Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

phân tích chiến lược social media marketing của cocacola

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 41 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực,
chúng ta đang ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Đặc
biệt là sau khi Việt Nam gia nhập vào các tổ chức về kinh tế, thương mại quốc tế như
WTO (Tổ chức thương mại quốc tế), ASEM (Diễn đàn hợp tác Á – Âu), APEC (Diễn
đàn kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương), đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho các
ngành hàng về văn hóa, thực phẩm, du lịch, trên thế giới cũng như tại Việt Nam phát
triển trong thời kì mới, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp như
là đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt. Vì vậy, các đơn vị hoạt động kinh
doanh trong nước muốn đứng vững và phát triển được trên thị trường, cần phải xuất phát
từ nhu cầu và sự phát triển của thị trường để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp
nhằm thoả mãn những mong muốn của khách hàng một cách tối đa.Trong tương lai, hoạt
động nghiên cứu thị trường trên Social Media sẽ ngày càng phát triển, giúp doanh nghiệp
tiếp cận chính xác đối tượng, đúng thời điểm, đưa ra thông điệp được cá nhân hóa cao,
cũng như đưa ra các quyết định về sản phẩm và chăm sóc khách hàng phù hợp. Chính vì
vây Social Media Marketing (Marketing mạng xã hội) đóng vai trò vô cùng quan trọng
đối với doanh nghiệp.Social Media (tạm dịch là Truyền thông xã hội) đang là xu hướng
truyền thông mới, là cơ hội kinh doanh, cũng là thách thức cho tất cả các doanh nghiệp,
nhãn hàng, các nhà cung cấp nội dung và phát triển ứng dụng.
Có rất nhiều lợi ích mà Social Media có thể mang lại cho doanh nghiệp, tuy nhiên, điều
quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm tới Social Media như thế nào, và ứng
dụng nó ra sao. Việc ứng dụng Social Media trong kinh doanh hiện nay không chỉ dừng
lại ở việc nó là một kênh truyền thông, quảng bá mà còn được sử dụng như một kênh bán
hàng hiệu quả. Lợi ích kinh tế lớn nhất mà nó mang lại cho nhà đầu tư là hiệu quả cao
dựa trên ngân sách đầu tư thấp.Xây dựng và triển khai những chiến thuật tiếp thị mạng xã
hội giúp nhà đầu tư kết nối được với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.Từ sự kết nối
tạo được, doanh nghiệp dễ dàng tương tác qua lại với tập khách hàng tiềm năng này
thông qua các hoạt động trên mạng xã hội. Mạng xã hội giúp doanh nghiệp xây dựng
được thương hiệu, qua đó tăng độ uy tín cho các sản phẩm/dịch vụ mà đơn vị mình cung
cấp.


1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam với dân số hơn 92 triệu người, trong đó có hơn 36 triệu người sử dụng
Internet.Tính đến tháng 1/2014 có khoảng 20 triệu tài khoản Facebook chiếm 22% dân
số.Về điện thoại đã có hơn 134 triệu thuê bao điện thoại đăng ký.Người dùng tại Việt
Nam tiêu tốn hơn 4h37 phút mỗi ngày trên Internet bằng thiết bị máy tính.Tỉ lệ người
người dùng sử dụng mạng xã hội trên Mobile là 34% và thời gian trung bình người dùng
sử dụng internet trung bình hàng ngày trên thiết bị Mobile là 1 giờ 43 phút. Qua những
con số thống kê mới nhất vào tháng 01 năm 2014 của WeAreSocia cho thấy sự phát triển
của công nghệ thông tin tại Việt Nam và tiềm năng vô cùng to lớn của việc sử dụng các
mạng xã hội trong marketing. Tuy nhiên việc ứng dụng social media ở các doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay trong việc làm marketing chưa được đẩy mạnh và phát triển đúng
cách. Phần lớn họ chưa nắm bắt được xu thế trong khi các doanh nghiệp nước ngoài đã
thực hiện khá thành công và đạt được những kết quả nhất định trong việc marketing cho
sản phẩm, thương hiệu. Social media có thể xem là cuộc cách mạng của thế kỷ 21 đối với
những nhà marketer
Nhìn chung, trên thực tế có rất nhiều cách tiếp cận khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, xét
trên tính hữu ích và những tác động mà Social Media mang lại, thì thông tin không chỉ
được lan truyền nhanh và hiệu quả mà việc chia sẻ thông tin cũng khá dễ dàng. Ưu thế
của Social Media đối với các doanh nghiệp thể hiện ở việc nâng cao giá trị và tính xác
thực của nguồn tin được giới thiệu đến với khách hàng tiềm năng thông qua các cách
thức truyền thông.
Về cơ bản, Social Media là mô hình truyền thông đa chiều, đa nguồn và đa tiếp nhận.
Không hạn chế về số kênh, thông tin, dịch vụ được cập nhật liên tục và người sử dụng
cũng là người sản xuất, đặc biệt chi phí nhỏ nhưng hiệu quả cao, Social Media chính là
tiêu điểm của sự sáng tạo đa phương tiện. Khác với các kênh truyền thông đại chúng
thông thường, Social Media tạo ra một kênh thông tin cho phép độc giả có được các
thông tin chuyên sâu, đồng thời doanh nghiệp có thể sử dụng nó để chuyển tải thông điệp
tới mọi nhóm khách hàng, thậm chí là lắng nghe các mong muốn nhu cầu và ý kiến từ các
nhóm khách hàng này.
Hiện nay tại Việt Nam, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng Social Media còn khá thấp, chủ yếu

chỉ có các doanh nghiệp, nhãn hàng lớn như Honda, Coca, Nokia có sự đầu tư cho các
mục tiêu quảng bá. Trong khi đó, Social Media cung cấp những cách thức hiệu quả, tiết
kiệm và một môi trường hoạt động rộng lớn, năng động cho các doanh nghiệp nếu biết
ứng dụng hợp lý vào kinh doanh. Vấn đề là chưa nhiều đơn vị có thể ứng dụng hay khai
thác sức mạnh của Social Media một cách có hệ thống.
Với lý do trên nhóm quyết định chọn đề tài “Phân tích chiến lược social media marketing
của Cocacola” để thấy rõ tầm quan trọng và những lợi ích thiết thực to lớn mà social
media marketing mang lại cho doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích sẽ giúp làm nổi
bật lên các công cụ social media hữu hiệu mà họ đã sử dụng cũng như những thành công
mà họ gặt hái được trên thị trường Việt Nam.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: chiến lược social media marketing của Cocacola
Khách thể nghiên cứu: công ty Cocacola
3. Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành phương pháp nghiên cứu tại bàn: tham khảo, thu thập thông tin thứ cấp từ các
nguồn sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu chuyên ngành về các vấn đề liên quan
đến đề tài.
Phương pháp nghiên cứu chuyên gia: thao khảo từ các chuyên gia về vấn đề cần nghiên
cứu (các nhận định về tầm quan trọng của việc sử dụng Social media trong marketing, xu
thế Social media trong năm 2014 ).
Phương pháp phân tích và tổng hợp: từ những thông tin đã thu thập, tiến hành phân tích,
chọn lọc thông tin cần thiết và tổng hợp lại để hoàn thành đề tài.
4. Mục tiêu nghiên cứu
_ Phân tích thực trạng ứng dụng social media của công ty Cocacola
_Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động social media cho công ty Cocacola
5. Kết cấu đề tài
_ Phần mở đầu
_ Phần nội dung
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về social media marketing
+ Chương 2: Phân tích chiến lược social media marketing của Cocacola

+ Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược social media của công ty Cocacola
_ Phần kết luận
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm cơ bản về Social media
_ Định nghĩa Social media:
“ Social media là một thuật ngữ chung để định nghĩa các hoạt động khác nhau được tích
hợp công nghệ, tương tác xã hội và sự xây dựng từ ngữ, hình ảnh. Sự tương tác này cùng
với cách thức trong đó thông tin được đưa ra phụ thuộc vào các quan điểm khác nhau và
mang ý nghĩa chia sẻ như là việc mọi người chia sẻ các câu chuyện, chia sẻ hiểu biết”:
Anvilmedia, Social media
Nếu như Anvil media coi Social media như một nhóm các hoạt động của người dùng thì
Bottler PR – công ty đạt giải vàng của CIPR Pride dành cho doanh nghiệp sử dụng Social
media tốt nhất xem nó như môi trường để người dùng hoạt động: “Social media là các
công cụ phần mềm cho phép các nhóm người tạo ra nội dung và tham gia các cuộc hội
thoại đồng mức đồng thời trao đổi nội dung (ví dụ như YouTube, Flickr, Facebook,
MySpace,…)”
Bổ sung nền tảng phát triển của Social media, Andreas Kaplan và Michael Haenlein định
nghĩa: “Social media là một nhóm những ứng dụng Internet được xây dựng trên nền tảng
lý thuyết và công nghệ của Web 2.0, cho phép sự thiết lập và trao đổi nội dung phát sinh
từ người sử dụng”
_ Đặc điểm Social media.
Social media là công cụ được xây dựng trên nền tảng Internet và Web 2.0
1. Social Media được xây dựng dựa trên nền tảng sự kết nối (Friends, Like, Share, ). Ở
đó diễn ra một quá trình đối thoại từ nhiều phía, không phải độc thoại từ nhà sản xuất.
2. Social Media là một quá trình truyền thông lan truyền (Viral, Copy và Phát tán), từ
người này sang người khác có cùng nhóm sở thích. Hiệu quả chiến dịch được tích lũy
theo thời gian (được lưu trên các web).
3. Social Media không phải là thông tin đại chúng, bởi nó hoạt động dựa trên ba yếu tố:
Sự tham gia, kết nối và mối liên hệ; Quan trọng hơn cả, nó là kênh truyền thông 2 chiều,

có tính tương tác và chọn lọc rất cao.
1.2 Khái niệm về Social media marketing.
_ Xét về bản chất, Social media marketing là sự kết hợp của hai yếu tố SMO (Social
media optimization – Tối ưu hoá truyền thông xã hội) và SMA (Social media advertising
– quảng cáo qua truyền thông xã hội). SMO là phương pháp và dịch vụ quảng bá web lên
các mạng xã hội như chức năng chia sẻ dữ liệu, buzz, follow để gây dựng lượng người
hâm mộ, các nhóm thảo luận xã hội mang tính lan truyền hay còn gọi là Viral marketing
(Marketing lan toả). SMA là hoạt động quảng cáo thông qua các công cụ Social media.
Nói chung, Social Media Marketing Social là hình thức marketing hoàn toàn MIỄN PHÍ,
hiệu quả cao và bất cứ ai cũng có thể làm được trên các mạng xã hội, diễn đàn, blog
_ Khi nhắc đến Social Media Marketing thì đa phần chúng ta hay nghĩ ngay đến Facebook,
Twitter, LinkedIn, Youtube. Số thành viên trên Youtube tầm khoản 500 triệu và hơn 50%
số đó đăng nhập vào mạng này hàng tuần và với Facebok thì con số thành viên đã lên hơn
750 triệu - những con số vô cùng ân tượng.
Ngoài ra còn là các thể loại online media, nơi mà mọi người có thể nói chuyện, tham gia,
chia sẽ, liên kết…. Điểm chung của các Social Media Marketing là đều có hệ thống
discussion, feedback, comment, vote. Với Social Media Marketing, chúng ta có nhiều
cách giao tiếp với nhau, tại cùng một thời điểm.
_ Đặc điểm của social media marketing
Là một kênh marketing mới dựa trên các công cụ Social media nên Social media
marketing cũng mang bốn đặc điểm của Social media.
• Thứ nhất, hoạt động Social media marketing được xây dựng trên nền tảng Internet
và Web 2.0.
• Thứ hai, hoạt động Social media marketing củng cố mối quan hệ với khách hàng,
ươm mầm những trải nghiệm tốt đẹp và thú vị trong lòng khách hàng đặc biệt là
những khách hàng tiềm năng thông qua việc họ có thể tương tác đa chiều một cách
hoàn toàn chủ động.
• Thứ ba, Social media marketing có tính cộng đồng và tính lan truyền rất cao.
• Thứ tư, Social media marketing nằm trong chiến lược marketing của doanh
nghiệp, vì thế cũng theo đuổi mục tiêu doanh số, lợi nhuận và thị phần của doanh

nghiệp.
1.3 Các loại hình Social Media Marketing
+ Social News: Digg, Sphinn, Newsvine: đọc tin, vote hoặc comment
+ Social Sharing: Flickr, Snapfish, YouTube: tạo, chia sẽ hình ảnh, video
+ Social Networks: Facebook, LinkedIn, MySpace, và Twitter: kết nối và chia sẻ.
+ Social Bookmarking: Delicious, Faves, StumbleUpon, BlogMarks và Diigo:
chia sẻ hoặc bookmark các site quan tâm.
1.4 Các bước chọn công cụ Social media marketing phù hợp:
• Bước 1: Xác định mục tiêu cho việc sử dụng Social media
• Bước 2 :
_ Lựa chọn phương án hiệu quả nhất: Mạng kết nối cộng đồng tốt nhất với các dịch vụ:
Google+, Facebook, Twitter, LinkedIn. Mạng chia sẻ hình ảnh tốt nhất với các sản phẩm:
Pinterest, Instagram, Youtube, Vine.
Chọn Facebook…nếu doanh nghiệp đang xây dựng cộng đồng nhận biết sự có mặt của
mình và muốn tiếp cận nhiều nhất số lượng người có thể. Không chỉ có số người dùng
lớn nhất, Facebook còn được sử dụng thường xuyên nhất chứng tỏ mức độ kết nối cao.
Chọn LinkedIn…nếu doanh nghiệp đang kinh doanh B2B hoặc đóng vai trò cung cấp
những insight hữu ích cho mọi người tìm hiểu về công việc hiện tại của họ, tìm kiếm các
mạng lưới kinh doanh, hoặc công việc tiếp theo. Đa số những người sử dụng LinkedIn có
mức thu nhập và học thức cao đòi hòi thông tin bạn cung cấp phải có giá trị riêng biệt và
đúng đối tượng.
Chọn Pinterest…nếu doanh nghiệp làm việc trong ngành công nghiệp mà khách hàng
thường thể hiện bản thân họ qua hình ảnh. Hãy nghĩ về đối tượng của doanh nghiệp và sở
thích của họ. Họ có thích thu thập hình ảnh trước khi ra quyết định mua sản phẩm hoặc
dịch vụ không? Họ có thực sự thích thú với những vấn đề được thể hiện bằng hình ảnh
không?
Chọn Instagram… giống như Pinterest, doanh nghiệp cần có một khía cạnh trực quan về
việc bạn làm gì và khách hàng của bạn thích gì. Điều thú vị là, những người dùng
Instagram thường dùng cả Twitter, vì vậy bạn có thể “một mũi tên trúng hai đích”.
Instagram hấp dẫn phân khúc và phổ biến với dân cư thành thị, đây có thể là một lựa

chọn tốt cho thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.
• Bước 3:
Lên kế hoạch: Xác định thị trường: Thông tin nhân khẩu học của khách hàng là gì? Sản
phẩm hoặc dịch vụ có trực quan không? Phương tiện truyền thông mạng xã hội có mang
lại nhiều lợi ích hơn không?
Lên nội dung: nội dung phải hấp dẫn và có giá trị đủ để khách hàng tiếp tục theo dõi.
Kết nối: Nên liên kết trang với những sản phẩm hoặc dịch vụ khác,vì có thể nhận được
ngược lại những liên kết khác.
Tính đồng nhất là chìa khóa quan trọng: thương hiệu của doanh nghiệp phải được nhận
diện trên tất cả các phương tiện truyền thông mạng xã hội, và phải phù hợp một cách
hoàn hảo nhất với phong cách của thương hiệu đó.
Kiểm tra các đối thủ: Khảo sát thị trường ai là đối thủ cạnh tranh và cách họ làm kinh
doanh. Bất kể họ làm cái gì, doanh nghiệp phải làm tốt hơn.
Đo lường thành quả: Sử dụng công cụ như Google Analysis để theo dõi chiến dịch truyền
thông mạng xã hội của doanh nghiệp là một giải pháp tuyệt vời để thấy cái gì đang hoạt
động tốt và cái gì không.
1.5Những nguyên tắc giúp doanh nghiệp thành công khi thực hiện Social media
1. Nguyên tắc Lắng nghe
Người ta chỉ có thể đạt được thành công với các công cụ marketing truyền thông xã hội
bằng cách nói ít hơn, lắng nghe nhiều hơn. Hãy đọc những nội dung mà khách hàng mục
tiêu của bạn chia sẻ trên mạng, tham gia các cuộc thảo luận của họ để nắm được những
phản hồi của họ, cũng như hiểu được những gì được họ coi trọng. Chỉ khi ấy, doanh
nghiệp mới có thể tạo ra được những sản phẩm nội dung phù hợp bằng cách gia tăng giá
trị cho cuộc sống của người khác.
2. Nguyên tắc Tập trung
Các cụ dạy: “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”. Một chiến dịch truyền thông xã hội
có độ tập trung cao nhằm xây dựng một thương hiệu mạnh sẽ có khả năng thành công lớn
hơn việc cố gắng làm tất cả mọi việc, hướng đến tất cả mọi đối tượng.
3. Nguyên tắc Chất lượng
Chất lượng đánh bại số lượng. Có 1000 người online, đọc, chia sẻ và nói về nội dung của

doanh nghiệp với những người xung quanh họ còn quan trọng hơn nhiều so với việc có
10000 người đến với doanh nghiệp một lần và sau đó không bao giờ trở lại.
4. Nguyên tắc Nhẫn nại
Truyền thông xã hội và tiếp thị nội dung không thể đong đếm hiệu quả tức thì hay chỉ sau
một đêm. Để có được thành công, cần có thời gian, thậm chí là nhiều thời gian.
5. Nguyên tắc Phức hợp
Nếu doanh nghiệp đưa ra công chúng một nội dung thú vị, hấp dẫn, chất lượng cao, và
xây dựng nên một cộng đồng những độc giả online, bao gồm những người theo dõi
thường xuyên, độc giả có chiều sâu, đến lượt những độc giả này sẽ chia sẻ nội dung của
doanh nghiệp với cộng đồng xung quanh họ thông qua Twitter, Facebook, LinkedIn, hoặc
trên blog của họ, hay trên các công cụ giao tiếp xã hội khác.
Việc chia sẻ và thảo luận những nội dung của doanh nghiệp sẽ dẫn lối cho những công cụ
tìm kiếm như Google nhận thấy và xác lập những từ khóa cho chúng. Những lối mòn như
thế này sẽ dần dần lớn lên tới khi có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn con đường đưa mọi
người đến với doanh nghiệp.
6. Nguyên tắc Ảnh hưởng
Tìm kiếm những nhân vật có ảnh hưởng lớn trên mạng trong lĩnh vực mà doanh nghiệp
đang truyền thông, những người có thể có hứng thú với sản phẩm, dịch vụ hay công vệc
kinh doanh của doanh nghiệp. Tạo lập mối quan hệ với họ.
Nếu doanh nghiệp xuất hiện trong tầm phủ sóng của họ với tư cách một nguồn tin đang
tin cậy, họ có thể xem xét chia sẻ những thông tin hữu ích của doanh nghiệp với những
độc giả của họ, và như vậy, doanh nghiệp đã có được mức độ lan truyền rộng rãi hơn.
7. Nguyên tắc Giá trị
Nếu dùng toàn bộ thời gian trên mạng xã hội, trực tiếp quảng bá sản phẩm và dịch vụ của
mình, mọi người sẽ không ngừng theo dõi. Doanh nghiêp phải đem thêm giá trị vào các
cuộc trao đổi, tập trung ít hơn vào những trao đổi ít chiều sâu để tạo ra những nội dung
thu hút và phát triển những mối quan hệ với những người có ảnh hưởng trên thế giới
mạng. Khi đó, những người này sẽ là chất xúc tác cho công tác tiếp thị truyền miệng của
doanh nghiệp
8. Nguyên tắc Đền đáp

. Xây dựng các mối quan hệ là một trong những phần quan trọng nhất của tiếp thị dùng
truyền thông xã hội, vì vậy hãy đền đáp lại bất cứ ai đã từng giúp đỡ doanh nghiệp.
9. Nguyên tắc Tiếp cận
Đừng chỉ đưa ra những nội dung của mình rồi sau đó biến mất như một bóng ma. Điều đó
có nghĩa là bạn phải luôn tương tác với độc giả của mình, tham gia vào các cuộc trao đổi.
Những người theo dõi nội dung của bạn có thể dễ dàng thay thế bạn bằng một nguồn
khác nếu bạn biến mất một cách bí ẩn một thời gian mà không để lại tăm hơi gì.
10. Nguyên tắc tương hỗ
Doanh nghiệp không thể mong đợi người khác chia sẻ nội dung của mình và nói về nó
nếu chính doanh nghiệp không làm như thế. Chính vì vậy, một phần thời gian của doanh
nghiệp trong truyền thông xã hội cần đưoc dành cho việc chia sẻ và thảo luận về nội dung
được xuất bản của những người khác
1.6 Một số công cụ phân tích truyền thông xã hội hiệu quả và chi phí thấp cho
doanh nghiệp
Social Report
Có khả năng tích hợp và theo dõi dữ liệu từ một số website chuyên ngành như: Shopify,
eBay, Etsy,… Social Report là một công cụ phân tích được thiết kế cho doanh nghiệp
thương mại điện tử. Social Report theo dõi nhiều mạng xã hội bao gồm Facebook,
Twitter, LinkedIn, Google+ và các trang web như Vimeo, Reddit, Xing, SlideShare.
Ngoài ra, Social Report còn tích hợp với các công cụ phân tích website khác như: Google
Analytics, Clicky và các trang web đánh giá như: Yelp, Trip Advisor.
Social Report là một trong những công cụ phân tích truyền thông xã hội toàn diện nhất.
Với 9 USD mỗi tháng, nó là một công cụ hiệu quả với chi phí hợp lý.
Social Mention
Social Mention là một công cụ phân tích miễn phí tìm kiếm thời gian thực (real time
search) các blog, các trang mạng xã hội, các trang chuyên về hình ảnh và video. Mặc dù
một vài tính năng còn yếu so với các ứng dụng khác nhưng nó là một công cụ lý tưởng để
tìm kiếm nhanh tên thương hiệu của công ty hay sản phẩm.
Ngoài ra, Social Mention cũng có những tìm kiếm, đánh giá sâu hơn như:Khả năng một
thương hiệu đang được quan tâm trên mạng xã hội; Tỷ lệ quan tâm và không quan tâm;

Mức độ ảnh hưởng của một thương hiệu; Người dùng muốn theo dõi các thống kê liên
quan đến hoạt động truyền thông xã hội về thương hiệu của họ có thể tải các báo cáo
hoặc nhận thông tin qua email đăng ký.
Simply Measured
Simply Measured là một công cụ phân tích dành cho các công ty lớn và các công ty
chuyên về quảng cáo. Chi phí của ứng dụng này tương đối cao so với ngân sách của các
doanh nghiệp nhỏ.
Tuy nhiên nó cũng cung cấp một số báo cáo miễn phí khá hữu ích:Danh sách những
người quan tâm trên Twitter;Phân tích dịch vụ khách hàng trên Twitter;Báo cáo phân tích
Facebook Page, Google+ và LinkedIn doanh nghiệp;Phân tích nội dung thông tin trên
Facebook và tính cạnh tranh
Cyfe
Cyfe gây ấn tượng với người dùng khi tập hợp tất cả các dữ liệu phân tích không chỉ
phương tiện truyền thông xã hội mà còn cả các dữ liệu kinh doanh trên một bảng điều
khiển duy nhất. Danh sách một loại phân tích của Cyfe:
Quảng cáo (Google AdWords, AdSense, Marchex)
Blogging (WordPress)
Email (AWeber, Constant Contact, Gmail, MailChimp,…)
Giám sát thương hiệu (Google Alerts, Google Trends, Pingdom)
Bán hàng & Tài chính (FreshBooks, Infusionsoft, PayPal, Salesforce)
SEO (Google Webmaster Tools, Moz , SERPS.com)
Truyền thông xã hội (AddThis , Facebook, Google+ , LinkedIn,…) .
Để hiện các bảng điều khiển chỉ cần chọn những mục cần xem. Hình minh họa dưới đây
là một mẫu bảng điều khiển sử dụng MailChimp, Google Analytics, Facebook, LinkedIn
và Twitter.
Cyfe không chỉ phân tích liên quan đến mạng xã hội mà còn cả các lĩnh vực trong kinh
doanh khác. Người dùng có thể tạo ra biểu đồ gắn liền với những dữ liệu khác nhau như:
truyền thông xã hội, bán hàng, phân tích website, tiếp thị,… Chi phí cho dịch vụ này là
19 USD một tháng, tuy nhiên cũng có gói miễn phí với tối đa 5 lựa chọn.
Sprout Social

Sprout Social là một ứng dụng theo dõi hoạt động tham gia truyền thông xã hội trong thời
gian thực. Người dùng có thể nhìn thấy thành phần khán giả cũng như thống kê về những
lần vào , hiển thị trang đã xem và mức độ tương tác, báo cáo, các hoạt động, gửi tin nhắn
trên Facebook và Twitter và so sánh với đối thủ cạnh tranh. Chi phí cho Sprout Social
khởi điểm từ 39 USD mỗi tháng.
Tóm tắt chương: Trong chương một nhóm đã nêu ra các khái niệm về social media
cũng như các bước thực hiện social media hiệu quả có thể áp dụng và viral tại các doanh
nghiệp. Các loại hình social media khác nhau có thể áp dụng trong từng trường hợp cụ
thể với từng loại doanh nghiệp khác nhau để đạt mức độ tương thích và hiệu quả cao
nhất. Tuy nhiên để làm được điều này thì người làm social phải đảm bảo thực hiện các
nguyên tắc cơ bản. Các nguyên tắc này có tính bền vừng và phù hợp cho định hướng phát
triển lâu dài của cá nhân, tổ chức. Phần cuối chương nhóm có tìm hiểu và đưa ra Một số
công cụ phân tích truyền thông xã hội hiệu quả và chi phí thấp cho doanh nghiệp. Thiết
nghĩ các cá nhân, tổ chức cần lưu tâm tìm hiểu đặc điểm thị trường và tìm ra giải pháp
marketing hiệu quả nhất, hướng tới đúng đối tượng khách hàng mục tiêu thì marketing
mới đạt hiệu quả. Điều này cũng tương tự như khi làm social media, nhưng với đặc điểm
gắn với môi trường công nghệ nên các nhà marketer phải cập nhật thường xuyên các giải
pháp social media để tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa các hoạt động .
Chương 2:PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SOCIAL MEDIA
MARKETING CỦA COCACOLA
2.1 Giới thiệu công ty CocaCola
Coca-Cola (còn được gọi tắt là Coke) là nhãn hiệu nước ngọt được đăng ký năm 1893 tại
Mỹ. Cha đẻ của Coca-Cola là dược sĩ John Pemberton và theo cách hiểu của người dân
Mỹ thời kỳ đó Coke (Coca Cola) là một loại thuốc uống. Sau này, khi mua lại Coca Cola,
Asa Griggs Candler - Nhà lãnh đạo tài ba bậc nhất của Coca Cola đã biến chuyển suy
nghĩ của người dân nước Mỹ về hình ảnh của Coca Cola. Ông cho những người tiêu dùng
của mình hiểu thứ "thuốc uống" Coke là một loại thức uống ngon lành và tươi mát. Cho
đến ngày nay, Coca Cola vẫn trung thành với tiêu chí này của hãng. Hình dạng chai
Coca-Cola được đăng ký bảo hộ năm 1960.
Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, tập đoàn Coca-cola

hiện đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới. Thương hiệu Coca-cola luôn là thương
hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu và tất cả mọi người trên thế giới đều yêu thích Coca-
cola hoặc một trong những loại nước uống hấp dẫn khác của tập đoàn. Ngày nay, tập
đoàn Coca-cola đã thành công trong công cuộc mở rộng thị trường với nhiều loại nước
uống khác nhau ban đầu là nước có gas, và sau đó là nước trái cây, nước tăng lực cho thể
thao, nước suối, trà và một số loại khác.Coca Cola có tới 500 nhãn hiệu nước ngọt tại hơn
200 quốc gia khác nhau và chiếm tới 4 trên 5 sản phẩm đồ uống bán chạy nhất thế giới.
2.2 Phân tích thị trường
2.2.1 Tình hình thị trường
Theo số liệu thống kê của VNNIC, số người sử dụng internet tại Việt Nam liên tục tăng
trưởng đều đặn và bền vững qua các năm, từ 748 ngàn người năm 2003 đến 31,3 triệu
người vào năm 2012, chiếm 35,58% dân số và năm 2014 là 36.14 triệu người chiếm 39%
Với sự bùng nổ của các mạng xã hội trong những năm gần đây, hiện nay có đến 58%
công ty tiếp thị quảng cáo trên thế giới chính thức đưa truyền thông xã hội vào các chiến
dịch kinh doanh của mình. Việt Nam là một đất nước có tỷ lệ người sử dụng mạng xã hội
khá cao trong khu vực.Tuy nhiên, các nhãn hàng trong nước còn khá nghi ngại khi đưa
mạng xã hội vào chiến dịch quảng cáo lâu dài.
Theo Ông Jason Lusk - Chủ nhiệm Bộ môn Social Media Marketing của Viện quảng cáo
ARTI Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch Cramer-Krasselt, công ty quảng cáo độc lập lớn
thứ hai của Mỹ.”Valentine năm ngoái Close Up đã tổ chức một chiến dịch trên các mạng
xã hội rất thành công. Chiến dịch này có sức lan truyền rất rộng và đạt đến mốc 1 triệu
view trên Youtube. Tôi cũng rất thích chiến dịch Học Viện Không Gian của hãng AXE.
Cho dù chiến dịch đó mang tính toàn cầu chứ không dành cho riêng thị trường Việt Nam,
nhưng cũng đã có đến 20,000 người đăng ký tham gia.Tất nhiên đó đều là các nhãn hiệu
nước ngoài. Theo như tôi thấy, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự đầu tư vào tiếp
thị truyền thông xã hội. Nhưng những chiến dịch của Close Up hay AXE chứng tỏ rằng
người Việt Nam phản ứng rất tích cực với tiếp thị truyền thông xã hội.
Tỷ lệ người dùng mạng xã hội chiếm 38%, thời gian trung bình sử dụng mạng xã hội
trung bình một ngày cao giúp cho Social marketing trở thành một công cụ tất yếu để xây
dựng thương hiệu, và thực hiện hiệu quả các chiến dịch Marketing, marketing mạng xã

hội sẽ tiếp cận được một khối lượng thị trường khổng lồ đặc biệt là nhóm đối tượng trẻ,
thông qua tương tác và chia sẻ trên mạng xã hội sẽ giúp chi phí marketing được tối ưu
hóa 1 cách đáng kể
Số người sử dụng di động cho mạng xã hôi chiếm gân 20% dân số, người dùng có xu
hướng sử dụng mạng xã hội bằng thiết bị di động cao hơn (58%) và sử dụng định vị toàn
cầu. Người dùng có thể truy cập và tham gia tương tác ở bất kì đâu, mọi thông tin sẽ
nhanh chóng được lan truyền, bên cạnh đó các công cụ check in trở nên phổ biến. Trên
thực tế, nhóm người trẻ thường sử dụng thiết bị di động thường xuyên hơn các nhóm tuổi
khác nên việc chú trọng tới nhóm này có giúp bạn hiểu được mức độ hấp dẫn của nội
dung mà bạn cần tiếp thị trong tương lai.
Tỷ lệ người Việt Nam sử dụng mạng xã hội rất cao, tuy nhiên lại có sự chênh lệch lớn khi
Facebook vẫn là mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất hiện nay so với các mạng xã
hội khác. Facebook marketing chính là 1 công cụ social Marketing nổi bật nhất hiện nay,
từ việc quảng cáo, xây dựng cộng đồng, gia tăng tương tác với người dùng cho đến định
vị thương hiệu. Tuy nhiên, người làm marketing cần phải tích hợp tất cả các mạng xã hội
không chỉ riêng Facebook, để tổng hòa chiến lược social marketing
2.2.2 Năm xu hướng quảng cáo trên mạng xã hội 2014
1. Quảng cáo trên Twitter sẽ nhiều hơn
Twitter đã có một năm thành công trong 2013. Đã có nhiều thay đổi phù hợp trên giao
diện người dùng trên máy tính và các thiết bị điện tử. Các hoạt động truyền thông đã có
những bước nhảy vọt. Và có lẽ quan trọng nhất là việc Twitter đã chính thức có mặt và
cực kỳ thành công trên thị trường chứng khoán.
Chính thức xuất hiện trên thị trường chứng khoán chắc chắn sẽ đem đến nhiều cơ hội cho
Twitter. Chúng ta có thể lấy Facebook như một ví dụ điển hình cho sự thành công này.
Suốt năm 2013, Twitter đã điều chỉnh một cách hoàn thiện giao diện quảng cáo cũng như
đưa ra những tính năng thích hợp với người dùng, cho ra mắt những TVC và tạo được ấn
tượng mạnh với Lead Generation Cards.
2. Quảng cáo bằng Video trên Facebook
Quảng cáo trên TV vẫn là một thách thức lớn đối với quảng cáo hiện đại. Các TVC đã
chứng tỏ được tác động mạnh mẽ đến việc phát triển thương hiệu và quyết định mua hàng

của khách hàng.
Hiện nay, đã có nhiều thay đổi trong thói quen xem truyền hình của mọi người, điều này
có nghĩa là những quảng cáo cũng phải đổi mình cho phù hợp với nó. Dù có xuất hiện
trên các thiết bị khác nhau, cuối cùng thì điều có thể thu hút khách hàng vẫn là những
quảng cáo hay và hấp dẫn.
Youtube đã thực sự thống lĩnh điều này với những hoạt động của họ. Quảng cáo Instream
đang có những tiềm năng lớn để phát triển, Vậy những điều này có liên quan gì đến
Facebook? Video là một tính năng nổi bật trên Facebook. Sau khi thử nghiệm “autoplay”
video, người ta hy vọng có thể phát triển tính năng này.trở thành một công cụ để quảng
cáo.
Loại quảng cáo này vẫn đang được Facebook thử nghiệm và được nhận định sẽ không
giống như những quảng cáo vẫn được thấy trên Youtube. Nếu Facebook thực sự tận dụng
được sức mạnh Video của mình thì ai có thể đoán trước những ảnh hưởng của nó đến
hoạt động trên mạng xã hội của cả thế giới.
3. Quảng cáo trên Google+?
Năm 2013 được xem là năm có nhiều bước tiến vượt bậc của quảng cáo trên mạng xã
hội, và sự tăng trưởng đó vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại mà lại còn phát triển mạnh mẽ
hơn vào năm 2014
Đã nhiều năm trôi qua kể từ khi Google+ được hình thành, nhưng nó vẫn hoàn toàn nói
không với các hoạt động quảng cáo. Một số người khá thoải mái với điều này, trong khi
đó những mà người khác đang chờ đợi đến ngày mà họ có thể đặt những quảng cáo trên
mạng xã hội đầy tiềm năng này.
Điều này có thể xảy ra trong 2014 chăng? Cách đây vài tuần, đã có thông tin rằng Google
sẽ bắt đầu thử nghiệm Post Ads+. Nó cung cấp cho thương hiệu những post chất lượng
trên Google+ và quảng bá chúng qua Google Display Network
Đây có thể là những bước đầu của Google+ khi chính thức tham gia vào mảng quảng
cáo? Hãy cùng chờ đợi để xem những điều thú vị mà Google có thể làm để phát triển
Google+.
4. Nhiều mạng xã hội hơn
Ngày càng có nhiều mạng xã hội mới xuất hiện. Phần lớn là không đủ sức để phát triển,

một số ít mạng xã hội có thể trụ vững và bắt đầu phát triển. Pinterest, SnapChat,
Instagram là một số ít ví dụ điển hình cho điều này (Thực ra Instargram là con của
Facebook).
Pinterest và Instagram đang chập chững tham gia vào quảng cáo. Trong khi đó, Reddit,
Foursquare, Tumblr và một số khác đã tiến hành cung cấp những hoạt động tự quảng cáo
cho các thương hiệu.
Sang 2014, cuộc đua quảng cáo trên các mạng xã hội sẽ đem đến những thử thách thú vị
cho các nhà quảng cáo. Bạn có quá nhiều nơi để kể câu chuyện của bạn, và khi có quá
nhiều như vậy: bạn sẽ nói với tất cả các mạng hay chỉ tập trung vào một số mạng xã hội
nhất định? Để có thể làm việc với những mạng xã hội, bạn sẽ đối mặt với nhiều vấn đề
(độ lớn, chính sách biên tập quảng cáo,…) và cả việc các quảng cáo bị chi phối bởi
những quy định khác nhau
5. Ranh giới mờ nhạt giữa nội dung trả tiền và nội dung tự nhiên
Các công cụ tìm kiếm như Google, Bing hay Yahoo ngày càng biến các quảng cáo thành
những kết quả tìm kiếm bình thường. Điều này sẽ làm cho người dùng click vào các
quảng cáo nhiều hơn.
Các trang mạng xã hội cũng sử dụng những chiêu bài tương tự. Như Facebook, những
trang của các thương hiệu sẽ hiện lên tường nhà bạn với một tên khác “Sponsored”. Còn
trên các thiết bị điện thoại, một người dùng bình thường sẽ khó mà nhận biết một nội
dung họ vừa đọc hay click vào thực chất là một quảng cáo.
Xu hướng này sẽ ngày càng phổ biến vào 2014. Instagram và Pinterest đã thiết kế những
loại quảng cáo để pha trộn vào những bức ảnh của người dùng.
Đã có một năm phát triển vượt bậc với những tính năng mới, những hoạt động mới, nhiều
kênh mới trong 2013, trong năm mới 2014, các mạng xã hội sẽ bùng nổ mạnh mẽ hơn
nữa
2.3 Phân tích các hoạt động social media marketing nổi bật của CocaCola
Facebook:
Coca-Cola chạy các chiến dịch để thu hút khán giả và tạo ra nội dung mà họ có thể chia
sẻ. Coca-Cola có hơn 86 triệu tín đồ và người hâm mộ thông qua các kênh thương hiệu
chính của họ, khen ngợi chúng với các trang địa phương cho các khu vực khác nhau và

các quốc gia, hoặc các trang thương hiệu cho các sản phẩm công ty con như Diet Coke
dưới sự bảo trợ của Coca-Cola.
Cụ thể Coca-Cola đã thu hút được 63 triệu fan đến với fanpage chính của mình Họ không
có một hệ thống cửa hàng riêng, chiến lược mạng xã hội của họ không tập trung vào vấn
đề định hướng khách hàng nên mua sắm ở đâu hay đến với nền tảng e-commerce nào.
Thay vào đó, họ sử dụng mạng xã hội để duy trì hình ảnh thương hiệu và nâng cao nhận
thức của khách hàng về chiến dịch quảng cáo của mình.
Ví dụ, hầu hết những cập nhật của năm 2013 đều tập trung vào hình ảnh những chú gấu
Bắc Cực cũng như chiến lược từ thiện của hãng liên quan đến khu vực này. Tương tự,
năm ngoái, cả fanpage cũng chỉ yếu để dùng đăng tải các thông tin liên quan đến các
chiến dịch quảng cáo và tài trợ cho Olympics và Euro 2012.
Coca-Cola cũng có xây dựng một vài ứng dụng, một trong số đó có tên ‘When will
happiness strike’ dùng để hỗ trợ chạy các video quảng cáo.
Bên cạnh đó, hãng cũng có một vài nhánh Fanpage dành cho các sản phẩm ngách như
Diet Coke và Coke Zero, tuy nhiên, những fanpage này có ít người hâm mộ hơn. Trong
đó, fanpage của Diet Coke thu hút được tới 2 triệu likes chỉ với hình thức đăng tải các cập
nhật hàng ngày về xu hướng thời trang và những hình ảnh của một anh chàng Diet Coke.
Coke Zero có được 4,2 triệu fan thậm chí dù chỉ cập nhật vài lần một tháng.
_ Số liệu về số lượng Like, Like mới và Tương tác của Coca – Cola so với các nhãn hàng
đồ uống cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp như Nescafe, Red Bull, Pepsi, MonsterEnergy
trên Facebook.
Twitter
Là một phương thức khá quen thuộc cho các thương hiệu toàn cầu, Coca-Cola cũng phân
tách luồng feed Twitter của mình để phù hợp hơn với các thị trường khác nhau mình
đang hoạt động. Theo đó, hãng lập ra rất nhiều tài khoản khác nhau cho các thương hiệu
nhánh và sản phẩm ngách như Diet Coke, Coke Zero, đội đua Coca và người thành lập
Doc Pemberton.
Trên Twitter, Coca-Cola có 2,4 triệu tín đồ trên toàn thế giới, và họ đang chú ý.Trang
Twitter chính của Coca-Cola có 700.000 follower và đã cập nhật hơn 75.000 lần, khiến
họ trở thành một trong những thương hiệu hoạt động tích cực trên Twitter nhất Tuy

nhiên, ở tài khoản này, Coca-Cola hiếm khi đăng tải các nội dung marketing trực tiếp mà
họ dùng Twitter chủ yếu để phản hồi lại những ý kiến của khách hàng bao gồm phàn nàn,
khen chê, hay thậm chí là trò chuyện đơn thuần.
Pinterest
Tài khoản Pinterest của Coca-Cola khá thú vị bởi chỉ có một bảng duy nhất liên quan đến
các chiến lược marketing trong khi tất cả các board còn lại có chủ đề rất đa dạng.
Board duy nhất liên quan đến thương hiệu có tên là “Olympics Game Moments” gồm rất
nhiều ảnh liên quan đến việc Coca tài trợ sự kiện Thế Vận Hội. Tất cả hình ảnh đều dẫn
đến website chính thức của Coca-Cola.
Tuy nhiên, trong một và trường hợp, Coca-Cola cũng không quan chèn thêm hình ảnh lon
Coca làm điểm nhấn cho bức hình dù nó thuộc chủ đề gì đi nữa.
Một vài hình ảnh được tạo riêng cho Coca, tuy nhiên, không ít được lấy trục tiếp trên
Flickr, chứng tỏ người dùng cũng khá thích ghi lại những khoảnh khắc được thưởng thức
loại đồ uống mang thương hiệu này.
Đây là một ý tưởng không tệ của Coca khi tập hợp tất cả những hình ảnh này vào một nơi
và có lẽ người chụp chúng hài lòng khi thấy sản phẩm của mình được Coca-Cola chú ý,
tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp nhất định khi hình ảnh chỉ mang tính cá nhân và
chủ sở hữu sẽ khó chịu khi Coca-Cola sử dụng chúng trên trang của mình.
Coca-Cola còn một tài khoản Pinterest nữa của Diet Coke với 3.400 người theo đuổi,
nhiều hơn cả trang chính.
Trang này có 9 boards và hầu hết đều mang định hướng thương hiệu cao.
Coca-Cola thậm chí còn tổ chức một cuộc thi trên Pinterest, và cuộc thi này tỏ ra là một
chiến lược khá hiệu quả trong việc thu hút khách hàng. Cụ thể, những người tham gia sẽ
có cơ hội được đi New York tham dự tuần lễ thời trang chỉ đơn giản bằng cách tạo ra một
board và ghim vào đó 4 hình ảnh thời trang mùa thu sử dụng hashtag #TakeMeToNYC.
Nhìn chung, các trang Pinterset của Coca-Cola không quá “chăm chỉ” cập nhật nhưng họ
đã đầu tư rất tốt trong việc tìm ra các nội dung chất lượng để đăng tải.
Google +
Nửa đầu năm 2012, Coca-Cola thường duy trì một mức độ hoạt động trung bình trên
Google + với mức độ cập nhật vài ngày một lần, tuy nhiên, họ quên bẵng mạng xã hội

này vào nửa sau của năm khi vài tuần, thậm chí cả tháng không cập nhật.
Dù thế, Coca cũng có đến 800.000 người theo dõi.
Nguồn Lược dịch – Theo econsultancy.com
Theo Gik.
2.4 Các chiến dịch social media marketing nổi bật của CocaCola Việt Nam năm
2014
In tên người dùng lên vỏ lon

×