Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

sáng kiến kinh nghiệm hóa bước đầu rèn luyện phương pháp nghiên cứu khoa học cho học sinh thông qua học phần hóa học hữu cơ ở trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159 KB, 15 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Truờng THPT Gia Hội

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU 2
I.1. Lý do chọn đề tài 2
I.2. Phạm vi đề tài 3
II. NỘI DUNG 4
II.1. Thực trạng của việc dạy học Hóa hữu cơ hiện nay trong nhà trường phổ thông 4
II.2. Cơ sở của việc rèn luyện nghiên cứu khoa học về hóa hữu cơ trong thực tiễn 4
II.2.1. Rèn luyện nghiên cứu khoa học thông qua dạy phần tính chất vật lý 4
II.2.2. Rèn luyện nghiên cứu khoa học thông qua dạy phần tính chất hóa học 6
II.3. Một số phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức nghiên cứu của học sinh
11
II.3.1. Tổ chức dạy học theo nhóm, dự án 11
II.3.2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa 11
II.3.3. Tổ chức các cuộc thi nghiên cứu khoa học hằng năm 12
II.4. Kết quả của việc áp dụng đề tài trong giảng dạy 12
III. KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
GV: Nguyễn Hạnh Duyên Anh Tổ: Hóa học
1
Sáng kiến kinh nghiệm Truờng THPT Gia Hội

I. MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài
Hóa học là ngành khoa học thực nghiệm. Dạy học hóa học cần gắn liền lý thuyết
và thực nghiệm cũng như những ứng dụng trong thực tiễn mà đặc biệt là Hóa học hữu
cơ.
Từ thời xa xưa, người ta đã biết điều chế và sử dụng một số chất hữu cơ trong đời
sống như giấm, một số chất màu hữu cơ, rượu etylic,…
Năm 1806, lần đầu tiên Berzelius đã dùng danh từ hoá học hữu cơ để chỉ ngành


Hoá học nghiên cứu các hợp chất có nguồn gốc động, thực vật.
Năm 1815, Berzelius đã đưa ra thuyết “lực sống”. Thuyết “lực sống” đã thống trị
Hoá học hữu cơ trong nhiều năm. Sau đó thuyết này dần dần bị đánh đổ nhờ các công
trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
Năm 1828, Wohler đã tổng hợp được ure. Chính phát minh này đã làm sụp đổ bức
tường ngăn cách trước đó giữa Hoá học vô cơ và Hoá học hữu cơ.
Cho đến nay, hàng triệu chất hữu cơ đã được tổng hợp trong các phòng thí nghiệm và
trong công nghiệp, trong đó nhiều chất hữu cơ cực kỳ quan trọng, quí giá không có
trong tự nhiên.
Hóa học hữu cơ gắn liền với cuộc sống và các sự vật xung quanh chúng ta. Đóng
góp một phần không nhỏ vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, được ứng
dụng rộng rãi trong y học và dược học.
Vì thế, để việc dạy học Hóa học hữu cơ ở chương trình phổ thông có hiệu quả cao,
mỗi giáo viên cần giúp học sinh khám phá những tiềm năng bí ẩn của Hóa học hữu cơ,
những ứng dụng của các hợp chất hữu cơ trong tự nhiên, trong sản xuất. Hình thành cho
học sinh phương pháp nghiên cứu Hóa học (phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, cách suy
luận từ hiện tượng quan sát đi đến bản chất của đối tượng nghiên cứu ….). Cần phải biết
khơi dậy trong mỗi học sinh niềm say mê nghiên cứu khoa học.
Không chỉ thế, trong nền giáo dục nước ta hiện nay, đào tạo và nghiên cứu khoa
học là hai hoạt động có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Trước hết, việc tham gia nghiên
cứu khoa học giúp cho học sinh hình thành và bồi dưỡng những phẩm chất cần thiết của
GV: Nguyễn Hạnh Duyên Anh Tổ: Hóa học
2
Sáng kiến kinh nghiệm Truờng THPT Gia Hội

một con người khoa học trong tương lai: đó là tính kiên trì, nhẫn nại, khắc phục khó
khăn, tìm tòi sáng tạo, khách quan, chính xác
Bên cạnh đó, tham gia nghiên cứu khoa học giúp học sinh trang bị cho mình năng
lực sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm, trau dồi tri thức và các
phương pháp nhận thức khoa học, đồng thời hình thành ở học sinh những phẩm chất

của nhà nghiên cứu. Từ đó cho phép thực hiện việc đào tạo những chuyên gia năng
động, tư duy sắc bén, có năng lực nghiên cứu và sáng tạo.
Để làm được điều đó, là một giáo viên, qua những năm giảng dạy ở truờng phổ
thông, tôi nhận thấy rằng mỗi giáo viên cần đưa ra các đề tài nghiên cứu khoa học nhỏ
và lớn mỗi khi dạy các bài về chất của Hóa học hữu cơ để học sinh có cơ hội làm quen
và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học. Ở đây tôi xin đưa ra một sáng kiến nhỏ đó
là: “Buớc đầu rèn luyện phương pháp nghiên cứu khoa học cho học sinh thông qua dạy
học phần Hóa học hữu cơ ở trường phổ thông” nhằm góp phần giúp các em làm quen
với việc nghiên cứu khoa học ngay từ lúc các em đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
I.2. Phạm vi đề tài
Đề tài được sử dụng trong chương trình giảng dạy hóa học hữu cơ lớp 11 và 12 ở
chương trình phổ thông. Ở đây, do điều kiện còn hạn chế, tôi chỉ xin dừng lại ở việc
nghiên cứu các phương pháp để buớc đầu rèn luyện cho các em kỹ năng nghiên cứu
khoa học mà đặc biệt là nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ, làm cho giờ dạy Hóa học
hữu cơ trở nên sinh động hơn, góp phần kích thích hứng thú học tập cho các em khi học
bộ môn Hóa học.
GV: Nguyễn Hạnh Duyên Anh Tổ: Hóa học
3
Sáng kiến kinh nghiệm Truờng THPT Gia Hội

II. NỘI DUNG
II.1. Thực trạng của việc dạy học Hóa hữu cơ hiện nay trong nhà trường phổ thông
Hiện nay, trong các tiết dạy học Hóa học hữu cơ ở trường phổ thông, giáo viên chủ
yếu dạy cho các em phần kiến thức theo lối truyền thụ lý thuyết. Đặc thù của môn Hóa
học hữu cơ là các hợp chất có cấu tạo phức tạp, các em khó nhớ và hầu như không yêu
thích phần Hóa hữu cơ. Nên hầu hết các giáo viên giành thời gian cho việc giảng dạy lý
thuyết là phần lớn mà chưa quan tâm đến việc rèn luyện cho các em kỹ năng nghiên cứu
khoa học thông qua các bài dạy trong nhà truờng phổ thông. Hơn nữa, vì thời gian trên
lớp còn hạn chế nên giáo viên chỉ chú trọng đến việc dạy tính chất vật lý, hóa học của
các hợp chất hữu cơ cho học sinh, thường ít chú trọng đến phần ứng dụng các hợp chất

vào đời sống và công nghiệp. Từ đó, làm cho các em học Hóa học hữu cơ nhưng hầu
như ít hiểu biết đến công dụng của nó để làm gì, hay tính chất của chất này liên quan
đến chất kia như thế nào, ít tìm tòi nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ. Vì thế, khả năng
nghiên cứu khoa học của các em học sinh còn rất hạn chế, các em chưa nắm rõ quy trình
của việc nghiên cứu khoa học như thế nào dẫn đến các em ngại đưa ra các đề tài nghiên
cứu khoa học mỗi khi có các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật hằng năm.
Để giúp cho học sinh say mê hơn trong việc học Hóa hữu cơ, đồng thời buớc đầu
rèn luyện cho các em một số kỹ năng và phuơng pháp nghiên cứu khoa học, mỗi giáo
viên cần đưa ra các câu hỏi kích thích sự tò mò, hay các đề tài nghiên cứu để các em có
cơ hội phát huy đuợc năng lực nghiên cứu khoa học kỹ thuật của bản thân.
II.2. Cơ sở của việc rèn luyện nghiên cứu khoa học về hóa hữu cơ trong thực tiễn
Nghiên cứu một chất hay công dụng chất thường dựa vào tính chất vật lý của hợp
chất đó, hay dựa vào các ứng dụng của nó trong thực tế, và các hợp chất để điều chế nó
như thế nào.
Vì thế, để rèn luyện cho học sinh có kỹ năng về nghiên cứu khoa học, giáo viên cần đưa ra các đề tài
khoa học thông qua việc dạy các phần tính chất vật lý, ứng dụng điều chế, hay tính chất hóa học của một số
hợp chất hữu cơ để học sinh nghiên cứu, làm rõ.
II.2.1. Rèn luyện nghiên cứu khoa học thông qua dạy phần tính chất vật lý
Đối với hợp chất hữu cơ, tính chất vật lý là một phần quan trọng trong việc nghiên
cứu các ứng dụng của chúng trong thực tiễn. Vì thế giáo viên có thể hình thành những
GV: Nguyễn Hạnh Duyên Anh Tổ: Hóa học
4
Sáng kiến kinh nghiệm Truờng THPT Gia Hội

kỹ năng nghiên cứu khoa học cho học sinh thông qua việc giảng dạy phần tính chất vật
lý của các hợp chất hữu cơ. Cụ thể:
- Khi học bài dẫn xuất halogen, ở phần tính chất vật lý của CHCl
3
hay C
6

H
6
Cl
6
, giáo
viên có thể hướng dẫn học sinh nghiên cứu các ứng dụng của chúng trong thực tế như:
+ Tìm hiểu dùng clorofom làm thuốc gây mê như thế nào.
+ Sản xuất thuốc trừ sâu từ C
6
H
6
Cl
6
+ Vì sao cloetan (C
2
H
5
Cl) có thể làm giảm đau nhanh chóng và được sử dụng
để làm giảm đau cho các cầu thủ?
Đối với vấn đề này học sinh có thể tìm hiểu nguyên nhân như sau:
Khi cầu thủ bị thương, chỗ vết thương sẽ rất đau đớn. Người cán bộ y tế dùng
phương pháp làm lạnh cục bộ bằng cách phun chất làm lạnh tức thời trên chỗ bị thương.
Chất làm lạnh ở đây là etyl clorua C
2
H
5
Cl hay gọi là cloetan.
C
2
H

5
Cl là hợp chất hữu cơ có nhiệt độ sôi t
0
s là 12,3
0
C. Ở nhiệt độ thường khi tăng áp
suất sẽ biến thành chất lỏng. Khi phun C
2
H
5
Cl lên vết thương, các giọt etyl clorua tiếp
xúc với da, nhiệt độ cơ thể sẽ làm etyl clorua sôi lên và bốc hơi rất nhanh. Quá trình này
thu nhiệt mạnh làm cho da bị lạnh đông cục bộ và tê cứng. Vì vậy thần kinh cảm giác
không truyền được đau lên đại não. Nhờ đó cầu thủ không có cảm giác đau. Do sự đông
cục bộ nên vết thương không bị chảy máu.
- Học đến bài ancol và amin, dựa vào khả năng hòa tan các hợp chất amin của
etanol, giáo viên có thể yêu cầu học sinh nghiên cứu và đưa ra đáp án cho câu hỏi:
+ Vì sao rượu lại làm mất mùi tanh của cá?
Học sinh có thể tìm hiểu và đưa ra hướng trả lời như sau:
Cá tanh do trong cá có trimetylamin (CH
3
)
3
N và đimetylamin (CH
3
)
2
NH và metyl amin
CH
3

NH
2
là những chất có mùi khó ngửi.
Khi chiên cá ta cho thêm một ít rượu có thể phá hủy được mùi tanh cá. Vì
trimetylamin thường “lẫn trốn” trong cá nên người ta khó trục nó ra. Nhưng trong rượu
có cồn, cồn có thể hòa tan trimetylamin nên có thể lôi được trimetylamin ra khỏi chổ ẩn.
Khi chiên cá ở nhiệt độ cao cả trimetylamin và cồn đều bay hơi hết, nên chỉ một lúc sau
mùi tanh cá sẽ bay đi hết.
GV: Nguyễn Hạnh Duyên Anh Tổ: Hóa học
5
Sáng kiến kinh nghiệm Truờng THPT Gia Hội

Ngoài ra trong rượu có một ít etylaxetat có mùi dễ chịu nên rượu có tác dụng thêm mùi
thơm rất tốt.
+ Vì sao cn c kh năng sát khun?
Giải thích: Cồn là dung dịch ancol etylic (C
2
H
5
OH) có khả năng thẩm thấu cao, có
thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào
chết. Thực tế là cồn 75
o
có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 75
o
thì nồng
độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh hình thành lớp
vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào bên trong, nên vi khuẩn không chết. Nếu nồng
độ nhỏ hơn 75
o

thì hiệu quả sát trùng kém.
+ Hợp chất nào c kh năng làm kính không bị mờ khi trời lạnh và đi trong
sương mù?
Giải thích: -Trên thực tế, bản thân lớp mạ chống sương mù bao gồm polyvinyl
ancol, một hợp chất hút nước làm cho từng giọt nước ngưng tụ rồi phân tán. Tuy nhiên,
trước khi nó lên tới bề mặt thì một nền gồm 4 lớp kế tiếp các phân tử silicon đầu tiên
được đặt qua quá trình plasma trong khí quyển. Các lớp này liên kết với lớp khác nhưng
cũng cho phép rượu liên kết với chúng đảm bảo độ bền và độ cứng của lớp mạ kết hợp.
- Đối với vật liệu polime, dựa vào tính chất vật lý như: tính dẻo, không bay hơi, có
nhiệt độ nóng chảy xác định…để nghiên cứu ứng dụng của polime trong thực tế mà các
em đã biết…
II.2.2. Rèn luyện nghiên cứu khoa học thông qua dạy phần tính chất hóa học
Để nghiên cứu các ứng dụng hợp chất hữu cơ trong thực tế, điều quan trọng cần
tìm hiểu là tính chất hóa học của chúng.
Từ tính chất hóa học giáo viên có thể đưa ra các công dụng của một số hợp chất, từ
đó giáo viên hướng cho học sinh một số nghiên cứu khoa học dựa trên tính chất của
chúng.
- Ở chương Hiđrocacbon, dựa vào phản ứng oxi hóa hoàn toàn của ankan (phản
ứng cháy) tỏa một lượng nhiệt rất lớn như metan:
CH
4
+ 2O
2

0
t
→
CO
2
+ H

2
O
H∆
= - 890kJ
- Giáo viên cung cấp thêm thông tin về metan, gợi ý một số hướng đề tài cho học
sinh nghiên cứu như:
GV: Nguyễn Hạnh Duyên Anh Tổ: Hóa học
6
Sáng kiến kinh nghiệm Truờng THPT Gia Hội

+ Nghiên cứu về công dụng của metan trong việc đun nóng.
+ Tìm hiểu quy trình sử dụng metan để sản xuất hơi nước nóng sưởi ấm cho các
cư dân xứ lạnh.
+ Khí metan và quá trình cung cấp nhiệt cho các nhà máy luyện kim, phân đạm,
gốm sứ thay cho nhiên liệu thông thường.
+ Khí metan là thành phần chính của biogas, thoát ra từ sự phân hủy yếm khí các
chất hữu cơ trong các bể ủ phân gia súc, rác nên có thể đưa ra đề tài cho học sinh thảo
luận nghiên cứu thực tế: Quy trình ủ và tạo biogas cung cấp năng lượng từ rác thải và
phân gia súc.
- Dựa vào lượng nhiệt tỏa ra lớn của axetilen:
C
2
H
2
+
5
2
O
2


0
t
→
2CO
2
+ H
2
O
H∆
= - 3000kJ
Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh nghiên cứu về việc sử dụng đèn xì axetilen –
oxi để hàn cắt kim loại.
- Học bài ankan, giáo viên có thể yêu cầu học sinh nghiên cứu tìm hiểu về công
dụng của parafin đối với việc làm mềm da tay, chân, hay làm mờ các vết nứt trên gót
chân. Từ đó học sinh có thể tìm hiểu ở internet, ở cuộc sống xung quanh để tìm ra các
công hiệu mà parafin mang lại cho việc làm mịn da tay chân. Giáo viên có thể đưa ra
một số tư liệu:
Paraffin cho tay chân
Da tay, chân của thường bị khô ráp, chai sần, căng mỏi do tiếp xúc với chất tẩy và
đi lại nhiều. Với paraffin (sáp nóng) và chút thời gian rảnh vào cuối tuần, chúng ta vừa
được thư giãn, vừa "tặng" cho tay, chân của mình một suất spa tuyệt vời.
Hay khám phá ưu điểm của paraffin đối với tay, chân:
Ủ tay và chân vào sáp nóng là phương pháp spa mới, giúp giữ ẩm cho da và loại bỏ
tế bào chết. Nhờ vậy, làn da sẽ hấp thụ tốt tinh chất từ các sản phẩm dưỡng da. Sức
nóng vừa phải của sáp được nung chảy có tác dụng điều trị chứng phong thấp, đổ mồ
hôi tay, chân.
GV: Nguyễn Hạnh Duyên Anh Tổ: Hóa học
7
Sáng kiến kinh nghiệm Truờng THPT Gia Hội


Nếu áp dụng phương pháp chăm sóc, trị liệu điều đặn bằng paraffin, bạn sẽ thấy hài
lòng với làn da tay, chân căng mịn và hồng hào.
- Học bài tecpen, giáo viên có thể đưa ra các đề tài nghiên cứu về các hợp chất như
tìm hiểu tecpen và quá trình sản xuất hương liệu…hay nghiên cứu các loại tinh dầu có
trong tự nhiên và phương pháp tinh chế.
- Học chương cacbohiđrat, dựa trên phản ứng thủy phân tinh bột:
(C
6
H
10
O
5
)
n
+ nH
2
O
0
,H t
+
→
nC
6
H
12
O
6
Và phản ứng lên men glucozơ:
C
6

H
12
O
6

0
z ,30 35en im C−
→
2C
2
H
5
OH + 2CO
2
Giáo viên có thể hình thành cho học sinh đề tài nghiên cứu về sản xuất cồn từ ngô, sắn.
- Từ phản ứng oxi hóa glucozơ:
C
6
H
12
O
6
+ O
2
 CO
2
+ H
2
O
Có thể cho học sinh nghiên cứu phương pháp bảo quản lương thực thực phẩm có

hiệu quả, tránh gây hao hụt sau vụ mùa một thời gian dài
- Nghiên cứu về tính chất và trạng thái của đường saccarozơ: có trong nhiều loại
thực vật: củ cải đường, đường thốt nốt, hay có trong mía. Từ đó giáo viên có thể đưa ra
một số đề tài để học sinh nghiên cứu, tìm hiểu như:
+ Nghiên cứu sản xuất đường mật tinh bột theo phương pháp enzim.
+ Tại sao bột ngọt lại ngọt?
HS có thể tìm hiểu và giải thích như sau:
GV: Nguyễn Hạnh Duyên Anh Tổ: Hóa học
8
Sáng kiến kinh nghiệm Truờng THPT Gia Hội

Để tăng thêm vị ngọt cho thức ăn, trong quá trình chế biến, nguời ta thêm vào ít
bột ngọt. Thức ăn sau khi thêm bột ngọt sẽ có mùi vị ngon ngọt hơn. Vậy tại sao bột
ngọt lại có tác dụng làm tăng vị ngọt cho thức ăn?
Do trong bột ngọt chứa chủ yếu natri glutamat tạo nên vị ngọt. Axit glutamic là
một trong các aminoaxit tạo thành các protein. Nhưng khi các phân tử axit glutamic kết
hợp với nhau tạo thành phân tử protein thì không có vị ngọt, do đó người ta phải dùng
axit clohidric phân giải các chất để giải phóng ra axit glutamic.
Khi đã có axit glutamic đem trung hoà thì được natri glutamiat có vị ngon ngọt.
Đem bột ngọt pha loãng đi 2000 lần vẫn còn nhận ra được vị ngọt. Nếu đem bột ngọt
trộn với muối ăn thì vị ngọt đậm hơn, muối ăn là chất có tác dụng trợ ngọt.
Bột ngọt là muối natri của axit glutaic. Axit glutamic không phải là một aminoaxit cần
thiết cho cơ thể nên không có giá trị dinh dưỡng cao nhưng vì có vị ngọt nên làm cho
món ăn ngon hơn.
- Học bài xà phòng, chất tẩy rửa tổng hợp, dựa trên đặc điểm cấu trúc phân tử của
các chất có khả năng tẩy rửa hay xà phòng,
có thể hướng cho học sinh nghiên cứu điều chế chất giặt rửa từ quả của cây bồ kết, cây
lô hội.
- Học đến bài protein, khả năng đông tụ của protein dưới tác dụng của nhiệt, giáo
viên có thể cho học sinh tìm hiểu và thảo luận câu hỏi nhỏ: vì sao không dùng nước

nóng để giặt, tẩy vết máu?
- HS có thể tìm hiểu và tìm ra nguyên nhân từ việc vận dụng các tính chất của
protein trong máu:
GV: Nguyễn Hạnh Duyên Anh Tổ: Hóa học
9
Sáng kiến kinh nghiệm Truờng THPT Gia Hội

Protein trong dịch máu khi gặp nhiệt độ cao thì phát sinh chuyển biến hoá học. Vết
máu khi chưa phát sinh những biến đổi hoá học thì có thể tan trong nước, còn sau khi đã
có những biến đổi do tác dụng của nhiệt thì trở nên không tan trong nước (đông tụ).
Học bài dẫn xuất Halogen, giáo viên giới thiệu cho học sinh một trong số dẫn xuất
của halogen là Teflon. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nghiên cứu về công dụng của
Teflon, là chất chống dính. Hay nghiên cứu về ảnh hưởng chất chống dính Teflon đến
môi trường và sức khỏe con người….
II.2.3. Rèn luyện nghiên cứu khoa học thông qua dạy phần điều chế, ứng dụng
Sau khi học xong phần tính chất hóa học của các hợp chất hữu cơ, học sinh sẽ được
tìm hiểu về các nguyên liệu, phương pháp điều chế và các ứng dụng của từng hợp chất
trong đời sống hằng ngày. Đến đây, giáo viên sẽ giới thiệu nhiều hơn một số ứng dụng
của các hợp chất, và cũng định hướng cho học sinh một số đề tài khoa học để nghiên
cứu từ các ứng dụng ở sách giáo khoa. Cụ thể:
- Đối với chương hiđrocacbon, ứng dụng quan trọng của hiđrocacbon là làm nhiên
liệu, nguồn sản xuất của nó là dầu mỏ. Từ đó giáo viên đưa ra các hướng nghiên cứu
như:
+ Vì sao xăng pha chì gây nguy hại cho động cơ?
+ Điều chế xăng pha cồn etanol để làm nhiên liệu.
+ Sử dụng parafin để sản xuất giấy, cacton, bao bì thay cho nhưa, nilon.
- Học xong bài tecpen, học sinh biết được các tính chất của tecpen: có mùi
hương, có màu sắc. từ đó có thể đưa ra hướng nghiên cứu cho các em:
+ Chế biến đồ uống từ rau, củ quả… có chứa nhiều vitamin như: cà rốt
chứa caroten, vitamin A.

+ Chiết xitral từ tinh dầu sả
+ Công dụng từ tinh dầu chanh…
- Đối với bài ancol, axit sau khi học xong phần ứng dụng, điều chế của ancol, học
sinh có thể nghiên cứu một số ứng dụng khác của ancol trong công nghiệp thực phẩm
như:
+ Sản xuất cồn khô từ ancol etylic.
GV: Nguyễn Hạnh Duyên Anh Tổ: Hóa học
10
Sáng kiến kinh nghiệm Truờng THPT Gia Hội

+ Sản xuất ancol etylic từ hiđrocacbon thay cho tinh bột.
+ Tìm hiểu một số công dụng của giấm.
+ Quy trình sản xuất rượu vang từ quả nho , sản xuất rượu dâu.
- Học xong chương cacbohiđrat, giáo viên có thể cho học sinh nghiên cứu: Sản
xuất glucozơ từ mùn cưa, vỏ trấu, rơm rạ
- Ở bài polime, giáo viên có thể cho học sinh nghiên cứu đề tài sản xuất nhựa từ lông
gà…
+ Tổng hợp polimer phân hủy sinh học: polimer PLA: poli(lactic axit) sản xuất bao bì
Như vậy, thông qua dạy học Hóa học hữu cơ ở truờng THPT, giáo viên có thể rèn
luyện cho học sinh nghiên cứu các tác dụng của hợp chất hữu cơ, cũng như từ đó đưa ra
các phương pháp điều chế các hợp chất hữu cơ, ứng dụng trong thực tiễn.
II.3. Một số phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức nghiên cứu của học
sinh
Để rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo viên cần có các phương pháp dạy
phù hợp như sau:
II.3.1. Tổ chức dạy học theo nhóm, dự án
Một số bài về hợp chất tự nhiên trong sách giáo khoa như: bài Dầu mỏ chương
trình hóa hữu cơ 11, vật liệu polime, hay hóa học với môi trường, hóa học với xã hội
chuơng trình lớp 12, giáo viên nên dạy học theo dự án. Trong mỗi tiết học, giáo viên
yêu cầu mỗi nhóm học sinh nghiên cứu và trình bày 1 dự án của mình trên

powerpoint…từ đó học sinh sẽ cùng tìm tòi nghiên cứu, thu thập thông tin để hoàn
thành dự án của nhóm mình.
Ở các phần ứng dụng của các hợp chất, giáo viên nên tổ chức hoạt động nhóm ở
lớp để học sinh thảo luận tìm hiểu thêm một số ứng dụng mới.
II.3.2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa
Giáo viên giảng dạy bộ môn Hóa học nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa về
hóa hữu cơ để học sinh có thể tìm hiểu nhiều hơn về ứng dụng hóa hữu cơ trong thực
tiễn như:
GV: Nguyễn Hạnh Duyên Anh Tổ: Hóa học
11
Sáng kiến kinh nghiệm Truờng THPT Gia Hội

Ngoại khóa Hóa học vui.
Rung chuông vàng Hóa học.
Hay tổ chức cho học sinh đi tham quan các nhà máy, xí nghiệp ứng dụng Hóa
hữu cơ vào trong sản xuất để các em tìm hiểu thêm về việc ứng dụng hóa hữu cơ trong
đời sống như thế nào. Từ đó, kích thích các em tìm tòi, nghiên cứu thêm về các hợp chất
hữu cơ.
II.3.3. Tổ chức các cuộc thi nghiên cứu khoa học hằng năm
Các cuộc thi nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật nên đuợc tổ chức hằng năm
ngay cả trong từng lớp học, trong nhà truờng và toàn ngành để các em có cơ hội thể
hiện bản thân mình thông qua các bài dự thi nghiên cứu khoa học.
II.4. Kết quả của việc áp dụng đề tài trong giảng dạy
Sau một thời gian áp dụng các phương pháp rèn luyện nghiên cứu khoa học cho
học sinh thông qua việc dạy các bài học trên lớp như: Tecpen, Ancol… tôi nhận thấy
rằng các em say mê hơn trong các tiết học hữu cơ trên lớp. Một số học sinh đưa ra
các đề tài nghiên cứu nhỏ nhưng ứng dụng nhiều trong thực tế như: nghiên cứu công
dụng làm sạch da từ cây lô hội, hay sử dụng tinh dầu sả để xua đuổi côn trùng…
Đồng thời các em hiểu biết hơn về nghiên cứu khoa học, rèn luyện cho các em một
số kỹ năng của nhà nghiên cứu khoa học: tính độc lập, sáng tạo, tính cẩn thận trong

làm việc…. Kích thích hứng thú học Hóa hữu cơ hơn cho các em.
III. KẾT LUẬN
GV: Nguyễn Hạnh Duyên Anh Tổ: Hóa học
12
Sáng kiến kinh nghiệm Truờng THPT Gia Hội

Hoá học hữu cơ được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn. Để việc rèn luyện cho
học sinh nghiên cứu hóa học hữu cơ trong thực tiễn có hiệu quả cao mỗi giáo viên cần
tìm tòi những đề tài khoa học mới, những ứng dụng mới của hợp chất hữu cơ để giới
thiệu cho các em học sinh trong các tiết dạy.
Đồng thời, đối với nhà truờng cần tạo điều kiện để giáo viên thường xuyên tổ chức
các buổi ngoại khoá hay buổi thảo luận khoa học. Tổ chức các cuộc thi nghiên cứu
khoa học ngay trong lớp học và trong nhà trường để học sinh có cơ hội nhiều hơn rèn
luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học của mình.
Do điều kiện còn hạn chế nên tôi chỉ xin đưa ra một số ý kiến nhỏ của mình nhằm
góp phần làm cho tiết dạy hóa học hữu cơ trên lớp càng sinh động hơn, giúp học sinh
yêu thích môn Hóa học và rèn luyện cho các em trở thành những nhà nghiên cứu khoa
học trong tương lai.
Huế, ngày 02 tháng 04 năm 2014
Nguời thực hiện
Nguyễn Hạnh Duyên Anh
GV: Nguyễn Hạnh Duyên Anh Tổ: Hóa học
13
Sáng kiến kinh nghiệm Truờng THPT Gia Hội

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Hóa học 11, 12.
2. Sách giáo viên hóa 11, 12.
3. Tạp chí Hóa học ứng dụng
4. />ta.html?catid=4&start=10.

5. />hoi-thuc-tien-co-the-dua-vao-bai-hoc/VAN-DE-2-Vi-sao-dung-cu-phan-tich-ruou-co-
the-phat-hien-cac-lai-xe-da-uong-ruou.html.
GV: Nguyễn Hạnh Duyên Anh Tổ: Hóa học
14
Sáng kiến kinh nghiệm Truờng THPT Gia Hội

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRUỜNG THPT GIA HỘI
Nhận xét:
Xếp loại:
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
Nhận xét:
Xếp loại:
GV: Nguyễn Hạnh Duyên Anh Tổ: Hóa học
15

×