Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

CHUYÊN đề các yếu tố KHÍ hậu, môi TRƯỜNG đất, kỹ THUẬT CANH tác cây cà PHÊ TRÊN nền đất đỏ BAZAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.79 KB, 23 trang )

CHUYÊN ĐỀ
CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU, MÔI TRƯỜNG ĐẤT, KỸ THUẬT CANH TÁC
CÂY CÀ PHÊ TRÊN NỀN ĐẤT ĐỎ BAZAN
1. ĐẤT ĐỎ BAZAN:
Tại huyện Định Quán, Đồng Nai, đất đỏ có diện tích là 13.050 ha, chiếm 13,4% diện
tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung ở các xã Phú Túc, Phú Cường, La Ngà và phần
phía bắc xã Thanh Sơn.
Đất đỏ bazan bao gồm đất nâu đỏ và nâu vàng trên bazan, có tầng đất dày, thành phần
cơ giới nặng, cấu tượng viên tơi xốp, giàu mùn, đạm và lân, các cation trao đổi cao, là loại
đất tốt nhất tại huyện. Đất đỏ bazan thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày như cây cao
su, cây cà phê, tiêu, cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao.
1.1 Đặc điểm hình thành:
 Đất nâu đỏ bazan
Đất nâu đỏ trên đá bazan là đất có quá trình feralit mạnh và quá trình tích lũy mùn bề
mặt với lớp vỏ phong hóa dày. Về hình thái phẫu diện đất có hai dạng cơ bản:
- Đất nâu đỏ trên đá bazan có tầng đất dày: đồng nhất suốt dọc phẫu diện đất, cấu
tượng viên hạt, tơi xốp, tầng đất mặt khá nhiều mùn và có màu nâu đậm, càng xuống sâu
mức độ tơi xốp càng cao.
- Đất nâu đỏ trên đá bazan trong tầng đất có nhiều kết vón: kết vón xuất hiện ngay
trên tầng đất mặt 10-15%, với các hạt kết vón có đường kính 0.2 – 0.7 cm, tỷ lệ kết vón tăng
theo chiều sâu phẫu diện. Tuy vậy, các hạt kết vón không dính kết lại với nhau thành khối
rắn chắc mà trộn lẫn với các hạt đất mịn nên cây có khả năng xuyên qua tầng kết vón và hút
các chất dinh dưỡng.
 Đất nâu vàng bazan:
Đất hình thành trên tàn tích đá mẹ bazan, có quá trình feralit mạnh mẽ, cùng với quá
trình tích lũy mùn bề mặt, quá trình hình thành kết vón khá phổ biến, hình thái đất có dạng
điển hình ABC.
- Tầng A: có độ dày khoảng 20 cm, màu nâu sẫm, nhiều hữu cơ, nhiều kết vón hạt
đậu (40-45% trọng lượng), có thành phần cơ giới nặng, tơi xốp, cấu tượng viên hạt.
1
- Tầng B: là một tầng kết vón tương đối dày đặc, tỷ lệ kết vón có xu hướng tăng dần


theo chiều sâu phẫu diện (40-80%), có màu nâu vàng điển hình.
1.2 Tính chất đất đỏ bazan:
- Đất đỏ bazan có thành phần cơ giới nặng, trong phần đất mịn < 2 mm thì cấp hạt sét
<0.002 mm chiếm ưu thế (55-67%), có cấu trúc viên hạt bền vững, có hiện tượng rửa trôi sét
theo độ sâu khá rõ.
- Đất đỏ có trị số pH (H
2
O) = 5- 5.5 và pH (KCl) = 4.2 – 4.4, có hàm lượng mùn và
đạm tổng số khá và giảm chậm theo chiều sâu phẫu diện. Hàm lượng lân tổng số cao hơn
các loại đất khác (chỉ thua đất đen bazan) nhưng lân dễ tiêu lại rất nghèo. Đất đỏ bazan
nghèo cả kali tổng số và dễ tiêu.
- Đất đỏ bazan là loại đất tốt nhất trong các đất tại vùng Đông Nam Bộ, tuy nhiên đất
có hạn chế là đất chua, nghèo kali, nghèo các cation kiềm trao đổi.
2. CÂY CÀ PHÊ:
Cây cà phê được con người biết đến khoảng hơn 300 năm nay, muộn hơn rất nhiều so
với nhiều cây lương thực, thực phẩm quan trọng khác. Tuy nhiên, ngày nay cây cà phê đã trở
thành một loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, một mặt hàng xuất khẩu quan trọng
của nhiều quốc gia trên thế giới. Sản phẩm của nó là một loại thức uống thi vị không thể
thiếu của nhiều dân tộc. Bên cạnh đó, một số mặt hàng thực phẩm như sữa, bánh, kẹo, …
được chế biến với sự có mặt của cà phê đã làm tăng thêm hương vị và giá trị dinh dưỡng cho
sản phẩm.
Sở dĩ cà phê được sử dụng ngày càng nhiều vì trong hạt cà phê chứa 0,8 – 3% cafein,
một hoạt chất có tác dụng kích thích thần kinh, tăng cường khả năng làm việc, khả năng tư
duy, thúc đẩy hoạt động của hệ tuần hoàn, tăng cường phản ứng của cơ bắp…Ngoài ra trong
hạt cà phê còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như đường saccharose, đường khử, các protein
tan, đặc biệt là các vitamin B
1
, B
2
, B

6
, B
12
cần thiết cho nhu cầu sinh lý của cơ thể chúng ta,
giúp nâng cao sinh lực, chống mệt mỏi….
Ở Việt Nam hiện nay, có ba loại cà phê được sử dụng phổ biến trên thị trường là cà
phê Arabica (cà phê chè), cà phê Robusta (cà phê vối) và cà phê mít.
2
2.1 Tình hình sản xuất cây cà phê:
 Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới:
Trên thế giới hiện nay có trên 75 nước trồng cà phê với diện tích trên 10 triệu ha và
sản lượng hàng năm biến động trên dưới 6 triệu tấn. Năng suất bình quân chưa vượt quá 6 tạ
cà phê nhân/ha. Trong đó, ở châu Phi có 28 nước với năng suất bình quân không vượt quá 4
tạ cà phê nhân/ha, Nam Mỹ đạt dưới 6 tạ nhân/ha. Bốn nước có diện tích cà phê lớn nhất là:
Brazil trên 3 triệu ha chiếm 25% sản lượng cà phê thế giới, Côte D’lvoire (châu Phi) và
Indonesia (châu Á) mỗi nước khoảng 1 triệu ha, quốc gia thứ tư là Colombia có gần 1 triệu
ha với sản lượng hàng năm đạt trên dưới 700 ngàn tấn.
Do áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật mới như giống mới và mật độ trồng dày nên đã có
hàng chục nước đưa năng suất bình quân đạt trên 1 tấn/ha. Điển hình là Costa Rica - Trung
Mỹ với diện tích cà phê chè là 85.000 ha đạt năng suất bình quân trên 1.400 kg/ha.
Cà phê chè hiện nay vẫn chiếm 70% sản lượng của thế giới. Diện tích cà phê chè
được trồng tập trung chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ, một số nước ở Đông Phi như: Kenya,
Cameroon, Ethiopia, Tanzania và một phần ở châu Á như: Indonesia, Ấn Độ, Philippines.
Mấy năm nay sản lượng cà phê Robusta trên thế giới tăng lên nhanh chóng, vụ
2000/2001 đạt tới 44,8 triệu bao tăng tới 12,2 triệu bao so với vụ trước và chiếm tới 38%
tổng sản lượng cà phê.
Thị trường cà phê Arabica thế giới đã thiếu hụt khoảng 5,4 triệu bao cà phê niên vụ
2005/2006 sau khi thặng dư 2,5 triệu bao của niên vụ trước. Tổng sản lượng cà phê thế giới
ước tính đạt 111 triệu bao niên vụ 2005/2006, giảm so với mức 117 triệu bao của 2004/2005.
 Sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam:

Ở Việt Nam, cây cà phê do các cha đạo người Pháp mang đến để trồng từ những năm
1857. Từ những năm 1930, cây cà phê bắt đầu được trồng thành những đồn điền để khai
thác nhân. Việt Nam gia nhập Tổ chức Cà phê Quốc Tế (International Coffee Organization,
ICO) vào năm 1991.
3
Nghề trồng cà phê ở Việt Nam là một nguồn thu nhập cho số đông dân cư ở vùng
nông thôn, trung du và miền núi. Với 500.000 ha cà phê đã tạo việc làm cho hơn 600.000
nông dân. Hiện nay, số người có cuộc sống liên quan đến cây cà phê lên tới hơn 1 triệu
người.
Ngành cà phê Việt Nam được đánh giá là còn mới mẻ, phải cạnh tranh với ngành cà
phê của nhiều nước có truyền thống lâu đời hơn, vốn có tiếng tăm về mặt chất lượng và sự
bền vững. Do đó, ngành cà phê Việt Nam phải cố gắng áp dụng khoa học kỹ thuật ở nhiều
khâu, từ khâu trồng và thu hoạch đến khâu chế biến, để đưa ra thị trường nhiều chủng loại
sản phẩm mới và đặc trưng.
Bảng 1: Xuất khẩu cà phê của Việt Nam qua các vụ từ 1994 đến 2002
Niên vụ
Sản lượng xuất khẩu
(nghìn tấn)
Kim ngạch xuất khẩu
(triệu USD)
1994/1995
1995/1996
1996/1997
1997/1998
1998/1999
1999/2000
2000/2001
2001/2002
192.379
221.496

336.242
395.418
404.206
653.678
874.676
712.735
51.291,649
401.948,791
402.817,916
601.430,778
554.974,838
573.976,994
381.883,542
263.259,766
(Nguồn: Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, 2005)
Khuynh hướng phát triển cà phê hiện nay là thâm canh tăng năng suất cà phê
Robusta, mở rộng diện tích cà phê Arabica trên vùng cao Miền Bắc như Sơn La, Tuyên
Quang, Lai Châu, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hòa Bình, Nghệ An với những dòng
4
chọn lọc như Catimor. Catimor cũng được đưa vào cao nguyên Lâm Đồng và Đắc Lắc để
thay cho một số giống dễ nhiễm bệnh rỉ sắt.
Robusta là dòng sản xuất chính vì có đặc điểm dễ thích nghi, năng suất cao, trung
bình 4 đến 5 tấn nhân/ha.
Hiện nay, ở Việt Nam, cà phê là mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu lớn đứng thứ
hai sau gạo (những con số thống kê của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam điều tra vào
năm 2000 cho thấy diện tích cà phê cả nước đã lên đến 520.000 ha với sản lượng 900.000
tấn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 2 thế giới về sản xuất cà phê).
Cà phê Việt Nam được xuất sang hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Giá trị cà phê
xuất khẩu thường chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm.
Bảng 2: Diễn biến diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam trong 9 niên vụ

từ 1992 đến 2001
Niên vụ Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
1992/1993
1993/1994
1994/1995
1995/1996
1996/1997
1997/1998
1998/1999
1999/2000
2000/2001
140.000
150.000
215.000
295.000
350.000
410.000
460.000
520.000
500.000
140.400
181.200
211.920
236.280
342.300
413.580
404.206
700.000
900.000
(Nguồn: Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, 2005)

5
Cà phê là một loại nước uống cao cấp, chưa có sản phẩm nhân tạo nào được chấp
nhận để thay thế cho cà phê, vì vậy việc trồng, xuất khẩu, nhập khẩu loại hàng hóa đặc biệt
này luôn giữ một ý nghĩa lớn về mặt kinh tế đối với nhiều nước.
 Tiêu chuẩn cho cà phê Việt Nam
Trước đây cà phê Việt Nam được bán với 3 chỉ tiêu chất lượng đơn giản: thủy phần
%, hạt đen vỡ % và tạp chất %. Mặc dù Việt Nam đã từng ban hành Tiêu chuẩn Nhà nước
về yêu cầu kỹ thuật đối với cà phê nhân TCVN 4193 – 86. Tuy nhiên vào thời kỳ mở cửa,
ngành cà phê tiếp xúc trực tiếp với thị trường thế giới, trong buổi ban đầu cần có một hệ
thống tiêu chuẩn đơn giản và dễ thực hiện hơn nên đã ra đời TCVN 4193 – 93 với 3 chỉ tiêu
như đã nêu ở trên. Ngày nay, ngành cà phê Việt Nam đã trưởng thành hơn một bước và nhu
cầu thị trường đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, cần có tiêu chuẩn cấp Nhà nước phù hợp
với tiêu chuẩn quốc tế. Do đó ngành cà phê Việt Nam đã được Nhà nước hỗ trợ xây dựng và
cho phép ban hành TCVN 4193 – 2001. Có thể coi đây là một bước tiến đáng kể của ngành
cà phê Việt Nam.
Ban Kỹ thuật về Tiêu chuẩn cà phê (TCVN/TC/F16) mà Hiệp hội Cà phê – Ca cao
Việt Nam là cơ quan chủ trì đã hoàn thành việc soát xét một số tiêu chuẩn Nhà nước về cà
phê và được Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng trình lên Bộ Khoa học, Công nghệ và
Môi trường xét duyệt. Ngày 05/11/2001, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
đã có quyết định số 57/2001/QĐ-KHCNMT ban hành 5 bản tiêu chuẩn về cà phê.
Bảng 3: Năm tiêu chuẩn về cà phê do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành
ngày 05/11/2001
1 TCVN 4193 : 2001
Cà phê nhân – yêu cầu kỹ thuật
(Soát xét lần 3 – Thay thế TCVN 4193 : 1993)
2
TCVN 4334 : 2001
(ISO 3509 - 1989)
Cà phê và các sản phẩm của cà phê – Thuật ngữ và định
nghĩa

(Soát xét lần 1 – thay thế TCVN 4334 – 86)
3
TCVN 4807 : 2001
(ISO 4150 - 1991)
Cà phê nhân – Phương pháp xác định cỡ hạt bằng sàng tay
(Soát xét lần 2 – Thay thế TCVN 4807 – 89)
4
TCVN 6928 : 2001
(ISO 6673 - 1983)
Cà phê nhân – Xác định sự hao hụt khối lượng ở 105
o
C
6
5
TCVN 6929 : 2001
(ISO 9116 - 1992)
Cà phê nhân - Hướng dẫn phương pháp mô tả các quy định
(Nguồn: Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, 2005)
2.2 Giống:
Có ba loại gống cà phê phổ biến: Cà phê chè (Coffea arabica L.), Cà phê vối (Coffea
canephora), Cà phê mít (Coffea excelsa).Mỗi giống có nhiều chủng loại khác nhau như
trong cà phê chè có các chủng: Typica, Bourbon, Moka, Mundonovo, Caturra, Catuai,
Catimor Đặc trưng của cà phê Typica là đọt non có màu nâu tím, còn các chủng khác như
Bourbon, Mundonovo thì đọt non có màu xanh. Trong cà phê vối có rất nhiều chủng loại
khác nhau về kích thước lá, độ gợn sóng của phiến lá, màu sắc lá và quả, hình dạng quả,
song chủng loại được trồng rất phổ biến ở nhiều nước là Robusta. Tùy theo từng giống mà
chúng đòi hỏi các điều kiện ngoại cảnh khác nhau, cho nên việc bố trí cơ cấu giống vào
trồng trong một vùng phải dựa trên các yêu cầu riêng của chúng. Có như vậy mới phát huy
được hiệu quả của từng giống.
Hiện nay tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã chọn lọc

và được Bộ Nông nghiệp và PTNT đưa vào danh mục giống cây trồng được phép sản xuất
kinh doanh nhiều dòng cà phê vối. Đó là các dòng:
Dòng TR5: cây sinh trưởng khỏe, năng suất đạt 3,5 tấn/ha. Trọng lượng 100 nhân đạt
20,6 gr (giống cũ chỉ đạt 13-14 gr/100 nhân).
Dòng TR6: cây sinh trưởng khỏe, kháng rỉ sắt rất cao, năng suất đạt 5,6 tấn/ha. Trọng
lượng 100 nhân đạt 17,5 gr.
Dòng TR4: cây sinh trưởng khỏe, kháng rỉ sắt, phân nhiều cành, cành ngang hơi rũ,
năng suất đạt 7,3 tấn/ha. Trọng lượng 100 nhân đạt 17,1 gr.
Dòng TR8: cây sinh trưởng khỏe, kháng rỉ sắt, phân cành trung bình, năng suất đạt
4,2 tấn/ha. Trọng lượng 100 nhân đạt 17,6 gr.
7
2.3 Đặc điểm hình thái thực vật học:
 Rễ: cây cà phê có 3 loại rễ
- Rễ cọc: có độ dài từ 0,5 – 0,6 m, mọc từ thân chính, làm nhiệm vụ chính là trục giữ thân,
tránh cây đổ ngã.
- Rễ nhánh (rễ cấp 1): mọc ra từ rễ cọc, ăn sâu vào đất để hút nước, có thể ăn sâu tới 1,2 –
1,5 m. Rễ nhánh càng ăn sâu thì khả năng hút nước và khả năng chịu hạn càng tốt.
- Rễ con: các rễ bên mọc ra từ rễ nhánh phát triển ra xung quanh thành hệ thống rễ con.
Sự phát triển của rễ con phụ thuộc vào độ dày của tầng đất canh tác, giống cà phê, chế
độ bón phân, tưới nước, canh tác. Hệ thống rễ này hầu hết tập trung ở tầng đất mặt (từ 0
– 30 cm), chiếm tới 85% trọng lượng và thể tích của bộ rễ, nhiệm vụ chủ yếu là hút chất
dinh dưỡng và nuôi cây.
Sự phát triển và phân bố của bộ rễ cà phê có quan hệ tới kỹ thuật trồng mới (trồng âm
để đưa bộ rễ xuống sâu dưới mặt đất tránh vùng khô hạn ở lớp đất mặt), kỹ thuật bón phân
(bón phân theo mép ngoài của tán, kỹ thuật tủ gốc giữ ẩm và tưới nước).
 Thân cành:
Cây cà phê thân gỗ, thân cành hình trụ hoặc hình vuông, cây nhỏ, mọc sum suê, luôn
xanh, cao 6 - 10 m, phân nhánh nhiều. Cành mọc từ thân chính gọi là cành cơ bản (cành cấp
1), thường thẳng góc với thân hoặc tạo thành một góc nhỏ hơn 90
0

tùy từng giống và chủng
8
cà phê. Cành mọc từ cành cấp 1 gọi là cành thứ cấp (cành cấp 2). Trong điều kiện chăm sóc
tốt thì các cành cơ bản của cây xuất hiện sau trồng 20 – 40 ngày.
Cây con sau khi trồng được một năm có khả năng phát triển từ 12 - 14 cặp cành, sau
khi trồng 18 tháng cây đã đủ chiều cao để hãm ngọn. Sự ra cành của cà phê trên thân theo
quy luật đối xứng (mỗi một đốt có một cặp cành đối xứng ), cá biệt có những chủng cà phê
chè tại một đốt trên thân cho ba cành phân bố đều quanh thân.
 Lá:
Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 10 - 15 cm, rộng 5 - 6 cm, đầu nhọn,
mặt trên xanh sẫm bóng, mặt dưới rất nhạt, gân nổi rõ, mép uốn lượn; cuống lá dài 0,7 - 1
cm. Lá có tuổi thọ từ 7 – 10 tháng. Cành, lá, thân cà phê là nơi dự trữ các nguồn dinh dưỡng
để tạo hoa và nuôi dưỡng sự phát triển của cây, có tương quan chặt chẽ với năng suất cà phê.
 Hoa:
Thường cuối vụ thu hoạch cây đã có quá trình phân hóa mầm non. Mầm hoa tiếp tục
phát triển vào sau vụ thu hoạch. Nếu mầm hoa phát triển đã hoàn chỉnh (dạng mỏ sẻ) khi
được tưới nước hay có lượng mưa trên dưới 15 mm thì sau đó 5 - 7 ngày hoa sẽ nở, thời gian
này có thể dài hơn nếu trước đó hoa chưa phát triển đầy đủ.
Hoa cà phê mọc ra ở các chồi nách lá của cành sơ cấp và cành thứ cấp, thường nở về
đêm và nở hết đến khoảng 4 – 5 giờ sáng. Cụm hoa như hoa sim có từ 8 - 15 hoa ở nách lá;
hoa trắng, rất thơm, đài cụt, tràng hình ống ngắn, 5 cánh hoa đều, nhị 5 dính ở họng tràng,
xen kẽ với cánh hoa; bầu 2 ô, mỗi ô chứa một noãn. Cà phê chè tự thụ phấn (trên dưới 90%)
còn cà phê vối thì thụ phấn chéo (giao phấn). Cà phê vối không ra hoa lại ở những đoạn
cành (hoặc nách lá) đã ra hoa năm trước, cà phê chè ở những đốt ra hoa, quả năm nay thì
năm sau tiếp tục ra hoa.
Do đặc điểm thụ phấn chéo của cà phê vối nên khi chúng ta sử dụng hạt cà phê vối
để làm giống thì khó tạo ra một vườn cà phê thuần chủng. Ngày nay một số nước đã trồng cà
phê vối bằng các cành giâm thông qua biện pháp nhân giống vô tính. Ưu điểm của nhân
giống vô tính là tạo ra các vườn cà phê vối thuần chủng, mang các đặc điểm tốt của các cây
9

mẹ đã được chọn lọc như: năng suất cao, phẩm chất tốt, cỡ hạt to, chịu hạn, chống chịu sâu
bệnh Ở nước ta biện pháp này đang được thử nghiệm trên diện tích rộng trong sản xuất.
 Quả:
Sau khi thụ phấn, quả phát triển nhanh, thường quả cà phê có 1 – 2 nhân tùy theo
lượng nước tưới và chế độ dinh dưỡng. Thời gian mang quả trên cây từ lúc bắt đầu hình
thành quả non đến khi hình thành quả chín: cà phê chè từ 7-8 tháng, cà phê vối từ 9-10
tháng. Quả hạch xoan hơi dẹt, lúc chưa chín có màu xanh lục, khi chín chuyển sang màu đỏ,
chứa 2 hạt. Mùa cà phê nở hoa và kết trái vào khoảng từ tháng 11 đến tháng 4.
Thời gian kiến thiết cơ bản 3 – 4 năm, thời gian trung bình 25 – 30 năm, trên đất tốt
nếu áp dụng biện pháp đốn trẻ hóa và chăm sóc đầy đủ thì thời gian kinh doanh có thể kéo
dài thêm hàng chục năm. Độ ẩm gây héo cây cà phê là giới hạn độ ẩm trong đất làm cây mất
khả năng hút nước dẫn đến héo rủ. Đối với cà phê còn trong vườn ươm là 26 – 27%, đối với
cà phê trong thời kỳ kinh doanh là 28 – 30%.
2.4 Đặc điểm sinh thái:
 Đất đai:
Cây cà phê không đòi hỏi khắt khe về đất, nó có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất
khác nhau như: đất nâu đỏ, nâu vàng hoặc đất xám …. Tuy nhiên, cây cà phê chủ yếu trồng
trên đất bazan, một số ít trồng trên đất phù sa cổ, trong đó cây cà phê trồng trên đất đỏ bazan
sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Yêu cầu cơ bản là đất có tầng đất mặt sâu từ 70 cm trở
lên, có độ thoát nước tốt (không bị úng, lầy), có thành phần cơ giới trung bình đến hơi nặng
(đất thịt nhẹ - sét).
Đất đỏ bazan trồng cà phê nên có độ dốc từ 0-8
o
, tầng dày > 100 cm, không có đá lộ
đầu, nguồn nước tưới là nước mặt và lượng mưa > 1800 mm.
 Nhiệt độ:
- Cà phê vối thích ở nơi nóng ẩm: nhiệt độ thích hợp để cây cà phê vối sinh trưởng, phát
triển và cho năng suất cao từ 22 – 26
o
C, giới hạn nhiệt độ thích hợp nhất từ 24 - 26

0
C,
trong các tháng mùa lạnh nhiệt độ phải trên 15
o
C. Nhiệt độ giảm xuống tới 0
0
C làm thui
cháy các đọt non, nếu kéo dài làm cháy cả lá già, đặc biệt là vùng hay xuất hiện sương
muối. Gió rét và gió nóng đều bất lợi đối với sinh trưởng của cây cà phê.
10
- Cà phê chè ưa nơi mát và hơi lạnh, phạm vi thích hợp từ 18
0
C - 25
0
C, thích hợp nhất từ
20 - 22
0
C nên cà phê chè thường được trồng ở miền núi có độ cao từ 600 - 2.500 m.
 Ánh sáng:
- Cà phê vối thích hợp ánh sáng trực xạ yếu, ở những nơi có ánh sáng trực xạ với cường
độ mạnh thì cây cà phê vối cần lượng cây che bóng để điều hòa ánh sáng, điều hòa quá
trình quang hợp của vườn cây. Do đó cần trồng cây che bóng để điều hòa ánh sáng cho
vườn cây cà phê hợp lý, đặc biệt là giai đoạn kiến thiết cơ bản.
- Cà phê chè là loại cây thích ánh sáng tán xạ, ánh sáng trực xạ làm cho cây bị kích thích
ra hoa quá độ dẫn tới hiện tượng khô cành, khô quả, vườn cây xuống dốc nhanh, ánh
sáng tán xạ có tác dụng điều hòa sự ra hoa, phù hợp với cơ chế quang hợp tạo thành và
tích lũy chất hữu cơ có lợi cho cây cà phê, giữ cho vườn cây lâu bền, năng suất ổn định.
 Ẩm độ:
Ẩm độ của không khí phải trên 70% mới thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của
cây cà phê. Đặc biệt là giai đoạn cà phê nở hoa cần phải có ẩm độ cao, do đó tưới nước bằng

biện pháp phun mưa rất thích hợp cho quá trình nở hoa của cà phê. Ẩm độ quá thấp cộng với
điều kiện khô hạn, nhiệt độ cao dẫn tới hậu quả làm cho các mầm, nụ hoa bị thui, quả non bị
rụng
 Lượng mưa:
- Cà phê chè: lượng mưa cần thiết đối với cây cà phê chè thường 1.300 mm - 1.900 mm.
- Cà phê vối: lượng mưa cần thiết từ 1.300 - 2.500 mm, cây cà phê sinh trưởng phát triển
tốt ở những vùng có lượng mưa hàng năm 1.800 - 2.000 mm. Nếu lượng mưa được phân
bổ tương đối đều trong năm có một mùa khô hạn ngắn vào cuối và sau vụ thu hoạch,
nhiệt độ thấp thì thuận lợi cho quá trình phân hóa mầm hoa của cây cà phê.
Nhìn chung, ở nước ta lượng mưa phân bố không đều. Lượng mưa tập trung khoảng
70 - 80% vào trong mùa mưa gây ra hiện tượng thừa nước. Mùa khô thường kéo dài từ 3 - 5
tháng, nhưng lượng nước mưa chỉ chiếm từ 20 - 30%, do vậy có nhiều nơi cây cà phê thiếu
nước nghiêm trọng đặc biệt là các tỉnh ở Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Để khắc phục
hiện tượng này, vấn đề tủ gốc giữ ẩm, đai rừng phòng hộ, cây che bóng và tưới nước có một
ý nghĩa quan trọng.
 Gió:
11
Gió lạnh, gió nóng, gió khô đều có hại đến sinh trưởng của cây cà phê. Gió quá mạnh
làm cho lá bị rách, rụng lá, các lá non bị thui đen, gió nóng làm cho lá bị khô héo. Gió làm
tăng nhanh quá trình bốc thoát hơi nước của cây và đất đặc biệt là trong mùa khô. Vì vậy,
khi lập vườn cần trồng cây chắn gió phù hợp cho vườn cà phê. Đai rừng chắn gió và cây che
bóng còn có tác dụng hạn chế hình thành và tác hại của sương muối, ở những vùng có gió
nóng, đai rừng còn có tác dụng điều hòa nhiệt độ trong lô trồng.
 Khí hậu tại Định Quán, Đồng Nai theo trạm khí tượng Long Khánh:
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Trạm Long
Khánh
1. Nhiệt độ
- Trung bình
o

C 25.4
- Tối thấp
o
C 12
- Tối thấp trung bình
o
C 21.4
- Tối cao trung bình
o
C 31.4
2. Lượng mưa mm/năm 2139
3. Số tháng mưa tháng/năm 5.6
4. Ánh sáng giờ/năm 2096
5. Ẩm độ
- Mùa khô % 72-83
- Mùa mưa % 84-90
6. Tốc độ gió m/s 2.6
Huyện Định Quán, Đồng Nai có khí hậu tương đối thích hợp cho cây cà phê sinh
trưởng và phát triển: lượng mưa dồi dào, nền nhiệt cao, tổng tích ôn lớn. Nhiệt độ trung bình
là 25,4
0
C, nhiệt độ cao nhất vào khoảng 31 – 34
0
C (tháng 2, 3), nhiệt độ thấp nhất vào
khoảng 12 – 17
0
C (tháng 11, 12). Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 – 2000 mm,
mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau. Ẩm độ không khí trong mùa khô từ 72 – 83% và mùa mưa từ 84 – 90%. Tuy nhiên, khó
khăn lớn nhất về khí hậu tại huyện Định Quán là sự phân bố mưa không đều giữa các vùng

nên đòi hỏi phải có các biện pháp kỹ thuật và canh tác thích hợp.
12
2.5 Kỹ thuật nhân giống cà phê:
2.5.1 Thiết kế vườn ươm
Chọn nơi tưới tiêu thuận lợi, gần đường và dễ vận chuyển cây giống, tương đối kín
gió. Giàn cho có chiều cao cột từ 1,8 - 2,0m, luống ruộng từ 1,2 - 1,5m, dài từ 20 - 25m, theo
hướng Bắc - Nam, lối đi giữa các luống rộng từ 30 - 40cm. Xung quanh vườn được che kín.
2.5.2 Chọn cây lấy hạt giống
Sử dụng các giống đã được công nhận. Chọn cây đã cho trái 6-8 năm, năng suất cao
và ổn định, kháng sâu bệnh, dạng hình đẹp. Chọn trái đã chín hoàn toàn, có hai nhân phát
triển cân đối. Chọn quả, hái và chế biến để lấy hạt giống trong vòng 24 giờ. Sau khi xát tươi
đem ủ từ 10 - 12 giờ rồi đãi thật sạch nhớt, phơi nơi thoáng gió, nắng nhẹ với độ dày từ 2 -
3cm, khi độ ẩm trong hạt còn 20 - 30% là đủ độ ẩm để làm giống. Hạt giống không nên để
quá 2 tháng, càng để lâu càng mất sức nảy mầm.
2.5.3 Xử lý hạt giống và gieo hạt
 Phương pháp gieo hạt ra luống, khi cây có 2 lá thì nhổ trồng vào bầu:
Trước khi gieo hạt vào bầu, hạt giống phải được xử lý cho nảy mầm theo trình tự sau:
+ Hòa nước vôi theo tỉ lệ 1kg vôi/50 lít nước để lắng gạn lấy phần nước trong, đem đun
nóng đến 54-60
o
C (3 phần nước sôi, 2 phần nước lạnh) và cho hạt giống vào ngâm trong
18 giờ, sau đó vớt ra đãi hết nhớt bằng nước sạch.
+ Ủ hạt giống trong luống chìm rộng 1-1,2 m, sâu 0,6-0,8 m kể từ đáy luống lên có những
bước sau: thân lá xanh còn tươi (20-25 cm), phân chuồng chưa hoai (20-25 cm), lớp vôi
mỏng (0,5 kg/m
2
), lớp bao tải, lớp hạt giống thời kỳ đầu dày chừng 10-15 cm tưới đẫm
nước (khi hạt bắt đầu nảy mầm thì rải mỏng từ 5-8 cm), lớp bao tải khô, rơm khô (càng
dày càng tốt).
Chung quanh khu luống ủ có vách cao 2m, có liếp che phía trên để mở được ban

ngày, đậy lại ban đêm.
 Phương pháp ủ hạt nứt nanh, gieo thẳng trực tiếp vào bầu:
13
+ Hạt đã nảy mầm đem gieo vào bầu đất trong túi nhựa PE (kích thước túi 17x25 cm, có đục
lỗ nhỏ 0,5cm phía gần đáy).
+ Đất trong bầu là đất mặt tốt, tơi xốp, hàm lượng mùn trên 3%. Dọn sạch lớp cây cỏ và vật
lạ trên mặt, lấy lớp đất màu trong độ sâu 10 cm, trộn đều với phân hữu cơ thật hoai và
phân lân. Hỗn hợp đất phân được sàng qua lưới sàng 5mm, phần không qua sàng tiếp tục
làm nhỏ và sàng trở lại.
+ Bầu phải chặt, cân đối, thẳng đứng, chừa trên miệng bầu từ 0,5-1 cm để rải trấu hoặc mùn
cưa sau khi đã ươm hạt.
 Với lượng giống ít có thể ủ trong thúng:
Dùng rơm, rạ, lá chuối khô lót vào đáy và thành thúng, phủ 1 lớp bao tải, đưa hạt
giống vào ủ, trên mặt cũng đậy kín bằng lớp bao tải sạch. Để cho hạt nảy mầm nhanh, hàngg
ngày tưới nước ấm hai lần vào khoảng 6 - 7 giờ sáng và 6 - 7 giờ tối. Không nên dỡ lớp bao
tải nhiều làm mất nhiệt. Sau ủ 5 ngày kiểm tra, lựa hạt đã nứt nanh (nhú mầm) đem gieo,
không để mầm dài quá 3mm.
2.5.4 Quy cách túi bầu và cách làm bầu
Túi bầu: Kích thước 17 x 25cm, 1/3 túi kể từ đáy đục 8 lỗ có đường kính 0,5cm.
Đất cho vào bầu phải là lớp đất mặt tốt, tơi xốp, hàm lượng mùn cao >3% trộn với
phân chuồng hoai và phân lân (tỷ lệ đất 80% phân chuồng 20% lân, 0,3 - 0,5%).
Đặt bầu thẳng đứng, sít vào nhau (10 - 12 hàng /luống), quanh luống gạt đất che phủ
1/3 chiều cao của bầu cây.
2.5.5 Kỹ thuật gieo hạt
Dùng que chọc 1 lỗ sâu khoảng 1cm ở giữa bầu, đặt úp hạt giống xuống rồi lấp đất
lại. Khoảng 5% số bầu gieo hai hạt để có cây trồng dặm.
14
2.5.6 Chăm sóc cây con
- Trồng dặm: Từ khi cây đội mũ đến khi cây ra đôi lá thật thứ nhất, dùng cây ở túi bầu dự
phòng dặm vào những bầu cây không mọc.

- Tưới nước: cây nhỏ tưới ít và nhiều lần, cây lớn tưới nhiều và ít lần trong ngày.
Tháng tuổi
Giai đoạn sinh
trưởng của cây
con
Số ngày/lần tưới
(ngày)
Lượng nước tưới
(lít/m
2
/lần).
Tháng thứ 1 Nảy mầm, đội mũ 1 - 2 6
Tháng thứ 2 Lá sò 2 - 3 9
Tháng thứ 3 - 4 1 - 3 cặp lá 3 - 4 12- 15
Tháng thứ 5 - 6 4 cặp lá trở lên 4 - 5 18 - 20
- Tưới phân thúc: tưới dung dịch urê và clorua kali theo tỷ lệ 2:1 (với nồng độ 1%), xen kẽ
với dung dịch phân hữu cơ ngâm (phân trâu, bò, phân xanh, bánh dầu, …) cho hoai mục,
cây nhỏ tưới loãng, cây lớn tưới đậm hơn.
+ Phân vô cơ gồm: Urê và kali với tỷ lệ 200gr urê + 100kg KCl hòa tan trong 100 lít
nước, tưới đều và tăng dần lượng theo thời gian phát triển của cây. Tưới phân vào buổi sáng,
khoảng 15 - 20 ngày tưới 1 lần.
+ Phân hữu cơ gồm: Phân chuồng, phân xanh, khô đầu (xác mắm nếu có ). Ngâm kỹ
trước khi tưới một tháng. Khi tưới cần pha loãng theo tỷ lệ 1 nước phân + 5 nước lã và tăng
dần nồng độ.
Lượng phân thúc cho 1ha vườn ươm: Phân chuồng 20 - 30 tấn, lá cây phân xanh 10 -
20 tấn, khô dầu hoặc xác mắm 1 - 2 tấn, urê 500kg, lân 1000kg, kali 300kg.
- Chăm sóc: nhổ cỏ, phá váng không để bầu ngập nước. Trong vườn ươm lưu ý bệnh lở cổ
rễ và bệnh vàng lá.
- Đảo cây: cây con có 3-4 đôi lá thật, tiến hành đảo cây, xếp cây lớn vào giữa luống, cây
nhỏ ở hai bên luống để cây phát triển đều. Lưu ý xếp thưa dần khi cây lớn.

Chú ý: dỡ dàn che từ từ, khi cây đủ tiêu chuẩn cần dỡ bỏ dàn che hoàn toàn trước khi
trồng mới 30 ngày.
15
Khi cây có 1 cặp lá thật giàn che để 15 - 20% ánh sáng lọt qua.
Khi cây có 3 cặp lá thật, dỡ liếp để hở khoảng cách rộng 20cm dọc theo rãnh luống,
để 30 -40% ánh sáng lọt qua. Khi cây từ 3 - 4 cặp lá để hở giàn che cho 50 - 70% ánh sáng
lọt qua, sau đó cứ 17 - 20 ngày một lần dỡ tiếp cho khoảng trống trên giàn rộng ra, trước khi
trồng 20 ngày thì dỡ giàn che hoàn toàn để cây quen với điều kiện tự nhiên.
2.5.7 Tiêu chuẩn cây giống
Trước khi trồng cần tiến hành phân loại, chỉ trồng các cây con đủ các tiêu chuẩn sau:
Tuổi cây 6 - 8 tháng, chiều cao cây 20 - 25cm, đường kính cổ rễ > 4mm, số cặp lá thật > 5,
cây phát triển bình thường, không bị sâu bệnh, không bị dị hình.
 Cây thực sinh:
Cây con được ươm từ hạt trước khi trồng phải đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Tuổi cây: 6 - 8 tháng.
+ Chiều cao thân kể từ mặt bầu: 25 – 35 cm, thân mọc thẳng.
+ Số cặp lá thật: 5 - 7
+ Đường kính gốc: 3 – 4 mm
+ Cây không bị sâu bệnh, dị hình và được luyện dưới ánh sáng hoàn toàn từ 10-15
ngày trước khi trồng.
+ Kích thước bầu đất: 14-15 x 24-25 cm
 Cây ghép
Ngoài tiêu chuẩn cây thực sinh, cây ghép cần phải đạt:
+ Chồi ghép có chiều cao trên 10cm và có ít nhất 1 cặp lá phát triển hoàn chỉnh.
+ Chồi được ghép tối thiểu 1 tháng trước khi trồng.
 Cách xử lý bầu thân đoạn:
16
Những cây không trồng hết phải lưu lại vườn ươm để trồng vụ sau, cần xử lý cắt bỏ
phần ngọn: Dùng dao hoặc kéo sắc cắt vát thân ở độ cao 8 - 10 cm trên đôi lá thật thứ nhất.
Bón bổ sung bằng phân hữu cơ hoai 20gr + 3gr urê + 2gr kali/bầu. Các chế độ chăm sóc tiến

hành tương tự như đối với cây con vụ ươm mới. Xử lý từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.
2.5.8 Ghép cải tạo và nâng cấp vườn
Dùng chồi của những dòng cà phê cho năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh,
ghép trên gốc cà phê xấu, đã được ứng dụng và cho kết quả tốt.
2.6 Kỹ thuật trồng cà phê:
2.6.1 Chuẩn bị đất
Đất phẳng được dọn sạch tàn dư thực vật, đào mương thoát nước gồm mương chính
(rộng 0,8 m x sâu 0,7 – 1 m) và mương phụ (rộng 0,5 m x sâu 0,5 m).
2.6.2 Đào hố và ủ phân trong hố
Đào hố phải hoàn thành trước khi trồng mới ít nhất là 2 tháng.
o Kích thước của hố: đất đỏ bazan 60cm x 60cm x 60cm.
o Ủ trộn phân: sau khi đào hố khoảng 1 tháng, lấy phân hữu cơ, lân trộn đều với đất mặt và
lấp xuống hố, lấp đến đâu dùng chân nén chặt đến đấy. Hỗn hợp đất lân cao hơn miệng hố
khoảng 10 - 15cm.
o Liều lượng phân cho 1 hố: phân hữu cơ 10kg (đất xấu cần nhiều hơn), super lân 0,5kg.
Nếu không đủ phân chuồng thì dùng cây phân xanh, nhưng phải ủ sớm hơn.
2.6.3 Thời vụ trồng
Cà phê vối được trồng vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 5, tháng 6) tại vùng Đông
Nam Bộ.
2.6.4 Khoảng cách, mật độ
Đất tốt (đất đỏ bazan) và bằng phẳng: 3 x 3 m
Đất trung bình và dốc: 3 x 2.5 m
2.6.5 Cách trồng
- Đào hố: trước khi trồng 1 tháng, đào hố có kích thước 60x60x60 cm.
17
- Lớp đất mặt để một phía, sau đó trộn với 10 – 20 kg phân chuồng hoai mục, 0,5 kg super
lân, 0,5 kg vôi bột rồi đưa xuống hố. Lớp đất dưới để một phía, sau đó dùng để lấp chung
quanh gốc.
- Lúc trồng bón lót ngoài tán lá cây 100g phân NPK 16-16-8-13S.
2.7 Kỹ thuật chăm sóc cà phê:

2.7.1 Làm cỏ
Một năm tối thiểu phải làm cỏ 4 lần, trước mùa khô hanh phát quang cỏ dại quanh
vườn để triệt nguồn sâu bệnh.
2.7.2 Trồng xen
Những năm đầu, cây chưa giao tán, cần trồng xen loại cây họ đậu Không để các cây
này lấn át cây cà phê, phải gieo cách gốc cà phê 40 - 50cm. Khi thu hoạch thì thân lá dùng
làm cây tủ gốc hoặc đào rãnh vùi sâu vào đất.
2.7.3 Bón phân
Cà phê là loại cây có nhu cầu dinh dưỡng cao. Khi mới trồng dùng 0,5kg super lân
trộn với phân hữu cơ ủ trong hố trước trồng, đến khi cây đã bén rễ bón thêm mỗi gốc 25 -
30gr urê. Chất hữu cơ rất quan trọng với cây cà phê, cần bón mỗi năm 10 – 15 kg phân
chuồng hoai/cây, bón vào thời kỳ sau thu hoạch. Lượng phân hóa học bón cho 1 ha cà phê:
Năm bón Urê (kg)
Super lân
(kg)
Clorua kali (kg)
Năm thứ I 260 500 100
Năm thứ II 320 650 200
Năm thứ III 420 700 300
Thời kỳ kinh doanh 450 800 350
Thời kỳ đã phục hồi 540 900 430
- Đợt thứ nhất: bón vào đầu mùa mưa (tháng 3 đến tháng 5), dùng 35% lượng đạm, 30%
lượng kali, chia làm 6 lần bón, chu kỳ 10 ngày/lần.
- Đợt thứ hai: bón vào giữa mùa mưa (tháng 7 đến tháng 8), dùng 40% lượng đạm, 40%
lượng kali, 40% lượng lân, chia làm 5 lần bón với chu kỳ 10 ngày/lần.
- Đợt thứ ba: bón vào cuối mùa mưa (tháng 10-tháng 11), dùng 25% đạm, 60% lân, 30%
kali, chia làm 5 lần bón, chu kỳ 7 ngày/lần.
 Chú ý:
- Lượng phân lân thì dùng để bón lót.
18

- Phải bổ sung lượng phân khoảng 30-40% so với tổng lượng phân bón trong năm để phục
hồi sinh trưởng đối với vườn cà phê cho năng suất cao, tránh tình trạng suy kiệt cây, làm
giảm năng suất trong vụ sau.
2.7.4 Tưới nước
Vào mùa khô, lượng nước tưới tùy thuộc vào tuổi cây. Năm trồng mới và 2 năm tiếp
theo tưới 200 - 300m
3
/ha/1lần tưới. Các năm kinh doanh cần 400 - 500m
3
/ha/1lần tưới.
Riêng đợt tưới cho cây cà phê kinh doanh vào thời điểm mầm hoa đã phát triển đầy đủ cần
tưới 600m
3
/ha/đợt đầu.
2.7.5 Tạo hình
 Nuôi đa thân:
Ở Đồng Nai, các nhà vườn thường áp dụng phương pháp này để giữ lại mỗi gốc 3
thân phân đều xung quanh. Phương pháp này có nhược điểm là chu kỳ kinh tế ngắn (5-7
năm) nên cần phối hợp với biện pháp nuôi thêm thân (cành vượt), thay thế những thân chính
có hiện tượng tán dù. Chọn chồi khỏe ở phần gốc, sau thu hoạch cần cưa bỏ thân đã có hiện
tượng tán dù, giúp cho chồi non phát triển.
 Tỉa cành:
Thường xuyên tỉa bỏ những chồi vượt, những cành bị sâu bệnh gây hại, những cành
đã ra quả ở những năm trước chỉ còn 2 – 3 cặp lá ở đầu cành.
 Cưa đốn phục hồi:
Những vườn cà phê đã già cỗi, cho năng suất thấp thì cưa đốn phục hồi vào cuối mùa
thu hoạch trái. Vị trí cưa: cách gốc 20 -30 cm, giữ lại mỗi gốc 3 chồi tốt nhất phân bố đều
quanh gốc.
2.7.6 Phòng trừ sâu bệnh
Chủ yếu phòng ngừa là chính, gồm các biện pháp như: tỉa cành tạo tán cho cây thông

thoáng, làm rãnh thoát nước, tưới nước tiết kiệm, sử dụng phân chuồng hoai trộn nấm
Tricoderma, quét vôi quanh gốc…
2.7.6.1 Bệnh hại:
 Bệnh lở cổ rễ (nấm Rhizoctonia solani):
19
Bệnh thường gây hại cây con ở vườn ươm và thời kỳ kiến thiết cơ bản. Bệnh hại ở
phần cổ rễ, làm cổ rễ bị teo, khô thắt lại.
Phòng trị: phun ngừa khi cây non mọc đều 2 lá mầm và phun tiếp thành 2 lần cách
nhau 7 ngày, dùng các loại thuốc để tưới vào gốc như: Validamycin (Validacin),
valijapane3SL, 5SL, 5SP, Trichoderma spp (Biobus 1.00WP).
 Bệnh khô cành, khô quả (nấm Collecto-trichum coffeanum)
Bệnh thường phát triển vào đầu mùa mưa nhưng thể hiện rõ rệt khi quả còn non đến
lúc 6 - 7 tháng tuổi.
Phòng trị: bón phân đầy đủ, kịp thời cân đối NPK, dùng các loại thuốc Propineb
(antracol), Carbendazim (Binhnavil 50SC, Carban), Copper hydroxide (Dupont
TM
Kocide
®
53.8 DF, 61.4 DF), Mancozeb (Mancozeb 80WP) để phòng trừ 2 – 3 lần/vụ.
 Bệnh tuyến trùng:
Do tuyến trùng Pratylenchus coffae gấy vết thương, tuyến trùng Meloidogyne spp.
gây nốt sần, tuyến trùng Tylenchus gây nội sinh. Cây bị bệnh thường sinh trưởng kém, vào
mùa khô thường bị vàng héo, có khả năng lây lan lớn.
Phòng trị: phát hiện sớm, tiêu hủy những cây bệnh nặng, cây bị bệnh nhẹ nên tăng
cường bón phân hữu cơ, xử lý đất bằng thuốc cytokinin (Sincocin, Oncol 20RC), Afudan
3G, Vimoca 20ND, Ritenon 150BR.
 Bệnh rỉ sắt (hemilea vastatrix):
Bệnh thường xuất hiện ở những vườn cây già cỗi, đầu tư kém. Bệnh hại trên lá, vết
bệnh hình tròn, có lớp bột phấn vàng màu da cam ở mặt dưới lá. Bệnh làm rụng lá, thường
hại nặng vào tháng 10-11-12 và tháng 3-4 trong năm.

Phòng trị: cuối mùa mưa (tháng 10-11) dùng Propiconazole 90% (Tilt), Copper
hydroxyde, Map-Yaho 77WP (Champion) phun mặt dưới lá 3 – 4 tuần/lần khi bệnh mới xuất
hiện. Khi bệnh đã phát triển cần vệ sinh vườn, tỉa cành cho thông thoáng kết hợp với dùng
thuốc hóa học.
 Nấm hồng (Corticium salmonicolor)
Bệnh do nấm Corticium Salmonicolor gây hại trên cành. Bệnh thường xuất hiện các
tháng mưa, ẩm. Vết bệnh ban đầu là những chấm trắng nằm ở dưới của cành, sau hồng dần
và lan rộng gây nên chết cành.
20
Phòng trị: tiến hành phun thuốc phòng, trừ trong giai đoạn bệnh phát triển. Dùng
Trichodermavitide (Biobus 1.00 WP), Carbendazim (Arin 25SC), Eugenol (Genol 0.3DD,
1.2DD)… phun vào vùng bị bệnh hoặc dùng dung dịch quét lên vết bệnh ở cành chưa bị héo.
2.7.6.2 Sâu hại:
 Rệp sáp (Pseudococus. Spp)
Gây hại ở chùm quả và vùng rễ làm cho cây cà phê phát triển kém, làm rụng quả.
Thường xuyên theo dõi và phát hiện sớm, thực hiện phun thuốc trên những cây phát hiện có
rệp.
Phòng trị: phát hiện sớm dùng Methidathion 96% (Supracide 40 EC), Fenitrothion,
Fenpropathrin (Danitol-S 50EC), Fipronil (Supergen 800WG)…
 Mọt đục cành (Xyleborus mortati)
Phá hại chủ yếu trong thời kỳ kiến thiết cơ bản sang thời kỳ kinh doanh.
Phòng trị: phát hiện cắt bỏ kịp thời, gom đốt những cành bị mọt, phun thuốc
Tungcydan 55EC, Diaphos 50EC.
 Sâu đục vỏ trái (Prays endolemma)
Thường tấn công trái non làm rụng trái hay tạo các ụ lớn trên vỏ trái làm trái bị biến
dạng, giảm giá trị sản phẩm.
Phòng trị: cần theo dõi thu gom các trái rụng đem chôn để trừ ấu trùng đang phát
triển trong vỏ trái.
 Mọt đục trái (Stephanoderes lampei):
Đục từ núm quả vào trong sau đó phá hạt.

Phòng trị: dùng các loại thuốc để trừ như Diazinon (danasu 50EC), Fenitrothion,
Fenpropathrin (Danitol-S 50EC), Thiamethoxan (Fortaras 25WG)… Phun vào giai đoạn
quả chuyển từ xanh sang chín.
 Sâu đục thân: (Xylotrechus Quadripes)
Sâu đục thân còn gọi là sâu Bore gây hại cà phê từ năm thứ 3 trở đi. Sâu trưởng thành
là một loài xén tóc, đẻ trứng vào các kẽ nứt của vỏ cây, sau đó sâu non đục qua phần vỏ vào
21
phần gỗ làm chết cây cà phê. Loài sâu này xuất hiện quanh năm nhưng tập trung đẻ trứng rộ
vào hai thời kỳ xuân – hè (tháng 3,4,5) và thu đông (tháng 10, 11).
Phòng trị: trồng cây bóng mát cho cà phê để hạn chế sự tác hại của sâu. Dùng
Boremun 4% phun phủ kín lên thân cây từ ngọn tới gốc 2 lần/năm để diệt trừ trứng, sâu non
và sâu trưởng thành vào tháng 3-4 và tháng 10-11. Những cây bị sâu nặng phải cưa kịp thời
để diệt nguồn sâu bệnh.
2.8 Thu hoạch, chế biến, bảo quản
2.8.1 Thu hoạch
Khi thu hoạch chỉ nên hái trái cà phê vừa chín vì những trái cà phê quá chín hoặc
xanh là nguyên nhân làm cho cà phê mất mùi vị ngon, ngoài ra còn tạo điều kiện cho nấm
mốc và độc tố phát triển.
Cà phê thu hoạch ngày nào thì chế biến ngày đó, không nên ủ quá 24 giờ, làm giảm
chất lượng.
2.8.2 Chế biến
- Chế biến ướt: xát tươi loại bỏ phần vỏ, thịt, sau đó lên men hay xát bỏ phần nhớt
bám xung quanh vỏ trấu, ngâm rửa rồi đem phơi.
- Chế biến khô: sau khi thu hoạch đem phơi cả quả, không qua khâu xát tươi. Cà phê
được phơi trên nền xi măng, trên tấm vải nhựa, phơi từng lớp mỏng (không dày quá 3-4 cm)
và đảo qua lại thường xuyên. Nhược điểm: quả lâu khô, dễ bị mốc, chất lượng hương vị của
cà phê tách bị giảm.
2.8.3 Bảo quản sau thu hoạch:
- Chỉ đưa vào bảo quản trong kho khi độ ẩm trong hạt không quá 12,5% để cà phê
không bị lên men mốc, không bị mất mùi, không để trực tiếp trên nền đất.

- Dùng bao tải sạch để bảo quản cà phê, trong nhà kho có thông gió tốt và đề phòng
nước dột, không để cà phê sát tường. Không dùng bao nhựa để chứa cà phê và không được
chứa cà phê quá đầy trong bao.
22
MỤC LỤC
23

×