Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

báo cáo kiến tập tại trung tâm y khoa meidc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 17 trang )

Báo Cáo Kiến Tập
I. TRUNG TÂM Y KHOA MEDIC
1. X-Quang:
1.1. X-Quang thường quy :
X-Quang thường quy là hệ thống chuẩn đoán hình ảnh bằng tia X đầu tiên được
con người sử dụng. Từ khi xuất hiện đến nay, hệ thống X-Quang thường quy cũng
không thay đổi nhiều so với thời kỳ ban đầu:
+ Bóng Đèn( tạo ra tia X)
+ Giường Bệnh Nhân
+ Film
Hệ thống tạo ra tia X: Bóng Đèn và tủ điều khiển thông số đầu ra
Cấu tạo chung của bóng đèn
Hệ thống Bóng Đèn tạo ra tia X có thể điều chỉnh các thông số đầu ra như: năng
lượng tia X tạo ra (KVp, bằng cách thay đổi điện áp đặt vào 2 đầu anode và cathode), liều
chiếu (mAs, bao gồm số lượng tia X phát ra và thời gian chiếu). Ứng với từng vị trí chụp
và tùy thuộc vào kích thước bệnh nhân mà các kĩ thuật viên sẽ điều chỉnh các thông số
đầu ra cho phù hợp, để ảnh hiển thị rõ nhất
Film được đặt trong một cassette để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sang bênh ngoài
và trong cassette có 1 hoặc 2 bìa tăng sang tùy thuộc vào mục đích chụp.
Trang 1
Báo Cáo Kiến Tập
Hệ thống film
Cấu tạo của film gồm 3 lớp: 2 lớp nhũ tương bên ngoài và một lớp nền ở giữa
Hình ảnh bên trong cassette thực tế
Mục đích của bìa tăng sáng đặt trong cassette là để giảm liều chiếu cho bệnh nhân, vì
với năng lượng của tia X không thể tạo ra phản ứng thay đổi trên film. Tia X sau khi đi
qua bệnh nhân sẽ đập vào bìa tăng sáng, tại đây bìa tăng sáng sẽ biến đổi năng lượng tia
X thành ánh sáng khả kiến( Hiệu suất biến đổi tia X thành ánh sáng khả kiến bao gồm
hiệu suất nhận biết năng lượng tia X tới và hiệu suất biến đổi tia X). Ánh sáng khả kiến
lúc này sẽ đốt cháy film ứng với từng vị trí và độ cháy của film sẽ ứng với cường độ ánh
sáng được biến đổi, tạo ra ảnh ẩn


Film sau khi chụp sẽ được đưa vào phòng tối để rửa, quá trình xử lí film bao gồm:
hiện ảnh; giữ ảnh; rửa ảnh
1.2. CR (Computed Radiography) :
Về mặt cấu tạo và nguyên lý hoạt động, máy X-Quang thường quy và máy X-Quang
CR không có khác biệt nhiều. Máy X-Quang CR không sử dụng film, nhưng vẫn dùng
cassette. Cassette này khác với cassette của X-Quang thường quy: film và bìa tăng sáng
được thay bằng tấm tạo ảnh.
Tấm tạo ảnh khi được tia X chiếu lên sẽ tạo nên một ảnh ẩn.
Trang 2
Báo Cáo Kiến Tập
Cassette của CR
Thời gian trung bình cho một lần chụp CR là 40 giây.
Máy in tên bệnh nhân:
- Trên cassette có một lỗ trống hình chữ nhật để ánh sáng mạnh xuyên qua in tên
bệnh nhân lên tấm tạo ảnh.
Máy in tên bệnh nhân
Cassette sau khi chụp và in tên sẽ được đưa vào máy đọc CR:
Trang 3
N i in tên ơ
b nh nhânệ
Khe a để đư
cassette vào
Báo Cáo Kiến Tập
- Máy đọc bằng cách quét laser He-Ne (ánh sáng đỏ) lên tấm tạo ảnh, tín hiệu thu
được là tín hiệu số, sẽ được chuyển lên máy tính xử lý.
- Sau khi đọc, máy sẽ quét ánh sáng vàng xóa ảnh trên tấm tạo ảnh và tấm tạo ảnh
này sẽ được sử dụng lại.
Máy đọc film CR
Điểm cải thiện của hệ thống CR so với X-Quang thường quy là quá trình xử lí film
nhanh hơn và dữ liệu của film được số hóa để chuyển vào máy vi tính, thuận tiện trong

việc: xử lí; lưu trữ; truyền đi xa. Tuy nhiên X-Quang CR có độ phân giải thấp hơn so với
X-Quang thường quy.
Để tiết kiệm chi phí:
- Mỗi bản in ra gồm bốn hình, như vậy kích thước mỗi hình sẽ bằng phân nửa kích
thước gốc.
- In giấy thay cho in film.
1.3. DR (Direct Radiography) :
DR là hệ thống X-Quang không sử dụng cassette, thay vào đó nó sử dụng một bảng
gồm rất nhiều sensor để biến đổi trực tiếp năng lượng tia X sau khi đi qua bệnh nhân
thành tín hiệu điện để đưa vào máy vi tính.
Trang 4
Báo Cáo Kiến Tập
Bộ phận thu nhận tia X
Do hệ thống chuyển đổi tín hiệu thu được ở DR là sensor nên ta phải duy trùy một
nguồn điện cho nó.
Hệ thống tạo ra tia X
Trang 5
T i n ủ đ ệ
cao thế
u èn tia XĐầ đ
Báo Cáo Kiến Tập
Mỗi lần chụp DR chỉ tốn vài giây.
Trên bàn điểu khiển DR có hai nút:
- Nút Ready: tim đèn filament có dòng qua.
- Nút X-ray: đặt điện áp kVp vào hai cực, nếu không có dòng qua filament thì sẽ
không thể đặt điện áp kVp vào hai cực được.
Tủ điều khiển
Trong các hệ thống X-Quang thì DR là hệ thống X-Quang có độ phân giải kém nhất
do đầu dò là các sensor, trong khi hai hệ thống X-Quang trên các đầu dò là các phân tử
nằm trên film. Nhưng DR có ưu điểm là quá trình chụp nhanh, thích hợp cho việc chụp

phổi trong khám sức khỏe định kỳ…
Để tiết kiệm chi phí:
- Mỗi bản in ra gồm bốn hình, như vậy kích thước mỗi hình sẽ bằng phân nửa kích
thước gốc.
- In giấy thay cho in film.
Ngoài ra, bên cạnh các thiết bị chụp X-Quang ta còn thấy có rất nhiều máy in film,
mục đích của việc trang bị nhiều máy in film này là: mỗi máy in film phù hợp với từng
hãng máy; in được film với nhiều kích thước khác nhau; thay thế khi có máy bị trục trặc.
2. CT (Computed Tomography):
CT là viết tắt của từ computed tomography. Kĩ thuật chụp cắt lớp thuật toán này cho
phép tái dựng đầy đủ hình ảnh 3D trên cơ thể bệnh nhân. Về nguyên lí hoạt động, CT
cũng gần giống như X-Quang, tức là dựa vào độ suy giảm của tia X sau khi đi qua cơ thể
bệnh nhân để tái tạo hình ảnh. Khác với X-Quang, trên cùng một diện tích được chiếu tia
X thì CT thực hiện nhiều góc độ chiếu, sau đó với sự trợ giúp của máy vi tính sẽ tính toán
được độ suy giảm của tia X sau khi đi qua từng vị trí trên cơ thể
Trang 6
Báo Cáo Kiến Tập
Mô hình tính toán độ suy giảm từng vùng trên cơ thể
Sau khi máy tính tính toán xong các giá trị µ, máy tính sẽ hiển thị hình ảnh thông qua
số CT. Số CT có giá trị từ -1000 đến 3095, ứng với thang xám màu từ 0-4095 của hình
ảnh CT. Đó là cách tình toán sau khi thực hiện một lát cắt. Tổng hợp nhiều lát cắt cho ta
hình ảnh 3D về cơ thể người
Hệ thống CT đang khảo sát là
hệ thống CT 64 lát cắt, có nghĩa
là khi đầu đèn quay quay đủ một
vòng nó sẽ thực hiện được 64 lát
cắt. Tuy nhiên ta có thể điều
chỉnh số lát cắt giảm xuống khi
thực hiện một vòng quay. Ngoài
ra, ta có thể điều chỉnh góc

nghiêng của gantry (thường từ 0-30
0
) để thực hiện các lát cắt chéo.
Nguyên lý hoạt động của máy khi chụp
CT là thiết bị chuẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X, nên máy CT được đặt trong phòng
có tường bao bọc bằng chì để bảo vệ người bác sĩ cũng như những người làm việc bên
ngoài tránh khỏi tia tán xạ. Bên ngoài phòng chụp CT là phòng máy tính điều khiển cũng
như xử lý tính hiệu thu được để cho hình ảnh CT. Phòng điều khiển của máy CT đang
Trang 7
gantry
Bảng điều khiển tại gantry
Báo Cáo Kiến Tập
khảo sát có 2 màn hình hiển thị, một màn hình giúp kĩ thuật viên có thể thao tác điều
chỉnh thông số của máy, một màn hình để hiển thị toàn bộ các lát cắt sau khi đã thực hiện
chụp xong.
Màn hình điều khiển Màn hình hiểu thị ảnh
Ngoài ra, đối với hệ thống CT còn sử dụng hệ thống bơm tiêm tự động kèm theo được
sử dụng để bơm chất cản quang vào cơ thể bệnh nhân trong quá trình chụp. Với việc bơm
chất cản quang vào vị trí cụ thể trong cơ thể bệnh nhân trong quá trình chụp sẽ giúp làm
nổi bật hình ảnh những vị trí cụ thể đó.
Màn hình điều khiển bơm tiêm
Sau khi chụp xong, dữ liệu có thể được chuyển vào phòng kĩ thuật. Tại đây các kĩ
thuật viên sẽ bắt đầu xử lí dữ liệu thu được: xây dựng cấu trúc 3D cơ thể người; tách
riêng từng cơ quan; thực hiện các lát cắt trên các khối 3D riêng lẻ.
Trang 8
Báo Cáo Kiến Tập
Hình ảnh quả tim sau khi được gây dựng
3. MRI:
MRI là một thiết bị chẩn đoán hình ảnh an toàn, cho đến nay người ta vẫn chưa tìm ra
tác hại của MRI lên cơ thể bệnh nhân.

Một hệ thống MRI gồm có 3 khu vực:
- Khu thăm khám: là phòng để máy MRI và các phu kiện đi kèm, bệnh nhân được
chụp tại đây.
- Khu điều khiển: gồm hệ thống máy vi tính, phần mểm điều khiển việc chụp MRI.
- Khu kỹ thuật: là phòng để các máy móc điều khiển và cho biết trạng thái các thiết
bị trong phòng thăm khám.
Phòng thăm khám tạo thành một lồng Faraday để chặn sóng RF bên ngoài tác động
vào máy MRI và chặn từ trường của máy phát ra. Phòng này gồm có magnet, bàn bệnh
nhân, máy tiêm thuốc, các phantom, máy lạnh, các phụ kiện để chụp MRI, …
Hệ thốngMRI
(nguồn: Bệnh viện Hồng Đức)
Magnet bao gồm:
- Cuộn tạo B
0
: tạo từ trường đều B
0
1.5T để định hướng các spin.
Trang 9
Gi ngườ
b nh nhânệ
Magnet
Báo Cáo Kiến Tập
- Cuộn Shim: cuộn dây thêm vào để bù vào B
0
, tạo từ trường đều, khi vận hành thì
phát ra tiếng kêu cóc cóc.
- 3 cuộn gradient: đặt theo 3 chiều không gian để định vị các spin, khi chạy thì phát
ra tiếng chíp chíp.
- Cuộn RF: phát ra sóng ở tần số radio để tạo cộng hưởng, gồm 1 cuộn phát và 1
cuộn thu.

- Heli lỏng ở nhiệt độ vài Kelvin để duy trì trạng thái siêu dẫn cho cuộn B
0
.
- 2 lớp nitơ lỏng bọc quanh heli lỏng để hạn chế heli lỏng bay hơi.
Bàn bệnh nhân có thể lên, xuống, ra, vào, dừng đột ngột.
Máy tiêm thuốc dùng để tiêm thuốc cản từ vào bệnh nhân.
Các phantom dùng để calibrate máy MRI.
Máy lạnh hạn chế nito, heli lỏng bay hơi.
Ngoài ra còn có nút xả từ đột ngột dùng trong trường hợp khẩn cấp.
Phòng kỹ thuật bao gồm các tủ điều khiển các cuộn dây trong magnet, tủ cho biết
trạng thái của heli, nito lỏng trong magnet
II. CHI CỤC THÚ Y
1. Giới thiệu:
- Chi cục thú y là cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, đồng thời là tổ chức thuộc hệ thống chuyên ngành thú y từ trung ương đến địa
phương.
- Về lược sử hình thành:Tháng 9 năm1975, Sở Mục súc Đô thành Sài Gòn sát nhập với
Ngành Thú y Tỉnh Gia Định, gọi là Trạm thú y thành phố đặt trụ sở tại quận 3. Năm
1989,Trạm thú y thành phố được đổi tên thành Chi cục thú y thành phố. Năm 1998, Chi
cục dời trụ sở về địa điểm 151, Lý Thường Kiệt, quận 11 và hoạt động ổn định đến nay.
- Hiện nay, bộ máy hoạt động của Chi cục bao gồm Ban lãnh đạo có 4 người; cán bộ đầu
ngành có 78 người, có 4 phòng và 33 đơn vị trực thuộc, địa bàn hoạt động trãi rộng khắp
thành phố. Đội ngũ CBVC-NLĐ đã tăng lên 613 người và 106 cán bộ thú y phường, xã
trọng điểm về chăn nuôi, trong đó số có trình độ đại học và trên đại học 369 người, trung
cấp 261 người.
(Nguồn: www.chicucthuyhcm.org.vn)
Trang 10
Báo Cáo Kiến Tập
2. Máy cất nước:
Có hai chế độ cất nước: một lần và hai lần.

Gồm có hai điện trở, có tác dụng tạo nhiệt làm nước bay hơi.
Nguồn nước cấp vào thiết bị được chia làm hai nhánh:
- Phần nước sẽ được cất.
- Phần nước làm mát.
Hệ thống cất nước
Ngăn đựng nước sẽ cất:
- Chứa điện trở và nước để đun nước bay hơi.
- Có một ống thoát nước để xả bớt lượng nước vào, duy trì mực nước cố định.
Nước làm mát chảy trong ống xoắn, hơi nước bay lên gặp nước làm mát sẽ ngưng tụ
lại và rơi xuống. Ở chế độ cất nước một lần, nước ngưng tụ sẽ chảy vào bình đựng nước
cất. Còn ở chế độ cất nước hai lần, nước ngưng tụ sẽ chảy vào ngăn bên trong để tiếp tục
bay hơi và ngưng tụ lần nữa. Điện trở ngăn ngoài bị bám bẩn nhiều hơn ngăn trong vì
tiếp xúc với nước từ ngoài vào, còn nước ở ngăn trong đã được cất trước một lần. Lý do
phải cất nước hai lần vì trong nước có những tạp chất cũng có thể bay hơi và ngưng tụ lại
cùng với nước, cất nước hai lần làm giảm nồng độ những tạp chất này xuống dưới mức
cho phép.
3. X-Quang:
Có đèn báo nhiệt độ anode:
- Khi electron bắn vào anode, 99% tạo nhiệt nên anode rất nóng, đèn sáng.
- Khi nhiệt độ anode thấp hơn một mức nào đó thì đèn tắt, lúc đó mới có thể chụp
tiếp.
- Bảo vệ anode.
Trang 11
Báo Cáo Kiến Tập
Hệ thống máy X-Quang
Máy X-Quang dùng trong chụp động vật ở đây là máy X-Quang xách tay, toàn bộ
hệ thống nguồn điện, bong được nằm chung trong một khối. Với thiết kế nhỏ như vậy tất
nhiên sẽ không có tủ điện cao thế để tạo ra điện áp lớn giống như những máy X-Quang
thường quy sử dụng trong bệnh viện nên nguồn điện cao thế sẽ được tạo ra bằng tụ( có
điện dung lớn) và các mạch nhân áp kết hợp

Bàn chụp X-Quang
Nút điều khiển chụp X-quang có hai mức: Ready và X-ray:
- Ready để cấp dòng qua filament, khi filament có dòng qua thì đèn Ready bật sáng,
đề phòng đứt bóng.
Trang 12
Ng n ng cassetteă đự
Báo Cáo Kiến Tập
- X-ray để đặt vào hai cực một điện áp kVp. Máy sử dụng mạch nhân áp, khi chưa
bấm X-ray thì áp đã được nâng lên, khi bấm X-ray thì áp đó mới được cấp vào hai
cực. Thời gian cấp áp chỉ vài ms.
Ta có thể chọn kVp và mAs.
4. Siêu âm:
Máy siêu âm.
Cho đến bây giờ, siêu âm được xem là thiết bị chẩn đoán hình ảnh an toàn nhất. Sóng
siêu âm chỉ có thể gây ra những biến đổi sinh học khi có cường độ thật lớn vả thời gian
xuyên âm đủ lâu.
Nguồn cung cấp có 2 chức năng:
- Cung cấp điện áp cho toàn bộ các bộ phận của máy, nó còn cung cấp nguồn chiếu
sáng bàn phím.
- Cung cấp nguồn điện áp cao để kích thích đầu dò phát siêu âm.
Nguồn cung cấp hoạt động dựa trên nguyên lý xung (switching) và có thể dùng với
các nguồn điện lưới 100 – 120VAC, 200 – 240VAC.
Thay đổi nguồn cung cấp vào máy siêu âm không ảnh hưởng đến nguồn cung cấp cho
Monitor.
Đầu dò thạch anh:
- Sử dụng cơ chế áp điện nên có thể vừa phát vừa thu sóng siêu âm.
- Được cung cấp một nguồn cao tần.
Trang 13
Báo Cáo Kiến Tập
III. PHÒNG CÔNG NGHỆ MÔ- ĐH Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH:

Kỹ thuật mô và Xử lý mô:
Mô lấy từ cơ thể với mục đích phục vụ cho các quá trình chẩn đoán bệnh phải được
xử lý trong các phòng thí nghiệm mô để tạo ra các tiêu bản có thể quan sát được dưới
kính hiển vi. Mô trích ra ở đây có thể là sinh thiết, tử thiết hoặc mẫu từ những phần cắt
bỏ khỏi cơ thể. Các kỹ thuật xử lý chúng như sau:
1. Gán thông tin cho mẫu mô (Specimen accessioning):
Mẫu mô sẽ được gán tương ứng với một mã số. Mỗi mã số chứa đựng các thông
tin cần thiết của bệnh nhân.
2. Kiểm tra tổng thể (Gross examination)
Mô tả mẫu và đặt tất cả hoặc vài phần của nó vào trong cassette nhỏ bằng plastic
để giữ mô khi chúng được xử lý với paraffin. Ban đầu cassette được để trong chất làm
hãm (fixative).
3. Cố định mẫu (Fixation)
- Mục đích: bảo tồn mẫu mô lâu dài trong trạng thái càng giống trong cơ thể càng
tốt.
- Không có chất hãm lý tưởng, mỗi loại chất phù hợp với từng loại mô và đặc tính
của chúng, thường dùng là aldehyde(gồm formaldehyde, glutaraldehyde), alcohol,
hợp chất của Hg, chất oxy hóa, picrate,… Ví dụ: Formaldehyde (formalin) là chất
thông dụng nhất khi các điều kiện đạt được là không lý tưởng.Chất đệm formalin
dùng với nồng độ 10%. Mô được cố định bằng các “liên kết chéo” hình thành
trong protein. Chất đệm sẽ tránh quá trình tự phân hủy, kết tủa, và nó không gây
ảnh hưởng đáng kể đến mẫu mô.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình cố định mẫu: chất đệm, khả năng xuyên
thấm, thể tích, nhiệt độ, nồng độ, khoảng thời gian từ khi lấy mẫu khỏi cơ thể đến
khi cố định mô.
4. Xử lý mô (Tissue processing)
- Mô sau khi cố định sẽ được xử lý thành dạng có thể cắt được thành lát mỏng để
quan sát dưới kính hiển vi. Cách thường dùng là đổ paraffin.
- Trước khi đổ parafin, cần khử nước (dehydrade): dùng alcohol với 3 nồng độ khác
nhau. Sau đó, khử chất dehydrade con sót lạt với xylene hoặc toluene. Đây là quá

trình “làm sạch”. Cuối cùng là đổ paraffin vào. Tùy loại paraffin mà sẽ có điểm
nóng chảy cũng như độ cứng khác nhau, phù hợp với những mục đích khác nhau.
Trang 14
Dụng cụ cắt nhỏ xương để phù hợp
với các quá trình xử lý sau này
Kiểm tra tổng thể & Cassette mẫu
Báo Cáo Kiến Tập
Quá trình này thông thường là tự động: thiết bị sẽ lần lượt chuyển mẫu mô qua các
chất khác nhau.
Thiết bị đổ paraffin
5. Cắt lát (Sectioning):
Dùng thiết bị vi phẫu (microtome) cắt lát để có thể đặt trên lam quan sát. Sau đó
đặt lam kính trong nồi ấm trong khoảng 15 phút để tăng độ dính của lát cắt vào lam.
Trang 15
Thiết bị xử lý mô
Báo Cáo Kiến Tập
Trong điều kiện hạn hẹp về thời gian, có thể dùng phương thức đông lạnh (frozen
section) tức nhúng mẫu mô vào chất lỏng/ môi trường lạnh (-20 tới -70
o
C), khi đó mô sẽ đủ cứng
để cắt lát ngay.
6. Nhuộm màu (Staining):
Loại trừ paraffin ra trước rồi mới cho chất nhộm màu vào được. Chất nhuộm được
chọn tùy khả năng nhuộm loại tế bào nhất định trong mô của chúng. Chất nhuộm thường
dùng là hematoxylin và eosion (nhuộm H và E, H and E staining).
Lát cắt sau khi nhuộm còn được cố định chống trượt bằng cách đậy ở phía trên
bằng mảnh mỏng plastic hoặc thủy tinh.
IV. KẾT LUẬN
Vật lý Kỹ thuật Y sinh là lĩnh vực giao thoa của nhiều ngành dựa trên nền tảng vật lý,
sinh học, y học… Phạm vi ứng dụng của ngành rất rộng rãi, không chỉ bó hẹp trong phạm vi

công cụ chẩn đoán và điều trị cho con người nữa mà là ở bất cứ đâu trong lĩnh vực y-sinh học
như thú y, sinh học, mô học,… Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, cuộc sống con người
ngày càng được cải thiện và nâng cao thì nhu cầu về các thiết bị chẩn đoán và điều trị bệnh hiện
đại- trước hết cho chính con người, sau đó là cho thú vật cưng như chó, mèo,… - cũng không
ngừng tăng lên.
Qua quá trình quan sát thực tế, chúng tôi có một vài nhận xét sau:
Thứ nhất, về mặt lý thuyết và thực tiễn: Các thiết bị y sinh nói chung, có thể do rất nhiều
nhà sản xuất khác nhau chế tạo nhưng đều dựa trên những nguyên lý chung với cơ sở là áp dụng
các định luật lý-sinh-y. Ví dụ, các máy siêu âm đều có phần cứng dựa trên nguyên lý chung là cơ
chế xung-tiếng vọng; điểm khác nhau cơ bản là quá trình thu nhận, xử lý số, hiển thị thông tin.
Do đó, trong thực tế từng nhóm thiết bị phải biết linh hoạt tùy cơ ứng biến trên nền tảng kiến
thức đã học.
Thứ hai, về tính hệ thống: Hiện nay số lượng thiết bị rất nhiều, phạm vi ứng dụng cũng rất
khác nhau. Nếu đảm bảo được tính hệ thống, liên kết sử dụng từng thiết bị riêng rẽ sẽ có những
lợi ích sau:
- Phát huy tối đa ưu điểm của mỗi thiết bị và hạn chế nhược điểm của chúng. Tất cả nhằm
một mục tiêu chung là cải thiện chất lượng chẩn đoán, điều trị, ứng dụng của thiết bị.
Trang 16
Thiết bị vi phẫu
Báo Cáo Kiến Tập
- Dễ quản lý, dễ phát hiện khi có bất kỳ trục trặc gì tại một điểm trong chuỗi thiết bị. Tiết
kiệm thời gian, chi phí cho công tác vận hành, bảo trì, sửa chữa.
- Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí cho bệnh nhân.
Tuy vậy cũng có những khó khăn nhất định do các thiết bị của nhà sản xuất này thì có thể
vận hành cùng nhau, nhưng lại không thể vận hành cùng thiết bị do nhà sản xuất khác chế tạo.
Đây là yếu tố khách quan đối với người kỹ sư y sinh. Về mặt chủ quan, ta có thể kết hợp sử
dụng, liên kết các thiết bị tối đa nếu có thể và cũng cần thận trọng do chỉ cần một sai hỏng nhỏ
cũng có thể ảnh hưởng lớn đến hệ thống. Cẩn thận, tỉ mỉ không bao giờ là thừa.
Thứ ba, về mặt an toàn: Tùy thiết bị, có loại hiện nay chưa chứng minh được tác hại như
MRI, siêu âm; cũng có loại gây hại đã được biết đến từ lâu như X quang, CT… Trong quá trình

vận hành, sử dụng, đảm bảo an toàn cho đối tượng tác động luôn là nguyên tắc hàng đầu. Tuy
nhiên, một nghịch lý thường gặp là đảm bảo an toàn tối đa cho đối tượng thì không thể có chất
lượng chẩn đoán hoàn hảo và ngược lại. Đây là bài toán nan giải đòi hỏi người kỹ sư phải biết
làm tất cả những gì có thể để đảm bảo độ an toàn tối đa nhưng vẫn có thể chẩn đoán được. Các
nguyên tắc an toàn khác về lắp đặt, bảo trì, sử dụng phải luôn được tuân thủ nghiêm ngặt.
Trang 17

×