Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc đĩa (nerita balteata reeve, 1855) tại quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 69 trang )

i

MỤC LỤC

1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1
1.1 Tình hình nghiên cứu về ĐVTM trên thế giới và ở Việt Nam 1
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 1
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 2
1.2 Tình hình nghiên cứu ốc đĩa trên thế giới và Việt Nam 3
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 3
1.2.1.1 Nghiên cứu hệ thống phân loại 4
1.2.1.2 Đặc điểm hình thái 4
1.2.1.3 Đặc điểm phân bố 5
1.2.1.4 Đặc điểm sinh sản 6
1.2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng 7
1.2.1.6 Đặc điểm dinh dưỡng 7
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 7
1.2.2.1 Tình hình nghiên cứu động vật thân mềm ở tỉnh Quảng Ninh 7
1.3 Tình hình sản xuất giống và nuôi ĐVTM ở Quảng Ninh 9
1.3.1 Sản xuất giống động vật thân mềm 9
1.3.2 Nuôi thương phẩm ĐVTM 10
1.3.2.1 Hình thức nuôi ĐVTM bằng giàn bè, lồng treo 11
1.3.2.2 Hình thức nuôi ĐVTM trên bãi triều 14
1.3.2.3 Tình hình dịch bệnh trên ĐVTM tại Quảng Ninh 15
1.3.2.4 Thị trường tiêu thụ ĐVTM 16
1.3.3 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ninh 17
1.3.3.1 Vị trí địa lý 17
1.3.3.2 Địa hình 17
1.3.3.3 Khí hậu 18
2 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 20


2.2 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 20
2.3 Phương pháp thu mẫu và phân tích mẫu 21
ii

2.3.1 Phương pháp thu mẫu 21
2.3.2 Phương pháp phân tích mẫu 21
2.3.2.1 Phương pháp xác định các chỉ tiêu hình thái bên ngoài 21
2.3.2.2 Phương pháp xác định đặc điểm sinh sản 22
2.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 25
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 25
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 25
2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 25
3 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
3.1 Mối tương quan giữa các chỉ tiêu kích thước và khối lượng ốc đĩa 27
3.1.1 Các chỉ tiêu về kích thước của ốc đĩa 27
3.1.2 Các chỉ tiêu khối lượng của ốc đĩa 28
3.1.3 Các mối tương quan giữa kích thước và khối lượng của ốc đĩa 29
3.2 Giới tính và tỷ lệ đực cái 31
3.2.1 Giới tính 31
3.2.2 Tỷ lệ đực cái 32
3.3 Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục 34
3.4 Hệ số thành thục sinh dục 37
3.4.1 Hệ số thành thục sinh dục của ốc đĩa đực 37
3.4.2 Hệ số thành thục sinh dục của ốc đĩa cái 38
3.5 Sức sinh sản 39
3.6 Mùa vụ sinh sản 40
3.7 Kích thước thành thục sinh dục lần đầu 41
4 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 43
4.1 KẾT LUẬN 43
4.2 ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 44

5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
6 PHỤ LỤC 48


iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Hình dạng cấu tạo ngoài của ốc đĩa N. balteata 5
Hình 2: Vị trí địa lý tỉnh Quảng Ninh 18
Hình 3: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 20
Hình 4: Địa điểm thu mẫu ốc đĩa tại Quảng Ninh 21
Hình 5: Mối tương quan giữa chiều cao và khối lượng thân của ốc đĩa 30
Hình 6: Mối tương quan giữa chiều cao và khối lượng thân mềm ốc đĩa 30
Hình 7: Cơ quan sinh dục của ốc đĩa đực (A) và cái (B) 31
Hình 8: Tỷ lệ đực cái theo phân nhóm kích thước 33
Hình 9: Tổ chức học tế bào sinh dục của ốc đĩa giai đoạn I (100x) 35
Hình 10: Tổ chức học tế bào sinh dục của ốc đĩa giai đoạn II. 35
Hình 11: Tổ chức học tế bào sinh dục của ốc đĩa giai đoạn III (100x) 36
Hình 12: Tổ chức học tế bào sinh dục của ốc đĩa giai đoạn IV (100x) 36
Hình 13: Tổ chức học tế bào sinh dục của ốc đĩa giai đoạn IV (100x) 37
Hình 14: Hệ số thành thục sinh dục của ốc đĩa đực 37
Hình 15: Hệ số thành thục sinh dục của ốc đĩa cái 38
Hình 16: Trứng ốc đĩa trên mẫu soi tươi (100x) 40
Hình 17: Kích thước thành thục lần đầu của ốc đĩa 42

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Số lượng giống ĐVTM giai đoạn 2005 – 2010 [17] 9
Bảng 2: Các loài ĐVTM chủ yếu được nuôi tại Quảng Ninh [17] 11
Bảng 3: Diện tích, sản lượng nuôi bãi triều từ năm 2004 – 2011 [17] 15
Bảng 4: Các chỉ tiêu kích thước của ốc đĩa trong thời gian nghiên cứu 27

Bảng 5: Các chỉ tiêu kích thước của ốc đĩa theo nhóm kích thước 28
Bảng 6: Các chỉ tiêu khối lượng của ốc đĩa trong thời gian nghiên cứu 28
Bảng 7: Các chỉ tiêu khối lượng của ốc đĩa theo nhóm kích thước 29
Bảng 8: Biến động tỷ lệ đực : cái của ốc đĩa theo thời gian 32
Bảng 9: Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối của ốc đĩa 39
Bảng 10: Tỷ lệ các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của ốc đĩa 40


MỞ ĐẦU
Ốc đĩa (Nerita balteata Reeve, 1855) là động vật chân bụng có thịt thơm ngon,
giàu dinh dưỡng, sử dụng là một món ăn đặc sản được nhiều người ưa chuộng và có
giá trị xuất khẩu cao. Ở nước ta, ốc đĩa phân bố tập trung ở các bãi triều dưới vùng
rừng cây ngập mặn tại Quảng Ninh và một số tỉnh phía Nam. Loài ốc này có giá trị
kinh tế cao, ở Quảng Ninh giá bán tại các nhà hàng dao động trong khoảng 400 -
500 ngàn đồng/kg. Trên thế giới hiện nay mới có các công trình nghiên cứu xác
định hệ thống phân loại và một số đặc điểm sinh học của ốc đĩa. Ở nước ta hiện nay
vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về đối tượng này.
Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ nội địa đối với loài ốc này là rất
lớn, đặc biệt là ở Quảng Ninh. Chính vì vậy, người dân đã chạy theo lợi nhuận,
khai thác ốc đĩa quá mức dẫn đến nguồn lợi ngoài tự nhiên đang đứng trước nguy
cơ bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Do đó, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu
một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc đĩa (Nerita balteata) tại Quảng Ninh” là
rất cần thiết.
Đây là nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản của ốc đĩa được thực hiện lần
đầu tiên ở Việt Nam. Kết quả của đề tài sẽ góp phần cung cấp những thông tin về
đặc điểm sinh học sinh sản của ốc đĩa. là cơ sở khoa học quan trọng để tiến hành
nghiên cứu thử nghiệm sinh sản nhân tạo và xây dựng quy trình kỹ thuật sinh sản
nhân tạo và nuôi thương phẩm ốc đĩa.











1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình nghiên cứu về ĐVTM trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo Thái Trần Bái (2001), ngành động vật thân mềm có số lượng loài rất
lớn (khoảng 130.000 loài) và có khu vực phân bố rộng trong các môi trường
sống khác nhau nên có tính đa dạng rất cao. Trong đó, lớp chân bụng là lớp lớn
nhất trong ngành động vật thân mềm, bao gồm khoảng 35.000 loài. Đa số các
loài thuộc lớp chân bụng đều có giá trị kinh tế cao [1]. Hiện nay, trên thế giới
đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về các loài thuộc lớp chân bụng
này. Một số nghiên cứu thành công tiêu biểu để làm cơ sở cho các nghiên cứu
về ốc đĩa như: ốc hương Babylonia areolata, ốc nhảy Strombus canarium
Nateewathana (1995) đã nghiên cứu về sự phân bố của ốc hương B.
areolata trên thế giới. Kết quả cho thấy loài này có khu vực phân bố chủ yếu ở
vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương như: SriLanka, Trung Quốc, Hồng Kông,
Philippines, Đài Loan, Nhật Bản và Việt Nam. Ốc hương B. areolata sống trong
những vùng nước sâu từ 5 – 20 m, nền đáy là cát hoặc cát bùn pha lẫn vỏ động
vật thân mềm [22]. Raghunathan và CTV (1994) đã có nghiên cứu về tốc độ sinh
trưởng của ốc hương, sau 10 tháng nghiên cứu trên loài ốc hương Babylonia
spirata đã cho thấy sự sinh trưởng của loài này thấp hơn so với một số loài chân

bụng khác [24].
Đặc điểm sinh học, sinh sản và sản xuất giống nhân tạo ốc hương cũng
được nghiên cứu trên nhiều nước. Ở Ấn Độ, Raghunathan và Ayyakkannu
(1995), đã tiến hành nghiên cứu về loài ốc hương B. spirata ở trong phòng thí
nghiệm. Kết quả nghiên cứu đã mô tả được hoạt động đẻ trứng, hình thái cấu tạo
và quá trình phát triển phôi, ấu trùng của ốc hương. Theo đó, mỗi con ốc cái có
chiều cao trung bình 5 - 6 cm đẻ được 24 – 35 bọc trứng, mỗi bọc chứa khoảng
900 trứng [23].
Nghiên cứu của Shannmugaraj và Ayykkannu (1997) đã xác định được mùa
vụ sinh sản của loài này kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8 nhưng chủ yếu vào tháng
4 đến tháng 8. Năm 1994, tại Thái Lan đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc
2


điểm sinh sản và kỹ thuật nuôi ấu trùng loài B. areolata. Kết quả cho thấy hoạt
động đẻ trứng, quá trình phát triển phôi và ấu trùng của loài B. areolata tương tự
như loài B. spirata. Ốc hương bố mẹ thành thục sinh dục có khả năng sinh sản
quanh năm từ tháng 1 đến tháng 10 nhưng đẻ rộ vào tháng 3 đến tháng 7 mà đỉnh
cao là tháng 4. Trung bình mỗi con đẻ 25 bọc trứng/lần đẻ, mỗi bọc chứa khoảng
400 trứng.
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về đối tượng ốc nhảy S.
canarium. Syamsul (2005) đã nghiên cứu kích thích sinh sản ốc nhảy bằng
phương pháp sốc nhiệt. Kết quả nghiên cứu cho thấy ốc đẻ trứng dính vào lưới,
cuộn lại thành từng búi dưới đáy bể. Mỗi cá thể đẻ được 10 – 20 búi với số lượng
trứng khoảng 5.000 – 7.000 trứng [26]. Betutu và CTV (2005) đã nghiên cứu ảnh
hưởng của độ mặn đến tỉ lệ nở của ốc nhảy S. canarium. Kết quả cho thấy ở
thang độ mặn 30‰, tỷ lệ nở của trứng ốc nhảy là cao nhất (96,9%) [18]. Patchee
và CTV (1998), đã công bố kết quả ương nuôi thành công ấu trùng của loài ốc
nhảy S. canarium từ giai đoạn ấu trùng veliger đến giai đoạn con giống. Trong
đó, mật độ thích hợp cho ương nuôi ấu trùng là 50 – 200 con/l và ở mật độ ương

50 con/l cho tỷ lệ sống của ấu trùng là cao nhất 97,7%. Nghiên cứu của Zaidi và
CTV (2005) cho biết, mùa vụ sinh sản của ốc nhảy ở Indonesia tập trung vào
khoảng từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 3 năm sau [30].
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nghiên cứu về các đối tượng trong lớp chân bụng thuộc ngành
động vật thân mềm vẫn còn là những nghiên cứu mới mẻ do có rất ít công trình
nghiên cứu. Một số đối tượng đã được nghiên cứu như ốc hương, ốc nhảy, bào
ngư Những nghiên cứu đầu tiên về động vật chân bụng là những khảo sát về
thành phần loài sinh vật đáy ở một số đầm vịnh và vùng ven biển Việt Nam,
trong đó có động vật thân mềm và đặc biệt là ốc hương [2]. Theo Nguyễn Chính
(1996), ốc hương là những loài có vỏ mỏng nhưng chắc chắn, dạng bậc thang
với tháp vỏ bằng 1/2 chiều cao vỏ. Trên vỏ có các phiến vân màu tím nâu hình
chữ nhật hay hình thoi [2].
3


Nguyễn Thị Xuân Thu và CTV (2000) đã nghiên cứu thành công về đặc
điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm ốc hương
B. areolata. Đây được coi là nghiên cứu toàn diện nhất về ốc hương ở Việt Nam
và cũng là nghiên cứu thành công đầu tiên trên thế giới về nuôi ốc hương xuất
khẩu từ nguồn giống nhân tạo [14]. Ốc hương có khả năng thành thục quanh
năm, trong đó tập trung vào tháng 3 – 10 với tỷ lệ thành thục đạt 60 – 90%.
Trong điều kiện nhân tạo mỗi con cái đẻ khoảng 18 – 75 bọc trứng/lần đẻ (trung
bình 38 bọc) và mỗi bọc chứa khoảng 168 – 1.849 trứng (trung bình khoảng 743
trứng) [15].
Dương Văn Hiệp và CTV (2006) đã nghiên cứu sinh sản nhân tạo ốc nhảy
S. canarium. Tuy nhiên do đối tượng này được tiến hành thí nghiệm khi các đặc
điểm sinh học chưa được nghiên cứu, cơ sở vật chất hạn chế. Vì vậy kết quả thí
nghiệm chưa thực sự thành công, cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa về đối tượng
này [4].

1.2 Tình hình nghiên cứu ốc đĩa trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Động vật thân mềm được xem là đối tượng thích hợp cho phát triển nuôi
biển – một trong những xu thế của nuôi trồng thủy sản thế kỷ XXI. Trong sản
lượng nuôi trồng thủy sản hàng năm trên thế giới thì động vật thân mềm chiếm
30% về sản lượng và 19% về giá trị [17]. Vì vậy, cần có nhiều công trình khoa
học nghiên cứu nhằm góp phần phát triển nghề nuôi động vật thân mềm trong
tương lai.
Ốc đĩa N. balteata là một đối tượng mới. Trên thế giới đã có một số công
trình nghiên cứu về đối tượng này được công bố, nhưng chủ yếu là mới chỉ có
các công trình nghiên cứu về xác định hệ thống phân loại và một số đặc điểm
sinh học của loài này, tuy nhiên những nghiên cứu này còn rất hạn chế.
Nghiên cứu của Frey và Vermeij (2008) đã nghiên cứu về vị trí và đặc điểm
nền đáy nơi ốc đĩa phân bố. Nhưng chưa xác định được điều kiện môi trường
sống (nhiệt độ, độ mặn, pH… ) và các loài sinh vật đáy điển hình trong cùng khu
vực phân bố với ốc đĩa [20]. Fred (1993) đã nghiên cứu về hình thái cấu tạo
4


ngoài của ốc đĩa nhưng chưa mô tả được vị trí và hình thái cấu tạo của các hệ cơ
quan bên trong [19].
Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh sản của ốc đĩa do Tan và Chou (2000),
Tan và Lee (2009) đã mô tả được một số đặc điểm sinh học sinh sản cơ bản của
ốc đĩa nhưng chưa phân biệt được giới tính, cơ cấu giới tính, cấu tạo cơ quan sinh
dục đực, cái, cũng như sức sinh sản, các giai đoạn phát triển phôi và ấu trùng…
của ốc đĩa [27], [29]. Như vậy, đến nay trên thế giới chưa có công trình khoa học
nào nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo ốc đĩa.
1.2.1.1 Nghiên cứu hệ thống phân loại
Trên thế giới mới chỉ có các công trình nghiên cứu về xác định hệ thống
phân loại và một số đặc điểm sinh học của ốc đĩa. Ốc đĩa có hệ thống phân loại

như sau [20]:
Ngành: Mollusca
Lớp: Gastropoda
Bộ: Archaeogastropoda
Họ: Neritidae
Giống: Nerita
Loài: Nerita balteata Reeve, 1855
1.2.1.2 Đặc điểm hình thái
Ốc đĩa có các đặc điểm hình thái cũng giống như các đặc điểm chung của
các loài trong lớp chân bụng Gastropoda.
Vỏ: tất cả các loài ốc trong họ Neritidae đều có kích thước nhỏ hoặc trung
bình (15-40mm). Vỏ dày chắc chắn, màu nâu đen, cấu tạo bằng đá vôi-là bộ phận
bảo vệ cho khối thân mềm bên trong. Mặt trong của vỏ ốc đĩa có màu vàng nhạt,
có 22 – 28 đường xoắn ốc trên vỏ. Các đường xoắn ốc trên vỏ thưa và ngắn hơn so
với các đường xoắn ốc trên miệng vỏ. Ốc đĩa là loài có đỉnh vỏ tù, mép trong
miệng vỏ có 3 -5 răng cưa, mép ngoài có 18 – 19 răng cưa [19].
Đầu: lớp Gastropoda nói chung và ốc đĩa nói riêng có bộ phận đầu rất phát
triển nằm ở phía trước cơ thể, có dạng hình ống tròn. Đầu có một đôi xúc tu, vị
trí mắt nằm ở gốc của đôi xúc tu.
5









Hình 1: Hình dạng cấu tạo ngoài của ốc đĩa N. balteata

Chân: nằm ở mặt bụng cơ thể và có đế chân rộng thích nghi với đời sống
bò lê trên nền đáy của ốc đĩa. Giữa chân có nếp nhăn dọc chia chân làm hai
phần lúc ốc di chuyển thì hai phần này thay đổi động tác cho nhau giúp cho ốc
di chuyển dễ dàng [5].
Màng áo: màng áo bao bọc toàn bộ phận thân mềm của ốc đĩa. Phần đầu,
chân, các lỗ bài tiết, sinh dục và hậu môn không được bao bọc bởi màng áo mà
trực tiếp đổ ra ngoài [5].
Nắp vỏ: ở ốc đĩa nắp vỏ được tạo thành do đoạn cuối của chân phân tiết ra.
Nắp vỏ là cơ quan bảo vệ phần thân mềm của ốc lúc cơ thể ốc co rút vào trong
vỏ. Nắp vỏ của ốc đĩa được cấu tạo bằng chất sừng, có màu vàng nâu [5].
1.2.1.3 Đặc điểm phân bố
Trên thế giới, ốc đĩa được tìm thấy chủ yếu ở các nước vùng cận nhiệt đới
như: Trung Quốc, Australia, Hồng Kông, Malaixia, Mauritania, Ôman,
Singapore, Mỹ [32]. Riêng ở Việt Nam, loài ốc này phân bố chủ yếu trong các
vùng rừng cây ngập mặn tại Quảng Ninh và một số tỉnh phía Nam.
Theo Frey và Vermeij (2008), giống Nerita bao gồm khoảng 70 loài ốc có
phân bố chủ yếu tại vùng triều dọc theo các bờ biển vùng nhiệt đới [20]. Năm
2007, Hurtado và cộng sự đã nghiên cứu về quy luật phân bố của hai loài N.
scabricosta và N. funiculata thuộc giống Nerita. Kết quả cho thấy đây là hai loài
ốc có vùng phân bố chính tại các bãi đá vùng triều ở vùng nhiệt đới phía đông
Thái Bình Dương, trong đó loài N. scabricosta xuất hiện tới vùng phía nam của
6


Ecuado còn loài N. funiculata có phân bố mở rộng tới Pêru. Ở phía Bắc, hai loài
này phân bố từ vịnh California tới phía ngoài của bán đảo Baja thuộc Thái Bình
Dương [21].
Sau 10 năm nghiên cứu về các loài động vật chân bụng phân bố tại
Singapore, Tan và Clements (2008) đã công bố tại quốc gia này có 19 loài ốc
thuộc họ ốc đĩa Neritidae, trong đó có 11 loài phân bố đặc trưng trên các loại cây

tại vùng rừng ngập mặn và các bãi đá, bờ kênh vùng nước lợ [28].
Riêng loài N. balteata được xác định có phân bố nhiều ở xung quanh các
gốc cây trong vùng rừng ngập mặn tại các vùng triều cửa sông, đầm, phá, đặc
biệt hơn chúng phân bố với mật độ cao tại các bờ kè, ghềnh đá trong các kênh
mương, bờ đê của các vùng biển nhiệt đới.
1.2.1.4 Đặc điểm sinh sản
Theo Tan và Chou (2000), tất cả các loài trong họ ốc đĩa đều là những loài
thụ tinh trong, trứng trước khi đẻ được đi qua một hệ thống phức tạp có tác dụng
đóng gói tạo thành các bọc, nhờ đó trứng đẻ ra được nằm trong bọc trứng bám
trên vật bám. Tuy nhiên, đặc điểm sinh sản của các loài ốc khác nhau là khác
nhau, chúng phụ thuộc vào đặc điểm của cơ quan sinh dục như: cơ quan dữ trữ
tinh trùng của con cái và cấu tạo cơ quan sinh sản của con đực [27].
Trong số 6 loài ốc được nghiên cứu tại Singapore, bọc trứng của ốc đĩa N.
balteata có kích thước khá lớn với đường kính lên tới 4mm và chiều cao là
500µm. Bọc trứng được đẻ dính vào các hốc trên vỏ các loại cây rừng ngập mặn,
vì vậy chúng nằm ngang bằng với bề mặt của nền đáy. Bề mặt ngoài của bọc
trứng được bao bọc bởi các tinh thể hình cầu và chia thành 2 nhóm có kích thước
riêng biệt. Đối với nhóm có kích thước đường kính nhỏ (10 - 20μm) các tinh thể
có dạng hình cầu lõm, bề mặt mịn. Còn đối với nhóm có kích thước lớn (30 -
70μm) các tinh thể có dạng hình cầu dẹt, sáu cạnh và rắn.
Trong mỗi bọc trứng của ốc đĩa trùng bình có 154 phôi, chiếm số lượng lớn
nhất trong số các loài ốc thuộc giống Nerita phân bố tại Singapore [28]. Tuy
nhiên, số lượng phôi trong mỗi bọc trứng khác nhau tùy theo loài. Các phôi này
bám vào các khoang màng mỏng bên trong của bọc trứng và dễ dàng rời ra khi
7


nó chuẩn bị thoát ra khỏi bọc trứng dưới tác động của áp suất bên trong bọc
trứng. Áp suất này gây ra do sự làm phồng hai lớp màng mỏng trong suốt ở mặt
trong của vỏ và khung bọc trứng.

1.2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Ốc đĩa là loài có kích thước trung bình nhỏ (kích cỡ thương phẩm trung
bình khoảng 15 x 40 mm). Ốc đĩa nở ra từ bọc trứng đều biến thái thành ấu trùng
veliger và trải qua giai đoạn sống trôi nổi trong khoảng thời gian từ vài tuần đến
một tháng [20].
1.2.1.6 Đặc điểm dinh dưỡng
Theo nghiên cứu của Fred (1993), loài ốc đĩa N. balteata cũng giống như
các loài ốc khác trong họ Neritidae đều là những loài ăn thức ăn chủ yếu là thực
vật, chúng bắt mồi trên các nền đáy đá, cây rừng ngập mặn, bùn hoặc cát. Thức
ăn chính là các loài tảo trong vùng triều nơi chúng phân bố [19].
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Hiện nay, trong nước chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về đặc
điểm sinh học và kỹ thuật sản xuất giống ốc đĩa. Đây là đối tượng mới cần phải
nghiên cứu đầy đủ các đặc điểm sinh học đặc biệt là sinh học sinh sản và dinh
dưỡng để từ đó có cơ sở khoa học cho các nghiên cứu về khả năng sản xuất giống
nhân tạo ốc đĩa.
1.2.2.1 Tình hình nghiên cứu động vật thân mềm ở tỉnh Quảng Ninh
Nghiên cứu và nuôi thử nghiệm động vật thân mềm (ĐVTM) ở tỉnh Quảng
Ninh được thực hiện từ rất sớm. Bắt đầu từ năm 1967, các chuyên gia Trung Quốc
đã nuôi thử nghiệm hầu cửa sông tại sông Chanh, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng
Ninh. Nhưng lúc đó, nguồn lợi ĐVTM ở Quảng Ninh còn rất phong phú nên việc
nghiên cứu và nuôi động vật thân mềm ở Quảng Ninh đã bị gián đoạn. Trong vòng
10 năm trở lại đây, khi mà nguồn lợi đã bị suy giảm nhanh chóng thì động vật thân
mềm mới được quan tâm nghiên cứu. Ở Quảng Ninh, những nghiên cứu về động
vật thân mềm chỉ thực sự được quan tâm nghiên cứu từ năm 2003.
Bào ngư, vẹm xanh và tu hài là những đối tượng phân bố tự nhiên tại huyện
Vân Đồn - Quảng Ninh, nhưng do khai thác quá mức, nguồn lợi bị suy giảm
nghiêm trọng. Năm 2004, Phòng Kỹ thuật - Sở thuỷ sản Quảng Ninh đã triển
8



khai đề tài: Nuôi thử nghiệm bào ngư (Haliotis diversicolor Reeve, 1846), vẹm
xanh (Perna viridis Linnaeus, 1758) và tu hài (Lutraria rhynchaena Jonas, 1844)
thương phẩm tại tại huyện Vân Đồn - Quảng Ninh [17].
Ốc hương cũng là đối tượng phân bố tự nhiên ở huyện Vân Đồn - Quảng
Ninh nhưng số lượng ít. Từ sự thành công của công nghệ sản xuất giống nhân tạo
ốc hương của Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III, Trung tâm hỗ trợ phát
triển nuôi thuỷ sản Vân Đồn đã thực hiện dự án: Nuôi thử nghiệm ốc hương
(Babylonia areolata Link, 1807) thương phẩm bằng lồng chìm tại huyện Vân
Đồn - Quảng Ninh vào năm 2005.
Điệp Texas được nhập từ Mỹ vào Trung Quốc năm 1982, với những đặc tính
ưu việt như tăng trưởng nhanh, tỷ lệ cơ khép vỏ cao, đã phát triển mạnh mẽ và trở
thành một đối tượng nuôi quan trọng của Trung Quốc đặc biệt là Sơn Đông và
Liễu Ninh. Ngư dân vùng Quảng Ninh - Hải Phòng đã di nhập điệp Texas về nuôi
thử tại vùng biển vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long. Đây là một loài hải sản có tiềm
năng kinh tế nên Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã triển khai đề tài:
Nghiên cứu ứng dụng hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm
điệp (Argopecten irradians Lamarck, 1819) tại vịnh Hạ Long.
Năm 2006, Dương Văn Hiệp đã khảo sát, tìm hiểu đặc điểm sinh học của ốc
nhảy phân bố tại các bãi cỏ biển ở huyện Vân Đồn - Quảng Ninh và đã thành
công khi thử nghiệm cho ốc nhảy sinh sản nhân tạo. Trung tâm khoa học kỹ thuật
và sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh đã thực hiện đề tài cấp tỉnh và đề tài
nhánh cấp bộ: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất giống
ốc nhảy (Strombus canarium Linnaeus, 1758) năm 2007 – 2008; Nghiên cứu xây
dựng quy trình sản xuất giống và nuôi nhân tạo ốc nhảy (Strombus canarium
Linnaeus, 1758) năm 2008 - 2009.
Từ thành công của mô hình nuôi tu hài thương phầm tại xã Bản Sen - Vân
Đồn do hợp phần SUMA hỗ trợ và Trung tâm Khuyến ngư Quảng Ninh thực
hiện năm 2003, đến nay nghề nuôi tu hài ở huyện Vân Đồn phát triển rất mạnh
với hàng trăm hộ dân và các công ty nuôi tu hài thương phẩm. Để đáp ứng được

phần nào nhu cầu giống tu hài và kỹ thuật nuôi tu hài thương phẩm, công ty
9


TNHH Đỗ Tờ đã thực hiện dự án: Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sản
xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm tu hài (Lutraria rhynchaena Jonas,
1844) tại Vân Đồn - Quảng Ninh năm 2007 – 2009.
Năm 2006, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I phối hợp với Công ty
Đầu tư và phát triển Hạ Long - Quảng Ninh đã nhập giống hầu Thái Bình Dương
(TBD) từ Đài Loan về nuôi thăm dò tại vịnh Bái Tử Long. Hầu TBD nuôi tại
vịnh có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, trong thời gian 8 - 10 tháng nuôi hầu đạt
kích cỡ thương phẩm trung bình từ 65- 75mm/con, khối lượng từ 70-80g/con và
tỷ lệ sống đạt từ 54-63%. Để chủ động sản xuất và nuôi thương phẩm hầu TBD
đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, góp phần bảo vệ môi trường vịnh Bái Tử Long, năm
2008 – 2010 Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I đã thực hiện đề tài: Nghiên
cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm hầu TBD (Crassostrea gigas
Thunberg, 1793) phục vụ xuất khẩu [17].
Các đề tài và dự án nuôi thử nghiệm, dự án tiếp nhận công nghệ chủ yếu tập
trung vào các đối tượng có giá trị kinh tế cao và được nuôi phổ biến như tu hài,
ốc nhảy, điệp Texas, bào ngư, hầu biển, ốc Hương… chứ chưa quan tâm nghiên
cứu về bệnh, nghiên cứu phục hồi nguồn lợi các đối tượng đặc sản quý hiếm như
ngán (Austriella corrugata Deshayes, 1843), ốc đĩa (N. balteata )…
1.3 Tình hình sản xuất giống và nuôi ĐVTM ở Quảng Ninh
1.3.1 Sản xuất giống động vật thân mềm
Với diện tích đã nuôi động vật thân mềm hiện nay nên nhu cầu con giống động
vật thân mềm trong tỉnh hàng năm là rất lớn. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng
giống động vật thân mềm sản xuất tại Quảng Ninh còn rất hạn chế và thiếu ổn định,
chưa đáp ứng được nhu cầu cho người nuôi. Phần lớn nguồn giống cung cấp cho
người nuôi ở Quảng Ninh được nhập từ Trung Quốc và các tỉnh miền Trung.
Bảng 1: Số lượng giống ĐVTM giai đoạn 2005 – 2010 [17]

Năm
Lượng giống (triệu con)
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Nuôi lồng, giàn bè
120
150
290
360
662
700
900
Nuôi bãi triều
165
190
280
310
300
300
350
Tổng
285
340
570
670

962
1.000
1.250
10


Giống nghêu Bến Tre, ngao dầu, sò huyết: Chủ yếu được nhập từ Thái
Bình, Nam Định và các tỉnh phía Nam.
Giống trai ngọc: Năm 2001, Công ty Liên doanh ngọc trai Hạ Long đã sản
xuất thành công giống trai ngọc . Năm 2005, sản xuất được 60 triệu trai giống.
Năm 2006, công ty cổ phần ngọc trai Hạ Long sản xuất được 65 triệu. Năm 2007,
83 triệu. Năm 2008, 40 triệu. Số lượng giống sản xuất tại Quảng Ninh có xu
hướng giảm vì không cạnh tranh được với giống trai ngọc Trung Quốc về mặt giá
cả. Do vậy, giống và trai nguyên liệu chủ yếu được nhập từ Trung Quốc [17].
Giống tu hài: Lần đầu tiên, năm 2005, Xí nghiệp sản xuất tôm giống Hạ
Long, Đông Xá - Vân Đồn - Quảng Ninh đã sản xuất được 0,5 triệu con giống tu
hài từ 1 - 1,5 cm/con.
Giống ốc nhảy: Chủ yếu được thu từ tự nhiên. Giống ốc nhảy nhân tạo mới
chỉ được thử nghiệm sản xuất. Năm 2008, Trung tâm khoa học kỹ thuật và sản
xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh đã sản xuất được 2,3 vạn con giống cấp 2 (2-
3g/con). Năm 2009, dự kiến sản xuất được 2,5 – 2,6 vạn con giống cấp 2. Hiện
Quảng Ninh có nhu cầu lớn về giống ốc nhảy nhưng chưa được đáp ứng [17].
Ốc hương: Năm 2009, Trại giống An Sinh, Hà Khẩu, TP. Hạ Long đã sản xuất
được 7 vạn ốc Hương giống. Còn lại, giống chủ yếu được nhập từ Khánh Hoà.
Điệp quạt, vẹm xanh: Giống được lấy từ tự nhiên.
Giống bào ngư: Viện nghiên cứu NTTS III .
Như vậy có thể thấy, nhu cầu về giống ĐVTM ở Quảng Ninh là rất lớn,
tăng mạnh hàng năm do diện tích nuôi tu hài và nuôi hầu Thái Bình Dương tăng
mạnh. Trong khi đó, hiện trạng sản xuất giống ĐVTM trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh chưa đáp ứng được nhu cầu của người nuôi. Các trại sản xuất nhỏ lẻ, công

nghệ chưa ổn định, chủ yếu tận dụng trại sản xuất tôm giống hay thiết kế như trại
sản xuất tôm giống để sản xuất giống ĐVTM, chưa phù hợp với qui trình kỹ
thuật sản xuất giống ĐVTM.
1.3.2 Nuôi thương phẩm ĐVTM
Nghề nuôi ĐVTM ở Quảng Ninh đã có từ lâu, nhưng chỉ thực sự phát triển
mạnh mẽ từ năm 2006 cùng với sự phát triển nuôi tu hài và hầu Thái Bình Dương
11


trên vịnh Bái Tử Long. Đối tượng nuôi chủ yếu hiện nay ở Quảng Ninh là trai
ngọc, tu hài, hầu Thái Bình Dương, ngao dầu, nghêu Bến Tre và sò huyết…
Ngoài ra, ngư dân còn đầu tư phát triển nuôi một số loài có giá trị kinh tế cao
như: vẹm xanh, điệp quạt, ốc hương, ốc nhảy.
Bảng 2: Các loài ĐVTM chủ yếu được nuôi tại Quảng Ninh [17]
TT
Tên loài
Tên khoa học
Tên tiếng Anh
1
Trai mã thị
Pinctada martensii Dunker, 1857
Japanese Pearl Oyster
2
Trai môi vàng
Pinctada maxima Jameson, 1901
Yellow Lip Pearl Shell
3
Tu hài
Lutraria rhynchaema Jonas, 1844
Snout Otter Clam

4
Hầu TBD
Crassostrea gigas Thunberg, 1793
Pacific giant oyster
5
Điệp quạt
Mimachlamys senatoria Gmelin, 1791
Noble Scallop
6
Ngao dầu
Meretrix meretrix Linné, 1758
Asiatic Hard Clam
7
Nghêu Bến Tre
Meretrix lyrata Sowerby, 1851
Lyrate Hard Clam
8
Ốc hương
Babylonia areolata Link, 1807
Areola babylon
9
Sò huyết
Anadara granosa Linné, 1758
Granular Ark
10
Vẹm xanh
Perna viridis Linné, 1758
Green Mussel
11
Ốc nhảy da vàng

Strombus canarium Linné, 1758
Dog conch
Các loài ĐVTM đang được nuôi phổ biển tại Quảng Ninh, chủ yếu được
nuôi theo hai hình thức :
(1) Hình thức thứ nhất: Nuôi ĐVTM theo kiểu giàn bè, lồng treo.
Các đối tượng nuôi: Trai ngọc, vẹm xanh, ốc hương, tu hài, hầu, điệp.
Các vùng nuôi: Chủ yếu là nuôi trên biển, các vũng, vịnh kín sóng gió.
(2) Hình thức nuôi thứ hai: Nuôi bãi triều (Ít áp dụng vì khó quản lý)
Các đối tượng nuôi: Ngao, sò, nghêu, (tu hài), ốc nhảy.
Các vùng nuôi: Chủ yếu là các bãi triều ven biển và các bãi triều
1.3.2.1 Hình thức nuôi ĐVTM bằng giàn bè, lồng treo
Nuôi ĐVTM bằng lồng, giàn bè trên biển là hình thức nuôi phức tạp và đòi
hỏi trình độ kỹ thuật cao hơn so với nuôi ở bãi triều, đặc biệt là nghề nuôi trai cấy
ngọc. Đối tượng nuôi chủ yếu của hình thức này là trai ngọc Mã Thị, vẹm xanh,
tu hài, hầu, điệp, ốc hương.
 Nuôi trai ngọc
Năm 2003 toàn tỉnh Quảng Ninh có 10 Công ty, Xí nghiệp nuôi Trai cấy
ngọc. Tập trung chủ yếu ở vùng biển Vân Đồn và vùng biển Hạ Long, trong đó
12


có tới 7 công ty nuôi trai ở vùng biển Vân Đồn còn lại 3 công ty nuôi trai ở vùng
biển Hạ Long. Công ty TNHH Ngọc trai Phương Đông và Công ty TNHH Ngọc
trai TAIHEIYO SHINJU Việt Nam là 2 công ty có 100% vốn nước ngoài. Công
ty Liên doanh ngọc Hạ Long có 80% vốn đầu tư nước ngoài, còn lại là các công
ty Việt Nam hoạt động bằng nguồn vốn tự có. Tổng diện tích mặt nước nuôi trai
cấy ngọc trên toàn Tỉnh năm 2005 là 400 ha. Số trai nguyên liệu là 55 triệu con/năm.
Số trai cấy ngọc là 17,5 triệu con/năm. Số ngọc thu hoạch là 952 kg [17].
Nguồn Trai giống cung cấp cho tất cả các Công ty, Xí nghiệp chủ yếu là
nguồn trai giống được nhập về từ Trung Quốc, một số lượng nhỏ được sản xuất

tại Công ty Liên doanh ngọc trai Hạ Long nhưng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu
nuôi của công ty.
Đến năm 2008, chỉ còn 3 công ty ngọc trai hoạt động (Công ty Taiheiyo
Shinju Việt Nam, Công ty ngọc trai Phương Đông, Công ty cổ phần ngọc trai Hạ
Long). Điển hình nhất là Công ty Taiheiyo Shinju Việt Nam. Công ty Taiheiyo
Shinju Việt Nam thành lập năm 1999, địa điểm triển khai dự án tại huyện Vân
Đồn, huyện Cô Tô và Vịnh Hạ Long. Quy mô nuôi trồng trên 100 ha, đảm bảo
việc làm thường xuyên cho 300 lao động với mức lương bình quân 2.000.000
đ/người/tháng. Hàng năm Công ty xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 400- 500
kg ngọc trai đạt tiêu chuẩn do Hiệp hội xuất nhập khẩu ngọc trai Nhật Bản kiểm
duyệt và cũng là doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam đưa thương hiệu ngọc trai
Việt Nam vào thị trường Nhật Bản thông qua sự kiểm duyệt của hiệp hội này [17].
 Nuôi tu hài
Năm 2003 được sự hỗ trợ của Hợp phần SUMA, Trung tâm Khuyến Ngư
Quảng Ninh đã triển khai thực hiện mô hình nuôi tu hài thương phẩm tại xã Bản
Sen, huyện Vân Đồn, thời gian nuôi thử nghiệm một năm. Kết quả của mô hình
nuôi thử nghiệm cho thấy tu hài là một đối tượng nuôi mới, kỹ thuật nuôi tương
đối đơn giản, vốn đầu tư thấp, lồng và giàn bè nuôi dễ thiết kế và dễ xây dựng, tỷ
lệ sống trong quá trình nuôi cao, ít dịch bệnh, giá cao và dễ bán. Sau 5 năm thực
hiện mô hình, đến năm 2009 phong trào nuôi tu hài đã phát triển mạnh mẽ và
cuốn hút được các ngư dân, các công ty đầu tư vào nuôi. Tính đến tháng 6 năm
13


2009, Quảng Ninh đã có 156 tổ chức và cá nhân nuôi tu hài với tổng diện tích
180 ha.
 Nuôi điệp
Năm 2004, Công ty TNHH Itermet đầu tư nuôi điệp quạt tại đảo Cái Lim, xã
Vạn Yên, huyện Vân Đồn, diện tích đã triển khai nuôi 1,5 ha bằng lồng treo trên
biển. Điệp quạt là đối tượng nuôi được phát triển rất mạnh ở các quốc gia Châu Á

như Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. Kết quả nghiên cứu bước đầu
của Công ty khi đưa vào nuôi thử nghiệm cho thấy điệp quạt là loài dễ nuôi, tốc độ
tăng trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn, một năm có thể nuôi hai vụ, vốn đầu tư
không cao, vật liệu làm giàn bè sẵn có, điều kiện môi trường phù hợp. Năm 2006,
Công ty đã đầu tư mở rộng diện tích nuôi lên 50 ha. Điệp quạt là đối tượng có khả
năng phát triển trở thành nghề sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
 Nuôi hầu Thái Bình Dương
Hầu Thái Bình Dương (TBD) (C. gigas) có nguồn gốc từ Nhật Bản, có tốc độ
sinh trưởng nhanh, khả năng phân bố rộng.
Năm 2006, Công ty đầu tư và phát triển Hạ Long kết hợp với Công ty Khoa
học kỹ thuật thuỷ sản Pauchen Đài Loan và chuyên gia Cục thực phẩm và dược
phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã khảo sát một số khu vực tại vùng vịnh Bái Tử Long -
Quảng Ninh. Kết quả khảo sát đã xác định vùng này có đủ điều kiện thuận lợi để
phát triển nuôi hầu TBD đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn xuất
khẩu vào các thị trường quan trọng như Mỹ và EU. Công ty Đầu tư Phát triển Hạ
Long đã nhập giống hầu từ Đài Loan về nuôi thăm dò tại Vịnh Bái Tử Long.
Năm 2007, Xí Nghiệp Hải Minh và Công ty Đầu tư Phát triển Hạ Long đã
nuôi 100 ha hầu TBD thương phẩm ở Vịnh Bái Tử Long - Vân Đồn và tiếp tục xây
dựng dự án mở rộng nuôi hầu TBD. Đến hết tháng 6 năm 2009, toàn Tỉnh đã thả
nuôi 220 ha và đang xây dựng 700 ha để đưa vào nuôi trong thời gian tới. Ước tính
có khoảng 500 tấn hầu thương phẩm đang được nuôi tại Quảng Ninh [17].
 Nuôi ốc hương
Nghề nuôi ốc hương đang phát triển nhanh tại khu vực miền Trung đặc biệt
là Khánh Hoà. Đầu năm 2005 Trung tâm Hỗ trợ phát triển thuỷ sản Vân Đồn
14


triển khai thực hiện dự án nuôi thử nghiệm ốc hương thương phẩm bằng lồng tại
đảo Hang Hoi - Vân Đồn. Tổng số có 6 ô lồng (dài 5m x rộng 2,5 m x cao 0,6 m)
với tổng diện tích 75 m

2
, tổng kinh phí đầu tư 200 triệu đồng. Ốc hương nuôi thử
nghiệm phát triển tốt, khẳng định điều kiện môi trường sinh thái ở tỉnh Quảng
Ninh phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của ốc hương.
Tuy nhiên, ốc hương là đối tượng ăn thịt nên người nuôi phải đầu tư thức ăn
và trong quá trình nuôi nếu quản lý không tốt sẽ làm ô nhiễm môi trường nước
biển ở Vịnh. Do vậy vùng nuôi ốc hương đã được quy hoạch tại các đảo xa bờ và
quá trình nuôi được giám sát chặt chẽ sự biến động của điều kiện môi trường.
Hiện nay chỉ còn một số hộ nuôi ốc hương ở xã đảo Minh Châu, Quan Lạn - Vân
Đồn [17].
 Nuôi vẹm xanh
Năm 2003, vẹm xanh là đối tượng được đưa vào nuôi thử nghiệm tại đảo
Hang Hoi - Vân Đồn. Cũng trong năm 2003 được sự hỗ trợ về kinh phí và kỹ
thuật của hợp phần SUMA, hai hộ nuôi tại xã Hải Lạng huyện Tiên Yên đã nuôi
thử nghiệm vẹm xanh bằng giàn bè, kết quả cho thấy vẹm xanh phát triển rất tốt,
tốc độ tăng trưởng nhanh, ít bệnh tật, tỷ lệ sống cao, vốn đầu tư thấp.
Năm 2004, hợp phần SUMA triển khai nuôi thử nghiệm vẹm xanh trong
đầm nuôi tôm tại xã Vạn Ninh, thị xã Móng Cái. Kết quả của mô hình đã mở
ra một hướng nuôi mới cho các hộ nuôi tôm kết hợp với nuôi vẹm xanh làm
sạch môi trường trong đầm nuôi [17].
Từ năm 2005-2008, vẹm xanh chủ yếu được nuôi kết hợp với đầm nuôi tôm
quảng canh cải tiến và nuôi giàn treo tại các bè nuôi ở các địa phương như Móng
Cái, Hạ Long, Tiên Yên, Vân Đồn, Hải Hà và Đầm Hà [17].
1.3.2.2 Hình thức nuôi ĐVTM trên bãi triều
Nuôi ĐVTM ở bãi triều là hình thức nuôi tương đối đơn giản, mức đầu tư
không cao, chủ yếu dựa vào tự nhiên. Đây là hình thức nuôi phù hợp với các
đối tượng như: ngao, sò, nghêu, tu hài. Tính đến hết tháng 12 năm 2004, tổng
diện tích nuôi trên bãi triều trong toàn Tỉnh là 1.300 ha. Đến năm 2008, diện
tích nuôi bãi triều toàn tỉnh đã tăng lên 2.449 ha và đến năm 2011 tăng lên tới
15



3.500 ha [17]. Cùng với sự phát triển mạnh về diện tích nuôi thì các mô hình
nuôi cũng được cải thiện về mặt kỹ thuật và từ đó sản lượng nuôi cũng không
ngừng tăng lên.
Bảng 3: Diện tích, sản lượng nuôi bãi triều từ năm 2004 – 2011 [17]
Nội dung
Năm 2004
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Diện tích (ha)
1.300
2.449
2.850
3.245
3.500
Sản lượng (tấn)
1.980
4.180
5.500
6.255
6.800

 Nuôi ngao, nghêu, sò
Ngao, nghêu, sò là các đối tượng đã được nuôi ở 10 huyện thị trong Tỉnh
nhưng chủ yếu tập trung ở Đầm Hà, Hải Hà và Hạ Long. Diện tích và sản lượng
nuôi chính là diện tích và sản lượng nuôi chương bãi. Năm 2008, toàn Tỉnh đã thả
nuôi 300 triệu giống trên diện tích nuôi 2.449 ha, số hộ nuôi năm 2008 là 617 hộ.

 Nuôi ốc nhảy
Năm 2006, Trung tâm khuyến ngư Quảng Ninh đã triển khai mô hình nuôi
ốc nhảy thương phẩm tại xã Bản Sen – Vân Đồn. Kết quả ốc nhẩy sau 8 tháng
nuôi đạt kích cỡ trung bình 35 con/kg, tỷ lệ sống đạt trên 85%. Sau đó, một số xã
đảo như Bản Sen, Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng đã cấp cho mỗi hộ dân có
nhu cầu 2 ha chương bãi để quây lưới nuôi ốc nhảy. Năm 2008, tại Vân Đồn đã
có 16 hộ nuôi ốc nhảy thương phẩm nhưng diện tích và sản lượng không đáng kể
do chưa chủ động được con giống [17].
1.3.2.3 Tình hình dịch bệnh trên ĐVTM tại Quảng Ninh
Đối với tình thức nuôi ĐVTM bằng giàn bè, lồng treo chưa thấy hiện tượng
dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra. Tuy nhiên với hình thức nuôi trên bãi triều đã xảy
ra những dịch bệnh nghiêm trọng ở một số bãi nuôi lớn trong Tỉnh, gây ra hiện
tượng chết hàng loạt của ĐVTM đặc biệt là các loài hai mảnh vỏ.
Ngao, sò, nghêu là những loài sống trong nền đáy là bùn cát ở các vùng bãi
triều và rừng ngập mặn, nên các bệnh xuất hiện là rất ít so với các loài giáp xác,
nhưng khi gặp dịch bệnh thì thường xẩy ra hiện tượng chết hàng loạt. Năm 2002
và năm 2007, huyện Hải Hà và Đầm Hà đã xảy ra hiện tuợng ngao, nghêu chết
16


hàng loạt. Ở Quảng Ninh, chưa có một nghiên cứu chính thức nào về nguyên
nhân gây chết hàng loạt ở ĐVTM mà chỉ có những kết luận sơ bộ:
- Tháng 4 thời tiết bắt đầu thay đổi, chuyển từ mùa lạnh sang mùa nóng,
thời gian thuỷ triều xuống vào ban ngày nhiều nhất, tức thời gian phơi bãi vào
ban ngày dài đúng vào thời điểm ngao đã lớn.
- Ngao, nghêu là loài ăn lọc nên khi mật cao, ngao đã lớn dẫn đến hiện
tượng thiếu thức ăn gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ngao. Khi
chúng bị bệnh chết, nội trạng bị phân huỷ rất nhanh, tạo ra rất nhiều khí độc gây
ô nhiễm môi trường tạo ra “hiệu ứng chết hàng loạt” ở ĐVTM.
- Nền đáy bãi nuôi lâu ngày không được cải tạo, không được cày xới phơi bãi.

Năm 2012, nghề nuôi tu hài tại Quảng Ninh đã xảy ra hiện tượng tu hài nuôi
chết hàng loạt làm thiệt hại hàng trăm tỷ đồng của người dân, vùng nuôi bị thiệt hại
nặng nhất là huyện Vân Đồn với trên 90% số hộ nuôi, thiệt hại ước tính trên 70%
lượng giống thả, nguyên nhân chính được xác định là mật độ nuôi dày kèm theo đó
là chất lượng con giống thấp và sự có mặt của tác nhân gây bệnh là nội ký sinh
Perkinsus spp.
1.3.2.4 Thị trường tiêu thụ ĐVTM
Hầu hết các sản phẩm ĐVTM tại Quảng Ninh phần lớn đều được xuất khẩu
sang Trung Quốc và một phần nhỏ là tiêu thụ nội địa. Ngọc trai chủ yếu được
đưa về Nhật chế tác. Chỉ có duy nhất Công ty Taiheiyo Shinju Việt Nam mang
thương hiệu Quảng Ninh xuất khẩu ngọc trai sang Nhật Bản thông qua sự kiểm
duyệt của Hiệp hội xuất nhập khẩu ngọc trai Nhật Bản.
Với các loại thực phẩm như ngao, nghêu, sò phần lớn được xuất khẩu sang
Trung Quốc. Năm 2008 tổng sản lượng thu hoạch tu hài thương phẩm trên toàn
huyện Vân Đồn đạt khoảng 800 tấn thương phẩm nhưng vì đầu ra không ổn định
nên giá tu hài đã giảm nhiều so với những năm trước, chỉ còn 120.000 – 140.000
đ/kg và chủ yếu được tiêu thụ nội địa và xuất khẩu sang Trung Quốc [17].
Như vậy, sản lượng ĐVTM nuôi thương phẩm tại Quảng Ninh chủ yếu
được tiêu thụ nội địa và xuất khẩu sang Trung Quốc, chưa xuất khẩu được sang
các thị trường khó tính như Mỹ và Châu Âu.
17


1.3.3 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ninh
1.3.3.1 Vị trí địa lý
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, phía Tây giáp
tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía Tây Nam
giáp tỉnh Hải Dương và Thành Phố Hải Phòng, phía bắc giáp huyện Phòng Thành
và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Đây là một trọng điểm
kinh tế vùng phía Bắc, hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã

hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta
[31]. Quảng Ninh nằm trong dải hành lang biển lớn của Bắc Bộ, trên đó có mạng
lưới đường bộ, đường sắt và cảng biển lớn đang được mở rộng và phát triển.
Quảng Ninh có diện tích 8.239,243 km
2
, trong đó bao gồm hơn 2.000 hòn
đảo, chiếm 2/3 số đảo của cả nước với 1.030 đảo có tên như đảo Cô Tô, đảo
Trần, Bản Sen… Tổng diện tích các đảo là 619,913 km
2
. Vùng duyên hải Quảng
Ninh chạy dài gần 200 hải lí từ lãnh hải Trung Quốc ở phía Đông đến địa giới
thành phố Hải Phòng.
1.3.3.2 Địa hình
Quảng Ninh là tỉnh nằm sát biển, địa hình chủ yếu là đồi núi với diện tích
chiếm 80% tổng diện tích của Tỉnh, tập trung chủ yếu ở phía Bắc. Tuy nhiên 1/5
diện tích ở phía Đông Nam Tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, cùng với kinh tế
đặc biệt phát triển nên Chính phủ xếp Quảng Ninh vào nhóm các tỉnh đồng bằng
sông Hồng.
Địa hình đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng, độ sâu trung bình là
20m, có nhiều lạch sâu làm nơi cư trú của các rạn san hô. Các dòng chảy nối với
các lạch sâu đáy biển tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển
khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên 1 tiềm năng cảng
biển và giao thông đường thủy rất lớn.
18



Hình 2: Vị trí địa lý tỉnh Quảng Ninh
1.3.3.3 Khí hậu
Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới – gió mùa, tiêu biểu cho khí

hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Một năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Trong đó mùa Hạ và mùa Đông có nét đặc biệt hơn cả. Mùa hạ nóng, ẩm, mưa
nhiều, gió thịnh hành là gió Đông Nam. Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa, chủ
yếu là gió Đông Bắc.
19


Lượng mưa hàng năm trong Tỉnh lên tới 1.700 – 2.400 mm, số ngày mưa
hàng năm từ 90 - 170 ngày. Do nằm trong vùng nhiệt đới, Quảng Ninh có
lượng bức xạ trung bình hàng năm 115,4 kcal/cm
2
nhiệt độ không khí trung
bình hàng năm trên 22,9
o
C. Độ ẩm không khí trung bình năm 82%. Tuy nhiên
lượng mưa chỉ tập trung vào mùa Hạ (hơn 85%), nhất là các tháng 7 và tháng
8, trong khi đó vào mùa đông lượng mưa chỉ khoảng 150 đến 400 mm. Diện
tích tỉnh Quảng Ninh lớn lại có nhiều vùng địa hình nên khí hậu giữa các vùng
cũng có sự khác nhau. Tỉnh Quảng Ninh chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc mạnh hơn, nên so với các nơi cùng vĩ độ thì thường lạnh hơn 1-3
o
C.




20


2 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu được biểu diễn qua sơ đồ khối sau:











Hình 3: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
2.2 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu
Thời gian thực hiện: Từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2012.
- Địa điểm thu mẫu: Vùng biển Quảng Ninh (Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn,
Tiên Yên, Đầm Hà).
- Địa điểm phân tích mẫu: Phòng thực hành bệnh học, Trung tâm thí
nghiệm thực hành - Trường Đại Học Nha Trang.
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Tên khoa học: Nerita balteata Reeve, 1855.
+ Tên tiếng việt: Ốc đĩa, ốc đẻ đen, ốc đẽ.






Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc

đĩa (Nerita balteata Reeve, 1855) tại Quảng Ninh
Phân biệt
đực cái, tỷ
lệ đực : cái

Sức sinh sản,
mùa vụ sinh
sản
Kích thước
thành thục
sinh dục lần
đầu
Phát triển
tuyến sinh dục,
tỷ lệ thành thục
sinh dục
Kết luận và đề xuất ý kiến
Các chỉ tiêu
kích thước
và khối
lượng

21














Hình 4: Địa điểm thu mẫu ốc đĩa tại Quảng Ninh
(ngôi sao màu đen là các điểm thu mẫu)
2.3 Phương pháp thu mẫu và phân tích mẫu
2.3.1 Phương pháp thu mẫu
- Mẫu ốc đĩa được thu ngẫu nhiên ở vùng biển tỉnh Quảng Ninh, tại các địa
phương: Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà.
- Tiến hành thu mẫu mỗi tháng một lần (tháng 1/2012 đến tháng 12/2012)
và số mẫu thu hàng tháng ≥ 30 mẫu.
- Tổng số mẫu phân tích: 436 mẫu.
- Các dụng cụ dùng cho phân tích mẫu: khay, panh kẹp, kéo, bộ dao phẫu
thuật, cân điện tử Sartorius BP 110S, thước kẹp Palme, kính hiển vi quang học
Olympus
2.3.2 Phương pháp phân tích mẫu
2.3.2.1 Phương pháp xác định các chỉ tiêu hình thái bên ngoài
Đo kích thước ốc đĩa (đơn vị tính là mm): dùng thước kẹp Palme có độ
chính xác 0,1 mm để đo chiều rộng (R), chiều cao (H). Cách đo như sau [5]:
- Chiều rộng (R): là khoảng cách rộng nhất của tầng thân và vuông góc với
chiều cao vỏ.
- Chiều cao (H): là khoảng cách từ đỉnh đến tận cùng mương trước.

×