Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

skkn thực trạng giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn của giáo viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.7 KB, 7 trang )

Trường Tiểu học Tân Bình 4 Nguyễn Văn Ly
Đề tài :
THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN CỦA GIÁO VIÊN
o0o
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Như chúng ta đã biết trong công cuộc đổi mới đang diễn ra từng ngày, từng giờ,
nó đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới có bản lĩnh, có năng lực, chủ
động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, thích ứng được với thực tiễn đời sống xã hội
luôn luôn phát triển. Nhu cầu này đời hỏi mục tiêu đào tạo của nhà trường cũng
như chuyên môn của giáo viên phải được nâng cao về chất lượng nhằm đáp ứng
được nhu cầu trong tình hình mới hiện nay. Nói đến chất lượng của giáo viên phải
nói đến kiến thức và phương pháp.
+ Ngoài những kiến thức mà người giáo viên tiểu học được đào tạo ở trường sư
phạm những kiến thức xã hội thu lượm được do cuộc sống và sự trải nghiệm trong
quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh ở trường tiểu học, cụ thể đó là những kiến
thức về Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Thể dục, Kĩ thuật, Âm
nhạc, Mĩ Thuật…Người giáo viên tiểu học trước hết phải nắm vững kiến thức từng
môn học để hiểu ý đồ của chương trình sách giáo khoa. chỉ trên cơ sở nắm vững
kiến thức thì người giáo viên tiểu học mới có thể chuyển những câu chữ những lệnh
khô khan trong sách giáo khoa đến học sinh phù hợp với từng đối tượng đáp ứng về
chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu cầu về thái độ mà chương trình tiểu học qui định,
trên cơ sở đó người giáo viên tiểu học mới xây dựng đượckế hoạch bài học hợp lý,
phù hợp với từng đối tượng học sinh. Như vậy nâng cao chất lượng chuyên môn
trước hết là phải nâng cao về kiến thức của các môn học rồi đến phương pháp, kĩ
năng tổ chức giờ học theo từng đối tượng, để lựa chọn phương pháp cách thiết kế
bài giảng phù hợp nhất.
Để nâng cao chất lượng chuyên môn thì đồ dùng dạy học và việc sử dụng nó
một cách sáng tạo cũng góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy học, kích
thích sự tò mò, ý thức tìm tòi khám phá, sự say mê sáng tạo và chiếm lĩnh tri thức ở
người học.


Trang 1
Trường Tiểu học Tân Bình 4 Nguyễn Văn Ly
II/ THỰC TRẠNG:
Hiện nay chất lượng chuyên môn của giáo viên đã có sự tiến bộ rất nhiều so với
những năm trước.Tuy nhiên việc thực hiện nâng cao về chuyên môn và đổi mới
phương pháp dạy học chỉ diễn ra khi có dự giờ kiểm tra nhằm để đối phó, qua loa
và chiếu lệ, chỉ có một số ít giáo viên trẻ, giáo viên có tâm quyết trong nghề nghiệp
và nhiệt tình trong công tác mới thực hiện thường xuyên và đầy dủ, phần còn lại
một số giáo viên lớn tuổi, chịu sự chi phối của gia đình về kinh tế và không có tâm
quyết trong nghề nghiệp cho nên việc tham gia học tập, bồi dưỡng, rút kinh nghiệm
chỉ để qua loa cho có hình thức chớ không chú trọng đến nội dung để nhằm nâng
cao chất lượng chuyên môn của mình, từ đó đã không tạo ra được sự chuyển biến
mạnh mẽ và đồng bộ về chất lượng chuyên môn trong nhà trường tiểu học hiện nay.
Giáo viên còn lúng túng nhiều trong việc liên kết kiến thức tùng bộ môn vào
thực tiễn cuộc sống.
Giáo viên không nắm chắc bản chất và qui luật của hoạt động học tập và đổi
mới phương pháp dạy học, do đó chưa đạt được tiến bộ chắc chắn trong viẹc tién
hành các hoạt dộng giáo dục.
Hiệu quả dạy học của của đa số giáo viên chưa đạt đến mức hình thành tư duy
sáng tạo cho học sinh mà chủ yếu dừng lại ở trình độ tìm hiểu và tái hiện. Có một
bộ phận nhỏ đã đạt đến trình độ kĩ năng, kĩ xảo.
Sự tồn tại về số lượng và chất lượng của đội ngũ hiện nay là bài toán nan giải:
“thừa mà thiếu, thiếu mà thừa”.
Theo chương trình đào tạo bòi dưỡng hiện nay là lấy việc tự học làm chính
nhưng giáo viên còn chưa quen với việc tự học, cán bộ quản lí chưa tạo điều kiện
đầy đủ cho việc tự học của giáo viên như: cung cấp tài liệu, có biện pháp hữu hiệu
để khuyến khích việc tự học, cách viết tài liệu hiện nay dành cho giáo viên tự học
còn máy móc chưa phù hợp với việc tự học của giáo viên.
Phải nhìn nhận rằng việc tổ chức, chỉ đạo của các nhà quản lí và cán bộ giáo dục
để nâng cao về chất lượng chuyên môn là chưa được thường xuyên.

Chưa đi sâu để kiểm tra về chuyên môn và việc thực hành đổi mới phương pháp
dạy học.
Trang 2
Trường Tiểu học Tân Bình 4 Nguyễn Văn Ly
Tổ chuyên môn sinh hoạt chưa đi sâu vào nội dung chương trình sách giáo khoa
và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá lấy học sinh làm trung
tâm.
Các chuyên đề chưa được triển khai thường xuyên, mỗi năm chỉ tổ chức một
đến hai đợt hội giảng để thể hiện tinh thần đổi mới phương pháp và mang tính hình
thức là nhiều.
Từ khi triển khai chương trình tiểu học mới nhiều giáo viên thấy điều khó thực
hiện nhất là việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá học sinh,
lấy người học làm trung tâm, phần vì đã quen với phương pháp thuyết giảng không
thể thay đổi ngay một sớm một chiều, phần cũng vì chưa thật nắm chắc với phương
pháp dạy học mới, làm gì cũng sợ sai.
III/ GIẢI PHÁP:
1/ Đổi mới phương pháp dạy học:
Để đồng nghiệp bước đầu nâng cao chuyên môn và đỡ lúng túng với phương
pháp dạy học mới bản thân xin mạn phép có một số gợi ý như sau về những việc
người giáo viên cần làm khi tổ chức cho học sinh hoạt động.
a/ Giao việc cho học sinh:
Nội dung công việc này là:
- Cho học sinh trình bày yêu cầu câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa, học sinh
có thể đọc nguyên văn câu hỏi, bài tập. Sau đó giáo viên đề nghị các em nêu tóm tắt
yêu cầu của câu hỏi qua bài tập ấy.
- Cho học sinh thực hiện một phần câu hỏi bài tập trong sách giáo khoa (làm
thử, làm mẫu), nếu nhiệm vụ đặt ra trong những câu hỏi bài tập ấy là khó hoặc mới
đối với học sinh sau khi cả lớp đã hoàn thành nhiệm vụ làm thử, giáo viên tổ chức
chữa bài giúp học sinh nắm được cách làm.
- Tóm tắt nhiệm vụ nêu những điểm học sinh cần chú ý khi làm bài.

b/ Kiểm tra học sinh:
Trong quá trình học sinh làm bài tập giáo viên cần tới từng bàn kiểm tra công
việc của các em. Nội dung kiểm tra là:
Trang 3
Trường Tiểu học Tân Bình 4 Nguyễn Văn Ly
- Xem học sinh có làm việc không nếu học sinh không chịu làm việc thì cần
tìm hiểu lí do, động viên các em làm việc để đảm bảo yêu cầu tích cực hoá hoạt
động học tập của người học.
- Xem học sinh có hiểu được việc phải làm không nếu học sinh không hiểu
việc phải làm thì cần giải thích, hướng dẫn lại cho học sinh làm để hoạt động của
các em đạt được mục đích đã đề ra.
- Trả lời thắc mắc của học sinh.
c/ Tổ chức báo cáo làm việc.
- Các hình thức báo cáo có thể là:
+ Báo cáo trực tiếp với giáo viên.
+ Báo cáo trong nhóm.
+ Báo cáo trước lớp
- Các biện pháp báo cáo có thể là:
+ Báo cáo miệng hoặc bằng bảng con, bảng lớp, bằng phiếu học tập …
+ Thi đua giữa các nhóm hoặc trình bày cá nhân.
d/ Tổ chức đánh giá:
- Các hình thức đánh giá có thể là:
+ Học sinh tự đánh giá.
+ Học sinh đánh giá nhau trong nhóm.
+ Học sinh đánh giá nhau trước lớp.
+ Giáo viên đánh giá học sinh.
- Các biện pháp đánh giácó thể là:
+ Khen, nhắc (đinh tính).
+ Ghi điểm (định lượng).
2/ Nâng cao nhận thức đội ngũ giáo viên:

- Trang bị những tri thức cần thiết làm cho mọi giáo viên, mọi bộ phận trong
trường nâng cao nhận thức, thống nhất tư tưởng về đổi mới phương pháp dạy học.
- Tạo ra sự kích thích đội ngũ trong lao động sáng tạo, thực hiện vận dụng
phương pháp dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Xem
đổi mới phương pháp dạy học là điều kiện để nâng cao chất lương giáo dục, nâng
Trang 4
Trường Tiểu học Tân Bình 4 Nguyễn Văn Ly
cao chất lượng chuyên môn. Mặc khác, có thể xem là thách thức đội ngũ mà đội
ngũ cần để đáp ứng, nhưng cũng là cơ hội để phát triển của mỗi giáo viên.
- Nắm chắc những định hướng cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học hiện
nay nhằm phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh.
- Bồi dưỡng phương pháp tự học.
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
- Hiểu sâu và vận dụng có hiệu quả những đặc trưng cơ bản của phương pháp
dạy học tích cực.
- Dạy học thông qua các hoạt động học tập hợp tác học sinh.
- Kết hợp tự đánh giá của học sinh.
3/ Hình thức tổ chức:
- Ngành cần tổ chức cho giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng hè do sở, phòng tổ
chức.
- Nhà trường cần tổ chức cho giáo viên học tập nghiên cứu các tài liệu chuyên
môn chung trong khối hoặc hội đồng sư phạm trong trường, cần trao đổi, thảo luận
trong nhóm tổ chuyên môn và vận dụng những kiến thức tìm những giải pháp để
giải quyết những vấn đề về chuyên môn.
- Tổ chức các đợt học tập xen kẽ, lồng ghép và các buổi sinh hoạt chuyên môn,
rèn luyện tay nghề hàng tuần, hàng tháng trong tổ chuyên môn hoặc các kì hội
giảng, hội thi giáo viên giỏi.
- Đổi mới cách lập kế hoạch bài học không phải đối phó, qua loa mà cần phải
soạn rồi lấy ý kiến trong tổ khối theo một qui trình hợp lí giữa người dạy với người

học, sách giáo khoa và thiết bị dạy học…
Lần lượt cử giáo viên dạy thử, qua tập thể dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm, so
sánh bài dạy trước đó để thấy mặt tiến bộ và hạn chế (có thể cho người dạy tự rút
kinh nghiệm trước).
- Thống nhất với nhau cách hướng dẫn học sinh phương pháp học tập tự học
trên lớp và ở nhà.
Trang 5
Trường Tiểu học Tân Bình 4 Nguyễn Văn Ly
- Tổ nhóm cần tổ chức học tập nghiên cứu, cải tiến cách kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh theo hướng đổi mới theo hình thức tự luạn và trắc nghiệm.
- Cần tổ chức đổi mới thư viện nhà trưuờng thiết bị dạy học chú trọng việc tự
làm đồ và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả từng tiết dạy. Cần có tủ thư viện ở
các điểm trường lẽ hoặc tủ cho từng phòng học, lớp học. Vì hiện nay đồ dùng chỉ
tập trung ở điểm chính.
- Mời giáo viên giỏi trong cụm hoặc các cán bộ thanh tra chuyên môn về dự giờ
trao đổi, học tập rút kinh nghiệm.
- Tổ chức cho giáo viên tham quan học tập các đơn vị trường có phong trào và
chất lượng dạy học tốt ở trong và ngoài địa phương.
- Ban giám hiệu nhà trường, thanh tra chuyên môn, tổ khối chuyên môn thường
xuyên theo dõi các hoạt động dạy học của giáo viên theo hướng đổi mới và nâng
cao chất lượng để điều chỉnh, tư vấn chứ không nên tìm sai sót để chê bai thậm tệ.
- Cần đổi mới công tác thi đua trên cơ sở chú trọng tiêu chí quy ước của nhà
trường đối với từng cá nhân giáo viên, từng tổ khối cần phải đúng và có chế độ
khuyến khích động viên kịp thời có hiệu quả.
- Vai trò của Ban giám hiệu nhà trường cần xem chất lượng chuyên môn là
trọng tâm tránh tình trạng qua loa hình thức, làm cho có phong trào cần có kế
hoạch công tác cúa tổ chuyên môn của nhà trường hàng tuần, tháng, hàng kì.
- Tăng cường đầu tư tài chính cho các hoạt động dạy học, đặc biệt là tạo mọi
điều kiện để nâng cấp thiết bị.
- Xây dựng các quy định mang tính chế tài và phân cấp quản lý cho tổ nhóm

chuyên môn để quản lý có hiệu quả nề nếp và chất lượng chuyên môn trong nhà
trruờng.
- Nâng cao vai trò gương mẫu và năng lực chỉ đạo chuyên môn của Ban giám
hiệu và đội ngũ cán bộ quản lí trong nhà trường. Khi có sự nề nếp và thống nhất để
nâng cao chất lượng chuyên môn, cùng đồng tâm nhất trí và lực để thực hiện
thường xuyên có hiệu quả các hoạt động đổi mới theo kế hoạch chỉ đạo đã được
bàn bạc, hoạch định, cùng đánh giá mọi hoạt động của tổ nhóm, mỗi bộ phận, mỗi
giáo viên, mỗi lớp học dựa trên qui uớc, tiêu chí chất lượng và hiệu quả của các
Trang 6
Trường Tiểu học Tân Bình 4 Nguyễn Văn Ly
hoạt động thì nhất định chất lượng chuyên môn của giáo viên sẽ được nâng cao và
phát triển.
IV.BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Hiện nay đất nước đang trên đà phát triển về khoa học, công nghệ, kĩ thuật sẽ
tạo ra sự biến đổi trong đời sống xã hội, đồng thời cũng tạo ra những định hướng
giá trị mới, thì giáo viên không những phải làm nhiệm vụ truyền đạt tri thức khoa
học, kĩ thuật mà phải giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho học sinh để các em
thích nghi được với tình hình mới hiện nay. Vì vậy, để đáp ứng những yêu cầu mới,
người giáo viên cần phải được chuẩn về các phương diện sau:
- Phải được đào tạo trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ.
- Phải nắm vững phương pháp dạy học mới là tổ chức dẫn dắt học sinh, cố vấn
cho học sinh hoạt động, giúp các em tự khám phá và sáng tạo trong suốt quá trình
học tập và hình thành nhân cách.
- Để có đội ngũ giáo viên có chuyên môn giỏi thì ngành và các cấp quản lí cần
khuyến khích vật chất tinh thần, chỉ đạo sinh hoạt học tập thường xuyên và phải
mang tính thiết thực, có chính sách đãi ngộ đúng công sức và tài năng với tinh thần
ưu đãi và tôn vinh nghề dạy học, phân công giáo viên đúng theo khả năng công
việc.
- Với tinh thần như vậy chúng ta có thể tin rằng đội ngũ giáo viên sẽ được nâng
cao về chuyên môn để thực hiện đúng vai trò của mình trong giáo dục nhằm thực

hiện cho được các mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
cho đất nước thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Duyệt của Ban giám hiệu Tân Bình, ngày 10 /12/ 2012
Người thực hiện
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
NGUYỄN VĂN LY

Trang 7

×