SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phạm Thị Thắm
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Trong giảng dạy sinh học nói chung và giảng dạy sinh học 12 nói riêng, giáo
cụ trực quan (mô hình, tranh ảnh, dụng cụ thiết bị khác…) là hết sức quan
trọng và được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng đúng,
hợp lý các giáo cụ này thì chưa hẳn các giáo viên đã có thời gian để đầu tư
nghiên cứu kỹ và sử dụng hiệu quả vào bài dạy . Trong rất nhiều các giáo cụ,
hình ảnh được xem là tương đối cổ điển nhưng lại là phương tiện phổ biến và
tất yếu, đặc biệt là các hình ảnh, sơ đồ mô tả trong sách giáo khoa.
Là giáo viên giảng dạy môn sinh học, tôi nhận thấy gần đây, cơ sở vật chất
các trường THPT cũng đã tương đối đầy đủ, các giáo viên có thể sử dụng giáo
án điện tử để trình chiếu hình ảnh, thí nghiệm, phim, mô hình động …, sử dụng
các thí nghiệm, mô hình trong các tiết thực hành ở phòng thí nghiệm khá hiệu
quả, nhưng điều này cũng chỉ mới thực hiện được một số tiết nhất định, còn lại
hầu hết các tiết dạy giáo viên vẫn thực hiện chủ yếu hàng ngày trên lớp, với tư
liệu chính, cơ bản vẫn là sách giáo khoa và hình ảnh trong sách giáo khoa.
Được phân công giảng dạy sinh học lớp 12 , tôi nhận thấy chương I: “ CƠ
CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ ” của phần 5 “DI TRUYỀN HỌC” là phần
kiến thức tương đối khó, trừu tượng, một tiết học lại gồm khá nhiều kiến thức,
nếu giáo viên không nghiên cứu, soạn giảng kĩ càng thì học sinh khó nắm trọn
vẹn được kiến thức bài học, thiếu thời gian để hoàn thành bài dạy, không khai
NĂM HỌC : 2011 – 2012
1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phạm Thị Thắm
thác được hết kiến thức từ các hình ảnh minh hoạ, đặc biệt là về cơ chế, diễn
biến của các quá trình sinh học.
Suy nghĩ từ những điều đó, tôi đã cố gắng tìm hiểu để sử dụng và khai thác
hợp lý kênh hình sách giáo khoa nói chung và phần di truyền học nói riêng, tự
mình rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ, tôi xin trình bày cách khai thác kiến
thức,sử dụng hình ảnh sách giáo khoa cho công việc giảng dạy chương I : “Cơ
chế di truyền và biến dị” với đề tài :
“ Khai thác , sử dụng hiệu quả kênh hình để dạy chương I cơ chế di truyền và
biến dị - Sinh hoc lớp 12”
2.Mục đích nghiên cứu
Thiết kế hệ thống câu hỏi để khai thác kênh hình SGK Sinh học 12 nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy
3. Đối tượng nghiên cứu
- Các hình ảnh thuộc sách giáo khoa của chương I: Cơ chế di truyền và biến dị
Sinh học lớp 12
- Một số hình ảnh bổ sung giáo viên có thể sử dụng thêm cho bài dạy.
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
Học sinh lớp 12 A
5
và 12A
6
trường THPT số I Bảo Thắng
5.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
NĂM HỌC : 2011 – 2012
2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phạm Thị Thắm
Nghiên cứu nội dung SGK, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu tham
khảo về phương pháp giảng dạy Sinh học 12
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
* Phạm vi
- Nghiên cứu hình ảnh
- Sử dụng câu hỏi để khai thác kiến thức từ hình ảnh
*Kế hoạch
- Bắt đầu: 1/7/2011
- Kết thúc:1/12/2011
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở căn cứ khai thác và sử dụng hình ảnh
- Các yêu cầu của mục tiêu bài học trong chuẩn kiến thức, kỹ năng của mỗi bài
dạy cụ thể của Bộ Giaó Dục và Đào Tạo.
NĂM HỌC : 2011 – 2012
3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phạm Thị Thắm
- Các hình ảnh được cung cấp trong sách giáo khoa và của phòng thiết bị (nếu
có).
- Gợi ý hướng dẫn giảng dạy của từng bài trong sách giáo viên.
- Kinh nghiệm giảng dạy của bản thân giáo viên.
2. Khai thác và sử dụng hình ảnh ở từng bài dạy cụ thể
2.1/ Bài 1 : Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN :
Hình 1.2: Sơ đồ minh hoạ quá trình nhân đôi của ADN
*Khai thác:
- Kể tên các thành phần tham gia vào quá trình nhân đôi ADN
- Liên kết nào bị cắt đứt dưới tác dụng của enzim tháo xoắn? kết quả ?
- Giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử AND
được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp gián đoạn
- Kết quả tự nhân đôi của ADN như thế nào
- AND được nhân đôi theo nguyên tắc nào?Giải thích?
NĂM HỌC : 2011 – 2012
4
Mạch liên
tục
Mạch gián đoạn
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phạm Thị Thắm
* Phần trả lời:
- Các thành phần tham gia vào quá trình nhân đôi AND: Phân tử AND, enzim
(AND polimeraza, enzim tháo xoắn, enzim nối Ligaza), các nu tự do trong môi
trường nội bào .
- Liên kết hiđro giữa 2 mạch của gen bị cắt đứt, kết quả là 2 mạch đơn phân tử
AND tách nhau chạc chữ Y.
- Vì cấu trúc của ADN gồm 2 mạch song song ngược chiều nhau mà enzim
AND-polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo một chiều từ 5’->3’
- Kết quả : Từ một phân tử AND mẹ qua 1 lần nhân đôi tạo 2 AND con giống
nhau và giống AND mẹ
NĂM HỌC : 2011 – 2012
5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phạm Thị Thắm
- Nguyên tắc nhân đôi: Nguyên tắc bổ sung (Ag-Ttd; Gg-Xtd và ngược lại);
nguyên tắc bán bảo tồn (trong mỗi phân tử AND con chỉ có một mạch là được
tổng hợp hoàn toàn từ nguyên liệu MT nội bào còn 1 mạch là của AND mẹ
ban đâu)
2.2/ Bài 2: Phiên mã và dịch mã:
Sơ đồ quá trình phiên mã
* Khai thác:
- Diễn biến phiên mã có mấy giai đoạn?
- Kể tên các thành phần tham gia vào phiên mã
- Phiên mã bắt đầu ở vị trí nào trên đoạn ADN hay gen?
- Chiều của mạch khuôn tổng hợp mARN ? Có gì khác với nhân đôi ADN?
- Chiều tổng hợp và nguyên tắc nào được thực hiện trong phiên mã?
- Kết quả của phiên mã?
NĂM HỌC : 2011 – 2012
6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phạm Thị Thắm
* Phần trả lời:
- Có 3 giai đoạn: khởi đầu, kéo dài, kết thúc
- Các thành phần tham gia vào phiên mã:AND khuôn, enzim ARN-polimeraza,
các nu tự do
- Phiên mã bắt đầu từ điểm khởi đầu đứng phía đầu 3’ của mạch mã gốc)
- Chiều của mạch khuôn tổng hợp là 3’5’, Trong nhân đôi ADN thì cả 2
mạch đơn đều dùng làm mạch khuôn tổng hợp.
- Phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’3’, nguyên tắc bổ sung được thực
hiện: A-U, G-X.
- Kết quả: sau 1 lần phiên mã tạo ra 1 phân tử ARN .)
2.3/ Bài 3: Điều hoà hoạt động của gen:
NĂM HỌC : 2011 – 2012
7
Sơ đồ : Sự điều hoà hoạt động gen opêron Lac
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phạm Thị Thắm
* Khai thác:
- Cấu tạo của 1 operon Lac gồm các thành phần nào?. Chú thích?
- Chất ức chế có nguồn gốc và được tạo ra như thế nào?
- Thế nào là chất cảm ứng? Trong hình trên là chất nào?
- Gen nào là luôn luôn hoạt động? Gen nào có lúc được hoạt động , có lúc bị ức
chế?
- Vùng nào chịu tác động trực tiếp của chất ức chế?
* Phần trả lời:
- Cấu tạo 1 operon gồm 3 thành phần: 1 nhóm gen cấu trúc liên quan về chức
năng, vùng vận hành O nằm trước gen cấu trúc, Vùng khởi động P nằm trước
vùng vận hành.
NĂM HỌC : 2011 – 2012
8
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phạm Thị Thắm
- Chất ức chế là ptotein được tổng hợp từ gen điều hoà qua cơ chế phiên mã và
dịch mã.
- Chất cảm ứng là chất có khả năng làm bất hoạt protein ức chế, trong trường
hợp trên là lactozơ.
- Gen điều hoà luôn luôn hoạt động, nhóm gen cấu trúc có khi hoạt động, có
khi bị ức chế.
- Vùng vận hành O chịu tác động trực tiếp của chất ức chế.).
2.4/ Bài 5: Nhiễm sắc thể
a. Hình bổ sung: Cấu trúc hiển vi của NST
* Khai thác:
- Mô tả cấu trúc tổng quan của NST ở kì giữa của quá trình phân bào?
- Vị trí tâm động? Vai trò?
* Phần trả lời:
- Cấu trúc gồm 2 cánh(cromatit), 1tâm động, thường có hình chữ V.
NĂM HỌC : 2011 – 2012
9
Tâm động
Các cromatit
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phạm Thị Thắm
- Tâm động là điểm eo vào, chỗ dính nhau của 2 cromatit trong 1 cặp, là điểm
bám của NST vào thoi vô sắc để phân li về các cực tế bào).
b. Hình :Các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST:
* Khai thác:
- Hình 5 thể hiện bao nhiêu mức cấu trúc siêu hiển vi của NST? Tên gọi ở các
mức?
- Kích thước (chiều ngang của NST ) ở các mức cấu trúc?
- Thế nào là cấu trúc 1 nucleoxom?
- Cơ chế hình thành từ mức 1 mức 6?
* Phần trả lời:
- Hình 5 thể hiện 6 mức cấu trúc siêu hiển vi của NST. Gồm: AND, sợi cơ bản,
sợi nhiễm sắc,vùng xếp cuộn, cromatit, NST kì giữa (xoắn cực đại).
- Kích thước lần lượt là: 2nm 11nm30nm300nm700nm1400nm.
- Cấu trúc 1 nucleoxom là: gồm 8 phân tử protein histon tạo thành khối cầu,
quấn quanh bởi 1 đoạn ADN chứa khoảng 146 cặp nu, quấn 1,3/4 vòng.
- Cơ chế hình thành từ mức 1 mức 6 : Sợi ADN cuộn quanh khối cầu gồm 8
phân tử protein histon tạo thành đơn vị nuclêoxôm, các nucleoxom nối với
nhau bởi 1 1đoạn AND gắn với 1 phân tử protein histon tạo thành sợi cơ bản,
sợi này xoắn cuộn 1 lần nữa tạo thành sợi nhiễm sắc, sợi nhiễm sắc xoắn gấp
NĂM HỌC : 2011 – 2012
10
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phạm Thị Thắm
khúc tạo nên các vùng xếp cuộn, các vùng như vậy xoắn 1 lần nữa tạo thành
sợi cromatit, sợi cromati xoắn cực đại tạo thành cấu trúc NST. )
* Các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST
2.5/ Bài 6: Đột biến cấu trúc NST
a. Hình bổ sung: Một số dạng đột biến cấu trúc NST
NĂM HỌC : 2011 – 2012
11
ADN xoắn kép
Sợi nhiễm sắc
Vùng xếp cuộn
Cromatit
Sợi cơ bản
NST ở kì giữa
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phạm Thị Thắm
* Khai thác:
-Có mấy dạng đột biến cấu trúc NST? Từ đó khái niệm như thế nào là đột biến
NST?
- Khái niệm mất đoạn? Mô tả?
- Khái niệm đảo đoạn? Mô tả?
- Khái niệm lặp đoạn? Mô tả?
- Khái niệm chuyển đoạn? Mô tả?
- Những dạng nào có thể làm thay đổi tính tương đồng của NST so với cặp của
chúng? Từ đó có thể dự đoán hậu quả ?
* Phần trả lời:
NĂM HỌC : 2011 – 2012
12
Mất đoạn
Chuyển đoạn
Đảo đoạn
NST bình thường
MỘT SỐ DẠNG ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phạm Thị Thắm
- Có 4 dạng đột biến cấu trúc NST. Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi
trong cấu trúc của NST, Thực chất là sắp xếp lại trình tự các gen, làm thay đổi
hình dạng và cấu trúc NST.
- Là đột biến làm mất từng đoạn NST, Đoạn mất có thể chứa 1 hoặc vài gen, ở
đầu mút hoặc giữa cánh NST.
- Là đột biến mà 1 đoạn của NST bị đứt ra và quay 180
0
, nối lại vào NST, đoạn
đảo có thể chứa hoặc không chưá tâm động.
- Lặp đoạn là hiện tượng 1 đoạn NST chứa 1hoặc vài gen lặp 1 hoặc vài lần.
- Là có sự trao đổi đoạn trong 1 NST hay giữa các NST khác nhau.
- Các dạng mất, lặp, chuyển đoạn có thể làm mất tính tương đồng của các NST
trong cặp của chúng. Khi đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp hợp của NST
trong giảm phân khả năng sinh sản của cơ thể. ).
2.6/Bài 6: Đột biến số lượng NST
a. Hình bổ sung: Các dạng đột biến lệch bội (Ruồi giấm 2n=8)
NĂM HỌC : 2011 – 2012
13
// *
,,
// **
,,, .
.
TB lưỡng bội
bình thường 2n
TB thể 1 TB thể 3
// **
,,
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phạm Thị Thắm
*Khai thác:
- Quan sát và khái niệm đột biến lệch bội?
- Nêu khái niệm và hình thành công thức tổng quát các thể: thể 1 nhiễm, thể 3
nhiễm?
- Vận dụng hình vẽ trên hãy tính số lượng NST ở các dạng dị bội trên của ruồi
giấm?
* Phần trả lời:
- Là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở 1 hay 1 số cặp NST tương đồng.
- Thể 1: Bộ NST có 1 cặp NST bị mất 1 chiếc : 2n-1
- Thể 3 : Bộ NST có 1 cặp NST thêm 1 chiếc: 2n+1
- Ở ruồi giấm 2n = 8, nên:
Thể 1: 7, thể 3:9
b. Hình bổ sung: Kết quả của cây lai : cải củ (Raphanus) với cải
bắp(Brassica):
P: Cải củ (2n=18) x Cải bắp (2n=18)
n=9 n=9
F1 : Cải lai (2n = 9+9) (bất thụ)
Đa bội hóa
NĂM HỌC : 2011 – 2012
14
SNG KIN KINH NGHIM Phm Th Thm
F: Ci t bi (4n= 18+18) (hu th)
* Khai thỏc:
- T s trờn, khỏi nim d a bi? Th d a bi?
- Vit cụng thc mụ t ngn gn s trờn?
- Khỏi nim nh th no l song nh bi?
*Phn tr li:
- D a bi l hin tng khi c 2 b NST ca 2 loi khỏc nhau cựng tn ti
trong 1 t bo. Th d a bi c hỡnh thnh t lai xa kt hp vi a bi hoỏ.
- P: Ci c 2n =18 x ci bp 2n = 18
Gp: n=9(A) n=9(B)
F1: 2n = 18 (9A+ 9B)
BH: F: 4n = 36 (18A + 18B) - Th song nh bi )
3.Thc nghim
*bố trí thực nghiệm:Chọn 2 lớp tơng đơng nhau về mọi mặt căn cứ vào nhận xét
của các giáo viên giảng dạy ở 2 lớp này, va qua dự giờ tìm hiểu tình hình học tập
của học sinh trên lớp.
2 lớp đợc chọn là:12A5(sĩ số 39) và 12 A6(sĩ số 39)
NM HC : 2011 2012
15
SNG KIN KINH NGHIM Phm Th Thm
* Nội dung thực nghiệm:
Tôi đã tiến hành thiết kế giáo án sử dụng hệ thống câu hỏi đã thiết kế để
khai thác kênh hình của học sinh lớp thực nghiệm. Đồng thời, thiết kế giáo án
theo phơng pháp thông thờng để giảng dạy ở lớp đối chứng .Cuối mỗi tiết học, ở
cả 2 lớp tôi đều cho học sinh làm phiếu kiểm tra kết qủa học tập (nh nhau) và
dựa vào đó để đánh giá kết quả thc nghiệm.
*.Kết quả và nhận xét.
+Định lợng:
- Quá trình thực nghiệm đợc tiến hành với 2 lần kiển tra
-Các bài kiểm tra cùng đợc chấm ở thang điểm 10.
-Sau khi chấm các bài kiểm tra sử dụng thống kê toán học để xử lý kết quả
theo trình tự lập bảng thống kê, tính tham số đặc trng cả lớp đối chứng và lớp
thực nghiệm.Từ đó rút ra nhận xét.
Bảng 1. Bảng điểm kiển tra bài 1:Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôI
ADN
Lớp N Điểm số và % HS đạt điểm Xi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 39 0 0 0 2 6 13 10 5 3 0
% 0 0 0 5.1 15.4 33.3 25.6 12.8 7.7 0
ĐC 39 0 0 3 5 10 12 7 2 0 0
% 0 0 7.7 12.8 25.6 30.7 17.9 5.1 0
*Nhận xét: Qua bảng 1 và ta thấy kết quả kiểm tra giữa lớp đối chứng và lớp
thực nghiệm có sự khác biệt, số học sinh có điểm khá giỏi ở lớp thực nghiệm cao
hơn và số học sinh có điểm dới TB lại ít hơn.
Bảng 2. Bảng điểm kiểm tra bài 5: NST và đột biến cấu trúc NST
Lớp N Điểm số và % học sinh đạt điểm tơng ứng(Xi)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 39 0 0 0 1 8 14 14 9 3 0
% 0 0 0 2.6 20.5 15.8 35.9 23.1 7.7 0
ĐC 39 0 0 2 6 4 11 10 5 1 0
NM HC : 2011 2012
16
SNG KIN KINH NGHIM Phm Th Thm
% 0 0 5.1 15.4 10.2 28.2 25.6 12.8 2.6 0
-Nhận xét: Qua bảng 2 ta thấy sự chênh lệch về điểm ở lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng đã rỏ ràng hơn. Điều này chứng tỏ việc khai thác kiến thức từ kênh
hình theo những câu hỏi đã thiết kế ở trên đem lại kết quả rất khả quan.
NM HC : 2011 2012
17
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phạm Thị Thắm
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Để khai thác và sử dụng kênh hình nói chung và hình trong sách giáo khoa nói
riêng, các thầy cô giáo cần:
- Nghiên cứu kĩ hình ảnh, đặc biệt là các kiến thức có thể khai thác từ hình ảnh.
- Nghiên cứu và sưu tầm thêm các hình ảnh liên quan hoặc những hình ảnh
khác nhưng có chung nội dung kiến thức để có thể sử dụng thêm hoặc giới
thiệu cho học sinh tham khảo.
- Đặt câu hỏi và chọn lọc câu hỏi phù hợp để khai thác triệt để hình ảnh nhằm
rèn kĩ năng quan sát, tổng hợp, phân tích, so sánh… và kiến thức cho học sinh.
- Trong một bài dạy, giáo viên có thể linh hoạt khai thác kĩ hình ảnh nào là
trọng tâm, có những hình ảnh đơn giản, ít kiến thức chỉ cần giới thiệu để học
sinh tự nghiên cứu.
- Giaó viên có thể sử dụng thêm các hình ảnh thậm chí không có trong sách
giáo khoa nhưng tốt cho việc khai thác kiến thức bài dạy.
- Từ sự nghiên cứu các kiến thức trong hình ảnh, giáo viên nắm kiến thức rất
chắc chắn và chính xác từ đó có thể tự làm đồ dùng dạy học (tranh, mô hình…)
để giảng dạy rất hiệu quả.
- Nếu giáo viên dạy bằng giáo án điện tử thì cơ bản cũng sử dụng hình ảnh và
khai thác tương tự như vậy.
NĂM HỌC : 2011 – 2012
18
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phạm Thị Thắm
- Ở bước củng cố bài, sử dụng lại tranh nhưng không chú thích và yêu cầu học
sinh chú thích đúng là một cách ghi nhớ và khắc sâu kiến thức cho học sinh rất
tốt.
- Đối với các chương, bài có kiến thức trừu tượng thì khai thác hình ảnh, mô
hình là cách truyền đạt kiến thức có rất nhiều ưu điểm.
2. Kiến nghị:
- Đây chỉ mới là một chương trong chương trình sinh học 12 , còn nhiều
chương, bài học ở từng khối lớp khác nhau sử dụng nhiều hình ảnh hoặc mô
hình ở phòng thiết bị mà chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả, mong các thầy
cô và các em tích cực nghiên cứu, tìm hiểu.
- Từ đề tài này mong quý thầy cô giáo và các em không ngừng nghiên cứu và
sáng tạo để sưu tầm và làm được ngày càng nhiều đồ dùng dạy học tốt phục vụ
cho việc dạy và học.
Với những kinh nghiệm trình bày ở trên, tôi đã vận dụng dạy học sinh học
các lớp được phụ trách thấy kết quả rất khả quan. Xin được trình bày để quý
thầy cô giáo tham khảo và đóng góp ý kiến. Trong phần trình bày không tránh
khỏi những thiếu sót, mong nhận được sự ủng hộ, cộng tác và góp ý chân thành
từ quý thầy cô giáo và tất cà các em học sinh. Xin trân trọng cảm ơn!
NĂM HỌC : 2011 – 2012
19
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phạm Thị Thắm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD và ĐT, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN Môn Sinh học lớp 12,
NXBGDVN, năm 2010.
2.Trần Khánh Phương, Thiết kế bài giảng Sinh học lớp 12, NXBHN, năm 2008
3. Ngô Văn Hưng, Giới thiệu giáo án Sinh học lớp 10, NXB HN, năm 2008
NĂM HỌC : 2011 – 2012
20
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phạm Thị Thắm
4. Bộ GD và ĐT, Vụ GD Trung học, Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểm
tra đánh giá theo chuẩn KTKN trong chương trình GD phổ thông môn Sinh
họccấp THPT, năm 2010.
5. Bộ GD và ĐT , Sách giáo khoa Sinh học 12(cơ bản), NXBGD, năm 2008
6.Bộ GD và ĐT, Sách giáo khoa Sinh học 12 (nâng cao), NXBGD, năm 2008
7.Bộ GD và ĐT , Sách GV Sinh học 12, NXBGD, năm 2008
NĂM HỌC : 2011 – 2012
21
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phạm Thị Thắm
MỤC L ỤC
Trang
Phần I : Mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Đối tượng khảo sát , thực nghiệm 2
5. Phạm vi nghiên cứu 2
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 2
Phần II: Nội dung 3
1. Cơ sở căn cứ 3
2. Khai thác sử dụng hình ảnh ở từng bài dạy cụ thể 3
3.Thực nghiệm sư phạm 13
Phần III: Kết luận và kiến nghị 15
1. Kết luận 15
2. Kiến nghị 16
NĂM HỌC : 2011 – 2012
22
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phạm Thị Thắm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD và ĐT, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN Môn Sinh học lớp 12,
NXBGDVN, năm 2010.
2.Trần Khánh Phương, Thiết kế bài giảng Sinh học lớp 12, NXBHN, năm 2008
3. Ngô Văn Hưng, Giới thiệu giáo án Sinh học lớp 10, NXB HN, năm 2008
NĂM HỌC : 2011 – 2012
23
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phạm Thị Thắm
4. Bộ GD và ĐT, Vụ GD Trung học, Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểm
tra đánh giá theo chuẩn KTKN trong chương trình GD phổ thông môn Sinh
họccấp THPT, năm 2010.
5. Bộ GD và ĐT , Sách giáo khoa Sinh học 12(cơ bản), NXBGD, năm 2008
6.Bộ GD và ĐT, Sách giáo khoa Sinh học 12 (nâng cao), NXBGD, năm 2008
7.Bộ GD và ĐT , Sách GV Sinh học 12, NXBGD, năm 2008
NĂM HỌC : 2011 – 2012
24