Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Điều tra mức độ hiểu biết về bệnh lao của người dân 2 xã nam Ka và Ear Bin huyện Lăk, tỉnh Đắk Lắk năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.68 KB, 11 trang )


1


SỞ Y TẾ ĐẮK LẮK
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN LĂK



TRẦN MINH HÙNG


Tên đề tài:
ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT VỀ BỆNH LAO CỦA NGƯỜI DÂN 2
XÃ NAM KA VÀ EAR BIN, HUYỆN LĂK,
TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2012


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ I






Huyện Lăk, năm 2012




2





SỞ Y TẾ ĐẮK LẮK
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN LĂK


ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT VỀ BỆNH LAO CỦA NGƯỜI DÂN 2
XÃ NAM KA VÀ EAR BIN
HUYỆN LĂK, TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2012



ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ I




Chủ nhiệm đề tài: Bs. Trần Minh Hùng




Huyện Lăk, năm 2012





3



Để hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học năm 2010 và viết được đề tài hôm
nay, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của Sở Y tế, của lãnh
đạo, HĐKH trung tâm Y tế huyện Lăk;
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám đốc, Hội đồng khoa học của
trung tâm Y tế huyện Lăk, đặc biệt là những cán bộ đồng nghiệp của các trạm Y tế xã
Nam, Ear Bin đã cùng với tôi khảo sát trong suốt thời gian nghiên cứu .
Cho phép Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Giám đốc Bs Phạm Phú Anh, và chủ
tịch HĐKH Bs Y Sĩ Buôn Đap đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết giúp tôi hoàn
thành quá trình nghiên cứu khoa học này.
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn các cộng sự cùng tất cả các anh chị em đồng
nghiệp khác đã giúp đỡ để tôi hoàn thành, Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn đến nhân dân
2 xã Nam, Ear Bin đã tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát để có dữ liệu viết đề tài khoa
học hôm nay.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện công trình nghiên cứu bằng tất cả sự
nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được những đóng góp quí báu của hội đồng khoa học và các bạn đồng
nghiệp.
Liên Sơn, ngày 25 tháng 11 năm 2012
Bs Trần Minh Hùng








4

Danh mục các từ viết tắt
STT
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
1
Tổ chức Y tế Thế giới
TCYTTG
2
Điều trị bằng hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực
tiếp (Directly Observed Treatment Short course)
DOTS
3
Chương trình chống Lao Quốc gia
CTCLQG
4
Trung tâm Y tế huyện
TTYT
5
Cán bộ công chức
CCBC
6
Bệnh nhân
BN
7
Kiến thức chung
KTC
8
Truyền thông- Giáo dục sức khỏe
TT-GDSK
9

Chăm sóc sức khỏe ban đầu
CSSSKBĐ

















5
MỤC LỤC

STT Nội dung Trang
I. Danh mục các từ viết tắt 4
II. Mục lục 4
III. Đặt vấn đề 6
IV. Mục tiêu 7
V. Phương pháp: 7
VI. Kết quả: 8
VII. Tài liệu tham khảo 10

VIII. Kiến nghị 11
1. Đề nghị chính quyền địa phương các cấp: 11
2. Ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk: 11
3. Trạm Y tế xã: 11





6

I. Đặt vấn đề
Bệnh Lao là một căn bệnh mà sự tồn tại của nó đã gắn liền với sự phát triển của xã
hội loài người từ ngàn năm nay. Trên thế giới chưa có một quốc gia nào, một dân
tộc nào mà không có người bị mắc bệnh Lao và chết do Lao. Việc tìm ra các thuốc
hóa học chống Lao giúp cho việc chữa trị Lao trở nên đơn giản và hiệu quả hơn,
đồng thời trong giới Y học cũng xuất hiện tư tưởng chủ quan nên đã làm lãng quên
đi căn bệnh nguy hiểm này. Ngày nay, bệnh Lao trở lại cùng với đại dịch
HIV/AIDS, nó trở thành một trong những căn nguyên gây bệnh và gây tử vong lớn
nhất ở người, đặc biệt ở những nước đang phát triển [2].
Mức độ nặng nề của bệnh Lao đã ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân và chỉ số phát
triển con người của các Quốc gia. Các nghiên cứu về kinh tế Y tế cho thấy, mỗi
bệnh nhân Lao sẽ mất trung bình 3-4 tháng Lao động, làm giảm 20-30% thu nhập
bình quân của gia đình. Bệnh Lao đã tác động mạnh tới 70% đối tượng Lao động
chính của xã hội, làm lực lượng sản xuất bị giảm sút, năng suất Lao động giảm và
mùa màng, chợ búa sẽ không tham gia được. Trong những năm tới, cùng với sự
phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước, công tác chống Lao có nhiều thuận lợi
để phát triển song cũng không ít khó khăn, thách thức cần vượt qua.
Trước tình hình đó, để đánh giá chung về bệnh Lao tại cộng đồng góp phần nhỏ
trong công tác tư vấn cho người dân, chúng tôi tiến hành tìm hiểu thực trạng sự

hiểu biết của người dân 02 xã Nam Ka và Ear Bin thuộc huyện Lăk, Đắk Lắk, là 2
xã gần nhau trên một tuyến đường nhưng số bệnh nhân mắc bệnh Lao hàng năm
có khác biệt về số lượng.






7

II. Mục tiêu
1. Đánh giá kiến thức - thực hành về phòng chống bệnh Lao của người dân 2 xã
Nam Ka và Ear Bin, huyện Lăk, tỉnh Đắk Lắk 2012 và các yếu tố liên quan.
2. Xác định các nguồn thông tin Giáo dục sức khỏe về phòng chống bệnh Lao
của người dân 2 xã Nam Ka và Ear Bin mà người dân tiếp cận được.
III. Phương pháp:
Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích, cỡ mẫu gồm 384 đối tượng tuổi từ 18
trở lên



















8

IV. Kết quả:
Trong số 384 đối tượng là người dân được phỏng vấn đại diện cho 2 xã Nam Ka, Ea
Rbin. Tỷ lệ mà người dân cho rằng bệnh Lao là bệnh lây qua đường hô hấp là chính
chiếm 87%, bệnh có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm phòng Lao cho trẻ sơ sinh
34%, che miệng khi ho 79%, Ho, khạc đàm vào lon, cốc, lọ đem chôn hoặc đốt
24%, hạn chế tiếp xúc với người mắc Lao 35%…chiếm khá cao, tuy nhiên vẫn còn
vẫn cho rằng bệnh lao lây truyền qua ăn uống, lao động nặng Về thực hành, một
số thực hành sai như tự ý mua thuốc điều trị lao chiếm tỉ lệ 24,4%,
Vấn đề trả lời đúng có liên quan đến tuổi, tuổi, giới, học vấn, và nghề nghiệp.
Độ tuổi 18-40 chiếm 50%, trả lời chính xác cao hơn các độ tuổi khác, tuổi cao sự
suy nghĩ về bệnh lao có phần hạn chế do đó cách phòng chống cũng hạn chế.
Tỷ lệ nam 67,7% trả lới đúng nhiều hơn nữ 33,3% có sự khác biệt trong công
tác phòng chống bệnh Lao, đặc biệt có sự khác biệt rõ giữa cán bộ công chức và
người làm nông nghiệp công chức 77,7%, về trình độ học vấn trên cấp 3 trả lới
66%, và cũng chính lẽ đó mà nó có ảnh hưởng phần nào đến công tác truyền thông
phát hiện bệnh Lao.
1. Đường hố hấp: 330 86%
2. Đường ăn uống: 204 53%
3. Tiếp xúc da: 154 40%
4. Bệnh lao do vi khuẩn: 334 87%
5. Do di truyền: 146 38%

6. Do lao động nặng: 230 60%
7. Tiêm phòng BCG: 130 34%
8. Che miệng khi ho, hoặc mang khẩu trang: 134 35%
9. Ho khạc kéo dài trên 2 tuần: 368 95%
10. Khạc nhổ đúng nơi quy định: 92 24%
11. Chấp nhận điều trị nếu bị bệnh Lao: 349 91%

9
12. Kiến tức đúng: 245 64%
13. Chưa đúng: 138 36%
Các yếu tố liên quan kiến thức, thái độ thực hành:
Yếu tố liên
quan
Kiến thức
Thái độ
Thực hành
P
PR
KTC 95%
P
PR
KTC 95%
P
PR
KTC 95%
Tuổi
18– 40
0,1
0,8
0,58- 1,11

0,66
0,95
0,78-1,17
0,57
1,69
0,20- 7,63
41-60
0,1
0,5
0,33- 0,27
0,46
0,58
0,47-1,09
0,31
1,45
0,10- 3,73
Trên 60
0
0,3
0,21- 1,12
0,17
0,21
0,30-0,11
0,18
1,06
0,08- 2,43
Giới
Nam
0,3
1,1

0,89- 1,47
0,17
1,12
0,92- 1,36
0,11
0,28
0,70- 1,39
Nữ
0,2
1
0,66- 1,01
0,09
0,11
0,57- 1,11
0,06
0,02
0,67- 1,24
Học vấn
Mù chữ
0
1

0,01
1

0,26
0

Cấp 1


0,9
0,73- 1,16

0,96
0,81- 1,13

0

Cấp 2

0,9
0,70- 1,10

0,86
0,72- 1,02

2,8
0,80- 8,90
Cấp 3 trở
lên

1.27
1.05- 1,53

1,22
1,08- 1,37

2,5
0,30- 9,50
Nghề nghiệp

Làm nông
0
0,9
0,40- 2,03
0.02
0,39
0,07- 1,95
0,32
0

Buôn bán

1,4
1,26-1,61

1,13
0,96-1,33

0

CBCC

1,2
0,87- 1,51

1,22
1,12-1,33

0



Kết luận:
Tỉ lệ mắc lao của người dân 2 xã Nam Ka, Ea Rbin Kiến thức về bệnh lao một số mặt
còn hạn chế; về thái độ, một số người dân chưa chia sẽ về bệnh; về thực hành vẫn còn
người dân tự ý mua thuốc và khạc nhỗ bừa bãi


10
VII. Tài liệu tham khảo
1. Bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Đăk Lăk (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động
CTCLQG, tr 7-9.
2. Bộ môn dịch tễ - Khoa Y tế Công cộng - Đại học Y Dược TP.HCM (2006),
Dịch tễ học cơ bản.
3. Đinh Ngọc Sỹ (2006), Thông tin về bệnh lao và lao/HIV dành cho NVYT và
tuyên truyền viên tuyến cơ sở, tr 3-17. NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
4. Đỗ Văn Dũng (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học và phân tích thống kê
với phần mềm stata 8.0, Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM.
5. Nguyễn Đỗ Nguyên (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Y khoa,
Khoa Y tế công cộng, Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh.
6. Lê Văn Nhi (2005),Bài giảng chương trình chống lao, tr.1-3.
7. Phạm Long Trung (2000), Bệnh học lao-phổi, In: Phạm Long Trung. tr.5-20,
tr.119. NXB Đà Nẵng.
8. Trần Văn Sáng (2007), Bệnh học lao, In: Trần Văn Sáng. Tr.128-135. NXB Y
học Hà Nội.
9. Trung tâm y tế huyện Lăk (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động chống lao.
10. Viện lao và bệnh phổi Trung ương (2008), Báo cáo tổng kết hoạt động
CTCLQG, tr 7-9.











11
VIII. Kiến nghị
1. Đề nghị chính quyền địa phương các cấp:
Quan tâm BN để xóa bỏ sự kỳ thị và sự lo lắng của người bệnh sợ bị phát hiện, sợ
người khác biết mình bị bệnh lao và thay vào đó là sự hỗ trợ giúp đỡ thiết thực của
người lành đối với người bệnh.
Chỉ đạo các ngành liên quan tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe cho dân biết
kiến thức về bệnh lao, có thái độ và thực hành đúng trong việc điều trị và phòng bệnh
lao. Ngòai ra, cần phát sóng trên đài truyền thanh bằng những bài có nội dung thu hút
người nghe, người xem nhất là chuyên mục về bệnh lao và sức khoẻ.
2. Ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk:
Quan tâm nhiều đến hoạt động truyền thông tận cộng đồng, đặc biệt vùng sâu, vùng
xa.
3. Trạm Y tế xã:
Trạm Y tế xã cần tăng cường công tác giám sát để hướng dẫn BN và người nhà BN
tuân thủ điều trị và phòng ngừa về xử lý đờm đúng nơi qui định, uống thuốc đúng
cách, uống thuốc đều đặn, không hút thuốc, không uống rượu bia trong thời gian điều
trị.

×