Tải bản đầy đủ (.docx) (166 trang)

Nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 166 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN THÚ Y
NGUYỄN NHÂN LỪNG
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN
Ở GÀ NUÔI TẠI HAI TỈNH BẮC NINH, BẮC GIANG
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP


HÀ NỘI - 2011
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN THÚ Y
NGUYỄN NHÂN LỪNG
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN
Ở GÀ NUÔI TẠI HAI TỈNH BẮC NINH, BẮC GIANG
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Chuyên ngành: Ký sinh trùng học thú y
Mã số: 62.62.50.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học :
1. PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan
2. TS. Lê Ngọc Mỹ
HÀ NỘI - 2011
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Những kết quả nghiên cứu công bố trong luận án là trung
thực. Các số liệu và kết quả nghiên cứu này chưa được người khác sử dụng và chưa
từng được công bố. Các thông tin trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ nguồn gốc.


Tác giả luận án
Nguyễn Nhân Lừng
LỜI CẢM ƠN
3
3
4
Hoàn thành luận án, tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo
tận tình của các thầy giáo, cô giáo; xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp
đỡ của tập thể giáo viên hướng dẫn:
1. PGS - TS Nguyễn Thị Kim Lan
2. TS Lê ngọc Mỹ
Xin trân trọng cảm ơn phòng Khoa học và Đào tạo - Viện Thú y Quốc Gia;
Viện Sau đại học, khoa Thú y - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; Phòng Ký
sinh trùng học - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật; Trung tâm Chẩn đoán Thú y
Trung ương; Công ty thuốc Thú y HANVET, Công ty thuốc Thú y RTD; Xí Nghiệp
gà Lạc Vệ - Công ty DABACO Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn
thành chương trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Tỉnh Uỷ, Uỷ Ban Nhân Dân
tỉnh Bắc Ninh; Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu và và công tác.
Xin trân trọng cảm ơn các bạn đồng nghiệp Chi cục Thú y tỉnh Bắc Ninh,
Chi cục Thú y tỉnh Bắc Giang và các đơn vị bạn. Cảm ơn trạm Thú y các huyện:
Lục ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Hiệp Hoà, Gia Bình và Tiên Du đã giúp tôi về vật
chất và tinh thần trong quá trình thực hiện đề tài.
Hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và động viên thường xuyên
của bạn bè, gia đình và người thân; đặc biệt là sự động viên, khích lệ của mẹ, vợ và
các con. Đó là nguồn cổ vũ, là động lực to lớn, giúp tôi vượt qua khó khăn, hoàn
thành chương trình học tập, nghiên cứu và công tác. Xin trân trọng cảm ơn những
tình cảm tốt đẹp và những giúp đỡ quý báu đó.
Bắc Ninh, ngày 11 tháng 11 năm 2011

Nguyễn Nhân Lừng
MỤC LỤC
4
4
5
5
5
6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Cs Cộng sự
BN Bắc Ninh
BG Bắc Giang
Kg TT Kg thể trọng
KL Khối lượng
Min Số giun sán nhiễm thấp nhất
Max Số giun sán nhiễm cao nhất
6
6
7
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
7
7
8
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang

8
8
9

MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi gia cầm là một nghề sản xuất truyền thống giữ vị trí quan trọng
thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta (Nguyễn Thị Mai và
cs, 2009) [39]. Gia cầm, trong đó chủ yếu là gà, là loài vật nuôi có nhiều đặc điểm
quý như khả năng sinh sản và sinh trưởng cao, thời gian nuôi ngắn nên quay vòng
vốn nhanh, thích ứng với mọi hoàn cảnh chăn nuôi. Bên cạnh đó, thịt gia cầm không
chỉ có giá trị dinh dưỡng cao (khoảng 18% protein) mà trứng gia cầm còn được coi
là một kỳ tích của thiên nhiên, một trong những thực phẩm hoàn thiện nhất (dẫn
theo Bùi Hữu Đoàn, 2009) [4].
Chăn nuôi gà đã xuất hiện rất sớm ở Việt Nam và liên tục tăng trưởng qua
các năm. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê: Số lượng gia cầm năm 2004 là
218,15 triệu con, năm 2007 là 226,03 triệu con, năm 2008 là 248,32 triệu con. Sản
lượng thịt gia cầm năm 2004 đạt 316,41 nghìn tấn, năm 2007 là 358,76 nghìn tấn,
năm 2008 là 448,20 nghìn tấn. Sản lượng trứng năm 2004 đạt 3,94 tỉ quả, năm 2007
tăng lên 4,61 tỉ, năm 2008 là 4,94 tỉ quả. (Nguyễn Thị Mai và cs, 2009) [39]. Cũng
theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2010 đàn gia cầm của nước ta đã tăng lên
300,50 triệu con, sản lượng thịt đạt 621,10 nghìn tấn và sản lượng trứng đạt 6,37 tỉ
quả. (Tổng Cục Thống kê, 2006, 2011) [49], [50].
Hiện nay, ở nước ta đang tồn tại ba phương thức chăn nuôi gia cầm chủ yếu:
Chăn thả tự do (thả vườn), chăn nuôi bán công nghiệp và chăn nuôi công nghiệp.
Tuy nhiên, chăn thả tự do và chăn nuôi bán công nghiệp vẫn là chủ yếu (chiếm trên
90% đàn gia cầm). Chính hai phương thức chăn nuôi còn mang tính truyền thống
này, kết hợp với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm là điều kiện thuận
lợi cho sự tồn tại và phát triển của các loài ký sinh trùng, trong đó có các loài giun
sán ký sinh ở gia cầm, đặc biệt là giun sán ký sinh và gây hại ở gà. (Nguyễn Thị
Mai và cs, 2009) [39].
Bệnh do giun sán gây ra ở gà là những bệnh ký sinh trùng khá phổ biến, bệnh
9
9

10
không gây chết hàng loạt gà như các bệnh truyền nhiễm, mà thường âm ỉ kéo dài,
làm gà suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn, giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho các
bệnh khác phát triển. Đặc biệt, bệnh có thể làm giảm năng suất thịt, trứng của gà tới
40%. (Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái, 1978) [47].
Bắc Ninh và Bắc Giang (tỉnh Hà Bắc cũ) là hai tỉnh thuộc miền Bắc Việt
Nam có địa hình khá phức tạp, bao gồm cả vùng đồng bằng, vùng trung du và vùng
núi. Hai tỉnh có ngành chăn nuôi khá phát triển, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm. Theo
số liệu thống kê 1/4/2008, số gia cầm ở Bắc Ninh và Bắc Giang là 16,9 triệu con
(Bắc Giang: 13,1 triệu; Bắc Ninh: 3,8 triệu con), trong đó hơn 14,2 triệu con gà.
Năm 2010 đàn gia cầm của hai tỉnh đã tăng lên 19,7 triệu con, trong đó có 17,1 triệu
con gà (Bắc Giang 13,5 triệu và Bắc Ninh 3,6 triệu con). Đàn gà của Bắc Ninh và
Bắc Giang chủ yếu được nuôi theo phương thức chăn thả tự do, chuồng trại đơn
giản (Cục thống kê tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, 2010) [1], [2]. Vì vậy, vấn đề vệ sinh
môi trường, vệ sinh chăn thả vẫn chưa được coi trọng, đó là điều kiện thuận lợi cho
các bệnh giun sán xuất hiện và gây hại ở gà. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy, do chu
kỳ chăn nuôi gà rất ngắn và thức ăn cho gà chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp
tận dụng, nên hiện nay người chăn nuôi vẫn rất ít quan tâm đến việc phòng trừ giun
sán cho gà. Qua điều tra 876 hộ chăn nuôi ở hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, kết
quả cho thấy chỉ có 52 hộ thực hiện việc tẩy giun sán cho gà hàng năm, chiếm
5,9%. Vì vậy, bệnh giun sán ở gà hiện nay khá phổ biến và gây hại đáng kể cho đàn
gà của địa phương.
Trong những năm vừa qua, ở nước ta đã có nhiều tác giả nghiên cứu, điều tra
về các loài giun sán ký sinh ở gà; điển hình là các công trình nghiên cứu của Trịnh
Văn Thịnh (1966) [45], Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (1973) [18], Phạm Sỹ
Lăng và Phan Địch Lân (1975) [19], Nguyễn Thị Kỳ (1980, 1981, 1994, 1997) [9],
[10], [11], [12]… Các công trình công bố khu hệ giun sán ở nhiều vùng của đất
nước, cả miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam, song những số liệu về
giun sán ký sinh ở gà và biến động nhiễm giun sán ở gà của hai tỉnh Bắc Ninh và
Bắc Giang vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và toàn diện.

10
10
11
Để góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi gà trên địa bàn hai tỉnh Bắc Ninh và
Bắc Giang phát triển toàn diện, việc điều tra tình hình nhiễm giun sán ở gà, phát hiện
những loài giun sán gây hại chính, đồng thời đưa ra quy trình phòng trị bệnh thích
hợp là một yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ đòi hỏi của thực tế sản xuất, chúng tôi đã
tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc Ninh,
Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị”.
2 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học bệnh giun sán của gà ở hai tỉnh
Bắc Ninh và Bắc Giang: (thành phần loài; tình hình nhiễm giun sán theo mùa vụ,
lứa tuổi, vùng sinh thái và phương thức chăn nuôi…)
- Nghiên cứu bệnh lý lâm sàng bệnh giun sán ở gà.
- Thử nghiệm một số thuốc phòng trị bệnh giun sán cho gà, nhằm giảm thiểu
tỉ lệ và cường độ nhiễm giun sán ở gà, hạn chế tác hại do giun sán gây ra, góp phần
ổn định và phát triển chăn nuôi gà ở hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và các tỉnh khác.
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ
thống về giun sán và bệnh giun sán ở gà nuôi tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và
biện pháp phòng trị.
- Ý nghĩa thực tiễn: Xây dựng được các biện pháp tổng hợp phòng trị bệnh
giun sán cho gà; góp phần hạn chế tỉ lệ và cường độ nhiễm giun sán ở gà, nâng cao
năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi gà bền vững.
11
11
12
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tình hình chăn nuôi gà ở tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang
Bắc Ninh và Bắc Giang là hai tỉnh được tái lập từ ngày 01 tháng 01 năm
1997 (nguyên là tỉnh Hà Bắc); nằm ở phía đông bắc Thủ đô Hà Nội, thuộc vùng
trọng điểm kinh tế Bắc bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Tổng diện tích tự
nhiên của hai tỉnh: 4.645 km
2
(Bắc Ninh 822 km
2
, Bắc Giang 3.823 km
2
); dân số:
2.616.000 người (Bắc Ninh 1.038.000; Bắc giang 1.578.000 người), (Cục Thống kê
tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, 2010) [1], [2].
Hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang có địa hình khá phức tạp, gồm có cả 3 vùng
sinh thái, vùng đồng bằng (toàn bộ tỉnh Bắc Ninh); vùng trung du (các huyện Việt
Yên, Hiệp Hoà, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang, thành phố Bắc Giang) và vùng
núi (các huyện: Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động) tỉnh Bắc Giang.
Chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi gà của Bắc Ninh và Bắc Giang
trong những năm vừa qua phát triển khá nhanh. Theo số liệu của Cục Thống kê Bắc
Ninh và Bắc Giang ngày 01/10/2010: tổng đàn gia cầm của hai tỉnh là 19,7 triệu
con, tăng 15% so với năm 2008. Trong đó đàn gà 17,1 triệu con, chiếm 86,8% (Bắc
Ninh 3,6 triệu; Bắc Giang 13,5 triệu con), (Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh,
2010) [1], [2].
Kết quả điều tra cho thấy hiện nay ở Bắc ninh và Bắc Giang cũng có ba
phương thức chăn nuôi gà chủ yếu: Phương thức nuôi gà thả vườn; phương thức
nuôi gà bán công nghiệp và phương thức nuôi gà công nghiệp; trong đó nuôi gà thả
vườn và nuôi gà bán công nghiệp chiếm trên 95% tổng đàn.
1.1.1 Nuôi gà theo phương thức thả vườn
Nuôi gà thả vườn, (chăn thả tự do), là phương thức chăn nuôi phổ biến,
chiếm tỉ trọng lớn nhất trong chăn nuôi gà ở Bắc Ninh và Bắc Giang hiện nay, số gà

thả vườn chiếm trên 70% tổng đàn (hơn 12 triệu con). Đây là phương thức chăn
nuôi truyền thống của địa phương, hầu hết các hộ nông dân ở khu vực nông thôn
12
12
13
đều nuôi gà, chủ yếu để tận dụng nguồn thức ăn và các phụ phẩm trong sản xuất
nông nghiệp. Tuy là chăn nuôi tận dụng, nhưng gà thả vườn có vai trò và vị trí hết
sức quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời sống của người dân, đồng thời
là nguồn thu nhập đáng kể của nhiều hộ gia đình ở nông thôn.
* Đặc điểm của phương thức nuôi gà thả vườn:
- Quy mô đàn nhỏ, gà được nuôi phân tán, nhỏ lẻ trong các hộ dân, mỗi hộ
vài chục đến vài ba trăm con, tuỳ theo diện tích vườn trại và khả năng cung cấp thức
ăn cho gà.
- Các giống gà thả vườn thường là các giống địa phương như: gà Ri, gà Hồ,
gà Mía, gà Đông Cảo, gà Chọi, gà Tre và một số giống gà lai khác…
- Thức ăn cho gà là các loại có nguồn gốc tự nhiên: Lúa, ngô, khoai, sắn và
các loại rau, củ, quả được sản xuất tại địa phương, một phần thức ăn do gà tự kiếm
ngoài môi trường tự nhiên (các loại côn trùng, rau, cỏ…). Gà thả vườn không được
cho ăn thức ăn công nghiệp.
- Chuồng nuôi gà được xây dựng đơn giản bằng các loại nguyên liệu sẵn có:
tranh, tre, nứa, lá; một số được xây gạch bao quanh, mái lợp rơm, rạ hoặc tấm lợp
Fibrôximăng; diện tích chuồng nuôi nhỏ hẹp, 2 - 5m
2
/chuồng. Nhiều hộ ở vùng
trung du và miền núi không làm chuồng cho gà; ban ngày gà đi ăn ở vườn đồi, ban
đêm gà ngủ trên các cành cây, nên việc áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh
và việc quản lý đàn gà gặp rất nhiều khó khăn.
- Thời gian nuôi gà thả vườn thường từ 5 - 10 tháng. Do đặc tính của các
giống gà địa phương chậm sinh trưởng, mặt khác do nguồn thức ăn tận dụng, nên
việc hạch toán kinh tế trong chăn nuôi gà thả vườn ít được quan tâm. Thời gian nuôi

kéo dài là một trong những điều kiện để gà có nhiều cơ hội tiếp xúc với các tác nhân
gây bệnh, đặc biệt gà dễ ăn phải trứng và ấu trùng giun sán, dẫn đến tỉ lệ và cường
độ nhiễm giun sán cao.
- Vệ sinh thú y và công tác phòng dịch ít được quan tâm, hầu hết các hộ nông
dân chưa quan tâm đến việc tẩy giun sán cho gà.
Tuy còn những hạn chế, nhưng gà thả vườn cũng có nhiều ưu điểm như: Sức
13
13
14
kháng bệnh cao, đầu tư vốn thấp, tốn ít công sức cho chăn nuôi; gà có thịt, trứng
thơm ngon, hợp thị hiếu người tiêu dùng; đây còn là tập quán chăn nuôi lâu đời của
người nông dân, vì vậy gà thả vườn sẽ còn tồn tại lâu dài và chiếm thị phần chủ yếu
trong ngành chăn nuôi gà của hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, cũng như của cả
nước trong nhiều năm tiếp theo.
1.1.2 Nuôi gà theo phương thức bán công nghiệp
Nuôi gà bán công nghiệp (chăn nuôi gia trại, trang trại), là phương thức chăn
nuôi tiến bộ hơn so với nuôi gà thả vườn; hiện nay đàn gà nuôi bán công nghiệp ở
Bắc Ninh và Bắc Giang chiếm 25% tổng đàn (4,2 triệu con) và đang có chiều hướng
tăng dần. Đây là hình thức chăn nuôi có đầu tư hơn hẳn so với nuôi gà thả vườn,
được áp dụng một số tiến bộ khoa học kỹ thuật nên có năng suất, chất lượng và hiệu
quả khá.
* Đặc điểm của phương thức nuôi gà bán công nghiệp
- Quy mô đàn khá lớn, từ 400 - 500 con, đến 4000 - 5000 con/đàn. Gà được
nuôi ở các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá, hoặc có vườn trại rộng, tập trung ở
các huyện đồng bằng như: Từ Sơn, Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh và các huyện trung du,
miền núi: Việt Yên, Yên Thế - tỉnh Bắc Giang.
- Các giống gà được nuôi theo phương thức bán công nghiệp là các giống nhập
ngoại hoặc giống lai giữa gà nhập ngoại với gà địa phương: gà Tam Hoàng, gà Lương
Phượng lai với gà Ri hoặc gà Mía… các giống gà lai khá nhanh nhẹn, vận động nhiều
hơn gà công nghiệp và biết tự kiếm ăn nên chất lượng thịt, trứng khá cao.

- Thức ăn sử dụng cho gà là các loại ngũ cốc, rau, củ, quả; một phần thức ăn gà
tự kiếm ngoài môi trường và một phần thức ăn chế biến sẵn (thức ăn công nghiệp).
- Chuồng trại được đầu tư xây dựng, diện tích chuồng nuôi từ hàng chục đến
hàng trăm m
2
/trại, có tường bao, mái lợp chắc chắn, đảm bảo an toàn cho gà trong
những ngày khí hậu, thời tiết bất thuận, mưa - gió, nóng - lạnh
- Thời gian nuôi của gà bán công nghiệp khá ngắn. Do sử dụng một phần
thức ăn công nghiệp và do ưu thế lai nên gà sinh trưởng, phát triển nhanh, khoảng
75 - 90 ngày đã được xuất chuồng, đạt bình quân 2,0 - 2,5 kg/con.
14
14
15
- Các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và thú y đã được quan tâm, gà được
cung cấp thức ăn, nước uống, được vệ sinh chuồng trại định kỳ và được tiêm phòng
một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên do thời gian nuôi ngắn, tỉ lệ gà
nhiễm giun sán trưởng thành không cao nên hầu hết các trang trại chưa quan tâm
đến việc tẩy giun sán cho gà.
1.1.3 Nuôi gà theo phương thức công nghiệp
Nuôi gà công nghiệp là phương thức chăn nuôi tiên tiến hiện nay ở hai tỉnh
Bắc Ninh và Bắc Giang, đây là hình thức chăn nuôi sử dụng các thành tựu khoa học
kỹ thuật trong tất cả các khâu: Giống, thức ăn - nước uống, chuồng trại, quy trình
chăm sóc - nuôi dưỡng, vệ sinh thú y và phòng chống dịch bệnh… Tuy nhiên đây là
phương thức chăn nuôi đòi hỏi kỹ thuật cao; mặt khác chất lượng thịt, trứng của gà
công nghiệp không cao, không hợp thị hiếu người tiêu dùng, nên chưa phát triển
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Hiện nay đàn gà công nghiệp chỉ chiếm
5% tổng đàn (khoảng 1000.000 con) và được nuôi chủ yếu ở một số huyện (Tiên
Du, Từ Sơn, Việt Yên…).
Đặc điểm của phương thức nuôi gà công nghiệp:
- Quy mô chăn nuôi tập trung với số lượng lớn (4 - 5 nghìn con; một số

doanh nghiệp nuôi hàng chục nghìn, đến hàng trăm nghìn con).
- Giống gà: Chủ yếu là các giống gà ngoại nhập như: ISA colour, ISA MPK,
ROSS 308, Redbro, Ai Cập, Tam Hoàng, Lương Phượng… Đây là những giống gà
chuyên sản xuất thịt hoặc chuyên sản xuất trứng, gà chậm chạp và không có khả
năng tự kiếm ăn như các giống gà địa phương hoặc gà lai.
- 100% thức ăn cho gà được chế biến sẵn (thức ăn công nghiệp).
- Chuồng trại được xây dựng theo quy định, hợp vệ sinh, thoáng mát về mùa
hè, ấm áp và kín gió về mùa đông, đảm bảo các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,
lưu lượng gió…
- Thời gian nuôi đối với gà công nghiệp sinh sản (sản xuất con giống hoặc
sản xuất trứng) là 80 - 100 tuần tuổi/lứa, nhưng đối với gà công nghiệp nuôi thịt chỉ
có 45 - 60 ngày tuổi/lứa (rất ngắn)
- Vệ sinh thú y và chăm sóc, nuôi dưỡng được quan tâm đặc biệt, vì sức đề
15
15
16
kháng của các giống gà công nghiệp rất kém, gà dễ nhiễm bệnh nên môi trường
chăn nuôi đòi hỏi sạch và vệ sinh, gà phải được tiêm phòng đủ các bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm như: Cúm gia cầm, Newcastle, Marek, Gumboro
Qua điều tra thực trạng về mức độ nhiễm giun sán ở gà và sự quan tâm của
người chăn nuôi đến việc phòng trị bệnh giun sán cho gà ở Bắc Ninh và Bắc Giang
cho thấy:
- Đối với gà công nghiệp nuôi thịt: Do được nuôi trong thời gian ngắn (45 -
60 ngày) được vệ sinh chuồng trại và vệ sinh thức ăn, nước uống thường xuyên nên
gà nhiễm giun sán rất ít.
- Gà công nghiệp sinh sản nuôi lồng: Mặc dù có thời gian nuôi dài 80 - 100
tuần tuổi, nhưng gà không tiếp xúc với phân và đất, hệ thống máng ăn, máng uống
được bố trí khoa học, gà không có cơ hội tiếp xúc với trứng và ấu trùng giun sán. Vì
vậy, hầu như gà không nhiễm giun sán.
- Gà công nghiệp sinh sản nuôi nền (nền gạch hoặc nền xi măng): Do thời

gian nuôi dài, gà thường xuyên tiếp xúc với phân và chất độn nền, nên tỉ lệ, cường
độ nhiễm giun sán khá cao.
- Gà nuôi bán công nghiệp có thời gian nuôi thả ngoài môi trường (vườn,
trại) nên có nhiều cơ hội ăn phải trứng và ấu trùng giun sán, tuy nhiên do thời gian
nuôi ngắn nên một số trứng và ấu trùng giun sán chưa kịp phát triển đến dạng
trưởng thành, vì vậy tỉ lệ và cường độ nhiễm giun sán không cao.
- Gà thả vườn là đối tượng được nuôi lâu dài, sống tự do ngoài môi trường tự
nhiên, gà ăn phải nhiều trứng và ấu trùng giun sán, vì vậy loại gà này có tỉ lệ và
cường độ nhiễm giun sán cao nhất.
Như vậy, các đối tượng gà nhiễm giun sán ở Bắc Ninh và Bắc Giang cần tập
trung nghiên cứu hiện nay là: gà thả vườn; gà nuôi theo phương thức bán công
nghiệp và gà công nghiệp sinh sản nuôi nền.
Tuy nhiên, trong 3 đối tượng nêu trên, gà công nghiệp sinh sản nuôi nền và
gà nuôi theo phương thức bán công nghiệp đã được người chăn nuôi quan tâm và
thực hiện khá tốt các biện pháp vệ sinh phòng dịch, trong đó có việc định kỳ tẩy
16
16
17
giun sán cho gà. Riêng đàn gà thả vườn, mặc dù chiếm tỉ trọng lớn, trên 70% tổng
đàn, nhưng do được nuôi phân tán, nên hầu hết chưa được quan tâm, trên 90% số hộ
được điều tra chưa tẩy giun sán cho gà. Vì vậy, đây là đối tượng cần được tập trung
nghiên cứu nhiều nhất để có những hướng dẫn, khuyến cáo kịp thời, nhằm ổn định
và phát triển chăn nuôi ở địa phương.
1.2 Giun sán ký sinh ở gà
Các nghiên cứu đầu tiên về giun sán ký sinh ở động vật nói chung và ở gà
Việt Nam nói riêng được một số nhà khoa học người Pháp thực hiện vào cuối thế kỉ
XIX, đầu thế kỉ XX. Năm 1870, Cande. J là người đầu tiên mô tả loài sán dây
Diphyllobothrium latum tìm thấy ở người (Nam Bộ). Mathis C. và Leger M (1910 -
1911) [100], [101] đã công bố một số loài giun sán ký sinh trên người và động vật ở
các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Bernara N. P (1912) [96] đã thông báo về loài giun tròn

Oxyspirura mansoni ký sinh ở mắt gà. Joyeux C và Houdemer E. (1937) [99] công
bố một số loài sán dây ở chim và thú vùng Bắc Bộ, trong đó có một số loài sán dây
ở gà. Hsii H. F (1935) [98]. công bố một số loài giun tròn ký sinh ở chim, trong đó
có loài mới đối với khoa học là Tetrameres fissispina.
Từ năm 1961 đến 1980 có nhiều công trình nghiên cứu về giun sán ký sinh ở
động vật nói chung và ở gà nói riêng, tiêu biểu là kết quả nghiên cứu của Đoàn điều
tra hợp tác Việt - Xô (1961 - 1962); Đoàn điều tra động vật - Ký sinh trùng (1962 -
1980) thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam), Viện Thú y Trung ương, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn
trùng Trung ương vv…
Trong công trình giun sán ký sinh ở người và động vật, Phan Thế Việt và
Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977) [51] đã thống kê được 55 loài giun sán ký
sinh ở gà, bao gồm 22 loài sán lá, 12 loài sán dây, 20 loài giun tròn và 01 loài giun
đầu gai.
Nguyễn Thị Lê và cs., (1996) [30] đã công bố: Gà Việt Nam có 65 loài giun
sán ký sinh, bao gồm 25 loài sán lá, 18 loài sán dây, 21 loài giun tròn, 1 loài giun
đầu gai.
17
17
18
1.2.1 Thành phần loài giun sán ký sinh ở gà
1.2.1.1 Thành phần loài sán lá
Vào thế kỉ 19, các nhà khoa học trên thế giới như Van Beneden (1858),
Carus (1863), Moticelli F.S (1888)… đã có nhiều công trình nghiên cứu về hệ thống
phân loại sán lá, trong đó có sán lá ở gà. Yagumuti (1938), Mc Donal, Schell (1934)
cho biết, có 24 loài sán lá ký sinh ở gà (Dẫn theo Nguyễn Thị Lê, 2000) [32].
Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Lê (1968) [53]; Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ,
Nguyễn Thị Lê (1977) [51] đã thống kê và phát hiện được 22 loài sán lá ký sinh ở
gà Việt Nam. Nguyễn Thị Lê, Nguyễn Thị Kỳ, Phạm Văn Lực (1996) [30], đã phát
hiện và thống kê được 25 loài sán lá ký sinh ở gà. Như vậy, đã phát hiện và thống kê

ở gà Việt Nam có 25 loài sán lá, thuộc 6 bộ, Nguyễn Thị Lê và cs., (1996) [30];
Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Hữu Vũ (2009) [23]; Nguyễn Thị
Kim Lan và cs., (1999) [14].
NGÀNH PLATHELMINTHES SCHNERDER, 1873
LỚP SÁN LÁ RUDOLPHI, 1808
Phân lớp Prosostomata Skrjabin et Gusechanskaja, 1962
Bộ Brachylaemida Odening, 1960
Họ Brachylaemidae Stiles et Hassai, 1898
Giống Prostharmostomum Witenberg, 1923
Loài Prostharmostomum annamense (Railliet, 1914)
Loài P. commutatum (Diesing,1858)
Bộ Faciolida Skrjabin et Shutz, 1935
Phân bộ Echinostomata Szidat, 1936
Họ Echinostomatidea Dietz, 1909
Giống Echinostoma Rudolphi, 1809
Loài Echinostoma revolutum (Fruhlich, 1802)
Loài E. aegyptica (Khalid Abaza, 1924)
Loài E. miyagawai (Ishii, 1932)
Giống Echinoparyphium Dietz, 1909
Loài E. recurvatum (Linstow, 1873)
Loài E. paracinctum (Richowskaja, 1953)
Giống Hypoderacum Dietz, 1909
Loài Hypoderacum conoideum (Bloch, 1972)
18
18
19
Giống Paryphostomum Dietz, 1909
Loài Paryphostomum norvum (Verma, 1936)
Giống Petasige Dietz, 1909
Loài Petasige bresicauda (Ishii, 1935)

Họ Echinochasmidae Odhner, 1910
Giống Echinochasmus Linstow, 1873
Loài Echinochasmus japonicus (Tanabe, 1926)
Họ Philophthalmidae Travassos, 1918
Giống Philophthalmus Travassos, 1918
Loài
Philoph
thalmus
gralli
(Mathis
et
Lerger,
1910)
Bộ Notocotylida Skrjabin et Shutz, 1937
Họ Notocotylidae Luhe, 1909
Giống Notocotylus Diesing, 1839
Loài Notocotylus eagypticus (Odhner, 1905)
Loài N. intestinalis (Tabangui, 1932)
Giống Catatropis Odhner, 1905
Loài Catatropis verrucosa (Frohlich, 1789)
Bộ Opisthorchida La Rue, 1957
Phân bộ Opisthorchiata La Rue, 1957
Họ Opisthorchidae Braun, 1901
Giống Opisthorchis Blanchard, 1895
Loài Opisthorchis paragenminus (Oschmarin, 1970)
Phân bộ Heterophyata Morosov, 1955
Họ Heterophyidae Odhner, 1914
Giống Opisthorchis Onjiet Nishio, 1919
Loài Opisthorchis gallinae (Oschmarin, 1970)
19

19
20
Họ Haplorchidae Looss, 1899
Giống Procerovum Onji et Nishio, 1916
Loài Procerovum cheni (Hsu, 1950)
Bộ Plagiorchiida La Rue, 1957
Phân bộ Plagiorchiata La Rue, 1957
Họ Microphallidae Travassos, 1920
Giống Martrema Nicoli,1970
Loài Martrema subdolum (Jagerakiold, 1909)
Họ Prosthogonimidae Nicoli, 1924
Giống Prosthogonimus Luhe, 1899
Loài Prosthogonimus ovatus (Rud., 1803)
Loài P. cuneatus (Rud., 1809)
Loài P. fucifer (Railliet, 1925)
Loài P. sinensis (Ku, 1906)
Loài P. ventroporus (Oschmarin, 1970)
Bộ Strigeidida La Rue, 1926
Phân bộ Cyathocotylata Sudarikov, 1959
Họ Cyathocotylidea Poch, 1925
Giống Cyathocotyle Muhling, 1896
Loài Cyathocotyle orientalis (Franst, 1923)
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs., (1999) [14]; Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch
Lân (2001) [20], những loài sán lá phổ biến ở gà Việt Nam là: Echinostoma
revolutum, E. miyagawai, E. recurvatum, E. paracinctum, Prosthogonimus ovatus,
P. cuneatus.
1.2.1.2 Thành phần loài sán dây
Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977) [51] đã phát hiện và
thống kê được 12 loài sán dây ký sinh ở gà Việt Nam. Nguyễn Thị Lê, Nguyễn Thị
Kỳ, Phạm Văn Lực (1996) [30] đã bổ sung thêm một số loài sán dây, đưa số loài sán

dây ở gà Việt Nam lên 18 loài.
Theo Nguyễn Thị Kỳ (2003) [13], có 17 loài sán dây ký sinh ở gà Việt Nam.
Vị trí của 17 loài này trong hệ thống phân loại động vật học như sau:
NGÀNH PLATHELMINTHES SCHNERDER, 1873
LỚP SÁN DÂY CESTODA RUDOLPHI, 1808
Phân lớp Eucestoda Southwell, 1930
20
20
21
Bộ Cyclophyllida Beneden in Braun, 1900
Phân bộ Davaineata Skrjabin, 1940
Họ Davaineidae Fuhrmann, 1707
Giống Cotugnia Diamare, 1893
Loài Cotugnia digonopora (Pasquale, 1839)
Giống Davainea Blanchard, 1891
Loài Davainea proglottina (Davaine, 1860)
Giống Raillietina Fuhrmann, 1920
Loài Raillietina echinobothrida (Megnin, 1880)
Loài R. (R.) georgiensis (Reid et Nugara, 1961)
Loài R. (R.) penetrans (Baczyncka, 1914)
Loài R. (R.) penetrans (Nova Johri, 1934)
Loài R. (R.) peradenica (Sawada, 1957)
Loài R. (R.) tetragona (Molin, 1858)
Loài R. (R.) volzi (Furmann, 1905)
Loài R. (P.) macassariensis (Yamaguti, 1956)
Loài R.(P.) tinguiana (Tubangui et Masilungan, 1937)
Loài R.(S.) cesticillus (Molin, 1858)
Phân bộ Hymenolepidata Skrjabin, 1940
Họ Hymenolepididae (Ariola, 1899) Railliet et Henry, 1909
Giống Dilepidoides Spassky et Spasskaja, 1954

Loài Dilepidoides bauchei (Joyeux, 1924)
Giống Echinolepis Spassky et Spasskaja, 1954
Loài Echinolepis carioca (Magalhaes, 1898)
Giống Orientolepis exigua Spassky et Jurpalova, 1964
Loài Orientolepis exigua (Yoshida, 1910)
Giống Staphylepis Spassky et Oschmarin, 1954
Loài Staphylepis cantaniana (Polono, 1860)
Họ Dilepididae Fuhrmann, 1907
Giống Amoebotaenia Cohn, 1899 emend. Mathevossian, 1963
Loài Amoebotaenia cuneata (Linstow, 1872)
So với danh sách các loài sán dây ở gà mà Nguyễn Thị Lê Nguyễn Thị Kỳ,
Phạm Văn Lực (1996) [30] đã thống kê thì tác giả đã bỏ loài Microsomacanthus
pavula do không có mẫu vật và tài liệu về loài này có độ tin cậy không cao.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs., (1999) [14]; Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân
(2001) [20] cho biết, sán dây thường gặp ở gà gồm những loài chính là: Raillietina
21
21
22
tetragona, R. echinobothrida, R. cesticillus, Cotugnia digonopora, Davainea
proglottina; trong đó phổ biến nhất là các loài: R. echinobothrida, Raillietina
tetragona và R. cesticillus.
1.2.1.3 Thành phần loài giun tròn
Theo Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1978) [47], giun tròn ký sinh ở gà
Việt Nam gồm 18 loài, thuộc 8 họ.
Theo Nguyễn Thị Lê và cs., (1996) [30], có 21 loài giun tròn ký sinh (thuộc 3
phân lớp) ở gà Việt Nam: Capillaria obsignata, C. bursata, C. caudinflata,
Eucoleus annulatus, Thominx anatis, Th. collaris, Th. contorta, Heterakis
gallinarum, H. beramporia, Ganguleterakis brevispiculum, Subulura suctoria,
Syngamus trachea, Ascaridia galli, Cyrnea euplocami, Tetrameres fissispina, T.
mohtedai, Acuaria hamulosa, Dispharhynx nasuta, Oxyspirura mansoni,

Gongylonema caucosica, Lemdana marthae.
Maggenti, 1991 [78] cho biết: Từ năm 1991, lớp giun tròn (Nematoda) đã
được đưa lên thành taxon ngành. Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau bởi ngành
giun tròn là nhóm động vật có số loài rất lớn, đời sống đa dạng (có nhiều đại diện ký
sinh ở thực vật, động vật không xương sống, sống tự do). Mỗi hệ thống phân loại có
những ưu điểm riêng nhưng không thể giải quyết triệt để tất cả các vấn đề còn tồn tại.
Từ năm 2002 đến nay, các nhà phân loại học đã công bố hệ thống phân loại
giun tròn đang được sử dụng rộng rãi cho cơ sở dữ liệu toàn cầu. Các loài giun tròn
(22 loài) ở gà Việt Nam, theo hệ thống phân loại mới được sắp xếp như sau
(Nguyễn Văn Đức và cs. 2011) [5]:
NGÀNH GIUN TRÒN NEMATODA POTTS, 1932
LỚP ADENOPHOERA (LINSTOW, 1905)
Bộ Trichcephalida Skrjabin et Schulz, 1928
Họ Capillariidae Neuve-Lemaire, 1936
Giống Capillaria Zeder, 1800
Loài Capillaria obsignata (Madsen, 1945)
Loài C. bursala (Freitas et Almeida, 1934)
Loài C. caudinflata (Molin, 1958)
Giống Eucoleus Dujardin, 1845
22
22
23
Loài Eucoleus annulatus (Molin, 1958)
Giống Thominx Dujardin, 1845
Loài Thominx anatis (Skrjabin et Schikhobalova, 1954)
Loài Th. collaris (Skrjabin et Schikhobalova, 1954)
Loài Th. contorta (Travassos, 1915)
Bộ Rhabditida Oerley, 1880
Họ Heterakidae Rellie et Henry, 1914
Giống Heterakis Dujardin, 1845

Loài Heterakis gallinarum (Dujardin, 1845)
Loài H. beramporia (Lane, 1914)
Giống Ganguleterakis Lane, 1914
Loài Ganguleterakis brevispiculum (Gendre, 1911)
Họ Subuluridae Yorke et Maplestone, 1926
Giống Subulura Molin, 1860
Loài Subulura sucturia (Molin, 1860)
Bộ Strongylida Railliet et Henry, 1913
Họ Syngamidae Leiper, 1912
Giống Syngamus Siebold, 1836
Loài Syngamus trachea (Montagu, 1811)
LỚP SECERNENTEA (LINSTOW, 1905) DOUGERTY, 1958
Bộ Ascaridida Skrjabin et Schulz, 1940
Họ Ascaridiidae Skrjabin et Mosgovoy, 1973
Giống Ascaridia Feeborn, 1923
Loài Ascaridia galli (Schrank, 1788; Freeborn, 1923)
Bộ Spirurida Chitwood, 1933
Họ Habronematidae Ivaschkin, 1961
Giống Cyrnea Seurat, 1914
Loài Cyrnea euplocami (Maplestone, 1930)
Họ Tetrameridae Travassos, 1914
Giống Tetrameres Creplin, 1846
Loài Tetrameres fissiispina (Diesing, 1861)
Loài T. mohtedai (Bhalerao et Rao, 1944)
Họ Acuaridae Seurat, 1913
Giống Acuaria Bremser, 1911
Loài Acuaria hamulosa (Diesing, 1851)
Giống Dispharynx Railliet, Henry et Sisoff, 1912
Loài Dispharynx nasuta (Rudolphi, 1819)
Họ Streptocaridae Skrjabin et Ivaschkin, 1965

23
23
24
Giống Streptocara Railliet et Sisoff, 1912
Loài Streptocara crassicauda (Creplin, 1829)
Họ Thelaziidae Skrjabin, 1915
Giống Oxyspirura Drache et Stossich, 1897
Loài Oxyspirura masoni (Cobbold, 1897)
Họ Gongylonematidae Sobolev, 1949
Giống Gongylonema Molin, 1857
Loài Gongylonema cassicauda (Kuraschvili, 1941)
Họ Oswaldofilariidae Sonin, 1966
Giống Lemdana Seurat, 1914
Loài Lemdana mathae (Seurat, 1917)
1.2.2 Chu trình sinh học của một số loài giun sán ký sinh ở gà
1.2.3.1 Chu trình phát triển của sán lá
Chu trình phát triển của sán lá tương đối phức tạp và đa dạng, có sự tham gia
của vật chủ trung gian (chu trình phát triển gián tiếp). Chỉ có các loài sán lá thuộc
bộ Aspidogastredida phát triển không qua vật chủ trung gian (chu trình phát triển
trực tiếp) (Nguyễn Thị Lê, 2000) [32].
Ấu trùng của sán lá phát triển với sự xen kẽ thế hệ và thay đổi vật chủ; thế hệ
lưỡng tính xen kẽ với thế hệ đơn tính một hoặc hai vật chủ trung gian. Vật chủ trung
gian thứ nhất là nhuyễn thể. Vật chủ trung gian thứ hai cũng có thể là nhuyễn thể và
một số nhóm động vật khác: giun tơ, giáp xác, côn trùng, cá (các động vật này rất
khác nhau trong cây chủng loại phát sinh). Nhiều loài sán lá trong chu trình phát
triển có thể có thêm vật chủ chứa (cá, lưỡng cư và các động vật khác).
- Sán trưởng thành sống ký sinh trong cơ thể vật chủ cuối cùng, thải trứng ra
môi trường ngoài cùng với phân vật chủ. Phần lớn trứng sán lá có tế bào phôi (họ
Fasciolidae, Echinostomatidae, Paramphistomatidae ), ở một số loài trứng thải ra
ngoài đã chứa ấu trùng miracidium (họ Dicrocoeliidae).

- Trứng gặp điều kiện thích hợp (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ) tế bào phôi
phân chia, phát triển và hình thành ấu trùng miracidium. Miracidium ra khỏi trứng,
bơi trong nước để tìm và xâm nhập vào vật chủ trung gian thích hợp là nhuyễn thể.
Ở một số khác (họ Opithorchidae, Dicrocoeliidae ) miracidium không chui ra khỏi
trứng mà chu trình được tiếp tục là do nhuyễn thể nuốt phải trứng có chứa
24
24
25
miracidium. Trong cơ thể vật chủ trung gian, miracidium phát triển thành sporocyst
không hoạt động, bên trong chứa các tế bào mầm, các tế bào này phát triển thành
redia. Từ các tế bào mầm trong redia sẽ hình thành ấu trùng cercaria.
Miracidium dài 0,020 - 0,340 mm, có mắt, cơ thể phủ tiêm mao, giúp ấu
trùng bơi trong nước. Ở đỉnh đầu cơ thể có cơ quan đặc biệt (tuyến xâm nhập, stiles
- gai xâm nhập) giúp ấu trùng xâm nhập vào vật chủ trung gian. Phần sau cơ thể
chứa các tế bào mầm. Hệ bài tiết cấu tạo theo kiểu nguyên đơn thận. Hệ thần kinh
gồm có hạch thần kinh và hai dây thần kinh.
Sporocyst dài 1 - 6 mm, dạng túi hoặc hình tròn có chứa các tế bào mầm.
Sporocyst con phát triển trong Sporocyst mẹ, có kích thước bé hơn.
Redia phát triển trong Sporocyst, có hình dạng túi dài, đỉnh đầu cơ thể có hầu
cơ phát triển, có ruột hình túi. Từ các tế bào mầm hình cầu trong redia phát triển
thành redia con, hoặc cercaria.
Cấu tạo của cercaria đặc trưng cho mỗi loài; thường có giác miệng và giác
bụng; cơ quan tiêu hoá, thần kinh, bài tiết giống sán lá trưởng thành. Ở đỉnh đầu cơ
thể có tuyến xâm nhập hoặc gai (stiles) giúp ấu trùng xâm nhập vào vật chủ trung
gian thứ hai. Phần sau cơ thể chứa các mầm tuyến sinh dục. Đa số ceracria có đuôi
để bơi trong nước. Đôi khi đuôi chẻ đôi (họ Schistosomatidae). Ở nhiều loài,
cercaria có tuyến tạo nang. Phần lớn các loài sán lá, cercaria tự chui ra khỏi cơ thể
vật chủ trung gian thứ nhất bơi tự do trong nước tìm vật chủ trung gian thứ hai, xâm
nhập và hoá nang thành dạng ấu trùng metacercaria (Echinostomatidae,
Opisthorchidae ). Ở một số loài sán lá, cercaria bám vào giá thể hoặc cây cỏ thuỷ

sinh hoặc trên váng nước, rụng đuôi hoá thành adolescaria.
Vật chủ cuối cùng nhiễm bệnh sán lá do ăn phải ấu trùng cảm nhiễm
adolescaria hoặc vật chủ chứa có chứa metacercaria. Trong cơ thể của gà, ấu trùng
sẽ di chuyển đến các nội quan và phát triển thành sán lá trưởng thành. Chỗ ở của
sán lá ký sinh ở gà rất khác nhau, thường là hệ tiêu hoá, cơ quan sinh dục (Nguyễn
Thị Lê và cs. 2000) [32].
1.2.2.2 Chu trình phát triển của sán dây
25
25

×