Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

skkn tổ chức đa dạng các hoạt động học tập của bộ môn hóa học 9 nhằm nâng cao tính tíchcực, chủ động, sáng tạo của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.5 KB, 11 trang )

Tổ chức đa dạng các hoạt động học tập
của bộ môn hóa học 9 nhằm nâng cao tính tíchcực, chủ động, sáng tạo
của học sinh
A/ Đặt vấn đề
Trong tiến trình đổi mới toàn diện về giáo dục đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của công cuộc xây dựng đất nớc theo hớng CNH- HĐH. Đổi mới
phơng pháp dạy học là đòi hỏi tất yếu và đợc xem là khâu then chốt có ý
nghĩa góp phần vào sự thắng lợi của sự nghiệp giáo dục. Bởi phơng pháp
dạy học, kết quả dạy học phản ánh chất lợng dạy học và chất lợng giáo dục.
Các kết quả nghiên cứu về lý luận dạy học, cũng nh thực tiễn dạy học ở tr-
ờng phổ thông trong những năm qua đã khẳng định: Chỉ có phát huy tính
tích cực, chủ động học tập của học sinh, giúp học sinh biết cách học, biết tự
học với động cơ đúng đắn thì quá trình học tập của các em mới đạt đợc
những kết quả cao về tri thức, kỹ năng và thái độ.
Nh vậy, định hớng đổi mới phơng pháp dạy học (PPDH) đã đợc khẳng
định: Cốt lõi của đổi mới PPDH ở Trờng THCS là giúp học sinh hớng tới
việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, để có những
thay đổi trong từng giờ dạy trên lớp thì việc đổi mới khâu soạn bài của giáo
viên hết sức quan trọng.
Thay đổi cách soạn để có giá trị thực sự là một kế hoạch từ khâu
chuẩn bị đến tổ chức giờ học và sử dụng các phơng tiện dạy học là một việc
làm không thể thiếu đợc trong đổi mới phơng pháp dạy học.
Đặc biệt, năm học 2008 2009 là năm học thực hiện chỉ thị số
55/2008/CT- BGD ĐT ngày 30/9/2008 về việc đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin vào trong giảng dạy đễ phục vụ việc ĐMPPDH. Việc sử
dụng phơng tiện dạy học hiện đại (Máy Projectơ, máy Overhead) đã đem
lại sự hứng thú cho học sinh nh vậy học sinh chủ động, sáng tạo trong học
tập.
Sử dụng phơng tiện dạy học một cách hợp lý, khoa học không những
rút ngắn đợc khoảng cách giữa lý thuyết với thực hành đối với học sinh mà
còn làm cho quá trình nhận thức của học sinh trở nên cụ thể hơn, giúp các


em lĩnh hội đợc tri thức một cách đầy đủ, chính xác đồng thời củng cố, mở
rộng, khắc sâu những kiến thức cơ bản cần thiết cho các em.
Để các em nắm đợc kiến thức một cách chủ động, vững chắc nhất thì
các hoạt động dạy học phải tích cực, sáng tạo giúp học sinh tự tìm, phát
hiện và lĩnh hội kiến thức. Vậy đễ làm đợc điều đó, mỗi thầy cô giáo đang
trực tiếp giảng dạy nói chung và giảng dạy môn Hoá học nói riêng cần
phải làm gì? Và làm nh thế nào?
B/ Nội dung
I/ Cơ sở lý luận
Thực hiện mục tiêu đào tạo những con ngời có khả năng đáp ứng
những nhu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế, xã hội đó là thế hệ thanh
niên chủ động, sáng tạo và có khả năng thích ứng cao với cuộc sống thực
tế. Nh vậy, cần chủ động nắm bắt kiến thức cơ bản, tự tìm hiểu và phát hiện
những kiến thức mới có liên quan là điều rất quan trọng đối với học sinh.
Đối với bộ môn Hóa học, giáo viên phải sáng tạo trong những phơng
pháp giảng dạy để học sinh tích cực học tập. Vì vậy, tổ chức đa dạng các
hoạt động học tập trong một tiết học môn Hóa học 9 không những giúp
học sinh nắm kiến thức vững chắc, sáng tạo mà còn kích thích, tạo hứng thú
học tập để học sinh say mê nghiên cứu, tìm tòi, phát hiện và giải thích kiến
thức. Từ đó các em học tốt hơn, vững chắc và sâu sắc hơn.
II/ Cơ sở thực tiễn và thực trạng
Trong năm học 2008 - 2009 là năm học thứ 7 thực hiện đổi mới giáo
dục phổ thông. Trong quá trình giảng dạy, đa số giáo viên đã tổ chức cho
học sinh hoạt động khá tích cực, tăng cờng hợp tác theo nhóm, sử dụng thí
nghiệm, sử dụng phòng học bộ môn. Đặc biệt trong năm học này nhiều
giáo viên đã ứng dụng khá tốt công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Vì
vậy học sinh học tập khá tích cực, chủ động tự tìm kiếm kiến thức, đa số
các em nắm đợc kiến thức cơ bản.
Tuy nhiên, việc giảng dạy trong nhà trờng từ trớc đến nay còn gặp một
số khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, năng lực nhận thức của học

sinh dẫn đến chất lợng học tập bộ môn Hóa học là một vấn đề đáng lo ngại.
Về phía học sinh: Các em mới làm quen bộ môn Hóa học bắt đầu từ
lớp 8, nên nhiều học sinh còn bở ngỡ, lúng túng trớc những kiến thức mới
lạ, cha tìm tòi để phát hiện kiến thức dẫn đến khả năng tiếp thu bài học còn
hạn chế, đặc biệt là kỉ năng thực hành. Hơn nữa, nội dung các bài học Hóa
học có liên quan chặt chẽ với nhau nếu học sinh không tiếp thu và nắm đợc
bài học ngay từ bài đầu tiên thì việc tiếp thu các bài học sau sẽ rất khó
khăn.
Về phía giáo viên: Việc thay đổi chơng trình, SGK, phơng tiện dạy học
đã làm cho một số giáo viên gặp không ít khó khăn trong khi dạy. Những
năm gần đây vẫn còn một số giáo viên dạy theo chơng trình cũ: Phần nhiều
theo phơng pháp thuyết trình, ít sử dụng phơng tiện, thí nghiệm nên phần
lớn học sinh thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức. Một số tiết cha phát
huy hết khả năng hoạt động tích cực, chủ động của học sinh.Vì vậy chất l-
ợng dạy học còn nhiều hạn chế.
Trớc khi cha sử dụng các phơng pháp dạy học nói trên kết quả kiểm tra bài
45 phút ( Bài số1 lớp 9 A,C Trờng THCS Mai Thủy) đạt đợc kết quả khá
thấp. Cụ thể:

L
ớp
Tổng
số
HS
Kết quả
Giỏi Khá TB Yếu Kém TB trở
lên
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
9A 38 2 5,3 9 23,7 10 26,3 14 36,8 3 7,9 21 55,3
9C 39 3 7,7 9 23,1 9 23,1 14 35,9 4 10,3 21 53,8

Cộn
g
77 5 6,5 18 23,4 19 24,7 28 36,4 7 9,1 42 54,5
Vậy làm thế nào để học sinh có hứng thú, tích cực học tập, đồng thời
phát triển đợc khả năng t duy, sáng tạo của học sinh. Xuất phát từ vấn đề
đó, bên cạnh việc thực hiện tốt việc dạy học theo hớng đổi mới, bản thân tôi
đã không ngừng học hỏi, sáng tạo sử dụng nhiều phơng pháp dạy học khác
2
nhau trong đó có phơng pháp "Tổ chức đa dạng các hoạt động học tập của
bộ môn Hóa học 9"
Sau đây tôi mạnh dạn đa ra một số hình thức, biện pháp cũng nh kết
quả bớc đầu mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học bộ môn ở trờng
THCS.
III/ Nội dung thực hiện
Để giải quyết các vấn đề trên bản thân tôi đã áp dụng một số nội
dung sau:
1/ Đổi mới khâu soạn bài- thiết kế bài soạn chu đáo
Để phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của ngời học sinh,
trớc hết trong khâu soạn bài; giáo viên phải đầu t nhiều công sức và thời
gian. Giáo án đợc coi là một kế hoạch dạy học, một công đoạn quyết định
sự thành công của một tiết dạy.
Để kế hoạch dạy học có tính khả thi cao cần đổi mới khâu soạn và thiết
kế bài soạn với một số nội dung sau:
1.1/ Trớc lúc soạn giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung SGK, nghiên
cứu các tài liệu tham khảo nh: SGV, sách thiết kế bài soạn, tài liệu hớng
dẫn làm thí nghiệm, đặc biệt bám sát tài liệu chuẩn kiến thức để xác định
đợc mục tiêu bài học.
1.2/ Những dự kiến của giáo viên phải tập trung chủ yếu vào các hoạt
động của học sinh nh tiến hành thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, nhận xét
hiện tợng giải thích hoặc quan sát mẩu vật, tranh luận vấn đề mà giáo viên

đặt ra, giải bài toán nhận thức trên cơ sở đó giáo viên mới hình dung đợc
mình phải tổ chức các hoạt động nh thế nào? Sử dụng các phơng pháp và
các phơng tiện cần thiết cho tiết dạy là gì? Nhằm giúp học sinh tự lực phát
huy tính tích cực, chủ động để chiếm lĩnh kiến thức.
1.3/ Giáo viên phải suy nghĩ một cách công phu và khả năng diễn biến
các hoạt động của học sinh, dự kiến những giải pháp điều chỉnh . Biết khai
thác vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân học sinh, nhóm và tập
thể lớp. Tăng cờng mối liên hệ ngớc từ trò đến giáo viên và mối liên hệ giữa
trò và trò.
1.4/ Trong bài soạn, đối với các câu hỏi: Tùy từng đặc điểm trình độ
nhận thức của học sinh, phơng pháp lựa chọn mà quyết định số lợng, chất
lợng các câu hỏi thích hợp. Tránh khuynh hớng hình thức, tránh đặt câu hỏi
mà không chuẩn bị trớc. Mỗi bài học có một vài câu hỏi then chốt và cần
quan tâm đến tính lô gíc của câu hỏi, câu hỏi phải vừa sức, phù hợp với đối
tợng học sinh, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh hoạt động độc lập, theo
cặp hoặc theo nhóm tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá, và đánh giá lẫn
nhau, kết hợp đánh giá của giáo viên và đánh giá của học sinh. Cần tạo điều
kiện cho học sinh yếu, kém tham gia hoạt động bằng cách có câu hỏi gợi
mỡ, dẫn dắt cho học sinh trả lời.
2/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Hóa học là khoa học thực nghiệm nên trong giảng dạy thì việc sử dụng
thí nghiệm là phơng tiện dạy học quan trọng, giúp học sinh độc lập, tích
cực để chiếm lĩnh kiến thức. Trong chơng trình hóa học lớp 9, phần lớn các
tiết đều có sử dụng các phơng tiện dạy học đặc biệt là các dụng cụ hóa chất
phục vụ cho thí nghiệm trong bài học. Chính vì vậy, việc chuẩn bị đồ dùng
dạy học là một việc làm không thể thiếu đợc của giáo viên trớc khi lên lớp.
3
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung từng tiết học giáo viên phải đến phòng
thí nghiệm kiểm tra dụng cụ hóa chất, có kế hoạch bổ sung nếu thiếu hóa
chất hoặc hóa chất đã bị h hỏng không bảo đảm chất lợng. Khi chuẩn bị

thí nghiệm, cần có phơng án dự phòng thêm những dụng cụ, hóa chất. Bởi
có thể có những hóa chất, dụng cụ không đảm bảo chất lợng.
Dù là những thí nghiệm đơn giản hay phức tạp thì giáo viên cũng
không nên chủ quan mà phải làm thử thí nghiệm trớc khi lên lớp.
Đối với học sinh, phải đọc kỉ nội dung các thí nghiệm có trong tiết học,
chú ý phơng pháp tiến hành, dự đoán trớc hiện tợng và giải thích, học sinh
phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ mà giáo viên yêu cầu.
Ví dụ: Trong bài Sắt( Fe) tiết 24 Học sinh có thể chuẩn bị một số đinh
Sắt mới để làm thí nghiệm thay thế cho những mẫu Sắt có trong phòng thí
nghiệm.
Trong bài thực hành tính chất của Gluxit tiết 67, thí nghiệm phân biệt
Glucozơ, Săccozơ và Tinh bột học sinh có thể chuẩn bị Hồ tinh bột.
Trong bài Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ tiết 43 học
sinh có thể chuẩn bị bông làm thí nghiệm mục 2. Hợp chất hữu cơ là gì?
3/ Tổ chức các hoạt động dạy học
a/ Tổ chức dạy học theo nhóm
Mỗi phơng pháp dạy học đều có một lợi thế nhất định. Việc dạy học
theo nhóm nhỏ cho phép học sinh có nhiều cơ hội để diễn đạt và khám phá
ý tởng của mình, mở rộng suy nghĩ rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng giao
tiếp. Học sinh phát huy đợc vai trò trách nhiệm cá nhân vừa có cơ hội để
học tập từ các bạn qua cách làm việc hợp tác giữa các thành viên trong
nhóm chính là đã đạt đợc môi trờng thuận lợi đễ học sinh hình thành tính
cách và phát triển kỹ năng học tập của mình. Kết luận của nhóm sau khi đã
thống nhất là sản phẩm của nhóm, đó nhính là quá trình trao đổi, trình bày
ý kiến của từng thành viên trong nhóm khi mỗi thành thành viên trong
nhóm đều đa ra ý kiến thì đó là điều kiện, là lúc mà các em thể hiện khả
năng của mình.
Do vậy, việc tổ chức dạy học theo phơng pháp hợp tác theo nhóm là rất
cần thiết, vì nó đã đạt đợc mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông và phát huy
đợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Đặc biệt trong dạy học Hóa học lớp 9 thì việc chia nhóm để thực hiện
là một yêu cầu, một đòi hỏi còn quan trọng hơn.
Khi chia nhóm giáo viên cần nắm chắc đối tợng, nội dung bài học, đồ
dùng có ở phòng thí nghiệm để chia nhóm cho phù hợp. Giáo viên cần lập
kế hoạch chi tiết, xác định mục tiêu của bài học, mục tiêu của từng hoạt
động chọn bài tập chia nhóm, làm việc theo nhóm, tổng kết rút kinh
nghiệm.
Phơng pháp chia nhóm có thể dẫn đến những hiện tợng chỉ có một số
học sinh khá, giỏi tham gia học tập tích cực, còn một số em học yếu, kém
thì ít tham gia hoạt động, đây là hạn chế lớn nhất trong phơng pháp dạy học
theo nhóm.
Để khắc phục tình trạng đó, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần tạo
điều kiện cho các em hoạt động nhóm, giải thích cho các em hiểu rằng: Em
nào củng có khả năng đại diện cho nhóm, tổ đứng trớc lớp, qua bảng đen,
bảng phụ thực hiện yêu cầu của giáo viên khi làm bài tập củng nh khi trả
4
lời câu hỏi khuyến khích các em lần đầu tiên đại diện cho nhóm trả lời. Chú
ý tạo điều kiện cho những học sinh có học lực yếu, kém trong các nhóm đ-
ợc tham gia hoạt động, bằng cách cho các em trả lời một số câu hỏi đơn
giản, dễ hiểu từ đó khích lệ động viên các em có tinh thần học tập tốt hơn.
Yếu tố làm cho hoạt động nhóm có hiệu quả là câu lệnh phải rõ ràng,
không gây tranh cải, đủ khó nhng không quá phức tạp và phải gắn với kiến
thức đã có của học sinh.
Khi đã cho hoạt động nhóm, giáo viên phải thể hiện rõ mình là vai trò
chủ đạo trong việc hớng dẫn học sinh chủ động, sáng tạo học tập. Việc huy
động nhóm nhỏ phải tùy từng bài học, từng nội dung và từng đối tợng để có
hình thức hoạt động phù hợp.
Ví dụ:
- Có thể gọi 1, 2 nhóm gắn bài ở bảng ( hoặc chiếu kết quả của nhóm
trên màn hình) các nhóm khác nhận xét, giáo viên chốt đáp án đúng. Sau đó

các nhóm tự chấm điểm lẩn nhau.
- Có thể giáo viên đa đáp án, thang điểm yêu cầu các nhóm đỗi bài
đánh giá lẫn nhau từ đó các em tự bổ sung kiến thức.
- Cũng có thể gọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ
sung.
Tùy từng tiết học mà giáo viên có phơng pháp tổ chức hoạt động nhóm
phù hợp, tuy nhiên cần đa dạng hóa hoạt động nhóm nhỏ để tạo hứng thú
học tập cho học sinh.
b/ Tổ chức dạy học kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động theo
nhóm nhỏ
Không phải bài học nào, phần kiến thức nào cũng phải hoạt động nhóm
mà phải linh hoạt trong các khâu lên lớp nhằm giúp học sinh nắm kiến thức
tích cực,vững chắc.
Bản thân tôi có những bài học kết hợp linh động giữa hoạt động cá
nhân học sinh và hoạt động nhóm theo từng nội dung kiến thức phù hợp. Có
nội dung kiến thức, để học sinh hoạt động cá nhân sẽ phát huy đợc sự sáng
tạo, thông minh trong mỗi bản thân của từng học sinh. Từ đó các em có
hứng thú tự tìm tòi kiến thức cho riêng mình.
c/ Tổ chức dạy học theo phiếu học tập
Có những bài học với những nội dung dài, phức tạp thì thiết kế các hoạt
động trên phiếu học tập cho học sinh là phơng pháp phù hợp nhất. Cách dạy
học đó vừa giúp giáo viên giảm phần diễn giải đồng thời giúp học sinh hoạt
động tích cực ( kể cả học sinh yếu, kém) Tuy nhiên các hoạt động ở phiếu
phải phù hợp với nội dung bài học và đối tợng học sinh ( Có một phần nhỏ
hớng dẫn của giáo viên trên phiếu). Khi cho học sinh sử dụng phiếu giáo
viên phải huy động học sinh nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận để hoàn
thành hoạt động ở phiếu. Từ đó rút ra kiến thức cần lĩnh hội.
4/ Tăng cờng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy
Phơng tiện dạy học (PTDH) là trợ thủ không thể thay thế đợc của ngời
giáo viên. Đối với ngời học PTDH là công cụ mà nhờ đó họ nhận thức đợc

thế giới xung quanh. Mặt khác, việc sử dụng phơng tiện còn giúp họ có
thông tin đầy đủ và sâu sắc hơn về đối tợng hoặc hiện tợng đang nghiên cứu
từ đó tạo điều kiện nâng cao chất lợng trong học tập.
5
PTDH giúp ngời học có hứng thú, đồng thời làm cho tài liệu học tập
của ngời học trở nên vừa sức hơn.
Khi quan sát trực quan, ngời học có điều kiện để tăng cờng hoạt động
độc lập, tự lực và tăng tính tự giác trong học tập. Vì vậy, trong dạy học
ngày nay ngoài việc sử dụng các phơng tiện trực quan nh: Mô hình, mẩu
vật, tranh, hình vẽ, các thí nghiệm còn có các phơng tiện kỹ thuật dạy
học mới, tiến bộ đó là các phơng tiện nghe nhìn, máy dạy họcmà cụ thể
trong dạy học đa số các trờng đã sử dụng máy chiếu qua đầu( Overhead) và
máy chiếu đa năng( Projector).
Năm học 2008 2009 nhiều trờng đã ứng dụng công nghệ thông tin
vào trong giảng dạy, kết quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin đó bớc
đầu cho thấy có sự chuyển biến tốt. Một số giáo viên đã biết sử dụng phần
mềm Powrpoint và Violet đễ thiết kế bài giảng. (Powrpoint và Violet là một
phơng tiện trình diễn sinh động, nếu biết sử dụng hợp lí màu sắc, hình ảnh,
âm thanh, sẽ làm bài giảng hết sức phong phú và hấp dẫn). Trong thời gian
qua, bản thân tôi đã cố gắng học hỏi và đa vào sử dụng trong quá trình
giảng dạy. Song, bớc đầu còn gặp nhiều khó khăn bỡi đây là một phần
mềm còn mới mẽ mà nhiều giáo viên cha đợc tập huấn kỷ cách sử dụng.

6
5. Thiết kế các thí nghiệm ảo đễ thay thế các thí nghiệm độc hại, khó
thành công.
Trong dạy học Hoá học, việc giáo viên làm thí nghiệm biểu diễn hay
học sinh làm thí nghiệm để chứng minh là việc làm thờng xuyên không thể
thiếu đợc. Bỡi Hoá học là khoa học thực nghiệm. Nhng có một số thí
nghiệm quá độc hại( Ví dụ các thí nghiệm trong bài tính chất hoá học của

kim loại, bài Clo ) Một số thí nghiệm khó thành công( theo điều kiện
từng trờng).Vì vậy, giáo viên phải khai thác thí nghiệm ảo trên mạng hoặc
tự thiết kế thí nghiệm ảo phù hợp với nội dung bài học và đối tợng học sinh,
nhằm nâng cao tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh trong học tập.
6. Tổ chức các buổi ngoại khóa, thí nghiệm vui hóa học.
Để tạo hứng thú học tập môn Hóa học nhằm nâng cao và mở rộng học
vấn hóa học, kích thích lòng ham hiểu biết hóa học cũng nh các vấn đề có
liên quan về hóa học.
Rèn luyện kỹ năng giải quyết về vấn đề khoa học, sẵn sàng sử dụng
kiến thức hóa học và thực tiễn nhằm mục đích giáo dục kỹ thuật tổng hợp
hớng nghiệp và bồi dỡng tài năng về hóa học.
Huy động học sinh tham gia vào các hoạt động công ích về văn hóa,
khoa học, nghệ thuật mang nội dung hóa học, tiến hành thí nghiệm phục vụ
nông - lâm nghiệp, bảo vệ môi sinh, tham gia các hoạt động công ích nh:
Vệ sinh, phòng bệnh
Tổ chức nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và tạo không khí thoải mái cho ngời
học.
IV/ Kết quả đạt đợc
Việc tổ chức đa dạng các hoạt động học tập của học sinh áp dụng
trong quá trình giảng dạy thời gian qua đã phù hợp với từng đối tợng học
sinh trong từng tiết học vì vậy, kết quả thu đợc khá khả quan. Thể hiện ở
một số nội dung sau:
+ Nâng cao đợc sự hứng thú học tập bộ môn: Lớp học sôi nỗi hơn, học
sinh hăng say phát biểu xây dựng bài, hoạt động tích cực hơn. Đặc biệt đã
thu hút đợc nhiều học sinh tham gia vào các hoạt động của bộ môn Hóa
học.
+ Nâng cao về chất lợng bộ môn: Kết quả đạt đợc trong bài kiểm tra 45
phút ( Bài số 2 lớp 9A,C trờng THCS Mai Thủy) đạt đợc nh sau:
7


Lớ
p
Tổng
số
HS
Kết quả
Giỏi Khá TB Yếu Kém TB trở
lên
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
9A 38 3 7,9 11 28,9 15 39,5 8 21,1 1 2,6 29 76,3
9C 39 5 12,8 12 30,8 13 33,3 7 17,9 2 5,1 30 76,9
Cộng 77 8 10,4 23 29,9 28 36,4 15 19,5 3 3,9 59 76,6
So với kết quả bài số 1 khi cha thực hiện các giải pháp trên, giỏi tăng 3,9
%, khá tăng 6,5 %, trung bình tăng 11,7 %, trung bình trở lên tăng 22,1 %,
yếu giảm 16,9 %, kém giảm 5,2 %.
V/ Bài học kinh nghiệm
Kinh nghiệm thực tiễn dạy học áp dụng các nội dung đã nêu trên và kết
quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy để hình thành và phát triển hứng thú
nhận thức của học sinh, đồng thời nâng cao chất lợng giảng dạy bộ môn
cần phải thực hiện một số biện pháp sau:
- Đỗi mới một số nội dung: thiết kế bài soạn, chuẩn bị đồ dùng, tổ chức
các hoạt động dạy học( hoạt động nhóm, kết hợp giữa hoạt động cá nhân và
hoạt động nhóm, hoạt động trên phiếu học tập), sử dụng công nghệ thông
tin vào trong giảng dạy, ngoại khoá
- Giáo viên phải là ngời hoạch định, biết cách định hớng về cách học
cho từng học sinh ở lớp và ở nhà. Phải tìm mọi cách tạo bầu không khí học
tập thân thiện, hứng khởi, trên tin thần cỡi mở đoàn kết thi đua lành mạnh,
biết khơi dậy nhu cầu học hỏi, hiểu biết của học sinh và đánh thức khả
năng tiềm ẩn trong học sinh.
- Giáo viên tạo môi trờng học tập mà ở đó học sinh đều có thể tích cực

tham gia cả quá trình học tập, luôn hào hứng và muốn biết đợc tiến bộ của
mình. Liên tục tạo ra những thử thách cho học sinh trong quá trình học tập.
Giáo viên cần tổ chức các hoạt động tự lực để học sinh thực hiện.
- Mục tiêu học tập luôn có ý nghĩa, giáo viên cần triển khai các mục
tiêu và nhiệm vụ học tập một cách hợp lý, hấp dẫn đồng thời giải quyết đợc
nhu cầu đòi hỏi của học sinh để các em luôn hăng hái học tập, sử dụng ph-
ơng pháp đa dạng và phải biết phối hợp tốt các phơng pháp: Nêu vấn đề, thí
nghiệm, thực hành, so sánh, tổ chức thảo luận nhóm .
- Sử dụng phơng tiện hiện đại phù hợp với nội dung bài dạy. áp dụng
công nghệ thông tin vào trong giảng dạy phù hợp. Bản thân tôi đã sử dụng
phần mềm Powpoint đễ thiết kế bài dạy cha nhiều song xin đa ra một số
kinh nghiệm sau: Không nên quan niệm trong khi sử dụng giáo án điện tử
là không cần sử dụng bảng, phấn. Những phần trình diễn là phơng tiện hổ
trợ cho giáo viên trong các hoạt động trên lớp có hiệu quả hơn. Song phần
ghi bảng của giáo viên sẽ giúp cho học sinh dễ dàng nắm đợc kiến thức
hơn. Bố cục trong mỗi Silde phải hợp lí về màu sắc, kiểu chữ, cở chữ và
màu nền. Không lạm dụng các hiệu ứng hiển thị gây mất tập trung của học
sinh vào nội dung bài giảng. Khi đa các tình huống không nên nhanh quá
cần có đủ thời gian cho học sinh tìm hiểu. Không nên thay thế hoàn toàn
các thí nghiệm mà chỉ trình chiếu những thí nghiệm có tính chất độc hại,
những thí nghiệm khó thành công.
8
- Phát huy tối đa tính t duy tích cực của học sinh hay nhất là tổ chức
tình huống có vấn đề đòi hỏi dự đoán, nêu giả thiết, tranh luận trái ngợc.
- Kiến thức phải có tính thực tiễn, gần gũi với hoạt động hàng ngày
trong cuộc sống của học sinh. Biết vận dụng những kiến thức trong bài học
để giải thích một số hiện tợng trong thực tế có liên quan.
- Tiến hành dạy học ở mức độ thích hợp nhất đối với trình độ phát triển
của học sinh. Một nội dung quá dễ hoặc quá khó đều không đem lại hứng
thú cho học sinh. Cần biết dẫn dắt để học sinh luôn tìm thấy những cái mới

có thể tự mình dành đợc những kiến thức mới.
- Thờng xuyên thay đổi hình thức động viên học tập bằng cách khuyến
khích cho các em thấy rằng mạnh dạn phát biểu xây dựng bài, làm bài tập
trên bảng đen, trên giấy trong, đọc tài liệu là một cách tiếp cận, khám
phá, hiểu mà dễ nhớ kiến thức bài học một cách chắc chắn hơn. Ngời giáo
viên phải hết lòng cởi mỡ, hoà đồng với học sinh đễ các em thấy rằng thầy,
cô là ngời thân của mình.
- Tạo không khí có lợi cho lớp học, làm cho học sinh thích thú đến lớp
mong đến tiết học, muốn vậy phải tạo sự giao tiếp thuận lợi giữa thầy và
trò, giữa trò với trò phải tạo sự gần gủi thân mật.
9
C/ Kết luận
Với phạm vi nghiên cứu tại trờng trong gần 4 năm thực hiện chơng
trình đổi mới giáo dục phổ thông đối với bộ môn Hóa học lớp 9, tôi mạnh
dạn đa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lợng bộ môn Hóa học, qua
việc tổ chức đa dạng các hoạt động học tập của học sinh mà tôi đã thực
hiện và kết quả đạt đợc khá khả quan.
Với những kinh nghiệm có đợc qua những giờ lên lớp, trao đổi với các
bạn đồng nghiệp, hội thảo chuyên đề, dù đã rất cố gắng song không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi xin trình bày nh trên với mong muốn là
nhận đợc nhiều ý kiến trao đổi, chỉ bảo của các bạn đồng nghiệp và những
ngời làm công tác chuyên môn ở các cấp quản lý và bạn đọc quan tâm, để
sáng kiến của tôi đa ra đợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đánh giá XL của HĐKH trờng Mai Thủy, ngày 28 tháng 01 năm 2009
Ngời viết
Phạm Thị Thủy
Các tài liệu tham khảo
1.Một số vấn đề đổi mới PPDH ở trờng THCS của Bộ giáo dục 2004.
2.Thế giới trong ta số 50, 75, 71 năm 2008

3.Giáo dục thời đại số 42 năm 2008
4.Tạp chí giáo dục số 171( Kì I 9/2007)
10
5.Tài liệu bồi dỡng thờng xuyên chu kì III 2004 2007. Chuyên đề phơng
tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin ở THCS SGD ĐT
Quảng Bình
Mục lục
Trang
A. Đặt vấn đề 1
B. Nội dung 2
I. Cơ sở lý luận 2
II. Cơ sở thực tiển và thực trạng 2
III. Nội dung thực hiện 3
1/ Đỗi mới khâu soạn bài- thiết kế bài soạn chu đáo 3
2/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học 4
3/ Tổ chức các hoạt động dạy học 5
4/ Tăng cờng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy 7
5/ Thiết kế các thí nghiệm ảo đễ thay thế các thí nghiệm độc hại,
khó thành công 8
6/ Tổ chức các buổi ngoại khoá thí nghiệm vui hoá học 8
IV. Kết quả đạt đợc 8
V. Bài học kinh nghiệm 9
C. Kết luận 11
11

×