Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng trên máy Lithoclast tại bệnh viện Thanh Nhàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 116 trang )




BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI



TẠ ĐỨC THÀNH



ĐÁNH GIÁ KÕT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI NIỆU QUẢN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI NỘI SOI
NGƯỢC DÒNG TRÊN MÁY LITHOCLAST
TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN


CHUYấN NGHÀNH : NGOẠI KHOA
MÃ SỐ : 60.72.07



LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN KỲ







HÀ NỘI - 2010

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI




TẠ ĐỨC THÀNH





ĐÁNH GIÁ KÕT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI NIỆU QUẢN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI NỘI SOI
NGƯỢC DÒNG TRÊN MÁY LITHOCLAST
TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN






LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC








HÀ NỘI - 2010


CHỮ VIẾT TẮT

BC
Bạch cầu
BN
Bệnh nhân
ĐM
Động mạch
HC
Hồng cầu
n
Tổng số bệnh nhân nghiên cứu
KT
Kích thước
NQ
Niệu quản
TT

Tổn thương
PNL
Percutaneous Nephrolithotripsy
(Tán sỏi thận qua da)
SNQ
Sỏi niệu quản
STN
Sỏi tiết niệu
TSNCT
Tán sỏi ngoài cơ thể
UIV
Urographie Intra Veineuse
(Chụp niệu đồ tĩnh mạch)
UPR
Uretero Pyelographie Retrograde
(Chụp niệu quản - bể thận ngược dòng)


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CỦA NIỆU QUẢN 3
1.1.1. Giải phẫu niệu quản 3
1.1.2. Sinh lý niệu quản 7
1.2. BIẾN ĐỔI GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN
DO SỎI NIỆU QUẢN. 9
1.3. CƠ CHẾ HÌNH THÀNH SỎI TIẾT NIỆU 11
1.3.1. Thành phần hoá học của sỏi 11
1.3.2. Thuyết hình thành sỏi tiết niệu: 12

1.3.3. Các yếu tố nguy cơ sỏi tiết niệu: 15
1.4. CHẨN ĐOÁN SỎI NIỆU QUẢN 17
1.4.1. Chẩn đoán lâm sàng 17
1.4.2. Chẩn đoán hình ảnh. 18
1.4.3. Các biến chứng sỏi niệu quản 19
1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SỎI NIỆU QUẢN 21
1.5.1. Điều trị nội khoa. 21
1.5.2. Điều trị can thiệp phẫu thuật 21
1.5.3. Điều trị can thiệp không phẫu thuật 23
1.5.4. Tình hình nghiên cứu tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng tại Việt
Nam 31
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 32
2.1.1 Chỉ định: 32
2.1.2 Chống chỉ định: 33
2.1.3. Tiêu chuẩn lựa chọn: 33
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ: 33
2.1.5. Địa điểm nghiên cứu 34
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 34
2.3.1 Đặc điểm chung 34
2.3.2. Chẩn đoán sỏi niệu quản 34
2.3.3. Quy trình tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng theo cơ chế xung
hơi với ống soi cứng. 38
2.3.4. Một số nội dung và chỉ tiêu nghiên cứu: 47
2.3.5. Phương pháp thu nhận, thống kê xử lý số liệu 48

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIIÊN CỨU 49
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 49

3.1.2. Thời gian phát hiện bệnh 50
3.2. CHẨN ĐOÁN SỎI NIỆU QUẢN 51
3.2.1. Triệu chứng lâm sàng 51
3.2.2. Cận lâm sàng 51
3.2.3 Vị trí sỏi niệu quản 54
3.2.4. Kích thước sỏi niệu quản đo trên siêu âm 54
3.3. KẾT QUẢ TÁN SỎI NỘI SOI 55
3.3.1. Kết quả đặt ống soi 55
3.3.2. Chế độ xung, áp suất khí nén, đường kính que tán điều. 55
3.3.3. Thời gian tán sỏi 56
3.3.4. Thời gian đặt stent jj và ống thông nòng niệu quản sau tán sỏi 56
3.3.5. Số ngày nằm viện sau tán sỏi 57
3.3.6. Tai biến trong tán sỏi 58
3.3.7. Kết quả tán sỏi 58
3.3.8. Đánh giá kết quả nhóm thành công 59
3.3.9. Nguyên nhân thất bại 59
3.3.10. Đánh giá kết quả sau tán sỏi. 60
3.4. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ VÀ TAI BIẾN TRONG
TÁN SỎI NIỆU QUẢN NỘI SOI NGƯỢC DÒNG 61
3.4.1. Các yếu tố liên quan đến kết quả tán sỏi 61
3.4.2. Các yếu tố liên quan tai biến, biến chứng trong tán sỏi nội soi
ngược dòng. 64
Chương 4. BÀN LUẬN 67
4.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA SỎI NIỆU QUẢN 67
4.1.1. Tuổi và giới tính 67
4.1.2. Một số đặc điểm về tiền sử bệnh 67
4.2. CHẨN ĐOÁN 68
4.2.1. Triệu chứng lâm sàng 68
4.2.2. Cận lâm sàng 68
4.2.3. Chẩn đoán hình ảnh 69

4.2.4 Vị trí và kích thước sỏi 70
4.3. CHỈ ĐỊNH TÁN SỎI NỘI SOI 71
4.3.1. Chỉ định dựa vào vị trí và kích thước sỏi 71
4.3.2. Chỉ định đối với sỏi niệu quản 2 bên và suy thận 72
4.3.3 Chỉ định đối với thận ứ nước và chức năng thận 73
4.3.4. Chỉ định đối với bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu 73


4.4 KỸ THUẬT TÁN 74
4.4.1. Phương pháp vô cảm 74
4.4.2. Đặt ống soi vào niệu quản 74
4.4.3. Kỹ thuật tán sỏi 75
4.5. KẾT QUẢ 75
4.5.1. Kết quả đặt ống soi 75
4.5.2. Chế độ xung, đường kính que tán, áp suất điều trị. 75
4.5.3. Thời gian tán sỏi 76
4.5.4. Đặt ống thông niệu quản sau tán sỏi 77
4.5.3. Thời gian hậu phẫu 78
4.5.5. Đánh giá kết quả 78
4.5.7. Đánh giá trường hợp tán sỏi thất bại 80
4.6. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ VÀ TAI
BIẾN CỦA TÁN SỎI 82
4.6.1. Liên quan kết quả tán sỏi đến tuổi, giới tính 82
4.6.2. Liên quan kết quả tán sỏi với vị trí sỏi 83
4.6.3. Liên quan kết quả tán sỏi đến kích thước sỏi. 83
4.6.4. Liên quan kết quả tán sỏi đến chức năng thận 84
4.6.5. Liên quan đến kết quả tán sỏi với thành phần hoá học sỏi 84
4.6.6. Các yếu tố liên quan đến biến chứng tổn thương niệu quản. 85
4.6.8. Các yếu tố liên quan đến biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu. 87
KẾT LUẬN 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi và giới tính 49
Bảng 3.2. Triệu chứng lâm sàng 51
Bảng: 3.3 Chỉ số ure 51
Bảng: 3.4 Chỉ số Creatinin 52
Bảng: 3.5 Tìm hồng cầu, bạch cầu niệu. 52
Bảng 3.6. Kết quả siêu âm 53
Bảng 3.7. Kết quả chụp hệ tiết niệu 53
Bảng 3.8. Kết quả chụp niệu đồ tĩnh mạch 53
Bảng 3.9 Vị trí sỏi niệu quản 54
Bảng 3.10. Kích thước sỏi niệu quản 54
Bảng 3.11: Kết quả đặt ống soi 55
Bảng 3.12: Chế độ xung điều trị, áp suất khí nén, đường kính que tán 55
Bảng 3.13. Thời gian đặt ống thông nòng niệu quản sau tán sỏi 56
Bảng 3.14. Thời gian đặt stent JJ niệu quản sau tán sỏi 57
Bảng 3.15. số ngày nằm viện sau tán sỏi 57
Bảng 3.16. Các tai biến trong tán sỏi 58
Bảng 3.17. Kết quả tán sỏi trong nhóm thành công 59
Bảng 3.18: Nguyên nhân thất bại 59
Bảng 3.19. Kết quả siêu âm kiểm tra sau tán sỏi 60
Bảng 3.20. Kết quả chụp hệ tiết niệu kiểm tra sau tán sỏi 60
Bảng 3.21. Mối liên quan kết quả tán sỏi với tuổi và giới tính 61
Bảng 3.22. mối liên quan kết quả tán sỏi với vị trí sỏi 62
Bảng 3.23. Liên quan kết quả tán sỏi với kích thước sỏi 62
Bảng 3.24. Liên quan kết quả tán sỏi với chức năng thận 63

Bảng 3.25. Kết quả tán sỏi với thành phần sỏi 63

Bảng 3.26: Mối liên quan đến tai biến tổn thương niệu quản trong tán sỏi 64
Bảng 3.27. Tổn thương niệu quản liên quan đến vị trí sỏi 64
Bảng 3.28. Tổn thương niệu quản liên quan đến kích thước sỏi 65
Bảng 3.29. Nhiễm khuẩn niệu liên quan đến thời gian tán sỏi 65
Bảng 3.30: Nhiễm khuẩn niệu liên quan đến kích thước sỏi 66
Bảng 3.31: Nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến mức độ ứ nước 66
Bảng 4.1. So sánh thời gian tán sỏi trung bình 76
Bảng 4.2. So sánh kết quả tán sỏi với một số tác giả khác 79


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố theo nhóm tuổi và giới tính 50
Biểu đồ 3.2. Thời gian phát hiện bệnh 50
Biểu đồ 3.3. Kết quả tán sỏi niệu quản. 58
Biểu đồ 3.4. thời gian tán sỏi 56



DANH MỤC HèNH

Hình 1.1: Giải phẫu thận mặt trước 3
Hình 1.2: Hình ảnh mô tả hình dạng và kích thước, chia đoạn trên phim chụp
niệu đồ tĩnh mạch của niệu quản 5
Hình 1.3 Giải phẫu vi thể niệu quản 7
Hình 1.4 ống soi cứng 9,5 Fr 26
Hình 1.5 Sơ đồ máy tán sỏi 28
Hình 1.6. Hình ảnh tổn thương niêm mạc niệu quản 30

Hình 2.1: Hình ảnh siêu âm thận ứ nước 37
Hình 2.2. Hình ảnh chụp phim Hệ tiết niệu và niệu đồ tĩnh mạch 38
Hình 2.3. Máy tán sỏi nội soi của hãng Karl storz 39
Hình 2.4. Cấu tạo của rọ lấy sỏi 39
Hình 2.5. Tư thế bệnh nhân tán sỏi nội soi 40
Hình 2.6. Đặt ống soi vào lỗ niệu quản trên 1 hoặc 2 dây dẫn đường 41
Hình 2.7. Động tác xoay ống soi 180° 42
Hình 2.8. Hình ảnh sỏi trước và sau tán 43
Hình 2.9. Hình minh hoạ kỹ thật tán sỏi trong rọ 44
Hình 2.10. Gắp mảnh sỏi vụn bằng Forcep 44


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Sỏi tiết niệu là bệnh thường gặp, chiếm khoảng 30-40% bệnh lý đường
tiết niệu, trong đó sỏi niệu quản đứng hàng thứ hai sau sỏi thận chiếm
25-30%. [3], [4], [20], [25]
Sỏi niệu quản 80% từ trên thận di chuyển xuống [26], sỏi có thể một hay
nhiều viên ở các vị trí khác nhau.Trong quá trình di chuyển xuống, sỏi có thể
vào bàng quang rồi tự đái ra ngoài, nhưng thường sỏi bị dừng lại ở những
đoạn hẹp của niệu quản, gây cơn đau quặn thận bít tắc đường niệu phía trên vị
trí sỏi nằm, gây tổn thương thận nhanh chóng, nếu không điều trị kịp thời, giải
phóng sự bít tắc dẫn tới viêm nhiễm ứ nước, ứ mủ thận, Suy thận có thể gây
tử vong cho bệnh nhân [4], [13] , [20], [41].
Bệnh lý sỏi niệu quản là bệnh lý cấp cứu có trì hoãn, việc theo dõi sát sự
di chuyển của sỏi có giá trị tiên lượng và chọn phương pháp điều trị nội khoa
hay ngoại khoa. [3], [36], [37].
Trước đây điều trị can thiệp sỏi niệu quản chủ yếu là phẫu thuật mở lấy
sỏi, Từ cuối thế kỷ 20 trên thế giới có nhiều phương pháp điều trị sỏi ít gây

tổn thương cho bệnh nhân như: Tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL – Extracoporeal
Shock Wave Lithotripsy), Tán sỏi thận qua da (Percutaneous nephrolithotripsy),
Tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng (Retrograde Ureteroscopy lithotripsy),
Mổ nội soi lấy sỏi (Laparoscopy)…mang lại kết quả tốt cho bệnh nhân.
Tại Việt Nam cho đến nay có nhiều cơ sở y tế đã phát triển phương pháp
tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng, với nhiều loại máy khác nhau như xung
hơi, Siêu âm, Laser , Và cũng đã có một số báo cáo về kết quả, nêu lên
những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp điều trị này.

2
Tại bệnh viện Thanh Nhàn phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng được
thực hiện từ 10/ 2006.
Để đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản trên máy Lithoclast, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi
nội soi ngược dòng trên máy Lithoclast tại bệnh viện Thanh Nhàn ”
Với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi
nội soi ngược dòng tại bệnh viện Thanh Nhàn.
2. Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến kết quả và tai biến của tán
sỏi niệu quản nội soi ngược dòng.
























3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CỦA NIỆU QUẢN
1.1.1. Giải phẫu niệu quản
1.1.1.1. Hình thể và liên quan giải phẫu của niệu quản
Niệu quản là một ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang, nằm
sau phúc mạc, dọc hai bên cột sống thắt lưng và ép sát vào thành bụng sau,
niệu quản bắt đầu từ khúc nối bể thận - niệu quản đi thẳng xuống eo trên, rồi
bắt chéo động mạch chậu, chạy vào chậu hông rồi chếch ra trước và đổ vào
bàng quang. Niệu quản ở người lớn dài khoảng từ 25-28 cm, bên phải ngắn
hơn bên trái khoảng 01 cm, đường kính ngoài khoảng 04-05 mm, đường kính
trong khoảng 03-04 mm.[38],




Hình 1.1: Giải phẫu thận mặt trước (Atlas Nguyễn Quang Quyền) [31]


4
Niệu quản chia làm 04 đoạn từ trên xuống dưới:[38]
* Đoạn bụng: dài từ 09-11cm, liên quan ở sau với cơ thắt lưng, các dây
thần kinh đám rối thắt lưng (thần kinh sinh dục đùi), với các mỏm ngang của
đốt sống thắt lưng (L2-L5), phớa trong bên phải liên quan với tĩnh mạch chủ,
bên trái với động mạch chủ, cùng đi song song với niệu quản xuống hố chậu
có tĩnh mạch sinh dục
* Đoạn chậu: dài 03-04 cm, bắt đầu khi đi qua cánh xương cùng tới eo
trên của xương chậu, liên quan với động mạch chậu: bên trái niệu quản bắt
chéo động mạch chậu gốc trên chỗ phân nhánh 1,5 cm, bên phải niệu quản bắt
chéo động mạch chậu ngoài dưới chỗ phân nhánh 1,5 cm, cả hai niệu quản
đều cách đường giữa 4,5 cm tại nơi bắt chéo động mạch. Tại đây niệu quản
vắt qua động mạch thường bị hẹp, là điều kiện cho sỏi dừng lại gây bệnh sỏi
niệu quản
* Đoạn chậu hông: dài 12-14 cm, niệu quản chạy từ eo trên xương
chậu tới bàng quang, đoạn này niệu quản đi cạnh động mạch chậu trong chạy
chếch ra ngoài và ra sau theo đuờng cong của thành bên xương chậu. Tới nền
chậu hông chỗ gai ngồi thì vũng ra trước và vào trong để tới bàng quang, liên
quan của niệu quản phía sau với khớp cùng chậu, cơ bịt trong, bó mạch thần
kinh bịt bắt chéo phía sau niệu quản, phớa trước liên quan khác nhau giữa
nam và nữ.
+ Nữ giới: niệu quản khi rời thành chậu hông đi vào đáy của dây chằng
rộng tới mặt bên của âm đạo rồi đổ ra trước âm đạo và sau bàng quang. Khi
qua phần giữa dây chằng rộng niệu quản bắt chéo sau động mạch tử cung
+ Nam giới: niệu quản chạy vào trước trực tràng, lách giữa bàng quang
và túi tinh, bắt chéo ống tinh ở phía sau.

* Đoạn bàng quang: dài từ 01-1,5 cm, niệu quản đi vào bàng quang
theo hướng chếch từ trên xuống dưới vào trong và ra trước, niệu quản trước

5
khi đổ vào bàng quang đã chạy trong thành bàng quang một đoạn, tạo thành
một van sinh lý có tác dụng tránh trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu
quản. Hai lỗ niệu quản cách nhau 2,5 cm khi bàng quang rỗng và 05 cm khi
bàng quang đầy
* Niệu quản: có 3 chỗ hẹp sinh lý mà sỏi thường dừng lại khi di
chuyển từ thận xuống bàng quang tạo thành sỏi niệu quản: chỗ nối bể thận
niệu quản 2mm, chỗ niệu quản bắt chéo động mạch chậu 4 mm, chỗ tiếp niệu
quản bàng quang, lỗ niệu quản 03-04 mm.



Hình 1.2: Hình ảnh mô tả hình dạng và kích thước, chia đoạn trên phim
chụp niệu đồ tĩnh mạch của niệu quản
( Nguồn trích từ Campbell-Walsh Urology, 9th ed, 2007 ) [43]
- Mũi tên chỉ đoạn bắt chéo qua động mạch chậu
- UPJ: Đoạn nối bể thận niệu quản
- UO: Đoạn niệu quản thành bàng quang
- I: Đoạn niệu quản 1/3 trên

6
- II: Đoạn niệu quản 1/3 Giữa
- III: Đoạn niệu quản 1/3 dưới
Trên thực tế lâm sàng, dựa trên phim chụp XQ, các nhà ngoại khoa chia
niệu quản ra thành 3 đoạn [28].
- Niệu quản đoạn trên (upper ureter): chạy từ khúc nối bể thận - niệu
quản đến bờ trên của xương cùng.

- Niệu quản đoạn giữa (middle ureter): từ bờ trên xương cùng chạy
xuống bờ dưới xương cùng.
- Niệu quản đoạn dưới ( lower ureter ) : đoạn niệu quản chạy từ bờ dưới
xương cùng xuống bàng quang
1.1.1.2. Hệ thống mạch máu và thần kinh niệu quản
Mạch máu cung cấp cho niệu quản từ nhiều nhánh động mạch. Đoạn
niệu quản trên do các nhỏnh tách ra từ động mạch thận, xuống dưới niệu quản
nhận các nhỏnh tách ra từ động mạch chủ, động mạch trực tràng giữa, động
mạch chậu, động mạch mạc treo tràng dưới, động mạch thừng tinh hay buồng
trứng, động mạch bàng quang…Các nhánh động mạch nối tiếp với nhau dọc
niệu quản tạo thành một mạng lưới phong phú.
- Các tĩnh mạch nhận máu từ các nhánh tĩnh mạch niệu quản đổ về tĩnh
mạch bàng quang, tĩnh mạch chậu dưới, tĩnh mạch thận ở trên.
- Hệ thần kinh chi phối niệu quản là hệ giao cảm và phân bố theo động
mạch. Chúng có nguồn gốc từ đám rối thận, đám rối tinh và đám rối hạ vị,
gồm sợi vận động chi phối cho cơ trơn thành niệu quản, và các sợi cảm giác
mang cảm giác đau khi có sự căng đột ngột thành niệu quản.[38]
1.1.1.3. Cấu trúc mô học niệu quản
Thành niệu quản dày 01 mm có cấu trúc gồm 3 lớp: [38], [54]

7

Hình 1.3 Giải phẫu vi thể niệu quản
Ngồn trích từ Campbell’s Urology [54]
- Lớp niêm mạc: Niêm mạc niệu quản liên tục với bể thận ở trên và
bàng quang ở dưới, bao gồm lớp tế bào biểu mô chuyển tiếp được đệm bởi tổ
chức sợi sơ có khả năng co giãn. Cấu tạo lớp niêm mạc cho phép niệu quản
căng và xẹp trong khi nhu động. Lớp niêm mạc có độ dày khác nhau, từ sáu
lớp tế bào đoạn niệu quản trong thành bàng quang, và hai lớp tế bào đoạn niệu
quản chỗ nối với bể thận.

- Lớp cơ: Gồm 3 lớp, lớp trong là lớp cơ dọc, lớp giữa là lớp cơ vòng, lớp
ngoài thô sơ gồm vài bó cơ dọc. Lớp cơ niệu quản sắp xếp theo kiểu vòng xoắn
- Lớp bao ngoài: Lớp áo vỏ xơ, liên tiếp với lớp vỏ xơ trên thận và ở
dưới với bàng quang. Có nhiều mạch máu nối tiếp nhau, hệ thống thần kinh
và một số tế bào hạch chi phối hoạt động của niệu quản.
1.1.2. Sinh lý niệu quản
1.1.2.1. Hoạt động co bóp của niệu quản
* Sinh lý của chỗ nối bể thận niệu quản:
Đài thận, bể thận và niệu quản có quan hệ chặt chẽ với nhau để thực hiện
chức năng đưa nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Khi dòng chảy nước tiểu
bình thường, tần số co bóp của đài bể thận nhiều hơn niệu quản đoạn trên, và

8
có một sự cản trở tương đối về hoạt động điện thế (electric activity) tại vị trí
chỗ nối bể thận niệu quản. Khi bể thận nhận đầy nước tiểu từ các đài thận đổ
về, áp lực trong bể thận tăng lên đến mức độ kích thích trương lực cơ tạo
thành những co bóp đẩy nước tiểu xuống niệu quản mà trước đó niệu quản
đang trong trạng thái xẹp, áp lực co bóp của niệu quản để đẩy nước tiểu cao
hơn áp lực bể thận, và chỗ nối bể thận niệu quản được đóng lại để cho nước
tiểu khỏi trào ngược từ niệu quản lên thận. Khi dòng chảy nước tiểu tăng lên,
sự cản trở về hoạt động điện thế tại vị trí chỗ nối bể thận niệu quản mất đi và
có sự phù hợp giữa điều hoà nhịp (pacemaker) và sự tăng cường co bóp của
niệu quản.[3], [20]
* Sinh lý chuyển động của nước tiểu trong niệu quản:
Khi nước tiểu được đẩy từ bể thận xuống niệu quản, sóng co bóp của niệu
quản xuất phát ở đầu trên niệu quản đẩy giọt nước tiểu xuống đoạn niệu quản
dưới. Giọt nước tiểu được đẩy xuống trước sóng co bóp của niệu quản, như
vậy niệu quản phía trên của giọt nước tiểu luôn luôn được khép lại ngăn cản
nước tiểu khỏi trào ngược. Một nhu động khác cứ như thế, lại đưa tiếp giọt
nước tiểu khác xuống dưới. Tốc độ di chuyển của làn sóng nhu động khoảng

từ 02 cm đến 06 cm trong 1 phút .[38]
Người ta đã đo được 2 loại áp lực trong lòng niệu quản khác nhau: [54]
- Áp lực tĩnh của niệu quản khoảng từ 0 đến 5 cm H2O.
- Áp lực co bóp của niệu quản: Thay đổi từ 20 – 80 cm H2O, tuỳ theo
từng đoạn của niệu quản mà áp lực co bóp của niệu quản khác nhau tăng dần
lên cao nhất ở đoạn niệu quản bàng quang, nước tiểu được đẩy xuống bàng
quang theo 1 chiều:
Áp lực ở
- Bể thận : 15 cm H2O
- Đoạn thắt lưng: 20 – 30 cm H2O
- Đoạn chậu: 30 – 40 cm H2O
- Đoạn chậu hông: 40 – 50 cm H2O

9
* Sinh lý chỗ nối niệu quản bàng quang:
Sóng nhu động co bóp của niệu quản đẩy nước tiểu từ trên xuống tới chỗ nối
thành bàng quang, tại đây áp lực giữa giọt nước tiểu phải vượt quá áp lực
trong bàng quang để đẩy nước tiểu vượt qua chỗ nối vào trong bàng quang.
Nếu bàng quang bị căng nước tiểu làm áp lực trong bàng quang bị vượt quá
áp lực co của niệu quản thì gây nên trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên
niệu quản.
1.1.2.2. Trương lực cơ của niệu quản:
Sự hoạt động nhịp nhàng di chuyển nước tiểu trong ống dẫn nước tiểu
theo từng cung đoạn từ ống góp tới đài thận, rồi bể thận và từng đoạn niệu
quản là nhờ sự vận động của hệ thống cơ thắt và các thớ cơ tạo nên thành ống
tiết niệu. Trong điều kiện bình thường, tần số co bóp từng đoạn trên đường
tiết niệu giảm dần từ đài thận xuống niệu quản. Tần số co bóp của bể thận có
thể tăng gấp 2, gấp 3 lần di chuyển từ đài bể thận xuống niệu quản, nhưng
nhịp độ co bóp của niệu quản vẫn giữ nguyên. Mỗi nhu động co bóp của niệu
quản có thờm một lượng nước tiểu được vận chuyển xuống, các giọt nước

tiểu sẽ dài hơn, rộng hơn, nhưng vẫn cách nhau giữ cho không có hiện tượng
trào ngược. Sự hoạt động này còn phụ thuộc vào điều kiện bàng quang đầy
nước tiểu hay rỗng, cũng như trên đường tiết niệu có bị cản trở hay không.
1.2. BIẾN ĐỔI GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN
DO SỎI NIỆU QUẢN.
Nước tiểu có thể chảy được từ trên thận xuống niệu quản nhờ ba yêu tố:
(1) áp lực thuỷ tĩnh của cột nước tiểu, (2) nhu động của bể thận, niệu quản, (3)
tốc dộ của dòng nước tiểu.[28],[55]
Sự biến đổi của niệu quản khi có bế tắc được chia thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn có bự: thành niệu quản dày lên, niệu quản tăng nhu động để
tống nước tiểu qua chỗ bế tắc, nếu tắc nghẽn lâu ngày niệu quản sẽ dài ra

10
thêm, bị xoắn vặn và các dải mô xơ phát triển trong thành niệu quản, chớnh
các dải mô xơ này sẽ gây tình trạng tắc nghẽn thứ phát ở niệu quản.
- Giai đoạn mất bù: niệu quản giãn rất to và hoàn toàn không còn khả
năng co bóp tạo nhu động nữa.
Sự biến đổi của thận khi có bế tắc:
- Khi áp lực trong đài bể thận tăng lên do tắc nghẽn hoặc trào ngược, đài
bể thận sẽ giãn nở, mức độ ứ nước của thận tuỳ thuộc thời gian bế tắc, mức độ
và vị trí bế tắc, nếu bế tắc càng cao thì càng ảnh hưởng nhiều đến thận.
- Hiện tượng ứ nước xảy ra đầu tiên ở các đài thận, mô ở giữa các đài
thận sẽ teo đi do: các đài thận ứ nước chèn ép và tình trạng thiếu máu hậu quả
của những rối loạn huyết động khi hệ thống động mạch cung cấp cũng bị chèn
ép giữa vỏ bao thận và đài bể thận.
- Thận ứ nước kéo dài sẽ đưa đến hiện tượng nhu mô bị teo mỏng, phá
huỷ hoàn toàn, thận chỉ còn là một túi chứa nước tiểu hoặc mủ.
- Khi áp lực đài bể thận tăng gần đến áp lực lọc của cầu thận (6 –
12mm Hg) thì khả năng bài tiết nước tiểu của thận rất thấp, áp lực lọc cầu
thận và lưu lượng máu đến thận giảm đi. Tuy nhiên thận có một cơ chế để bù

trừ là các ống góp của thận sẽ vỡ ra tại những điểm yếu nhất (tại fornix) gây
thóat nước tiểu vào mô kẽ thận. Lượng nước tiểu này sẽ được hấp thu qua hệ
thống bạch mạch của thận, nhờ vậy áp lực trong đài thận được giảm xuống
Thận tắc nghẽn rất dễ bị nhiễm khuẩn kèm theo, và được chia làm 4
giai đoạn
- Giai đoạn 1: chủ yếu phù nề và viêm nhẹ ở vùng khe (viờm nóng)
- Giai đoạn 2: viêm nhiễm ở vùng khe tăng lên, các ống thận có thể bị
tổn thương, lòng chứa đầy trụ niệu và bạch cầu, mô xơ và những ổ áp xe rất
nhỏ quanh ống thận.
- Giai đoạn 3: những ổ áp xe rõ

11
- Giai đoạn 4: thận ứ mủ và bị phá huỷ hoàn toàn
Từ giai đoạn 2 trở đi đều để lại di chứng như viêm thận mãn, xơ teo
thận, đẩy nhu mô ra phía vỏ, nhu mô dẹt mỏng dần, tháp thận bị tổn thương,
có nhiều mô xơ xen lẫn mô lành, cuối cùng thận bị giảm và mất chức năng
1.3. CƠ CHẾ HÌNH THÀNH SỎI TIẾT NIỆU
1.3.1. Thành phần hoá học của sỏi
Ở Việt Nam hầu như tất cả các mẫu sỏi phân tích đều có từ hai thành
phần trở lên, Nguyễn Phương Hồng (1994) [18] phân tích 60 mẫu sỏi tiết
niệu, kết luận đa số sỏi là sỏi Canxi (91,65 %) trong đó thành phần hay gặp
nhất là Oxalate canxi (tỷ lệ chiếm 71,76%), sau đó mới đến phosphat canxi,
struvit, amoni urat, cystin. Thành phần hoá học khác nhau giữa các lớp trong
một viên sỏi, giữa các viên sỏi trong cùng một cơ thể và sỏi giữa các cá thể lại
càng khác nhau, vì vậy gọi tên một cách chính xác cho thành phần hoá học
của một viên sỏi tiết niệu trên một bệnh nhân là một điều rất khó, Trong sỏi
gồm có 90% trọng lượng là tinh thể vô cơ, còn lại 5% là nước, 3% là protein,
ngoài ra là các yếu tố vi lượng khác như citrat, kim loại kiềm, fluo…[24]
Các phương pháp phân tích thành phần hoá học của sỏi như: phương pháp
hồng ngoại, phân tích nhiệt, phương pháp laser màu xung (pulsed dye laser),

Thành phần tinh thể tạo sỏi gồm có 5 loại: [18], [38]
+ Calcium oxalate: Đây là loại sỏi hay gặp nhất, chiếm 60-90% các loại
sỏi, dưới dạng có hai phân tử nước và một phân tử nước, màu vàng hoặc đen,
sỏi cản quang, bề mặt xù xì và nhiều gai, sỏi rất rắn.
+ Calcium phosphate: Dưới dạng Brushite hayApatite, màu trắng, có
nhiều lớp cản quang, kích thước lớn, dễ vỡ khi tán.
+ Struvite: Magnesium ammonium phosphate: Chiếm khoảng 5 – 15%
các loại sỏi, phát triển nhanh thành sỏi to, sỏi san hô, màu trắng ngà. Sỏi do
nhiễm khuẩn gây nên, do các vi khuẩn gram âm sản xuất men Ureasa phân

12
huỷ ure. Chất Ureasa chuyển ure trong nước tiểu thành kiềm gây kết tủa sỏi
Amoni magie phospate, nhu mô thận bị phá huỷ nhanh chóng và việc điều trị
gặp nhiều khó khăn.
+ Acid uric: Gồm Amoni urat và Natri monohydrat, loại này gặp 1 – 20%,
màu nâu, không cản quang, hay gặp ở nam giới, hay kết hợp với sỏi Calcium
oxalate, rất cứng.
+ Cystine: Chiếm 1- 2 %, màu trắng ngà, thành phần hầu như chỉ có
Cystine, đôi khi nó kết hợp với sỏi Calcium phosphate, thường gặp ở người
trẻ, sỏi cứng, ít gặp ở Việt nam.
Trên thực tế, các thành phần này thường phối hợp với nhau để cấu tạo
thành sỏi hỗn hợp. Dựa vào mức độ cản quang sỏi trên phim, màu sắc sỏi có
thể tiên lượng được mức độ rắn hay mềm của sỏi.
1.3.2. Thuyết hình thành sỏi tiết niệu:
Cơ chế hình thành sỏi tiết niệu nói chung còn là vấn đề phức tạp, chưa
được xác định rõ ràng, tuy vậy nhiều tác giả đã xây dựng một số thuyết để mô
tả cơ chế hình thành sỏi tiết niệu như sau [28].
+ Thuyết “Keo-tinh thể’’ hay còn gọi là thuyết keo che chở của Butt
(1952) [44].Theo giả thuyết này, tất cả các loại dịch trong cơ thể như dịch
mật, dịch tuỵ, nước bọt và nước tiểu đều bao gồm hai thành phần chính đó là:

các tinh thể và chất keo ( hay còn gọi là chất keo che chở).
- Các tinh thể bao gồm Acid Uric, Acid oxalic, Canxi, Cystin, Xanthin
các tinh thể này luôn có xu hướng lắng đọng và kết tụ với nhau tạo sỏi. Bình
thường các tinh thể này không lắng đọng tạo sỏi được do lưu tốc dòng nước
tiểu, các chất keo che chở luôn chuyển động va chạm và làm cho các tinh thể
cũng chuyển động theo
- Các chất keo che chở do niêm mạc đường niệu tiết ra, bản chất là các
chất cao phân tử như Mucin, Mucoprotein, acid hyalurolic, Acid Nucleic

13
các chất keo che chở này luôn có xu hướng chuyển động theo nguyên lý
Braun, va chạm lẫn nhau và va chạm với các tinh thể, không cho các tinh thể
lắng đọng tích tụ và liên kết tạo sỏi.
Nếu vì một lý do nào đó, các chất keo che chở giảm đi về số lượng hay
chất lượng (trọng lượng phân tử giảm đi, chuyển động giảm), thì các tinh thể
không bị va chạm có điều kiện lắng đọng tạo sỏi.
* Số lượng chất keo che chở giảm khi:
. Tình trạng nhiễm khuẩn niệu.
. Cơ thể có rối loạn toàn thân như: hội chứng Cushing, cơ thể trong trạng
thái stress dẫn đến nồng độ Adrenalin tăng cao.
* Chất lượng chất keo che chở giảm khi:
. Có dị vật trong đường niệu, các dị vật này là nhân thu hút các tinh thể để
kết tụ thành sỏi.
. Niêm mạc đường niệu bị viêm nhiễm
. Nước tiểu kiềm hoá.
. Có hiện tượng ứ đọng nước tiểu như khi có dị tật bẩm sinh đường niệu,
u phì đại lành tính tuyến tiền liệt.
+ Thuyết “Hạt nhân”: Mỗi viên sỏi tiết niệu đều được hình thành từ một
“hạt nhân” ban đầu. Đó là các dị vật xuất hiện trong hệ tiết niệu (những đoạn
chỉ không tiêu, mảnh cao su ) đôi khi người ta còn xác định được hạt nhân

của sỏi là những tế bào thoái hóa, tế bào mủ, xác vi khuẩn, tổ chức hoại tử
những “hạt nhân” này là những cốt để các muối Canxi, Phot pho, Magie bám
vào, bồi đầy dần dần để tạo thành những viên sỏi.
- Những tổn thương vi thể tại thận cũng được phát hiện và tìm thấy có
mối liên quan tới sự hình thành sỏi. Klintrarev (1966) cho rằng hệ thống ống
tiểu quản thận là nguyên nhân tạo sỏi. Một số tác giả còn cho rằng sự sừng
hoá quá mức lớp biểu mô vùng nhỳ thận là nguyên nhân tạo sỏi. Epstein

14
(1967) nêu lý thuyết về sự rối loạn tuần hoàn thận dẫn đến những tổn thương
tế bào nội mạc ống sinh niệu, gây giảm các chất keo tạo ra nhiều “hạt nhân”
để tích tụ các tinh thể hình thành sỏi
- Giả thuyết của Randall (1973): đã đưa ra lý thuyết về những mảng vôi ở
biểu mô xoang thận (mảng Tubulin), và sự lắng đọng muối vôi vào những vết
chợt loét ở những biểu mô đú. Theo Randall nếu tháp thận bình thường nhẵn
nhụi thì sỏi khó kết hợp và ngược lại nếu tháp thận thay đổi, các đài thận bị
mất tính trơn nhẵn thì các tinh thể bỏm dớnh tạo sỏi
- Khi sỏi bong ra khỏi gai thận, nhờ những tác động của nhu động đẩy
nước tiểu từ thận xuống bàng quang, sỏi di chuyển xuống niệu quản, trên
đường di chuyển sỏi dễ bị mắc kẹt lại những chỗ hẹp của niệu quản
- Sỏi bị kẹt tại chỗ, tích tụ thêm canxi phát triển to dần lên, chớt hẹp dần
lòng niệu quản, gây nên ứ tắc nước tiểu làm cho bệnh ngày càng trầm trọng
+ Thuyết tác dụng của Mucoprotein hay thuyết “Khuôn đúc”: Theo
Boyce, Baker, Simon thì sỏi tiết niệu loại canxi, Uric đều do một nhân khởi
điểm hữu cơ mà cấu trúc của nhân này là Mucoprotein hay còn gọi là
Mucoplysaccharid, Mucoprotein là loại protein đặc hiệu rất giàu glucid chúng
rất dễ kết hợp với canxi để tạo thành một phức hợp không tan, khởi điểm cho
sỏi tiết niệu. Bình thường Mucoprotein có nhiều ở màng đáy ống thận.
+ Thuyết nhiễm khuẩn: Người ta đã xác định được tương quan nhân quả
giữa nhiễm khuẩn niệu và sỏi tiết niệu. Nhiễm khuẩn tạo ra nhiều tiểu thể để

trở thành nhân hình thành sỏi đó là xác vi khuẩn, xác bạch cầu , mặt khác
một số chủng vi khuẩn như Proteus, E.coli có men phân huỷ Urease gây kiềm
hoá nước tiểu, tạo ra các gốc Amoni, Magie dẫn đến tăng khả năng lắng đọng
Amoniphosphat và tạo nên sỏi mà chủ yếu là sỏi Struvit
+ Thuyết bão hoà quá mức: Theo Lonsdale K (1968) [70], Elliot (1973)
[50], Thông thường có sự thăng bằng giữa tốc độ hoà tan và tăng trưởng của

15
các tinh thể trong dung môi. ở giai đoạn này chưa có sự kết tinh của tinh thể,
nếu nồng độ các ion tăng đến mức bảo hoà, đạt đến điểm gọi là “sản phẩm
hoà tan” (Solubility product), thì sẽ hình thành giai đoạn chưa ổn định
(Metastable) và sỏi có thể kết tinh trên một nhân dị chất. Nếu nồng độ các ion
tiếp tục tăng lên mức quá bão hoà, đạt đến điểm gọi là “sản phẩm tạo thành”
(Formation product), sỏi sẽ kết tinh một cách tự nhiên trên một nhân đồng
chất ở giai đoạn không ổn định (Unstable). Nhiệt độ và pH của môi trường tác
động lên các giai đoạn trên đây. Các nhân sỏi được hình thành sẽ trôi theo
dòng nước tiểu ra ngoài cơ thể hoặc kết tụ lại với nhau, đặc biệt trong môi
trường quá bão hoà. Trong các nhân dị chất, phải kể đến hiện tượng “chồng
xếp” (epitaxy) giữa 2 cấu trúc tinh thể gần giống nhau. Khi phân tích thành
phần sỏi, có thể phát hiện một số thành phần hữu cơ thường có trong nước tiểu
bình thường hay bị nhiễm khuẩn, một số tác giả gọi đó là khuôn đúc (matrix).
Như vậy có thể nói mỗi thuyết chỉ giải thích được một khía cạnh, một giai
đoạn của quá trình rất phức tạp, tinh vi của cơ chế hình thành sỏi tiết niệu
1.3.3. Các yếu tố nguy cơ sỏi tiết niệu:
* Yếu tố nội sinh:
+ Tuổi và giới: tỷ lệ mắc sỏi cao nhất gặp ở lứa tuổi từ 20 – 50 tuổi, tuy
nhiên, ở hầu hết các bệnh nhân bằng chứng khởi phát từ tuổi thanh thiếu niên
(từ 13-19), tỷ lệ Nam/Nữ là 3/1, Finlayson (1974) [53]cho rằng nồng độ
Testosteron trong huyết thanh thấp góp phần ngăn ngừa sỏi Oxalate hình
thành ở phụ nữ và trẻ em, nghiên cứu của Fian (1999) cho thấy Adrogen có

tác dụng làm tăng bài tiết Oxalate niệu, Oxalate huyết thanh, sự tích tụ tinh
thể oxalate ở thận, trong khi đó Oestogen có tác dụng ngược lại.
+ Chủng tộc: có rất nhiều tài liệu cho thấy, sỏi tiết niệu không phổ biến ở
thổ dân châu Mỹ, người da đen, trong khi bệnh khá phổ biến ở người
Capcase, người châu Á.

×