà Nẵng và V
ũng Tàu trong giai đo
ạn từ
năm 2008 đến năm 2012;
- Đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Nha Trang-Khánh Hòa
thông qua phương pháp nghiên cứu chuyên gia, theo những chỉ tiêu của Diễn đàn kinh
tế thế giới (WEF) và xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh của điểm đến du lịch Nha
Trang-Khánh Hòa so với các điểm đến Hạ Long, Đà Nẵng và V
ũng Tàu;
bên cạnh đó
tiến hành phân tích và đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch tại điểm đến du lịch Nha
Trang-Khánh Hòa thông qua ứng dụng phương pháp phân tích tầm quan trọng – mức
độ thực hiện (IPA);
5
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch
Nha Trang-Khánh Hòa.
3. Đ
ối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đ
ối t
ượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là năng lực cạnh tranh tại điểm đến.
Khách thể của nghiên cứu này là điểm đến Nha Trang trong đó có sự so sánh với
các điểm đến khác (Hạ Long, Đà Nẵng, Vũng Tàu).
3.2 Ph
ạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Thành phố Nha Trang và 03 điểm đến Hạ Long, Đà Nẵng,
V
ũng Tàu.
- Về mặt thời gian: Số liệu phản ánh năng lực cạnh tranh của 04 điểm đến trong
giai đoạn từ năm 2008 đến 2012.
4. Phương pháp nghiên c
ứu
4.1 Phương pháp nghiên c
ứu lý thuyết
Hệ thống lại các lý thuyết có liên quan đến năng lực cạnh tranh, các nhân tố ảnh
hưởng, mô hình và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch.
4.2 Phương pháp thu th
ập thông tin
4.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp được thu thập từ các giáo trình, sách giáo khoa, sách chuyên
khảo, các báo cáo tổng hợp từ các cơ quan quản lý có liên quan, kết quả của các
nghiên cứu trước đây đ
ã đư
ợc công bố.
Các số liệu về ngành du lịch được thu thập từ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch,
cục Thống kê Khánh Hòa,
Đà N
ẵng, Quảng Ninh, Bà Rịa-V
ũng Tàu t
ừ năm 2008 đến
2012 và một số website.
4.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập từ 2 nguồn:
- Thông qua phương pháp nghiên cứu chuyên gia để thu thập thông tin sơ cấp từ
phía các chuyên gia là những nhà quản lý các sở ban ngành, các nhà nghiên cứu trong
l
ĩnh v
ực du lịch từ các trường Đại học, cao đẳng, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
trên địa bàn tỉnh thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia được xây dựng dựa
trên những chỉ tiêu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
6
- Thông qua điều tra khảo sát bằng bản câu hỏi với đối tượng khách du lịch đến
Nha Trang-Khánh Hòa.
4.3 Phương pháp x
ử lý số liệu
- Số liệu điều tra được mã hóa và xử lý bằng phần mềm excel. Phương pháp
thống kê mô tả, thống kê phân tích, phân tích so sánh và tổng hợp được sử dụng để
phân tích số liệu.
- Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh trên cơ sở xử lý số liệu thu thập được từ
phương pháp chuyên gia. Mục đích của phương pháp này nhằm đánh giá năng lực
cạnh tranh của điểm đến Nha Trang-Khánh Hòa so với các điểm đến Hạ Long, Đà
Nẵng và V
ũng Tàu.
- Sử dụng phương pháp phân tích tầm quan trọng – mức độ thực hiện (IPA) xử lý
số liệu thu thập được từ phía khách du lịch. Mục đích của phương pháp này nhằm
phân tích và đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch tại điểm đến du lịch Nha Trang-
Khánh Hòa.
5. Ý ngh
ĩa
c
ủa nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh điểm đến du
lịch và các mô hình
đánh giá năng l
ực cạnh tranh điểm đến du lịch.
- Về mặt thực tiễn: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch
Nha Trang trên cơ sở so sánh với các địa phương khác dựa trên những chỉ tiêu của
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), qua đó có một bức tranh tổng thể về năng lực cạnh
tranh của điểm đến du lịch Nha Trang, những chỉ tiêu được đánh giá cao cần phát huy
và những chỉ tiêu còn hạn chế. Thông qua đó đề xuất những giải pháp phù hợp để nâng
cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Nha Trang-Khánh Hòa.
6. T
ổng quan tình hình nghiên cứu
6.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trong thời gian qua, việc nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong ngành du lịch
ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu du lịch trên thế giới vì nó
đư
ợc
coi là một trong những nhân tố quan trọng dẫn đến thành công của các điểm đến du
lịch. Trước đây, cạnh tranh trong du lịch thường chủ yếu quan tâm đến giá cả và
thường chỉ được chú trọng ở tầm mức vi mô. Từ thập niên 90, các nhà khoa học du
lịch đ
ã ý th
ức được rằng bên cạnh lợi thế cạnh tranh và yếu tố giá, còn nhiều biến số
khác xác định sức cạnh tranh của một điểm đến du lịch hay của một doanh nghiệp.
7
Những công trình nghiên cứu này theo 3 hướng cơ bản sau đây: (1) Các nghiên cứu có
mục tiêu phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của các điểm đến; (2) Các nghiên cứu
kết hợp xem xét các khía cạnh khác nhau của điểm đến như: năng lực cạnh tranh điểm
đến, năng lực quản lý điểm đến, marketing điểm đến ; (3) Các nghiên cứu về mô hình
tổng thể lý thuyết về năng lực cạnh tranh của điểm đến.
Có nhiều công trình khoa học trên thế giới được công bố nghiên cứu về l
ĩnh v
ực
này, tiêu biểu như các công trình:
- Báo cáo Destination Competitiveness: Insights into Attribute Importance (2006)
và quyển sách Modelling Destination Competitiveness: A Survey and Analysis of the
Impact of Competitiveness Attributes (2007) của Crouch G Ian đ
ã phát tri
ển một cái
nhìn chuyên sâu về tầm quan trọng và sự tác động của các thuộc tính cấu thành năng
lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch. Nghiên cứu của tác giả dựa trên mô hình khái
niệm chung về năng lực cạnh tranh điểm đến của Crouch và Ritchie (2003) và sử dụng
phương pháp nghiên cứu chuyên gia để thu thập thông tin, sau đó tác giả đã sử dụng
quá trình phân cấp phân tích-AHP (The Analytic Hierarchy Process) để xử lý dữ liệu
thu thập được. Trong số 36 thuộc tính, nghiên cứu đ
ã tìm ra đư
ợc 10 thuộc tính quan
trọng nhất, có tác động mạnh nhất nhằm tạo nên năng lực cạnh tranh của một điểm đến
du lịch. Tác giả mong muốn nghiên cứu này sẽ giúp các nhà quản lý phát triển các
chính sách du lịch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các điểm đến du lịch và
phát triển du lịch theo hướng bền vững.
- Bài báo Sustainability and competitiveness of tourism của Tanja Angelkova và
các cộng sự đăng trên tạp chí Procedia Social and Behavioral Sciences năm 2012 đ
ã
chỉ ra rằng để một điểm đến du lịch phát triển bền vững cần phải tạo ra được sự khác
biệt. Tính bền vững của du lịch đ
òi h
ỏi phải có sự hợp tác giữa các công ty du lịch, các
điểm du lịch và các cơ quan quốc gia, giữa khu vực và địa phương để có thể kiểm soát
được những thách thức, cũng như duy trì khả năng cạnh tranh. Nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng cơ hội để phát triển du lịch bền vững và duy trì khả năng cạnh tranh bị ảnh hưởng
nhiều bởi chất lượng của môi trường, việc bảo tồn và tính hấp dẫn của di sản văn hóa
và thiên nhiên, và những giá trị khác, sản phẩm du lịch và tài nguyên.
- Measuring tourist destination competitiveness: conceptual considerations and
empirical findings của Metin Kozak và Mike Rimmington đăng trên tạp chí
International Journal of Hospitality Management số 18 (1999) đ
ã trình bày m
ột
8
phương pháp xây dựng năng lực cạnh tranh cho các điểm đến du lịch quốc tế. Nghiên
cứu đ
ã s
ử dụng cả hai phương pháp định lượng và định tính để thu thập dữ liệu. Kết
quả nghiên cứu được thảo luận dựa trên việc phân tích những dữ liệu thu thập được từ
khách du lịch Anh đến tham quan Thổ Nh
ĩ K
ỳ mùa hè năm 1998. Kết quả nghiên cứu
đ
ã ch
ỉ ra những điểm đến cạnh tranh trực tiếp với Thổ Nh
ĩ K
ỳ trong du lịch mùa hè.
Qua việc phân tích một điểm đến cụ thể là Thổ Nh
ĩ K
ỳ, nghiên cứu đ
ã đ
ề xuất cả hai
phương pháp định lượng và định tính đều có ích trong việc đánh giá năng lực cạnh
tranh của một điểm đến du lịch. Một ý ngh
ĩa quan tr
ọng nữa được rút ra từ nghiên cứu
này là mỗi điểm đến du lịch nên xây dựng cho mình n
ăng l
ực cạnh tranh riêng phù hợp
với điều kiện tự nhiên và cơ cấu ngành du lịch tại điểm đến đó gắn với việc so sánh
với các sản phẩm du lịch thay thế tại các điểm đến khác trong khu vực.
6.2 Tình hình nghiên cứu trong n
ước
Ở nước ta, vấn đề năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của
ngành và của doanh nghiệp đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng các công trình
nghiên cứu đ
ã công b
ố về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch còn khá ít. Tiêu
biểu có những công trình sau:
- Bài báo Nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế thế giới đăng trên Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 214, 8/2008 của
TS. Nguyễn Đ
ình Hòa và b
áo cáo Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Việt Nam
(2010) của PSG. TS. Bùi Xuân Nhàn tại Hội thảo khoa học Quốc tế với chủ đề: “Hội
nhập: Hợp tác và cạnh tranh” đ
ã
phần nào đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến
du lịch Việt Nam. Tác giả đ
ã
tập trung làm rõ khái niệm năng lực cạnh tranh điểm đến,
các mô hình
đánh giá năng l
ực cạnh tranh điểm đến và thực trạng năng lực cạnh tranh
điểm đến của du lịch Việt Nam theo những tiêu chí của Diễn đàn kinh tế thế giới
(WEF) so với một số nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan và Singapore, từ đó
tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du
lịch Việt Nam trong thời gian tới.
- Báo cáo Điểm đến du lịch tầm cỡ quốc tế, sự cần thiết và vấn đề đặt ra nhằm
phát triển điểm đến du lịch đạt tầm cỡ quốc tế ở Việt Nam (2010) của Nguyễn Thị Tú
tại Hội thảo khoa học Quốc tế với chủ đề: “Hội nhập: Hợp tác và cạnh tranh” đ
ã kh
ẳng
định tầm quan trọng của việc phát triển điểm đến du lịch đạt tầm cỡ quốc tế ở Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Bên cạnh đó, tác giả c
ũng
đ
ã ch
ỉ ra các tiêu chí
9
cần có của một điểm đến du lịch tầm quốc tế và những vấn đề cần phải giải quyết để
có thể phát triển một số điểm đến du lịch của Việt Nam đạt tầm quốc tế.
- Bài báo Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Nẵng của ThS.
Nguyễn Thị Thu Vân đăng trên Tạp chí Đại học Đông Á, số 8/2012 đ
ã ch
ỉ ra những
nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong du lịch của thành phố Đà Nẵng. Tác
giả đ
ã d
ựa trên mô hình Tích hợp (Dwyer và các cộng sự, 2003), 84 chỉ số cạnh tranh
được xây dựng thành 84 câu hỏi và sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên gia để
thu thập số liệu. Kết quả nghiên cứu đ
ã ch
ỉ ra năng lực cạnh tranh du lịch Đà Nẵng do
7 nhân tố quyết định là: Nguồn lực tự nhiên; Nguồn lực kế thừa; Nguồn lực tạo ra;
Nguồn lực hỗ trợ; Quản trị điểm đến; Điều kiện hoàn cảnh và Điều kiện về cầu. Từ đó
tác giả đ
ã
đưa ra nh
ững đề xuất và kiến nghị đối với những nhà hoạch định chính sách
trong l
ĩnh v
ực này.
7. K
ết cấu của
lu
ận v
ăn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm có 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh điểm đến
Chương 2: Tổng quan về điểm đến du lịch Nha Trang-Khánh Hòa
Chương 3: Đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Nha Trang-
Khánh Hòa
Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Nha
Trang-Khánh Hòa
10
CHƯƠNG 1:
CƠ S
Ở LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC
C
ẠNH TRANH
ĐI
ỂM ĐẾN
1.1 Lý luận cơ bản về du lịch và điểm đến du lịch
1.1.1 Khái ni
ệm về du lịch
và ngành du l
ịch
1.1.1.1 Khái niệm du lịch
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của xã hội loài
người. Ngay trong thời kỳ cổ đại với các nền văn hóa lớn như Ai Cập, Hy Lạp đ
ã xu
ất
hiện hình thức đi du lịch tuy đó chỉ là hoạt động mang tính tự phát, đó chỉ là các cuộc
hành hương về các thánh địa, đất thánh, đền chùa, các nhà thờ Kito giáo, các cuộc du
ngoạn của các vua chúa và quý tộc,… Đến thế kỷ XVII, thời kỳ Phục hưng ở các
nước Châu Âu, kinh tế-xã hội phát triển, các l
ĩnh v
ực như thông tin, giao thông vận tải
theo đó phát triển nhanh chóng, điều đó càng thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ.
Đến thời kỳ hiện đại cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật,
sự ra đời của các phương tiện giao thông mới, du lịch có điều kiện để phát triển mạnh,
con người có thể đi từ nơi này đến nơi khác trong thời gian ngắn. Sống trong không
gian “bê tông”, “máy tính”, tác phong công nghiệp đ
ã quá m
ệt mỏi, con người nảy sinh
nhu cầu trở về với thiên nhiên, về với cội nguồn văn hóa dân tộc hay chỉ đơn giản là để
nghỉ ngơi sau những quãng thời gian lao động. Như vậy du lịch đã dần trở thành một
hoạt động quen thuộc trong đời sống của con người và càng phát triển phong phú cả về
chiều rộng lẫn chiều sâu. Du lịch hiện nay đ
ã phát tri
ển rộng hơn, không chỉ đơn thuần
là đi nghỉ dưỡng, giải trí mà kết hợp du lịch với công việc, tìm kiếm các cơ hội kinh
doanh, đi công tác, dự hội thảo, hội nghị hay đi học tập, nghiên cứu khoa học.
Do hoàn cảnh khác nhau về điều kiện kinh tế, xã hội, thời gian, không gian, và
c
ũng do các góc
đ
ộ nghiên cứu khác nhau, nên mỗi ngành khoa học, mỗi cá nhân đều
có cách hiểu khác nhau về du lịch.
Có thể điểm qua một vài khái niệm về du lịch:
- Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO): “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động
của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu,
trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư gi
ãn, cũng như m
ục đích
hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá
11
một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng loại trừ các du hành có mục
đích chính là kiếm tiền. Du lịch c
ũng là m
ột dạng nghỉ ngơi năng động trong môi
trường sống khác hẳn nơi định cư”.
Như vậy, định ngh
ĩa v
ề du lịch của WTO đ
ã đ
ề cập một cách rõ ràng, cụ thể và
chi tiết về các mục đích du lịch, c
ũng như kho
ảng thời gian, không gian liên quan đến
du lịch. Tuy nhiên định ngh
ĩa này chưa đ
ề cập đến đối tượng cấu thành du lịch.
- Theo Hội nghị Liên hợp Quốc tế về Du Lịch ở Roma, Italia (1963): “Du lịch là
tổng hòa các mối quan hệ, hiện tượng, các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc
hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ
hay ngoài nước của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi
làm việc của họ”.
Định ngh
ĩa này đã b
ổ sung cho cách tiếp cận của WTO về đối tượng cấu thành
du lịch, tuy nhiên nó lại trình bày khá tổng quát về mục đích, c
ũng nh
ư không đ
ề cập
đến thời gian du lịch của du khách.
- Trong khi đó, theo Hội nghị Quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada
tháng 6 năm 1991: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi
trường thường xuyên (nơi ở của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời
gian đ
ã đư
ợc các tổ chức du lịch quy định trước, với mục đích của chuyến đi không
phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.
Định ngh
ĩa v
ề du lịch này khá tổng quát về không gian, thời gian và mục đích du
lịch của du khách. Việc phát triển khái niệm này đ
ã b
ổ sung những thiếu sót và hạn
chế từ các định ngh
ĩa trên. Đây chính là n
ền tảng quan trọng giúp định hướng trong
tiếp cận các khía cạnh khác nhau của du lịch trong nghiên cứu này.
Ngoài các tổ chức thế giới đưa ra các khái niệm về du lịch, một số cá nhân c
ũng
đưa ra quan điểm của mình về du lịch:
- Nghiên cứu của Hunziker & Kraft cho rằng: “Du lịch là tổng hợp các mối
quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ việc đi lại và lưu trú tạm thời của con người. Nơi
họ lưu lại không phải là nơi ở thường xuyên hoặc là nơi làm việc để kiếm tiền”.
- Với cố gắng chỉ ra một khía cạnh kinh tế của du lịch, Picara Edmod (1990) đ
ã
đưa ra định ngh
ĩa nh
ư sau:
“Du lịch là tổng hòa việc tổ chức và chức năng của nó
không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách
chỉ ra và đến với túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp (trước hết trong khách sạn) và gián
12
tiếp cho các chi phí của họ nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí”.
- Trong quá trình hoạt động du lịch, thực tế chỉ ra rằng ngoài tiếp cận môi trường,
phải có tiếp cận cộng đồng mới đảm bảo cho một sự phát triển lâu dài. Theo các tác giả
Goeldner, Ritchie và McIntosh (2000, trang 20) thì du lịch là: “Tổng hòa các hiện
tượng và mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa du khách, nhà cung ứng, chính
quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút
đón ti
ếp khách du lịch”.
- Theo Nhẫn Trần (1996): “Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời
khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được cảm nhận những giá
trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương, không nhằm mục
đích sinh lời được tính bằng đồng tiền”.
- Viện s
ĩ Nguy
ễn Khắc Viện (1994): “Du lịch là mở rộng không gian văn hóa
của con người”.
Ở Việt Nam, định ngh
ĩa v
ề du lịch được ban hành trong Pháp lệnh Du lịch và
Luật Du lịch Việt Nam:
- Pháp lệnh Du lịch – công bố ngày 20/2/1999 trong Chương I - Điều 10 đ
ã nêu
:
“Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm
thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, trong khoảng thời gian nhất định”.
- Trong Luật Du lịch Việt Nam – công bố ngày 27/6/2005 trong Chương I - Điều
4 thì : “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Tóm lại, với đặc thù của mình
đ
ịnh ngh
ĩa v
ề du lịch vẫn còn có nhiều cách tiếp
cận khác nhau và đang được tranh luận. Dựa trên việc hệ thống các định ngh
ĩa v
ề du
lịch ở trên, có thể hệ thống lại một số nội dung cơ bản làm định hướng cho nghiên cứu
như sau:
- Du lịch là một hiện tượng kinh tế-xã hội được đặc trưng bởi sự tăng nhanh về
số lượng, phạm vi và cơ cấu dân cư tham gia vào quá tr
ình du l
ịch ở từng nước, ở các
khu vực và trên toàn thế giới.
- Du lịch là việc đi lại, lưu trú tạm thời của cá nhân và tập thể ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình, với nhiều mục đích khác nhau và nhiều nhu cầu đa dạng.
- Du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh doanh được tổ chức nhằm đáp ứng các
nhu cầu của con người.
13
1.1.1.2 Khái niệm v
ề n
gành du lịch
Ngày nay du lịch đ
ã tr
ở thành một hiện tượng kinh tế-xã hội phổ biến và là một
nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư.
Xét về mặt kinh tế, du lịch đ
ã tr
ở thành một ngành kinh tế quan trọng, ở một số
quốc gia còn xếp du lịch là một ngành kinh tế m
ũi nh
ọn, trọng điểm trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển của ngành không ngoài mục đích tạo thêm
nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động ngoại thương và các ngành
kinh tế khác, c
ũng như góp ph
ần tạo thêm nhiều cơ hội để giải quyết việc làm.
Xét trên phạm vi toàn thế giới, du lịch là một ngành kinh tế có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất. Hằng năm, WTO đều tổ chức nghiên cứu và đo lường chính xác
sự tác động của ngành du lịch vào nền kinh tế toàn cầu để thấy được vai trò, vị trí của
nó trong nền kinh tế thế giới. WTO có nhận xét rằng sau chiến tranh thế giới thứ 2,
nhất là từ năm 1950, ngành du lịch thế giới hồi phục và phát triển với nhịp độ tăng
trưởng mỗi năm trung bình là 7,2% về lượng khách; 12,3% về thu nhập. Từ 25 triệu
lượt khách quốc tế năm 1950 đ
ã t
ăng lên 1.035 tri
ệu lượt trong năm 2012 và từ 5 đến
6 tỷ lượt khách nội địa. Doanh thu của ngành du lịch thế giới năm 2012 đ
ã đóng góp
9% vào tổng GDP của thế giới.
Bảng 1.1 Khách du lịch quốc tế giai đoạn 1990-2012
ĐVT: triệu lượt
Năm
1990
1995
2000
2005
2010
2011
2012
Europe
262.7
305.9
388
448.9
485.5
516.4
534.2
Asia & The Pacific
55.8
82
110.1
153.6
205.1
218.2
233.6
Americas
92.8
109
128.2
133.3
150.4
156
163.1
Africa
14.8
18.8
26.2
34.8
49.9
49.4
52.4
Middle East
9.6
13.7
24.1
36.3
58.2
54.9
52
Nguồn: UNWTO Tourism Highlights, 2013 Edition
14
Bi
ểu đồ 1.1 Khách du lịch quốc tế giai đoạn 1990
-2012
Du lịch đ
ã tr
ở thành ngành kinh tế đứng thứ tư, chỉ sau các ngành: Công nghệ
thông tin–truyền thông, công nghiệp dầu khí và công nghiệp chế tạo xe hơi. Do có
ý
ngh
ĩa v
ề nhiều mặt và nội dung phạm trù du lịch rộng lớn nên việc nhận thức về du
lịch có nhiều quan niệm khác nhau, có người cho rằng:
- Du lịch là một ngành “công nghiệp không khói”.
- Du lịch là một ngành “công nghiệp đẻ trứng vàng”.
- Du lịch là ngành “kinh tế hỗn hợp”.
- Du lịch là ngành “kinh tế xuất khẩu tại chỗ”.
- Hay đơn giản hơn du lịch là ngành dịch vụ đáp ứng những nhu cầu nghỉ dưỡng,
vui chơi giải trí.
Tuy nhiên, c
ũng có quan ni
ệm cho rằng du lịch là một trong những tác nhân phá
hoại nghiêm trọng các nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, làm xói m
òn
các giá trị đạo đức, tinh thần và truyền thống của các dân tộc và c
ũng là môi trư
ờng
thuận lợi cho các tệ nạn xã hội phát sinh và phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) (2012) định ngh
ĩa v
ề ngành khách sạn, dịch vụ
ăn uống và du lịch không chỉ bao gồm các dịch vụ cung ứng cho khách du lịch mà còn
phục vụ cho cư dân địa phương. Theo ILO, ngành khách sạn, dịch vụ ăn uống và du
lịch gồm:
- Khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, khu cắm trại và các trung tâm nghỉ ngơi;
- Nhà hàng, quán bar, quán café, quán rượu, hộp đêm và các h
ình th
ức tương tự;