Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

phát triển hệ thống bảo hiểm y tế tại huyện châu thành tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.31 KB, 108 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG






TRỊNH MỸ SEN





PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BẢO HIỂM Y TẾ
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG




LUẬN VĂN THẠC SĨ





Khánh Hòa - 2014

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





TRỊNH MỸ SEN




PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BẢO HIỂM Y TẾ
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG



Ngành đào tạo: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60 34 01 02



LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ VĂN NINH

ThS. VÕ HẢI THỦY




Khánh Hòa - 2014


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Phát triển hệ thống BHYT tại huyện Châu Thành, tỉnh
Kiên Giang” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ
Văn Ninh cùng Th.s Võ Hải Thủy và chưa được công bố trên bất kỳ phương tiện thông
tin nào.
Các số liệu, thông tin được sử dụng trong luận văn này là trung thực.
Khánh Hòa, tháng 03 năm 2014
Tác giả


Trịnh Mỹ Sen



ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ rất lớn từ Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Trước tiên tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, quý thầy cô Trường Đại học Nha Trang
đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và hỗ trợ cho tôi trong suốt thời gian tôi
theo học tại trường.
Xin cảm ơn Ban Lãnh đạo BHXH tỉnh Kiên Giang, Ban Lãnh đạo BHXH huyện

Châu Thành, Ban Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Châu Thành và Ban Lãnh đạo
Phòng Thống kê huyện Châu Thành đã tạo điều kiện để tôi có thể thực hiện công việc
thu thập dữ liệu cho đề tài.
Xin cảm ơn các chuyên gia đã bỏ thời gian quý báu của mình để hoàn thành bảng
câu hỏi phỏng vấn.
Xin gửi lời cảm ơn đến tập thể học viên lớp Cao học Quản trị kinh doanh khóa
2010 và gia đình đã góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thầy TS. Đỗ Văn Ninh, Cô ThS. Võ Hải Thủy,
người hướng dẫn trực tiếp và hỗ trợ tôi rất nhiều trong thời gian tôi thực hiện đề tài.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả!
Luận văn hẳn còn nhiều sai sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
chân thành của Quý thầy cô và các bạn.
Khánh Hòa, tháng 02 năm 2014
Tác giả

Trịnh Mỹ Sen
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ ix
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ 4
1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của BHYT trên thế giới 4
1.1.1. Sự ra đời của BHYT trên thế giới: 4
1.1.2. Sự phát triển của BHYT trên thế giới: 5

1.2. Sự ra đời và phát triển của BHYT tại Việt Nam: 5
1.3. Các khái niệm về BHYT: 10
1.4. Bản chất và vai trò của BHYT: 13
1.4.1. Bản chất của BHYT: 13
1.4.2. Vai trò của BHYT: 13
1.5. Tổ chức hệ thống BHYT tại Việt Nam: 14
1.6. Các nội dung chủ yếu của BHYT Việt Nam: 16
1.6.1. Các loại hình BHYT: Có thể chia ra 2 loại hình BHYT : 16
1.6.2. Đối tượng tham gia BHYT: 16
1.6.3 Phạm vi của BHYT 17
1.6.4 Phương thức BHYT 17
1.6.5. Hoạt động của BHYT 18
1.6.6. Nguồn hình thành quỹ BHYT 18
1.6.7. Việc nộp phí và thanh toán phí BHYT 19
1.7. Kinh nghiệm phát triển BHYT tại một số nước trên thế giới: 20
1.7.1. Kinh nghiệm phát triển BHYT tại Đức 20
1.7.2. Kinh nghiệm phát triển BHYT tại Nhật Bản 21
1.7.3. Kinh nghiệm phát triển BHYT tại Hàn Quốc 22
1.7.4. Kinh nghiệm phát triển BHYT tại Thái Lan 23
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 26
iv
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BẢO HIỂM Y TẾ TẠI
HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG 27
2.1. Giới thiệu chung về Cơ quan BHXH tỉnh Kiên Giang 27
2.1.1. Sự ra đời và phát triển của BHXH - BHYT tỉnh Kiên Giang: 27
2.1.2. Tình hình phát triển BHYT của tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua: 28
2.2. Tổng quan về huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang: 30
2.2.1. Vị trí địa lý: 30
2.2.2. Điều kiện tự nhiên: 30
2.2.3. Dân số: 31

2.2.4 .Kinh tế: 31
2.2.5. Văn hoá 33
2.2.6. Giáo dục: 34
2.2.7. Y tế: 34
2.2.8. An sinh xã hội: 34
2.3. Giới thiệu hệ thống tổ chức BHYT tại huyện Châu Thành: 35
2.4. Thực trạng tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHYT tại Cơ quan BHXH
huyện Châu Thành: 39
2.4.1. Về công tác tổ chức thông tin, tuyên truyền chính sách BHYT : 39
2.4.2. Về công tác cấp phát thẻ BHYT: 39
2.4.3. Về công tác giám định và thanh toán chi KCB BHYT: 41
2.4.4. Về công tác quản lý, sử dụng quỹ BHYT tại huyện Châu Thành: 44
2.4.5. Về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến BHYT tại
cơ quan BHXH huyện Châu Thành: 46
2.5.Phân tích tình hình khám chữa bệnh có BHYT của Bệnh viện đa khoa huyện Châu
Thành: 47
2.5.1.Quy trình khám chữa bệnh có BHYT tại Bệnh viện đa khoa huyện Châu Thành 47
2.5.2. Phương thức thanh toán dịch vụ KCB có BHYT tại Bệnh viện đa khoa Châu
Thành. 49
2.5.3. Tình hình KCB có BHYT tại Bệnh viện đa khoa huyện Châu Thành từ năm
2010 đến 2012: 50
2.6. Phân tích tình hình phát triển hệ thống BHYT của huyện Châu Thành từ năm 2010
đến năm 2012: 51
2.6.1. Khái quát tình hình tham gia BHYT của huyện Châu Thành 51
2.6.2. Phân tích tình hình tham gia BHYT bắt buộc tại huyện Châu Thành: 53
v
2.7. Điều tra phỏng vấn người dân huyện Châu Thành về các vấn đề liên quan đến
BHYT : 57
2.7.1. Giới thiệu cuộc điều tra của tác giả: 57
2.7.2. Kết quả xử lý dữ liệu điều tra: 58

2.8. Phân tích các nguyên nhân cản trở sự phát triển hệ thống BHYT của huyện Châu
Thành trong thời gian qua: 72
2.8.1. Các nguyên nhân thuộc về văn bản pháp luật: 72
2.8.2. Các nguyên nhân thuộc về cơ quan BHYT 73
2.8.3. Các nguyên nhân thuộc về cơ sở khám chữa bệnh 74
2.8.4. Các nguyên nhân thuộc về cơ quan sử dụng lao động 75
2.8.5. Các nguyên nhân thuộc về người dân 75
2.8.6. Các nguyên nhân thuộc môi trường kinh tế xã hội: 75
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 77
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BHYT HUYỆN
CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG 78
3.1. Căn cứ đưa ra giải pháp phát triển hệ thống BHYT huyện Châu Thành: 78
3.1.1. Chương trình phát triển BHYT của Việt Nam đến năm 2020: 78
3.1.2. Chương trình phát triển BHYT tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 : 78
3.1.3. Thực trạng phát triển hệ thống BHYT tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang: 80
3.2. Các giải pháp cho phát triển hệ thống BHYT huyện Châu Thành: 80
3.2.1. Nhóm giải pháp cho cơ quan BHXH huyện Châu Thành: bao gồm 3 giải pháp
như sau: 80
3.2.2. Nhóm giải pháp cho cơ sở khám chữa bệnh : 83
3.2.3. Nhóm giải pháp cho cơ quan sử dụng lao động : 86
3.2.4. Nhóm giải pháp phát triển BHYT cho một số đối tượng thuộc diện chính sách xã
hội: Bao gồm 3 giải pháp như sau: 87
3.3. Các kiến nghị: 89
3.3.1. Đối với Chính phủ: 89
3.3.2 Đối với Huyện ủy, UBND huyện Châu Thành: 89
3.3.3 Đối với cơ quan BHXH tỉnh Kiên Giang: 90
3.3.4. Đối với cơ quan BHXH huyện Châu Thành: 90
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT BHYT
BHYTBB BHYT bắt buộc
BHYTTN BHYT tự nguyện
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
BH Bảo hiểm
UBND Uỷ ban nhân dân
KCB Khám chữa bệnh
NSNN Ngân sách nhà nước
CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu
HSSV Học sinh sinh viên
XHCN Xã hội chủ nghĩa
SL Số lượng
HĐBT Hội đồng bộ trưởng
CP Chính phủ
NĐ-CP Nghị định chính phủ
QĐ-TTg Quyết định thủ tướng
TCCB Tổ chức cán bộ
ĐBQH Đại biểu quốc hội
HĐND Hội đồng nhân dân
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
vii
DN Doanh nghiệp
MSLĐ Mất sức lao động
HTX Hợp tác xã
QĐ-BHXH Quyết định bảo hiểm xã hội
BYT-BH Bộ y tế ban hành

CSYT Cơ sở y tế
KHTC Kế hoạch tài chính
DVKT Dịch vụ kỷ thuật
TTLB Thông tư liên bộ
TTLT Thông tư liên tịch
BLĐTBXH Bộ lao động thương binh xã hội
CMND Chứng minh nhân dân
CNV Công nhân viên
BVĐK Bệnh viện đa khoa
BS Bác sỹ
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình tham gia BHYT tại Việt Nam 9
Bảng 2.1: Tình hình phát triển BHYT tính đến 30/9/2012 tại tỉnh Kiên Giang 29
Bảng 2.2: Tình hình dân số tại Huyện Châu Thành từ 2008 đến 2012 31
Bảng 2.3: Tổng hợp tình hình phát triển kinh tế của huyện Châu Thành từ năm 2008
đến 2012 32
Bảng 2.4: Tình hình cấp phát thẻ BHYT tại BHXH huyện Châu Thành 40
Bảng 2.5: Tình hình thu- chi quỹ BHYT tại huyện Châu Thành 45
Bảng 2.6: Tình hình số người KCB có BHYT của Bệnh Viện đa khoa huyện Châu Thành 50
Bảng 2.7: Phân tích khái quát tình hình tham gia BHYT của huyện Châu Thành 52
Bảng 2.8: Phân tích tình hình tham gia BHYT của người lao động trong các doanh
nghiệp tại huyện Châu Thành 53
Bảng 2.9 : Phân tích tình hình tham gia BHYT của những người đang hưởng lương từ
ngân sách tại huyện Châu Thành 55
Bảng 2.10 : Phân tích tình hình tham gia BHYT của các đối tượng chính sách xã hội
tại huyện Châu Thành 56
Bảng 2.11: Cơ cấu mẫu theo giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân 58
Bảng 2.12: Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập 58




ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Số người tham gia BHYT từ năm 1993 đến 2012 (triệu người) 9
Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ bao phủ BHYT từ năm 1993 đến 2012 10
Biểu đồ 1.3: Lộ trình bao phủ các đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT từ
1992 - 2014 16
Biểu đồ 2.1: Tình hình cấp phát thẻ BHYT tại BHXH huyện Châu Thành 40
Biểu đồ 2.2: Tình hình thu – chi quỹ BHYT tại huyện Châu Thành 45
Biểu đồ 2.3: Tình hình số người KCB có BHYT của Bệnh Viện đa khoa huyện Châu
Thành 51
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ tham gia BHYT trên địa bàn huyện Châu Thành 52
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ tham gia BHYT của người lao động trong các doanh nghiệp tại
huyện Châu Thành 54
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ tham gia BHYT của người đang hưởng lương từ ngân sách. 55
Biểu đồ 2.7: Tổng số người tham gia BHYT thuộc diện chính sách xã hội 57



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức hệ thống BHYT tại huyện Châu Thành 36
Sơ đồ 2.2: Quy trình khám chữa bệnh có BHYT tại Bệnh viện đa khoa huyện Châu
Thành 48



1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:

Sức khỏe là vốn quý của con người, là nguồn nhân lực và tài sản đặc biệt của
quốc gia. Chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng để tạo nhiều năng lượng phục vụ cuộc
sống, công việc tốt hơn đang là vấn đề bức thiết của mọi xã hội. Tuy nhiên không
phải lúc nào con người cũng khoẻ mạnh và không phải ai cũng có khả năng chi trả chi
phí KCB khi không may gặp rủi ro bất ngờ như ốm đau, bệnh tật … Chính vì vậy ở
hầu hết các quốc gia trên thế giới đều triển khai bảo hiểm y tế (BHYT) nhằm giúp đỡ
và tạo ra sự công bằng trong chăm sóc sức khoẻ đối với người bệnh.
Ở Việt Nam, BHYT đã được chính thức triển khai từ năm 1992. BHYT là một
chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức, nhằm huy động sự đóng góp tài chính của
cộng đồng để tạo quỹ BHYT không vì mục đích lợi nhuận, giúp cho người tham gia
BHYT có nguồn tài chính để chăm sóc sức khỏe, bảo vệ quyền lợi của mình theo luật
định. Việc tham gia BHYT là nghĩa vụ của mọi người dân, kể cả những người đang
khoẻ mạnh. Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác BHYT là của các cấp uỷ đảng và
các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Ngày 1-7-2009, Luật BHYT bắt
đầu có hiệu lực, hướng đến mục tiêu BHYT toàn dân vào năm 2014; đồng thời ngày 1-
7 đã chính thức trở thành Ngày BHYT Việt Nam.
Tại tỉnh Kiên Giang, Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Châu Thành được thành
lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/1995 với chức năng nhiệm vụ chủ
yếu là thực hiện chế độ, chính sách BHYT, BHXH cho người lao động có tham gia
BHXH trên địa bàn huyện. Trong những năm qua BHYT huyện Châu Thành đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng làm nổi bật được bản chất cơ bản của BHYT là hình
thức bảo hiểm mang tính cộng đồng chia sẻ lá lành đùm lá rách, được áp dụng trong
lĩnh vực khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho mọi người. Tuy nhiên,
bên cạnh đó BHYT huyện Châu Thành cũng bộc lộ nhiềuhó khăn hạn chế, đó là: Công
tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chế độ BHYT chưa thường xuyên; chế tài xử
lý vi phạm chính sách theo quy định hiện hành còn nhẹ, chưa có tác dụng giáo dục, răn
đe; tình trạng trốn tránh tham gia BHYT hoặc nộp chậm, nợ đọng còn nhiều, nhất là
ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cơ sở vật chất trang thiết bị và nguồn nhân lực
phục vụ cho công tác KCB có BHYT còn nhiều hạn chế. Các cơ sở khám chữa bệnh
(KCB) cũng chưa cung cấp dịch vụ KCB tốt nhất đến người mua BHYT. Bên cạnh

2
đó, do sự thiếu tin tưởng vào chính sách BHYT, hoặc do sự thiếu thông tin về BHYT
của người dân, nên tỷ lệ người dân tham gia BHYT tại huyện Châu Thành còn khá
thấp. Với những yếu kém nêu trên nếu không có những giải pháp quyết liệt nhằm khắc
phục khó khăn, tháo gỡ vướng mắc, thì chắc chắn mục tiêu “thực hiện chính sách BHYT
bắt buộc toàn dân vào năm 2014” trên địa bàn huyện Châu Thành sẽ chỉ là một mục tiêu
rất xa vời.
Chính vì tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, tác giả đã chọn đề tài cho luận văn
thạc sỹ là: “Phát triển hệ thống bảo hiểm y tế tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên
Giang”; với mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ là những căn cứ khoa học để giúp các
nhà hoạch định chính sách và chính quyền các cấp ở huyện Châu Thành có những can
thiệp kịp thời và hiệu quả trong việc triển khai chương trình BHYT tỉnh Kiên Giang
nói chung và BHYT huyện Châu Thành nói riêng, góp phần thắng lợi cho việc thực
hiện mục tiêu phát triển hệ thống BHYT chung của cả nước.
2. Mục tiêu nghiên cứu :
- Khảo sát thực trạng phát triển hệ thống BHYT tại huyện Châu Thành; chỉ ra
những thành tựu đã đạt được và những bất cập, tồn tại trong việc thực hiện các chính
sách BHYT tại huyện Châu Thành trong thời gian qua.
- Xác định các nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng chủ yếu đến sự phát triển của hệ
thống BHYT tại huyện Châu Thành.
- Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển hệ thống BHYT tại huyện Châu
Thành trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động có
liên quan đến BHYT của các đối tượng sau : Cơ quan BHYT, cơ sở KCB có BHYT,
cơ quan tổ chức có sử dụng lao động, tất cả người dân có tham gia BHYT và chưa
tham gia BHYT tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hiện tượng trong phạm vi :
Cơ quan BHXH huyện Châu Thành, Bệnh viện đa khoa huyện Châu Thành, một số

doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh đóng trên địa bàn huyện Châu Thành.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu hiện tượng trong thời gian từ năm 2010
3
đến năm 2012
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát thực tế thông qua điều tra thống kê: Tác giả tiến hành
phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu điều tra đối với những người dân có tham gia
BHYT và người dân chưa tham gia BHYT; sau đó phân tích và tổng hợp dữ liệu thu
được trên mẫu làm cơ sở rút ra nhận định thực trạng tình hình.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Tác giả tiến hành thu thập, tổng hợp các dữ
liệu thống kê về BHYT trong các hội thảo chuyên ngành, các tạp chí, các bài thảo
luận, mô hình thành công của ngành để rút ra các nhân tố có ảnh hưởng đến sự phát
triển của hệ thống BHYT tại huyện Châu Thành. Tác giả cũng nghiên cứu kinh
nghiệm phát triển BHYT của một số quốc gia để làm căn cứ khoa học cho việc đề xuất
giải pháp.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tác giả tiến hành thảo luận với một số
lãnh đạo và cán bộ chuyên trách tại cơ quan BHXH Châu Thành về một số thuận lợi
và khó khăn trong việc thực hiện BHYT. Đồng thời trao đổi với họ các biện pháp đang
áp dụng tại cơ quan để làm căn cứ đưa ra những giải pháp trong tương lai.
5. Những đóng góp khoa học của đề tài:
- Hệ thống hóa toàn bộ các vấn đề lý luận liên quan đến BHYT
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển BHYT tại một số nước trên thế giới
- Đ
ánh giá thực trạng phát triển hệ thống BHYT tại huyện Châu Thành.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến sự phát triển của hệ thống BHYT
tại huyện Châu Thành.
- Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển hệ thống BHYT huyện Châu Thành
trong thời gian tới.
6. Kết cấu của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung của đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về BHYT
Chương 2: Thực trạng phát triển hệ thống BHYT tại huyện Châu Thành tỉnh
Kiên Giang.
Chương 3: Giải pháp cho phát triển hệ thống BHYT tại huyện Châu Thành tỉnh
Kiên Giang.
4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ
1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của BHYT trên thế giới
1.1.1. Sự ra đời của BHYT trên thế giới:
Cho đến nay, bảo hiểm không còn là khái niệm xa lạ đối với chúng ta. Hoạt
động bảo hiểm liên tục phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Tuy
nhiên, việc tìm hiểu xem bảo hiểm xuất hiện từ khi nào lại là điều khó khăn hơn nhiều.
Nhìn chung, mọi ý kiến đều cho rằng bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xưa trong lịch
sử văn minh nhân loại, gắn liền với sự phát triển của lịch sử loài người.
Lịch sử loài người trước hết là lịch sử đấu tranh với thiên nhiên. Trong quá
trình đó, con người phải từng bước chinh phục và cải tạo thiên nhiên, đồng thời cũng
luôn phải chịu sự tác động của thiên nhiên, phải đương đầu với thiên tai và gánh chịu
những hậu quả do thiên tai gây ra. Do đó, một mặt đấu tranh với thiên nhiên, mặt khác
hạn chế tác hại và khắc phục hậu quả của thiên tai luôn là nhiệm vụ cấp bách của mọi
thời đại. Thông thường người ta hạn chế bằng nhiều cách: tránh né rủi ro, tự đề phòng
và tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, con người dần sớm nhận ra rằng việc dự trữ chung
theo cộng đồng có hiệu quả hơn rất nhiều. Đây chính là tiền đề của bảo hiểm, nghĩa là
nhiều người cùng nhau góp tiền hoặc lập ra một quỹ chung để khi có thiên tai hay tai
nạn xảy ra bất ngờ gây tổn thất thì người ta sẽ lấy từ quỹ chung ra để bù đắp cho
những người bị tai nạn bất ngờ đó.
Trong cuộc sống con người luôn mong muốn được khỏe mạnh, ấm no, hạnh
phúc, nhưng những rủi ro bất ngờ về sức khỏe như ốm đau, bệnh tật luôn luôn có thể
xảy ra. Các chi phí KCB này không được xác định trước, mang tính “đột xuất“, vì vậy

dù lớn hay nhỏ, đều gây khó khăn cho ngân quỹ mỗi gia đình, mỗi cá nhân, đặc biệt
đối với những người có thu nhập thấp. Không thể thay thế những rủi ro này nếu tái
phát, biến chứng vừa làm suy giảm sức khỏe, suy giảm khả năng lao động, vừa kéo dài
thời gian không tham gia lao động sẽ làm khó khăn trong cuộc sống tăng lên.
Để khắc phục khó khăn cũng như chủ động về tài chính khi rủi ro bất ngờ về
sức khỏe xảy ra, người ta sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như tự tích lũy, bán tài
sản, kêu gọi sự hỗ trợ của người thân, đi vay mỗi biện pháp đều có ưu điểm và
nhược điểm riêng, tuy nhiên, không thể áp dụng trong trường hợp rủi ro kéo dài và lặp
đi lặp lại. Vì thế, cuối thế kỷ XIX, BHYT ra đời nhằm giúp đỡ mọi người lao động và gia
đình khi gặp rủi ro về sức khỏe để ổn định đời sống, góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
5
Đồng thời cùng với sự tăng trưởng kinh tế, đời sống con người được nâng cao
và nhu cầu KCB cũng tăng lên. Bởi khi điều kiện kinh tế cho phép thì dù trạng thái sức
khỏe thay đổi rất ít như nhứt đầu, mệt mỏi, kém ngủ đều có nhu cầu KCB. Hơn nữa
một số bệnh mới và nguy hiểm xuất hiện, đe dọa đời sống con người. Thêm vào đó chi
phí KCB ngày càng tăng lên do ngành y tế sử dụng các trang thiết bị hiện đại, các loại
thuốc cũng tăng giá do biến động giá cả chung của thị trường.
Do đó phải huy động các thành viên trong xã hội đóng góp nhằm giảm gánh
nặng cho ngân sách nhà nước (NSNN) và cũng để phục vụ chính bản thân mình khi
gặp rủi ro về sức khỏe. Càng ngày BHYT càng tỏ ra không thể thiếu trong đời sống
con người.
1.1.2. Sự phát triển của BHYT trên thế giới:
Có thể khái quát sự phát triển của BHYT thế giới thành 3 giai đoạn như sau:
- BHYT trước chiến tranh thế giới I: Trong thời kỳ này, BHYT mới được một số
nước ban hành luật và tổ chức thực hiện như ở Đức, Bỉ (1905), Áo, Ý, Pháp.
- BHYT sau chiến tranh thế giới I: Trong thời kỳ này, BHYT được nhiều nước ở châu
Âu, châu Mỹ thực hiện như ở Nga 1917, Phần Lan, Na Uy, Anh, Thụy Điển, Mỹ (1935).
- BHYT sau chiến tranh thế giới II: Trong thời kỳ này, BHYT lan rộng ra nhiều
nước ở châu Âu, châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philippin…
Hiện nay có trên 180 nước có luật về BHYT .

Sự phát triển của BHYT trên thế giới đã khẳng định xu hướng phát triển tất yếu
của BHYT là một bộ phận của chính sách xã hội đã được Chính phủ (CP) các nước
quan tâm và người dân nhiệt tình hưởng ứng. Cho đến nay hàng trăm nước trên thế
giới đã thực hiện BHYT với nhiều hình thức, mức độ, phạm vi hoạt động khác nhau;
tuy vậy về mục đích triển khai, BHYT là tương đối thống nhất, đó là nhằm chăm sóc
và bảo vệ sức khoẻ ban đầu cho mọi người dân trong cộng đồng; nhằm giảm bớt phần nào
khó khăn đối với những gia đình nghèo khó, thu nhập thấp trên cơ sở tham gia BHYT
cộng đồng đóng góp; nhằm góp phần nâng cấp các cơ sở KCB, trang bị thiết bị y tế.
1.2. Sự ra đời và phát triển của BHYT tại Việt Nam:
Trước năm 1945 ở Việt Nam chưa có pháp luật bảo hiểm xã hội (BHXH), bởi vì
đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, nghèo đói.
Tuy nhiên nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau
những khi gặp rủi ro hoạn nạn. Đặc biệt là sự che chở của họ hàng làng xã thân tộc.
Cũng có một số nhà thờ tổ chức nuôi trẻ mồ côi, thực hiện tế bần (BHXH sơ khai).
6
Tháng 8 năm 1945 Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Tháng 12 năm
1946 Quốc hội đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước dân chủ nhân dân;
trong Hiến pháp có xác định quyền được trợ cấp của người tàn tật và người già.
Ngày 12 tháng 3 năm 1947 Chủ tịch nước Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 29/SL quy
định chế độ trợ cấp cho công nhân.
Ngày 20 tháng 5 năm 1950 Hồ Chủ Tịch ký 2 sắc lệnh là 76, 77 quy định thực
hiện các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí cho cán bộ, công nhân viên
chức.
Đặc điểm của chính sách pháp luật BHXH ở thời kỳ này là do trong hoàn cảnh
kháng chiến gian khổ nên việc thực hiện BHXH rất hạn chế. Tuy nhiên, đây là thời kỳ
đánh dấu sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước về chính sách BHXH. Đồng thời
những quy định về BHXH của Nhà nước ở thời kỳ này là cơ sở cho sự phát triển
BHXH sau này.
Khi Miền Bắc được giải phóng và xây dựng chủ nghĩa xã hội nên pháp luật về
BHXH được phát triển mở rộng nhanh. Điều lệ BHXH ban hành ngày 27/12/1961 có

thể coi là văn bản gốc về BHXH quy định đối tượng là công nhân viên chức nhà nước,
hệ thống 6 chế độ BHXH, quỹ BHXH nằm trong NSNN do các cơ quan đơn vị đóng
góp. Năm 1964, có Điều lệ đãi ngộ quân nhân. Riêng miền Nam, BHXH cũng thực
hiện đối với công chức, quân đội làm việc cho chính quyền Sài Gòn.
Năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng. BHXH được thực hiện thống nhất
trong cả nước. Chính sách BHXH có nhiều lần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với
nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên sau khi nhà nước chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung,
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
(XHCN) thì chính sách BHXH bộc lộ những nội dung cần sửa đổi bổ sung. BHXH mở
rộng đối tượng, thành lập quỹ BHXH độc lập với NSNN do sự đóng góp của người lao
động, chủ sử dụng lao động và sự hỗ trợ của nhà nước, thành lập cơ quan chuyên trách
để quản lý quỹ và giải quyết các chế độ trợ cấp.
Tháng 12/1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn
diện, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trong
lĩnh vực y tế, với chủ trương đổi mới lĩnh vực y tế theo phương châm “Nhà nước và
nhân dân cùng làm” nhằm bổ sung nguồn kinh phí và từng bước đáp ứng nhu cầu
KCB của dân cư ngày một tăng.
7
Ngày 24/4/1989, Hội đông bộ trưởng (HĐBT) đã ban hành Quyết định số
45/HĐBT cho phép các cơ sở KCB thu một phần viện phí. Ngày 15/6/1989, Liên Bộ Y
tế-Tài chính đã ban hành Thông tư số 14 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 45/HĐBT
nêu rõ: “ở những nơi có điều kiện, có thể áp dụng thử chế độ bảo hiểm sức khỏe hoặc
k ý hợp đồng KCB với các tổ chức y tế trong quốc doanh và ngoài quốc doanh, lập các
quỹ bảo trợ y tế địa phương hoặc y tế cơ sở giúp đỡ người bệnh không có khả năng trả
một phần viện phí”.
Ngày 26/10/1990, HĐBT đã ra Thông tư số 3504/KG chỉ đạo Ủy ban nhân dân
(UBND) các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế (BYT) tổ chức
thí điểm BHYT. Đến tháng 6/1991, đã có 3 tỉnh, thành phố tổ chức thí điểm BHYT
trên diện rộng là Hải Phòng, Quảng Trị và Vĩnh phú.
Ngày 15/4/1992, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa VIII đã thông qua Hiến pháp

nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, BHYT được qui định tại điều 39 của Hiến pháp:
“Thực hiện BHYT tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khỏe”. Đây là
cơ sở pháp l ý quan trọng cho việc triển khai thực hiện chính sách BHYT sau này.
Ngày 18/8/1992 HĐBT đã ban hành nghị định (NĐ) số 299/HĐBT ban hành Điều lệ
BHYT, khai sinh ra chính sách BHYT ở nước ta.
Ngày 16/02/1995, Chính phủ có NĐ số 19/CP thành lập BHXH Việt Nam trên cơ
sở thống nhất chức năng, nhiệm vụ các bộ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
(BLĐ-TB&XH) và Tổng Liên đoàn Lao động (TLĐLĐ) Việt Nam.
Ngày 13/08/1998 CP đã ban hành NĐsố 58/1998/NĐ-CP và điều lệ mới về
BHYT để tạo điều kiện cho BHYT hoạt động có hiệu quả và ngày càng lớn mạnh. Có
thể nói NĐ58/CP đã đánh dấu một bước đổi mới quan trọng. Điều lệ BHYT mới ban
hành kèm theo NĐ số 58/CP có một số điểm mới là: Mở rộng các đối tượng tham gia
BHYT; tăng cường quyền lợi của người có thẻ BHYT; thực hiện người tham gia cùng
chi trả 20% chi phí KCB điều này giảm được phần nào gánh nặng cho quỹ BHYT,
cũng như nâng cao được ý thức của người tham gia BHYT; tổ chức hệ thống theo
ngành dọc, quản lý quỹ BHYT thống nhất trong toàn quốc; quy định chi tiết mức
đóng, trách nhiệm đóng BHYT, chế độ BHYT quyền và trách nhiệm của các bên tham
gia; và có những quy định pháp lý cơ bản đảm bảo cho việc triển khai thực hiện BHYT
tự nguyện.
Từ 24/01/2002, BHYT sáp nhập vào BHXH Việt Nam và BHXH Việt Nam là
cơ quan tổ chức thực hiện chính sách BHYT.
8
Ngày 8/8/2005, CP có Quyết định thành lập Vụ BHYT thuộc Bộ Y tế để thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về BHYT. Qua triển khai thực hiện, hệ thống chính
sách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân từng bước được hoàn thiện, thể hiện ở các
NĐ số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 và NĐ số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005
hướng đến mục tiêu công bằng và nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức
khỏe nhân dân trên cơ sở đóng góp của cộng đồng, chia sẻ nguy cơ bệnh tật, giảm bớt
gánh nặng tài chính của mỗi người dân. BHYT Việt Nam được thành lập trên cơ sở
thống nhất hệ thống cơ quan BHYT từ trung ương đến địa phương và BHYT ngành để

quản lý và thực hiện chính sách BHYT. Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất
trên phạm vi cả nước.
Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 4, vào ngày 14/11/2008, Quốc hội khoá XII đã thông
qua Luật BHYT và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2009 đã hướng đến mục tiêu BHYT
toàn dân vào năm 2014. Đây là một cam kết mạnh mẽ của Chính phủ và Nhà nước ta
trong việc hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần mức đóng BHYT đối với người nghèo, cận
nghèo, người dân tộc thiểu số, hộ gia đình làm nghề nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có
mức sống trung bình trở xuống, đối tượng hưởng chính sách ưu đãi xã hội và trợ giúp
xã hội. Ngày này đã được Thủ tướng CP quyết định là Ngày BHYT Việt Nam theo
Quyết định số 823/QĐ-TTg ngày 16/6/2009. Nội dung của Luật BHYT đã cơ bản khắc
phục được những vướng mắc, tồn tại trong việc thực hiện chính sách tài chính y tế để
từng bước tiến tới mục tiêu xây dựng nền y tế Việt Nam theo định hướng công bằng,
hiệu quả và phát triển.
Những quy định trong Luật khi thực hiện đã tác động đến nhiều mặt của đời
sống kinh tế, xã hội và mọi tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, chính sách BHYT đã góp
phần tạo nên sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe, nhất là với nhóm người nghèo,
cận nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi…Những quy định của Luật BHYT cơ bản khắc phục
những tồn tại sau 16 năm thực hiện chính sách BHYT, có nhiều điểm đáng ghi nhận.
Đó là các văn bản quy phạm pháp luật, dưới luật đã ban hành khá đồng bộ để các nội
dung của Luật đi vào cuộc sống khả thi hơn. Chất lượng của các dịch vụ y tế đã dần
dần được cải thiện, quyền lợi của người có thẻ BHYT ngày càng được bảo đảm do mở
rộng phạm vi thanh toán, nhất là các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội (người nghèo,
đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em…) đều được chăm sóc sức khỏe thông qua Quỹ
BHYT. Chính sách BHYT cũng đã góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức của
9
người dân trong việc lựa chọn các giải pháp tài chính để chăm lo sức khỏe của bản
thân…
Sau 4 năm thực hiện Luật BHYT, số người tham gia BHYT trong cả nước đã
tăng lên rất nhanh, thể hiện qua Bảng 1.1
Bảng 1.1: Tình hình tham gia BHYT tại Việt Nam

Chỉ tiêu ĐVT Năm 1993

Năm 2005 Năm 2008 Năm 2012

1.Số người tham gia
BHYT
triệu người 3,79 23,7 39,3 59,4
2.Tỷ lệ tham gia
BHYT trong tổng
số dân
% 5,40% 28% 46% 67,5%
Nguồn: - Số liệu theo Báo cáo 15 năm tình hình thực hiện chính sách BHYT
(1992 – 2007) của Bộ Y tế và Báo cáo quyết toán hằng năm của BHXH Việt Nam.

3.97
23.7
39.3
59.4
0
10
20
30
40
50
60
1993 2005 2008 2012
Năm
Số người tham gia BHYT
1993
2005

2008
2012


(Nguồn: tác giả)


Biểu đồ 1.1 Số người tham gia BHYT từ năm 1993 đến 2012 (triệu người)


10
3.97
5.4
28
67.5
0
10
20
30
40
50
60
70
1993 2005 2008 2012
Năm
Tỷ lệ bao phủ BHYT
1993
2005
2008
2012


(Nguồn: tác giả)
Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ bao phủ BHYT từ năm 1993 đến 2012
Qua bảng 1.1, Biểu đồ 1.1 và 1.2 cho thấy:
Nếu như năm 1993 mới chỉ có 3,79 triệu người tham gia BHYT, thì đến năm
2005 số người tham gia BHYT đã lên tới 23,7 triệu người, chiếm 28% dân số; năm
2008, tổng số người tham gia BHYT là hơn 39,3 triệu chiếm 46% dân số, tăng hơn 10
lần so với năm 1993 và đến năm 2012 có 59,4 triệu người tham gia BHYT, tăng 10%
so với năm 2011, bao phủ 67,5% dân số. Tỷ lệ bao phủ BHYT cao tập trung ở nhóm
đối tượng làm công ăn lương (khối hành chính sự nghiệp), đối tượng được NSNN hoặc
quỹ BHXH đóng toàn bộ kinh phí mua BHYT như người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi,
người nghỉ hưởng chế độ hưu trí, mất sức và các đối tượng bảo trợ xã hội khác.
Như vậy sau 4 năm triển khai thực hiện (2009-2012), Luật BHYT đã từng bước
đi vào cuộc sống, tác động tích cực đến chính sách BHYT tại Việt Nam, khẳng định
tính đúng đắn và phù hợp trong lựa chọn chính sách tài chính y tế thông qua BHYT,
phù hợp với định hướng chính sách tài chính y tế của Ðại hội đồng Tổ chức Y tế Thế
giới và xu thế của các nước trong khu vực.
1.3. Các khái niệm về BHYT:
BHYT đã hình thành từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội loài người và
được các nhà khoa học nghiên cứu sâu sắc dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau.

11
Tuy nhiên cho đến nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về BHYT. Bởi lẽ, BHYT
là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau như kinh tế, xã hội, pháp
lý Do đó hiện nay còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về BHYT, tùy thuộc vào
góc độ nghiên cứu của các nhà khoa học.
Tại Đức, định nghĩa BHYT đầu tiên được đưa ra vào năm 1694 bởi Hugh the
elder Chamberlen (1630 - 1720) như sau:
“BHYT là hình thức chi phí chi trả y tế cho người được bảo hiểm trên cơ sở rủi
ro sức khỏe đã được thỏa thuận khi mua bảo hiểm và số tiền chi trả phí y tế phải cân

đối với số phí BHYT mà số người tham gia BHYT cùng đóng góp ” (nguồn: Inc Icon
group Internationnal, 2008)
Đây là định nghĩa BHYT theo bản chất kinh tế. BHYT được hiểu là sự hợp nhất
kinh tế của các cá nhân trước các rủi ro bệnh tật gây nên mà trong từng trường hợp cá
biệt không thể tính toán trước và lo liệu được. Nhưng sự đóng góp này cần phải được
đáp ứng bằng nguồn tài chính dự tính một cách thỏa đáng thông qua hệ thống cân bằng
rủi ro tương ứng do người BHYT đứng ra tổ chức thực hiện. Tổng chi phí cho KCB
luôn phải bằng hoặc lớn hơn tổng số tiền đóng góp của số người tham gia BHYT.
Tại Anh, Cơ quan phát triển quốc tế Anh đưa ra định nghĩa cho BHYT như sau:
“ BHYT là cách chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí cho các cá nhân bởi Chính
phủ hoặc các tổ chức BHYT vì mục đích lợi nhuận hay không vì mục đích lợi nhuận.
Nó hổ trợ những người tham gia bảo hiểm chi trả chi phí KCB khi gặp rủi ro, ốm đau
bệnh tật và hổ trợ chi phí KCB thường xuyên để đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của người mua bảo hiểm ” (nguồn: Catherine P Conn, Veronica Walford, 2008).
Định nghĩa này của cơ quan phát triển quốc tế Anh không những chỉ ra bản chất
kinh tế của BHYT mà còn nêu bản chất xã hội của nó, theo đó BHYT được hiểu là
một tổ chức cộng đồng, đoàn kết tương trợ lẫn nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn
về tài chính khi không may gặp rủi ro ốm đau cần phải khám, điều trị.
Tại một số nước công nghiệp phát triển khác, định nghĩa về BHYT như sau:
“BHYT là một tổ chức cộng đồng đoàn kết tương trợ lẫn nhau, nó có nhiệm vụ
giữ gìn sức khoẻ, khôi phục lại sức khỏe hoặc cải thiện tình trạng sức khỏe của người
tham gia BHYT”.(nguồn: Theo tapchibaohiemxahoi.org)
Như vậy, trong hoạt động BHYT thì tính cộng đồng đoàn kết cùng chia sẻ rủi ro
rất cao; nó là nền tảng cho lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe; nó điều tiết mạnh
12
mẽ giữa người khoẻ mạnh với người ốm yếu, giữa thanh niên với người già cả và giữa
người có thu nhập cao với những người có thu nhập thấp. Sự đoàn kết tương trợ lẫn
nhau trong BHYT là sự đảm bảo cho từng người dựa trên cơ sở của sự đoàn kết không
điều kiện, của sự hợp tác cùng chung lòng, chung sức và gắn kết chặt chẽ với nhau. Theo
định nghĩa BHYT nêu trên, thì sự đoàn kết tương trợ vừa mang một ý nghĩa tự giác, vừa

mang ý nghĩa cùng chịu trách nhiệm và vừa có sự thống nhất về quan điểm chung.
Tại Việt Nam, theo từ điển Bách khoa Việt Nam I xuất bản năm 1995:
"BHYT là loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng
góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe, khám bệnh và chữa
bệnh cho nhân dân" (nguồn: Nhà xuất bản từ điển Bách khoa - trang 151).
Theo nguồn tạp chí BHXHViệt Nam : “BHYT là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp
một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố như ốm đau,
bệnh tật,…ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ
tiền tệ tập trung nhằm ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ".
Tóm lại, dù có nhiều khái niệm khác nhau về BHYT, nhưng mục đích chung của
BHYT đều giống nhau. BHYT là huy động nguồn tài chính để chi trả chi phí KCB
cho người tham gia khi bị ốm đau, bệnh tật. BHYT là một loại hình bảo hiểm huy
động sự đóng góp của cá nhân, tập thể cộng đồng để hình thành và sử dụng quỹ BHYT
đảm bảo quyền lợi cho người tham gia, chăm sóc sức khoẻ cho người dân, đảm bảo an
toàn xã hội và phục vụ cho sự phát triển của đất nước.
Khái niệm Phát triển BHYT có nghĩa là:
+ Dưới góc độ quản lý đối tượng tham gia, phát triển BHYT là quá trình mở rộng
đối tượng tham gia, nâng cao tỷ lệ dân số tham gia, tức là chỉ đơn thuần phát triển về
số lượng và tỷ lệ người tham gia.
+ Dưới góc độ quản lý quỹ, phát triển BHYT là quá trình bảo tồn và tăng trưởng
quỹ BHYT.
+ Dưới góc độ khác, phát triển BHYT là sự kết hợp giữa gia tăng về đối tượng
tham gia và nâng cao chất lượng dịch vụ BHYT.
Như vậy, có thể hiểu phát triển BHYT là quá trình mở rộng gia tăng về số lượng
người tham gia và gia tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT trên cơ sở phát triển mạng lưới
cung ứng dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ BHYT và bảo đảm cân đối thu - chi
quỹ và phát triển vững chắc BHYT
13
1.4. Bản chất và vai trò của BHYT:
1.4.1. Bản chất của BHYT:

BHYT là sự phản ánh các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn
tài lực từ sự đóng góp của những người tham gia bảo hiểm để hình thành quỹ bảo hiểm
và sử dụng quỹ để thanh toán các chi phí KCB cho người được bảo hiểm khi ốm đau.
Dưới góc độ kinh tế, BHYT là sự hợp nhất tài chính của số lượng lớn những
người tham gia nhằm đối phó với một loại rủi ro là bệnh tật. Nguồn tài chính do nhiều
người đóng góp nên sẽ đảm bảo chi trả chi phí y tế cho những người không may gặp
rủi ro bởi nó tạo ra một quỹ thống nhất. Quá trình thực hiện BHYT cũng chính là quá
trình tổ chức và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung. Vì vậy, phải làm thế nào để sử dụng
có hiệu quả nguồn quỹ đóng góp của người tham gia BHYT nhưng đồng thời phải
nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.
Dưới góc độ xã hội, BHYT là một hình thức tương trợ cộng đồng nhằm mục đích
bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Các thành viên trong xã hội cùng nhau đóng góp một phần
thu nhập để tạo ra quỹ chung với mục đích chăm sóc y tế cho chính mình và các thành
viên khác không vì mục tiêu lợi nhuận. Người tham gia BHYT khi ốm đau hay bệnh
tật sẽ nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ của cả cộng đồng do chi phí y tế của họ sẽ được
quỹ chung chi trả toàn bộ hoặc phần lớn.
Dưới góc độ pháp lý, BHYT được coi là quyền quan trọng của mỗi cá nhân trong
xã hội trong việc bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cả cộng đồng. Bởi lẽ một trong
những quyền thiêng liêng của con người được các tuyên ngôn nhân quyền khẳng định
và được pháp luật của các quốc gia thừa nhận đó là quyền được chăm sóc y tế.
1.4.2. Vai trò của BHYT:
BHYT có vai trò phục vụ xã hội: Với mục tiêu là chính sách an sinh xã hội nên
thiết yếu là phục vụ xã hội, phục vụ người dân trong cả nước, những người có hoàn
cảnh khó khăn, tương thân tương ái lẫn nhau, chia sẽ,
BHYT có vai trò bảo vệ sức khỏe cộng đồng: Khi tham gia BHYT, những người
có điều kiện kinh tế khó khăn, hay mắc bệnh hiểm nghèo thì họ sẽ được BHYT gánh
bớt khó khăn về chi phí KCB. Đồng thời, BHYT cũng đảm bảo cho những người bệnh
có cùng nhu cầu được tiếp cận như nhau đến các dịch vụ y tế hiện có; người bệnh có
nhu cầu nhiều hơn được chăm sóc nhiều hơn.
BHYT góp phần nâng cao tính cộng đồng đối với tất cả người dân trong xã hội

trên tinh thần “mình vì mọi người“ thông qua quy luật số lớn. Vì vậy, mọi thành viên
14
trong xã hội gắn bó với nhau hơn, đặc biệt là gắn bó với các chế độ xã hội, BHYT
không ngừng mở rộng đối tượng tham gia, từ đó có sự chia sẻ rủi ro trong cộng đồng
những người tham gia BHYT.
BHYT góp phần thực hiện chính sách an sinh: BHYT là một công cụ đắc lực
của Nhà nước, góp phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công
bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời giảm chi cho NSNN, bảo đảm an sinh
xã hội bền vững.
BHYT góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa lĩnh vực y tế : Chính sách
BHYT đã tạo khả năng huy động các nguồn lực tài chính cho y tế đồng thời phát triển
đa dạng các thành phần tham gia KCB. Đối tượng tham gia BHYT được lựa chọn cơ
sở KCB, không phân biệt trong hay ngoài công lập và được Quỹ BHYT thanh toán với
mức phí tương ứng. BHYT đã góp phần khôi phục và phát triển hệ thống y tế trường
học, thực hiện chăm sóc sức khẻ ban đầu (CSSKBĐ), hỗ trợ về tài chính trong tai nạn
và bệnh tật cho hàng triệu học sinh trong cả nước. BHYT đã đóng góp thiết thực vào
công tác tăng cường và phát triển y tế cơ sở.
BHYT góp phần điều tiết thu nhập : Phương thức đoàn kết, tương trợ chia sẻ rủi
ro phải được thực hiện bằng sự điều tiết thu nhập nhằm cân bằng mang tính xã hội.
Việc lập ra quỹ KCB và từng bước mở rộng phạm vi đối tượng tham gia là từng bước
mở rộng phạm vi cân bằng chia sẻ rủi ro trong cộng đồng người tham gia BHYT; về
mặt kỹ thuật bảo hiểm thì nguyên tắc đoàn kết tương trợ chia sẻ rủi ro chính là quy
trình phân phối giữa người khỏe mạnh với người ốm đau, người trẻ với người già và
đặc biệt giữa người giàu với người nghèo.
BHYT là một trong những nguồn cung cấp tài chính ổn định cho các cơ sở y tế :
Trong những năm qua, nguồn thu viện phí do Quỹ BHYT thanh toán chiếm tỷ trọng
đáng kể trong tổng nguồn chi thường xuyên của các cơ sở y tế. Nguồn thu này đã góp
phần cho các cơ sở y tế chủ động trong việc phục vụ người bệnh, nâng cao chất lượng
dịch vụ y tế. Vì vậy, hiện nay ngoài cơ sở y tế công lập ký hợp đồng với cơ quan
BHYT, còn có các cơ sở y tế dân lập cũng tham gia.

1.5. Tổ chức hệ thống BHYT tại Việt Nam:
Theo Điều 23 NĐ số 229 – HĐBT ngày 15/08/1992, tổ chức hệ thống BHYT
tại Việt Nam như sau:
Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố thành lập Hội đồng quản trị BHYT

×