SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG GIA HỘI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BỘ MÔN: LỊCH SỬ
Đề tài:
SỬ DỤNG TÀI LIỆU THÀNH VĂN KẾT HỢP
TRANH ẢNH LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC BÀI 20
“CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC” - LỊCH SỬ 12
(CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
Họ tên :Nguyễn Thị Dung
Chức vụ : Giáo viên
Tổ : Sử - Địa
Huế, tháng 3/2014
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 2
Trang 2
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu 2
4. Đóng góp của đề tài 2
5. Cấu trúc của đề tài 2
NỘI DUNG 3
Chương 1 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÀI LIỆU THÀNH VĂN
KẾT HỢP TRANH ẢNH LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC 3
LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT 3
1.1. Cơ sở lí luận 3
1.1.1. Tài liệu thành văn 3
1.1.2. Tranh, ảnh lịch sử 3
1.1.3. Ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh ảnh lịch sử trong
dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông 4
1.2. Cơ sở thực tiễn 5
Chương 2 6
SỬ DỤNG TÀI LIỆU THÀNH VĂN KẾT HỢP TRANH ẢNH TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ BÀI 20 – LỊCH SỬ 12 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) 6
2.1. Nguyên tắc sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh ảnh trong dạy học lịch sử
Việt Nam bài 20 – Lịch sử 12 (chương trình Chuẩn) 6
2.2. Một số biện pháp sư phạm sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh ảnh lịch sử
trong dạy học lịch sử bài 20 – Lịch sử 12 (chương trình Chuẩn) 7
KẾT LUẬN 32
1. Hiệu quả của đề tài 32
2. Một số kiến nghị 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cùng với các môn học ở trường phổ thông, bộ môn lịch sử đóng vai trò tích
cực trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho học sinh và để thực hiện
đào tạo con người phát triển một cách toàn diện. Vì thế dạy học lịch sử không phải
cung cấp một số kiến thức, một vài mẫu chuyện về quá khứ mà phải cung cấp cho
học sinh những kiến thức khoa học, phương pháp tư duy để các em nhận thức được
quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới, góp phần bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau.
Tuy nhiên, do đặc trưng của bộ môn lịch sử, các sự kiện, hiện tượng thường
diễn ra trong quá khứ khiến chúng ta không thể bằng trực giác để nghiên cứu mà chỉ
có thể tái hiện thông qua một hệ thống tư liệu phong phú, trong đó có tư liệu thành
văn và hệ thống tranh ảnh lịch sử. Kiến thức để dạy cho các em không chỉ bó hẹp
trong sách giáo khoa mà còn có các tài liệu phục vụ cho việc dạy học lịch sử. Việc
truyền thụ kiến thức phải sinh động, giàu hình ảnh do giáo viên cung cấp hay hướng
dẫn học sinh tự tìm hiểu. Các tài liệu ngoài sách giáo khoa là những căn cứ khoa học,
cụ thể phong phú của sự kiện lịch sử học sinh cần thu nhận. Chính sự kết hợp này đã
góp phần rất lớn giúp học sinh có thêm cơ sở nhận thức đúng đắn bản chất của sự
kiện lịch sử, có cái nhìn khái quát, hình thành khái niệm và rút ra bài học lịch sử.
Bài 20, Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-
1954) – Lịch sử 12 (chương trình Chuẩn) là một bài học với nhiều sự kiện, nhân
vật, nội dung hay và phong phú. Để dạy học lịch sử bài này chúng ta phải sử dụng
nhiều loại đồ dùng trực quan cũng như biện pháp sư phạm khác nhau, trong đó việc
sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh ảnh là một trong những biện pháp góp phần
nâng cao hiệu quả bài học, gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh tiếp
thu kiến thức bài học một cách đúng đắn, chân thực và sâu sắc.
Trong thực tiễn hiện nay việc sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch
sử ở các trường Trung học phổ thông còn hạn chế. Nhiều giáo viên còn ngại sưu
tầm, tìm kiếm tài liệu thành văn và tranh ảnh lịch sử để phục vụ cho việc giảng dạy
hay nếu có sử dụng thì chất lượng hiệu quả chưa thực sự cao.
Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài: “Sử dụng tài liệu thành văn
kết hợp tranh ảnh lịch sử trong dạy học lịch sử bài 20 Cuộc kháng chiến toàn
1
quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) – Lịch sử 12 (Chương trình
Chuẩn)” để làm đề tài Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013-2014.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình sử dụng tài liệu thành văn kết
hợp tranh ảnh lịch sử trong dạy học lịch sử bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) ở lớp 12 trường Trung học phổ thông
(chương trình Chuẩn)
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài không đi sâu nghiên cứu lí luận mà chủ yếu đi sâu vào việc sử dụng
kết hợp tài liệu thành văn và tranh ảnh trong dạy học lịch sử bài 20: Cuộc kháng
chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) ở lớp 12 trường Trung
học phổ thông (chương trình Chuẩn)
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đề xuất một số nguyên tắc và biện pháp sử dụng tài liệu thành văn kết
hợp tranh ảnh trong dạy học lịch sử bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp kết thúc (1953-1954) ở lớp 12 trường Trung học phổ thông (chương trình
Chuẩn) nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả bài học lịch sử trong nhà
trường phổ thông nói chung, bài 20 nói riêng.
4. Đóng góp của đề tài
Sưu tầm chọn lọc một hệ thống tài liệu thành văn và tranh ảnh phù hợp, cần
thiết để phục vụ cho việc dạy học lịch sử bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) – Lịch sử 12 (chương trình Chuẩn).
Đề xuất một số nguyên tắc và biện pháp sư phạm để sử dụng tài liệu thành
văn kết hợp tranh ảnh trong dạy học lịch sử bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) – Lịch sử 12 (chương trình Chuẩn).
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, đề tài gồm
có 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng tài liệu thành văn kết
hợp tranh ảnh trong dạy học lịch sử trường trung học phổ thông.
Chương 2: Sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh ảnh trong dạy học lịch sử
bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) ở
lớp 12 trường Trung học phổ thông (chương trình Chuẩn)
2
NỘI DUNG
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÀI LIỆU
THÀNH VĂN KẾT HỢP TRANH ẢNH LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Tài liệu thành văn
* Khái niệm
Trên cơ sở tư liệu lịch sử, các nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm về tài liệu
thành văn như sau:
Theo nghĩa rộng, tài liệu thành văn là “những sử liệu cho ta những thông tin
về các sự kiện đã xảy ra được ghi lại bằng chữ viết qua các kênh thông tin khác
nhau. Nguồn tài liệu này chiếm khối lượng lớn và đặc biệt quan trọng, đôi khi
chiếm vị trí chủ yếu trong các nguồn sử liệu”. Do đặc thù của môn học lịch sử, học
sinh không thể trực tiếp quan sát những sự kiện xảy ra trong quá khứ và lịch sử
cũng không thể cũng không thể dùng thí nghiệm để tái hiện lại. Vì vậy, tài liệu
thành văn chính là chỗ dựa cho việc tái tạo lại quá khứ lịch sử, là giai đoạn nhận
thức của bản tính để đi đến nhận thức lí tính của học sinh trong việc học tập lịch sử.
* Các nguồn tài liệu thành văn
Tài liệu thành văn là nguồn tài liệu chữ viết hết sức phong phú và đa dạng.
Có thể phân loại như sau:
- Thứ nhất, các tài liệu của Mác, Ăngghen, Lê nin, Hồ Chí Minh, các nhà
lãnh đạo Đảng và nhà nước.
- Thứ hai, các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta
- Thứ ba, các công trình nghiên cứu đã xuất bản sách chuyên khảo về các vấn
đề kinh tế, chính trị, xã hội,…các tác phẩm sử học.
- Thứ tư, các tài liệu báo chí, văn học viết về những vấn đề lịch sử, các
nguồn tài liệu từ internet…
1.1.2. Tranh, ảnh lịch sử
Tranh, ảnh lịch sử là một loại đồ dùng trực quan tạo hình được vẽ, chụp lại
để mô tả và khôi phục các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, giúp học sinh quan
sát và rút ra những kết luận về các sự kiện lịch sử được phản ánh trong tranh ảnh.
3
“Tranh, ảnh lịch sử chính là những bức vẽ, bức hình thu chụp được về các
sự kiện lịch sử đã qua. Đó chính là những kênh thông tin về các mảng hoạt động
khác nhau của lịch sử xã hội loài người được chuyển tải bằng hình ảnh… Do đó
trong dạy học lịch sử, tranh ảnh lịch sử không chỉ là phương tiện minh họa cho nội
dung bài học mà quan trọng hơn nó chính là một nguồn thông tin quan trọng phục
vụ cho nội dung bài học dưới dạng trực quan, là một dạng “kiến thức ẩn” mà giáo
viên cần khai thác trong quá trình dạy học”. [7; tr.18-19 ]
* Phân loại tranh, ảnh lịch sử
- Xét về mặt hình thức có thể chia thành hai loại là tranh, ảnh có sẵn trong
sách giáo khoa và tranh, ảnh do giáo viên và học sinh sưu tầm thêm.
- Xét về nguồn gốc có thể phân thành hai loại:
+ Tranh gốc do người đương thời vẽ lúc sự kiện đang diễn ra
+ Tranh vẽ lại theo nội dung lịch sử do các nhà nghiên cứu lí luận dạy học
căn cứ vào nội dung lịch sử mô phỏng lại bằng tranh.
- Xét về chức năng, có hai chức năng: chức năng minh họa và chức năng là
nguồn tri thức.
Tranh, ảnh lịch sử chính là chiếc “cầu nối” giữa quá khứ với hiện tại.
1.1.3. Ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh ảnh lịch sử
trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông
Qúa trình nhận thức trong hoạt động dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói
riêng có tính đặc thù, mang tính gián tiếp, tính tổ chức, hướng dẫn và tính giáo dục.
Học sinh không trực tiếp quan sát diễn biến của sự kiện, hiện tượng lịch sử mà nó
được truyền thụ qua việc giảng dạy trực tiếp của giáo viên. Vì vậy, việc truyền thụ
phải sinh động, giàu hình ảnh do giáo viên cung cấp hay hướng dẫn học sinh tự tìm
hiểu. Do đó, việc sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh ảnh là một trong những
biện pháp có ý nghĩa trong việc nâng cao hiệu quả của dạy học lịch sử.
- Thứ nhất, việc sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh ảnh lịch sử góp
phần vào việc cụ thể hóa sự kiện cơ bản đã được trình bày trong sách giáo khoa.
- Thứ hai, sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh ảnh lịch sử góp phần vào
việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh.
- Thứ ba, sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh ảnh lịch sử góp phần giúp
học sinh hiểu được bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử, qua đó giáo dục tư tưởng
chính trị, tình cảm, đạo đức cho học sinh.
4
- Thứ tư, sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh ảnh lịch sử sẽ tạo hứng thú
học tập cho học sinh, rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, nghe và ghi nhớ sự kiện
lịch sử cơ bản. Từ đó, học sinh sẽ tiến hành hoạt động tư duy, so sánh, tổng hợp để
rút ra kết luận, mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, bản chất và quy
luật phát triển của lịch sử.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Trên thực tế, các giáo viên dạy bộ môn lịch sử ở trường phổ thông đều nhận
thức được tác dụng, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh ảnh
lịch sử trong dạy học lịch sử nói chung và bài 20 – Lịch sử 12 (chương trình Chuẩn)
nói riêng. Các tiết học sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh ảnh lịch sử sẽ mang
lại hiệu quả cao. Tuy nhiên việc sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh ảnh lịch sử
chưa được đa số giáo viên sử dụng một cách rộng rãi với những phương pháp phù
hợp để nâng cao tính hiệu quả cho bài học.
5
Chương 2.
SỬ DỤNG TÀI LIỆU THÀNH VĂN KẾT HỢP TRANH ẢNH TRONG
DẠY HỌC LỊCH SỬ BÀI 20 – LỊCH SỬ 12 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
2.1. Nguyên tắc sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh ảnh trong dạy học
lịch sử Việt Nam bài 20 – Lịch sử 12 (chương trình Chuẩn)
Việc sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh ảnh trong dạy học lịch sử sẽ
góp phần mang lại hiệu quả cao cho bài học lịch sử. Tuy nhiên việc sử dụng tài liệu
thành văn kết hợp tranh ảnh trong dạy học lịch sử nói chung và bài 20 – lịch sử 12
(chương trình chuẩn) nói riêng cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:
- Thứ nhất, phải đảm bảo tính Đảng và tính khoa học. Đây chính là một trong
những nguyên tắc quan trọng cho giáo viên khi tìm kiếm cũng như sử dụng tài liệu
thành văn kết hợp tranh ảnh lịch sử mà giáo viên cần quán triệt. Muốn đảm bảo
nguyên tắc này giáo viên cần nắm vững kiến thức sách giáo khoa, trên cơ sở đó mà
rút ra kết luận khái quát, tìm ra bản chất, mối quan hệ nhân quả…Đồng thời, giáo
viên cũng cần đứng vững trên lập trường của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh…để hướng dẫn học sinh khai thác các tri thức lịch sử
từ tư liệu và tranh ảnh.
- Thứ hai, phải đảm bảo mục tiêu, nội dung môn học và bài học. Việc xác
định chính xác, rõ ràng mục tiêu bài học giúp giáo viên lựa chọn một cách đúng
đắn, hợp lí các hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học để đạt hiệu quả cao
nhất, trong đó có việc sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh ảnh lịch sử.
- Thứ ba, sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh ảnh lịch sử phải định
hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Trong dạy học nói chung và dạy học lịch
sử nói riêng, hoạt động nhận thức của học sinh luôn luôn đóng vai trò chủ đạo.
Chính vì vậy, việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trên cơ sở
định hướng của giáo viên là hết sức quan trọng và cần thiết. Việc sử dụng tài liệu
thành văn kết hợp tranh ảnh phải định hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
- Thứ tư, phải đảm bảo yêu cầu giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho học
sinh. Bộ môn lịch sử ở trường trung học phổ thông, ngoài việc cung cấp kiến thức
giúp học sinh hiểu biết về lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại thì còn có chức năng
giáo dục học sinh về đạo đức, tư tưởng, tình cảm và phát triển nhân cách. Vì vậy,
giáo viên phải căn cứ vào nội dung yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bài học để lựa
6
chọn tài liệu thành văn kết hợp tranh ảnh thích hợp, có tác động mạnh mẽ đến thái
độ, tình cảm của học sinh.
Trên đây là một số nguyên tắc định hướng cho giáo viên trong việc tìm kiếm,
sưu tầm và sử dụng tài liệu thành văn, tranh ảnh lịch sử trong quá trình giảng dạy bộ
môn ở nhà trường phổ thông.
2.2. Một số biện pháp sư phạm sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh ảnh
lịch sử trong dạy học lịch sử bài 20 – Lịch sử 12 (chương trình Chuẩn)
* Sử dụng tài liệu thành văn phản ánh chính xác nội dung tranh ảnh lịch sử và
cụ thể hóa sự kiện, hiện tượng lịch sử
Có rất nhiều tài liệu thành văn cũng như tranh ảnh lịch sử đề cập đến nội
dung trong bài 20 – cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp đi vào giai
đoạn kết thúc (1953-1954). Tuy nhiên trong quá trình lựa chọn tư liệu thành văn kết
hợp tranh ảnh để giảng dạy, giáo viên phải chú ý đến sự phù hợp giữa đoạn tài liệu
thành văn với nội dung tranh ảnh. Có như thế mới phát huy tối đa tác dụng của tài
liệu thành văn kết hợp tranh ảnh lịch sử trong dạy học. Đồng thời bài học cũng chứa
đựng nhiều sự kiện, hiện tượng lịch sử nhưng trong đó luôn có những sự kiện, hiện
tượng nổi bật. Việc cụ thể hóa sự kiện, hiện tượng trong bài được sử dụng khi giáo
viên muốn nhấn mạnh đến một sự kiện, hiện tượng nào đó có ý nghĩa to lớn đối với
lịch sử dân tộc hoặc có tác động to lớn đến sự kiện khác. Để làm được điều này giáo
viên có thể sử dụng các đoạn tài liệu thành văn kết hợp với tranh ảnh để khôi phục
các hình ảnh trong quá khứ, từ đó giúp học sinh hiểu được một cách cụ thể về các
sự kiện, hiện tượng lịch sử, tạo cảm xúc lịch sử chân chính, đồng thời nâng cao
hứng thú học tập cho học sinh.
Cụ thể, ở bài 20 - Lịch sử 12 (chương trình Chuẩn), khi giáo viên tổ chức
cho học sinh tìm hiểu về diễn biến của các cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân
1953-1954, đồng thời với việc tường thuật diễn biến các cuộc tiến công trên lược đồ
(Lược đồ hình thái chiến trường đông – xuân 1953-1954), giáo viên có thể cung cấp
cho học sinh tư liệu kèm theo hình ảnh lịch sử của một số sự kiện cụ thể liên quan
đến các cuộc tiến công chiến lược của bộ đội Việt Nam hay sự kết hợp giữa bộ đội
Việt Nam với bộ đội giải phóng Lào, để giúp các em có cái nhìn cụ thể hơn về từng
sự kiện:
Theo kế hoạch đã định, trung tuần tháng 11/1953, Đại đoàn 316 từ địa điểm
trú quân tại Thanh Hóa đã tiến lên Tây Bắc. Ngày 15/11, các chiến sĩ vượt sông
7
Đà.
Bộ đội Đại đoàn 316 hành quân lên Tây Bắc mở đầu cuộc tiến công
chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954
Nguồn:
Phát hiện được sự di chuyển của đại đoàn 316, chiều ngày 17/11 tại Hà
Nội, Nava chủ trì một cuộc họp bàn tổ chức một cuộc hành quân “Con hải ly”
(Castor , nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ nhằm bảo vệ Thượng Lào và nắm lấy
nguồn gạo, nhất là trong lòng chảo Điện Biên Phủ.
Ngày 20/11, Nava thả dù 3 tiểu đoàn xuống Điện Biên Phủ, ngày 21 và
22/11, 3 tiểu đoàn dù nữa được đưa lên Điện Biên Phủ cùng một tiểu đoàn pháo
binh với tổng số 4545 quân [4; tr.96]
Lính Pháp nhảy dù xuống chiếm đóng Điện Biên Phủ
Nguồn:
Thông qua đoạn tư liệu và hai hình ảnh trên sẽ tạo được trong đầu óc học
sinh những hình ảnh cụ thể về những hoạt động quân sự đầu tiên của ta trong Đông
– Xuân 1953-1954, đồng thời các em cũng nhận thức được tác dụng của cuộc tấn
công quân sự đầu tiên của ta, buộc Nava phải tăng cường quân cho Điện Biên Phủ,
8
từng bước biến nơi đây thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
Về sự phối hợp chiến đấu của bộ đội Việt Nam với bộ đội giải phóng Lào
trên chiến trường, trong cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953-1954, giáo
viên cung cấp đoạn tư liệu và hình ảnh lịch sử sau:
Bộ đội Việt Nam và Pa-thét Lào sau chiến thắng chiến dịch Trung-Hạ Lào
Nguồn:
Triển khai kế hoạch tác chiến chiến lược Đông-Xuân 1953-1954, ta chủ
trương phối hợp với Quân giải phóng Pa-thét Lào mở cuộc tiến công ở Trung-Hạ
Lào nhằm thu hút quân cơ động Pháp, phá thế tập trung lực lượng của Na-va ở
Đồng bằng Bắc Bộ; tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, mở rộng và củng
cố vùng giải phóng của bạn, đồng thời phá âm mưu đánh vào hậu phương ta…
Đầu tháng 12-1953, phát hiện thấy chủ lực ta tiến sang Trung Lào, quân
Pháp vội vàng điều động 2 binh đoàn cơ động số 2 và số 3, gồm 6 tiểu đoàn bộ
binh và một tiểu đoàn pháo binh từ Bắc Bộ sang tăng cường, cùng với các tiểu
đoàn đóng ở Trung Lào hòng bịt các cửa ngõ vào Trung Lào của quân ta.
Chiến dịch Trung-Hạ Lào bắt đầu từ ngày 21-12-1953. Ta sử dụng các đơn
vị thuộc Đại đoàn 304, Đại đoàn 325, cùng các đơn vị tình nguyện của Liên khu 4,
Liên khu 5 và một số đơn vị Pa-thét Lào tiến công địch. Qua nhiều đợt tiến công,
đến tháng 5-1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, cuộc tiến công của ta và
bạn ở Trung Lào-Hạ Lào kết thúc.
Thắng lợi quan trọng của Chiến dịch Trung-Hạ Lào không chỉ tiêu diệt bộ
phận lớn sinh lực địch và giải phóng đất đai, mà còn thực hiện tốt yêu cầu chiến
lược là buộc Na-va phải tiếp tục phân tán khối cơ động chủ lực trên chiến trường
chính Bắc Bộ, nhất là hướng chính Điện Biên Phủ. Ở Trung Lào, ta đã mở rộng
vùng giải phóng của bạn từ nam, bắc đường 9 xuống đến đông Xa-vẳn-na-khẹt, vô
hiệu hóa đường số 12, cắt đứt đường số 9, buộc địch phải ở trong tình thế “Đông
9
Dương bị cắt làm đôi”.
Một nét nổi bật trong Chiến dịch Trung-Hạ Lào là sự phối hợp chặt chẽ giữa
các cánh, các hướng; giữa bộ đội Việt Nam với nhân dân và lực lượng vũ trang
nước bạn. Đó là sự hiệp đồng chiến đấu với ý thức chủ động rất cao giữa các lực
lượng thuộc các đơn vị khác nhau trên một địa bàn chiến dịch rộng lớn, kéo dài từ
Trung Lào đến đông bắc Cam-pu-chia. Sự phối hợp hành động của nhiều lực lượng
trên một phạm vi rộng trong Chiến dịch Trung-Hạ Lào, chứng tỏ trình độ tổ chức
chỉ huy, hiệp đồng cấp chiến dịch của ta có bước phát triển quan trọng. [13]
Việc giáo viên sử dụng đoạn tài liệu và hình ảnh trên sẽ góp phần cụ thể hóa
tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân dân Lào – Việt trong Đông – Xuân 1953-
1954 nói riêng và kháng chiến chống Pháp nói chung. Đồng thời học sinh cũng
nhận thấy được mối đoàn kết tự nhiên trong chiến tranh giữa hai nước và tác dụng
của sự đoàn kết chiến đấu đối với cuộc kháng chiến của cả hai nước.
Để cụ thể hóa sự kiện, quá trình thực dân Pháp xây dựng Điện Biên Phủ
thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, giáo viên cung cấp:
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Pleven và tướng De Castries
thị sát cứ điểm Điện Biên Phủ
Nguồn:
Các quan chức Pháp, Mĩ đi thị sát Điện Biên Phủ
10
Nguồn:
Được sự "đầu tư", chi viện tối đa của cấp trên, Đờ Cát-xtơ-ri đã xây dựng
Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm, có hệ thống phòng ngự kiên cố và đã
nhiều lần diễn tập phương án phòng ngự và phản công, với sự "phối hợp tuyệt đẹp"
của bộ binh, pháo binh, xe tăng và máy bay. Với lực lượng đông, hỏa lực mạnh, hệ
thống công sự, vật cản được xây dựng vững chắc, hoàn chỉnh và tận dụng được lợi
thế của địa hình, bộ chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương coi Điện Biên Phủ là một
"pháo đài không thể công phá" và tin chắc "sẽ gây cho Việt Minh một thất bại
nghiêm trọng" ở đây. Nhiều quan, tướng Pháp, Mỹ đến thăm quân đội đồn trú ở
Điện Biên Phủ đã nói: "Đây là một Véc-đoong ở châu Á", "Đây là một hình thức
phòng ngự rất mạnh, ngay trong đại chiến thứ hai cũng không sánh kịp", "Đây sẽ là
tử địa nếu cộng sản dám đụng đến"… Đờ Cát-xtơ-ri nhiều lần huênh hoang tuyên
bố: "Mục đích của Điện Biên Phủ là để nghiền nát ý muốn điên rồ của Việt Minh".
Bằng sự chủ quan, kiêu ngạo ấy, ngày 3-2-1954, giặc Pháp đã rải truyền đơn,
thách ta đánh Điện Biên Phủ. [15]
Ở mục II, khi giáo viên giảng về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954),
để giúp học sinh có những hình ảnh chân thực, đầy đủ về công tác chuẩn bị của
quân và dân ta cho chiến dịch Điện Biên Phủ, giáo viên có thể cung cấp cho học
sinh những đoạn tài liệu lịch sử, thơ văn nói về công tác hậu cần cùng với những
bức ảnh lịch sử được chụp lại trong cùng thời điểm lịch sử sau:
Thực hiện khẩu hiệu: tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng, nhanh
chóng biến thành tình cảm, thành quyết tâm của mỗi người dân hậu phương.
Thế rồi trên những nẻo đường hướng về mặt trận, ngày đêm hối hả những
dòng người, những đoàn xe nối tiếp nhau. Ở đó diễn ra một khung cảnh nhộn nhịp
khác thường.
Ở giữa lòng đường là những chiếc xe ô tô vận tải mô-nô-to-va của Liên Xô
tung bụi mù. Xe ô tô đi qua, các đoàn xe đạp thồ lập tức tranh thủ tiến ra mặt
đường băng băng đi tới. Hai bên đường là hàng đoàn dân công nam nữ của các
tỉnh Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên…gồng gánh trên
vai nối đuôi nhau đi về chiến trường
11
Đoàn xe đạp thồ vận chuyển lương thực
Nguồn:
Xa xa trên các dòng sông như sông Hồng, sông Mã lởm chởm thác ghềnh
năm ấy cũng nườm nượp từng đoàn thuyền ngược sóng đi lên. “Đò người chở
khách lấy tiền; Đò tôi chở gạo đi lên Việt ngành; Gạo đi chiến dịch phía Tây; Nước
to sóng cả đò đây vẫn chèo”. Các đoàn xe vận tải ngày đêm nối đuôi nhau lên
đường ra mặt trận. [9]
Ngược dòng sông Mã (Thanh Hóa) từng đoàn thuyền vượt qua những ghềnh
thác nguy hiểm chuyển gạo lên Điện Biên Phủ, năm 1954
Nguồn:
Ta chủ trương vận chuyển bằng xe cơ giới là chính nhưng không quên khai
thác sử dụng những phương tiện nửa thô sơ và thô sơ: xe đạp thồ, xe ngựa, xe
trâu… trong đó xe đạp thồ được huy động đến mức tối đa, số lượng lên đến 20.000
xe. Mỗi xe thồ lúc đầu chở 100 kg sau đó nâng lên 200, 300 kg. Năng suất xe đạp
thồ cao hơn gấp 10 lần dân công gánh bộ, gạo ăn dọc đường chuyên chiwr cũng
giảm đi chừng ấy lần. Tính ưu việt của xe thồ còn ở chỗ có thể hoạt động trên
12
những tuyến đường mà xe ô tô không thể đi được. Chính phương tiện này đã gây nên
bất ngờ lớn với quân địch, làm đảo lộn tính toán của chúng trước đây. [3; tr.189]
Hoặc cũng với những hình ảnh trên, giáo viên có thể kết hợp với tư liệu văn
học, những câu thơ phản ảnh về công tác chuẩn bị, hậu cần cho chiến dịch Điện
Biên Phủ như sau:
Và những chị, những anh ngày
đêm ra tiền tuyến
Mấy tầng mây gió lớn mưa to
Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ
Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát
Dù bom đạn xương tan, thịt nát
Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh [12]
Trong bài thơ “Việt Bắc”, nhà thơ Tố Hữu miêu tả khí thế anh hùng của cả
nước lao vào chiến dịch lớn Điện Biên Phủ:
"Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đốt đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay". [10]
Qua việc sử dụng một trong những đoạn tài liệu và hình ảnh lịch sử trên sẽ
giúp học sinh thấy được công tác chuẩn bị của hậu phương rất chu đáo, tất cả cho
tiền tuyến để chiến thắng, thấy được tinh thần “cả nước ra trận” trong chiến dịch
Điện Biên Phủ. Qua đó đánh giá đúng vai trò của công tác hậu phương đối với
chiến thắng ở Điện Biên Phủ và cũng nói lên được quyết tâm của người dân trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đồng thời các em cũng nảy sinh
tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc, biết ơn và khâm phục những
người đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
* Sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh ảnh để tạo biểu tượng về nhân vật,
sự kiện hiện tượng lịch sử
Do đặc điểm của sự nhận thức lịch sử, việc học tập lịch sử không bắt đầu từ
trực quan sinh động mà từ việc nắm sự kiện và tạo biểu tượng lịch sử. Tuy vậy, việc
13
học tập lịch sử cũng tuân thủ quy luật chung của quá trình nhận thức: giai đoạn
nhận thức cảm tính và giai đoạn nhận thức lí tính, trong đó tạo biểu tượng là giai
đoạn nhận thức cảm tính của quá trình này.
Tài liệu thành văn kết hợp tranh ảnh là phương pháp dạy học có giá trị trực
quan cao trong dạy học lịch sử. Bởi vì, đối với học sinh việc sử dụng tài liệu thành
văn kết hợp với quan sát hình ảnh cụ thể sẽ mang lại nhận thức chính xác, sinh động
về sự kiện, nhân vật, trên cơ sở đó tạo cho các em những cảm xúc lịch sử mạnh mẽ,
sâu sắc. Đó chính là con đường có hiệu quả để tạo biểu tượng, hình thành khái
niệm, nêu quy luật và rút ra bài học lịch sử.
Trong quá trình dạy học bài 20 – lịch sử 12, giáo viên không chỉ khắc sâu
vào trí nhớ học sinh những hình ảnh, thông tin về các nhân vật lịch sử chính diện
mà còn cả những nhân vật lịch sử phản diện, chẳng hạn như về nhân vật Tổng chỉ
huy quân đội viễn chinh Pháp cuối cùng ở Đông Dương - Henrri Nava. Để tạo biểu
tượng về nhân vật này, giáo viên sử dụng hình ảnh chân dung và đoạn tài liệu lịch
sử phản ánh về Nava:
Tướng Henrri Nava
Nguồn:
Henri Navarre sinh trưởng trong một gia đình nhiều đời làm Chưởng lý
quan tòa và luật sư vùng Normandie, Pháp. Là một sĩ quan trẻ, có tài vượt cấp
nhanh, ông ta được ca ngợi là một vị tướng văn võ kiện toàn, “có nhãn quan chiến
lược”, đầy tự tin và nghị lực, có khả năng chịu được những đòn dữ dội và bất ngờ,
có những đức tính riêng biệt của người chỉ huy quân sự lại là người rất nhạy bén về
chính trị, không hề tha thứ cho bất kể một trở lực nào để thực hiện ý định của mình.
14
Khi sang làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, Henri Navarre là
đại tướng 5 sao, đang phụ trách nhiệm vụ Tham mưu trưởng cho Thống tướng Juin
ở cơ quan phòng thủ OTAN (Cơ quan thuọc NATO). Navarre chưa hề bước chân
tới Đông Dương, nên ban đầu Navarre đã từ chối, nhưng Thủ tướng Mayer khẩn
khoản: "Việc Đại tướng không biết chút gì về Đông Dương cũng là một lý do để tôi
cử đại tướng. Đại tướng sẽ nhìn vấn đề bằng một cặp mắt mới mẻ Chúng ta đang
bị kẹt trong một ngõ cụt. Chúng ta phải tìm một lối thoát danh dự cho nước Pháp,
Đại tướng hãy giúp chúng tôi".
Báo chí nước ngoài từng ca ngợi Nava như một danh tướng có thể “uốn nắn
lại tình hình Đông Dương…” [11]
Hình ảnh và tư liệu trên sẽ góp phần hình thành trong đầu óc học sinh biểu
tượng về nhân vật lịch sử Nava: là một vị tướng rất giỏi, văn võ kiện toàn nhưng
cũng là một người rất nham hiểm và độc ác. Qua đó, học sinh sẽ ghi nhớ, khắc sâu
hơn về viên Tổng chỉ huy quân đội thực dân Pháp cuối cùng ở Đông Dương.
Đối lập với biểu tượng về nhân vật phản diện ở bên kia chiến tuyến, để tạo
biểu tượng về Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam,
người có vai trò lớn trong chiến thắng ở Điện Biên Phủ…, giáo viên có thể cung
cấp cho học sinh đoạn tài liệu và hình ảnh về Đại tướng:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Nguồn:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ra trong một gia đình nhà Nho ở làng An Xá,
nay thuộc xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Là một người có tài năng
quân sự bẩm sinh, khí phách dũng mãnh và sự gan dạ kiên cường, năm 1948, Võ
15
Nguyên Giáp vinh dự trở thành vị Đại tướng đầu tiên của Việt Nam. Những chiến
công của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 do Đại tướng Võ
Nguyên Giáp chỉ huy đã đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam
sau hơn 80 năm, đồng thời đưa tên tuổi của Người trở thành huyền thoại và làm rạng
danh non sông, đất nước Việt Nam trên trường quốc tế. Sự sáng tạo trong nghệ thuật
quân sự của vị Tổng Tư lệnh đã được thể hiện rất rõ trong việc việc chuyển đổi
phương châm chỉ đạo từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, thắng chắc”
trong chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954). Nếu vị Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân
Việt Nam không có sự sáng tạo kịp thời trong những trận đánh trên thì có lẽ sẽ không
có những chiến thắng lừng lẫy, vang dội làm chấn động địa cầu.
Là một nhà quân sự kiệt xuất nhưng tất cả những công lao to lớn và vĩ đại
đó đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp đáng kính là: “Vị tướng dù có công lao lớn
đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người
đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình
đẳng với những người lính của mình”(Đại tướng trả lời câu hỏi của tướng lĩnh Mĩ
– McNamara). Sự khiêm nhường, giản dị hòa quyện cùng với chất văn trong con
người của một tướng võ đã dựng nên một bức tượng đài lịch sử về một nhà lãnh
đạo quân sự vĩ đại, vị thống soái lớn của mọi thời đại. Thân thế, sự nghiệp, cống
hiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được ghi vào lịch sử và tạc vào lòng dân
như một biểu tượng của sự bất tử. [17]
Với hình ảnh và đoạn tài liệu trên, học sinh sẽ có được biểu tượng khái quát
và đầy đủ nhất về Đại tường Võ Nguyên Giáp với những phẩm chất và đức tính cao
đẹp của một vị Đại tướng của nhân dân. Đồng thời, các em cũng sẽ nhận thức được
vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Gi áp trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Để học sinh có biểu tượng khái quát nhất về toàn bộ khu vực Điện Biên Phủ
- nơi diễn ra trận quyết chiến lược cuối cùng giữa ta và Pháp, giáo viên sử dụng bức
ảnh chụp thung lũng Điện Biên Phủ và tài liệu như sau:
16
Thung lũng Điện Biên Phủ
Điện Biên Phủ là một thung lũng lớn ở phía Tây vùng rừng núi Tây Bắc,
cách Hà Nội khoảng 300km đường chim bay, cách hậu phương của ta (Việt Bắc- từ
300-500 km đường bộ. Tại đây có cánh đồng Mường Thanh (rộng 8km, dài 20km)
và có sân bay Mường Thanh được xây dựng từ năm 1898 ; có dòng sông Nậm Rốm
chảy theo hướng Bắc - Nam đổ vào sông Nậm Hu; nằm gần biên giới Việt Lào –
một ngã ba của nhiều tuyến đường quan trọng. Xung quanh thung lũng là một vùng
rừng núi trùng điệp bao bọc. Thung lũng Điện Biên là cánh đồng phẳng, đồng
ruộng khô ráo, thỉnh thoảng nổi lên những đồi cao hơn mặt ruộng 8-20m, cá biệt có
điểm cao tới 250 m.
Dưới con mắt của các nhà hoạch định chiến lược quân sự Pháp, Điện Biên Phủ
là một vị trí chiến lược đặc biệt trọng yếu ở khu vực miền Bắc Đông Dương. [2; tr.173]
Hoặc để tạo cho học sinh biểu tượng đầy đủ về chiến thắng Điện Biên Phủ
năm 1954, giáo viên ngoài việc cung cấp cho các em các sự kiện cụ thể về từng đợt
của chiến dịch (thông qua “Lược đồ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)”),
có thể sử dụng thêm nhiều biện pháp sư phạm khác nhau, trong đó có tường thuật
(thông qua tư liệu) và cung cấp cho học sinh một số hình ảnh lịch sử tiêu biểu trong
3 đợt của chiến dịch như sau:
17
Đợt 1 (từ 13/3 đến 17/3): Tiêu diệt trung tâm đề kháng Him Lam và toàn
bộ phân khu bắc của địch
15 giờ chiều 13/3/1954, các đơn vị của đại đoàn 312 bắt đầu tiến ra trận địa
và 17 giờ 15 phút, toàn bộ lực lượng pháo binh của ta, 40 khẩu pháo cỡ từ 75 đến
120 ly đồng loạt nhả đạn vào trung tâm đề kháng Him Lam và phân khu trung tâm,
bắt đầu chiến dịch.
Trong hỏa lực pháo cấp tập, bộ đội trung đoàn 141 và 209 khẩn trương vận
động qua sông Nậm Rốn tiến vào chiếm lĩnh bàn đạp. Bộ binh và pháo binh phối
hợp chặt chẽ. Sau một giờ chiến đấu quân ta tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm đầu tiên
(101B),…Đến 23 giờ 30 phút cùng ngày 13/3 quân ta tiêu diệt hoàn toàn trung tâm
đề kháng Him Lam, 300 tên địch chết tại trận, 200 tên khác bị bắt sống.
Bộ đội ta xung phong trên đồi Him Lam
Nguồn:
Trung tâm đề kháng Him Lam bị quân ta tiêu diệt
Nguồn:
18
Mất Him Lam, Bộ chỉ huy Pháp bàng hoàng và liên tục thúc giục Đờ-cát tung
quân ra phản kích chiếm lại, nhưng trong suốt 14 ngày, Đờ-cát không có cơ hội
làm điều đó.
3 giờ 30 phút ngày 15/3 quân ta tiếp tục nã pháo vào trung tâm đề kháng Độc
Lập. Đây được coi là cụm cứ điểm kiên cố nhất của Điện Biên Phủ, trận địa phòng
ngự được xây dựng vững chắc, có hệ thống công sự khá vững mạnh, xung quanh có
nhiều lớp hàng rào vật cản. Các chiến sĩ trung đoàn 165 và 88 dũng mãnh tiến
công, đánh chiếm khu thông tin, diệt trận địa cối, giành dật với địch từng ụ súng,
căn hầm và từng đoạn chiến hào. Đến 6 giờ 30 sáng 15/3 ta hoàn toàn chiếm lĩnh
đồi Độc Lập, tiêu diệt 483 tên, bắt 200 tù binh.
Hai trung tâm đề kháng Him Lam và Độc Lập bị san phẳng làm cho tinh thần
binh lính ở trung tâm đề kháng Bản Kéo suy sụp. Sáng 17/3, nhiều lính ngụy đã vứt
súng bỏ trốn ra rừng tìm gặp bộ đội, sau đó là cả tiểu đoàn giương cờ trắng đầu hàng.
Chiến thắng Bản kéo kết thúc chiến dịch đợt 1. Trong 5 ngày ta đã đập tan hệ
thống phòng ngự của địch trên hướng Bắc và Đông Bắc, xóa sổ phân khu Bắc và
trung tâm đề kháng Him Lam, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch tiếp tục phát
triển. Đây là thắng lợi mở đầu quan trọng, không chỉ về quân sự mà còn đánh mạnh về
tinh thần, tâm lí của địch làm chúng vô cùng hoảng sợ, đối phó lúng túng. [4; tr.103-
104]
Đợt 2 (từ 30/3 đến 26/4): Đánh chiếm các ngọn đồi phía Đông và sân bay
Mường Thanh, xiết chặt vòng vây, tạo thế trận cho tổng công kích.
Để chuẩn bị cho đợt 2 chiến dịch, ta chủ trương xây dựng trận địa tiến công
và bao vây, bao gồm những đường giao thông chạy xung quanh phân khu trung tâm
dùng cho việc cơ động pháo, vận chuyển thương binh, điều động một số quân lớn
và đường hào tiếp cận bộ binh của địch.
Bộ đội ta di chuyển theo giao thông hào tiến sát vào vị trí của địch
19
Nguồn:
Chiều 30/3/1954, lúc 17 giờ 30, pháo binh của ta bắn dồn dập vào sở chỉ huy
của Đờ-cát và các cao điểm phía Đông, gồm các điểm cao C1, D1, E, các trận địa
pháo và khu vực Hồng Cúm. Chỉ sau 45 phút tiến công, trung đoàn 98 đã chiếm lĩnh
điểm cao C1 ở cạnh đồi A1 và sau hơn 1 giờ nổ súng, trung đoàn 141 làm chủ điểm
cao E. Tại cao điểm D1, trung đoàn 209 cũng chiếm được lúc 20 giờ cùng ngày.
Quân ta xung phong lên đánh chiếm cột cờ - một lô cốt cuối cùng của địch ở
đồi C1, tháng 4/1954
Nguồn:
Chiến đấu trên đồi D1
Nguồn:
Trận chiến đấu tại cao điểm A1 diễn ra rất gay go, căng thẳng từ 3/3 đến
4/4, kết quả mỗi bên giữ 1 nửa điểm cao, ta ở nửa phần phía Đông, địch giữ nữa
phần phía Tây. Trong khi đó, sáng ngày 10/4, địch tổ chức phản kích chiếm lại đồi
C1. Cuộc chiến đấu ở đây lại tiếp diễn trong 4 ngày đêm, kết quả đồi C1 cũng chia
20
đôi, mỗi bên chiếm 1 nửa.
Cùng với cuộc chiến đấu ở các cao điểm phía Đông, từ 1/4 đến 22/4 quân ta
từng bước đánh chiếm sân bay Mường Thanh, thu hẹp vùng trời của địch và làm
cho công tác tiếp tế, tiếp viện của địch trở nên hết sức khó khăn và nguy hiểm.
Tại phân khu Nam, từ 23/3 bộ đội ta đã hình thành một hệ thống giao thông
hào thắt chặt quanh Hồng Cúm, cắt rời phân khu trung tâm và chấm dứt việc hạ
cánh của máy bay trên đường băng tại đây.
Đợt 2 chiến dịch kéo dài gần 1 tháng, các đơn vị bộ đội của ta cũng bị
thương vong khá lớn, thời tiết lúc này vào mùa mưa, bộ đội sống dưới chiến hào
gặp nhiều khó khăn. [4; tr.104-105]
Phút nghỉ ngơi giữa chiến hào
Nguồn:
Đợt 3 (từ 1/5 đến 7/5): Đánh chiếm các cao điểm cuối cùng ở phía Đông, tiến lên
tổng công kích, tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Trận địa pháo 12,7 mm ở Điện Biên Phủ
21
Nguồn:
17 giờ ngày 1/5/1954, pháo của ta bắt đầu bắn mãnh liệt vào các khu vực
của địch. Trong đợt tấn công lần 3, hỏa tiễn 122 của ta lần đầu tiên xuất hiện đã
làm cho binh lính địch càng thêm hoảng sợ. Sau đợt pháo kích kéo dài, bộ đội ta
tiến lên đánh chiếm nhiều vị trí. Có thể nói chưa nơi nào và chưa bao giờ trong
cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đã diễn ra những cảnh tượng bắn máy
bay hào hùng như trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Hàng đàn máy bay Pháp như
bầy thú dữ ầm ầm lao tới, bỗng bất ngờ đụng phải lưới lửa cao xạ 37mm và
12,7mm từ nhiều phía bắn lên. Một chiếc trúng đạn bốc cháy như bó đuốc giữa trời
rồi cắm đầu rơi xuống. Tên phi công hốt hoảng bấm nút nhảy dù, vừa chạm đất liền
bị bộ đội ta bắt sống. Đàn máy bay như đàn ong vỡ tổ, tan tác đội hình, ném đạn
lung tung cả vùng rùng núi Điện Biên hô vang tiếng reo hò: “Hoan hô pháo cao
xa!”,“Hoan hô pháo cao xạ!”.
Đến 4 giờ sáng ngày 7/5 quân ta lần lượt tiêu diệt các cứ điểm đề kháng còn
lại của địch.
Được lệnh không chờ đến tối, nắm ngay thời cơ, 14 giờ chiều ngày 7.5.1954,
Đại đội 360 vượt hàng rào bùng nhùng, bất ngờ tiến công cứ điểm 507. Địch chống
cự yếu ớt rồi bỏ súng giơ tay hàng. Không đầy 15 phút, cứ điểm 507 đã bị đánh
chiếm. Ngay sau đó, đài quan sát trung đoàn báo cáo phát hiện có cờ trắng cả hai
bên sông Nậm Rốm. Thời cơ đã đến, Ban chỉ huy trung đoàn hạ quyết tâm phải
thừa thắng xông lên, lệnh cho tiểu đoàn 130 và 154 vượt qua các cứ điểm 508, 509,
cầu Mường Thanh tiến thẳng vào sở chỉ huy của Đờ Cát.
Một đơn vị phất cờ quyết chiến quyết thắng tiến lên đánh chiếm cầu
Mường Thanh, sáng ngày 7/5/1954
Nguồn:
22
Vượt cầu Mường Thanh tiến vào hầm chỉ huy Đờ - cát
Nguồn:
Nhận lệnh của trung đoàn, Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật chỉ huy trung đội
của Chu Bá Thệ vượt cầu Mường Thanh, mặc cho khẩu đại liên 12 ly 7 của địch
đang khạc đạn, tiến thẳng vào hầm Đờ Cát. Lúc đầu có đồng chí Vinh và Nhỏ, sau
đồng chí Luật tới thì cả năm người (Luật, Vinh, Nhỏ, Lam, Hiếu) xông vào hầm.
Đồng chí Luật nói tiếng Pháp bắt tướng Đờ Cát đầu hàng cùng toàn bộ ban tham
mưu của ông ta".
Tướng Đờ-cát cùng bộ chỉ huy ra hàng
Nguồn:
Ở phân khu Nam (Hồng Cúm), ta dùng loa kêu gọi địch ra hàng. Chúng lợi
dụng trời tối tháo chạy. Đến 24 giờ cùng ngày 7/5 ta truy kích bắt sống được toàn
bộ.
Sau 55 ngày đêm chiến đấu, bộ đội ta đã tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm
23