Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

“ Bước đầu nghiên cứu khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.57 KB, 51 trang )

i
SVTH: Bùi Tấn Phong GVHD: PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi muốn là cảm ơn cha mẹ tôi rất nhiều, người đã cho tôi tất
cả để tôi có được ngày hôm nay. Cảm ơn các thầy cô, những người đã trang bò
cho tôi tri thức trong thời gian tơi học tại trường; và tiểu luận tốt nghiệp chính là
thành quả của những tri thức đó.
Để hoàn thành tốt bài tiểu luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của thầy giáo – tiến só Nguyễn Kỳ Phùng cùng các anh chò trong Phân viện khí
tượng thuỷ văn và mơi trường phía Nam trong việc truyền đạt kiến thức và
những tài liệu cần thiết.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên: Bùi Tấn Phong
Nghiên cứu khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ
ii
SVTH: Bùi Tấn Phong GVHD: PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng
TÓM TẮT
Nghiên cứu này thực hiện dựa trên các số liệu thu thập được từ các nghiên cứu
khảo sát đã được thực hiện trước đó. Thông qua số liệu thu thập được nghiên cứu
và tính toán các khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ. Kết quả nghiên
cứu sẻ cho ta biết được vùng biển nghiên cứu còn có khả năng tiếp nhận chất ô
nhiễm hay không.
ABSTRACT
This study performed based on data collected from survey research has been done
before. Through the data collected and calculated study of bearing capacity of the
Can Gio coastal waters. Research results will be known sea research has capacity
to absorb pollutants or not
Nghiên cứu khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ
iii
SVTH: Bùi Tấn Phong GVHD: PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng
MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN i
TĨM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, CHỮ VIẾT TẮT iv
MỞ ĐẦU 1
I. Đặt vấn đề: 1
II. Mục tiêu của đề tài: 1
III. Nội dung thực hiện: 1
IV. Chọn bộ thơng số và các tiêu chí, tiêu chuẩn bảo vệ mơi trường 2
Lựa chọn bộ thơng số mơi trường 2
Lựa chọn tiêu chí, các bộ tiêu chuẩn mơi trường 2
V. Phương pháp nghiên cứu: 3
CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN CẦN
GIỜ 3
1.1 Điều kiện tự nhiên 3
1.1.1 Vị trí địa lý 3
1.1.2 Khí hậu 5
1.1.3 Thủy văn 12
1.1.4 Địa hình 14
1.1.5 Thổ nhưỡng: 15
1.1.6 Hệ sinh thái 17
1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội: 19
1.2.1 Tình hình kinh tế 19
1.2.2 Tình hình xã hội 27
Nghiên cứu khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ
iv
SVTH: Bùi Tấn Phong GVHD: PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 29
2.1 Giải thích một số thuật ngữ 29
2.2 Một số cơng thức tính 30

2.3 Phương trình cân bằng của vịnh 33
CHƯƠNG 3 PHẦN CHUN ĐỀ 34
3.1 THỐNG KÊ CÁC NGUỒN THẢI: 34
3.2 Tính tốn khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ 36
3.2.1 Những số liệu cần thiết để đưa vào tính tốn 36
3.2.2 Kết quả nghiên cứu 39
KẾT LUẬN 43
1. Kết quả đạt được trong nghiên cứu 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, CHỮ VIẾT TẮT
Nghiên cứu khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ
v
SVTH: Bùi Tấn Phong GVHD: PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng
Danh sách các bảng
Bảng 1-1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (0C) 6
Bảng 1-2 Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối tháng và năm (0C) 6
Bảng 1-3: Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối tháng và năm (0C) 7
Bảng 1-4 Nhiệt độ không khí thấp nhất trung bình tháng và năm (0C) 7
Bảng 1-5 Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình tháng và năm (0C) 7
Bảng1-6 Hướng và tốc độ gió mạnh nhất tháng và năm (m/s) 8
Bảng 1-7 Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s) 9
Bảng 1-8 Độ ẩm tương đối thấp nhất tuyệt đối tháng, năm (%) 10
Bảng 1-9 Độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình tháng, năm (%) 10
Bảng 1-10 : Thống kê số liệu về Giáo dục niên học 2004 – 2005 27
Bảng 3-11 lưu lượng nước thải công nghiệp ở khu kinh tế trọng điểm miền nam.34
Bảng 3-12 Một số vụ ô nhiễm dầu ở Vũng Tàu 35
Bảng 3-13 Đặc trưng của hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn 36
Danh sách các hình
Hình 1.1-1 Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu 4
Hình 3.2-2 vị trí vùng biển nghiên cứu 36

Hình 3.2-3 vị trí cắt tiết diện 39
Danh sách chữ viết tắt
Quy Chuẩn Việt Nam – QCVN
Tiêu Chuẩn Việt Nam – TCVN
Nghiên cứu khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ
vi
SVTH: Bùi Tấn Phong GVHD: PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng
Tiêu Chuẩn Môi Trường – TCMT
Nghiên cứu khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ
1
SVTH: Bùi Tấn Phong GVHD: PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng
MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:
Huyện Cần Giờ đang được sự đầu tư và quan tâm của thành phố với nhiều dự án
phát triển kinh tế như du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy hải sản. Cho nên với sự
đầu tư phát triển kinh tế của thành phố thì vấn đề dặt ra là nó gây ảnh hưởng đến
môi trường như thế nào? Vì vậy tôi thực hiện tiểu luận “ Bước đầu nghiên cứu
khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ”.
II. Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá mức độ ôniễm ven biển CầnGiờ.
- Bước đầughiên cứu khả năng hịu tải vùng ven biển Cần Giờ.
III. Nội dung thực hiện:
- Xác định, đánh giá và lượng hoá các nguồn vật chất ô nhiễm vào thuỷ vực.
- Lựa chọn bộ thông số nghiên cứu.
- Nghiên cứu đồng bộ các quá trình chuyển hoá vật chất (các chu trình cơ bản của:
N, P…); các tác động của yếu tố khí tượng - thuỷ văn trong thuỷ vực
- Tổng hợp các kết quả, tính toán khả năng chịu tải.
Nghiên cứu khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ
2
SVTH: Bùi Tấn Phong GVHD: PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng

IV. Chọn bộ thông số và các tiêu chí, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường
Lựa chọn bộ thông số môi trường
Tuỳ theo nội dung nghiên cứu cụ thể (loại nguồn tác động, đối tượng cần bảo
vệ…) để xác định những nhóm tài liệu, thông tin và những thông số môi trường
cần nghiên cứu. Đối với những thuỷ vực ven biển, thông thường các nhóm thông
số môi trường cơ bản được lựa chọn gồm :
- Các thông số môi trường nền: T0C, S‰, pH, DO, độ đục, …
- Các thông số ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng: BOD, COD, N-T, P-T, TSS, …
- Các thông số độc hại: Kim loại nặng, hoá chất, dầu mỡ, kháng sinh, …
- Các thông số sinh học: khu hệ sinh vật phù du, vi sinh vật, …
Trong nghiên cứu này ta chọn tính toán một số thông số tiêu biểu sau : BOD, Zn,
Pb, Hg, NO
3
-
, PO
4
-3
.
Lựa chọn tiêu chí, các bộ tiêu chuẩn môi trường
- Các tiêu chí bảo vệ môi trường ven biển thường là: duy trì hệ sinh thái tự nhiên,
bảo vệ các loài thuỷ sinh, cảnh quan thiên nhiên hoặc các giá trị tài nguyên…
- Nhà nước Việt Nam đã ban hành các bộ tiêu chuẩn môi trường như: TCVN
1995, TCVN 1996, TCVN 2000, TCVN 2001, TCVN 2005 và mới ban hành sử
dụng hiện nay là QCVN với các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường nước (nước
mặt, nước ngầm, nước biển ven bờ…) và bảo vệ đời sống thuỷ sinh (các tiêu
chuẩn về tải lượng thải vào các thuỷ vực…) đã được xây dựng.
Ngoài ra, có thể tham khảo các bộ Tiêu chuẩn môi trường (TCMT) của các nước
trong khu vực và thế giới để áp dụng trong quá trình tính toán và đánh giá.
Ở đây trong nghiên cứu này ta sử dụng QCVN về chất lượng nước biển ven bờ và
tiêu chuẩn Asean.

Nghiên cứu khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ
3
SVTH: Bùi Tấn Phong GVHD: PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng
V. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu quan trắc, phân tích số liệu. Tiến hành tính toán số
liệu. Ta chọn phương pháp này vì đây mới là nghiên cứu sơ bộ.
CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ
HỘI CỦA HUYỆN CẦN GIỜ
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Cần Giờ là huyện ngoại thành phía Đông Nam TP. Hồ Chí Minh, cách
trung tâm thành phố 50 km theo đường chim bay, có chiều dài từ Bắc xuống Nam
là 35 km, từ Đông sang Tây là 30 km.
Tọa độ:
Từ 10
0
22’14” đến 10
0
37’39” vĩ độ Bắc.
Từ 106
0
46’12” đến 107
0
00’59” kinh độ Đông.
Tiếp giáp với:
Phía Bắc: huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Phía Đông: huyện Châu Thành tỉnh Đồng Nai và xã Long Sơn thuộc thành phố
Vũng Tàu.
Phía Nam: biển Đông.
Phía Tây: huyện Gò Công Đông của tỉnh Tiền Giang, 2 huyện Cần Đước và Cần

Giuộc của tỉnh Long An và huyện Nhà Bè của thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 71.624 ha, bằng 1/3 diện tích toàn thành phố.
Cần Giờ được bao bọc trong vùng các cửa sông: Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị
Nghiên cứu khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ
4
SVTH: Bùi Tấn Phong GVHD: PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng
Vải (phía Đông Bắc) và sông Soài Rạp, Đồng Tranh (phía Tây Nam). Huyện có
đường bờ biển dài 15 km chạy chệch theo hướng Tây Nam – Đông Bắc.
Hình 1.1-1 Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ
5
SVTH: Bùi Tấn Phong GVHD: PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng
1.1.2 Khí hậu
Huyện Cần Giờ có khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai
mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch, mùa
nắng kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 dương lịch. Nhiệt độ cao và ổn định, số giờ
nắng và lượng bức xạ phong phú, độ ẩm cao nhưng Cần Giờ có lượng mưa thấp
nhất thành phố.
1.1.2.1 Số giờ nắng:
Đạt trung bình từ 5 đến 9 giờ/ngày. Các tháng mùa khô đều đạt trên 240 giờ/tháng.
Cao nhất là tháng 3 với 276 giờ, tháng thấp nhất là tháng 9 với 169 giờ. Các tháng
mùa mưa trung bình 170 giờ/tháng.
1.1.2.2 Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ không khí trung bình tháng năm
Nằm vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa thế ven biển, nên Vùng cửa
sông Cần Giờ có nền nhiệt độ cao, ổn định, nóng ẩm quanh năm. Nhiệt độ trung
bình năm dao động từ 25 - 29
0
C. Tháng 5 là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung
bình tháng khoảng 28 - 29

0
C. Tháng 12 là tháng lạnh nhất, với nhiệt độ trung bình
tháng dao động trong khoảng 25 - 26
0
C. Biên độ dao động nhiệt độ trung bình
tháng nhỏ, khoảng 3 - 4
0
C cho cả vùng biển lẫn đất liền.
Nhìn chung biến trình năm của nhiệt độ ở đây có dạng biến trình kép.
Tháng lạnh nhất trong năm (tháng 12) nhưng tháng nóng nhất lại là tháng 5 (trong
khi đó ở miền Bắc và miền Trung rơi vào tháng 7).
Nghiên cứu khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ
6
SVTH: Bùi Tấn Phong GVHD: PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng
Bảng 1-1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (0C)
Tháng
Trạm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Vũng Tàu 25,6 26,3 27,8 28,9 28,9 28,0 27,4 27,4 27,2 27,1 26,9 25,5 27,2
Côn Đảo 25,2 25,6 26,9 28,1 28,3 27,8 27,5 27,5 27,2 26,9 26,6 25,7 26,9
Thị Vải 26,1 25,5 25,1 28,4 28,4 27,8 27,3 27,3 27,2 26,9 26,1 24,8 26,9
Đại Tùng Lâm 26,6 26,4 27,4 28,8 28,0 27,1 27,2 27,0 26,8 26,0 25,3 24,7 26,9
Các cực trị của nhiệt độ
Do vị trí của huyện nằm gần biển nên nhìn chung nhiệt độ tối cao trong
những ngày nóng nhất cũng ít khi vượt qua 35
0
C, còn nhiệt độ tối thấp trong
những ngày lạnh nhất cũng không vượt quá 15
0
C (trên đất liền), dưới 18

0
C (ở trên
biển).
Bảng 1-2 Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối tháng và năm (0C)
Tháng
Trạm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Vũng Tàu 32,9 32,8 34,2 35,8 35,7 34,5 33,5 33,5 33,1 32,6 33,3 32,3 35,8
Côn Đảo 32,0 33,5 34,0 36,0 35,5 33,4 32,4 33,5 32,4 32,3 31,8 31,3 36,0
Nghiên cứu khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ
7
SVTH: Bùi Tấn Phong GVHD: PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng
Bảng 1-3: Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối tháng và năm (0C)
Tháng
Trạm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Vũng Tàu 16,8 18,4 16,8 21,0 18,7 17,9 20,0 18,2 18,6 19,0 17,1 15,0 15,0
Côn Đảo 17,9 17,7 19,0 19,2 22,1 21,8 20,6 21,1 21,4 21,1 19,0 19,8 17,7
Bảng 1-4 Nhiệt độ không khí thấp nhất trung bình tháng và năm (0C)
Tháng
Trạm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Vũng Tàu 22,4 23,6 25,1 26,2 26,2 25,4 24,9 25,0 24,8 24,6 24,3 22,9 24,6
Côn Đảo 23,6 23,8 24,3 25,2 25,2 24,8 24,9 25,0 24,5 24,6 24,9 24,3 24,6
Bảng 1-5 Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình tháng và năm (0C)
Tháng
Trạm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Vũng Tàu 28,6 29,1 30,5 31,7 32,1 31,3 30,7 30,6 30,4 30,2 30,2 29,3 30,4
Côn Đảo 27,6 28,5 30,3 31,7 31,7 30,6 30,2 30,2 30,1 29,9 29,1 27,7 29,8

Nghiên cứu khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ
8
SVTH: Bùi Tấn Phong GVHD: PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng
1.1.2.3 Bức xạ:
Lượng bức xạ trung bình hàng ngày không chênh lệch nhiều, luôn đạt trên 300
calo/cm
2
, lượng bức xạ thường giảm từ tháng 9 đến tháng 12, biến động từ 10 – 14
kcalo/ cm
2
/tháng, cao nhất là tháng 3 với 14,2 kcalo/ cm
2
, thấp nhất là tháng 11 với
10.20 kcalo/ cm
2
.
1.1.2.4 Chế độ gió:
Hướng gió
Nằm trong khu vực gió mùa, Vùng cửa sông ven biển Cần Giờ có hướng
gió thổi theo mùa một cách rõ rệt: các tháng 11 đến tháng 3 (trên đất liền) là thời
kỳ gió Đông Bắc và Đông Đông Bắc chiếm ưu thế với tần số lớn nhất (trên 70%);
các tháng 6 - 9 là thời kỳ gió mùa Tây Nam chiếm ưu thế; các tháng 5 và tháng 10
là thời kỳ giao mùa giữa hai luồng gió Đông Bắc và Tây Nam nên hướng gió luân
phiên thay đổi.
Bảng1-6 Hướng và tốc độ gió mạnh nhất tháng và năm (m/s)
Tháng
Trạm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Vũng Tàu
E

15
E
15
E
15
E
15
SW
20
SW
26
SW
20
SW
19
NE
18
NW
14
E
16
E
14
SW
26
Côn Đảo
NE
18
NE
18

ENE
17
E
13
W
28
NW
30
W
31
NE
28
WSW
22
SW
21
W
17
NE
23
W
31
(Nguồn tài liệu và số liệu do Sở KHCN và MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cung cấp vào năm 2003)
Tốc độ gió
Nghiên cứu khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ
9
SVTH: Bùi Tấn Phong GVHD: PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng
Tốc độ gió khu vực tăng mạnh vào các tháng 12 đến tháng 3, tạo thành mùa
gió chướng trong giai đoạn mùa đông. Đây là giai đoạn khó khăn cho ngành khai
thác, đánh bắt hải sản và vận tải trên biển cho những vùng biển ven bờ cũng như

ngoài khơi.
Trên vùng ngoài biển khôi tốc độ gió từ 5 - 15 m/s chiếm tần suất tới trên
70% trong các tháng mùa đông, nhất là các tháng 12 - 2 là thời kỳ gió mạnh nhất,
cấp gió 11 -15 m/s chiếm tần suất 40 - 50%, hình thành mùa gió chướng, gió rất
mạnh ở vùng ngoài khơi.
Bảng 1-7 Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s)
Tháng
Trạm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Vũng Tàu 3,2 4,6 4,7 3,8 2,7 3,2 2,8 2,9 2,3 2,0 2,4 2,9 3,2
Côn Đảo 3,7 3,2 2,6 1,6 1,7 2,5 2,5 3,2 2,1 1,7 3,0 4,0 2,6
Bạch Hổ 12,4 8,2 8,3 6,1 5,4 8,9 9,1 6,1 7,2 10,9 13,6 14,8 9,2
Vịnh Gành Rái 4,5 4,8 5,6 5,4 4,3 4,8 5,2 5,4 4,4 4,4 5,0 5,2 4,9
Thị Vải 3,9 4,0 4,4 3,2 2,5 2,8 2,7 3,6 2,7 3,0 2,8 2,9 3,2
(Nguồn tài liệu và số liệu do Sở KHCN và MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cung cấp vào năm 2003)
Tốc độ gió trung bình năm mạnh nhất theo số liệu quan trắc trong vòng 50
năm gần đây tại trạm Vũng Tàu là 26 m/s.
1.1.2.5 Chế độ ẩm
Chế độ ẩm không khí cũng có sự khác biệt giữa hai mùa mưa và mùa khô.
Trong mùa mưa (tháng 5 - 10), độ ẩm không khí tương đối trung bình tháng dao
động trong khoảng 80 - 83% (trên đất liền), khoảng 84 - 88% (trên biển). Trong
Nghiên cứu khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ
10
SVTH: Bùi Tấn Phong GVHD: PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng
mùa khô (tháng 11 - 4) giá trị này trên đất liền dao động trong khoảng 74 - 80%,
trên biển khoảng 80 - 85%.
Trong ngày, độ ẩm tương đối thấp nhất vào khoảng 12 - 14 giờ (khoảng
thời gian nhiệt độ cao nhất trong ngày) và độ ẩm cao nhất vào thời gian 5 - 6 giờ
sáng (thời điểm lạnh nhất trong ngày), nghóa là tỉ lệ nghịch với biến trình ngày
nhiệt độ.

Bảng 1-8 Độ ẩm tương đối thấp nhất tuyệt đối tháng, năm (%)
Tháng
Trạm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Vũng Tàu 40 21 33 45 38 51 49 56 50 49 41 39 21
Côn Đảo 35 29 35 35 21 26 34 37 46 49 42 41 21
Bạch Hổ 62 71 69 60 50 60 57 60 60 58 62 57 57
Bảng 1-9 Độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình tháng, năm (%)
Tháng
Trạm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Vũng Tàu 56 58 60 60 61 67 66 68 68 69 64 59 69
Côn Đảo 66 67 65 62 64 67 68 68 69 69 70 68 67
Độ ẩm cao hơn các nơi khác trong thành phố từ 4% đến 8%. Trong mùa mưa, ẩm
độ từ 79 – 83%, ẩm nhất vào tháng 9 với 83%. Mùa khô ẩm độ từ 74 – 77%, khô
nhất là vào tháng 4 với 74%.
1.1.2.6 Độ bốc hơi
Khả năng bốc hơi ở vùng cửa sông Cần Giờ được xếp vào loại lớn so với cả
nước, điều đó chứng tỏ đây là vùng đất giàu năng lượng bức xạ, nhiệt và gió.
Nghiên cứu khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ
11
SVTH: Bùi Tấn Phong GVHD: PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng
Tổng hợp nhiều số liệu về độ bốc hơi ở một số khu vực trong huyện cho
thấy khả năng bốc hơi trung bình nằm trên đất liền, trên đảo và vùng nước ven bờ
dao động trong khoảng 1200 - 1400 mm/năm, còn ở ngoài khơi đạt tới 2000 -
2200 mm/năm. Sở dỉ khả năng bốc hơi vùng ngoài khơi xa lớn như vậy là vì đây
là vùng biển nóng và gió mạnh quanh năm, nhất là trong mùa gió chướng.
Trong biến trình năm ở trên đất liền và hải đảo, khả năng bốc hơi lớn nhất
đạt tới 150 - 170 mm/tháng rơi vào tháng 3 - 4 (thời kỳ nhiệt độ khá cao, gió mạnh
và hanh khô nhất), khả năng bốc hơi thấp nhất rơi vào tháng 9 (khoảng 60 - 80

mm/tháng), trùng với thời kỳ mưa nhiều, ẩm, gió không mạnh và nền nhiệt bắt đầu
hạ).
Trong biến trình này, khả năng bốc hơi lớn nhất vào khoảng 12 - 14 giờ thấp nhất
vào khoảng 5 giờ sáng. Lượng bốc hơi cực đại có thể đạt tới 15 mm/ngày cả ở trên
biển lẫn trên đất liền.
Lượng bốc hơi trung bình 40 mm/ngày và 1204 mm/tháng, cao nhất là tháng 6
(1732mm) và thấp nhất là tháng 9 (834mm).
1.1.2.7 Lượng mưa:
Cần Giờ có lượng mưa thấp nhất thành phố Hồ Chí Minh, trung bình từ
1300 – 1400 mm/năm. Lượng mưa trung bình năm trên đất liền có xu thế giảm
dần từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông. Lượng mưa trên đất liền thấp hơn trên
biển, đồng thời mùa mưa cũng ngắn hơn trên biển khoảng một tháng.
Mùa mưa, mùa khô ở đây có sự phân hóa khá sâu sắc, lượng mưa trong 6 tháng
mùa mưa chiếm tới trên 90% tổng lượng mưa trong cả năm. Các tháng 5- 10 có
lượng mưa trung bình khoảng 200 - 300mm/tháng, các tháng 12 đến tháng 4
thường chỉ khoảng 10 -15 mm/tháng, thậm chí mưa dưới mức 5 mm/tháng các
Nghiên cứu khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ
12
SVTH: Bùi Tấn Phong GVHD: PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng
tháng 1 - 3 ở một số khu vực. Các tháng 1-3 thực sự là giai đoạn thiếu nước gay
gắt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp ở khu vực.
Số ngày mưa không quá 160 ngày/năm. Mùa mưa thường bắt đầu từ 20/4 và kết
thúc vào 31/10 hàng năm, tập trung vào tháng 6 và 9. Mưa thường xảy ra vào buổi
chiều từ 14 đến 17 giờ. Mỗi cơn mưa không kéo dài quá 30 phút.
1.1.3 Thủy văn
1.1.3.1 Hệ thống sông ngòi:
Huyện Cần Giờ có hệ thống sông rạch chằng chịt. Nguồn nước từ biển đưa vào
bởi hai cửa chính hình phễu là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái. Nguồn nước từ
sông đổ ra là nơi hội lưu của sông Sài Gòn và Sông Đồng Nai, ra biển bằng hai
tuyến chính là sông Lòng Tàu và Soài Rạp, ngoài ra còn có sông Thị Vải, Gò Gia

và các phụ lưu.
Diện tích sông rạch là 22.161 ha chiếm 21.27% diện tích toàn huyện.
Sông Lòng Tàu là thủy lộ chính đưa các tàu có trọng tải 20.000 tấn vào cảng Sài
Gòn.
Sông rạch phần lớn chảy theo hướng Đông Nam dạng uốn lượn.
Hai sông Lòng Tàu và Soài Rạp là hai hệ thống sông chính chi phối toàn bộ chế
độ thủy văn của các kênh rạch khác, nước biển được đưa vào từ sông Đồng Tranh,
với các hệ thống sông rạch chằng chịt cung cấp nước cho Lâm Viên. Hầu hết các
rạch nhận nước trực tiếp từ sông Đồng Tranh và có hướng chảy từ Tây sang Đông.
1.1.3.2 Chế độ thủy triều:
Toàn bộ sông rạch huyện Cần Giờ chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều
không đều, mỗi ngày 24 giờ xuất hiện hai lần nước lên và nước xuống, số ngày
nhật triều trong tháng hầu như không đáng kể. Trong ngày đỉnh triều thường xấp
Nghiên cứu khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ
13
SVTH: Bùi Tấn Phong GVHD: PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng
xỉ nhưng hai chân triều lại chênh lệch rất xa. Biên độ triều nói chung khá lớn và có
xu thế giảm dần từ phía cửa sông lên phía thượng lưu. Vùng phía Nam có biên độ
lớn hơn phía Bắc 0.6 – 1m. Mực nước cao nhất trong năm thường xuất hiện vào
tháng 10 – 11 dương lịch và thấp nhất vào tháng 5 – 6 dương lịch.
Độ mặn:
Các số liệu đo độ mặn từ năm 1977 đến năm 2000 cho thấy độ mặn lớn nhất khi
triều cường và nhỏ nhất khi triều kém. Diễn biến ngập mặn phụ thuộc vào sự kết
hợp thủy triều ở biển Đông và lưu lượng nước ở thượng nguồn sông Sài Gòn và
sông Đồng Nai. Độ mặn trên các sông rạch biến đổi liên tục theo cả không gian và
thời gian. Độ mặn ở Cần Giờ thâm nhập theo hình vòng cung, cường độ ở sông
Lòng Tàu mạnh hơn ở sông Soài Rạp.
Vào tháng 4, nước biển chiếm ưu thế hơn trong mối tương tác sông biển, nước
mặn xâm nhập sâu hơn vào trong vùng đất liền, do đó độ mặn của nước trong rừng
được nâng lên cao. Ngược lại, vào thời gian từ tháng 9 cho đến tháng 10, khi các

sông giữ vai trò ưu thế trong tương tác sông, biển, lúc đó nước ngọt từ sông đẩy
lùi nước mặn ra biển làm hạ bớt độ mặn của nước trong khu vực.
Nước mặn theo dòng chảy ngược lên thượng lưu trong thời kỳ triều lên hòa lẩn
vào nước ngọt từ nguồn đổ về thành nước lợ, sau đó tiêu đi trong thời kỳ triều rút.
Do đó càng vào sâu trong đất liền độ mặn càng giảm.
Từ khi thủy điện Trị An chính thức đi vào hoạt động, nhà máy này có ảnh hưởng
đến sự biến đổi độ mặn của vùng Cần Giờ rõ rệt. Trong mùa khô lượng nước xả
cao nên độ mặn giảm so với trước kia. Tại mũi Nhà Bè (trong đất liền), trước đây
độ mặn đo được từ 4‰ đến 9‰ nay chỉ còn 4‰ và lùi xa về phía Nam tại Tam
Thôn Hiệp (gần biển hơn) độ mặn chỉ đạt 18‰.
Ngược lại trong mùa mưa độ mặn lại tăng hơn trước do lượng nước xả của hồ Trị
An giảm đi.
Và ở cùng thời điểm độ mặn hệ sông Soài Rạp thấp hơn hẳn so với hệ sông Lòng
Tàu do dạng dòng sông hình thành khác nhau. Sông Soài Rạp có mặt cắt cạn hơn
Nghiên cứu khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ
14
SVTH: Bùi Tấn Phong GVHD: PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng
sông Lòng Tàu nên tác động từ biển Đông vào sông Soài Rạp yếu hơn vào sông
Lòng Tàu.
1.1.4 Địa hình
Địa hình trũng thấp, cao độ chung dao động trong khoảng từ 0.0m đến 2.5m (trừ
khối Giồng Chùa, xã Thạnh An – cao 10.1m), được phân chia theo mức độ ngập
triều như sau:
Dạng ngập hai lần trong ngày:
Là dạng bãi bồi ven biển và cửa sông với cao độ 0,0 – 0,2m, bị ngập nước hang
ngày khi triều lên, không có lớp phủ tực vật, có diện tích không ổn định chiếm
khoảng 5.200 ha bằng 7,6% tổng diện tích của huyện, thuộc các xã ven biển như
Long Hòa, Cần Thạnh, Thạnh An.
Dạng ngập một lần trong ngày:
Có cao độ từ 0,2 – 0,5m, phân bố không liên tục,lốm đốm dạng da beo, tập trung ở

khu vực giữa và kéo dài, mở rộng về phía Nam và Đông Nam của huyện, thuộc
các xã An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Cần Thạnh, Long Hòa. Vùng này hang
ngày không bị ngập nước khi triều lên, chiếm diện tích hơn 6000ha, bằng 8,2%
diện tích huyện.
Dạng ngập theo chu kỳ tháng:
Dạng này có cao độ từ 0,5 – 1,0m phân bố trên diện rộng nhất, tập trung ở phần
giữa huyện, chiếm phần lớn các xã An Thới Đông, Thạnh An, phía Nam Tam
Thôn Hiệp, phía Đông Lý Nhơn và phía Bắc Cần Thạnh – Long Hòa. Vùng này
ngập triều ít nhất hai lần trong tháng và con nước lớn. Vào các tháng có nước lớn
Nghiên cứu khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ
15
SVTH: Bùi Tấn Phong GVHD: PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng
có thể ngập từ 5 – 10 lần. Diện tích của dạng địa hình này là 16.150 ha, chiếm
23,4% diện tích huyện.
Dạng ngập theo chu kỳ năm:
Có cao độ từ 1,0 – 1,5m, phân bố trên diện tích khá rộng phía Bắc của huyện,
chiếm phần lớn xã Bình Khánh, một phần phía Bắc xã Tam Thôn Hiệp, chạy dọc
về phía Tây từ Bắc xuống Nam, chiếm phần lớn xã Lý Nhơn, một phần nằm trong
xã Cần Thạnh – Long Hòa. Tại đây vào các con nước lớn trong các tháng 9,10,
mật độ dóng chảy và mặt nước có cao hơn. Diện tích vào khoảng 15.000 ha, chiếm
21% diện tích toàn huyện.
Dạng không ngập:
Có cao độ từ 2 -10m, phân bố ở Giòng Chùa, xã Thạnh An, diện tích khoảng 50
ha, bằng 0,072 diện tích toàn huyện. Đây là điểm cao nhất của huyện không bị
ngập triều.
Tóm lại, địa hình Cần Giờ chiếm ưu thế với các dạng địa hình ngập theo chu kỳ
tháng(23,4%), chu kỳ năm(21%), chu kỳ nhiều năm(13,8%). Trong đó dạng ngập
theo chu kỳ ngày chỉ chiếm 8,9%, dạng bãi bồi ven sông và cửa sông chiếm 7,6%
đã chứng tỏ địa hình ở đây có xu hướng bồi đắp, phát triển thành địa hình cao,
dạng ít ngập nước hơn có khuynh hướng bồi đắp lâu biến dạng địa hình ngập theo

chu kỳ ngày.
Cùng với diện tích mặt nước sông rạch chiếm khoảng 25%, cộng thêm diện tích
ngập theo chu kỳ ngày đã thể hiện rõ thế mạnh trong việc nuôi trồng thủy sản.
1.1.5 Thổ nhưỡng:
Đất ở Cần Giờ gồm các nhóm sau:
Nghiên cứu khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ
16
SVTH: Bùi Tấn Phong GVHD: PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng
1.1.5.1 Nhóm đất cát biển:
Phân bố: vùng ven biển thuộc các xã Cần Thạnh, Long Hòa thành hai hàng lang
hẹp không đều, chạy dài song song từ mũi Cần Giờ dến Long Hòa, Lý Nhơn với
diện tích 680ha, chiếm 1,3% diện tích đất của huyện. Do địa hình cao hầu như
không ngập nước nên giồng cát là những tụ điểm dân cư sớm nhất từ khi con
người khai phá vùng này.
1.1.5.2 Nhóm đất phù sa trên nền phèn tiềm tàng nhiễm mặn vào
mùa khô:
Phân bố thành hành lang theo đê tự nhiên ven sông nơi có địa hình cao trên dưới
2m, phân bố ở xã Lý Nhơn có diện tích 1385ha, xã Bình Khánh 95ha.
Đây là loại đất khá tốt, chủ yếu trồng lúa. Năng suất còn kém do không có nguồn
nước tưới bổ sung và nhiểm mặn vào mùa khô.
1.1.5.3 Nhóm dất phèn;
Diện tích 4.380 ha. Phân bố ở phía Nam xã Bình Khánh và xã An Thới Đông.
Tính chất lý hóa: là loại đất nặng, tầng sinh phèn xuất hiện nông, có thể trồng lúa.
Có hàm lượng mùn khá cao, giàu Mg
2+
. Mất cân đối giữa Ca
2+
và Mg
2+
.

pH nước khá cao, ở tầng từ 0 – 70cm: pH 5,5 – 5,8. Nhờ tầng phù sa trên mặt dày
15 – 20cm, khi có mưa rửa phèn, rửa mặn trồng lúa với năng suất 2 – 2,5 tấn ha.
1.1.5.4 Nhóm đất mặn phèn:
Đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, ngập mặn thường xuyên, chiếm
53% diện tích toàn huyện(27.280ha), phân bố hầu hết các xã (trừ xã Bình Khánh).
Đây là loại đất giàu mùn, nghèo lân, kali trung bình, đất mặn nhiều. Cây đước mọc
tốt ở đây. Vì vậy, cần tận dụng hết diện tích của nó để trồng đước hiệu quả.
Đất mặn phèn tiềm tàng ngập mặn theo con nước: loại đất này có diện tích
4870ha, chiếm 9,56% diên tích của huyện, phân bố khắp các xã (trừ Bình Khánh),
Nghiên cứu khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ
17
SVTH: Bùi Tấn Phong GVHD: PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng
nhưng chủ yếu theo thềm long chảo vùng đầm lầy ngập mặn. Tính chất lý hóa
tương tự như loại đất trên, nhưng do tầng mặt đất chặt cứng do cấp hạt sét và thịt
chiếm từ 99 – 94% nên cây đước không phát triển.
Đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, nhiều cát, ngập mặn theo con nước:
loại đât có diện tích 370ha, chiếm 0,7% diện tích của huyện, phân bố tại xã long
Hòa, nằm giữa hai giồng cát cách nhau 800m. Tính chất của loại dất này là nghèo
mùn, nghèo dưỡng chất.
1.1.5.5 Nhóm đất than bùn:
Diện tích 210ha, phân bố ở nhiều nơi như: An Nghĩa, nông trường quận Tân Bình,
quận 5, cù lao phú lợi, bênh bờ vịnh Gành Rái, Đây là loại than bùn có chất
lượng kém, không đạt tiêu chuẩn, dùng làm phân bón.
1.1.6 Hệ sinh thái
1.1.6.1 Thảm thực vật
Rừng ngập mặn Cần Giờ trước kia là một vùng rừng rậm rạp khoảng 40.000ha với
cây rừng cao đến 25m và hội đoản đước đôi chiếm ưu thế ở các vùng có triều ngập
hàng ngày hoặc hàng tháng với các hội đoàn phụ bần đắng và mắm trắng (khu vực
bãi bùn lỏng mới bồi ven sông Đồng Tranh – Soài Rạp, gần biển có độ mặn cao).
Ngoài ra có hai hội đoàn phụ bên trong: đước đôi - vẹt tách, đước đôi – xu.

Song song với hội đoàn đước đôi là hội đoàn chà là trên vùng đất cao ít bị ngập
bởi triều, chỉ bị ngập ở các ngày triều thật cường. Có hai hội đoàn phụ là: chà là –
vẹt dù xen kẻ với cóc (khu vực ngập những ngày triều cường trong tháng), chà là
– giá (khu vực cao chỉ ngập vài lần trong năm).
Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, do ảnh hưởng các chất độc hóa học, bom
đạn, đã khiến cho rừng nguyên sinh biến mất dần và tái sinh tự nhiên thành rừng
thứ sinh. Sau năm 1975, theo chỉ đạo của thành phố, rừng Cần Giờ được trồng mới
khôi phục lại để có sự cân bằng sinh thái.
Nghiên cứu khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ
18
SVTH: Bùi Tấn Phong GVHD: PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng
Ở Cần Giờ có 33 loài thuộc 19 chi, 15 họ ở rừng ngập mặn Cần Giờ so với 36 loài
cây ngập mặn chủ yếu của rừng ngập mặn Việt Nam. Như vậy, về số lượng loài,
so với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì hầu hết những loài chủ yếu của
rừng ngập mặn đều có mặt ờ Cần Giờ.
Những họ thực vật đặc trưng ở huyện Cần Giờ có thể kể: Verbenaceae(mấm),
Rhizophoraceae(đước, vẹt, trang), Sonneratiaceae(bần)…
Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung
gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và
hệ sinh thái nước mặn. Rừng Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng
Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi
đây rất phong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và
nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh, cá và các động vật có xương sống khác.
1.1.6.2 Hệ động vật
Khu hệ động vật thủy sinh không xương sống với trên 700 loài, khu hệ cá trên
130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 4 loài
có vú. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như: tắc kè
(gekko gekko), kỳ đà nước (varanus salvator), trăn đất (python molurus), trăn gấm
(python reticulatus), rắn cạp nong (bungarus fasciatus), rắn hổ mang (naja naja),
rắn hổ chúa (ophiophagus hannah), vích (chelonia mydas), cá sấu hoa cà

(crocodylus porosus)… Khu hệ chim có khoảng 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ.
Trong đó có 51 loài chim nước và 79 loài không phải chim nước sống trong nhiều
sinh cảnh khác nhau.
Đây là một khu rừng mà theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài là được
khôi phục, chăm sóc, bảo vệ thuộc loại tốt nhất ở Việt Nam và toàn thế giới. Đây
cũng là địa điểm lý tưởng phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.
Nghiên cứu khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ
19
SVTH: Bùi Tấn Phong GVHD: PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng
Rừng ngập mặn Cần Giờ đã trở thành "lá phổi" đồng thời là "quả thận" có chức
năng làm sạch không khí và nước thải từ các thành phố công nghiệp trong thượng
nguồn sông Ðồng Nai - Sài Gòn để ra biển Ðông.
1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội:
1.2.1 Tình hình kinh tế
1.2.1.1 Ngư nghiệp:
Ngư nghiệp giữ vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế khu vực. Hiện nay
hai ngành khai thác chủ yếu gồm khai thác biển và nuôi trồng thủy sản.
Các bãi cá và ngư trường chính của Cần Giờ thuộc vùng biển Đông Nam Bộ, có 5
bãi cá, 4 bãi tôm, 3 bãi mực đang được đánh bắt khai thác. Hai loại thủy sản chủ
yếu được nuôi là nghêu, sò huyết và tôm sú.
Nuôi trồng thủy sản:
Diện tích nuôi nhuyễn thể của huyện năm 2007 là 1.954 ha, sản lượng đạt
18.250 tấn ( nghêu 15.782 tấn, sò 2.240 tấn, hàu 228 tấn) tăng 1,39% kế hoạch và
tăng 7,35% so với cùng kỳ, tương ứng giá trị tổng sản lượng 93,5 tỷ đồng, chiếm
13,4 % tỉ trọng ngành thủy sản.
Vụ nuôi tôm sú năm 2007 toàn huyện có 2.830 hộ thả nuôi 475 triệu con
giống trên diện tích 5.132 ha. Tổng sản lượng tôm sú thu hoạch 6.118 tấn, đạt
80,5% kế hoạch và bằng 87,45% so với năm 2006, năng suất bình quân đạt 1,12
tấn/ha, thấp hơn các năm trước do người dân ý thức thả nuôi ở mật độ thấp để
giảm rủi ro. Giá tôm sú thương phẩm vào cuối năm giảm chỉ còn 65.000 –

75.000đ/kg (cỡ 50 con/kg).
Năm 2007 Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo tăng cường công tác khuyến
nông, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thực hiện thí điểm các mô hình, triển khai các
công trình thủy lợi… tổ chức tập huấn 19 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thủy sản cho
242 lượt người dân; phát hành 260 bộ tài liệu tuyên truyền phòng ngừa bệnh đốm
Nghiên cứu khả năng chịu tải của vùng biển ven bờ Cần Giờ

×