Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

sáng kiến kinh nghiệm dạy tích hợp pháp luật bằng phương pháp sử dụng tình huống pháp luật trong dạy học môn gdcd lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.39 KB, 16 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy tích hợp pháp luật bằng phương pháp sử dụng tình huống
pháp luật trong dạy học môn GDCD lớp 11
.

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Điều 28.2 Luật giáo dục xác định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm;
rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”([2])
Quán triệt những quy định của Luật giáo dục, nhà trường THPT cần cụ thể hoá
định hướng đổi mới giáo dục đối với từng môn học.
Môn Giáo dục công dân (GDCD) giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc
giáo dục học sinh ý thức và hành vi người công dân, phát triển tâm lực và nhân cách
con người toàn diện. Vì vậy, mơn GDCD ở THPT cần tích cực đổi mới nội dung,
phương pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện
CNH, HĐH đất nước và phát triển KTTT định hướng XHCN. Đổi mới nội dung và đặc
biệt là phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mơn GDCD phải nhằm góp phần tích
cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực và những cơng dân mới có tính năng động, sáng
tạo hiêủ biết pháp luật , tuân thủ pháp luật và vận dụng pháp luật vào mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, thích ứng với cơ chế thị trường, có phẩm chất và năng lực để thực hiện
thành cơng sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay và phù hợp với xu thế phát triển
chung của thời đại.
Quá trình dạy học mơn GDCD là q trình học sinh được cuốn hút vào các hoạt
động do giáo viên thiết kế, tổ chức và chỉ đạo, để thơng qua đó, học sinh có thể tự khám
phá và chiếm lĩnh tri thức. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải huy động , khai thác
tối đa năng lực tư duy cho học sinh, tạo cơ hội và động viên , khuyến khích học sinh
bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về các vấn đề đang học.Để làm được điều đó , ngoài
các phương pháp như : Đàm thoại, vấn đáp, nêu vấn đề….thì phương pháp sử dụng tình
huống pháp luật vào bài học là một phương pháp cần thiết. Tuy nhiên, khơng phải bất
kì bài nào cũng có thể sử dụng phương pháp này , bởi lẽ khi sử dụng phương pháp


này phải dựa trên nội dung bài học dã được đề cập dến những vấn đề liên quan đến
pháp luật ( các Bộ luật, Luật đã được giới thiệu trong phần Tư liệu tham khảo - Cụ thể
các Điều luật về Dân số, lao động, BVMT, Giáo dục, KH & CN, QP & AN... ). Chọn
phương pháp cho một tiết học là khơng khó nhưng làm sao để sử dụng phương pháp đó
một cách có hiệu quả thì là cả một vấn đề cần bàn luận, nghiên cứu, đặc biệt khi giảng
Trần văn Thiện _ Tổ: GDCD - Tin

1


Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy tích hợp pháp luật bằng phương pháp sử dụng tình huống
pháp luật trong dạy học môn GDCD lớp 11
.

dạy chương trình GDCD lớp 11, những kiến thức vừa có tính thực tiễn lại vừa có tính
quan điểm, đường lối và các vấn đề liên quan đến pháp luật.
Trong một số nội dung của bài học ở chương trình SGK GDCD lớp 11 có liên
quan đến những vấn đề pháp luật nhưng chỉ dừng lại ở việc giới thiệu các Điều luật mà
thôi. Do vậy, tôi xin mạnh dạn trình bày đề tài này vào qúa trình giảng dạy .Với khn
khổ của đề tài , tơi xin trình bày một số nội dung cơ bản sau:

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY TÍCH HỢP PHÁP LUẬT
BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT TRONG
DẠY HỌC MÔN GDCD LỚP 11
Phương pháp dạy tích hợp pháp luật bằng phương pháp sử dụng tình huống pháp luật
về thực chất là tổ chức cho học sinh bàn bạc, trao đổi trong nhóm hoặc cả lớp. Tình
huống pháp luật được sử dụng nhằm giúp cho mỗi học sinh tham gia một cách chủ
động vào quá trình học tập, tạo cho họ có cơ hội chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến

để giải quyết một vấn đề liên quan đến nội dung bài học. Phương pháp này sẽ làm giảm
bớt tính chủ quan, phiến diện làm tăng tính khách quan khoa học cho học sinh. Kiến
thức sâu sắc , đúng đắn, bền vững , dễ nhớ và nhớ nhanh hơn, học sinh tự tin hơn trong
việc trình bày ý kiến của mình, và biết lắng nghe , biết đúng - sai, biết được những hành
vi, việc làm đó là vi phạm pháp luật.
Việc dưa các tình huống pháp luật vào bài học giúp học sinh có nhiều hứng thú và
đưa ra cách ứng xử , giúp học sinh dễ bày tỏ được thái độ của mình trước những vấn đề
của cuộc sống đặt ra. Do vậy trong tình hình hiện nay, việc giáo dục pháp luật cho mọi
thành viên trong xã hội dặc biệt với người chưa thành niên được đặt ra như là một tất
yếu khách quan , là một bộ phận cấu thành trong chương trình giáo dục của chúng ta.
Để đảm bảo tính đúng đắn , ổn định và bền vững trong hoạt động của tuổi trẻ cần
phải nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật và tinh thần tự giác, tuân thủ pháp luật và
biến nó thành một nhu cầu , một thói quen trong sinh hoạt hàng ngày , thói quen chấp
hành những quy phạm pháp luật, thói quen chấp hành những yêu cầu chung và mọi quy
tắc xã hội khác , thói quen xử sự đúng đắn những vấn đề thuộc phạm trù đạo đức , luân
lý. Như vậy, vấn đề được đặt ra ở đây là chuẩn bị cho các thế hệ công dân tương lai khi
bước vào đời có ngay thói quen hành động phù hợp với yêu cầu chung của pháp luật ,
thói quen vận dụng tiêu chuẩn pháp luật v việc giải quyết các tình huống cụ thể của
đời sống.
Để nâng cao năng lực pháp luật cho các em, chúng ta cần có sự hướng dẫn cụ thể,
bằng cách đưa ra các tình huống pháp luật thường xảy ra trong cuộc sống trên một số
lĩnh vực trong chương trình các em đang được học một cách phù hợp , giúp các em làm
quen dần với việc vận dụng kiến thức pháp luật để xử lý các tình huống đó. Mặt khác
giúp các em dần có một khả năng khái quát trong khi đánh giá những hành vi của
mình , của người khác ,cần phải đưa ra những hành vi cụ thể và đánh giá những hành vi
Trần văn Thiện _ Tổ: GDCD - Tin

2



Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy tích hợp pháp luật bằng phương pháp sử dụng tình huống
pháp luật trong dạy học mơn GDCD lớp 11
.

đó dựa trên những khái niệm cơ bản của pháp luật , dần dần hình thành trong các em
thói quen đối chiếu, so sánh giữa hành vi của mình với yêu cầu tuân thủ pháp luật của
Nhà nước , ý thức tự giác tham gia vào việc đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực và
việc đấu tranh ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ những nhu cầu chính
đáng và những quyền lợi hợp pháp của bản thân mình cũng như của mọi thành viên
khác trong xã hội.
.1.1. Cách tiến hành:
Sử dụng các tình huống có thể tiến hành theo các bước sau:
- Giáo viên lựa chọn các tình huống pháp luật liên quan đến nội dung bài học , có
thể chia nhóm, hoặc cả lớp cùng thảo luận giải quyết tình huống đặt ra .
- Lớp hoặc Các nhóm tiến hành thảo luận giải quyết tình huống đó.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả giải quyết tình huống của nhóm. Cả lớp
lắng nghe , trao đổi , bổ sung ý kiến để giải quyết tình huống.
- Giáo viên chuẩn bị nội dung gợi ý trả lời cho các tình huống để học sinh hiểu rõ.
1.2.Yêu cầu sư phạm:
- Có thể tiến hành giải quyết tình huống theo nhóm , hoặc cả lớp.
- Nội dung tình huống được thảo luận của các nhóm giống nhau.
- Giáo viên cần quy định rõ thời gian thảo luận và trình bày kết quả giải quyết tình
huống đặt ra .
- Kết quả thảo luận giải quyết tình huống có thể trình bày dưới nhiều hình thức: Bằng
lời , đóng vai, viết trên giấy Ao…; có thể do một người thay thế nhóm trình bày, có thể
nhiều người trình bày, mỗi người có một cách giải quyết tình huống khác nhau.
- Giáo viên lắng nghe ý kiến của học sinh , giúp đỡ, gợi ý cho các em khi cần thiết.

CHƯƠNG II
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY TÍCH HỢP PHÁP LUẬT

BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT TRONG
DẠY HỌC MƠN GDCD LỚP 11.
2.1 Nội dung:
Việc đầu tiên của người giáo viên khi sử dụng phương pháp dạy tích hợp pháp luật
bằng phương pháp sử dụng tình huống pháp luật là phải chọn được tình huống phù hợp
với nội dung kiến thức bài học vì khơng phải bất kỳ nội dung nào trong bài học cũng
tiến hành sử dụng được tình huống .
Mặt khác, khi sử dụng phương pháp tình tình huống pháp luật trong trong giảng
dạy mơn GDCD thì bài học sẽ đạt được mục đích về kiến thức , về thái độ , kỹ năng
.Xuất phát từ thực tiễn trên , khi sử dụng phương pháp này giáo viên cần khai thác, tìm
kiếm các tình huống phù hợp với học sinh , để học sinh thảo luận và đưa ra kết luận
đúng hoặc sai trong tình huống đó. Tránh sự áp đặt của giáo viên đối với học sinh. Các
tình huống đưa ra phải phù hợp với thực tiễn cuộc sống và gần gũi với nhận thức, quan
tâm , hiểu biết của học sinh.
Các nội dung trong một số bài học của mơn GDCD lớp 11 có thể sử dụng các
tình huống pháp luật đó là:
Trần văn Thiện _ Tổ: GDCD - Tin

3


Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy tích hợp pháp luật bằng phương pháp sử dụng tình huống
pháp luật trong dạy học môn GDCD lớp 11
.

+ Các vấn đề về kinh tế.
+ Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, Nhà nước pháp quyền XHCN.
+ Xây dựng nền Dân chủ XHCN ở Việt nam.
+ Chính sách Dân số và giải quyết việc làm.
+ Chính sách Tài ngun và Bảo vệ mơi trường.

+ Chính sách GD & ĐT , KH & CN, Văn hóa.
+ Chính sách QP & AN.
+ Chính sách Đối ngoại...
Ví dụ: Trong bài 13: Chính sách GD &ĐT, KH & CN , Văn hóa . Ở nội dung GD
&ĐT có thể sử dụng tình huống sau để giúp cho các em thấy được quyền học tập ,
quyền bình dẳng giới ,các quy định của Nhà nước đã ban hành.
Tình huống đặt ra:
Anh Sinh và chị Ánh sinh được 2 người con. Con trai là Tuấn học lớp 8 con gái là Hân
học lớp 4. Cả hai đều học giỏi. Năm 2009, chị Ánh ốm nặng, gia đình gặp khó khăn nên
hai vợ chồng quyết định cho con gái nghỉ học vì họ nghĩ rằng, con gái khơng cần học
nhiều. Hân rất muốn được đi học nhưng vì thương bố mẹ nên đành nghỉ học ở nhà.
- Theo em, quyết định của anh Sinh và chị Ánh là đúng hay sai ? vì sao ?
- Em có thể giải thích như thế nào cho cha mẹ Hân hiểu để họ tiếp tục cho Hân được đi
học lại.
* Gợi ý giải quyết tình huống:
- Sai. Cha mẹ khơng được phân biệt đối xử giữa các con. Việc để Hân phải nghỉ học
là làm mất đi cơ hội phát triển toàn diện của trẻ em do đó hành vi này là sự phân biệt
đối xử giữa con trai và con gái trong việc hưởng thụ sự chăm sóc của gia đình.
Điều 16 – Luật Bảo vệ chăm sóc GĐ và trẻ em năm 2004 qui định: "Trẻ em học bậc
tiểu học trong các cơ sở GD công lập không phải trả học phí..." Điều này thể hiện trách
nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm cơ hội và quyền học tập của mọi trẻ em, không
phân biệt trẻ em gái hay trẻ em trai. Việc cha mẹ Hân cho Hân nghỉ học để phụ giúp
việc gia đình là hành vi cản trở quyền học tập của trẻ em, là hành vi bị nghiêm cấm
theo qui định tại Khoản 8- Điều 7 – Luật Bảo vệ, chăm sóc GD và trẻ em năm 2004 và
được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 5- Điều 10 – nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày
17/3/2005 qui định tại chi tiết thi hành 1 số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc GĐ và trẻ
em.
- Cần phân tích trách nhiệm làm cha, làm mẹ chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của con cái dựa trên các căn cứ pháp lí sau:
Khoản 1,2,3- Điều 14- Luật bình đẳng giới qui định về bình đẳng giới trong lĩnh vực

GD & ĐT:
1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.
2. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập đào tạo.
3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về GD& ĐT,
bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ.
Về quyền học tập của trẻ em. Điều 11- Luật GD năm 2005 qui định: " GD Tiểu học
và THCS là cấp học phổ cập. Mọi công dân trong độ tuổi qui định có nghĩa vụ học tập

Trần văn Thiện _ Tổ: GDCD - Tin

4


Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy tích hợp pháp luật bằng phương pháp sử dụng tình huống
pháp luật trong dạy học mơn GDCD lớp 11
.

để đạt trình độ GD phổ cập. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên
của gia đình trong độ tuổi được học tập để đạt trình độ phổ cập".
Dựa trên các căn cứ pháp lí nói trên, cần phân tích cho cha mẹ Hân nhận thức được
vấn đề, trên cơ sở đó thuyết phục cha mẹ Hân khắc phục khó khăn để tạo điều kiện đảm
bảo cơ hội và quyền học tập của Hân, đồng thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ
Hân đến trường.
Trong Bài 10: Nền Dân chủ Xã hội chủ nghĩa ( ở nội dung quyền Dân chủ trong
lĩnh vực chính trị - xã hội) có thể cho các em tham gia thảo luận để giải quyết tình
huống sau:
Tình huống đặt ra:
Một cán bộ xã A nghi một học sinh lấy cắp xe đạp của con mình nên đã bắt em về trụ
sở xã, nhốt vào phòng làm việc cả ngày và mắng nhiếc, xoắn tai, dọa dẫm, ép em phải
nhận tội. Thực ra, chiếc xe đó đã bị 1 bạn khác trong lớp mượn mà không hỏi. Cuối

ngày, sau khi chiếc xe đạp được trả lại. Ông cán bộ xã mới thả cho em học sinh đó về
trong trạng thái tinh thần hoảng loạn. Mẹ em học sinh đó do bị cán bộ xã khống chế,
dọa nạt nên khơng dám nói năng gì.
Em và các bạn có thể làm gì để giúp bạn học sinh và gia đình bạn đó trong trường
hợp này và cũng đề phịng những việc tương tự có thể xảy ra đối với em và các bạn
khác trong trường.
* Gợi ý giải quyết tình huống:
Việc làm của người cán bộ xã là hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền bất khả
xâm phạm thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự , nhân phẩm của công
dân. Điều 71_Hiến pháp 1992 qui định : "Cơng dân có quyền bất khả xâm phạm về
thân thể" và "Khơng ai bị bắt nếu khơng có quyết định của TAND, quyết định hoặc phê
chuẩn của VKS ND, trừ trường hợp phạm tội quả tang".
Trong tình huống này, em học sinh không lấy cắp xe đạp, người cán bộ xã không bắt
được quả tang người nào lấy xe của con mình mà chỉ dựa trên sự nghi ngờ và lạm dụng
quyền của mình để bắt, nhốt, dọa dẫm em học sinh đó. Trong trường hợp này, học sinh
trong lớp cần có những hành động tích cực để giúp bạn mình và phịng ngừa những
việc tương tự có thể xảy ra bằng cách:
+ Tự mình sử dụng quyền tố cáo của công dân để gởi đơn đến các cơ quan nhà
nước ( CA, VKS, TA, UBND...) hoặc các cơ quan thông tin đại chúng ( Báo, Đài PT,
Truyền hình...) và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lí nghiêm minh đối với
người cán bộ đó.
+ Có thể giải thích cho gia đình bạn học sinh đó hiểu về quyền và trách nhiệm của
họ trong việc khiếu nại, tố cáo hành vi VPPL của người cán bộ xã A, đòi bồi thường
những thiệt hại về thể chất, tinh thần, danh dự cho người học sinh đó.
Điều 72- Hiến pháp 1992: " Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật
có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái

Trần văn Thiện _ Tổ: GDCD - Tin

5



Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy tích hợp pháp luật bằng phương pháp sử dụng tình huống
pháp luật trong dạy học môn GDCD lớp 11
.

pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây hại cho người khác phải bị xử lí
nghiêm minh".
+ Có thể đề nghị BGH nhà trường thực hiện quyền và trách nhệm của mình để yêu
cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và xử lí hành vi xâm phạm quyền cơ
bản của học sinh.
Tương tự , Trong bài 10: Nền Dân chủ XHCN ( ở nơi dung quyền bình đẳng Nam Nữ trong lĩnh vực chính trị , xã hội....) Giáo viên có thể sử dụng tình huống sau:
Tình huống đặt ra:
Trong kỳ bầu cử Đại biểu HĐND vừa qua của xã X, chị B được trúng cử vào HĐND
Xã. Anh K chồng chị B khi biết tin này đã ra sức ngăn cấm, hành hạ, đánh đập không
cho chị tham gia hoạt động chính trị. Mặc dù đã được chính quyền địa phương và các
đoàn thể khuyên nhủ nhưng anh K vẫn cố tình vi phạm. Sau lần bị chồng đánh và trói
khơng cho ra ngồi, chị B đã làm dơn kiến nghị lên UBND Xã X nhờ can thiệp.
- Anh K đã vi phạm những gì ?
- Hành vi của anh K sẽ bị xử lí như thế nào ?
* Gợi ý giải quyết tình huống:
+ Anh K đã vi phạm pháp luật về quyền con người, về bình đẳng giới, về bạo lực
gia đình.
Điều 63 - HP 1992 qui định: " Cơng dân nam, nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối
xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ..."
Điều 11- Luật Bình đẳng giới quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị: “
Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lí Nhà nước, tham gia hoạt động xã hội; Namnữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, qui ước của cộng đồng
hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức; Nam- nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử
Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào các cơ

quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội..."
Điểm a, Khoản 1- Điều 2 – Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 qui định
những hành vi như: " Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại
đến sức khỏe, tính mạng" là hành vi bạo lực gia đình.
Chủ tịch UBND Xã X ra quyết định xử phạt VPHC đối với anh K theo qui định tại
điều 11- NĐ số 87/ 2001/ NĐ- CP ngày 21/ 11/2001 của chính phủ về xử phạt HC đối
với hành vi ngược đãi, hành hạ thành viên trong gia đình hoặc người có cơng ni
dưỡng mình, qui định phạt tiền từ 200.000đ- 500.000đ đối với hành vi ngược đãi, hành
hạ ơng bà, cha mẹ, người có cơng ni mình, các thành viên khác trong gia đình những
chưa gây hậu quả nghiêm trọng. Và yêu cầu anh K phải cam kết chấm dứt các hành vi
trái pháp luật và có trách nhiệm tạo điều kiện cho chị B tham gia hoạt động chính trị tùy
theo khả năng và nguyện vọng của chị B.
Nếu đã bị xử lí hành chính mà anh K tiếp tục vi phạm thì sẽ đề nghị Công an cấp huyện
điều tra để xử lí hình sự đối với hành vi bạo lực gia đình của anh K theo qui định tại
điều 130- BLHS năm 1999, qui định về tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ,
theo đó: " Người nào dùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ
Trần văn Thiện _ Tổ: GDCD - Tin

6


Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy tích hợp pháp luật bằng phương pháp sử dụng tình huống
pháp luật trong dạy học mơn GDCD lớp 11
.

tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa, xã hội thì bị phạt cảnh cáo, cải
tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm..."
Trong bài 9: Nhà nước XHCN ( ở nội dung thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi
ích hợp pháp của cơng dân ) giáo viên có thể giúp học sinh tham gia thảo luận tình
huống sau:

Tình huống đặt ra:
Khi cần gửi các loại đơn dưới đây, em sẽ tìm đến cơ quan nào?
* Loại đơn:
a. Khiếu nại về quyết định quyền sử dụng đất ở địa phương.
b. Khiếu nại về quyết định kỉ luật của thủ trưởng cơ quan.
c. Khiếu nại về quyết định chia tài sản trong quyết định ly hôn của TAND.
d. Tố cáo hành vi trốn thuế.
e. Tố cáo hành vi buôn lậu.
g. Tố cáo hành vi phạm tội hình sự.
* Cơ quan giải quyết:
1. TAND.
2. VKSND.
3. Cơ quan thuế.

4. UBND.
5. Cơ quan điều tra.
6. Thủ trưởng cơ quan.

* Gợi ý giải quyết tình huống:
a- 4
b- 6
c-1

d, e, g- 2, 5
Riêng d- có thể gửi đến cơ quan thuế- 3

Trong bài 12: Chính sách Tài nguyên và Bảo vệ mơi trường. Giáo viên có thể đưa ra
tình huống sau:
Tình huống đặt ra:
Gia đình chị Thu lúc nào cũng ni khoảng 10 con lợn, nhưng khơng có cơng trình

xử lí chất thải nên gây ơ nhiễm mơi trường, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của mọi
người xung quanh. Do đó, đã nhiều lần bà con trong xóm phàn nàn và dẫn đến một số
lần họ to tiếng với nhau.
- Chị Thu đã có vi phạm gì?
- Nếu là hàng xóm của chị Thu, em sẽ ứng xử như thế nào?
* Gợi ý giải quyết tình huống:
+ Chị Thu không tuân thủ qui định pháp luật trong hoạt động sản xuất- chăn ni
( khơng xử lí chất thải đúng qui trình kĩ thuật về BVMT )
+ Vi phạm pháp luật về BVMT, cụ thể:
Trần văn Thiện _ Tổ: GDCD - Tin

7


Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy tích hợp pháp luật bằng phương pháp sử dụng tình huống
pháp luật trong dạy học môn GDCD lớp 11
.

Điều 7 Luật BVMT năm 2005: " Chất thải chưa qua xử lí ảnh hưởng đến mơi trường
sống... "
Điều 29- Hiến pháp 1992: " Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các qui định của Nhà nước về sử dụng hợp lí
TNTN & BVMT. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi
trường ".
+ Nhắc nhở chi Thu khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường sống xung quanh. Tuân
thủ qui định pháp luật về BVMT: xử lí chất thải trong hoạt động SX... để BVMT đô thị,
khu dân cư. Thuyết phục chi Thu ứng dụng công nghệ Biogas: vừa làm lợi kinh tế vừa
BVMT.
Trong bài 14: Chính sách Quốc phịng và An ninh .Giáo viên có thể đưa ra tình
huống sau:

Tình huống đặt ra:
Bình vừa trịn 17 tuổi thì nhận được giấy yêu cầu đến BCH Quân sự Huyện để đăng
ký Nghĩa vụ qn sự.
Mẹ Bình khơng đồng ý cho Bình đi đăng ký NVQS , vì cho rằng : Bình chưa đủ 18
tuổi và con trai mình cịn đang đi học nên chưa phải đăng ký NVQS.
- Theo em , Mẹ Bình nói như vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?
- Nếu là Bình em sẽ làm gì ?
* Gợi ý giải quyết tình huống:
+Sai . Vì cơng dân Nam đủ 17 tuổi phải tham gia đăng ký NVQS theo quy
định dù công dân đó đang theo học các trường hoặc học nghề .
+ Cần giải thích cho mẹ Bình rõ về luật NVQS , trách nhiệm , nghĩa vụ của
mọi công dân , cụ thể:
Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2000 :
Điều 7 : Công dân Nam giới từ đủ 17 tuổi đến hết 45 tuổi....
Điều 9 : Những người sau được miễn đăng ký NVQS.....
Điều 11: Đăng ký NVQS : Công dân nam giới từ đủ 17 tuổi đến hết 27 tuổi
chưa qua phục vụ tại ngũ trong lực lượng vũ trang nhân dân....
Như vậy, qua việc tạo ra các tình huống để học sinh thảo luận có thể thấy sự hứng thú
của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức pháp luật từ các vấn đề thực tiễn cuộc sống,
là một phương pháp rất hiệu quả để sử dụng trong việc dạy học ở môn GDCD lớp 11THPT .
Khi giảng dạy các nội dung có liên quan đến pháp luật giáo viên khơng những chỉ
đưa ra các tình huống mà có thể phân cơng cho học sinh tìm kiếm thêm các tình huống
liên quan với các vấn đề đã được học khác.
Ví dụ:
+ Nhóm 1: Chuẩn bị và trình bày một tình huống về bảo vệ tài ngun và mơi
trường.
+ Nhóm 2: Chuẩn bị một tình huống về Quyền dân chủ của công dân.
Trần văn Thiện _ Tổ: GDCD - Tin

8



Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy tích hợp pháp luật bằng phương pháp sử dụng tình huống
pháp luật trong dạy học mơn GDCD lớp 11
.

+ Nhóm 3: Chuẩn bị một tình huống về Văn hóa.
+ Nhóm 4: Chuẩn bị một tình huống về QP & AN.
Bản thân tôi đã áp dụng phương pháp này khi giảng dạy ở các lớp11A1,11A2,11B10,
và kết quả là các nhóm đã đưa ra được các tình huống phù hợp nội dung đã được học.
Sau khi cho học sinh trình bày tình huống của nhóm mình ( có thể cho học sinh diễn
thành kịch bản có sự phân vai giữa các nhân vật ).Và cuối cùng là cho 2 nhóm cịn lại
giải quyết 2 tình huống của 2 nhóm trên. Qua đó học sinh nêu lên được trách nhiệm của
bản thân với các vấn đề mà các em đang rất quan tâm.
Đối với các nội dung trong sách giáo khoa học sinh liên hệ các vấn đề trên là rất tốt,
từ những suy nghĩ, việc làm tích cực hay tiêu cực như: ảnh hưởng đến Tài nguyên và
Môi trường sống , vi phạm về kinh tế, vấn đề dân chủ, vấn đề dân số và giải quyết việc
làm , vấn đề QP & AN.... trên địa bàn đều được các em mạnh dạn nhắc đến , thậm chí
có thái độ lên án kịch liệt.
2.2.Cách thức tổ chức thực hiện:
Sự thành công của một tiết học phần lớn phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy của
giáo viên và việc tích cực tiếp thu bài học của học sinh .Vậy khi sử dụng phương pháp
này giáo viên phải chuẩn bị như thế nào ? Người giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ
kiến thức và các tài liệu( các văn bản QPPL, các Điều luật cần thiết...) , chính xác khi
giải quyết các tình huống được đưa ra.
+ Đưa học sinh vào các tình huống phản ánh vấn đề pháp luật cần tìm hiểu và giải
quyết do giáo viên cung cấp.
+ Tình huống pháp luật mà học sinh đã chuẩn bị trước.
+ Học sinh tìm hiểu tình huống và giải quyết tình huống.
+ Tìm giải pháp giải quyết tình huống:

- Suy nghĩ, đề xuất giải pháp
- Liệt kê các cách giải quyết
- Lựa chọn giải pháp
Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn , tìm giải pháp hợp lý, đúng đắn nhất
2.3 Kết quả:
Trong suốt quá trình học tập , việc sử dụng phương pháp dạy tích hợp pháp luật
bằng phương pháp sử dụng các tình huống pháp luật trong dạy học đã nâng cao
được chất lượng dạy học, đồng thời phát huy tính tích cực chủ động của học sinh
trong việc tiếp thu kiến thức . Học sinh tham gia thảo luận , giải quyết các tình
huống đặt ra là rất tốt .
Tổng
số học
sinh.

Vận
dụng
tốt.
SL

Vận
dụng khá
tốt
TL(%)

SL

Trần văn Thiện _ Tổ: GDCD - Tin

TL(%)
9


Vận
dụng
chưa
tốt
SL

TL(%)

Chưa
vận
dụng
được
SL

TL(%)


Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy tích hợp pháp luật bằng phương pháp sử dụng tình huống
pháp luật trong dạy học môn GDCD lớp 11
.

136

49

36,0%

58


42,6%

24

17,6%

5

3,7%

CHƯƠNG III
MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT
VÀO NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GDCD LỚP 11.
Qua thực tiễn giảng dạy của bản thân cùng với những kinh nghiệm đúc rút được
trong qúa trình giảng dạy, mặc dù chỉ mới tực hiện ở năm học 2011- 2012
nhưng bản thân bước đầu thấy được điều đáng mừng từ việc áp dụng phương pháp này
trong giảng dạy một số nội dung ở chương trình GDCD lớp 11, xin trình bày như sau:
Một là : Chọn tình huống pháp luật phải phù hợp nội dung bài học gợi ra cho học
sinh hướng suy nghĩ , hướng giải quyết.
Hai là : Tình huống cụ thể thường gặp phải trong cuộc sống qua đó xác định cách
giải quyết, xử lí tình huống sao cho phù hợp.
Ba là : Các tình huống liên quan đến nội dung bài học để học sinh vận dụng rèn
luyện kỹ năng, kiến thức pháp luật ở phần Tư liệu tham khảo (SGK ), kiến thức pháp
luật từ thực tiễn cuộc sống để giúp các em giải quyết được các tình huống đó.

C. PHẦN KẾT LUẬN
Việc dưa các tình huống pháp luật vào bài học giúp học sinh có nhiều hứng thú ,
giúp học sinh dễ bày tỏ được thái độ của mình trước những vấn đề của cuộc sống đặt ra.
Do vậy trong tình hình hiện nay, việc giáo dục pháp luật cho mọi thành viên trong xã
hội dặc biệt với người chưa thành niên được đặt ra là cần thiết , một tất yếu khách

quan , là một bộ phận cấu thành trong chương trình giáo dục của chúng ta.
Rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm để hoàn
thiện hơn đề tài này.
Gia hội, ngày 10 tháng 02 năm 2013
Người viết
Trần văn Thiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO
-----------------------

1. Luật giáo dục. Nxb giáo dục năm 2000.
2. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sgk lớp 11 THPT. Nxb
GD năm 2007.
Trần văn Thiện _ Tổ: GDCD - Tin

10


Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy tích hợp pháp luật bằng phương pháp sử dụng tình huống
pháp luật trong dạy học môn GDCD lớp 11
.

3. Pháp luật với công dân ( Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp
luật Tỉnh Thừa thiên Huế - Sở Tư pháp )
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG THPT GIA HỘI

TP Huế, ngày 05 tháng 04 năm 2013
HIỆU TRƯỞNG
( CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG )


ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SKKN Sở GD & ĐT

TP Huế, ngày tháng năm 2013
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Trần văn Thiện _ Tổ: GDCD - Tin

11


Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy tích hợp pháp luật bằng phương pháp sử dụng tình huống
pháp luật trong dạy học môn GDCD lớp 11
.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Bộ môn: GDCD

Giáo viên: TRẦN VĂN THIỆN
Tổ: GDCD - TIN
Trường: THPT GIA HỘI

Năm học : 2012 - 2013

Trần văn Thiện _ Tổ: GDCD - Tin

12


Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy tích hợp pháp luật bằng phương pháp sử dụng tình huống
pháp luật trong dạy học môn GDCD lớp 11

.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ.
TRƯỜNG THPT GIA HỘI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BỘ MÔN: GDCD
ĐỀ TÀI:

DẠY TÍCH HỢP PHÁP LUẬT BẰNG
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TÌNH
HUỐNG PHÁP LUẬT TRONG DẠY
HỌC MÔN GDCD LỚP 11.

Giáo viên : TRẦN VĂN THIỆN
Tổ: GDCD - TIN
Đơn vị: Trường THPT GIA HỘI

NĂM HỌC: 2012 - 2013

Trần văn Thiện _ Tổ: GDCD - Tin

13


Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy tích hợp pháp luật bằng phương pháp sử dụng tình huống
pháp luật trong dạy học môn GDCD lớp 11
.

I


Trần văn Thiện _ Tổ: GDCD - Tin

14


Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy tích hợp pháp luật bằng phương pháp sử dụng tình huống
pháp luật trong dạy học môn GDCD lớp 11
.

.

Trần văn Thiện _ Tổ: GDCD - Tin

15


Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy tích hợp pháp luật bằng phương pháp sử dụng tình huống
pháp luật trong dạy học môn GDCD lớp 11
.

Trần văn Thiện _ Tổ: GDCD - Tin

16



×