LÝ THUYẾT
KHUÔN MẪU ƯA
THÍCH TÍNH
THANH KHOẢN
• Nhóm: 16
• Lớp: K09405B
————————— 05/2011 ————————
Đề tài môn: Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ
GV hướng dẫn: Trần Hùng Sơn
L ý t h u y ế t K h u ô n m ẫ u ư a t h í c h t í n h t h a n h k h o ả n | 2
Mục lục
Trang
Danh sách nhóm và Bảng phân công công việc............................................................3
I. Khuôn mẫu ưu thích tính thanh khoản: Cung và cầu trên thị trường tiền tệ.................4
1. Thị trường của tiền và thị trường tiền tệ.......................................................4
2. Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản..........................................................5
2.1 – Tính thanh khoản là gì?......................................................................5
2.2 – Cơ sở hình thành và nội dung của Lý thuyết khuôn mẫu ưa thích tính
thanh quản..............................................................................................5
II. Thay đổi của lãi suất cân bằng theo khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản.................10
1. Dịch chuyển của đường cầu tiền tệ...............................................................10
1.1 – Thu nhập...............................................................................................10
1.2 – Mức giá.................................................................................................12
2. Dịch chuyển đường cung tiền tệ....................................................................12
3. Ứng dụng phân tích thay đổi của lãi suất cân bằng.......................................13
3.1 – Thu nhập thay đổi.................................................................................13
3.2 – Thay đổi mức giá..................................................................................14
3.3 – Thay đổi cung tiền tệ............................................................................14
3.4 - Ứng dụng trong thực tế.........................................................................15
3.5 – Quan điểm của Milton Friedman..........................................................15
3.6 - Ảnh hưởng của Cung tiền tệ lên các yếu tố kinh tế..............................15
III. Nhận xét Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản
..............................................................................................................................................
18
Tài liệu tham khảo...............................................................................................................19
L ý t h u y ế t K h u ô n m ẫ u ư a t h í c h t í n h t h a n h k h o ả n | 3
Danh sách nhóm và Bảng phân công công việc
Tên công việc Người thực hiện
Thu thập tài liệu và làm slide phân
Khuôn mẫu ưu thích tính thanh khoản
Lê Thị Kim Dung K094050954
Thu thập tài liệu và lam slide phầnGiả
thiết trong Khuôn mẫu
Hà Vĩnh Phúc K094051040
Thu thập tài liệu và làm slide phân Dịch
chuyển đường Cung, Cầu tiền tệ
Đỗ Thị Thu Thảo K094051061
Thu thập tài liệu và làm slide Ứng dụng
phân tích thay đổi lãi suất cân bằng (Phần
3.1 -> 3.4)
Phan Lê Khoa K094050997
Thu thập tài liệu và làm Slide Quan điểm
của Milton Friedman và hiệu ứng thu
nhập
Lê Thị Uyên Linh K094051006
Thu thập tài liệu và làm slide phân Ảnh
hưởng của Cung tiền tệ lên các yếu tố
kinh tế
Lê Thị Thanh Nhàn K094051027
Tổng hợp, chỉnh sửa và hoàn chỉnh Slide
Lê Thị Thanh Nhàn, Hà Vĩnh Phúc, Lê
Thị Uyên Linh
Tổng hợp, chính sửa và hoàn chỉnh bài
Word
Lê Thị Kim Dung, Đỗ Thị Thu Thảo,
Phan Lê Khoa
L ý t h u y ế t K h u ô n m ẫ u ư a t h í c h t í n h t h a n h k h o ả n | 4
Lãi suất là cái giá phải trả cho việc sử dụng vốn trên một thị trường bất kỳ, lãi suất
vươn tới một mức cân bằng sao cho tổng cầu về vốn bằng tổng cung về vốn. Hay nói cách
khác, lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một khoảng thời gian
nhất định.Lãi suất cao hay thấp do quan hệ giữa cung và cầu vốn quyết định.Trong đó,
cung vốn vay là khối lượng vốn dùng để cho vay kiếm lời của các chủ thể khác nhau trong
xã hội.Cầu vốn vay là nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của
các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế.
Lãi suất là một yếu tố kinh tế luôn biến động. Vậy những yếu tố nào làm cho lãi suất
luôn biến động như vậy? Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất như: cung - cầu quỹ cho vay;
rủi ro và kỳ hạn; lạm phát dự tính; chính sách vĩ mô của chính phủ, chính sách tiền tệ của
ngân hàng TW…
Trong khuôn mẫu tiền vay, Lãi suất cân bằng được xác định bởi cung và cầu trái
phiếu. Việc phân tích cung cầu trái phiếu cho chúng ta thấy lý thuyết về lãi suất được hình
thành như thế nào?Trên thị trường tài chính, việc phát hành trái phiếu ra thị trường tương
đương với việc đi vay tiền nên phân tích cung – cầu trái phiếu được gọi là phân tích khuôn
mẫu tiền vay. Một lý thuyết khác là Khuôn mẫu ưu thích tính thanh khoản giải thích việc
lãi suất được xác định như thế nào dựa trên phân tích cung và cầu tiền. Ứng với mỗi một
mức cung - cầu tiền sẽ xác định được một lãi suất cân bằng tương ứng. Cho nên có thể nói
những nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu tiền tệ trên thị trường cũng sẽ ảnh hưởng
đến sự biến động của lãi suất trên thị trường.Vậy Khuôn mẫu ưu thích tính thanh khoản là
gì? Nội dung của nó như thế nào? Do ai nêu ra? Lý thuyết này được ứng dụng như thế
nào?Ở phần này chúng ta sẽ cùng phân tích rõ hơn những vấn đề này.
I. Khuôn mẫu ưu thích tính thanh khoản: Cung và cầu trên thị trường tiền tệ:
1. Thị trường của tiền và thị trường tiền tệ:
Trước khi đi vào phân tích, vấn đề cần phải làm rõ ở đây là khái niệm “thị trường của
tiền tệ” khác với khái niệm “thị trường tiền tệ”.
+ Thị trường của tiền tệ được hiểu là thị trường cho phương tiện của sự trao đổi là
“tiền”.
+ Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn, nơi diễn ra các hoạt động của cung
và cầu về vốn ngắn hạn. Vốn ngắn hạn bao gồm cả trái phiếu ngắn hạn, có kỳ hạn tức là
mua bán những món nợ ngắn hạn rủi ro thấp, tính thanh khoản cao.Thị trường tiền tệ diễn
ra chủ yếu thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng, vì các ngân hàng là chủ thể quan
trọng nhất trong việc cung cấp và sử dụng vốn ngắn hạn.
Thị trường tiền tệ là thị trường phi tập trung tại các phòng kinh doanh của các ngân
hàng và các công cụ kinh doanh đầu tư chuyên nghiệp thông qua mạng lưới điện thoại,
L ý t h u y ế t K h u ô n m ẫ u ư a t h í c h t í n h t h a n h k h o ả n | 5
internet rộng lớn. Các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ là nghiệp vụ chuyển giao vốn có
khả năng thanh toán cao, ít xảy ra rủi ro đối với người đầu tư.
2. Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản:
2.1 – Tính thanh khoản là gì?
Xét ví dụ: Khoa đang phân vân giữa việc mua 100 cây vàng 9999 SJC với giá 36,820
triệu đồng/lượng và việc mua 1 căn nhà trị giá 3 tỷ 682 triệu đồng, biết rằng cả hai đều có
khả năng cho lợi nhuận 8,5%. Khoa sẽ chọn mua cái nào?
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, nếu mua 100 cây vàng thì khả năng nhanh chóng
chuyển đổi thành tiền sẽ cao hơn mà không phải chịu chi phí cao (chi phí giao dịch) như
mua 1 căn nhà trong trường hợp Khoa cần ngay một số tiền cho việc đầu tư hay tiêu dùng.
Như vậy ta có thể kết luận rằng, tính thanh khoản của Vàng cao hơn của Căn nhà. Vậy tính
thanh khoản là gì?
Tính thanh khoản, một khái niệm trong tài chính, là khả năng nhanh chóng chuyển
tài sản thành tiền mà không phải chịu chi phí cao. Ví dụ, chứng khoán hay các khoản nợ,
khoản phải thu... có khả năng đổi thành tiền mặt dễ dàng, thuận tiện cho việc thanh toán
hay chi tiêu. Các cách gọi thay thế cho tính thanh khoản là: tính lỏng, tính lưu động.
Một tài sản gọi là thanh khoản khi mà thị trường của tài sản đó có nhiều người mua
và người bán.Một tài sản có tính thanh khoản cao thường được đặc trưng bởi số lượng giao
dịch lớn.Tài sản có tính thanh khoản càng cao thì mức độ rủi ro càng thấp.
Như vậy, tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất, luôn luôn dùng được trực tiếp để
thanh toán, lưu thông, tích trữ. Còn hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất vì phải trải
qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ chuyển thành khoản phải thu, rồi từ khoản phải thu sau
một thời gian mới chuyển thành tiền mặt.
2.2 – Cơ sở hình thành và nội dung của Thuyết Khuôn mẫu ưa thích tính thanh
khoản :
2.2.1 – Vài nét về John Maynard Keynes và Kinh tế học Keynes:
John Maynard Keynes (5 tháng 6năm 1883 – 21 tháng 4 năm1946) là một nhà kinh
tế học nổi tiếng người Anh.Những ý tưởng của ông hình thành nên Kinh tế học Keynes, có
ảnh hưởng lớn tới kinh tế học hiện đại và chính trị cũng như các chính sách tài chính của
nhiều chính phủ. Ông ủng hộ cho sự can thiệp của chính phủ vào kinh tế, bởi nhờ đó chính
phủ sẽ sử dụng chính sách tài chính và chính sách tiền tệ để làm giảm đi những ảnh hưởng
bất lợi do suy thoái kinh tế hay bùng nổ kinh tế gây ra. Ông là người khai sinh ra kinh tế
học vĩ mô hiện đại.
Kinh tế học Keynes là hệ thống lý luận kinh tế vĩ mô lấy tác phẩm Lý thuyết tổng
quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ (thường được gọi tắt là Lý thuyết tổng quát) của John
Maynard Keynes làm trung tâm và lấy Nguyên lý cầu hữu hiệu làm nền tảng. Nguyên lý
cầu hữu hiệu khẳng định rằng, lượng cung hàng hóa là do lượng cầu quyết định . Do đó, vào
những thời kỳ suy thoái kinh tế, nếu tăng lượng cầu đầu tư hàng hóa công cộng (tăng chi
tiêu công cộng), thì sản xuất và việc làm sẽ tăng theo, nhờ đó giúp cho nền kinh tế ra khỏi
thời kỳ suy thoái.
Một số luận điểm chính mà Keynes trình bày trong cuốn Lý thuyết tổng quát gồm:
L ý t h u y ế t K h u ô n m ẫ u ư a t h í c h t í n h t h a n h k h o ả n | 6
• Tiền công có tính cứng nhắc. Mức tiền công được thỏa thuận giữa chủ và thợ là tiền
công danh nghĩa chứ không phải tiền công thực tế và mức tiền công này được ghi
trong hợp đồng, được công đoàn và được luật pháp bảo vệ. Do đó, mức tiền công
không phải là linh hoạt như giới học thuật kinh tế vẫn giả định. Giới chủ chỉ tăng
thuê mướn lao động khi tiền công thực tế giảm; mà muốn thế thì tiền công danh
nghĩa phải giảm nhiều hơn mức giá chung của nền kinh tế. Song nếu vậy, thì cầu
tiêu dùng sẽ giảm, kéo theo tổng cầu giảm. Đến lượt nó, tổng cầu giảm lại làm tổng
doanh số giảm, lợi nhuận giảm làm triệt tiêu động lực đầu tư mở rộng sản xuất- việc
cần thiết để thoát khỏi suy thoái.
• Kỳ vọng về giảm tiền công và giá cả sẽ khiến người ta giảm chi tiêu do nghĩ rằng
tiền trong túi của mình đang tăng giá trị. Cầu tiêu dùng và tổng cầu giảm. Cứ thế,
vòng xoáy đi xuống của nền kinh tế hình thành.
• Lãi suất giảm không nhất thiết dẫn tới đầu tư tăng. Lãi suất giảm, nhưng tiết kiệm
chưa chắc đã giảm theo do hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế của giảm lãi suất
triệt tiêu lẫn nhau. Và khi tiết kiệm không giảm, thì đầu tư không tăng. Thêm vào
đó, đầu tư cố định là đầu tư có kế hoạch dựa vào những dự tính dài hạn; nên không
vì lãi suất giảm mà đầu tư tăng.
• Cái quy định lãi suất, nhất là trong ngắn hạn, chính là cung và cầu về tiền.
• Lãi suất không nên xuống thấp hơn một mức nào đó, vì ở mức thấp đó, các nhà đầu
tư không còn muốn giữ trái phiếu mà chuyển sang giữ tiền mặt, tạo nên tình trạng
tiết kiệm quá mức trong khi đầu tư lại thiếu. Cầu đầu tư giảm sẽ khiến tổng cầu
giảm theo.
• Có thể đạt được mức cân bằng ngay cả khi có thất nghiệp.
• Thắt chặt chi tiêu trong thời kỳ khủng hoảng chỉ làm cho khủng hoảng thêm trầm
trọng. Khi kinh tế suy thoái, chính phủ nên đẩy mạnh chi tiêu nhằm tăng tổng cầu
như một chính sách chống suy thoái. Và nói chung, chính phủ nên tích cực sử dụng
các chính sách chống chu kỳ, chứ đừng nên trông mong vào sự tự điều chỉnh của thị
trường.
2.2.2 – Nội dung củaKhuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản:
Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản là một trong những lý luận liên quan đến
nhu cầu tiền tệ mà John Maynard Keynes đã nêu ra trong tác phẩm nổi tiếng "Lý thuyết
tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ"(tên gốc tiếng Anh: The General Theory of
Employment, Interest, and Money) và trở thành một trong những lý luận quan trọng của
kinh tế học Keynes.
Nội dung của lý luận này được diễn đạt như sau: Nhu cầu về tiền mặt của mọi người
gồm hai bộ phận:
Một là, nhu cầu tiền mặt cho giao dịch. Lượng cầu tiền mặt này là hàm số thuận
của thu nhập. Con người kinh tế điển hình hễ có thu nhập nhiều hơn thì tiêu dùng
nhiều hơn.
L ý t h u y ế t K h u ô n m ẫ u ư a t h í c h t í n h t h a n h k h o ả n | 7
Hai là, nhu cầu tiền mặt cho mục đích đầu cơ. Lượng cầu tiền mặt thứ hai này là
hàm số nghịch của lãi suất. Lãi suất càng hấp dẫn thì người ta càng ít giữ tiền mặt.
Lãi suất kém hấp dẫn thì có xu hướng giữ tiền mặt nhiều hơn. Nói cách khác, lãi
suất chính là cái giá để người ta hy sinh sự ưa chuộng tính thanh khoản của tiền mặt
(quyết định xu hướng giữ tiền).
Phần thu nhập kiếm được nếu không đem tiêu dùng mà để đấy dưới dạng tiền mặt thì
không sinh lời. Muốn nó sinh lời thì phải đem đầu tư vào đâu đó, chẳng hạn mua chứng
khoán.Giữ tiền mặt thì có cái lợi là tính tính thanh khoản cao.Còn nếu mua chứng khoán
thì lại được cái lợi là sinh lãi.Những người lạc quan thì dự tính giá chứng khoán lên (lãi
suất giảm) sẽ từ bỏ tiền mặt và mua chứng khoán.Những người bi quan thì dự tính giá
chứng khoán giảm (lãi suất tăng) sẽ bán chứng khoán đang giữ đi và nhận tiền mặt về.
Chứng khoán sẽ di chuyển từ tay người bi quan sang tay người lạc quan. Giá chứng khoán
rốt cuộc cùng bị quy định bởi cả những người lạc quan mua vào và những người bi quan
bán ra.Và lãi suất cũng bị quy định cùng bởi mức độ thích tiền mặt của hai loại người này.
Keynes dùng cụm từ tiếng Anh "liquidity preference" để chỉ sự ưa chuông tính thanh
khoản của tiền mặt. Cụm từ tiếng Anh này còn được dịch ra tiếng Việt thành "sự ham thích
giữ tiền mặt", "sự chọn lựa chu chuyển", "sự ưa chuộng tiền mặt", "sự ưa chuộng tính lưu
động", "sự ưa thích giữ tiền mặt", "sự ưa thích tài sản dễ thanh tiêu", "lý thuyết ưu tiên cho
khả năng thanh toán tiền mặt", hay "lý thuyết thích tiền mặt".
Như vậy theo Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản thì lãi suất cân bằng được xác định
theo cung và cầu tiền mặt.
Các giả thiết của Keynes đưa ra trong khuôn mẫu này là:
Người ta dùng hai loại tài sản chính để làm của cải dự trữ của mình: trái phiếu và tiền mặt.
Giả thiết này làm cho khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản bỏ qua các tác động của sự
thay đổi tỷ suất lợi nhuận dự tính của các loại tài sản thực khác như bất động sản, vàng, xe
ô tô…
Với giả thiết chỉ có hai loại tài sản nên tổng của cải trong nền kinh tế bằng tổng khối
lượng trái phiếu và tiền mặt cộng lại và bằng tổng lượng cung trái phiếu B
s
cộng với tổng
lượng tiền cung ứng M
s
. Tổng lượng trái phiếu mà mọi người muốn mua B
d
và số tiền mà
mọi người muốn giữ là M
d
phải bằng với tổng lượng cung trái phiếu và cung tiền do mọi
người không thể mua nhiều tài sản hơn số nguồn lực mà họ nắm giữ. Như vậy lượng cung
trái phiếu và tiền phải bằng với lượng cầu trái phiếu và tiền:
B
s
+ M
s
= B
d
+ M
d
Biến đổi phương trình này ta có :B
s
– B
d
= M
d
– M
s
Từ phương trình trên chúng ta nhận thấy rằng nếu: