Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 197 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
  





ĐOÀN NGỌC MINH






HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI Y HỌC
CỔ TRUYỀN PHƯƠNG ĐÔNG




LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC








THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2013

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
  




ĐOÀN NGỌC MINH




HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI Y HỌC
CỔ TRUYỀN PHƯƠNG ĐÔNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Chuyên ngành : LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
Mã số : 62.22.80.01


Người hướng dẫn khoa học :
HD1: PGS.TS. NGUYỄN THẾ NGHĨA
HD2: PGS.TS. LÝ VĂN XUÂN


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2013






1


LỜI CAM ĐOAN





Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố.





Đoàn Ngọc Minh

















2
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………. 4
1. Tính cấp thiết của đề tài .………………………… 4
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài ……… 9
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài …… 15
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài ……… 15
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ………… … 17
6. Đóng góp mới của đề tài ………………………………. 17
7. Kết cấu của luận án ……… … …………… 18
CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH,
PHÁT TRIỂN CỦA HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH …. 19
1.1. Nguồn gốc hình thành học thuyết Ngũ hành …….……… 19
1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của Trung Quốc cổ đại 19
1.1.2. Nhu cầu tìm hiểu, giải thích thế giới của người Trung Quốc
cổ đại với sự hình thành học thuyết Ngũ hành … ………. 35
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của học thuyết Ngũ hành…… 41
1.2.1. Sự hình thành của học thuyết Ngũ hành từ thời cổ đại đến
đời nhà Hán …………………………………………… 41
1.2.2. Sự phát triển của học thuyết Ngũ hành thời Hậu Hán …… 65
1.3. Sự phát triển của học thuyết Ngũ hành vào Việt Nam …………. 83

Kết luận chương 1 … ………………………………………… 91
CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH TRONG TỰ NHIÊN, XÃ HỘI
VÀ CON NGƯỜI ……………. 94
2.1. Nội dung cơ bản của học thuyết Ngũ hành .…… 94
2.1.1. Những yếu tố cơ bản tạo nên Ngũ hành .…………… 94
2.1.2. Sự biểu hiện của Ngũ hành trong tự nhiên,
xã hội và con người …………………………………………….104
2.1.3. Những quy luật cơ bản của Ngũ hành …………….… 119
2.2. Cách giải thích mới về thế giới của học thuyết Ngũ hành…… 129

3
2.2.1. Quan điểm duy vật chất phác trong học thuyết Ngũ hành
về sự nhận thức và giải thích thế giới ……………… 129
2.2.2. Học thuyết Ngũ hành với quan điểm biện chứng sơ khai… 132
Kết luận chương 2 ……………………………………………… 134
CHƯƠNG 3 : Ý NGHĨA CỦA HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
VỚI Y HỌC CỔ TRUYỀN PHƯƠNG ĐÔNG ………… 136
3.1. Khái quát về y học cổ truyền phương Đông và ý nghĩa
việc vận dụng học thuyết Ngũ hành đối với y học cổ truyền
phương Đông ………………………………………………… 136
3.2. Những biểu hiện của học thuyết Ngũ hành trong
bệnh lý người ………………………………… ……… 142
3.2.1. Ngũ hành với biểu hiện bệnh lý ở tạng thận …… 143
3.2.2. Ngũ hành với biểu hiện bệnh lý ở tạng tâm ……… …… 144
3.2.3. Ngũ hành với biểu hiện bệnh lý ở tạng can … ………… 145
3.2.4. Ngũ hành với biểu hiện bệnh lý ở tạng phế 146
3.2.5. Ngũ hành với biểu hiện bệnh lý ở tạng tỳ …………… 147
3.3. Học thuyết Ngũ hành với phương pháp dưỡng sinh,
chẩn bệnh và chữa bệnh …………………………………… 148

3.3.1. Học thuyết Ngũ hành với phương pháp dưỡng sinh …. 148
3.3.2. Chẩn bệnh theo học thuyết Ngũ hành ………………… 153
3.3.3. Chữa bệnh theo học thuyết Ngũ hành ………………… 161
3.3.4. Kết quả khảo sát 504 bệnh án tại Bệnh viện
Khoa Y học cổ truyền thuộc bệnh viện Đại học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh từ 2008 đến 2010 và giá trị
Tỳ Thổ của học thuyết Ngũ hành đối với sức khỏe
con người …………….………………………………… 167
Kết luận chương 3………………………………………… 180
KẾT LUẬN CHUNG ……………………………………… 182
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………… 186



4
MỞ ĐẦU

1. TÌNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Suốt mấy nghìn năm qua, kể từ thời thượng cổ, học thuyết Ngũ hành là
một trong những học thuyết quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến triết học Trung
Quốc nói riêng, triết học và văn hóa phương Đông nói chung. Không bao lâu
sau khi ra đời, nó đã chiếm vị trí nổi bật, chứng tỏ đó là một học thuyết nhất
quán, hoàn chỉnh không chỉ giải thích nguồn gốc và cơ cấu của vũ trụ, mà còn
góp phần vào giải thích những hiện tượng trong cuộc sống của con người.
Là một học thuyết phát triển mạnh ở phương Đông và tồn tại hàng
nghìn năm trong lịch sử, học thuyết Ngũ hành phát triển vượt ra ngoài phạm
vi triết học và đặt dấu ấn đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Các nguyên lý cơ bản của Ngũ hành đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lĩnh vực
của đời sống xã hội ở Trung Quốc và ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ
xung quanh như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan,

Hồng Kông, Singapore Trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế,
chính trị, văn hoá, hôn nhân, gia đình, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, quân sự, y
học cổ truyền, v.v ).
Ngũ hành là biểu tượng của một trong hai nền văn minh Trung Hoa
xưa. Từ thời thượng cổ đến thời Xuân Thu (thế kỉ thứ VIII, trước công
nguyên), đất Trung Hoa chia làm hai miền khác nhau về phương diện chủng
tộc và văn hoá: lưu vực sông Hoàng Hà và lưu vực sông Dương Tử. Hoa tộc
miền Bắc đã tổ chức thành một liên bang phong kiến rộng lớn, gồm hàng trăm
chư hầu, dọc theo bờ sông Hoàng Hà; trong khi dân tộc lưu vực sông Dương
Tử thì sống rời rạc, chia thành nhiều tiểu quốc độc lập. Nhà Trung Hoa học
người Pháp, Marcel Granet (1884-1940), cho rằng, rất có thể nguyên nhân của
sự phát triển văn minh chính thức Trung Hoa là sự tiếp xúc của hai nền văn
minh chính yếu, một bên là văn minh vùng cao ráo của lúa kê, một bên là văn
minh vùng đồng thấp của lúa gạo. Học thuyết Ngũ hành - tinh hoa của văn

5
minh Hoa tộc miền Bắc, được làm giàu, phong phú thêm bởi sự dung hoà với
văn minh ma phương hay Lạc Thư của Tam Miêu hình thành Hà Đồ; Hà Đồ
ghép với Âm Dương của Việt tộc miền Nam với Bát quái và Kinh Dịch làm
thành nền tảng văn hoá Trung Hoa, để rồi trên mảnh đất ấy mọc lên nhiều cổ
thụ triết lý đặc sắc và sum suê.
Nghiên cứu học thuyết Ngũ hành để không chỉ khám phá một lý luận
độc đáo khi luận bàn về bản nguyên và cấu trúc của vũ trụ, mà còn thấy được
tính ứng dụng cao của nó trong nhiều lĩnh vực xã hội, thậm chí có lĩnh vực
trừu tượng, huyền bí như: thiên văn, lịch số, phong thuỷ…trong đó đặc sắc và
hữu dụng nhất, phải kể đến y học cổ truyền phương Đông vốn đã tồn tại hàng
nghìn năm nay.
Trong lĩnh vực y học, các quy luật của Ngũ hành đã đặt dấu ấn ở
phương pháp quan sát, quy nạp, tìm sự tương quan của hoạt động sinh lý,
bệnh lý các tạng phủ để chẩn đoán bệnh tật, tìm tính năng, tác dụng của thuốc

và tiến hành hoạt động bào chế thuốc. Kể từ khi xuất hiện Hoàng đế Nội kinh
tố vấn và với ảnh hưởng mạnh mẽ của tác phẩm này, nền y học Trung Quốc
và nhiều nước phương Đông khác có những bước tiến đáng khâm phục.
Học thuyết Ngũ hành vào Việt Nam từ rất sớm. Các nhà tư tưởng Việt
Nam tích cực tiếp nhận và nỗ lực vận dụng học thuyết này một cách sáng tạo
trong nhiều lĩnh vực, nhất là phát triển nền y học dân tộc cổ truyền cả trên
phương diện lý luận và thực tiễn lâm sàng. Một trong những tấm gương tiêu
biểu là đại danh y, nhà lý luận y học Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với
tác phẩm y học đồ sộ Hải Thượng Lãn Ông Y tông tâm lĩnh. Y học cổ truyền
Việt Nam được hình thành ngay từ buổi đầu dựng nước và ngày càng phát
triển trong cuộc đấu tranh chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ con
người. Cũng như y học cổ truyền Trung Quốc, cơ sở để xây dựng lý luận y
học cổ truyền Việt Nam không tách rời học thuyết Ngũ hành.

6
Trong khi người ta đang tiếp tục nâng cao tính ứng dụng của Ngũ hành
vào các lĩnh vực đời sống thì một lần nữa, nó lại chạm vào những vấn đề vi
mô của khoa học hiện đại.
Đầu thế kỉ XX, với những phát minh, đặc biệt là cơ học lượng tử cho
thấy trong thế giới vi mô định luật ngẫu nhiên có tính quyết định. Đây là thế
kỷ của những sự kiện vĩ đại: Sự ra đời của thuyết Tương đối, thuyết Giãn nở
của vũ trụ, Bức xạ tàn dư; thuyết Big Bang và sự thoát thai của vũ trụ, v.v
Từ đây con người có tham vọng truy tìm tận căn nguyên của thế giới vi mô;
muốn tìm ra viên gạch cơ bản cuối cùng, quy luật cơ bản cuối cùng của vật lý,
nhưng đến nay vẫn chưa ai thực hiện được điều ấy. Cho tới những năm cuối
của thế kỷ XX, về mặt xã hội, những chủ thuyết lớn nếu không vận dụng sáng
tạo sẽ tất dẫn đến đổ vỡ; về tự nhiên, các nhà khoa học từ những nghiên cứu
công phu, nhận ra cái giới hạn của nhận thức. Sự đổ vỡ của những thể chế
quan liêu, giáo điều, sự trừng phạt của thiên nhiên chống lại sự cải tạo của
con người, chạy đua vũ trang, chiến tranh, khủng bố, phân biệt chủng tộc, bất

bình đẳng giới, chênh lệch giàu nghèo… cùng với sự phát minh ra lý thuyết
hỗn độn, hiệu ứng cánh bướm, hình học fractal, những hệ phi tuyến… là cơ sở
sâu xa cho sự xuất hiện tinh thần hậu hiện đại. Đối với hậu hiện đại, mọi sự
thật thường hằng sẽ biến mất, thay vào đó là những biểu hiện của những bề
mặt không bản chất. Trong thời hậu hiện đại, những lý thuyết có từ thời Ánh
sáng đều đã bị đổ vỡ (Lyotard).
Trong bối cảnh ấy, với sự thôi thúc của nền khoa học hậu hiện đại,
người ta lại nghĩ đến, nói đến tư tưởng của triết học phương Đông, trong đó
có học thuyết Ngũ hành với niềm tin vào một lý thuyết về sự thống nhất, góp
phần lắp vào khe hở của lý thuyết đương đại về thế giới.
Kể từ khi hai nền văn hoá Đông - Tây giao lưu và tiếp biến, thế giới lại
một lần nữa nhận thấy rằng: Ngũ hành là một cơ sở quan trọng tạo nên một
cái nhìn mới về sự huyền vĩ của văn hoá phương Đông. Khi bắt đầu tìm hiểu
khái niệm, nguyên lý của học thuyết này, ai cũng cảm thấy dường như mình

7
hiểu được nó, nhưng khi đi sâu khám phá bản chất và thực tại khách quan mà
nó phản ánh thì người ta lại bế tắc, cảm nhận rất rõ về tính chưa thuyết phục
của các ý kiến đã nêu. Biết bao luận bàn của hậu thế về diễn biến lịch sử, nội
dung và bản chất của học thuyết Ngũ hành đang tiếp tục bỏ ngỏ. Chính cái
huyền vĩ của nó đã là một hấp dẫn. Nhưng, đó cũng chính là điểm tựa cho
những suy ngẫm khi tri kiến về những vấn đề của khoa học hiện đại.
Trong hơn bốn thập kỷ qua, khoa học lí thuyết của thế giới gần như bị
chững lại, khoa học thế giới đang lâm vào tình trạng thoái trào giống như đầu
thế kỉ XX. Những tiến bộ của công nghệ đang là nỗ lực cuối cùng để lấp kín
những khe hở của khoa học lí thuyết. Tương lai không sáng sủa của khoa học
duy lý, cho thấy rằng nhân loại đang tiến dần vào chặng đường khó khăn của
khoa học. Trong bối cảnh đó, nhà vật lí học nổi tiếng Stephen Hawking, sinh
năm 1942, đã nói về một lí thuyết thống nhất, mà nếu phát kiến được lý
thuyết đó thì “tất cả chúng ta, các nhà khoa học, các triết gia và cả mọi người

bình thường sẽ hiểu được và tham gia thảo luận câu hỏi vì sao vũ trụ và chúng
ta tồn tại” (Lược sử thời gian, S.Hawking). Nhưng theo ông, tri thức của khoa
học hiện đại chưa đủ nhân duyên để tự thân nó minh chứng cho sự tồn tại của
lý thuyết này, mà nó chỉ có thể được nhận dạng qua những tiêu chí khoa học
cho một lý thuyết khoa học và những điểm tương đồng với nó.
Theo Steven Weinberg - nhà vật lý người Mỹ, được tặng giải Nobel vì
có công thống nhất tương tác điện từ và tương tác yếu - thì một mục tiêu cơ
bản của vật lý là bằng cái nhìn thống nhất quan sát sự đa dạng của tự nhiên.
Những thành tựu từ thế kỉ XVII đến những năm 20 của thế kỷ XX là một sự
minh chứng cho một lý thuyết thống nhất: Từ sự thống nhất giữa cơ học thiên
thể và cơ học (trên) Trái đất của Newton thế kỷ XVII, giữa quang học và và
lý thuyết điện và từ của Maxwell ở thế kỷ XIX, thống nhất hình học không -
thời gian và lý thuyết hấp dẫn bởi Einstein năm 1905 và 1916, đến thống nhất
giữa hoá học và vật lý nguyên tử thông qua cơ học lượng tử ở thập kỷ 20 thế

8
kỷ XX. Và nay là thuyết thống nhất - một nỗ lực không thể một sớm một
chiều để hoàn thành.
Mặc dù chính Stephen Hawking, vào năm 2002, công bố bài giảng
Gödel & sự kết thúc của vật lý (Gödel & The End of Physics), thể hiện một sự
thay đổi mang tính cách mạng trong nhận thức của ông về Lý thuyết Cuối
cùng (Final Theory) của vật lý học, khác xa với những gì ông đã phát biểu
trong Lược sử thời gian 11 năm trước, khi cho rằng: Tri thức khoa học hiện
đại không thể nào tìm ra được lý thuyết thống nhất và việc tìm ra lý thuyết
thống nhất là vô vọng, chỉ đơn giản là “Chính lý thuyết đó đã quyết định như
vậy”. Nhưng tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất khoa học thực sự đã tồn
tại. Chính từ cơ sở này sẽ quyết định một lý thuyết khoa học nào đó xuất phát
từ nền tảng tri thức của nền văn minh nhân loại, một khi thoả mãn các tiêu chí
của một lý thuyết thống nhất thì điều đó có nghĩa là nó sẽ chính là lý thuyết
thống nhất.

Và lí thuyết mà các nhà khoa học hàng đầu hiện nay mong đợi có thể
thấy được những gợi mở từ trong học thuyết Ngũ hành. Mặc dù có không ít
quan niệm khác nhau, thậm chí phủ định nó, nhưng dần dà người ta nhận ra
tính minh triết và đặt vấn đề về tính khoa học của nó. Bởi lẽ, “Ngũ hành là chỉ
vào thế lực tự nhiên, vì luôn luôn động nên gọi là Hành và phản chiếu vào
tinh thần người ta thành ra có những biến thái, động tác tâm lý, sinh lý”
(Nguyễn Đăng Thục), nó đã giải thích từ sự hình thành vũ trụ đến những vấn
đề liên quan tới con người. Thiên Hồng Phạm đã mở đầu: Sơ nhất viết Ngũ
hành. Thứ nhị viết kính dụng Ngũ sự để khẳng định một nguyên lý căn bản: Ở
vũ trụ chỉ có Ngũ hành, ở con người chỉ có Ngũ sự; Ngũ sự hoà với Ngũ
hành, tức Thiên - Nhân hợp nhất. Đấy là quan điểm Vạn vật nhất thể. Tư
tưởng này đã tồn tại mấy nghìn năm và học thuyết Ngũ hành vẫn thể hiện
bằng sự hiệu quả thiết thực và hữu dụng trong thực tiễn đời sống xã hội, nhất
là phương Đông từ xưa đến nay.

9
Hơn nữa, ở Việt Nam việc chữa bệnh bằng y học cổ truyền đã có hiệu
quả rõ rệt và được nhân dân ngày càng tin dùng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế
đó, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất mạnh vai trò của việc kết hợp y học cổ
truyền với y học hiện đại. Có thể nói đó là một trong những quan điểm cơ bản
về y tế của Đảng. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn còn một số nhận thức sai lệch
khi cho rằng, y học cổ truyền chỉ là tập hợp những kinh nghiệm dân dã về một
số bài thuốc và vị thuốc thông thường; rằng y học này chưa có cơ sở lý luận
rõ ràng, vì vậy hiệu quả chữa bệnh còn hạn chế; hoặc là quan niệm thổi phồng
vai trò của Ngũ hành và y học cổ truyền, cho rằng với sự chỉ dẫn của Ngũ
hành, y học cổ truyền có thể “chữa bách bệnh”. Rõ ràng là, quan điểm kết hợp
y học cổ truyền với y học hiện đại của Đảng và Nhà nước ta chưa được nhận
thức đầy đủ, chưa được vận dụng một cách nhuần nhuyễn và có hiệu quả.
Để thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nhu
cầu của nhân dân về chữa bệnh bằng y học cổ truyền, đồng thời góp phần

khẳng định y học cổ truyền là một khoa học với các phương pháp phòng và
chữa bệnh có hiệu quả, thì việc nghiên cứu cơ sở triết học của nó, mà trước
hết là nghiên cứu học thuyết Âm dương - Ngũ hành, là rất cần thiết. Vì chính
học thuyết Âm dương - Ngũ hành là cơ sở lý luận để giải thích nguyên nhân,
cơ chế phát sinh bệnh học, điều trị học và phòng bệnh của y học cổ truyền.
Đề tài luận án Học thuyết Ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ
truyền phương Đông góp phần nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện học
thuyết Ngũ hành và vai trò của nó đối với y học cổ truyền phương Đông, qua
đó làm sáng tỏ mối quan hệ hữu cơ giữa việc bảo tồn và phát triển bằng cách
ứng dụng các tri thức y học cổ truyền trong việc phòng bệnh, chữa bệnh.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Từ thời cổ đại đến nay, với ý nghĩa thực tiễn khá sâu sắc của học thuyết
Ngũ hành và sự vận chuyển của nó để giải thích những hiện tượng tự nhiên,
xã hội và con người đã được nhiều nhà nghiên cứu phương Đông – trong đó
có Trung Quốc và Việt Nam quan tâm; và đã thu được những kết quả to lớn

10
cho cuộc sống, đặc biệt là những kết quả nghiên cứu về học thuyết Âm dương
– Ngũ hành với y học cổ truyền phương Đông. Nội dung trên đã được thể
hiện trong khối lượng tài liệu to lớn của nhiều tác giả theo hai hướng: hướng
triết học và hướng y học.
Một là, hướng thứ nhất, có các công trình tiêu biểu: Đại cương triết học
Trung Quốc; Lịch sử triết học Trung Quốc của Hồng Tiềm - Nhiệm Hoa -
Uông Tử Tung (Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1957); Đạo của Trương Lập
Văn chủ biên, Hồ Châu - Tạ Phúc Chinh - Nguyễn Văn Đức dịch (Nhà xuất
bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998). Triết giáo Đông phương của Dương
Ngọc Dũng - Lê Anh Minh (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh, 2003); Lịch sử triết học Trung Quốc của Phùng Hữu Lan, Lê Anh
Minh dịch (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2006); Trung Quốc triết
học sử đại cương của Hồ Thích, Huỳnh Minh Đức dịch (Nhà xuất bản Văn

hoá Thông tin, Hà Nội, 2004). Khi trình bày nội dung nghiên cứu này, các tác
giả kể trên đều khẳng định Âm dương và Ngũ hành là những phạm trù triết
học quan trọng trong thế giới quan của người Trung Quốc. Đó là những khái
niệm trừu tượng đầu tiên của người xưa đối với sự sản sinh và biến hóa của
vũ trụ, là cội nguồn của các quan điểm duy vật và biện chứng trong các tư
tưởng triết học mang màu sắc Trung Quốc. Chẳng hạn tác giả Ngô Vinh
Chính đánh giá: “Việc sử dụng các phạm trù Âm dương và Ngũ hành đánh
dấu bước tư duy khoa học đầu tiên nhằm thoát khỏi sự khống chế về tư tưởng
của các khái niệm thượng đế, quỷ thần truyền thống. Đó là cội nguồn duy vật
và biện chứng trong tư tưởng triết học của người Trung Quốc”[17, tr.43].
Ngược dòng lịch sử quá trình nghiên cứu, chúng ta thấy việc đánh giá
và vận dụng học thuyết Âm dương – Ngũ hành đã từng được đề cập rộng rãi
trong các tác phẩm của người Trung Quốc cổ xưa. Từ đời Hán trở đi, nhiều
tác giả như Lưu Biểu, Quảng Lô, Vương Bật, Phí Trực (đời Hán); Trịnh
Huyền (đời Hán); Chu Đôn Di, Thiệu Ung, Trình Hạo, Trình Di (đời Tống);

11
Hoàng Tôn Hy, Tôn Viêm, Mao Kỳ Linh, Hồ Vi, Huệ Đống, Trương Huệ
Ngôn, Lý Quang Địa (đời Thanh)… đều khẳng định tư tưởng chủ đạo trong
Kinh Dịch là tư tưởng về mối quan hệ giữa âm và dương. Trong những năm
gần đây một loạt các công trình nghiên cứu xuất bản ở Hồng Kông và Đài
Bắc (Đài Loan) như Chu Dịch tân giải của Tào Thăng; Chu Dịch cổ kinh kim
chú của Cao Hanh; Dịch học tân luận của Nghiêm Linh Phong… đều bàn về
lẽ biến hóa của Âm dương trong Kinh Dịch.
Kinh Dịch là sách nói về Âm dương, còn Kinh Thư là tác phẩm đầu tiên
của người Trung Quốc cổ đại đề cập tới khái niệm Ngũ hành, nghiên cứu và
dịch thuật về Kinh Thư ở Việt Nam đã được Thẩm Quỳnh biên dịch từ năm
1965 và là cơ sở cho nhiều tác giả Việt Nam tiếp tục nghiên cứu và bàn luận
về thuyết Âm dương – Ngũ hành.
Bên cạnh việc tập trung nghiên cứu riêng rẽ về các tác phẩm của người

Trung Quốc cổ đại xưa, khi đề cập về thuyết Âm dương – Ngũ hành như Kinh
Thư, Kinh Dịch các tác giả Việt Nam cũng đề cập về thuyết Âm dương – Ngũ
hành từ góc độ nghiên cứu lịch sử triết học Trung Quốc và phương Đông nói
chung. Có thể kể ra một số tác giả và công trình nghiên cứu tiêu biểu những
năm gần đây như: Nguyễn Đăng Thục với Lịch sử triết học phương Đông
(Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn 1961); Nguyễn Tài Thư (chủ biên) với Lịch sử tư
tưởng Việt Nam (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993); Cao Xuân
Huy với Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu (Nhà xuất
bản Văn học – Hà Nội, 1995); Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc do
Doãn Chính (chủ biên) (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997);
Triết lý phương Đông - Giá trị và bài học lịch sử của Doãn Chính (Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006); Lịch sử triết học Trung Quốc của Hà
Thúc Minh (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1988, tập 1; 1999 tập
2)[67]; Từ điển triết học Trung Quốc của Doãn Chính (Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2009),v.v Trong những tác phẩm kể trên, các tác giả đánh

12
giá cao vai trò và ý nghĩa của học thuyết Âm dương – Ngũ hành trong lịch sử
phát triển các tư tưởng triết học phương Đông, đồng thời coi nó là một trong
các dòng triết học quan trọng có từ thời kỳ “Bách gia chư tử”.
Hai là, hướng thứ hai, có những công trình nghiên cứu đề cập học
thuyết Âm dương – Ngũ hành trong mối quan hệ gắn bó với sự phát triển của
các khoa học và đời sống xã hội và con người như thiên văn học, dự đoán
học, nông học v.v… Trong lĩnh vực y học, học thuyết Âm dương - Ngũ hành
đã được các nhà tư tưởng và danh y nghiên cứu xưa nay đề cập hết sức rộng
rãi và sâu sắc. Từ đời Hán, ở Trung Quốc đã xuất hiện các bộ sách nổi tiếng
như Hoàng đế Nội kinh (chưa rõ tác giả); Thương hàn tạp bệnh luận; Kim
Quỹ yếu lược (của Trương Trọng Cảnh); Nạn kinh (của Tần Việt Nhận). Đây
là những tác phẩm lý luận y học đầu tiên của nền y học Trung Quốc cổ đại đã
biết lấy lý luận duy vật thô sơ là học thuyết Âm dương - Ngũ hành làm hệ

thống lý luận của y học. Dùng lý thuyết ấy để giải thích về mối quan hệ giữa
con người với tự nhiên, quan hệ lẫn nhau giữa các tạng phủ trong thân thể và
theo nguyên tắc của quan niệm chỉnh thể đã phát minh được những vấn đề có
quan hệ đến y học như bệnh lý, chẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh v.v…
Ở Việt Nam, những công trình vận dụng học thuyết Âm dương - Ngũ
hành vào y học đã xuất hiện ngay từ thời Trần. Các tác phẩm và tác giả tiêu
biểu phải kể tới Chu An với Y học giản yếu, Tuệ Tĩnh với Nam dược thần
hiệu và Hồng nghĩa giác tư y thư. Đến thế kỷ XVIII, xuất hiện nhà tư tưởng,
nhà y học nổi tiếng Lê Hữu Trác, với bộ sách Hải Thượng Lãn Ông Y tông
tâm lĩnh nổi tiếng (Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1993), trong đó ông đã vận
dụng học thuyết Âm dương - Ngũ hành để giải thích đời sống xã hội, và
phương pháp bảo vệ sức khỏe cho con người. Sang nửa cuối thế kỷ XIX, nhà
tư tưởng cũng đồng thời là nhà y học Nguyễn Đình Chiểu cũng đã vận dụng
học thuyết Âm dương – Ngũ hành để diễn giải các vấn đề về lý luận y học
trong tác phẩm Ngư tiều y thuật vấn đáp.

13
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã có nhiều tác giả, nhiều
công trình nghiên cứu về học thuyết Âm dương - Ngũ hành trong lý luận y
học cổ truyền phương Đông. Chẳng hạn, Lê Trần Đức với các công trình
nghiên cứu về Tuệ Tĩnh, Lê Hữu Trác, Nguyễn Đình Chiểu… Hoàng Tuất
[117-118] với các công trình Học thuyết Âm dương và phương dược cổ
truyền; Học thuyết Tâm - Thận trong y học cổ truyền; Phó Đức Thảo [106]
với Học thuyết Thủy hỏa và mệnh môn trong y học cổ truyền; Lê Khánh Trai
với Khảo cứu về tiền đề Âm dương - Ngũ hành từ Kinh Dịch và mô hình kinh
mạch trong cơ thể người; Hoàng Phương [74] với Tích hợp đa văn hóa Đông
Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai; Trần Thúy [98] với Nội kinh v.v
Tất cả các tác giả này đều khẳng định Âm dương – Ngũ hành là lý luận không
thể thiếu đối với y học cổ truyền.
Những năm gần đây, một số tác giả và các công trình nghiên cứu có xu

hướng đi sâu nghiên cứu tác phẩm của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, và
những bình luận, đánh giá học thuyết Âm dương – Ngũ hành dưới nhiều góc
độ khác nhau. Trong đó, đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của Nguyễn
Tài Thư với Lê Hữu Trác, nhà tư tưởng lớn trưởng thành từ nghiệp y (in
trong cuốn: Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập I, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội,
1993); Nguyễn Đức Sự với Cơ sở triết học của bộ Lãn Ông tâm lĩnh và hiện
thực lịch sử nước ta thế kỷ XVIII (Tạp chí Triết học số 1-1974) và Bước đầu
tìm hiểu y lý của Hải Thượng Lãn Ông qua tập: “Ngoại cảm thông trị” (Tạp
chí Đông y, số 110 -111, 1970); Trần Sĩ Nghi với Học thuyết thủy hỏa của
Đại y tôn Hải Thượng Lãn Ông (Tạp chí Đông y số 1, năm 1971); Nguyễn
Văn Thọ với Quan niệm về thận của Hải Thượng Lãn Ông đối chiếu với Tây
y (Tạp chí Phương Đông, số 17, năm 1952); Trần Văn Giàu với Sự phát triển
của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng 8 (Tập 1, Nxb.
Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1973); Nguyễn Đình Phủ với các công trình: Tìm
hiểu và ứng dụng triết lý Âm dương, Nxb. VHDT, Hà Nội, 1998, và Tìm hiểu
và ứng dụng học thuyết Ngũ hành, Nxb. VHDT, Hà Nội, 2001 v.v Trong các

14
tác phẩm và các công trình nghiên cứu kể trên, các tác giả đã đề cập đến học
thuyết Âm dương – Ngũ hành và đều cho rằng: học thuyết Âm dương – Ngũ
hành là một trong những cơ sở triết học quan trọng để hình thành thế giới
quan duy vật phương Đông, đồng thời cũng là cơ sở triết học chủ yếu để xây
dựng lý luận y học cổ truyền phương Đông. Chẳng hạn, Trần Văn Giàu viết:
“Nước ta ở thế kỷ XIX từ triều đình cho tới thứ dân, qua các tầng lớp Nho sĩ,
từ trong sách vở cho tới những phong tục tập quán, đâu đấu cũng thấy dấu
vết ảnh hưởng của thuyết Âm dương – Ngũ hành”[ 34, tr.212], hoặc Đỗ Tất
Lợi viết: “Nghề làm thuốc không thể vượt ra ngoài nguyên lý Âm dương –
Ngũ hành… Việc điều trị bệnh tật là sự lặp lại cân bằng Âm dương trong con
người, giữa con người với trời đất” [54, tr.16]; Trần Văn Thụy trong bộ Hải
Thượng Y tông tâm lĩnh với sự vận dụng những tư tưởng triết học thời cổ

(Luận án Tiến sĩ Triết học, 1996) đã đề cập tới học thuyết Âm dương – Ngũ
hành và coi đó là một trong những tư tưởng triết học quan trọng của bộ Hải
Thượng y tông tâm lĩnh; Phạm Công Nhất trong Tư tưởng triết học về con
người qua tác phẩm y học của Hải Thượng Lãn Ông (Luận án Tiến sĩ triết
học, 2001); Trần Thị Huyên với Thuyết âm dương – ngũ hành với tác phẩm
Hoàng đế Nội kinh và Hải Thượng Y tông tâm lĩnh (Luận án Tiến sĩ, 2002);
Nguyễn Thị Hồng Mai với Tư tưởng triết học của Lê Hữu Trác trong tác
phẩm Hải Thượng Y tông tâm lĩnh (Luận án Tiến sĩ, 2012). Với sự vận dụng
học thuyết Âm dương - Ngũ hành vào y học cổ truyền Việt Nam, đặc biệt học
thuyết Thủy hỏa của danh y Lê Hữu Trác trong tác phẩm Hải Thượng Lãn
Ông Y tông tâm lĩnh.
Nhìn chung, các tác giả và công trình nghiên cứu nói trên đều nói lên
mối quan hệ giữa Âm dương - Ngũ hành với các hoạt động sống của con
người và khẳng định lý thuyết này là cơ sở triết học chủ yếu cho việc hình
thành và phát triển lý luận và thực tiễn của nền y học cổ truyền phương Đông
từ xưa tới nay. Tuy vậy, các quan niệm trên còn rời rạc, tản mạn, chưa thành
hệ thống nhất quán. Có thể nói, cho đến nay, chưa có tác phẩm nào nghiên

15
cứu một cách tập trung và có hệ thống về sự hình thành và phát triển học
thuyết Ngũ hành trong y học cổ truyền phương Đông, đề tài “Học thuyết Ngũ
hành với ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương Đông” góp phần làm
sáng tỏ những vấn đề trên.
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ lịch sử phát triển, nội dung
cơ bản của học thuyết Ngũ hành và ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển y
học cổ truyền của phương Đông.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục đích trên, luận án triển khai thực hiện các nhiệm vụ

như sau:
Một là, phân tích nguồn gốc và lịch sử hình thành của học thuyết Ngũ
hành và những nội dung cơ bản của học thuyết Ngũ hành;
Hai là, trình bày và phân tích ý nghĩa, phương pháp luận việc vận dụng
học thuyết Ngũ hành vào các chức năng sinh lý của các tạng cơ thể người;
Ba là, phân tích, rút ra ý nghĩa của học thuyết Ngũ hành trong lịch sử
và trong quá trình phát triển của y học cổ truyền phương Đông.
3.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của luận án là nguồn gốc và nội dung cơ bản của
thuyết Ngũ hành; sự vận dụng học thuyết Ngũ hành vào y học cổ truyền
Trung Quốc và Việt Nam; không đi sâu nghiên cứu Ngũ hành với Thiên can,
Địa chi, tức ngũ vận lục khí và những lĩnh vực khác.
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
4.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Luận án được thực hiện dựa trên thế giới quan và phương pháp luận
của Chủ nghĩa Mác - Lênin, nhất là những nguyên lý về lịch sử Triết học, về
phép biện chứng duy vật; đồng thời sử dụng lý luận Triết học phương Đông

16
về Ngũ hành và lý luận y học cổ truyền phương Đông để hoàn thành mục tiêu
và nhiệm vụ của luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp luận chung
Vấn đề học thuyết Ngũ hành và sự ứng dụng nó trong y học cổ truyền
phương Đông được nghiên cứu theo phương pháp triết học lịch sử. Các
nguyên tắc phương pháp luận được quán triệt là quan điểm toàn diện, lịch sử -
cụ thể và phát triển. Với phương pháp luận này cho phép nắm bắt và nhận
thức các khái niệm, phạm trù của học thuyết Ngũ hành được trình bày tương
đối toàn diện, chuẩn xác, như nó vốn có; việc khai thác tài liệu, thông tin phải
thực hiện phân tích phê phán một cách biện chứng, thấy được sự thống nhất

và khác biệt của luận đề mà các nhà triết học thời cổ đại Trung Quốc đặt ra và
điều chỉnh, bổ sung trong suốt quá trình phát triển của xã hội Trung Quốc;
thấy được tính không đồng nhất về giá trị của học thuyết đó trong những
những lĩnh vực khác nhau.
Các phương pháp cụ thể
Vấn đề nghiên cứu được tiếp cận và phân tích trên cơ sở phương pháp
lôgic và lịch sử kết hợp với phân tích và tổng hợp, khái quát hoá và hệ thống
hoá để thấy được nguyên lý Ngũ hành và những vấn đề y học cổ truyền có
liên quan và mang tính độc lập tương đối trong sự phát triển, có lôgic nội tại
và được hình thành, phát triển từ những điều kiện lịch sử nhất định của xã hội
Trung Quốc từ thời thượng cổ.
Việc thu thập và xử lí thông tin được thực hiện thông qua phương pháp
nghiên cứu lí thuyết nhằm làm rõ một số khái niệm, phạm trù có liên quan và
nghiên cứu, khai thác tư liệu, văn bản; phương pháp so sánh cho thấy được sự
tương đồng và khác biệt khi trình bày sự biến đổi của Ngũ hành qua các thời
kỳ lịch sử; phương pháp thống kê số liệu thực tiễn từ 500 bệnh án góp phần
thực hiện những yêu cầu của nhiệm vụ luận án.


17
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Nội dung và bản chất của học thuyết Ngũ hành được phân tích qua các
đặc điểm, sự biến hoá của năm hành chất và quy luật vận động của chúng;
tương quan Ngũ hành với những biểu hiện của tạng tượng trong cơ thể sinh lý
con người.
Kết quả nghiên cứu của luận án có nhiều ý nghĩa:
Ý nghĩa khoa học:
Luận án đưa đến một cách tiếp cận và phương pháp nhận thức mới về
các nguyên lý của học thuyết Ngũ hành, về đặc điểm các hành chất cơ bản của
Ngũ hành trong triết học phương Đông biểu hiện ra các mặt tự nhiên, xã hội

và con người, nơi tạng tượng, nơi sinh lý cơ thể người. Luận án còn đem đến
một hiểu biết tương đối có hệ thống về mối quan hệ giữa một vấn đề triết học
với một vấn đề thuộc về khoa học lý luận và thực hành y học cổ truyền
phương Đông trong lịch sử và hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả của luận án đem đến cơ sở y học cổ truyền một tài liệu không
chỉ có giá trị về lý luận mà còn cả thực tiễn để góp phần bảo vệ và phát huy
giá trị y học cổ truyển của dân tộc, trong đó có di sản y văn của các danh y
Việt Nam từ việc tiếp thu Ngũ hành đã xây dựng bộ sách quý báu về y thuật;
đề xuất phương pháp dưỡng sinh theo Ngũ hành, chẩn đoán và điều trị bệnh
cho con người theo Ngũ hành.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng
dạy môn lịch sử triết học phương Đông, môn y đức và đặc biệt là việc chẩn
đoán và hướng điều trị cũng như phòng bệnh, nâng cao sức khỏe con người.
6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Luận án có luận giải mới về nội dung học thuyết Ngũ hành ở hai mặt:
thứ nhất là tư tưởng duy vật chất phác về nhận thức thế giới; thứ hai là tư
tưởng biện chứng thô sơ.

18
Luận án đã nêu lên ý nghĩa việc vận dụng học thuyết Ngũ hành vào y
học cổ truyền phương Đông như: phép dưỡng sinh, phương pháp chẩn đoán
cũng như phép điều trị cho y học cổ truyền phương Đông.
Cụ thể, luận án có cuộc điều tra 504 bệnh án tại Khoa Y học cổ truyền
Bệnh viện Đại học Y dược Thành phồ Hồ Chí Minh để đề cao vai trò quan
trọng của sự tiêu hóa (ăn uống) có ảnh hưởng quan trọng đến vấn đề sức khỏe
con người.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục (đóng
riêng), luận án có 3 chương, 8 tiết.




















19
Chương 1
NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
CỦA HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH

1.1. NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của Trung Quốc cổ đại
Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng
tầng, triết học trong quá trình hình thành và phát triển luôn chịu sự chi phối,
quyết định bởi những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Lịch sử triết học
hàng ngàn năm của nhân loại đã chứng minh rằng không có một học thuyết

hay trường phái triết học nào nảy sinh trên mảnh đất trống không; chúng bao
giờ cũng là sản phẩm của lịch sử, dân tộc và thời đại nhất định, đồng thời là
tấm gương phản chiếu sâu sắc đời sống muôn vẻ của lịch sử, dân tộc và của
thời đại đó. Đúng như C.Mác đã nói: “Các triết gia không mọc lên như nấm từ
trái đất, họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tinh
tế nhất, quý giá và vô hình được tập trung lại trong những tư tưởng triết học”
[61, tr.156]. Vì vậy, “Phàm đã gọi là một học thuyết quyết không thể là một
cái gì từ trên trời rơi xuống. Nếu nghiên cứu tỉ mỉ hơn chúng ta tất sẽ tìm ra
được nhiều nguyên nhân đã xảy ra trước và hậu quả về sau của nó” [62, tr.53].
Quá trình hình thành và phát triển của các học thuyết, trường phái triết
học Trung Quốc thời cổ đại cũng không nằm ngoài tính quy luật nói trên.
Chúng ra đời không phải ngẫu nhiên hay từ ý muốn chủ quan của các nhà triết
học, mà từ những hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của
Trung Quốc cổ đại. Do đó, sẽ là chủ quan, võ đoán, phi lịch sử khi nghiên cứu
tư tưởng của một học thuyết, trường phái triết học nào đó mà không chú ý tìm
hiểu thấu đáo những điều kiện kinh tế - xã hội – cái đã quy định nội dung,
tính chất và sự phát triển của nó như thế nào. Vì vậy, chỉ có trên cơ sở mổ xẻ,
phân tích sâu sắc những điều kiện lịch sử xã hội về kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội thời Trung Quốc cổ đại mới có thể luận giải một cách có căn cứ khoa

20
học những vấn đề đặt ra liên quan đến nội dung tư tưởng của các học thuyết,
trường phái triết học sinh ra trong giai đoạn này. Trong số đó có học thuyết
Ngũ hành. Học thuyết này được nhiều nhà nghiên cứu xem là yếu tố cơ bản
của văn hóa Trung Quốc cổ đại, thể hiện những quan niệm về cơ cấu của vũ
trụ, vạn vật, tâm lý và chính trị - xã hội của người Trung Quốc cổ đại, được
xây dựng dựa trên các quan sát, thực nghiệm của họ trong giai đoạn mà nền
kinh tế nông nghiệp hãy còn sơ khai. Tiến trình lịch sử Trung Quốc cổ đại bắt
đầu từ thời Hạ, Thương Ân, Chu, Xuân thu - Chiến quốc, nhà Tần.
Giai đoạn nhà Hạ

Khởi đầu, lịch sử Trung Quốc đã trải qua thời kỳ xã hội nguyên thủy
với các truyền thuyết về thời thượng cổ như Bàn Cổ, Tam hoàng, Ngũ đế.
Theo những truyền thuyết này, xã hội nguyên thủy Trung Quốc đã phát triển
tuần tự qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn được đánh dấu bằng những phát
minh quan trọng như lửa, đồ đá, dụng cụ bằng xương động vật… chứng tỏ
thành quả của những nhận thức và lao động tuyệt vời mà nhân dân Trung
Quốc đã đạt được trong thời kỳ cổ đại.
Đời nhà Hạ 2205 - 1766 trước công nguyên, nhà nước chiếm hữu nô
lệ đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc cổ đại là sự ra đời nhà Hạ, kết thúc thời
kỳ lịch sử xã hội Trung Quốc từ trước đó hàng nghìn năm. Tuy nhiên, hiện
nay còn có một số quan điểm khác cho rằng nhà nước chiếm hữu nô lệ ra đời
vào thời Ân (1766 - 1027 tr.CN) (xem Trần Đình Hượu), hoặc (Petơrốp, Viện
sĩ Liên Xô) ra đời vào thời Tây Chu.
Như vậy, trong quá trình tìm hiểu thực tế cuộc sống để sinh tồn, con
người đã bước lần tìm hiểu bản nguyên của vũ trụ qua thực tiễn. Tư tưởng
Ngũ hành đã khởi đầu khám phá một vài yếu tố của Ngũ hành từ thời nhà Hạ
là đất, nước, cây cối và đặc biệt là lửa. Những khám phá ban đầu này (đất,
nước, cây cối và lửa), nó vừa là nhận thức mới về vật chất phục vụ cuộc sống,
vừa giúp cho lao động bước đầu tiến bộ của nhân dân Trung Quốc cổ đại thời
kỳ nhà Hạ.

21
Giai đoạn nhà Thương
Năm 1766 trước công nguyên, Thành Thang, vua một nước nhỏ (vốn
thuộc Hạ) ở vùng hạ lưu sông Hoàng Hà, vì nhà Hạ vô đạo nên nhà Thương
hội quân chư hầu đã lật đổ triều vua cuối cùng của nhà Hạ, lập nên nhà
Thương đặt đô tại đất Bạc (thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay). Khoảng 300 năm
sau Công Nguyên vua tiếp theo của nhà Thương là Bàn Canh đã dời đô đến
đất Ân (thuộc thành phố An Dương tỉnh Hà Nam ngày nay). Vì thế, nhà
Thương còn được gọi là nhà Ân. Dưới triều đại Ân - Thương, nền kinh tế xã

hội có sự phân công sâu sắc giữa sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, và sản xuất
thủ công nghiệp. Các công cụ bằng đồng đã được sử dụng phổ biến góp phần
phát triển sản xuất. Thời Ân - Thương nông nghiệp đã trở thành ngành sản
xuất chủ yếu của xã hội. Về nhận thức, người đời Thương đã biết dùng mai
rùa, xương thú để bói toán xem lành dữ, may rủi và sáng tạo ra văn tự còn gọi
là ‘giáp cốt”. Họ còn biết chia ra lịch pháp để phục vụ cho việc xác định thời
vụ trong sản xuất nông nghiệp. Một năm được chia thành 12 tháng, một tháng
được chia thành 30 ngày, có tháng đủ, tháng thiếu, mỗi tuần có 10 ngày và
biết dùng hệ thống can - chi (gồm 10 can và 12 chi), phối hợp với nhau để
tính giờ, ngày, tháng và năm. Người Ân - Thương biết quan sát thiên văn, biết
được sự vận hành của mặt trăng và vị trí của nhiều ngôi sao, giải thích được
hiện tượng nhật thực và nguyệt thực, tính được chu kỳ của thủy triều, tìm ra
quy luật sinh trưởng của cây trồng mà đặt ra lịch âm.
Nhà Thương từ khi xây dựng tới lúc diệt vong kéo dài khoảng 500
năm (có hơn 270 năm ở đất Ân), phát triển đến cực độ rồi dần dần bị suy
vong.
Trong giai đoạn nhà Thương (Ân), nhân dân Trung Quốc cổ đại đã từ
sự khám phá lửa dần đến khám phá chất kim loại đồng, một loại kim loại dễ
nóng chảy và định hình sắt loại công cụ lao động phục vụ cho con người tinh
xảo hơn dụng cụ lao động bằng đá. Từ đó dụng cụ đồ đồng được thay thể mà
dụng cụ đồ đá đã sử sụng trong lao động trước đây của người Trung Quốc cồ

22
đại. Từ thực tế khám phá đồ đồng, con người trong giai đoạn nhà Thương Ân
đã tiếp tục khám phá thêm một yếu tố vật chất nữa là yếu tố kim loại làm
hoàn thiện năm yếu tố của tư tưởng Ngũ hành. Như vậy, từ điều kiện kinh tế -
xã hội thời Thương Ân, nhân dân Trung Quốc cổ đại đã hoàn thiện các yếu tố
vật chất của Ngũ hành và tiếp tục phát triển củng cố sang đời Tây Chu với
công cụ đồ sắt.
Giai đoạn nhà Tây Chu và Xuân thu – Chiến quốc

Năm 1123 trước công nguyên, con của vua Chu Văn Vương là Chu
Vũ Vương đã nổi dậy diệt vua Trụ nhà Ân Thương lập ra nhà Chu, đóng đô ở
Hạo Kinh (phía tây thành Tây An ngày nay). Lịch sử gọi là Tây Chu.
Thời Tây Chu, lực lượng sản xuất đã đạt tới trình độ cao hơn nhiều so
với Ân – Thương. Việc sử dụng các công cụ, vật dụng bằng sắt bắt đầu xuất
hiện đã thúc đẩy một số ngành thủ công nghiệp phát triển, từ đó làm cho kỹ
thuật canh tác đất đai được cải thiện. Các lĩnh vực nhận thức về các khoa học
tự nhiên như: lịch pháp, thiên văn, địa lý, y học… cũng đã phát triển rất
mạnh. Về chính trị, hệ thống chính trị đã tương đối hoàn thiện hơn so với nhà
Ân – Thương trước đó. Là một nhà nước được xây dựng trên cơ sở của chế độ
chiếm hữu nô lệ, song cách thức quản lý quốc gia của nhà Chu lại theo kiểu
“phong hầu kiến địa” (cắt đất phong tước hầu) nặng về huyết thống, giòng
tộc. Người đứng đầu nhà Chu được gọi là “Thiên tử” có uy quyền tuyệt đối.
Cùng với sự hoàn thiện hệ thống chính trị, nhà Chu cũng tiến hành cải cách
quan hệ sản xuất, thực hiện rộng rãi chế độ “tỉnh điền”, một kiểu quản lý và
thu lợi từ đất đai (do nhân dân lao động trực tiếp sản xuất) của giai cấp thống
trị quý tộc nhà Chu lúc bấy giờ. Chính vì vậy, cùng với sự phát triển mọi mặt
đời sống xã hội so với thời kỳ Ân – Thương, các mâu thuẫn giai cấp trong
lòng xã hội tộc Chu đang dần dần bộc lộ gay gắt.
Tư tưởng triết học Trung Quốc có mầm mống từ thời tiền sử, nhưng
đến thời Xuân Thu – Chiến Quốc mới thực sự trở thành một hệ thống. Xuân
Thu – Chiến Quốc, về niên đại, được xem là bắt đầu từ năm 771 và kết thúc

23
vào năm 221 trước công nguyên. Thời kỳ Đông Chu còn gọi là thời kỳ Xuân
thu – Chiến quốc (771 – 221 trước công nguyên), là giai đoạn giao thời giữa
hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ suy tàn và hình thái kinh tế - xã hội
phong kiến sơ kỳ. Thời kỳ Xuân thu – Chiến quốc được chia thành hai giai
đoạn: giai đoạn Xuân thu và giai đoạn Chiến quốc.
Giai đoạn Xuân thu được đánh dấu bằng sự kiện Chu Bình Vương lên

ngôi nhà Chu (năm 771 tr.CN), sau đó dời đô về phía Đông đến Lạc Ấp (Lạc
Dương, tỉnh Hà Nam ngày nay) nên lịch sử gọi là Đông Chu. Tên “Xuân thu”
là gọi theo bộ sử biên niên của Khổng Tử (chép sử nước Lỗ từ năm thứ nhất
đời Lỗ Ẩn Công đến năm thứ 14 đời Lỗ Ai Công (từ năm 722 đến năm 481
trước công nguyên). Giai đoạn Chiến quốc bắt đầu từ Chu Nguyên Vương lên
ngôi vương triều nhà Chu (năm 403 trước công nguyên), kết thúc giai đoạn
cuối Tần tức là năm 221 trước công nguyên. Gọi là Chiến quốc vì giai đoạn
này lịch sử Trung Quốc cổ đại đã chứng kiến các cuộc chiến tranh khốc liệt
của các quốc gia vốn là chư hầu của nhà Chu (chủ yếu là cuộc chiến tranh
thôn tính lẫn nhau giữa bảy nước lớn thời đó, còn gọi là “Chiến quốc thất
hùng” (Sở, Hàn, Ngụy, Tần, Yên, Tề, Triệu), kết cục là nước Tần tiêu diệt sáu
nước và thay thế vào đó bằng một quốc gia thống nhất mới do Tần Thủy
Hoàng đế đứng đầu. Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ của triết học Trung Quốc.
Theo Đàm Gia Kiện, “Tiên Tần - đặc biệt thời Xuân Thu – Chiến Quốc, là
ngọn nguồn đầu tiên một cao trào của sự phát triển triết học Trung Quốc, đã
xuất hiện đông đảo các nhà tư tưởng triết học thành một cục diện trăm nhà
đua tiếng” [43, tr.433].
Sự chuyển mình sôi động của thời Xuân Thu được thể hiện trên các
lĩnh vực: Về kinh tế, đây là thời kỳ mà nền kinh tế Trung Quốc có sự chuyển
tiếp từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Sắt là một phát hiện của dân tộc
Di, một tộc người ở về phía Đông của Trung Quốc. Cư dân Hoa Hạ kế thừa
được công nghệ đúc sắt của người Di đã chế tạo ra nhiều công cụ lao động
bằng sắt. Sự ra đời của đồ sắt có thể coi như một cuộc cách mạng trong công

×