Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

định hướng quản lý khai thác, sử dụng hợp lí các khoáng chất phụ gia tự nhiên cho sản xuất xi măng tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.11 MB, 105 trang )

BỘ GIÁODỤC VÀĐÀO TẠO
ĐẠI HỌCHUẾ
TRƯỜNGĐẠI HỌCKHOA HỌC
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

PHẠM KHẮC DŨNG

ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ KHAI THÁC, SỬ DỤNG
HỢP LÝ CÁC KHOÁNG CHẤT PHỤ GIA TỰ NHIÊN
CHO SẢN XUẤT XI MĂNG Ở TỈNH QUẢNG TRỊ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60 85 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
KIỂM SỐT VÀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN CANH

Huế, 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu là của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Khắc Dũng



Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng cám ơn chân thành tới Thầy
giáo, PGS.TS. Nguyễn Văn Canh, người đã tận tình hướng
dẫn và động viên tơi trong suốt thời gian thực hiện luận văn
tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn các Thầy, Cô giáo ở trường Đại học Khoa
học Huế đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường và tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn các Anh Chị đồng nghiệp, bạn bè và gia
đình đã cổ vũ, động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực
hiện luận văn.
Tuy đã có những cố gắng nhất định song do thời gian và
trình độ có hạn nên chắc chắn luận văn này cịn có nhiều
thiếu sót và hạn chế nhất định. Kính mong nhận được sự
góp ý của Q Thầy, Cơ giáo và các bạn.
Xin chân thành cám ơn!
Huế, tháng 09 năm 2014
Học viên
Phạm Khắc Dũng


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cam ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ đồ thị



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CÁC KÝ HIỆU :
mtb

Khối lượng trung bình

Q

Trữ lượng

S

Diện tích

V

Thể tích

CÁC CHỮ VIẾT TẮT :
CBEM

Quản lý mơi trường dựa vào cộng đồng

CHXHCNVN

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11

Tên bảng

Trang

Lượng mưa trung bình tháng nhiều năm tại các trạm khí tượng thuỷ văn
Kết quả phân mùa mưa – khơ tại các trạm có đo mưa tỉnh Quảng Trị

Lượng bốc hơi trung bình tháng nhiều năm trạm KTTV Đơng Hà
Độ ẩm trung bình tháng nhiều năm trạm KTTV Đơng Hà
Nhiệt độ trung bình tháng nhiều năm tại các trạm Khí tượng thuỷ văn
Phân loại phụ gia thủy hoạt tính
Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa học, cơ lýcủa đá bazan Khe
Sanh-Hướng Hóa

9
10
11
11
11
34

Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa học, cơ lý của đá bazan GioLinh

45

Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa học, cơ lý của đá bazangốcở khu
vực Vĩnh Linh
Kết quả phân tích các chỉ tiêu cơ lý của bazan Tân Lâm-Cùa
Thành phần hố học các đá phong hóa puzơlan khu vực Khe Sanh
Thành phần hoá học bazan khu vực Hồ Xá- Vĩnh Linh
Tổng hợp kết quả tính trữ lượng mỏ bazan Vĩnh Linh
Kết quả phân tích thành phần hóa học khu vực Tân Lâm-Cùa
Thành phần của các mẫu hạt puzolan thí nghiệm khu vựcTân Lâm - Cùa
Tài nguyên dự báo nguyên liệu puzolan bazan kainozoitỉnh Quảng Trị

39


49
53
57
60
61
64
65
67

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Số hiệu hình vẽ

Tên bảng

Trang


2.1

Hình trụ hố khoan TA 01, Gio Linh, Quảng Trị

43

2.2

Hình trụ hố khoan TH 01, Vĩnh Linh, Quảng Trị

48


2.3

Hình trụ hố khoan HK CN-03

52

2.4

Hình trụ hố khoan HK ML 01

63


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xi măng là loại vật liệu xây dựng thơng dụng và gắn bó với con người
trong cuộc sống, nó cũng là loại vật liệu xây dựng được sử dụng nhiều nhất
trong các nghành công nghiệp,là vật liệu xây dựng hiệu quả cao và có giá
thành rẻ hơn các loại vật liệu xây dựng khác nên được con người ưa chuộng
và sử dụng trong cuộc sống để xây dựng các cơng trình như: làm nhà, làm
đường, các cơng trình xây dựng khác...hầu như nó là vật liệu không thể thiếu
trong đời sống của con người. Trong thời đại xã hội ngày càng phát triển thì
vai trị của xi măng xây dựng lại càng lớn, do đó nhu cầu sử dụng của con
người về xi măng không ngừng tăng lên, trong thời đại con người ưu tiên phát
triển cơ sở hạ tầng: nhà ở, công trình thủy điện, đường...để phục vụ cho việc
phát triển kinh tế và đời sống của họ thì nghành sản xuất xi măng đóng góp
rất nhiều cho nền kinh tế nước nhà. Như vậy tầm quan trọng của việc sản xuất
xi măng là rất lớn nhưng bên cạnh đó cịn có nhiều vấn đề khó khăn gặp phải
trong q trình sản xuất xi măng, một trong những vấn đề lớn đó là : Làm sao
để cung cấp đủ nguyên liệu cho nghành công nghiệp sản xuất xi măng? Làm

sao để bảo vệ và khai thác hợp lí các khống chất phụ gia dùng để sản xuất xi
măng có trong tự nhiên?. Như chúng ta đã biết khoáng chất phụ gia là một
thành phần hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất xi măng hiện nay nó
đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại xi măng sản xuất khơng chứa
phụ gia, vì vậy nếu chúng ta tận dụng được các loại phụ gia có trong tự nhiên
thì sẽ rất hiệu quả và tiết kiệm được rất nhiều chi phí nhưng trong thời gian
gần đây thì việc bảo vệ và khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta
đang ở trong tình trạng báo động, tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang
đứng trước bờ vực suy thoái nghiêm trọng. Khoáng chất phụ gia trong tự
nhiên cũng khơng nằm ngồi thực trạng chung của tài ngun thiên nhiên

8


nước ta, vấn đề đặt ra là chúng ta phải khai thác và sử dụng các loại khoáng
chất phụ gia đó như thế nào để phù hợp với nhu cầu thực tế của con người mà
khơng làm cạn kiệt nó, không làm ảnh hưởng tới môi trường. Quảng Trị là
một trong số các tỉnh miền Trung có nguồn đá vơi dồi dào (Tân Lâm,
Đackrong, Tà Rùng ...) vì thế cơng nghiệp sản xuất xi măng và sản xuất vật
liệu xây dựng của tỉnh khá phát triển, tổng sản lượng hàng năm thường rất
lớn. Nhiều nhà máy, xí nghiệp đã được đầu tư như: Nhà máy xi măng 9,2 vạn
tấn/năm Đông Hà, nhà máy xi măng 1,2 triệu tấn/ năm Tân Lâm đã và đang
được tính tốn đầu tư. Vì vậy, đòi hỏi phải gia tăng nguồn nguyên liệu phụ
gia cho sản xuất, nhất là loại phụ gia hoạt tính, bán hoạt tính tự nhiên.
Trong thực tế hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu về tài nguyên khoáng
sản nhưng đề tài nghiên cứu về chất phụ gia trong sản xuất xi măng cịn rất ít nên
việc nghiên cứu tìm hiểu sâu sắc về khoáng chất phụ gia trong sản xuất xi măng
để tìm ra giải pháp khai thác sử dụng hợp lí nó khơng làm ảnh hưởng xấu tới
mơi trường và bên cạnh đó tìm ra những khống chất mới và những mỏ mới để
đưa vào sử dụng cũng rất quan trọng vào lúc này và đề tài: “Định hướng quản lý

khai thác, sử dụng hợp lí các khống chất phụ gia tự nhiên cho sản xuất xi măng
tỉnh Quảng Trị” sẽ giúp ta giải quyết những vấn đề đã nêu trên đây.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định được những đặc điểm phân bố cơ bản của các khoáng chất
phụ gia tự nhiên có trên địa bàn Quảng Trị nhằm đề xuất định hướng quản lý
sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo sát nghiên cứu là các khối đá phun trào Bazan, sản
phẩm phong hóa của Bazan có trong khu vực

9


3.2 Phạm vi nghiên cứu
Điều tra khảo sát được tiến hành trên phạm vi tồn tỉnh Quảng Trị nơi
có mặt các đối tượng nêu trên.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực địa: đây là phương pháp điều
tra, nghiên cứu thực địa trên địa bàn nghiên cưú để thu thập nhưng thông tin
cần thiết phục vụ cho đề tài bằng các kĩ năng quan sát, phỏng vấn...thu thập
thông tin từ các lĩnh vực liên quan đến đề tài từ các cơ quan, cá nhân phục vụ
cho cơng việc viết đề tài.
- Phương pháp phân tích đo vẽ bản đồ: là phương pháp phác họa được
những thông tin đã thu thập được qua các quá trình điều tra nghiên cứu để có
thể tổng quát được các vấn đề trên một bản đồ tổng quát.
- Phương pháp phân tích và đánh giá: Từ những tài liệu, thơng tin đã
thu thập được qua quá trình điều tra nghiên cứu cần phải có kĩ năng phân tích
và đánh giá chính xác những thơng tin đã thu thập được để có được những
thơng tin, kết quả chính xác nhất phục vụ cho đề tài.

- Phương pháp xử lí số liệu: Dùng các kiến thức về tin học để xử lí các
số liệu đã thu thập được trong quá trình điều tra, nghiên cứu.
- Phương pháp kế thừa các tài liệu đi trước: trong đề tài sử dụng số liệu
của các tài liệu của các nghiên cứu trên địa bàn.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Như chúng ta đã biết thì các nghiên cứu về khống chất phụ gia tự
nhiên dùng trong sản xuất xi măng tại nước ta là một lĩnh vực khá mới mẻ và
cịn rất ít các cơng trình nghiên cứu về loại nguyên liệu này nên việc nghiên
cứu các đặc điểm phân bố và tiềm năng của chúng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
có ý nghĩa khoa học hết sức to lớn tìm ra hướng nghiên cứu mới cho nghành
cơng nghiệp sản xuất xi măng. Trong tình hình quản lý khống sản trên địa

10


bàn tỉnh Quảng Trị cịn nhiều bất cập thì nghiên cứu định hướng các giải pháp
quản lý phù hợp cho nguồn nguyên liệu tiềm năng này có ý nghĩa hết sức to
lớn trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên và mơi trường.
6. Cấu trúc của luận văn
Nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan chung về địa bàn nghiên cứu
Nội dung chủ yếu của chương là khái quát các đặc điểm chủ yếu về
kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị, cũng như các đặc điểm tự nhiên như: địa
hình, địa mạo, tài nguyên thiên nhiên, địa chất của tỉnh Quảng Trị.
- Chương 2: Khái quát về khoáng chất phụ gia tự nhiên trên địa bàn
tỉnh quảng trị
Nội dung chủ yếu của chương 2 là trình bày các khái niệm về khống
chất phụ gia tự nhiên, giới thiệu các loại phụ gia có trên địa bàn. Đánh giá về
tiềm năng và đặc điểm phân bố của các loại mỏ quặng có triển vọng làm phụ
gia trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

- Chương 3 : Định hướng quản lí khai thác sử dụng hợp lý khống chất
phụ gia tự nhiên và bảo vệ mơi trường
Nội dung chủ yếu của chương này là nêu các khái niệm về quản lý tài
nguyên môi trường của nước ta, tìm hiểu các hình thức quản lý tài ngun
mơi trường, cũng như tìm hiểu thực trạng quản lý khống sản trên địa bàn
tỉnh, đánh giá các tác động của hoạt động khai thác các mỏ khoáng chất phụ
gia tự nhiên tới môi trường và định hướng quản lý khai thác và sử dụng hợp
lý khoáng chất phụ gia tự nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

11


Chương 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lí
Tỉnh Quảng Trị nằm trên tọa độ địa lý từ 16 018 đến 17010 vĩ độ Bắc,
106032 đến 107034 kinh độ Đơng.
- Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phía Đơng giáp Biển Đơng.
- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước CHDCND Lào.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 4.746km 2 được chia thành 10 đơn vị hành
chính, gồm 8 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố. Quảng Trị có lợi thế về địa lý kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm đất nước, ở vị trí quan trọng điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của hành lang kinh tế Đông - Tây
nối với Lào - Thái Lan - Mianmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng
biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng... Đây là điều
kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao
thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.
1.1.2 Đặc điểm địa hình,địa mạo
Về điều kiện địa hình, Quảng Trị như một Việt Nam thu nhỏ với trên 4/5
diện tích là đồi núi; nơi phong phú các hệ sinh thái từ núi trung bình, núi thấp,

đồi bazan, đơng bằng karst, đến gị đồi, đồng bằng ven biển, cồn-trằm, cửa sơng
và đảo-biển.Nhìn chung địa hình Quảng Trị có dạng bậc, từ đơng sang tây, cũng
là từ biển vào lục địa, địa hình nâng cao dần, lần lượt là các đồng bằng cồn cát
ven biển, đồng bằng bồi tích sơng-biển, vùng gị đồi thấp và cao, chuyển lên
vùng núi thấp và trung bình; sau đó địa hình thấp xuống với bậc núi thấp và
thung lũng, giáp biên giới phía tây .Các khối núi thấp và trung bình tập trung chủ
yếu ở phía tây bắc của lãnh thổ (Động Sá Mùi 1617 m, Động Voi Mẹp 1701
12


m…), một số dãy núi thấp-trung bình phân bố ở phía tây nam, thuộc huyện
Đakrơng (Động Ca Cút 1405 m). Các dãy, khối núi thấp và trung bình là phần
tiếp tục của dải Trường Sơn Bắc từ Nghệ An kéo dài; nhưng đến Quảng Trị,
Trường Sơn Bắc hầu như bị cắt thành 2 đoạn bởi thung lũng xuyên ngang
Đakrông-Quảng Trị, với điểm thấp nhất của đường chia nước là 370 m, tạo một
hành lang Đông-Tây thuận lợi nhất của Bắc Trung Bộ.
Vùng đồi núi phân bố chủ yếu ở phía tây và chiếm khoảng 81% lãnh
thổ toàn tỉnh. Sự phân hố địa hình ở vùng đồi núi tạo thành 2 tiểu vùng:
- Tiểu vùng địa hình vùng núi Trường Sơn phân bố tập trung theo dãy
Trường Sơn thuộc huyện Hướng Hố và tây nam huyện Đakrơng, địa hình
chung của tiểu vùng là độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi các sông suối, các khe
và thung lũng nhỏ hẹp.
- Tiểu vùng địa hình gị đồi, núi thấp (tiểu vùng Trung du) chiếm diện
tích lớn và trải dài từ bắc xuống nam, nằm kẹp giữa vùng địa hình đồi cao và
dải đồng bằng ven biển; địa hình này bao gồm các đồi bát úp (của phiến
thạch, phiến sa thạch) và các dải đồi thoải (của vùng đất bazan và phù sa cổ)
có độ cao từ 20 - 700 m, độ dốc biến động từ 8 - 300.
Địa hình vùng đồng bằng ven biển được chia thành đồng bằng phù sa
và cồn cát ven biển. Địa hình đồng bằng phù sa phân bố ở ven sơng, nằm kẹp
giữa vùng đồi gị phía tây và vùng cồn cát ven biển. Các cánh đồng nhỏ hẹp

và thường có độ cao thấp khơng đều, được tạo thành do quá trình bồi đắp phù
sa của các hệ thống sông và các dải đất dốc tụ được khai phá cải tạo từ lâu
đời. Địa hình cồn cát và trảng cát tạo thành các dải nằm song song với bờ
biển, độ cao tuyệt đối từ 4 - 20 m.
1.1.3 Đặc điểm về nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Quảng Trị khá phong phú và đa dạng,
đặc biệt là khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng và làm vật liệu xây

13


dựng. Đây là điều kiện để tỉnh có thể phát triển mạnh công nghiệp xi măng và
vật liệu xây dựng.
Theo tài liệu hiện có, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 130 mỏ và điểm
khống sản, trong đó có 86 điểm, mỏ vật liệu xây dựng và nguyên liệu sản
xuất xi măng với các loại chủ yếu như đá vôi, đá sét và các chất phụ gia (như
đá bazan, quặng sắt), sét gạch ngói, cát cuội sỏi, cát thủy tinh, cao lanh...
Ngồi ra cịn có các điểm, mỏ khống sản khác như vàng, titan, than bùn...
- Đá vôi xi măng. Có tổng trữ lượng trên 3 tỷ tấn, tập trung chủ yếu ở các
mỏ: Tân Lâm, Cam Thành (Cam Lộ), Tà Rùng, Hướng Lập (Hướng Hóa); sét
ximăng ở Cam Tuyền, Tà Rùng, phụ gia xi măng khác ở Cùa, Tây Gio Linh...
- Đá xây dựng, ốp lát.Tồn tỉnh có 10 điểm, mỏ đá xây dựng, trữ lượng
khoảng 500 triệu m3; phân bố chủ yếu dọc Quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh trở
về phía Tây, có điều kiện giao thơng khá thuận lợi. Đá ốp lát có 4 điểm là đá
granit Chân Vân, đá hoa Khe Ngài, granodiorit Đakrông và gabro Cồn Tiên.
- Sét gạch ngói.Hiện có 18 điểm, mỏ với trữ lượng khoảng gần 82 triệu
m3, phân bố ở nhiều nơi nhưng tập trung chủ yếu ở Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam
Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng.
- Cát, cuội, sỏi xây dựng. Có 16 mỏ và điểm, trữ lượng dự báo khoảng
3,9 triệu m3, tập trung ở phần thượng nguồn các sơng, nằm ở những vùng có

giao thơng thuận lợi cho việc khai thác.
- Cát thủy tinh. Dự báo trữ lượng khoảng 125 triệu m3, chất lượng tốt,
phân bố chủ yếu ở Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng nhưng tập trung ở khu vực
Cửa Việt; có khả năng chế biến silicát, sản xuất thủy tinh và kính xây dựng.
- Cao lanh.Đã phát hiện được 03 điểm cao lanh là Tà Long, A Pey
(Đăkrông) và La Vang (Hải Lăng) chất lượng khá tốt, đang tiếp tục thăm dò,
thử nghiệm để đưa vào khai thác.

14


- Than bùn.Phân bố tập trung ở Hải Lăng và Gio Linh với tổng trữ
lượng gần 400 ngàn tấn cho phép khai thác làm nguyên liệu sản xuất phân vi
sinh với khối lượng khá lớn.
- Ti tan.Phân bố dọc ven biển nhưng tập trung chủ yếu ở Vĩnh Linh,
Gio Linh, Hải Lăng, có trữ lượng trên 500.000 tấn, có thể khai thác với khối
lượng khoảng 10 - 20 nghìn tấn/năm để chế biến xuất khẩu.
- Nước khoáng.Phân bố ở Cam Lộ, Đakrông cho phép phát triển công
nghiệp sản xuất nước khoáng, phát triển các dịch vụ nghỉ dưỡng, chữa bệnh.
- Vàng. Phân bố ở Vĩnh Ô (Vĩnh Linh), Tà Long, A Vao (Đakrơng) với
trữ lượng khoảng 20 tấn, trong đó điểm mỏ vàng góc A Vao đã được thăm dị
có thể tổ chức khai thác với quy mô công nghiệp.
- Ngồi ra cịn có pirít phân bố ở Vĩnh Linh.
Nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn hầu hết chưa được điều tra
thăm dò chi tiết, cần phải tập trung thực hiện trong thời gian tới để có sơ sở
thu hút đầu tư, tổ chức khai thác đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh.
1.1.4. Đặc điểm khí hậu
Tỉnh Quảng Trị nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới
gió mùa tương đối điển hình. Trong năm có hai mùa rỏ rệt là mùa khơ và mùa
mưa. Mùa khô kéo dài từ tháng II đến tháng VII, mùa mưa kéo dài từ tháng

VIII đến tháng I năm sau. Từ tháng II đến tháng VII chịu ảnh hưởng của gió
Tây Nam khơ nóng. Từ tháng VIII đến tháng I năm sau chịu ảnh hưởng của
gió mùa Đơng Bắc.
1.1.4.1. Lượng mưa
Mưa trong vùng phụ thuộc vào yếu tố địa hình trên từng lưu vực.
Lượng mưa hàng năm nằm trong khoảng 2000mm – 2800mm. Lượng mưa
của các tháng mùa mưa chiếm tới 68% - 70% lượng mưa cả năm. Tổng lượng
mưa của các tháng mùa khô chỉ chiếm 30% tổng lượng mưa cả năm.

15


Trong các tháng mùa khô từ tháng II đến tháng VII thường có những
trận mưa rào nhẹ cách nhau từ 7 đến 8 ngày, với lượng mưa thường từ 20mm 30mm. Giữa mùa khơ thường có 1 thời kỳ mưa lớn vào tháng V và tháng VI
gọi là mưa tiểu mãn. Mùa mưa bắt đầu từ tháng VIII đến tháng I năm sau, thậm
chí có năm mùa mưa kéo dài đến tận tháng II, đây là thời gian bão và áp thấp
nhiệt đới hoạt động mạnh ở khu vực miền Trung. Do đặc điểm địa hình chia cắt
nên mưa trong mùa mưa cũng ít khi đồng đều trên tồn tỉnh (bảng 1.1).
Bảng 1.1. Lượng mưa trung bình tháng nhiều năm tại các
trạm khí tượng thuỷ văn
Trạm
Vĩnh Linh
Gia Vịng
Đơng Hà

129.9
60.1
48.2

Thạch Hãn

Cửa Việt

84.3
57.6

Hướng Hố
Khe Sanh
Ba Lịng

I

83,6
16.7
99.8

II
83.
3
47.
9
34.
1
60.
7
48.
6
61.
7
19.
2

90.
1

III

IV

V

VI

48.6 51.9 100.5 97.8
35.4 64.1 143.6 101.4
30.8 60.7 119.3 83.0
48.9 63.0 135.0 105.7
33.1 50.8 102.6 63.4
47.8 97.8 191.5 171.7
29.7 89.8 158.9 210.8

VII VIII
125.
94.3
3
155.
78.7
0
163.
65.7
2
135.

82.9
3
150.
68.1
3
148. 219.
9
1
187. 295.
8

51.0 71.7 156.6 156.8 74.2

9
173.
1

IX

X

XI

XII

420.2 766.0 462.3 227.0
509.7 695.9 456.4 188.0
388.9 683.9 429.0 175.2
476.4 710.6 438.6 240.7
398.6 574.3 415.7 219.6

585.8 778.0 227.7 95.7
376.7 455.0 175.8 64.7
473.4 762.0 411.8 227.8

Mùa mưa và mùa khô bắt đầu và kết thúc khơng đồng bộ trên tồn tỉnh
Quảng Trị. Các khu vực thuộc sườn phía Đơng Trường Sơn (Đơng Hà, Gia Vịng,
Cồn Cỏ, Thạch Hãn, Cửa Việt) có mùa mưa xuất hiện muộn và ngắn, chỉ 3 đến 4
tháng (từ tháng IX đến tháng XI hoặc XII) cịn mùa khơ kéo dài tới 8 – 9 tháng (từ
16


tháng XII năm trước đến tháng VIII năm sau hoặc từ tháng I đến tháng VIII). Các
khu vực thuộc sườn phía Tây Trường Sơn có mùa mưa đến sớm hơn và kéo dài
hơn (từ tháng VI dến tháng XI, kéo dài 6 tháng) cịn mùa khơ ngắn hơn (từ tháng
XII năm trước đến tháng V năm sau, kéo dài 6 tháng) (bảng 1.2).
Sự phân hoá giữa hai mùa mưa – khô ở tỉnh Quảng Trị khá sâu sắc. Đối
với các khu vực thuộc sườn phía Đơng Trường Sơn, tổng lượng mưa của 3 – 4
tháng mùa mưa chiếm tới 59 – 73% tổng lượng mưa năm; trong khi đó, tổng
lương mưa của cả 9 tháng mùa khô chỉ chiếm 27 – 41% tổng lượng mưa năm.
Tại các khu vực thuộc sườn phía Tây Trường Sơn, tổng lượng mưa của 6
tháng mùa mưa chiếm tới trên 80% tổng lượng mưa năm, cịn tổng lượng mưa
của 6 tháng mùa khơ chỉ chiếm chưa đầy 20%.
Bảng 1.2. Kết quả phân mùa mưa – khơ tại các trạm có đo
mưa tỉnh Quảng Trị
STT
1
2
3
4
5

6
7

Mùa mưa
Thời gian % so với Xnăm
Đông Hà
IX - XI
63,97
Cồn Cỏ
IX - XII
66,64
Gia Vòng
IX - XI
63,97
Thạch Hãn IX - XII
72,70
Cửa Việt
IX - XII
72,83
Tà Rụt
IX - XI
59,24
Khe Sanh
VI - XI
81,15
Trạm

Mùa khô
Thời gian % so với Xnăm
XII - VIII

36,03
I - VIII
33,36
XII - VIII
36,03
I - VIII
27,30
I - VIII
27,17
XII - VIII
40,76
XII - V
18,85

1.1.4.2. Bốc hơi
Lượng bốc hơi bình quân nhiều năm nằm trong khoảng 1200mm 1300mm. Ở vùng đồng bằng bốc hơi bình quân nhiều năm cao hơn vùng núi.
Lượng bốc hơi tháng bình quân lớn nhất tại Đông Hà là 219mm/tháng (bảng
1.3). Vào các tháng mùa hè, lượng bốc hơi lên tới 70% - 75% lượng bốc hơi cả
năm. Đây là một trong những nguyên nhân làm hao hụt nguồn nước gây khô hạn
đất đai, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dễ gây ra nạn cháy rừng.

17


Bảng 1.3. Lượng bốc hơi trung bình tháng nhiều năm
trạm KTTV Đông Hà
Đơn vị: mm
I
53.5


II
49

III
54

IV
71.5

V
126

VI
195

VII VIII IX
219 189 100

X
90

XI
71

XII Năm
61 1279

1.1.4.3. Độ ẩm
Độ ẩm khơng khí trung bình nhiều năm cả năm từ 85% - 90%, tháng
cao nhất lên đến 93%, tháng thấp nhất là tháng V, tháng VIII độ ẩm chỉ cịn

79%, thậm chí có năm chỉ cịn 50% (bảng 1.4).
Bảng 1.4. Độ ẩm trung bình tháng nhiều năm trạm KTTV Đơng Hà
Đơn vị: %
I
92

II
91

III
91

IV
93

V
91

VI
79

VII
81

VIII
79

IX
84


X
85

XI
88

XII
89

Năm
86.9

1.1.4.4. Nhiệt độ khơng khí
Nhiệt độ khơng khí thay đổi theo mùa trong năm, nhiệt độ trung bình
trong tỉnh khoảng 240C - 250C, chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa khá lớn.
Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng V và VII, khoảng 35 0C - 400C. Tháng thấp
nhất là tháng XII khoảng 180C, có khi xuống đến 120C - 140C. Chênh lệch
nhiệt độ trong ngày từ 70C - 100C (bảng 1.5).
Bảng 1.5. Nhiệt độ trung bình tháng nhiều năm tại các trạm
Khí tượng thuỷ văn
Đơn vị: 0C
Trạm
Đông Hà

I
II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
19.2 19.3 22.5 25.6 28.2 29.3 29.6 28.8 27.1 25.1 22.5 19.9
18



Quảng Trị
Khe Sanh

19.4 20.4 22.6 25.6 28.1 29.4 29.5 29.0 27.1 25.1 23.2 20.8
17.6 18.4 21.8 24.4 25.6 25.6 25.3 24.6 24.0 22.8 20.4 18.2

19


1.1.4.5. Gió và bảo
* Gió: Quảng Trị chịu chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có 2
chế độ gió mùa chính:
Gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh từ tháng IV đến tháng XI, tốc độ
gió bình qn 2.0m/s - 2.2m/s. Gió mùa này mang độ ẩm và gây mưa cho
vùng.
Gió mùa Tây Bắc hoạt động mạnh từ tháng XII đến tháng III năm sau,
tốc độ gió bình quân 1.7m/s - 1.9m/s.
Thời gian chuyển tiếp các hướng gió Tây Nam và Tây Bắc là thời gian giao
thời và gió Tây khơ nóng hoạt động vào tháng IV, tháng V (nhân dân địa phương
gọi là gió Lào), thời kỳ có gió Lào là thời kỳ khơ nóng nhất trong tỉnh Quảng Trị.
* Bão: Tính chất của bão và áp thấp nhiệt đới ở vùng Quảng Trị cũng
rất khác nhau theo từng cơn bão và từng thời kỳ có bão. Có năm khơng có bão
và áp thấp nhiệt đới, cũng có năm liên tiếp 2 ÷ 3 cơn bão. Bình qn mỗi năm
có 1.2 ÷ 1.3 cơn bão đổ bộ vào Quảng Trị. Bão đổ bộ vào đất liền với tốc độ
gió từ cấp 10 ÷ 12, thời gian bão duy trì từ 8 ÷ 10 giờ, nhưng mưa kèm theo
bão thường xảy ra khoảng 3 ngày liên tục.
1.1.5. Đặc điểm thuỷ văn
Tỉnh Quảng Trị có ba hệ thống sơng chính là sơng Bến Hải, sơng Thạch
Hãn và sơng Ơ Lâu (Mỹ Chánh). Đặc điểm chung của các hệ thống sông là
ngắn, hướng chảy từ Tây sang Đông. Ở phần thượng nguồn các sông phân

nhánh thành các chi lưu, phụ lưu, lịng sơng thu hẹp, nhiều ghềnh thác.
Theo thống kê của Trương Văn Lới [Địa chí Quảng Trị] mật độ sơng
ngịi tồn tỉnh vào khoảng 0.8km/km 2÷ 1km/km2 và có xu hướng tăng dần từ
Đông sang Tây, tức là tăng từ miền đồng bằng lên miền núi. Tại miền đồng
bằng mật độ sơng ngịi 0,4km/km 2÷ 0,5km/km2, cịn ở miền núi đạt trên
1km/km2.
20


1.1.5.1. Hệ thống sông Thạch Hãn
Hệ thống sông Thạch Hãn cịn gọi là sơng Quảng Trị, đây là sơng có
qui mơ lớn nhất, chiều dài 156 km, diện tích lưu vực 2660 km 2, độ cao bình
quân lưu vực 301m, độ dốc bình quân lưu vực là 20,1%, độ rộng trung bình
lưu vực là 36,8km, hệ số uốn khúc là 3,5, mật độ lưới sông là 0,92km/km 2.
Lưu vực sông Thạch hãn chiếm tới 56% diện tích tỉnh Quảng Trị. Hệ thống
sơng Thạch Hãn có 37 con sơng, gồm 17 sông nhánh cấp I với 3 nhánh tiêu
biểu là: Vĩnh Phước, Rào Quán và Cam Lộ, 13 sông nhánh cấp II, 6 sông
nhánh cấp III. Thượng lưu sông Thạch Hãn có tên là sơng ĐaKrơng, chảy
theo hướng Đơng Nam – Tây Bắc đến ĐaKrơng thì tiếp nhận sơng Rào Qn
từ bờ trái khu vực huyện Hướng Hoá đổ về, từ đó sơng chuyển nhiều lần theo
hướng Tây Bắc – Đơng Nam, Tây Nam – Đông Bắc,… chảy đến thị xã Quảng
Trị đổi hướng chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc về huyện Triệu Phong,
thành phố Đông Hà và tiếp nhận nước của sông Cam Lộ, sông Hiếu từ bờ trái
đổ vào, rồi chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc và đổ ra biển tại Cửa Việt.
Như vậy sông Thạch Hãn chảy qua các vùng có điều kiện địa lý tự nhiên khác
nhau rõ rệt. Phần thượng lưu bắt nguồn và chảy trong vùng núi ở sườn phía
Tây dãy Trường Sơn, còn trung và hạ lưu chảy qua vùng đồi núi và đồng
bằng ở sườn phía Đơng dãy Trường Sơn. Lưu lượng dịng chảy trung bình
năm 130m3/s. Phần hạ lưu bị ảnh hưởng của thủy triều và nước mặn. Giới hạn
mặn nhạt dao động ở đoạn Triệu Độ đến trị trấn Ái Tử.

1.1.5.2. Hệ thống sông Bến Hải
Sông Bến Hải dài 64,5 km, diện tích lưu vực khoảng 809km 2, độ cao
bình quân lưu vực 115m, độ dốc bình quân lưu vực là 15,7%, mật độ lưới
sông là 1,15km/km2, hệ số uốn khúc là 1,43. Sông bắt nguồn từ núi Động
Châu có độ cao 1254m ở vùng giáp ranh huyện Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình và
huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị. Các phụ lưu gồm có sơng Sa Lung (bến xe)

21


và sơng Rào Thanh, trong đó sơng Rào Thanh là thượng nguồn của sông Bến
Hải. Sông chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc và đổ ra biển tại Cửa Tùng.
1.1.5.3. Hệ thống sơng Ơ Lâu
Sơng Ơ Lâu thuộc lưu vực sơng Mỹ Chánh, được hợp bởi hai nhánh
sơng chính là Ơ Lâu ở phía Nam và sơng Mỹ Chánh ở phía Bắc. Tổng diện
tích lưu vực của hai sơng khoảng 900km2, chiều dài 65km. Sông đổ vào phá
Tam Giang thuộc địa phận Thừa Thiên Huế.
Ngồi các hệ thống sơng đổ ra biển như trên, ở phía Tây giáp biên giới
Việt - Lào có một số sơng nhánh thuộc hệ thống sơng Mê Kơng. Các sơng
điển hình là sơng Xê Pon, sơng Sê Păng Hiên.
Nhìn chung các sơng có chiều dài khơng lớn, lịng sơng hẹp, độ dốc lớn
khả năng tự điều tiết dịng chảy kém. Do địa hình dốc, trên lưu vực thường có
những trận mưa lớn dữ dội nên các sơng thường thốt nước khơng kịp gây ra
úng lụt cục bộ. Về mùa khơ dịng sơng thường cạn kiệt, nước mặn của biển
tiến sâu vào đất liền.
Ngoài các hệ thống sơng chính ra, tỉnh Quảng Trị cịn có hệ thống suối
dày đặc. Hệ thống suối phát triển rất mạnh ở phần thượng nguồn, độ dốc lớn
tạo ra nhiều thác cao hàng trăm mét và phân bậc phức tạp.
Cũng như các nơi khác ở nước ta, dịng chảy sơng suối trong tỉnh
Quảng Trị không những phân bố không đều trong lãnh thổ mà cịn phân bố rất

khơng đều trong năm. Hàng năm, dịng chảy sơng suối biến đổi theo mùa rõ
rệt: Mùa lũ và mùa cạn. Thời gian bắt đầu, kết thúc các mùa dịng chảy khơng
cố định hàng năm mà có xê dịch giữa các năm từ một đến vài tháng.
Dịng chảy năm tại khu vực có giá trị mơ đun biến động trong khống
54 – 73l/s.km2, một số nơi giá trị mơ đun dịng chảy bình qn năm đạt tới
80l/s.km2, thuộc khu vực có dịng chảy dồi dào so với trung bình cả nước,
phần lớn nước tập trung vào mùa lũ. Do sự phân bố nước không đều trong

22


năm nên ở đây lũ rất khắc nghiệt và hạn hán cũng rất điển hình. Do độ dốc
lớn nên lũ thường xảy ra nhanh và ác liệt gây nguy hiểm cho các hoạt động
kinh tế xã hội. Thông thường trong mùa lũ xuất hiện chậm hơn mùa mứa
khoảng một tháng. Mưa là nguyên nhân gây lũ chủ yếu. Lũ lớn nhất thường
xuất hiện trong các tháng IX, X chiếm 25 – 31% tổng lượng nước cả năm.
Mùa kiệt trong vùng thường chậm hơn so với các tỉnh Đồng bằng
Bắc bộ. Lượng nước mùa kiệt chỉ chiếm khoảng gần 30% tổng lượng dịng
chảy trong năm. Sự phân phối khơng đều trong năm đã gây ảnh hưởng lớn
cho sinh hoạt và sản xuất. Tình trạng đó càng trở nên khốc liệt vào các năm
và các tháng có gió Tây Nam (gió Lào) hoạt động mạnh. Tuy nhiên, vào
khoảng tháng V –VI trong vùng thường có mưa tiểu mãn bổ sung lượng
nước cho mùa kiệt.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.1 Đặc điểm dân cư và lao động
Theo số liệu thống kê của tỉnh thì năm 2010 dân số trung bình của tỉnh
là 601.672 người. Tồn tỉnh có 136.743 hộ gia đình, bình qn 4,4 nhân
khẩu/hộ. Dân số thành thị có 170.073 người, chiếm 28,31%. Tỉ lệ tăng dân số
tự nhiên giảm còn 1,05% năm 2007 và 1,12% năm 2010; dân số cơ học tăng
khơng đáng kể. Bình qn mỗi năm dân số trung bình tồn tỉnh tăng thêm

khoảng 5.000-6.000 người.
Trong cơ cấu dân số phân theo giới tính, nữ chiếm 50,3%, nam chiếm
49,7%; phân theo độ tuổi, từ 0-59 tuổi chiếm khoảng 90,9%, chỉ tiêu này cho
thấy đây là cơ cấu dân số trẻ, riêng dân số dưới 15 tuổi chiếm 37,9%, đây là
lực lượng lao động dự trữ dồi dào của tỉnh.
Mật độ dân số toàn tỉnh là 126,7 người/km 2,thuộc loại thấp so với các
tỉnh, thành khác trong cả nước. Dân cư phân bố không đều giữa các vùng lãnh
thổ, tập trung đông ở các thành phố, thị xã, các huyện đồng bằng như thị xã

23


Quảng Trị: 308 người/km2, thị xã Đông Hà: 1.157 người/km 2, trong khi đó
huyện Đakrơng chỉ có 29 người/km2, Hướng Hố 64 người/km2. Sự phân bố
dân cư khơng đồng đều giữa các vùng gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây
dựng các cơng trình hạ tầng giao thơng, điện, nước, thủy lợi, trường học, trạm
y tế... phục vụ sản xuất và dân sinh ở những vùng có địa hình núi cao, chia
cắt, thưa dân.
Năm 2010 tồn tỉnh có 346.287 nghìn người trong độ tuổi lao động,
chiếm khoảng 57,5% dân số, số người trong độ tuổi lao động tăng thêm bình
quân mỗi năm khoảng 3.000 - 4.000 người. Đội ngũ lao động được đào tạo,
có chun mơn kỹ thuật của tỉnh cịn hạn chế. Số người đạt trình độ từ sơ cấp,
có chứng chỉ nghề trở lên chiếm 26% (trong đó cao đẳng, đại học trở lên
chiếm 4,4%; trung học chuyên nghiệp 5,9%; cơng nhân kỹ thuật có bằng
1,5%, cơng nhân kỹ thuật khơng bằng 8,3%, sơ cấp/chứng chỉ nghề 2,9%).
Cịn lại phần lớn là lao động khơng có chun mơn kỹ thuật chiếm 74%. Phần
lớn lao động trên địa bàn tỉnh làm việc trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp
(năm 2010 chiếm tỷ lệ 55%);lao động trong các lĩnh vực cơng nghiệp - xây
dựng và dịch vụ có xu hướng chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu lao
động xã hội.

1.2.2 Mạng lưới giao thông
Quảng trị là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm đất nước, ở vị trí
quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của hành lang kinh
tế Đơng - Tây nối với Lào - Thái Lan - Mianmar qua cửa khẩu quốc tế Lao
Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng,
Vũng Áng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh
tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương
mại, dịch vụ và du lịch.

24


Quảng Trị có điều kiện giao thơng khá thuận lợi cả về đường bộ, đường
sắt và đường thuỷ. Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thơng huyết
mạch như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đơng và nhánh Tây),
tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc qua tỉnh, và Quốc lộ 9 gắn với đường
xuyên Á cho phép Quảng Trị có thể giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng
và cả nước. Cảng Cửa Việt là một trong những cảng biển có thể phục vụ cho
vận chuyển hàng hóa trong vùng và trung chuyển hàng hóa qua đường Xuyên
Á. Cách không xa trung tâm tỉnh lỵ Đơng Hà có sân bay Phú Bài - Thừa
Thiên Huế (khoảng 80 km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 150 km).
1.2.3 Cơ cấu kinh tế
Quảng Trị cũng như một số tỉnh miền trung khác có nền kinh tế chủ
yếu dựa vào nông lâm nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh thì nơng lâm
nghiệp chiếm 58,4%, dịch vụ 40,2%, công nghiệp 11,4% tổng sản lượng của
tỉnh. Trong thành phần kinh tế nơng nghiệp thì. Dịch vụ 14%, chăn ni 21%,
trồng trọt 65% nhìn chung nền kinh tế nơng nghiệp của tỉnh Quảng Trị chủ
yếu là nền kinh tế tự cung tự cấp chưa phát triển. Các sản phẩm sản xuất trong
nghành trồng trọt chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu đời sống hằng ngày của bà
con nhân dân trong vùng và hằng năm còn chịu các điều kiện bất lợi của thời

tiết như: bão, lũ lụt, hạn hán...
Chăn ni trong vùng cũng chưa phát triển. Nhìn chung cũng chỉ phát
triển ở mức nhỏ lẻ, kinh tế hộ gia đình, chưa phát triển các mơ hình trang trại
chăn nuôi quy mô lớn do sự thiếu hụt về vốn, lương thực và kỹ thuật.Các
nghành công nghiệp địa phương và quy mô nhỏ lẻ.
1.3 Đặc điểm về địa chất khu vực nghiên cứu
1.3.1 Địa tầng
Trên diện tích tỉnh Quảng Trị phát triển rộng rãi các trầm tích Paleozoi
cịn các trầm tích Mesoizoi và Kainozoi chiếm diện tích khơng lớn.

25


×