Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

slide thuyết trình cây cà phê trên mảnh đất mường ảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.87 KB, 21 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LOWRENCE S.TING
Cuộc thi thiết kế bài giảng e - learning
với chủ đề "Dư địa chí Việt Nam"
Tiêu đề:
Cây Cà phê trên mảnh đất Mường Ảng
Giáo viên: Phạm Quang Việt
Email:
Điện thoại di động: 01234198990
Trường: Phổ thông DTNT THPT huyện Mường Ảng
Huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên
Tháng 6, năm 2014



Đôi nét về huyện Mường Ảng
- Mường Ảng là huyện mới được chia tách từ huyện Tuần Giáo
theo Nghị định 135/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006, chính thức
đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2007.
- Toàn huyện có 9 xã và 1 thị trấn, với 44.320,35 ha diện tích tự
nhiên, dân số là 40.119 người (2009)
- Chạy dọc theo Quốc lộ 279 dẫn vào thị trấn Mường Ảng, nơi
được coi là trung tâm của huyện.
- Tên gọi Mường Ảng có nghĩa là "Mường Khoe" hay "Mường
Đẹp" như để nói về vẻ đẹp của vùng đất này.
- Nơi đây có địa danh lịch sử Thẩm Púa, được Bộ chỉ huy chiến
dịch Điện Biên Phủ đặt làm "đại bản doanh" đầu tiên.
- Có đèo Tằng Quái hùng vĩ, bao lấy thung lũng Mường Ảng

Đôi nét về huyện Mường Ảng
- Thành phần dân tộc: Địa bàn cư trú của 9 dân tộc anh em, trong đó


đông nhất là người dân tộc Thái, sau đó đến Kinh, H' Mông, Khơ Mú,
- Văn hóa: Có rất nhiều các nét văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc
của các dân tộc tỉnh Điện Biên
- Kinh tế:
+ Là một trong 63 huyện nghèo của cả nước, tuy nhiên, huyện cũng đang
ngày càng thay da đổi thịt
+ Hoạt động kinh tế của chủ yếu của huyện là sản xuất nông nghiệp
+ Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn là chủ yếu, điển hình là trồng lúa và cà
phê,

Khái quát về cây cà phê ở huyện Mường Ảng
- Cà phê ở Mường Ảng được trồng từ cách đây khoảng 60 năm tại
nông trường Mường Ảng.
- Đến nay, cà phê ở huyện đã phát triển rộng ra hầu hết tất cả các xã
trong huyện như Ảng Cang, Ảng Tở đến Mường Đăng, Ngỗi Cáy
- Năm 2007, toàn huyện có 348 ha diện tích, đến năm 2013 đã đạt
3.118 ha, năng suất ngày càng tăng, đến nay trung bình đạt 2,5 đến 3 tấn cà phê
trấu/ha.
- Điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở Mường Ảng rất lí tưởng để phát
triển giống cà phê chè Arabica (loại cà phê có chất lượng và năng suất cao nhất)
- Cà phê đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo cho người dân huyện
Mường Ảng.
- Hiện nay, những người dân trồng cà phê ở huyện đang chung tay để
quảng bá cho thương hiệu cà phê của mình



Kĩ thuật trồng, chăm sóc và tạo hình:
Kĩ thuật trồng:
- Hố cà phê: độ rộng khoảng 60cm, độ sâu khoảng 60cm (đào hố 1

tháng trước khi trồng)
- Khoảng cách giữa các hàng cà phê: khoảng từ 1m50 đến 1m80
- Trước khi trồng cần bón phân lót trộn với đất và 1 ít vôi bột ở dưới
để cung cấp chất dinh dưỡng, bảo vệ cây vào đầu thời kì sinh trưởng
- Lấp đất đầy qua miệng hố để cây cứng cáp, đặc biệt về mùa mưa sẽ
nhận được lượng nước vừa đủ, không bị ngập úng.
- Nên trồng các cây bóng mát để che cho cà phê, nhưng không được
trồng dày quá sẽ che hết nắng làm cho cà phê bị ớm nắng không phát
triển được.

- Chăm sóc:
+ Phải thường xuyên xới xáo quanh gốc cây để diệt cỏ và tạo độ tơi
xốp cho đất quanh cây cà phê.
+ Sau khi xới xáo, dùng rác và cỏ ủ gốc cho cây cà phê
+ Bón phân hoá học cân đối kết hợp với phân hữu cơ hợp lý, đầy
đủ (trước mỗi lần bón phân phải dọn sạch cỏ)
Kĩ thuật trồng, chăm sóc và tạo hình:

- Tạo hình:
+ Cần cắt tỉa các cành phân tán không phù hợp ảnh hưởng đến phát
triển của cây
+ Khi sửa cành hạn chế cắt tỉa cành cấp 1 (trừ khi cành bị sâu bệnh tấn
công)
+ Cắt tỉa cành hợp lí, cân đối cây, chú ý loại bỏ các cành có sâu bệnh.
+ Khi cà phê đạt đến độ cao nhất định cần hãm ngọn bằng cách cắt
phần ngọn ở vị trí trên cặp cành cuối cùng khoảng 1 cm.
+ Sau mỗi vụ thu hoạch cần cắt bỏ những cành khô, sinh trưởng yếu,
bị sâu bệnh để vụ sau đạt năng suất cao hơn.
+ Ý nghĩa: tạo hình tốt làm cho quả cà phê to hơn, chất lượng tốt hơn
và thuận lợi khi phun thuốc trừ sâu bệnh.

Kĩ thuật trồng, chăm sóc và tạo hình:

Thu hái, chế biến và bảo quản:
Thu hái:
- Yêu cầu với thu hái là khi quả đạt tầm chín (95%)
- Hái cà phê bằng cách dùng ngón tay bứt quả, không tuốt cả
cành (đặc biệt với cà phê chè) để bảo vệ nụ, cành, lá.
- Không để cà phê lẫn vào đất dễ bị nhiễm sâu bệnh
- Sau khi hái xong cần chế biến ngay (không để quá 24h)

Chế biến và bảo quản:
Thu hái, chế biến và bảo quản:
- Chế biến: Có hai cách chế biến (chế biến ướt và chế biến khô)
+ Chế biến ướt:
Cà phê sau khi thu hái về được đem xát loại bỏ vỏ.
Khi thu được nhân cà phê (cà phê trấu hay cà phê thóc) tiến hành rửa để loại
bỏ lớp nhớt .
Phơi sấy đạt đến mức độ ẩm còn từ 10 đến 12%.
+ Chế biến khô: Khi hái về không loại bỏ vỏ mà đem phơi khô đến khi đạt độ ẩm còn
12 đến 13% mới tiến hành xát loại bỏ vỏ.
+ Lưu ý: Cần phải giữ cho cà phê không bị lẫn với đất, cát. Máy xát vỏ phải rửa sạch
trước khi xát.
- Bảo quản: Phải đảm bảo cà phê đã đạt độ khô từ 10 đến 12%, không để cà phê bị ướt
trở lại, tỉ lệ tạp chất ở mức thấp nhất (không quá 0,5%).

×