Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

sáng kiến kinh nghiệm khai thác công cụ giảng dạy để rèn luyện kỹ năng nói trong việc dạy học tiếng pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.88 KB, 18 trang )

S GIO DC V O TO TNH THA THIấN HU
TRNG THPT GIA HI

SNG KIN KINH NGHIM
Tờn ti:
KHAI THAẽC CNG CU GIANG DAY ỉ
REèN LUYN KYẻ NNG NOẽI
TRONG VIC DAY HOĩC TING PHAẽP


H v tờn: Nguyn Th Hng Lan

Chc v: Giỏo viờn ting Phỏp
n v: Trng THPT Gia Hi
Huế, tháng 3 năm 2014
LỜI GIỚI THIỆU
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: KHAI THÁC CÔNG CỤ GIẢNG DẠY ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ
NĂNG NÓI TRONG VIỆC DẠY HỌC TIẾNG PHÁP.
I. Đặ t vấn đề
Trong thời đại hiện nay, việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ trở thành yêu
cầu rất cấp thiết trong nhiều lãnh vực của đời sống. Làm chủ một ngoại ngữ, đó là
khả năng hiểu điều người ta nói, viết được điều mình suy nghĩ và diễn đạt tốt điều
mình muốn nói bằng chính ngôn ngữ đó. Như vậy, diễn đạt nói chiếm một vị trí rất
quan trọng trong giao tiếp. Học cách nói ngoại ngữ quan trọng nhất là học giao tiếp
với người nước ngoài. Tuy nhiên, không phải lúc nào ta cũng có được điều kiện lý
tưởng đó. Vậy, giáo viên phải làm gì để tiết học nói thành công?
II. L ý do ch ọ n đề tài
Trong lớp học ngoại ngữ, học sinh luôn lắng nghe giáo viên giảng dạy,
chúng ta nhận thấy là học sinh khá thụ động và nói rất ít. Như vậy, những hình
ảnh hoặc những hình vẽ minh họa khác được giới thiệu trên bảng là một sự hỗ


trợ rất tích cực để học sinh học ngoại ngữ tốt hơn, nhất là học diễn đạt nói.
Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy tiếng Pháp ở trường phổ thông. Trong
khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin kính giới thiệu tới qúy đồng
nghiệp một số kinh nghiệm giảng dạy tiếng Pháp mà tôi có được trong những
năm gần đây.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Mô tả tình huống có vấn đề
Đối diện với những học sinh thụ động, chăm chú lắng nghe nhưng các em
cảm thấy rất khó nói, giáo viên sử dụng những hình vẽ, các trò chơi đặc biệt để
thu hút sự chú ý của học sinh. Những công cụ này giúp tạo ra một bầu không khí
dễ chịu, kích thích hoạt động nhóm. Nhờ vào các câu hỏi được đặt ra, với sự
giúp đỡ của các hình minh họa và những lời khuyến khích của giáo viên, học
sinh sẽ thích thú trả lời, muốn đưa ra ý kiến. Đó là những bài nói trong những
tình huống cụ thể.
- Phân tích tình huống và xác định nguyên nhân:
Học sinh không chịu nói trong lớp bởi vì các em nhút nhát, vì sợ mắc phải
lỗi trong khi nói. Học sinh rất ngại tham gia giao tiếp. Cần phải giúp các em những
bước đầu. Những hình vẽ và các trò chơi tạo ra một bầu không khí tích cực. Bầu
không khí vui vẻ này giúp cho học sinh vượt qua sự nhút nhát, sự mắc cỡ.
Phương pháp giảng dạy giúp động viên học sinh, tiếp thu dễ dàng và cải
thiện khả năng phát âm và khả năng hiểu. Học sinh trở nên năng động và có kiến
thức. Chính vì thế, học sinh có thể nắm bắt được kiến thức và có thể nói.
- Giới thiệu nhanh nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
Nói về một cách tiếp cận trò chơi bằng cách dựa trên sự sáng tạo của giáo
viên thông qua hình vẽ và các bài tập về trò chơi để nhận được một cách học
hiệu quả. « vừa học vừa cười»
+ Đưa ra yêu cầu cho học sinh nói bằng cách tạo ra một bầu không khí
thoải mái ngay trong lớp học.
+ Làm cho học sinh cảm thấy tự tin bằng những lời động viên, khuyến
khích của giáo viên.

+ Cho học sinh thấy rằng mắc lỗi trong khi nói là bình thường. Chủ yếu là
đưa ra được ý kiến của mình, giao tiếp được với nhau và làm cho người khác hiểu.
- Mô tả sáng kiến kinh nghiệm: Chủ đề này bao gồm hai phần: minh
họa bài học bằng tranh ảnh và các bài tập trò chơi.
- Những thông tin chung về đối tượng học sinh :
Học sinh lớp tiếng Pháp ngoại ngữ 2, trường THPT, học từ 60 đến 72 giờ
tiếng pháp mỗi năm.
II. Mô tả chi tiết sáng kiến và phương pháp
Thấy được phương tiện giảng dạy, các giải pháp để nhận được kĩ năng nói
góp phần tạo nên mục đích giảng dạy chính của tôi. Chính vì thế tôi đã chọn đề
tài này. Việc sử dụng chính những hình vẽ và những công cụ đơn giản, rẻ tiền
(bìa catông, phấn màu ) tạo nên thành công trong giảng dạy tiếng Pháp.
Mô tả chi tiết tiến trình dạy:
Chủ đề này bao gồm hai phần: minh họa bài học bằng tranh ảnh và các
bài tập trò chơi.
A. Minh họa bài học bằng các tranh ảnh và hình vẽ
a) Ghi nhớ những từ tiếng Pháp đầu tiên được đọc như tiếng Việt:
Giới thiệu bằng những tranh ảnh, bằng hình vẽ trên bảng: un sac, une
valise, un ballot, un cartable, un radio, une cassette, une cravate, une gomme, un
téléphone, un plafond, un plancher, une crème, un lavabo, un savon, une piscine,
une fontaine, une toilette, une veste, une chemise, une, un cours, une poupée, un
pâté, un jambon, un fromage, une beurre, une moto, un bus, un car, un taxi, une
auto, un bac, un bougie, un bâton, un banc, une carte-visite,
Gọi một học sinh lặp lại những từ này trên bảng sau đó thay đổi theo
cấu trúc:
1. Qu’est-ce que c’est ? C’est un bâton (article indéfini)
(đưa bức tranh một cảnh sát cầm một cây gậy)→C’est le bâton du police
(article défini).
2. Qu ’est-ce que c’est ? c’est une carte-visite.
(vẽ hình một danh thiếp của bác sĩ Bemard)→C’est la carte-visite du

docteur Bernard (article défini).
b) Tập hợp chân dung của các nhân vật nổi tiếng:
(Những câu hỏi đơn giản để khơi dậy tính tò mò của học sinh và đặt họ
trong tình huống phải nói)
- Qui est-ce? Quelle est sa nationalité? Que fait-il? Où habite-t-il? Le (la)
connaissez-vous? par quels domaines? Qui est le président? David Beckam est
le gardien de but de l’équipe d’anglais? Obama habite au Vietnam?
c) Tập đánh vần bằng tiếng pháp : Sau khi viết trên bảng 26 mẫu tự tiếng
pháp, giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại và hát với những chữ này, sau đó các
em phải tìm:
+ Những nước trên thế giới bắt đầu bằng: A như Angleterre, B như Brésil,
C như Chine, D như Dannemark, E như Espagne, F như Finlande, G như
Guadeloupe, …
+ Tên các thành phố lớn như: A như Arsenal, B như Bruxelles, C như
Caire, D như Dubai, E như Edinbourg, F như Finistère, G như Guinée, H như
Hanoi
+ Tên họ và tên riêng: A như Alibaba, B như Britney spears, C như
Conan Doyle, D như David Beckamp, E như Enelka, F như Fabien Barthez
+ Những đặc trưng, đặc sản của các nơi trên thế giới như : hoa Tulippe-
Pays-Bas, Tháp Eiffel-France, Chuột túi Kangourou-Australie, Baie d’Halong-
Vietnam, Croix Rouge-Suisse,…
d) Sử dụng các cột để liệt kê và đặt câu: des vêtements, des objets, …
Costumes, objets Couleurs, matìere qualifications Lieux, prix
J ‘aime
Je choissis
J’achète
Je porte
Je n’aime pas
Je vois
Je prends

Je cherche
la veste
cette chemise
2 sacs
un manteau
……………….
……………….
……………….
……………….
noire en étoffe
grise à carreaux
blancs en cuir
gris en laine
……………….
……………….
……………….
……………….
très grande
très jolies
très bon marché
très nouveau
……………….
……………….
……………….
……………….
au magasin chez
Anne
à 1’ aéroport
à 40 euros
……………….

……………….
……………….
……………….
e) Thử nói về các nhân vật sống trong một căn hộ 4 tầng (3 lầu và một
tầng trệt):
AJINOMOTO
27ans, japonais,
célibataire étudiant en
anglais, brun,
le foot, la mer
BECKEN BAUER
29ans, allemand,
blond, divorcé,
saxophoniste.
SOPHIE LEROUX
33ans, française, brune,
avocate, guitare, un chat
noir.
JACKIE CHANNIE
40ans, chinois, marié,
acteur, films martiaux-
2 filles.
JEAN CHRETIEN
45ans, canadien,
marié, ingénieur, noir,
grand, une voiture «
Renault ».
JOHN CLINTON
50ans, américain,
célibataire,

photographe,
musique.
YAN DON GUN
29ans, coréen, chanteur,
voyage et lecture.
MINH LE VAN 19ans,
vietnamien, stagaire,
célibataire, dance et
tennis, un vélo.
NATACHA IVALOV
33ans, russe, blonde,
lm87, sportive, dance.
PHOMVIDOU
19ans, lao, jeune,
célibataire, journaliste,
le ski.
KRIANGKRAI MALI
55ans, thai, professeur,
yeux marrons, 2 garçons.
MARIE ET ANNE
25ans, belges,
Célibataire, brunes,
employée, film.
BOULANGER
(ouverture : 8h-15h)
(baguettes, pain, crois
santés, hambourger,
…).
CAFETERIA RIVER
(ouverture : 8h-15h)

(tabac, café, timbres,
plats fast-food,…).
RESTAURANT MEL
(ouverture : 9h-17h)
(plats chinois-francais
-desserts gratuits).
DISCOTHEQUE
REX
(ouvert :16h-23h)
- Ticket : 5euros/p.
- Boissons choisis.
Căn hộ này có bao nhiêu tầng? Ai ở tầng 4? Ở tầng trệt, có phải có 3 cửa hàng
không? Ở tầng 2, có bao nhiêu người? Beckenbauer là người nước nào? Ông ta
bao nhiêu tuồi? Đã kết hôn chưa? Tóc vàng hay tóc nâu? Natacha Ivanov là
người Tây Ban Nha phải không? Cô ấy sống ở tầng nào? Sàn nhảy Rex mở vào
lúc mấy giờ?
f) Vẽ hình:
Vẽ những hình này trên bảng: bản đồ địa lý, lịch làm việc, một công ty du
lịch và một đồng hồ treo tường kèm theo ngày tháng. Sau đó, đặt các câu hỏi:
Qu’est-ce que c’est? C’est la carte de quel pays? Aujourd’hui, c’est quelle
date? En quelle saison sommes-nous? Quel temps fait-il? Quelle est la
température en moyenne? Qui est-ce? Que fait-elle? Qu’est-ce qu’elle porte?
g) Sử dụng một búp bê BARBIE: Đảo vai trò, ở đây học sinh đặt các câu hỏi
và giáo viên trả lời trực tiếp (l’animateur répond)
Ex : L’élève: Comment tu t’appelles? L’animateur: Je m’appelle Barbie
L’élève: Qu’est-ce que tu aimes jouer? L’animateur: J’aime jouer de la guitare.
L’élève: Comment sont tes cheveux? L’animateur: Ils sont blonds.
L’élève: Es-tu une guitariste? L’animateur: Oui, mais je suis aussi une chanteuse.
h) Vẽ vài nét đơn giản các môn thể thao thế vận hội sau đó đặt câu hỏi:
Quels sports aimez-vous pratiquer? Qui est le champion du tennis en 2010?

Combien de joueurs dans une équipe de football? Quels sont les sports inviduels
et d’équipe? Où sont-ils déroulés les Jeux Olympiques 2008?
i) Các nơi chốn và địa điểm cụ thể: Vẽ trên bảng các nơi chốn và địa điểm
trong một thành phố, những phong cảnh của một ngôi làng với các khu rừng,
dòng suối bao quanh, những ngọn núi, mặt trời, mây, chim chóc và những người
câu cá,…và đặt câu hỏi:
- Qu’est-ce que tu vois devant la gare?
- À côté de la gare,y a-t- il un café?
- …
Trong thành phố
Nông thôn, vùng núi,
biển
Các giới từ chỉ nơi
chốn: de le = du,
à le = au
cinéma, restaurant, café,
magasin, poste, aéroport,
marché, magasin, cathédral
église, librairie, opéra, théâtre,
banque, hôtel,…
maison, jardin, champs, ferm
rentier, rue, usines, pont, forêt,
rivière, village, bâteau,
cimetière, banlieue, école
maternelle,
dans, devant, sur, sous,
derrière.
Il y a…, il n’y a pas
de……

À côté de, en face de, au
centre de, au dessous de, à
gauche, à droite,…
j) Vẽ hoặc dán tranh ảnh: các biển báo trên đường hoặc cảnh sinh hoạt trong một
gia đình vào buổi tối, một buổi hòa nhạc hay trình diễn văn nghệ, sự ô nhiễm môi
trường và vấn đề bảo vệ môi truờng, một bữa ăn với các món chọn lựa, một siêu thị
với nhiều quầy buôn bán vật phẩm, ngày tựu truờng… (Sử dụng các câu ra lệnh).
B. Thực hành các bài tập trò chơi đơn giản sau các tiết học:
a) Khoanh tròn các con số trên bảng: Vẽ trên bảng 2 khung hình vuông, viết
ngẩu nhiên các con số từ 1 đến 50. Sau đó chia lớp học thành 4 nhóm. Mỗi
nhóm chọn một học sinh (nam hoặc nữ) lên bảng và khoanh các con số mà giáo
viên đọc. Học sinh rất thích trò chơi này.
1 6 21 17 45
9 50 19 5
7 4 44 33 3
25 11 40 18
2 32 20 47 16
37 8 30 37 22
1 6 21 17 45
9 50 19 5
7 4 44 33 3
25 11 40 18
2 32 20 47 16
37 8 30 37 22
b) Thực hành trò chơi động não: Giáo viên đọc 2 hoặc 3 lần 20 từ cho mỗi
nhóm đã được ấn định bằng các chủ đề (mois, costumes, verbes, adjectifs,
fruits, nourriture, villes, nombres, sports, musique, pays, personnages, objets,
moyens de transport, prépositions, endroits, matières, internet…,) sau đó học
sinh sẽ nhắc lại các từ này rồi sắp xếp theo từng chủ đề.
Groupe 1: «mai, chemise, aller, brun, papaye, fromage, Bruxelles,

pourquoi, cinquante- cinq, tennis, violon, France, père, valise, vélo, sur, cinéma,
papier, web,… ».
Groupe 2: « juin, veste, porter, bleu, pomme, beurre, Berlin, quand,
deux, football, guitare, Espagne, frère, sac, moto, dans, cirque, laine, logiciel, ».
c) Đoán các đồ vật trong một chiếc túi to: Giới thiệu 20 đồ vật và để trên
bàn, sau đó bỏ chúng vào trong một chiếc túi to, các học sinh sẽ nhắc lại các từ
này sau 5 phút quan sát.
Ex: casette, poupeé, gomme, compas, livre, carte-postales, craies,
chemise, dictionnaire, sac, poche, baguettes, mouchoir, montre, stylo, crayon,
photo, casquette, cravate, boussole, B.D, portable, clé, papier, Nhóm nhắc lại
được nhiều đồ vật sẽ dành phần thắng.
d)Thành lập ngân hàng câu hỏi các kiến thức tổng quát về Cộng Đồng
Pháp Ngữ: với các câu hỏi khởi đầu bằng: Qui, quel pays, quel sport, quand, le
quel, les quels, la quelle, les quels, où, en quelle année, combien de, quel, quelle,
quels, quelles, pour qoui faire, comment, pourquoi, d’où, par qui, de quoi,…
Ex: Qui est le premier va dans l’espace? Quel est le pays plus large de
superficie du monde? Où se trouve le temple Angkor Vat?
e) Tạo từ mới từ 7 nốt nhạc cho sẵn: DO, RÉ, MI, FA, SOL, LA, SI
Ex: don, docteur, ado, dormir, doré, dollar, dossier, document, dindon,
dommage, dos
f) Sử dụng Điều kiện cách: Với những tờ giấy, một nhóm học sinh viết các
câu hỏi bắt đầu bằng Nếu nhóm khác sẽ viết câu trả lời ngẩu nhiên Tôi sẽ…
g) Sử dụng cách diễn tả nguyên cớ: Chia lớp thành 2 nhóm, một bên cho các
em viết tự do câu hỏi với tại sao và bên còn lại viết câu trả lời tự do bắt đầu bằng
bởi vì.
h) Hình thành các từ mới: với 7 đến 10 từ trong ô đã cho:
Ex: C A L E N D R I E R
Ta có: CAR, CADRE, RIRE, LIEN, CRAIE, CRIER, NIER, LIER.
ÉCRIRE, LIRE, RENDR CARI, LAC,
Ex: M A I S 0 N S

Ta có: MA, SA, MAI, MON, AMI, SON, NOM, SI, NOS, ION, SIAM,
SOS, OS, MISA,…
i) Sưu tầm các bài hát: Dạy cho học sinh tập hát các bài hát ấu thơ, tình
yêu và tập cho các em học thuộc lòng những bài thơ song ngữ, vở kịch, đoạn
kịch ngắn…
Comment ça va.
Si tu as la joie au cœur, dis :
Comment ça va.
bonjour, bonjour.
comme ci, comme ci, comme ci
Si tu as la joie au cœur.
comme ça.
Si tu as la joie au cœur.
Tu ne comprends rien l’amour.
Si tu as la joie au cœur.
Reste la nuit reste toujours.
Si tu as la joie au cœur bonjour, bonjour.
(Salut, ça va, bonsoir, merci, au revoir)
Vers bilingues
À vous,votre famille
Gia đình một chữ famille
Mère là gọi mẹ, cha là le père
Con trai đẹp trắng garçon
Fille con gái nước da mỹ miều
Beau-frère anh rể,chị dâu
Belle-soeur nhớ mãi cháu là neveu
Mon oncle bác ruột ơn đền
Tante cô mợ đều là thân quen
Cousin rồi đến cousine
Công dì,ơn dượng con nguyện chẳng

quên
Sau này phải nhớ grand-père
Grande-mère dưởng dục công ơn sinh
thành.
À vous,votre amoureuse
Moi, écrire cho nàng une lettre
Mừng cho em đổ certificat
Mong em sức khỏe ça va
Chúc em mọi sự đều là contente
L'amour nhờ có le vent
La lune soi tỏa nổi lòng cho Moi
Quý nương dù chẳng diva
Cũng xin thương kẻ il n'y a pas ái tình.
A vous ,vos animaux
Le coq là nghĩa con gà
Le chien con chó le chat con mèo
Con khỉ mình giống le singe
Tigre chú cọp,dê là la chèvre
Chuột đồng lội ruộng le rat
Serpent anh rắn buffle em trâu
Dragon rồng cửi lên mây
Ngoài kia ủn ỉn ngồi rầu le porc
Còn ai kia đứng co ro
Chính là chú ngựa lò cò cheval
j) Tìm câu trả lời nhanh nhất dựa vào dữ liệu cho trước:
Ex 1: Quel est ce mot ?
a. Il y a deux notes musicales dans ce mot.
b. Elle est la cellule de la société.
c. Les parents et les enfants y vivent ensemble.
Ta có: famille

Ex 2: Qu’est-ce que c’est?
a. Sur l’écran de la T.v, il n’est pas dangereux.
b. L’homme l’a découvert dans la préhistoire.
c. Appelez 114 quand tu le vois.
Ta có: feu
Ex 3: C’est quel monument ?
a. Elle mesure 243 m de hauteur.
b. Elle a été achevée par un ingénieur français ,son nom commencé par E.
c. Elle est le cœur de Paris.
Ta có: La tour Eiffel
Ex 4: C’est quel objet?
a. Elle n’est pas un animal mais elle a plusieurs dents.
b. Elle n’a pas voile mais elle peut venir n’importe quel pays dans le monde.
c. On peut l’achetée à la poste.
Ta có: une timbre
III. Kết quả đạt được (thành quả thu được qua tình huống cụ thể)
- Hiệu quả tích cực của sáng kiến (bằng minh chứng cụ thể):
Học sinh trở nên càng ngày càng năng động hơn trong việc thực hành nói
bằng cách tiếp nhận như là một hành động tạo ra sản phẩm. Người học ít sợ
phạm lỗi và phát biểu một cách dễ dàng hơn. Người học tham gia vào việc tranh
luận và cho ý kiến cá nhân mình. Học sinh tập đánh giá và nói tiếng Pháp từ các
chủ đề đơn giản đến phức tạp ( đánh giá các chủ đề).
- Phân tích các yếu tố đạt đến thành công:
Hình ảnh hóa các tiết dạy bằng tranh ảnh, tự vẽ tạo điều kiện cho việc ghi
nhớ, tạo ra phản xạ và phản ứng của những người học.
Các bài tập trò chơi, đặc biệt làm giải tỏa tình trạng đóng băng, trong các
tiết dạy làm cho các học sinh trở nên ít nhút nhát hơn, tích cực hơn. Sau một thời
gian áp dụng, các học sinh nói rằng họ rất thích các trò chơi và các bài tập thực
hành này.
- Quan điểm thúc đẩy và triển vọng:

Thường xuyên tổ chức các hoạt động Câu Lạc Bộ nói Tiếng Pháp.
• Tập đa dạng hóa các chủ đề hình ảnh, các giáo cụ trực quan sinh động,
các trò chơi bằng việc đưa ra các mức độ những chủ đề được dạy từ dễ đến khó.
• Củng cố các kiến thức đạt được đồng thời cùng với việc giới thiệu những
kiến thức mới.
KẾT LUẬN
- Sáng kiến kinh nghiệm đã mang đến những ứng dụng cho việc dạy và học
(người dạy và người học) như thế nào?
Các hình ảnh tự vẽ và các trò chơi được sử dụng trong lớp cho phép kích
thích việc trò chuyện giao tiếp. Với khả năng vẽ các hình ảnh này, các bạn đồng
nghiệp của tôi luôn có những bức tranh vẽ rất đẹp và các giáo cụ trực quan thích
ứng hầu giúp người học diễn tả các suy nghĩ một cách nhanh nhất.
- Quan điểm cá nhân về việc chuyển giao ứng dụng của sáng kiến kinh
nghiệm cho các tình huống sư phạm khác và bài học kinh nghiệm.
Hiện nay, các trang thiết bị dạy học trong các lớp ngoại ngữ đều rất thiếu.
Trong ngôi trường của tôi, ngoài sách giáo khoa, cassette, người dạy đặt mình
trong tâm thế không có nhiều giáo cụ để dạy học tiếng Pháp. Để giải quyết thích
đáng việc thiếu hụt đó, người thầy có thể tự sáng tạo, thi thố trong việc tạo ra
các giáo cụ trực quan. Điều đó thật sự làm người học hứng thú và năng động
hơn. Tóm lại, các hoạt động vừa học vừa chơi trong lớp ngoại ngữ luôn thu hút
người học và tham gia hoạt động đạt hiệu quả.
Trên đây là những “ Phương pháp hướng dẫn nói tiếng Pháp” mà tôi đã
mạnh dạng đưa ra. Thiết nghĩ, đây cũng là một vấn đề rất được quan tâm trong
tiếng Pháp ở phổ thông. Rất mong được đón nhận những ý kiến đóng góp qúy
báu của qúy thầy, cô, qúy đồng nghiệp để tôi ngày một hoàn thiện hơn trong giờ
dạy của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Huế, ngày 31 tháng 3 năm 20014
Nguyễn Thị Hồng Lan
MỤC LỤC

Trang
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 1
TRƯỜNG THPT GIA HỘI 1
…… …… 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1
Tên đề tài: 1
1
Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Lan 1
Chức vụ: Giáo viên tiếng Pháp 1
Đơn vị: Trường THPT Gia Hội 1
Huế, tháng 3 năm 2014 2
LỜI GIỚI THIỆU 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2
I. Đặt vấn đề 2
II. Lý do chọn đề tài 2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
I. Mô tả tình huống có vấn đề 3
II. Mô tả chi tiết sáng kiến và phương pháp 4
III. Kết quả đạt được (thành quả thu được qua tình huống cụ
thể) 14
KẾT LUẬN 16
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG THPT GIA HỘI
Huế, ngày tháng năm 2014
HIỆU TRƯỞNG
(Chủ tịch hội đồng)
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SKKN SỞ


Huế, ngày tháng năm 2014
Chủ tịch hội đồng


×