Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.59 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN
MÔN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
Đề tài :
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM
Hà Nội, tháng 12 năm 2011
MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................................1
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH ẢNH – BẢNG BIỂU................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................4
TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP...................................................................5
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG
VIỆT NAM...............................................................................................................................14
PHÂN TÍCH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN
THÔNG VIỆT NAM................................................................................................................18
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM...............................................................................................40
KẾT LUẬN...............................................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................45
PHỤ LỤC..................................................................................................................................46
1
DANH MỤC VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
VC
Vietnam Communications Corporation
VN Việt Nam
VHDN Văn hoá doanh nghiệp
CBNV Cán bộ nhân viên


2
DANH MỤC HÌNH ẢNH – BẢNG BIỂU
STT TÊN TRANG
1. Hình 1. Mô hình Denison về cấu trúc của VHDN 12
2. Hình 2. Văn phòng VC 20
3. Hình 3. Không gian làm việc tại VC 21
4. Hình 4. Hai vị phó Tổng giám đốc - Người hùng của VC 26
5. Hình 5. VCRadio 31
6. Hình 6. VCConnek 32
7. Hình 7. Mô hình Denison về cấu trúc văn hoá VC 38
8. Bảng 1. Thang điểm đánh giá VHDN 12
9. Bảng 2. Kết quả đánh giá VHDN từ 30 phiếu điều tra về
văn hoá VC
37
10. Bảng 3. So sánh VHDN của VC trước và sau tái cấu trúc
(2006 và 2011)
41
3
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ cùng với đó là sự gia tăng
các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Không chỉ số lượng các doanh nghiệp tăng
một cách nhanh chóng mà còn là sự trưởng thành và lớn mạnh của một phần doanh
nghiệp trong nước. Tuy nhiên, sự phát triển này còn mang tính nhỏ, lẻ, thiếu ổn
định và bền vững. Các doanh nghiệp đa số chưa định hình được bản sắc kinh doanh
riêng.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, bên cạnh sự giao thoa các nguồn lực còn có sự
giao lưu giữa các dòng văn hóa đa dạng, ảnh hưởng tới phong cách, thái độ làm
việc của doanh nghiệp. Nhu cầu của con người cũng chuyển sang chú trọng tới mặt
giá trị văn hoá. Cạnh tranh bằng kỹ thuật trong thời đại thế giới phẳng không còn
chiếm địa vị lâu dài do tính chất khuếch tán nhanh của công nghệ kỹ thuật. Thay

vào đó là vai trò then chốt của văn hoá doanh nghiệp trong cạnh tranh bởi lẽ khác
với kỹ thuật, văn hoá doanh nghiệp rất khó hoặc không thể bắt chước được toàn bộ,
nó sẽ tạo nên những nét riêng, sức hấp dẫn cho doanh nghiệp. Văn hóa mỗi doanh
nghiệp sẽ góp phần lớn định hình tính cách, phong thái của những con người trong
doanh nghiệp. Một công ty với văn hóa nhiệt tình, trách nhiệm sáng tạo hay trì trệ, ỉ
lại của các cá nhân sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, hưng thịnh hay thoái
lui của một công ty.
Ngày nay, tốc độ phát triển vũ bão của công nghệ làm cho việc luân chuyển
thông tin trở nên cực kỳ nhanh chóng và vai trò của thông tin ngày càng trở nên
quan trọng. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này đã nhanh chóng làm thay đổi
cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra
quyết định của con người. Công nghệ thông tin trở thành một ngành đầy quyền
năng và được toàn xã hội chú ý. Đây chính là một thử thách lớn hay cơ hội lớn của
4
các công ty truyền thông. Điều này phụ thuộc vào chính công ty đó. Vậy văn hóa
doanh nghiệp phải như thế nào để công ty truyền thông hoạt động trong một môi
trường chuyên biệt, khắc nghiệt yêu cầu năng động, sáng tạo, chủ động mà vẫn rất
cần sự trách nhiệm, kết nối của mỗi cá nhân ? Để trả lời cho câu hỏi này tôi đã chọn
để tài “Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần truyền thông Việt Nam” với
mục đích giúp cả nhóm có cái nhìn sâu sắc hơn, hiểu sâu về văn hóa doanh nghiệp,
cũng như văn hóa doanh nghiệp của một công ty cụ thể.
Nội dung của đề tài được trình bày theo ba chương như sau:
• CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
• CHƯỜNG II - GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN
THÔNG VIỆT NAM
• CHƯƠNG III – PHÂN TÍCH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM
• CHƯƠNG IV – GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CHO CÔNG
TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM
TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1.1. Vài nét cơ bản về văn hóa doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là một khái niệm không lạ với mọi người. Chúng ta
5
đều đồng ý là nó tồn tại, chúng ta đều khẳng định nó rất quan trọng. Nhưng lại có
nhiều cách hiểu hoàn toàn khác nhau về văn hóa doanh nghiệp là gì ?
Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác
trong lĩnh vực. (Gold, K.A.)
Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau
phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian
dài. (Kotter, J.P. & Heskett, J.L.)
Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến
và tương đối ổn định trong doanh nghiệp. (Williams, A., Dobson, P. & Walters,
M.)
Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất là định
nghĩa của chuyên gia nghiên cứu các tổ chức Edgar Schein: “ Văn hoá công ty là
tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong
quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và sử lý các vấn đề với môi trường xung
quanh”
Như vậy : Văn hóa doanh nghiệp thể hiện được những nhu cầu, mục đích và
phương hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp có
được màu sắc riêng, tức là nhân cách hóa doanh nghiệp đó. Văn hóa doanh nghiệp
là cơ sở của toàn bộ các chủ trương, biện pháp cụ thể trong sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, chi phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Bản chất của VHDN là đối nội phải tăng cường tiềm lực, quy tụ được sức
sáng tạo của công nhân viên chức, khích lệ họ sáng tạo ra nhiều lợi nhuận cho
doanh nghiệp; đối ngoại phải được xã hội bản địa chấp nhận.
1.1.2. Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp. Nó giúp
doanh nghiệp trường tồn vượt xa cuộc đời của những người sáng lập. Nhiều người

cho rằng văn hoá doanh nghiệp là một tài sản của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, văn
hoá doanh nghiệp giúp ta: giảm xung đột; điều phối và kiểm soát; tạo động lực làm
6
việc; tạo lợi thế cạnh tranh...
• Giảm xung đột
Văn hoá doanh nghiệp là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó
giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định
hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hoá
chính là yếu tố giúp mọi người hoà nhập và thống nhất.
• Điều phối và kiểm soát
Văn hoá doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi các nhân bằng các câu
chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc... Khi phải ra một
quyết định phức tạp, văn hoá doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn
phải xem xét.
• Tạo động lực làm việc
Văn hoá doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản
chất công việc mình làm.Văn hoá doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu,
định hướng và bản chất công việc mình làm. Văn hoá doanh nghiệp còn tạo ra các
mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành
mạnh. Văn hoá doanh nghiệp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công
việc có ý nghĩa hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. Điều này càng có
ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến. Lương và thu nhập chỉ
là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta
sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường
hoà đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng.
• Lợi thế cạnh tranh
Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực... làm tăng
hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ
giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường.
Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn, thoái lui, hay phát triển của

doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp trường tồn vượt xa cuộc đời của những người
sáng lập. Văn hóa doanh nghiệp đã vượt ra là một tài sản của doanh nghiệp mà còn
là một công cụ quyền năng cho các nhà quản trị.
7
1.2. Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp có cả biểu hiện hữu hình và vô hình. Một số biểu hiện
rất dễ quan sát, đó là lớp bề nổi của văn hóa (cấu trúc hữu hình) còn phần lõi có ảnh
hưởng sâu và mạnh hơn rất nhiều ( cấu trúc vô hình)
1.2.1. Lớp bề nổi của VHDN: Biểu hiện hữu hình
• Kiến trúc đặc trưng :
Các vật thể hữu hình (như tòa nhà làm viêc, văn phòng, bàn ghế, tài liệu...) là
môi trường mà nhân viên làm việc. Chúng là nhân tố duy trì và có ảnh hưởng trực
tiếp lên cách thức giao tiếp,phong cách làm việc, cách ra quyết định, phong cách
giao tiếp và đối xử với nhau.
Cũng có khi một linh vật biểu thị giá trị của tổ chức hay một biểu tượng cho
phương châm chiến lược cũng là một trong những kiến trúc đặc trưng của tổ chức.
• Phong trào, nghi lễ, nghi thức:
Đây là những hoạt động tuyên truyền phổ biến đường lối, chính sách của
công ty, tạo ra sự khác biệt của công ty với bên ngoài, tạo hình ảnh tốt cho công ty
trước cộng đồng qua đó góp phần xây dựng thương hiệu.
• Giai thoại:
Câu truyện truyền miệng hay người hùng của tổ chức. Những giai thoại này
chính là nguồn động viên, tấm gương cho các nhân viên, giúp họ hoàn thành công
việc tốt hơn.
• Logo:
Biểu tượng linh hồn của toàn bộ hệ thống nhận diện thương hiệu của 1 doanh
nghiệp. Logo càng dễ nhận biết, càng gây ấn tượng sẽ càng tốt cho cả việc quảng
cáo và giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
• Đồng phục:
Thể hiện tính thống nhất, đoàn kết của một doanh nghiệp

• Ngôn ngữ, khẩu hiệu :
Những câu chữ khẩu hiệu ví von hay sắc thái ngôn từ. Slogan là một cách rất
tốt để xây dựng sự đồng lòng, truyền bá sứ mệnh tầm nhìn của doanh nghiệp tới
8
từng thành viên.
• Các ấn phẩm :
Bản tuyên ngôn sứ mệnh, báo cáo thường niên hay các tạp chí hàng tháng, ấn
phẩm đặc biệt của doanh nghiệp.... Các ấn phẩm biểu hiện rõ ràng về văn hóa
doanh nghiệp.
Tuy văn hóa hữu hình của công ty các nhà quản trị có thể nhìn thấy ngay
nhưng nó bao gồm khá nhiều mặt khác nhau. Điều này yêu cầu các nhà quản trị
phải thực sự quan tâm đến quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình.
1.2.2. Phần lõi: Biểu hiện vô hình
• Lý tưởng, niềm tin :
Là động lực ý nghĩa cao cả sâu sắc, giúp nhân viên nhận thức được tầm quan
trọng, công việc, sứ mệnh của bản thân mình.
• Các giá trị:
Các khái niệm liên quan đến chuẩn mực đạo đức, công việc. Chúng được thể
hiện được chia thành hai thành phần. Thứ nhất là các giá trị tồn tại một cách tự
nhiên. Một số trong các giá trị đó được coi là đương nhiên chúng ta gọi đó là các
ngầm định.Thứ hai là các giá trị chưa được coi là đương nhiên và các giá trị mà
lãnh đạo mong muốn đưa vào doanh nghiệp mình. Những giá trị được các thành
viên chấp nhận thì sẽ tiếp tục được duy trì theo thời gian và dần dần được coi là
đương nhiên. Sau một thời gian đủ lớn thì các giá trị này trở thành các ngầm định
theo mối quan hệ.
Đi sâu hơn trong các giá trị của công ty là tầm nhìn, sứ mệnh,triết lý kinh
doanh đây chính là những giá trị cốt lõi nhất, căn bản nhấ của văn hóa doanh
nghiệp. Đây là cơ sở xây dựng định hướng hoạt động của doanh nghiệp và chi phối
các quyết định quản lý; là niềm tin, là giá trị bền vững không thay đổi bất chấp thời
gian và ngoại cảnh. Vì vậy, điều kiện tiên quyết để quá trình xây dựngvăn hóa

doanh nghiệp thành công là sự cam kết của những người lãnh đạo cao nhất của
doanh nghiệp. Bởi, phần quan trọng nhất, trái tim và khối óc của doanh nghiệp nằm
9
ở lớp trong cùng của văn hóa. Đó còn là phương châm quản lý của doanh nghiệp,
phong cách lãnh đạo mà chỉ có những nhà quản lý cao nhất của doanh nghiệp mới
đủ khả năng tác động đến lớp văn hóa cốt lõi này.
Các giá trị của công ty thì bao gồm giá trị cốt lõi: Văn hóa doanh nghiệp nếu
muốn bền vững và phát triển mạnh thì nhất định đi từ các giá trị cốt lõi. Hệ thống
giá trị cốt lõi là động lực chủ yếu thúc đẩy mọi người làm việc, hạt nhân liên kết
mọi người trong doanh nghiệp với nhau, liên kết doanh nghiệp với khách hàng, đối
tác của doanh nghiệp, liên kết doanh nghiệp với xã hội nói chung Các giá trị cốt lõi
phải là các giá trị không phai nhòa theo thời gian và là trái tim và linh hồn của
doanh nghiệp.
Như vậy :
Văn hoá doanh nghiệp là một tổng thể chứ không phải chỉ là việc đưa một
giá trị một cách đơn lẻ rời rạc. Vì thế để xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp,
trước hết phải là ý chí xây dựng văn hóa của ban lãnh đạo doanh nghiệp, sau đó
phải qua công tác giáo dục để nhân viên hiểu, chấp nhận chia sẻ và đi đến sự đồng
thuận trong cộng đồng doanh nghiệp đó. Ngoài ra, muốn xây dựng văn hóa doanh
nghiệp thì phải biết phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp có vô vàn hình thức biểu hiện muốn xây dựng văn
hóa doanh nghiệp không phải thực hiện trong ngày một ngày hai, nó có thể là một
chặng đường kéo dài hàng thập kỷ, Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng
không phải là một khẩu hiệu, nó phải được sự vun đắp của từng cá nhân trong tổ
chức doanh nghiệp đó, xây dựng văn hóa là chìa khóa để doanh nghiệp được
trường tồn.
1.3. Đánh giá văn hóa doanh nghiệp dựa trên mô hình Denison
Có thể nói rằng VHDN là một mệnh đề khó nắm bắt, vô hình nên rất khó có
thể cân đo, đong đếm một cách rõ ràng. Vậy câu hỏi đặt ra là: “ Làm sao để có thể
đánh giá được VHDN vì đặc tính vô hình?”. Bên cạnh những phân tích VHDN dựa

10
trên cơ sở lý thuyết, các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp, mô hình để
nhằm giải quyết câu hỏi trên. Và một trong số đó có mô hình Denison (1990) về
cấu trúc của VHDN:
Mô hình Denison đưa ra có bốn nhóm yếu tố chính phản ánh rõ nét VHDN
bao gồm: Sứ mệnh, tính nhất quán, sự tham gia và khả năng thích ứng. Tương ứng
với bốn nhóm yếu tố là 12 giá trị cơ bản, từ đó xây dựng nên một mẫu phiếu điều
tra
1
với 60 câu hỏi nhằm khảo sát ý kiến của các thành viên trong công ty về
VHDN, và ảnh hưởng của văn hoá doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của Công
ty, đồng thời đánh giá được thực trạng VHDN tại công ty đó.
Hình 1: Mô hình Denison về cấu trúc của VHDN
(Nguồn: ThS. Hoàng Anh Duy - Bài giảng Văn hoá danh nghiệp)
Thang điểm đánh giá cụ thể cho các nhóm yếu tố như sau:
Bảng 1: Thang điểm đánh giá VHDN
1
Mẫu phiếu điều tra đươc đính kèm trong bài tiểu luận
11
Điểm bình quân 1 – 3,69 3,7 – 4,19 4,2 – 5
Đánh giá Yếu Trung bình Mạnh
(Nguồn: ThS. Hoàng Anh Duy - Bài giảng Văn hoá danh nghiệp)
Những nhóm yếu tố đó là:
• Sứ mệnh:(định hướng dài hạn của công ty) được thể hiện qua 3 yếu tố:
Tầm nhìn: Một tầm nhìn có hiệu quả và thể hiện được tiềm năng của công ty
phải thể hiện được tính hội tụ, dễ hình dung, dễ truyền đạt đến tới bên trong và bên
ngoài công ty.
Định hướng chiến lược dựa trên mục đích của tổ chức mà doanh nghiệp xác
định rõ cách thức mà nhân viên có thể đóng góp và tạo những dấu ấn cho nhân viên
và doanh nghiệp mình

Hệ thống mục tiêu: Gắn kết tầm nhìn và định hướng dài hạn công ty phải đưa
ra được những mục tiêu cụ thể, truyền cảm hứng, định hướng cho các nhân viên
trong công việc của mình.
Sứ mệnh của công ty sẽ xác định các mục đích của công ty, những lý do công
ty đó ra đời và căn cứ tồn tại, phát triển của nó. Sứ mệnh của công ty chính là bản
tuyên ngôn của công ty đó đối với xã hội, nó chứng minh tính hữu ích và các ý
nghĩa trong sự tồn tại của công ty đối với xã hội.
• Khả năng thích ứng : là khả năng biến những đòi hỏi của môi trường kinh
doanh thành hành động. Mô hình Denison đánh giá khả năng thích ứng của công ty
thông qua 3 giá trị cơ bản là khả năng đổi mới, định hướng khách hàng và tổ chức
học tập
Khi môi trường kinh doanh thay đổi liệu văn hóa doanh nghiệp có kịp thích
nghi để vẫn duy trì được hiệu suất công việc hay không.Doanh nghiệp có phản ứng
được với các xu hướng và dự báo được các xu hướng trong tương lai hay không
chính là “khả năng đổi mới” của công ty.
Mô hình Denison cho rằng một tổ chức muốn có khả năng thích ứng cao thì
cần những “tổ chức học tâp” tốt. Học tập liên tục, tin rằng lợi thế cạnh tranh bắt
12
nguồn từ việc học tập liên tục sẽ giúp doanh nghiêp mang tính năng động cao sẵn
sang thay đổi học hỏi -> khả năng thích ứng cao
Đánh giá trên “Định hướng khách hàng” Một doanh nghiệp có văn hóa tốt sẽ
định hướng khách hàng tốt, đáp ứng nhanh chóng và dự báo nhu cầu khách hàng
trong tương lai.
• Sự tham chính của nhân viên :
Ủy quyền : mô hình Denison sẽ dựa trên mức độ giao cho nhân viên quyền tự
quyết, tự chủ và tự chịu trách nhiệm để chấm điểm đánh giá về văn hóa doanh
nghiệp.
Định hướng nhóm : xem xét việc hợp tác đề đạt mục tiêu của một nhóm. Đánh
giá sẽ đi từ kết quả dựa trên nỗ lực của cả nhóm.
Phát triển năng lực : phân tích mức độ mà doanh nghiệp đầu tư vào phát triển

kĩ năng nhân viên. Các hoạt đông giúp duy trì khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu
cầu kinh doanh, phân tích mức độ hỗ trợ hiệu quả cho việc ủy quyền cho nhân viên
• Tính nhất quán : Mô hình sẽ phân tích "khả năng xác định các giá trị và hệ
thống làm nền tảng cho văn hóa doanh nghiệp”
Giá trị cốt lõi : Một công ty với giá trị cốt lõi mạnh mẽ rõ rang sẽ là nền tảng
của văn hóa mạnh,được đánh giá cao trong mô hình Denison.Khi các thành viên
cùng chia sẻ một bản sắc riêng, một hệ thống chuẩn mực đao đức thì văn hóa doanh
nghiệp sẽ mạnh
Đồng thuận : phân tích dưa trên mức độ đồng thuận của công ty và khả năng
giải quyết, dung hòa hay tôn trọng những khác biệt trong doanh nghiệp.
Hợp tác và đồng thuận: Không chỉ các cá nhân trong công ty phải đồng thuận
với nhau mô hình còn đánh giá dựa trên việc các bộ phận các phòng ban của công
ty có thể làm việc tốt với nhau để đạt được mục tiêu chung hay không.
13
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN
THÔNG VIỆT NAM
1.4. Thông tin chung về công ty
Công ty có tên tiếng việt là Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam, tên tiếng
anh là Vietnam communications corporation, tên viết tắt là VC corp. Trụ sở chính
đặt tại số 191 Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội, bên
cạnh đó công ty còn có các văn phòng tại các thành phố lớn. Văn phòng tại Hà Nội
gồm có Văn phòng quảng cáo Admicro tầng 11 tòa nhà CDC 25 – 27 Lê Đại Hành,
Hai Bà Trưng; Văn phòng Mua chung 27 Mai Hắc Đế. Ngoài ra VC còn có văn
phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ, Đà Nẵng và
Hải Phòng. Loại hình công ty là Công ty cổ phần với vốn điều lệ là 55.388.330.000
đồng.
1.5. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
• Giai đoạn từ 2001 – 2006
Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam tiền thân là công ty Giải pháp sáng
tạo VVT được thành lập tháng 5/2001. Tháng 10/2003, Công ty Giải pháp sáng tạo

VVT được đổi tên thành Công ty cổ phần Truyền thông Việt Nam Vinacomm.
Hình thức pháp lý là Công ty cổ phần với 3 cổ đông sáng lập là ông Vương Vũ
Thắng (34.5% tổng vốn điều lệ), ông Nguyễn Công Kha (10% tổng vốn điều lệ),
ông Vương Đình Quyền (5% tổng vốn điều lệ). Năm 2006, sau khi nhận được sự
đầu tư từ Tập đoàn Technocom (nay là Vingroup) của anh Phạm Nhật Vương, 30
nhân sự đã chuyển từ tòa nhà 18 Nguyễn Chí Thanh sang lập trụ sở tại tầng 23 tháp
B Vincom và VCcorp đã trở thành thành viên trẻ nhất của Tập đoàn.
• Từ 07/07/2006 đến nay
Ngày 07/07/2006, công ty Cổ phần Truyền thông Việt Nam, tên viết tắt là
VCCORP đã chính thức được thành lập với 100% vốn do cổ đông đóng góp, không
có cổ đông nhà nước. Giấy Đăng ký Kinh doanh số 0103013029 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư Hà Nội cấp. VC là một trong những đối tác chiến lược được lựa chọn
14
đầu tư bởi Quỹ đầu tư mạo hiểm, Tập đoàn IDG Ventures Vietnam.
1.6. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Hiện nay VC có 900 nhân viên (bao gồm 800 nhân viên chính thức + 100
cộng tác viên). Trình độ lao động: 100% nhân sự có trình độ từ Cao đẳng trở lên.
Với số lượng khá lớn nhân viên VCCorp chia cơ cấu tổ chức, phòng ban như sau:
1.6.1. Cơ cấu tổ chức hiện nay
Cơ cấu tổ chức bộ máy của VCCORP được tổ chức theo mô hình Công ty Cổ
phần với các cơ quan và Phòng ban bao gồm :
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty Cổ
phần Truyền thông Việt Nam. Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ thông qua
định hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh;
quyết định sửa đổi, bổ sung vốn...
Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty Cổ phần Truyền
thông Việt Nam do ĐHĐCĐ bầu ra. Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết
định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn
đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có trách nhiệm giám sát hoạt động của
Giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Công ty.

Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và
mức độ cẩn trọng trong quản lý, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập
BCTC nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát hoạt động
độc lập với HĐQT.
1.6.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty
Bộ phận Thương mại Điện tử: với trên 200 nhân sự, bộ phận thương mại
điện tử là bộ phận có sức phát triển “nóng” nhất Công ty hiện nay. Bộ phận chịu
trách nhiệm triển khai các dự án liên quan đến lĩnh vực thượng mại điện tử, thực
hiện toàn bộ các khâu của hoạt động cung cấp các dịch vụ liên quan đến thương
mại điện tử như bán hàng trực trực tuyến, rao vặt, thanh toán trực tuyến
15
Bộ phận Quảng cáo trực tuyến: Chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển hệ
thống quảng cáo trực tuyến trên các website thuộc sở hữu của VCCorp và các
website mà VCCorp giữ quyền khai thác quảng cáo
Bộ phận nội dung: Với các trang thông tin điện tử tổng hợp như
www.kenh14.vn ; www.afamily.vn ; www.cafef.vn ; www.autopro.com.vn ;
www.genk.vn ; www.soha.vn , bộ phận nội dung chịu trách nhiệm trong việc cập
nhật các thông tin theo phạm vi, nội dung cung cấp thông tin của từng site, đảm bảo
các thông tin cung cấp là chính xác, nhanh chóng, có độ tin cậy cao đáp ứng nhu
cầu tìm kiếm và tiếp cận thông tin của người dùng
Bộ phận Mobile : Chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh và phát triển
các sản phẩm dịch vụ giá trị gia tăng trên đầu số 8x01. Xây dựng các chiến lược
kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường tại từng thời kỳ
Ngoài các bộ phận chuyên môn đặc thù nêu trên VCCORP cũng có những bộ
phận như là bộ phận kế toán, hành chính nhân sự, bộ phận pháp chế giúp điều hành
công ty như những công ty khác.
1.6.3. Các sản phẩm chủ yếu của công ty
VC là công ty hoạt động trong lĩnh vực phát triển công nghệ thông tin, giải trí
và sản phẩm Internet. Lĩnh vực kinh doanh chính bao gồm: Cung cấp thông tin
kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội, thể thao, giải trí trên Internet, các dịch vụ giá trị

gia tăng trên mạng, cung cấp Game Onlines, dịch vụ Thương mại điện tử. Một số
sản phẩm chiến lược của VC gồm có:
1. Các kênh thông tin
CafeF.vn: Kênh thông tin tài chính, chứng khoán số 1 VN
Kenh14.vn: Kênh thông tin dành cho giới trẻ
Socnhi.com: Kênh nội dung, truyện trò chơi tương tác dành cho thiếu nhi
Afamily.vn: Kênh thông tin gia đình, sức khỏe
Autopro.com.vn: Kênh thông tin ôtô – xe máy
Gamek.vn: Kênh thông tin game
2. Hệ thống thương mại điện tử
Rongbay.com: Trang mua bán, rao vặt số 1 VN
Enbac.com: Chợ giao dịch, đấu giá, thông tin mua bán trực tuyến
Muare.vn: Diễn đàn mua bán, trao đổi hàng hóa
16
Muachung.vn: Mua hàng theo nhóm giảm giá đến 60%
Pay.soha.vn: Hệ thống thanh toán trực tuyến an toàn, đơn giản và thân thiện
3. Công cụ search Baamboo
Baamboo mp3: Công cụ tìm kiếm và nghe nhạc trực tuyến
Baamboo video: Công cụ tìm kiếm và xem video trực tuyến
Baamboo điểm tin: Công cụ tìm kiếm thông tin báo chí
4. Hệ thống Social Media
Linkhay.com: Cộng đồng chia sẻ và bình luận thông tin
Sannhac.com: Cộng đồng hát và chia sẻ karaoke trực tuyến
Tratu.com: Cộng đồng dịch thuật và chia sẻ kiến thức dịch thuật
5. Hệ thống công nghệ cho hơn 30 báo điện tử hàng đầu VN
Dantri.com.vn
Nguoilaodong.vn
Thethaovanhoa.vn
VnEconomy.vn
6. Tổng đài SMS 8x01

VC Mobile là 1 trong những sản phẩm ra đời đầu tiên, kinh doanh trong lĩnh
vực giá trị gia tăng cho điện thoại di động, với 2 thương hiệu nổi tiếng 8x01 và Chị
Thỏ Ngọc. Hiện tại VC đang là một trong những đơn vị dẫn đầu thị trường về lĩnh
vực này.
7. Admicro
Là đơn vị kinh doanh trực thuộc Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam
chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn trọn gói đối với các chiến dịch quảng cáo trực
tuyến và các dịch vụ tư vấn khác theo nhu cầu của khách hàng như: tư vấn lựa chọn
website/vị trí quảng cáo, tư vấn lựa chọn hình thức quảng cáo, dịch vụ thiết kế, đo
lường, v.v. AdMicro hiện đang độc quyền kinh doanh trên gần 50 sản phẩm báo chí
và các cổng thông tin trực tuyến, trong đó có các báo điện tử lớn như Dân trí,
Người Lao động, Thời báo KTVN, Pháp luật TPHCM, Diễn đàn doanh nghiệp,
CafeF, Kenh14 .v.v.
Nhận xét:
VCCorp cung cấp một hệ thống sản phẩm đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác
nhau.
17
Các sản phầm của VCCorp hiện nay đều là các sản phẩm được ưa chuộng và
tin tưởng trong dịch vụ truyền thông và internet. Điều này chứng tỏ tiềm lực mạnh
mẽ của công ty.
PHÂN TÍCH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM
1.7. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công ty
Để hiểu sâu sắc và nhận thức rõ về văn hóa doanh nghiệp của Công ty cổ
phần truyền thông Việt Nam, nhóm tác giả đã phân tích văn hóa doanh nghiệp theo
hai phương pháp chính là nghiên cứu qua tài liệu của công ty, và khảo sát thực tế.
1.7.1. Phương pháp nghiên cứu qua tài liệu
a. Các thực thể hữu hình
• Kiến trúc đặc trưng :
VC có trụ sở chính tại Tầng 22 và 23 tháp Vincom B, 191 Bà Triệu, Hà Nội,

một số văn phòng đại diện tại tầng 5 và 11 tòa nhà CDC, 27 Lê Đại Hành, Hà Nội –
Admicro và tầng 5 và 11 tòa nhà Saigon Prime, Tp. Hồ Chí Minh và một số chi
nhánh tại Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng, Vũng Tầu, Cần Thơ.
Toàn bộ các địa điểm làm việc của VC đều là những toà nhà lớn, hiện đại, đa
năng, không gian rộng rãi phù hợp với các lĩnh vực kinh doanh của công ty về
truyền thông, công nghệ cao như: quảng cáo trực tuyến, nội dung trực tuyến, các
dịch vụ trên điện thoại di động, thương mại điện tử,..
Hình 2 : Văn phòng VC
18

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu sưu tầm)
Vào các dịp lễ, tết nhân viên thường cùng nhau trang trí cho các phòng ban
trong công ty, tạo không khí vui vẻ, mới lạ giúp tăng tình, tính sáng tạo.
Hình 3 : Không gian làm việc tại VC

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu sưu tầm)
• Nghi lễ:
Củng cố
Để củng cố các nhân tố hình thành bản sắc của VC và tôn thêm vị thế của các
thành viên, hàng tháng trên nội san VCConneck, ngay ở trang 03 là bảng “Con số
& sự kiện” nhằm điểm lại những sự kiện nổi bật đã diễn ra, thêm vào đó là bảng
công bố giải thưởng “Tự khoe” của tháng để các phòng, ban có cơ hội được tôn
vinh những thành tích của mình nhằm nâng cao tinh thần học hỏi, vươn lên của
từng thành viên trong công ty.
Ngoài ra, về cơ chế thưởng của VC, công ty áp dụng việc thưởng nóng theo
từng tháng (từ 30 – 50%) cho những cá nhân hoàn thành xuất sắc công việc và
thưởng khi có thành tích đột biến. Hai cơ chế này được áp dụng phù hợp với tiêu
chí của VC “luôn và ngay”.
Nhắc nhở:
Với mục đích để các VCers có dịp nhìn nhận, trao đổi với nhau qua đó phổ

biến và nhân rộng những công nghệ hay, những sản phẩm tốt, những cách làm sáng
19

×