Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

GIÁ TRỊ TRONG TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.86 KB, 10 trang )

GIÁ TRỊ TRONG TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN
TRƯỜNG TỘ
MỞ ĐẦU
Đúng là thời gian đã và đang ủng hộ Nguyễn Trường Tộ, đưa ông ngày
một về gần với chúng ta, với đất nước hôm nay. Khoa học xã hội và nhân văn
vẫn cần tiếp tục khám phá Nguyễn Trường Tộ, không ít mỹ từ cao sang đã dành
để tôn vinh ông: “Người yêu nước sáng suốt”, “Nhà yêu nước sáng suốt nhất của
thế kỷ XIX”, “Nhà cải cách lớn của dân tộc”, “Nhà phê bình xã hội đầu tiên ở
nước ta”, “Nhà kiến trúc tư tưởng Việt Nam ở thế kỷ XIX”, “Một trí tuệ lớn
mang tầm quốc tế”, “một nhà thiết kế vĩ đại của đất nước ở thế kỷ XIX”.
Tuy nhiên là một trí thức lỗi lạc, vượt trên tầm thời đại, nhưng khi ông
còn sống thì bị bài xích, nghi ngờ, và không được trọng dụng Tư tưởng canh tân
của ông cuối cùng cũng không được thực hiện.
Có thể nói, Nguyễn Trường Tộ là một trong những trí thức tân học đầu ti
ên ở nước ta, có những khác biệt về chất so với những bậc sỹ phu tiền bối Nho
học từ xưa đến bây giờ. Cũng mang tấm lòng ưu thời mẫn thế, yêu nước thương
dân như những tri thức khác trên những khúc quanh của lịch sử, nhưng Nguyễn
tiên sinh lại có một tư tưởng hoàn toàn mới mẻ, một thái độ sống tích cực và đầy
ý thức trách nhiệm đối với dân tộc Mặc dù những ý tưởng cải cách của ông
không được sử dụng và bản thân Nguyễn Trường Tộ không được sử dụng trong
triều đình, ông vẫn là một nhân cách trí thức lớn, đáng để người đời suy ngẫm
và học tập.
Vì vậy nghiên cứu “những giá trị trong tư tưởng cải cách của Nguyễn
Trường Tộ”, để nhận định lại cuộc cải cách của Nguyễn Trường Tộ ở Việt Nam
dưới triều đại nhà Nguyễn. Đồng thời để chỉ ra tính thời sự của những tư tưởng
canh tân của ông, góp phần thiết thực vào việc tìm một giải pháp cho công cuộc
đổi mới ở nước ta hiện nay.
1
NỘI DUNG
1. Cuộc đời Nguyễn Trường Tộ.
Sinh ra trong một gia đình Nho học, theo đạo Gia Tô, bố làm nghề


thuốc ở Hưng Nguyên, Nghệ An. Từ nhỏ ông học chữ Hán, nổi tiến thần đồng,
tuy không đi thi nhưng vẫn được người đời gọi là “Trạng Tộ”. Năm 1858, Pháp
bắn phá Đà Nẵng, ông vừa tròn 30 tuổi. Tính tình năng động, ông quyết chí bỏ
cái học “từ chương” đi tìm cái học “thực dụng”. Năm 1858 đến 1861, ông được
giám mục Gau Their đưa sang Hồng Kông, tồi sau đó gửi sang Pháp học tập. Tại
Pháp ông đã thu nhận được rất nhiều tri thức khoa học, kỹ thuật hiện đại Châu
Âu thời bấy giờ. Năm 1861, Nguyễn Trường Tộ về nước sống ở Sài Gòn, làm
việc cho người Pháp. Ông tham gia các cuộc hòa đàm giữa triều đình Huế về
Hiệp ước 1862. Từ đó, ông đã suy ngẫm về tình hình đất nước. Với vốn hiểu
biết phong phú đông, tây, kim, cổ, đặc biệt là tình hình kinh tế, chính trị, cũng
như sức mạnh công nghiệp hóa của phương Tây, công cuộc cách tân ở phương
Đông, với nhiệt tình yêu nước của một trí thức trẻ tuổi, ông đã liên tục đưa ra
những bản “điều trần” đối với triều đình, nhằm mong muốn có sự cách tân, đổi
mới đất nước.
Trong tám năm, từ 1863 -1871, ông đã gửi đến triều đình Huế gần 60 tài
liệu, với những tri thức mới mẻ, những giải pháp mang tính khả thi và những
kiến nghị thiết thực để cứu vãn tình hình đất nước đang suy sụp. Những ông đề
nghị cải cách toàn diện trên nhiều mặt, từ kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục,
quốc phòng đến ngoại giao… thể hiện đầy đủ trong các trước tác: Tế cấp luận,
Tế cấp bát điều, Khai hoang từ, Giáo môn luận, Thiên hạ phân hợp đại thế
luận…
Đã có nhiều công trình nghiên cứu, tổng kết thành tựu hơn 25 năm đổi
mới đất nước. Tuy nhiên, những đánh giá, tổng kết đó còn chưa đầy đủ. Trong
những nghiên cứu, đánh giá này, việc rà soát lại các giá trị tư tưởng cải cách
trong lịch sử dân tộc, xem xét những kết quả và bài học kinh nghiệm đổi mới
2
của quá khứ nhằm khẳng định cơ sở lý luận nền tảng của việc xây dựng và hoàn
chỉnh lý luận phát triển của dân tộc trong thời đại ngày nay là một điều không
thể bỏ qua, bởi sự tương tác biện chứng không thể phủ nhận giữa truyền thống
và hiện đại. Trong các tư tưởng cải cách đó, rất đáng kể là tư tưởng cải cách của

Nguyễn Trường Tộ. Ông cho rằng duy tân để đưa đất nước lên cõi văn minh,
phú cường.
2. Tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ
2.1. Vấn đề chính thể xã hội
Chính thể xã hội vừa là cơ sở tồn tại vừa là mục tiêu hướng tới của mọi
phương diện hoạt động trong cuộc sống của một quốc gia, kể cả một khi có công
cuộc duy tân. Sau Nguyễn Trường Tộ, với các nhà Duy Tân, Đông Kinh nghĩa
thục ở đầu thế kỷ XX thì công cuộc duy tân đã dược tiến hành với khát vọng xây
dựng một xã hội dân chủ tư sản. Trong khi với Nguyễn Trường Tộ trước đó thì
vẫn duy trì chế độ phong kiến. Bản điều trần “Ngôi vua là quí, chức quan là
trọng” (cuối tháng 5.1866) thể hiện rõ điều đó. Tuy nhiên phải thấy mô hình chế
độ phong kiến mà Nguyễn Trường Tộ nhe nhắm lại có những nét riêng so với
chế độ phong kiến đương thời của nhà Nguyễn như sau:
-Đã thấy rõ những mặt trái; những xấu xa của chế độ phong kiến đương
thời. Sau này có người mệnh danh ông là “Nhà phê bình xã hội đầu tiên ở nước
ta”, chính là từ đó. “Hiện nay tình hình trong nước rối loạn. Trời thì sinh tai
biến để cảnh cáo, đất thì hạn hán tai ương, tiền của sức lực của nhân dân đã
kiệt quệ, việc cung ứng cho quân binh đã mệt mỏi. Trong triều đình quần thần
chỉ làm trò hề cho vui lòng vua, che đậy những việc hư hỏng trong nước, ngăn
chặn các bậc hiền tài, chia đảng lập phái khuynh loát nhau, những việc như vậy
cũng đã nhiều. Ngoài các tỉnh thì quan tham lại nhũng xưng hùng xưng bá tác
phúc tác oai, áp bức tàn nhẫn kẻ cô thế, bòn rút mỡ dân, đục khoét tuỷ nước,
việc đó đã xảy ra lâu rồi… đối ngoại thì không có cách nào để động đến một
mảy may lông của quân Pháp, cũng chẳng thuyết phục được ai để giải vây cho,
lại đi tàn sát nhân dân mình, giận cá chém thớt. Khiến cho dân bị cái hại “cháy
nhà vạ lây” Thật đúng như câu nói “đào ao đuổi cá”, “nối giáo cho giặc”.
3
Chế độ phong kiến mà Nguyễn Trường Tộ muốn có là một chế độ phong
kiến hoà mục. Có thể nói đây là chỗ Nguyễn Trường Tộ còn chịu ảnh hưởng của
Nho giáo, của Khổng nho vốn có thuyết “trung dung” mà sau này bị các học giả

Mác xít cho là phản động, là “điều hoà mâu thuẫn giai cấp” là thủ tiêu đấu tranh
giai cấp để duy trì chế độ người bóc lột người. Nhưng gần đây thì khác. Trên đất
nước Trung Hoa xã hội chủ nghĩa, người đứng đầu Đảng cộng sản Trung Hoa
lại kêu gọi bỏ chữ “đấu” mà theo chữ “Hoà”. Trong bản điều trần “Ngôi vua là
quí, chức quan là trọng”, ông từng viết:
“….mọi quyền lợi hành vi trong một nước phải do vua nắm và cùng với
quốc dân chia sẻ nỗi vui buồn. Ngoài qui luật này ra đều là tội cả”.
“…Đó là điều mà sách kinh đời xưa đã ghi chép như vậy, các bậc hiền
triết đã làm như vậy, những người khai sáng đã tạo lập qui mô như vậy. Phong
tục đã kết thành như vậy, các nước đã noi theo một trật tự như vậy mà một mai
có người muốn lập lại một cái gì khác, thật cũng khó có thể làm được. Cho nên
làm vua biết rõ cái thế trường cửu đã có, không có bụng nghi ngờ bề tôi ở dưới,
kẻ làm dân biết rõ cái thế lợi hại của việc trị việc loạn nên không có chí phạm
thượng. Trên dưới tự mình không nghi ngờ lẫn nhau. Mọi việc đều có sự phó
thác rõ ràng người nhận lãnh vui lòng, không có điều gì tối tăm, lo lắng, cho
nên dễ đi đến chỗ đúng đắn, dễ cởi mở, dễ phân giải, tất cả đều do thật lòng tin
tưởng nhau…”
Khi đưa ra những ý kiến như trên, Nguyễn Trường Tộ không chỉ dựa vào
kinh điển nho gia xưa mà còn có sự quan sát, suy tính từ chế độ xã hội ở những
nước như Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nước khác ở phương Tây. Chính ông
đã nói thế.
Tuy vẫn theo chế độ phong kiến nhưng lại rất đề cao pháp luật. Có thể nói
chế độ phong kiến mà Nguyễn Trường Tộ chủ trương là chế độ phong kiến pháp
quyền, chứ không là độc quyền. Trong điều trần “Tám việc cần làm gấp”, ông
đã đề nghị mở khoa luật với ý tưởng. “Bất luận quan hay dân, mọi người đều
phải học luật và những luật mới bổ sung từ Gia Long đến nay. Ai giỏi luật sẽ
được làm quan. Vì luật bao gồm cả kỷ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc
4
gia…. Quan dùng luật để trị, dân theo luật mà giữ gìn. Bất cứ một hình phạt
nào trong nước đều không vượt ra ngoài luật. Bởi ở các nước Phương Tây,

phàm những ai đã nhập ngạch bộ Hình xử đoán các vụ kiện tụng thì chỉ có
thăng trật chứ không bao bị biếm truất. Dù vua, triều đình cũng không giáng
chức họ được một bậc. Như vậy là để giúp cho các vị này được thong dong
trong việc chấp hành luật pháp không bị một bỏ cuộc nào. Phàm những tội ngũ
hình đều do các vị này xử. Vua cũng không được đoán phạt một người nào theo
ý mình mà không có chữ ký của các quan trong bộ ấy”.
Có thể có người cho rằng Nguyễn Trường Tộ đã có hạn chế trong chủ
trương “Ngôi vua là quí chức quan là trọng”. Với cách nghĩ thông thường thì
đúng thế là hạn chế. Nhưng quan sát lịch sử nhân loại xưa và nay cho thật thấu
đáo để nghĩ thì chuyện cũng không phải là đơn giản khi nói đến hạn chế này của
Nguyễn Trường Tộ.
2.2. Nội dung duy tân, cải cách
Trong hệ thống điều trần của Nguyễn Trường Tộ, hai văn bản trực tiếp có
nội dung duy tân, cải cách tập trung nhất là: “Bản kế hoạch làm cho dân giàu
nước mạnh khoảng 20 – 6 đến 18 – 7 năm 1864” và bản “Tám việc cần làm
gấp”
Trong “Kế hoạch làm cho dân giàu nước mạnh”, Nguyễn Trường Tộ đã từ
việc tổng kết lại tình hình lịch sử Đông Tây, Đông văn minh trước, Tây văn
minh sau, nhưng Tây khôn ngoan vượt lên trên Đông theo quy luật vừa cạnh
tranh, vừa học tập, lợi dụng nhau trong sự sống; từ việc nhìn lại lịch sử đất nước
hiện đang bị cản trở bởi những người “Cứ viện xưa chống nay nói quấy qúa làm
rối loạn việc chính trị, đàm luận xì xào để chia bè lập đảng mà bài bảng triều
đình. Họ có biết đâu thời thế đổi thay, có những cái của đời xưa không áp dụng
cho đời nay được” Ông để xuất những điều cấp thiết. “Đó là …. các phương
pháp làm hạt nổ và đúc súng, đúc kim loại cùng các môn quang học, cơ học, hoá
học, khai mỏ than”. Cách đề xuất của Nguyễn Trường Tộ chính là cách xây
dựng phát triển cơ sở khoa học kỹ thuật tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế,
làm giàu đất nước. Đúng là rất hiện đại như ngày nay đất nước đã và đang làm.
5
Cũng từ cách đặt vấn đề một cách hiện đại như thế, ông cho việc làm giàu trước

mắt gồm các điều khoản:
Một là khai thác nguồn lợi về biển
Hai là khai thác nguồn lợi về rừng
Ba là khai thác nguồn lợi về đất đai
Bốn là khai thác nguồn lợi về mỏ.
Ở mỗi điểm được nêu lên, ông đều có cách biện giải đến nơi đến chốn dựa
trên sự hiểu biết về chuyên môn, về tình hình thế giới và đặc biệt là có tư tưởng
lớn. Ví như ở đây, bàn đến chuyện làm giàu, ông đã phản bác lại quan điểm nho
gia đang ngự trị lớp người hủ nho trong quan niệm “an bần lạc đạo” (an tâm
trước cảnh nghèo để vui với đạo), “Phi thương bất phú, vi phú bất nhân” (không
buôn bán thì không giàu. Nhưng đã làm giàu thì không đạo đức). Ông nói: “Về
tài lợi nếu như biết khéo thu nhập thì được nhiều mà không ai oán trách thu nhập
ấy, đó là nền tảng của nhân nghĩa”. Nguyễn Trường Tộ chủ trương làm giàu để
có lợi cho dân. Ông nói: “Cái tôi gọi là làm cho có nhiều của ở đây không có
nghĩa là nói bòn rút của dân để làm cho nước giàu, mà là nhân nguồn lợi tự
nhiên của trời đất để sinh ra của cải. Do đó mà nước giàu mà dân cũng giàu”.
“Nay nói về việc nước, khi đã có đủ của cải rồi thì lệnh trưng thu của cải trong
dân chúng để cung ứng cho việc nước sẽ ngày càng giảm bớt mà sự nghiệp củng
cố cho nước mạnh sẽ ngày càng tăng”. Ông vạch ra cho mọi người thấy “Có
nhiều lối làm giàu, nếu đem ra thực hành trăm năm cũng chưa hết”. Trong “Tám
việc cần làm gấp” để canh tân đất nước, ông nêu lên gồm:
Điều thứ nhất: xin gấp rút sửa đổi việc võ bị
Điều thứ hai: xin hợp tỉnh để giảm bớt số quan lại và khoá sinh
Điều thứ ba: xin gây tài chính bằng cách đánh thuế xa xỉ
Điều thứ tư: xin sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng
Điều thứ năm: điều chỉnh thuế ruộng đất
Điều thứ sáu: sửa đổi lại cương giới
Điều thứ bảy: nắm rõ dân số
6
Điều thứ tám: Lập viện dục anh và trại tế bần

Mỗi điều cũng lại là một nội dung vừa phong phú vừa đích đáng. Trong
đó vẫn có phần xác lập quan điểm, nhận thức làm nền cho các biện pháp cụ thể.
Ví như trong điều thứ tư “xin sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng” thì bắt đầu
là việc giới thuyết “học là gì”, tiếp đến là nhận định, phê phán tình hình học
thuật đương thời là “từ trẻ đến già, từ trường công đến trường tư đua nhau trau
chuốt từng câu hay từng chữ kheó sao mà tệ mạt đến thế. Nếu đem cái công phu
đã bỏ tâm trí một đời ra trau chuốt chữ nghĩa mà học những việc hiện tại như
trận đồ binh pháp, đắp thành giữ nước, sử dụng súng ống thì cũng có thể chống
được giặc, Nếu đem cái công lao nửa đời người đã dùng để học thuộc lòng
những tên người tên xứ, rập khuôn việc chính trị, nhắc lại những cặn bã, xa xưa
của Ngu, Hạ, Thương, Chu, Hán, Đường, Tống Nguyên mà học những việc hiện
tại như binh, hình, luật lệ, tài chính, thương mại xây dựng canh nông, dệt và
những cái mới khác thì dần dần cũng có thể làm cho nước mạnh dân giàu. Tại
sao đến nay vẫn chưa nghe dân chúng khuyên nhau học những cái thực dụng ấy,
mà chỉ ưa chuyện kỳ dị xa xưa, bàn bạc những chuyện từ họ Hy Hoàng, còn việc
nước, dân tình được mất đều phó mặc cho triều đình. Vậy phải chăng họ tự xem
họ như con nít? Không phải lỗi ở họ mà chính ở học thuyết… Nói về học thuyết
mà không có đường lối sáng suốt rõ ràng, một phần do ở sách vở và một phần
tại triều đình.
Đoạn văn này đáng xem là linh hồn, là điều cốt lõi nhất làm nền cho mọi
đều nghị cải cách, mọi bộ phận, mọi chi tiết trong bản thiết kế duy tân của
Nguyễn Trường Tộ. Ở đây trong điều thứ tư này, Nguyễn Trường Tộ đã đi đến
những đề nghị cụ thể gồm các việc thành lập: 1) Khoa nông chính. 2) Khoa thiên
văn và khoa Địa lý. 3) Khoa công kỹ nghệ. 4) Khoa luật học. Và “Dùng quốc
âm” với quan điểm cơ bản là:
“Không có một nền học thuật sáng suốt thì phong tục ngày một bại hoại,
lòng người sẽ ngày một giả dối, phù phiếm, trống rỗng, tập tục sẽ làm thay đổi
con người, dù người tốt cũng không tránh khỏi ảnh hưởng, huống gì những hạng
dưới, lòng người đã hư hỏng thì khó tìm được người chuộng nghĩa thực tâm sốt
7

sắng việc công.” Rõ là Nguyễn Trường Tộ đã rất gần với quan điểm trong thời
đại hôm nay: “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển xã hội” và
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Trong nội dung duy tân, cải cách của Nguyễn Trường Tộ ngoài những
điều trên đây còn có rất nhiều vấn đề cụ thể, thuộc các lãnh vực: quân sự, quốc
phòng, kinh tế, thương mại, tài chính, thuế khoá, nông nghiệp, tài nguyên, khai
mỏ, giáo dục, khoa học kỹ thuật, giao thông vận tải, hành chính, ngoại giao, cải
cách phong tục, tôn giáo… Riêng về tôn giáo, Nguyễn Trường Tộ xứng đáng là
một người đẹp đời, đẹp đạo trọn vẹn. Ông chủ trương tự do tôn giáo. Ông đặt
quyền lợi của Tổ quốc lên trên hết. Ông tìm cách tranh thủ một số linh mục
Thiên chúa giáo tham gia công việc khôi phục lãnh thổ của đất nước. Ông thiết
tha đoàn kết lương giáo. Và ở ông, ít nhiều cũng hé lên một ý tưởng xây dựng
đạo giáo Thiên chúa độc lập của Việt Nam một khi mà ông bày kế thuyết phục
Giáo hoàng La mã gọi các giáo sĩ Pháp về nước vì đã thấy có sự phức tạp trong
quan hệ giữa các linh mục đó với quyền lợi dân tộc.
3. Đánh giá đóng góp của Nguyễn Trường tộ với thời cuộc
- Đánh giá đóng góp của Nguyễn Trường Tộ với lịch sử : Như luồng ánh
sáng rọi chiếu vào đám sương mù dày đặc
- Nguyễn Trường Tộ đã góp phần cùng với lớp trí thức canh tân thời đó
mở ra khuynh hướng giao lưu, tiếp xúc văn hóa giữa phương Đông và phương
Tây, giải quyết những mâu thuẫn của dân tộc và thời đại, đưa xã hội VN tiến lên
- Đánh giá đóng góp của ông qua các giai đoạn lịch sử đến ngày nay: tư
tưởng cải cách tiến bộ vẫn còn nhiều vấn đề mang tính thời sự như chống tham
nhũng, buôn lậu, mở chửa đầu tư với nước ngoài, cải cách giáo dục…
4. Hạn chế của Nguyễn Trường tộ
- Không thấy được âm mưu của Pháp
- Vận dụng máy móc thuyết ngũ hành để kết luận VN mất nước như một
điều tất yếu hợp quy luật. Bị chi phối bởi tư tưởng nho học như một căn bệnh
nan y
8

- Không hiểu bản chất giáo sỹ
- Chưa nhận thức được “dân là gốc của nước”, cho rằng “ vua quan là gốc
của nước” dẫn đến việc phản đối sự thay đổi trật tự xã hội hiện hành mà muốn
duy trì lâu dài ngôi vua
- Không quan tâm vận động nho sĩ và nhân dân để truyền bá canh tân
9
KẾT LUẬN
Trước thách thức mới, Đảng ta đã xác định “tính tất yếu của đường lối
chuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa, định hướng xã hội chủ nghĩa”, “kết hợp
chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế
làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị”, coi việc đổi mới tư duy
lý luận trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá giáo dục, an ninh, quốc phòng,
đối ngoại là kim chỉ nam cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước nhằm mục
đích bảo vệ, xây dựng và phát triển vị thế độc lập của Việt Nam trong thời đại
toàn cầu hóa hiện nay. So sánh hai thời điểm lịch sử và tiến trình vận động của
tư duy dân tộc, một lần nữa, chúng ta khẳng định những đóng góp và sức sống
tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ cả về mặt lịch sử và đối với thực tiễn
hiện nay.
10

×