Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Triết lý cải cách của nguyễn trường tộ và ý nghĩa của nó dối với sự nghiệp đổi mới ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.73 KB, 55 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
------

HOÀNG THỊ NGÀ

TRIẾT LÝ CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ VÀ Ý
NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỎI MỚI Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Huế, 04/2011
1


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TRIẾT LÝ CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI
MỚI Ở VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ths. Phan Dỗn Việt



Hồng

Thị

Ngà
Lớp:

Triết K31

Huế, 05/2011

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài.....................................................................2
3. Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ của đề tài..............................................3
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..............................4
5. Đóng góp của đề tài....................................................................................4
6. Kết cấu của đề tài.......................................................................................4
NỘI DUNG....................................................................................................5
CHƯƠNG I: SỰ HÌNH THÀNH TRIẾT LÝ CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN
TRƯỜNG TỘ..................................................................................................5
1.1. Vài nét về bối cảnh kinh tê- xã hội của Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX,
đầu thế kỷ XX.................................................................................................5
1.2. Nguyễn Trường Tộ: Con người và sự nghiệp.........................................9
1.3. Những tiền đề lý luận đưa đến triết lý cải cách của Nguyễn Trường Tộ

...................................................................................................................13
CHƯƠNG II: NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ CẢI CÁCH CỦA
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP
ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM.................................................................................
...................................................................................................................16
2.1. Nội dung cơ bản trong triết lý cải cách của Nguyễn Trường Tộ............
...................................................................................................................16
2.1.1 Về công nghiệp.....................................................................................
...................................................................................................................16
2.1.2 Về nông nghiệp.....................................................................................
...................................................................................................................18
2.1.3 Về thương nghiệp.................................................................................
...................................................................................................................19
2.1.4 Về tài chính...........................................................................................
...................................................................................................................21
2.1.5 Về chính trị...........................................................................................
...................................................................................................................22
2.1.6 Về cải cách giáo dục...........................................................................
...................................................................................................................27
2.1.7 Về việc dùng Quốc âm..........................................................................
...................................................................................................................28
2.1.8 Về văn hóa............................................................................................
...................................................................................................................29
2.1.9 Về cơng tác xã hội................................................................................
...................................................................................................................30
2.1.10 Về quốc phịng, an ninh......................................................................
...................................................................................................................31
3



2.1.11 Về quan hệ ngoại giao........................................................................
...................................................................................................................34
2.2. Những giá trị trong triết lý cải cách của Nguyễn Trường Tộ ................
...................................................................................................................39
2.2.1 Toàn bộ các cải cách của Nguyễn Trường Tộ đã thể hiện bốn phương
diện đổi mới cơ bản trong tư duy..................................................................
...................................................................................................................39
2.2.2 Những giá trị trong tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ về dân sinh và
xây dựng xã hội hài hòa................................................................................
...................................................................................................................46
2.2.3 Tư tưởng triết học thể hiện trong tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ....
...................................................................................................................53
2.3 Vận dụng tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ trong công cuộc đổi
mới ở nước ta hiện nay..................................................................................
...................................................................................................................57
KẾT LUẬN...................................................................................................
...................................................................................................................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................
...................................................................................................................66

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các tư tưởng cải cách trong lịch sử dân tộc đều có những giá trị thời
đại nhất định và do đó, có mối liên hệ biện chứng với sự phát triển của Việt
Nam hiện nay. Công cuộc đổi mới đất nước đã đi được chặng đường 25
năm. Rất nhiều thành tựu về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục đạt được sau
khoảng thời gian này đã khẳng định tính đúng đắn của sự nghiệp đổi mới
đất nước. Tuy nhiên, nhiều vấn đề bất cập cũng đã xuất hiện và bộc lộ ngày
càng rõ nét, gây cản trở quá trình phát triển đất nước theo mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực tiễn ấy đòi hỏi các

nhà lý luận cần có những nghiên cứu tổng kết, đánh giá khách quan nhằm,
một mặt, khắc phục, điều chỉnh những bất cập nảy sinh trong q trình tiến
hành cơng cuộc đổi mới; mặt khác, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện triết lý
phát triển của Việt Nam trong thời đại mới.
Trong quá trình xây dựng triết lý phát triển hiện nay ở nước ta, việc
nghiên cứu các giá trị tư tưởng cải cách trong lịch sử dân tộc, xem xét
4


những kết quả và bài học kinh nghiệm từ quá khứ nhằm tìm ra những hạt
nhân hợp lý là một điều không thể bỏ qua, bởi giữa truyền thống và hiện đại
ln có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong các tư tưởng cải cách đó,
rất đáng kể là tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ.
Từ khi nhà tư tưởng cải cách xuất sắc Nguyễn Trường Tộ qua đời cho
đến nay đã trải qua 140 năm. Đó là một thời gian đủ dài để có thể đưa ra
một sự đánh giá đầy đủ và khách quan về tư tưởng cải cách của ơng, cũng
như giá trị của nó đối với tiến trình lịch sử. Tồn bộ các đề nghị cải cách của
Nguyễn Trường Tộ đã thể hiện bốn phương diện đổi mới cơ bản trong tư
duy, đó là tư duy chính trị mới, tư duy ngoại giao mới, tư duy kinh tế mới và
tư duy văn hóa - giáo dục mới. Khơng những thế, Nguyễn Trường Tộ cịn
đóng góp nhiều phương pháp mới trong việc tiếp cận và nghiên cứu khoa
học, đặc biệt là triết học.
Nguyễn Trường Tộ không chỉ là một nhà cải cách nổi tiếng, một
người Cơng giáo u nước tha thiết, mà cịn là một nhà tư tưởng lớn của
Việt Nam trong thế kỷ XIX. Mặc dù bị hạn chế bởi thế giới quan duy tâm
tơn giáo, nhưng Nguyễn Trường Tộ đã có những tư tưởng triết học đặc sắc
về nhân sinh, xã hội… so với các nhà tư tưởng Việt Nam cùng thời. Bên
cạnh đó, ơng cịn đưa ra khơng ít những kiến nghị trong nhiều lĩnh vực, từ
khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội, quốc phịng, ngoại giao…
Đã có nhiều nghiên cứu về Nguyễn Trường Tộ và khẳng định ông là

người có tư duy vượt thời đại, đồng thời là một người cơng giáo u nước.
Sở dĩ như vậy là vì, có những điều ơng viết cách đây đã hơn 150 năm mà
đến nay vẫn cịn đậm tính thời sự, như chống tham nhũng, buôn lậu, mở cửa
đầu tư với nước ngoài, về việc cải cách giáo dục…
Từ những lý do trên, chúng tơi chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình là “Triết lý cải cách của Nguyễn Trường Tộ và ý nghĩa của nó dối
với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam’’.
2 Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về Nguyễn Trường Tộ cũng như
tư tưởng cải cách của ông. Tuy mỗi người, mỗi ngành khoa học nghiên cứu,
khai thác ở những khía cạnh khác nhau nhưng tất cả đều đạt được những kết
quả đáng kể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về con người có nhiều tài ba, nhiều
tư tưởng, hồi bão lớn mà không gặp thời như Nguyễn Trường Tộ.
Tiêu biểu trong số đó phải kể đến “ Nguyễn Trường Tộ - con người
và di thảo” của tác giả Trương Bá Cần biên soạn. Cuốn sách đã góp phần
5


hình thành một “ chân dung” Nguyễn Trường Tộ tương đối trọn vẹn. Tác
giả Trương Bá Cần đã tập hợp được tương đối đầy đủ những “ di thảo”,
những “ tư liệu thành văn” của Nguyễn Trường Tộ. Toàn tập “di thảo” này
cũng chính là tồn bộ cuộc đời và tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ được lưu
giữ lại cho chúng ta và cho con cháu mai sau.
Ngoài ra, phải kể đến “Nguyễn Trường Tộ với vấn đề canh tân đất
nước - Kỷ yếu hội thảo khoa học” của Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm,
cuốn sách đã tập hợp được khá đầy đủ nhiều bài viết của nhiều tác giả,
nhiều nhà phê bình và nghiên cứu trong nước về các vấn đề, khía cạnh khác
nhau trong tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. Đó là các
vấn đề về kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự hay dưới góc nhìn của tư
duy triết học….

Và cịn nhiều cơng trình khác viết về Nguyễn Trường Tộ như “Phê
bình tác phẩm Nguyễn Trường Tộ” của Từ Ngọc Nguyễn Lân và Nguyễn
Hữu Năng; “Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ
XIX” của tác giả Đặng Duy Vận; “Qúa trình chuyển biến tư tưởng chính trị
của Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX: Qua các nhân vật tiêu biểu”
của tác giả Dỗn Chính cũng đã đóng góp một cách khá đầy đủ và có hệ
thống về Nguyễn Trường Tộ cũng như tư tưởng cải cách đất nước của ơng.
Những cơng trình nghiên cứu trên đây đã cung cấp nguồn tư liệu quý
giá để tác giả khóa luận nghiên cứu thực hiện đề tài.
3. Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ của đề tài
- Mục đích của đề tài: Góp phần nghiên cứu một cách đầy đủ và có
hệ thống về triết lý cải cách của Nguyễn Trường Tộ và những ý nghĩa lịch
sử của nó.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Triết lý cải cách của Nguyễn
Trường Tộ và giá trị lịch sử của nó.
- Nhiệm vụ :
Nhiệm vụ của đề tài là:
+ Làm rõ các tiền đề hình thành tư tưởng cải cách của Nguyễn
Trường Tộ.
+ Luận giải nội dung cơ bản trong triết lý cải cách Nguyễn Trường Tộ
và làm rõ ý nghĩa lịch sử của nó.
+ Vận dụng những tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ trong quá trình
đổi mới ở Việt Nam hiện nay
4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6


Cơ sở phương pháp luận của khóa luận là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của khóa luận: phương pháp logic

và lịch sử, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, so sánh...
5. Đóng góp của đề tài
Bàn về tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ thực sự là một việc
khó, vì xung quanh vấn đề này cịn nhiều ý kiến, tranh luận. Tuy nhiên, với
mong muốn được góp phần tìm hiểu rõ hơn về triết lý của các nhà tư tưởng
trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, đặc biệt là với một người yêu nước, có tri
thức un thâm và mang nhiều hồi bão nhưng lại khơng gặp thời như
Nguyễn Trường Tộ. Tác giả đã đi đến trình bày một cách ngắn gọn về cuộc
đời cũng như sự nghiệp của nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ, về bối cảnh
đất nước cũng như những tiền đề lý luận để sản sinh ra con người và tư
tưởng ấy. Đặc biệt, khi nêu những nội dung cơ bản trong tư tưởng cải cách
của Nguyễn Trường Tộ, tác giả đã góp phần rút ra những giá trị triết lý
trong những tư tưởng đó và sự vận dụng trong cơng cuộc đổi mới ở Việt
Nam.
Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm
đến tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ và sự vận dụng trong công
cuộc đổi mới ở Việt Nam.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài Mục lục, Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm có 2 chương và 5 tiết.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
SỰ HÌNH THÀNH TRIẾT LÝ CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
1.1. Vài nét về bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam vào cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX
Nhà Tây Sơn được thành lập là kết quả của cuộc vận động rộng lớn
của hàng triệu nông dân lật đổ các tập đoàn phong kiến thối nát trong nước
và chiến thắng bọn xâm lược bên ngoài. Nhưng tập đoàn phong kiến phản
động nhất đứng đầu là Nguyễn Ánh đã dựa vào thế lực của tư bản Pháp
đánh đổ nhà Tây Sơn, trở lại nắm chính quyền và phục hồi chế độ phong

kiến phản động. Sự khôi phục của nhà Nguyễn đã khiến xã hội phong kiến
nước ta sau ba trăm năm loạn lạc và nội chiến liên miên bị tiêu điều xơ xác
7


lại càng thêm khủng hoảng trầm trọng. Nơng nghiệp đình đốn, công thương nghiệp bị kim hãm không phát triển được, do đó các tầng lớp nhân
dân đều bất bình với nhà Nguyễn. Những cuộc khởi nghĩa nông dân cũng đã
nổ ra ngay từ thời Gia Long. Đã thế, những người kế vị Gia Long như Minh
Mạng, Thiệu Trị lại theo nhau lao vào những cuộc chiến tranh xâm lược
Căm-pu-chia, Lào làm tổn hại không biết bao nhiêu nhân lực và tài lực của
nước ta. Do đó, các cuộc đấu tranh của nông dân lại nổ ra gay gắt không
những ở miền xuôi mà cả ở miền ngược, cả miền Bắc lẫn ở miền Nam. Theo
sự ghi chép của chính sử triều Nguyễn thì riêng thời Minh Mạng đã có tới
234 cuộc khởi nghĩa, thời Thiệu Trị có tới 58 cuộc. Đến đời Tự Đức thì sự
lụn bại của nhà nước phong kiến đã đạt tới đỉnh cao nhất. Nhưng cũng lúc
ấy bọn thực dân Pháp đã mai phục từ lâu, nhảy vào xâm lược nước ta, chúng
nổ súng tấn công Đà Nẵng vào năm 1858.
Trước sự uy hiếp của chủ nghĩa tư bản, triều đình Huế ngày càng
lụn bại. Ngay từ đầu, đã tỏ ra hoang mang, do dự, khơng dám cương quyết
chống lại xâm lược. Triều đình Huế chủ trương “thủ để hòa”, chỉ đào hào
đắp lũy để cố thủ và hi vọng “trì cửu” cho quân Pháp mệt mỏi mà phải rút.
Nhưng rồi Đại đồn thất thủ chứng tỏ rằng thành lũy phong kiến dù kiên cố
mấy đi nữa cũng không thể nào đương nổi với súng đại bác của chủ nghĩa tư
bản nếu không biết dựa vào sức chiến đấu của nhân dân. Sự kiện đó càng
làm cho chúng hoảng sợ, từ chủ trương “thủ để hịa” chuyển sang “hịa vơ
điều kiện”, dần dần khuất phục, nhượng bộ thực dân Pháp. Năm 1862, trong
lúc quân dân ta đang sôi nổi chống Pháp khiến địch đã phải chuẩn bị chinh
phục lại những tỉnh đã chinh phục thì triều đình Huế ký hàng ước dâng ba
tỉnh miền đơng Nam kỳ cho giặc với hy vọng rằng sẽ làm thỏa mãn được
lịng tham khơng đáy của địch và được ngồi n hưởng thái bình. Nhưng

giặc vẫn khơng ngừng mở rộng xâm lược chiếm đóng Căm-pu-chia, cơ lập
ba tỉnh miền Tây và đến năm 1867 thì chiếm nốt. Năm 1873, mặc dù địch
cịn nhiều khó khăn ở chính quốc nhưng vẫn đem quân tiến đánh Bắc Kỳ.
Triều đình hèn nhát ký điều ước 1874, đầu hàng chủ nghĩa tư bản. Trong khi
đó nhân dân ta, ngay từ ngày Pháp bắt đầu xâm lược đã kháng chiến rất anh
dũng và làm cho Pháp nhiều phen khốn đốn. Cho nên có thể nói rằng, trong
khi triều đình kháng cự rất yếu ớt thì nhân dân ta đánh rất mạnh và sẵn sàng
đứng bên cạnh triều đình chống Pháp. Đội quân của Phạm Gia Vĩnh, Lê
Huy, Trần Thiệu Chính và ngay cả Trương Định đã tự động phối hợp với
triều đình chống Pháp. Nhưng khi triều đình chủ hịa ký hàng ước 1862 thì
8


nhân dân ta khơng thể cịn một con đường nào khác là đi ngược lại đường
lối chủ hòa của triều đình, tức là phải chống giặc, đồng thời chống cả cánh
phong kiến đầu hàng.
Về đối nội, mặc dù bọn xâm lược đang mở rộng tấn công và nguy cơ
mất nước đã rõ ràng nhưng triều đình vẫn đi sâu vào con đường lụi bại. Đối
với dân Pháp chũng tỏ ra hèn yếu bao nhiêu thì về đối với việc trị nước yên
dân chúng lại hết sức phản động.
Về nông nghiệp, chúng đã bỏ bê trễ, khơng chăm sóc. Việc bảo vệ đê
điều, khơi sơng đào kênh làm được rất ít, cho nên đê vỡ, hạn hán, lụt lội,
mất mùa quanh năm.
Cơng - thương nghiệp cũng bị đình đốn nghiêm trọng. Đầu thời
Nguyễn đã có tới 124 mỏ được khai, đến đời Tự Đức chỉ còn 54 mỏ, nhưng
số mỏ thu được thuế lại rất ít.
Về ngoại thương, nhà nước cũng độc quyền, nhưng đến bấy giờ,
phương tiện vận tải không còn nữa, phải nhờ vào Chiêu thương cục của
thương nhân Trung Quốc. Thương nghiệp trong nước cũng rất tiêu điều, đến
đời Tự Đức chỉ còn 21 sở quan tân, trước kia là 69 sở. Khơng những thế, do

nền tài chính của nhà nước phong kiến kiệt quệ cho nên công -thương
nghiệp ngày càng lệ thuộc vào thương nhân ngoại quốc. Thuế mỏ, thuế quan
tân và các nguồn lợi khác đều cho thương nhân Hoa kiều trưng thầu.
Tình hình kinh tế suy đốn như vậy, cho nên nền tài chính của nhà
nước cũng bị khốn quẫn. Ngay từ khi Tự Đức lên ngôi, Trương Quốc Dụng
đã tâu: “Tài lực của nhân dân không bằng 5,6 phần 10 năm trước”[5;57].
Năm 1860 Nguyễn Tri Phương than: “Quân và dân của đã hết sức
yếu”[5;57]. Dưới triều Nguyễn, thời Gia Long, Minh Mạng, nhà nước còn
đúc được tiền, nhưng đến thời Tự Đức nhà nước không đúc được tiền nữa
nên tiền đồng, tiền kẽm rất ít, phải nhờ thương nhân Trung Hoa đúc một
hạng tiền lấy niên hiệu Tự Đức vừa mỏng vừa xấu, gọi là tiền sếnh, nhân
dân không ai chịu tiêu. Đời sống của nhân dân lại càng điêu linh, cực khổ.
Trong lúc đó, nhà Nguyễn vẫn tăng cường bóc lột nhân dân để thỏa mãn
cuộc sống xa hoa, phung phí của chúng và nộp chiến phí cho giặc. Chúng
tìm mọi cách để bóc lột nhân dân và kiếm tiền như đánh thuế rượu, bỏ lệ
cấm thuốc phiện để đánh thuế... Bộ máy quan liêu đã thối nát lại càng trở
nên đồi bại. Chúng chỉ biết tham ơ vơ vét và bóc lột nhân dân. Cuộc sống
của người dân đã khổ cực lại càng thêm cực khổ.

9


Tình hình văn hóa - giáo dục cũng rất suy đốn. Nội dung giáo dục vẫn
sùng cổ, xa thực tế và chuộng hình thức. Chữ Hán được dùng lại và được đề
cao. Lối văn kinh nghĩa bát cổ cầu kỳ được phục hồi. Chính sách của nhà
Nguyễn về văn hóa là nhằm khôi phục lại ý thức hệ phong kiến đã lạc hậu
và quá lỗi thời, ý thức hệ đó được củng cố đã trở thành một lực lượng bảo
thủ ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa Tây phương du nhập. Đối với
phương pháp làm giàu của người Tây phương, họ khơng nhìn thấy mặt tích
cực mà chỉ cho là bất nhân, đê tiện, không thể nào bắt chước theo được.

Trước sự lụn bại của nhà Nguyễn và trước nguy cơ mất nước, nhân
dân ta vẫn không ngừng đấu tranh. Bên cạnh phong trào chống Pháp xâm
lược ở Nam Kỳ, thì ở Trung và Bắc vẫn tồn tại những cuộc chiến tranh nông
dân chống phong kiến. Những vụ biến động dưới thời Tự Đức có thể nói là
liên miên và rộng khắp, khơng nơi nào khơng có, khơng năm nào khơng có.
Chỉ tính từ năm Tự Đức lên ngơi (1848) đến năm 1862 đã có tới 40 cuộc
khởi nghĩa lớn.
Trước tình hình nước sơi lửa bỏng, giữa lúc “tài tận, dân tàn, thế lực
suy”[5;72] như vậy, trong lúc nguy cơ mất nước đang đặt ra hàng ngày,
hàng giờ, triều đình nhà Nguyễn vẫn khơng chịu thức tỉnh, vẫn quỳ gối
nhượng quyền lợi cho thực dân Pháp để rảnh tay đàn áp phong trào nhân
dân khởi nghĩa và vung tiền vào những cuộc chơi xa hoa lãng phí. Do đó,
càng làm tăng lòng căm hận của nhân dân, phong trào đấu tranh của quần
chúng càng lên mạnh khiến chúng không còn đủ sức để đàn áp nữa phải nhờ
vào quân đội nhà Thanh, quân đội Lưu Vĩnh Phúc và thậm chí cả qn đội
Pháp nữa để đàn áp nơng dân khởi nghĩa và đánh dẹp thổ phỉ.
Trước sự xâm lược ngày càng trắng trợn của thực dân Pháp và sự lụn
bại của triều đình Huế ngày càng trầm trọng, hàng ngũ của giai cấp phong
kiến cũng ngày càng phân hóa sâu sắc. Trong lúc triều đình Huế đi vào con
đường chủ hòa, khuất phục, nhượng bộ Pháp và đàn áp nơng dân khởi nghĩa
thì một số sĩ phu đứng về phía nhân dân, kiên quyết chống Pháp. Những
người sĩ phu này xuất phát từ lòng thiết tha yêu nước, muốn bảo vệ nền tự
chủ của nước nhà nhưng đồng thời cũng muốn bảo vệ ý thức hệ phong kiến,
bảo vệ nền văn hiến ngàn xưa. Họ chống Pháp là muốn bảo vệ nhà cửa
ruộng vườn, bảo vệ nhân dân nhưng họ thấy giữa họ và những người Tây
phương là khác loài và nền văn minh của địch là “man rợ”. Vì vậy đối với
họ, chỉ có một con đường là chống Pháp dù bằng bất cứ giá nào và không
thể có con đường hịa hỗn.
10



Bên cạnh xu hướng trên đây cịn có một xu hướng muốn hịa với địch
để duy tân đất nước. Nói chung xu hướng này cho rằng nước ta trong điều
kiện bấy giờ không thể chống lại được chủ nghĩa tư bản phương Tây nếu
không duy tân đất nước. Những người sĩ phu này cũng xuất phát từ lòng
thiết tha yêu nước và rất mực trung quân nhưng họ hoặc là người cơng giáo,
hoặc được đi ra nước ngồi chịu ảnh hưởng của nền văn minh phương Tây
nên con đường đi của họ có khác với những người sĩ phu kháng Pháp. Họ
chủ trương hịa với Pháp vì muốn triều đình phải mở rộng ngoại giao với
các nước, phải phát triển công thương nghiệp để dân giàu, nước mạnh. Xu
hướng duy tân ấy cũng được đặt ra từ năm 1861 và người đặt vấn đề duy tân
đầu tiên là Nguyễn Trường Tộ
1.2. Nguyễn Trường Tộ: Con người và sự nghiệp
Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1828 Tây lịch (Minh Mạng thứ 9) tại
làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho
học nghèo theo đạo Thiên Chúa. Thân sinh Nguyễn Trường Tộ là một thầy
thuốc Bắc có danh tiếng, thân mẫu là một người tần tảo thờ chồng ni con
nhưng cũng rất mộ đạo.
Làng Bùi Chu phía đơng giáp sơng, tây giáp núi. Sơng thì có đường
thơng tới thị xã Vinh, là một nơi buôn bán rất đô hội, núi thì có mỏ sắt đã
từng được khai thác và hàng năm theo lệ cũ phải nạp cho nhà nước 80 cân
sắt nấu rồi. Làng Bùi Chu lại gần đường quốc lộ, người qua lại cũng nhiều.
Hoàn cảnh xuất thân và quê hương của Nguyễn Trường Tộ ít nhiều có ảnh
hưởng đến sự hình thành nên hệ thống tư tưởng của ông sau này.
Thân phụ là cụ Nguyễn Quốc Thư làm nghề thầy thuốc có tiếng. Mỗi
khi thân phụ dạy đọc chữ gì, tiên sinh liền nhớ thuộc ngay.
Nguyễn Trường Tộ vừa mới lớn lên thì ơng thân sinh mất, sinh kế gia
đình càng trở nên túng quẫn. Mãi đến 18 tuổi(1846) ông mới được ông Tú
Kép tên là Giai ở bên làng Bùi Ngõa, vì quen gia đình, biết ông là người
thông minh, đem về dạy cho học chữ Nho. Sau đó năm 1852, Nguyễn

Trường Tộ được người này giới thiệu cho đến học với một ông Cống sinh
giỏi hơn tên là Hựu ở xã Kim Khê. Bẩm tính đã thơng minh lại học rất chăm
chỉ, nên chẳng bao lâu mà Nguyễn Trường Tộ nổi tiếng là một người học trị
có đại tài đại chí.
Năm 1855 (tức năm Tự Đức thứ 8) quan huyện mở trường tại xã Tân
Lộc. Ơng đến học, mặc dầu bấy giờ ơng đã chán lối học từ chương, muốn

11


tìm đến chân lý. Lúc nào ơng cũng có một cuốn sách nhỏ bên mình mỗi khi
suy tư điều gì, trơng thấy điều gì đều ghi chép vào đó.
Năm 1858 (tức năm Tự Đức thứ 11) nhà thờ Tân Ấp mời ông làm
giáo sư dạy chữ Hán. Giám mục Gauthier(Ngô Gia Hậu) phục ông là người
thông minh lanh lợi bèn dạy ông học tiếng Pháp, chữ Pháp và một vài môn
khoa học phổ thông. Trong hai năm sức học tiến bộ rất nhiều.
Năm 1860 (tức năm Tự Đức thứ 13) vì có lệnh cấm dân theo đạo,
Ngơ Gia Hậu bèn đem ơng đi Pháp, khi đi ngang qua Ý có đến yết kiến
Giáo Hoàng La Mã, rồi đến Ba Lê lưu học. Trong vịng mấy năm, ơng thu
hoạch được rất nhiều, ngồi ra cịn dùng thì giờ khảo cứu thêm chính trị,
học thuật và kỹ nghệ nước Pháp. Sau đó ông lại về nước. Thuyền đến
Hương Cảng, ông được gặp một giám mục người Anh. Hai bên ý tình khá
hợp. Giám mục lưu ông ở lại mấy tháng, lúc chia tay giám mục tặng ông
mấy trăm bộ sách nhưng trên đường về bị cướp biển cướp mất, chỉ còn lại
một vài quyển sách chữ Hán, bấy giờ ông đã 33 tuổi.
Năm 1861, Nguyễn Trường Tộ trở về Tổ Quốc, phải cập bến Sài
Gòn, khi tỉnh thành Gia Định đã bị quân viễn chinh Pháp và Tây Ban Nha
chiếm đóng.
Gần ba năm sống trong lòng địch, Nguyễn Trường Tộ bất đắc dĩ phải
làm việc với quân Pháp, phiên dịch các công hàm trao đổi giữa triều đình

Huế với Sối thủ Pháp ở Gia Định. Nhiều lần ông sửa bớt chữ nghĩa trong
các công hàm của hai bên, tránh những lời lẽ q khích, xúc phạm tới triều
đình hoặc phương hại cho việc “tạm hịa”. Nhiều lần ơng tìm cách thơng
báo cho các sứ thần của triều đình như Nguyễn Bá Nghi, Phan Thanh Giản,
Phạm Phú Thứ một số âm mưu quỷ kế của giặc Pháp.
Năm 1863, Nguyễn Trường Tộ tìm cách thốt ra khỏi khu vực chiếm
đóng của qn Pháp, liên hệ được với triều đình Huế. Từ đây cho đến cuối
đời, ông viết hàng loạt điều trần, luận văn, tờ bẩm, trình nhiều kiến nghị có
tầm chiến lược nhằm canh tân đất nước, tạo thế vươn lên cho dân tộc để giữ
nền độc lập một cách khôn khéo mà vững chắc.
Hơn sáu mươi di thảo của Nguyễn Trường Tộ đã sưu tầm được, bàn
về nhiều phương diện:
Về mặt kinh tế, Nguyễn Trường Tộ vạch ra đường lối làm cho “nước
giàu mà dân cũng giàu”[1;141]. Ơng khun triều đình ra sức mở mang
nghề nghiệp, học cách làm ăn của các nước văn minh Tây Âu, tránh bế quan
tỏa cảng, mời các cơng ty kinh doanh nước ngồi đến giúp Việt Nam khai
12


thác tài lợi để có thêm của cải và học cho được kỹ thuật cũng như cách làm
ăn tiên tiến cuả họ. Có như vậy mới giữ được độc lập trong tư thế làm chủ
đón khách...
Về mặt văn hóa – xã hội, Nguyễn Trường Tộ khuyên triều đình tìm
mọi cách nâng cao văn hóa đất nước theo hướng coi trọng khoa học - kỹ
thuật, để sớm nâng cao đời sống cho nhân dân. Ơng phê phán tình trạng
kinh đơ Huế luộm thuộm, mất vệ sinh, công thự dột nát, lương bổng quan
lại q ít ỏi... Ơng nêu hàng loạt vấn đề quan trọng như: nên sát nhập các
tỉnh để giảm bớt số quan lại và có điều kiện tăng lương cho quan lại nhằm
giảm tệ đánh thuế và tham nhũng, khuyến khích tính liêm khiết, đề nghị sửa
đổi chính sách thuế, đánh thuế nhà giàu nặng hơn nhà nghèo, đánh mạnh

vào xa xỉ phẩm, mặt khác cấm dân không nên dùng đồ đẹp, đồ sang khiến
cho văn vật ngày càng kém, áo xiêm ngày càng tồi, đề nghị sửa đổi chế độ
thi cử, chú trọng bồi dưỡng nhân tài về nhiều mặt, chú trọng các môn học
thực dụng, dùng quốc âm trong công văn thay cho chữ Hán, lập địa đồ quốc
gia và các tỉnh, kiểm kê dân số, lập trại tế bần, viện dục anh (nhà trẻ)...
Về mặt ngoại giao, Nguyễn Trường Tộ phân tích cho triều đình thấy
rõ cục diện chính trị trên tồn thế giới, để biết ứng xử một cách linh hoạt.
Ông chỉ ra những mâu thuẫn giữa Pháp với Anh và Tây Ban Nha và khuyên
triều đình nên chủ động mở rộng bang giao với nhiều nước, nhất là với nước
Anh để chế ngự bớt tham vọng và khả năng xâm lược của Pháp. Khi nước
Pháp có sự biến lớn năm 1870 – 1871, vua Napoléon III mất ngơi, chế độ
cộng hịa Pháp phục hồi, Nguyễn Trường Tộ nêu một loạt kiến nghị, hướng
dẫn triều đình xúc tiến ngoại giao trực tiếp với chính phủ Pháp, khéo léo đối
phó, ngăn chặn bọn chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Sối phủ Sài Gịn,
nhằm tìm cách thu hồi lại sáu tỉnh đã bị chiếm.
Về mặt quân sự, Nguyễn Trường Tộ tuy là một người “chủ hòa”,
nhưng khơng có tư tưởng “chủ hàng”, hoặc hịa bình vơ ngun tắc. Năm
1867, ơng khun triều đình “ra sức cải tu võ bị”[1;263], đề phòng quân
Pháp từ Nam Kỳ đánh lan ra cả nước. Ông là người đầu tiên nêu lên một
chính sách qn sự có hệ thống như: trọng võ ngang trọng văn, quý trọng
người lính, ưu đãi sĩ quan, biên soạn lý luận binh pháp, đào tạo cán bộ chỉ
huy, tạo dựng một quốc thể về mặt binh bị, chuẩn bị điều kiện tác chiến
trong thành phố, tìm cách dùng người trong vùng bị địch chiếm...
Ngoài những bản điều trần tạo nên một cơng trình trí tuệ vĩ đại vơ giá,
Nguyễn Trường Tộ cịn để lại một số hoạt động thực tiễn xuất sắc như: Năm
13


1862 - 1863, ơng thiết kế xây dựng tịa nhà nguyện của dòng tu nữ Sài Gòn.
Năm 1864 - 1866, ông thiết kế xây dựng bốn ngôi nhà trong giáo khu Xã

Đồi. Mấy cơng trình này của ơng thuộc về những cơng trình kiến trúc đầu
tiên theo kiểu châu Âu ở Việt Nam giữa thế kỷ XIX. Cũng giữa những năm
60 thế kỷ XIX, khi hoạt động ở quê nhà, ông đã giúp Tổng đốc Nghệ An
Hoàng Tá Viêm đào Kênh Sắt, một cơng trình xưa kia Cao Biến rồi Hồ Qúy
Ly dự định làm mà khơng làm nổi. Ngồi ra, ơng cịn vận động dân chúng ở
Xn Mỹ, q hương bên nhà vợ ông, cùng nhau dời làng từ trong núi rừng
đầy lam chướng ra nơi thoáng đãng, thuận lợi canh tác.
Trí tuệ lỗi lạc của Nguyễn Trường Tộ đã vượt hẳn lên trên tầm thời
đại giữa thế kỷ XIX ở Việt Nam. Vua Tự Đức tuy đã có lúc triệu ông vào
kinh để hỏi việc lớn và phải để ông sang Pháp thuê thầy thợ, mua sách vở,
máy móc, định du nhập kỹ thuật (năm 1866 - 1867), nhưng nói chung, triều
đình nhà Nguyễn cũng như các nho sĩ, văn thân thời ấy chưa hiểu nổi luồng
tư tưởng của ông, nên chưa coi trọng đúng mức những kiến nghị cách tân
của ơng. Trí tuệ lỗi lạc của Nguyễn Trường Tộ bị lãng quên như một luồng
ánh sáng rọi vào đám sương mù dày đặc.
Ông chết âm thầm ở làng quê Bùi Chu ngày 10 tháng 10 năm Tự Đức
thứ 24, tức 23 tháng 11 năm 1871
1.3. Những tiền đề lý luận đưa đến triết lý cải cách của Nguyễn Trường
Tộ
Có thể nói, tư tưởng Nguyễn Trường Tộ được hình thành là kết quả
của một sự hỗn dung các tư tưởng của Nho giáo và tư tưởng của nền văn
hóa Tây phương
1.3.1 Ảnh hưởng từ truyền thống Nho học
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình cơng giáo yêu nước, thân sinh
Nguyễn Quốc Thư là một thầy thuốc giỏi, lại có hiểu biết nên ngay từ thuở
nhỏ, Nguyễn Trường Tộ đã được làm quen với bút nghiên, kinh sách của
Thánh hiền. Vốn thông minh, lại ham học hỏi, Nguyễn Trường Tộ từ nhỏ
nổi tiếng có trí nhớ hơn người, học đến đâu nhớ đến đó, ít khi làm bài. Thưở
nhỏ, ơng học vỡ lịng về Hán học trong gia đình với thân sinh. Sau theo học
với tú tài Giai ở làng Bùi Ngõa, cống Hữu ở Kim Khê và quan huyện Địa

Linh về hưu ở Tân Lộc. Vì thế mà ơng có một vốn liếng về Hán học rất lớn
không thua các vị khoa bảng trong triều Nguyễn lúc bấy giờ. Văn chương,
cú pháp cũng như kiến thức về lịch sử và luật lệ Đông phương cũ, qua các
bài viết của Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình vua Tự Đức không ai chê
14


vào chỗ nào được. Tuy nhiên, Nguyễn Trường Tộ không đậu đạt gì, một
phần có lẽ vì ơng là người Cơng giáo nên khơng được đi thi, một phần có lẽ
vì ơng khơng muốn đi theo con đường khoa cử.
Như vậy, có thể nói vốn liếng kiến thức về Hán học và những hiểu
biết về lịch sử cũng như luật lệ Đông phương là rất lớn, là cơ sở, những tiền
đề lý luận đầu tiên có ảnh hưởng đến hệ thống tư tưởng của Nguyễn Trường
Tộ sau này.
1.3.2 Ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây
Sau khi thơi học chữ Hán, Nguyễn Trường Tộ đã có mở trường dạy
học chữ Hán trong nhà chung Xã Đoài và được giám mục người Pháp tên là
Gauthier (Ngô Gia Hậu), dạy cho học tiếng Pháp và giúp cho có một số hiểu
biết về các khoa học thường thức của Tây phương.
Trong một bài viết tháng 5 năm Tự Đức thứ 17 (tức khoảng tháng 61864), Nguyễn Trường Tộ nói: “Từ 15 năm nay, tơi đã biết rõ tất phải có
mối lo như ngày nay, nên tơi đã ra sức tìm tịi, học hỏi trí khơn của mọi
người để thêm sự hiểu biết cho mình, chứ khơng phải chỉ mới một
ngày”[1;26].
Như thế có nghĩa là, Nguyễn Trường Tộ đã bắt đầu tiếp xúc với văn
hóa Tây phương từ những năm 1848 – 1849 (theo như bài viết tháng 6 –
1864) và có thể đã đi ra nước ngoài từ những năm 1848 – 1849 hay chỉ từ
1859 – 1861.
Đào Duy Anh, một trong những người được tiếp xúc nhiều với các tài
liệu đầu tay về Nguyễn Trường Tộ, quả quyết rằng: “Mặc dầu là người
Công giáo từ lúc sinh ra, tâm hồn tiên sinh đã bị lay động mạnh bởi tiếng

bom nổ ở Đà Nẵng năm 1848 và, từ lúc đó, người thanh niên 20 tuổi ấy
quyết từ bỏ lối học cổ truyền để di theo lối học thực dụng. Tiên sinh đã
được giám mục Gauthier, giáo phận Xã Đoài, dạy cho tiếng Pháp, cung cấp
các bản dịch chữ Hán của các sách Tây phương và cho đi du lịch ở Hồng
Kơng và Singgapore”[1;32].
Nói tóm lại, ngoài vốn liếng về Hán học, Nguyễn Trường Tộ đã sớm
tiếp xúc với văn hóa phương Tây, trước hết có thể là qua các giáo sĩ thừa sai
người Pháp, chủ yếu là giám mục Gauthier. Nguyễn Trường Tộ cũng đã có
dịp đi ra nước ngồi, nếu khơng qua các nước Tây Âu thì cũng qua các nước
Đơng Nam Á, nơi đây ông đã được đọc các sách báo của Tây phương đã
được dịch ra tiếng Trung Quốc.

15


Theo ông Đào Duy Anh và những người đã tới tham khảo các tài liệu
tại nhà của Nguyễn Trường Tộ ở làng Bùi Chu, thì trong tủ sách của
Nguyễn Trường Tộ có rất nhiều quyển sách chữ Hán thuộc loại Tân thư.
Nhờ đó mà vào đầu năm 1861, Nguyễn Trường Tộ đã có được một số kiến
thức khá rộng lớn về khoa học, kỹ thuật cũng như khoa học – xã hội Tây
phương.
CHƯƠNG II
NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN
TRƯỜNG TỘ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI
Ở VIỆT NAM
2.1. Nội dung cơ bản trong triết lý cải cách của Nguyễn Trường Tộ
Nguyễn Trường Tộ có một cuộc đời tương đối ngắn ngủi. Ông sống
chưa đầy 42 năm, nhưng cả cuộc đời của ơng là một nỗ lực học hỏi và tìm
tịi khơng ngừng. Với một nhiệt tình và tài năng như thế, Nguyễn Trường Tộ
đã kiên trì gửi lên triều đình vua Tự Đức nhiều đề nghị cải cách, canh tân và

hiện đại hóa đất nước. Những đề nghị này có thể đã được trình bày một cách
quy mơ và đầy đủ trong bài “Tế cấp luận”, được gửi lên triều đình Huế đầu
năm 1863. Nhưng có lẽ những đề nghị đó quy mơ q, rộng lớn q nên vua
Tự Đức có thể cho là viển vơng và khơng quan tâm tới. Điều đáng tiếc, đối
với chúng ta hiện nay, bài “Tế cấp luận” khơng cịn để có thể thấy những
đề nghị của Nguyễn Trường Tộ, ngay buổi đầu, cụ thể như thế nào. Tuy
nhiên, với các kế hoạch chi tiết được trình bày trong các bản văn kế tiếp,
chúng ta thấy là Nguyễn Trường Tộ có trong đầu óc cả một chương trình cải
cách có hệ thống và tồn diện. Nghĩa là tất cả những gì cần thiết cho cơng
cuộc hiện đại hóa đất nước từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quân sự,
ngoại giao... đều đã được lần lượt đề cập tới như một đòi hỏi của quy luật
phát triển hay như một yêu cầu bức thiết của thời cuộc.
2.1.1 Về công nghiệp
Đối với Nguyễn Trường Tộ cũng như đối với quy luật của lịch sử và
của xã hội, kinh tế là vấn đề hàng đầu. Ông nói: “Tơi thiết nghĩ trong ngũ
phúc, phú đứng đầu, triệu dân trước tiên lo ăn”[1;64]. “Nếu bị cái nghèo đói
thúc bách thì lo kế sống cũng khơng xong, cịn hơi đâu mà bàn lễ
nghĩa”[1;153]. Do đó, Nguyễn Trường Tộ ln quan tâm trước tiên đến việc
làm cho dân giàu nước mạnh. Bởi vì dân có giàu, nước có mạnh mới cứu
được nước, giữ được nước.
16


Trong bài “Dụ tài tế cấp bẩm từ”(được viết vào giữa năm 1864), sau
khi trình bày về phương pháp làm súng đạn và khai thác mỏ than là những
điều triều đình hỏi, Nguyễn Trường Tộ đề nghị một kế sách rất đơn giản,
không cần nhiều trang thiết bị và không đòi hỏi kỹ thuật cao, điều mà chúng
ta đang làm ngày nay, đó là tổ chức xuất khẩu nơng, lâm, hải và khống sản.
Và nơng, lâm, hải sản là những nguồn hàng dồi dào và dễ khai thác nhất,
nên Nguyễn Trường Tộ đề nghị nhà nước mua và đóng tàu cũng như

khuyến khích nhân dân mua tàu chở các hàng nông, lâm, hải sản đến cảng
các nước bán, rồi lại mua các thứ hàng hóa trong nước cần dùng đem về.
Về tổ chức hàng hải, thì Nguyễn Trường Tộ có hai văn bản (Di thảo
số 6 và số 7, vào cuối năm 1864 - đầu 1865), trong đó ơng đề nghị với triều
đình là nên gởi người sang Anh, sang Pháp học về cách điều khiển và sửa
chữa thuyền máy, trước khi mua tàu, bởi vì như thế mình mới chủ động và
đỡ tốn kém hơn là thuê người nước ngồi: nếu có mua thuyền máy thì cũng
chỉ mua một, hai chiếc làm mẫu, rồi mình tự tổ chức đóng lấy.
Trong bài “Khai hoang từ”(Di thảo số 8, tháng 2 – 3 năm 1866),
Nguyễn Trường Tộ đề nghị mở cửa cho các nước vào thông thương buôn
bán và đầu tư khai thác tiềm năng của đất nước, bởi vì theo ông, người Tây
phương, nhất là người Pháp đã thấy được là Việt Nam có nhiều tiềm năng.
Do đó, Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình nên chủ động các điều
kiện để khi họ xin mở cửa đón họ vào, để mình làm chủ, họ làm khách, chứ
nếu khơng họ sẽ lập mưu chiếm hết, rồi họ làm chủ, mình là đầy tớ. Hơn
nữa, thuyền bè họ qua lại, mình thu được thuế cho ngân sách và loại trừ
được giặc biển là tai nạn lớn của thuyền bè nước ta. Về khoản khai thác các
tiềm năng của đất nước lại thiếu chuyên viên kỹ thuật, theo ông “Nếu để cho
người nước ngồi vào đầu tư, khai thác thì khơng những nhà nước thu được
lợi, mà nhân dân có việc làm, lại được học tập, làm quen với khoa học kỹ
thuật Tây phương, dân là dân của ta, đất là đất của ta, họ có đem đi đâu
được mà sợ?” [1;126].
2.1.2 Về nông nghiệp
Nông nghiệp, đối với một nước lúc bấy giờ 99% dân chúng sống
bằng nghề nông, là một vấn đề quan trọng. Chính Nguyễn Trường Tộ cũng
nhìn nhận rằng: “Nơng nghiệp là gốc, ăn mặc và hàng trăm nhu cầu khác
cho đời sống đều nhờ vào nông nghiệp” [1;61].

17



Trong văn bản viết ngày 1 - 9 - 1866 (Di thảo số 18), như đề xuất việc
thu thập kinh nghiệm và phát huy sáng kiến về mọi mặt thuộc đời sống của
nhân dân, Nguyễn Trường Tộ có xin:
1. Đặt ra khoa hải lợi, để xét và khen thưởng cho những ai có sáng
kiến mới trong nghề làm muối, đánh cá, ướp cá, nuôi cá...
2. Đặt ra khoa sơn lợi, để xét khen thưởng cho những ai tìm ra cách
phát hiện và khai thác mỏ, tìm ra phương pháp luyện kim, săn bắt thú quý,
lấy được gỗ quý...
3. Đặt ra khoa địa lợi, để khen thưởng cho ai khai khẩn được đất
hoang hóa, đầm lầy hoặc biết trồng trọt có năng suất cao...
4. Đặt ra khoa thủy lợi, để khen thưởng những ai biết đào kênh, đắp
đập, tưới tiêu, chống hạn, chống úng...
Trong “Tế cấp bát điều”, viết ngày 15-11-1867 (Di thảo số 27), khi
nói về cải cách học thuật, mơn học đầu tiên được đưa vào chương trình là
khoa nơng chính. Khoa nơng chính này cũng chính là thu thập kinh nghiệm
của nông dân khắp nơi để soạn ra sách “Nơng chính tồn thư” cho nhân dân
học tập. Trong đoạn văn ngắn ngủi về nông nghiệp của “Tế cấp bát điều”,
Nguyễn Trường Tộ cũng đề nghị lập Bộ canh nơng như các nước Tây
phương. Bởi vì, ơng nói: “Ngành trồng trọt chăn ni của nước ta đều phó
mặc tự nhiên, khơng có quan viên bày vẽ, giáo dục, đốc suất...”[1;74]. Nhất
là trong nhân dân có nhiều tập tục mê tín dị đoan cản trở việc khai hoang
phục hóa, tưới tiêu mà không ai dám chủ xướng cải cách. Quan nơng chính
khơng những phụ trách về nơng nghiệp mà cịn phụ trách cả về thủy lâm.
Trong “Tế cấp bát điều”(Di thảo số 27) và trong bài “Về nơng chính”(Di
thảo số 53) Nguyễn Trường Tộ có nhiều ý kiến về lợi ích của việc trồng cây
gây rừng và bảo vệ muông thú...
Theo ông, vấn đề chủ yếu trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp
là phải phổ biến rộng rãi các kiến thức trong nhân dân. Thời Nguyễn
Trường Tộ “Nước ta đối với vấn đề nông nghiệp từ lâu đã phế bỏ khơng

giảng dạy. Nay bỗng nhiên muốn thi hành, thì trên quan chẳng biết dạy cái
gì, cịn dưới dân thì nghĩ rằng cứ mặt trời mọc thì đi làm, mưa xuống thì vác
cày ra cày, đợi gì phải dạy!”[1;78].
2.1.3 Về thương nghiệp
Đối với thương nghiệp, Nguyễn Trường Tộ chủ trương giao lưu hàng
hóa bằng ngoại thương cũng như nội thương.

18


Về ngoại thương, thì Hịa ước ngày 5 - 6 - 1862 ký kết giữa triều đình
vua Tự Đức với Pháp và Tây Ban Nha thì thương lái và thương thuyền của
công dân hai nước này được tự do ra vào buôn bán ở cửa Hàn, cửa Ba Lạt
và cửa Quảng Yên. Tuy nhiên có thể do nhà nước Việt Nam chưa muốn mở
cửa cho người nước ngoài ra vào nhịm ngó nên đã khơng tổ chức ngoại
thương, vì thế các hãng buôn của Pháp và Tây Ban Nha không thấy có gì để
mua và khơng biết đem gì đến bán. Nguyễn Trường Tộ, trong nhiều văn bản
gửi lên triều đình Huế, ln ln nhấn mạnh đến nhu cầu mở rộng cửa biển
cho tàu bè các nước vào buôn bán. Đó là một xu thế chung, một mình Việt
Nam khơng thể cưỡng lại được.
Trong một bản văn, có thể là bản văn cuối cùng trước khi từ trần,
Nguyễn Trường Tộ sau khi điểm qua kinh nghiệm của Trung Quốc, Nhật
Bản, Thái Lan...đã phải chua chát nhìn nhận rằng: “Chỉ riêng một mình
nước ta thi hành đường lối khác, cho nên thiên hạ cho ta là một nước kỳ dị
đệ nhất. Triều đình ta trong khoảng từ Gia Long, đến thời Minh Mạng hợp
tác với người phương Tây, thường phái thuyền du hành các trở về dần dần
được hưng thịnh. Nếu khơng có lệnh đóng cửa đuổi khách bạn ra, mà theo
đường lối ấy cho đến ngày nay thì ta cũng có thể sánh vai dong duổi cùng
thiên hạ và người Pháp cũng không thể tác oai tác quái với chúng ta được”
[1;80].

Về nội thương thì mối băn khoăn lớn của Nguyễn Trường Tộ là
đường giao thơng, vận chuyển hàng hóa. Bởi vì nước ta là một nước có
chiều dài và lúc bấy giờ vận chuyển từ Bắc - Trung - Nam chủ yếu bằng
đường biển. Mà vận chuyển bằng đường biển thì có hai đe dọa lớn là gió
bão và cướp biển. Đó là chưa nói đến khi xảy ra biến cố, tàu địch có thể
phong tỏa như Pháp đã làm năm 1862. Việc giao lưu hàng hóa từ Bắc vào
Nam bị tắc nghẽn. Nguyễn Trường Tộ đã thấy rất rõ điều đó.
Trong cuốn “Tế cấp bát điều” (Di thảo số 27, 15 - 11 - 1867) ơng đã
nói rằng: “ Như về việc vận chuyển lương thực, triều đình đã hết sức lo liệu
mà vẫn chưa ổn. Phần nhiều một thạch lương thực đến được kinh đô đã phải
hao hụt dọc đường mất năm sáu đấu. Đó là chưa nói đến nhiều vụ bị chìm
ghe, đánh cướp. Các sản vật cũng vậy. Cịn ghe thuyền của dân chìm mỗi
năm khơng biết bao nhiêu mà kể. Dân nghèo thì nước cũng nghèo. Cái hại
lớn đó đều do đường biển gây ra”[1;83].

19


Cũng trong cuốn “Tế cấp bát điều”, Nguyễn Trường Tộ đề nghị đào
một con kênh từ Hải Dương đến Huế để tránh tai nạn của đường biển. Ông
hứa là sẽ đảm nhận những chỗ khó đào.
Khoảng tháng 10 năm 1868, sau khi thấy triều đình khơng xét gì tới
kế hoạch đào kênh của mình, Nguyễn Trường Tộ lại gửi lên triều đình một
văn bản nữa về việc “Tiễu trừ giặc biển”(Di thảo số 38). Trong văn bản
này, Nguyễn Trường Tộ vẫn cho rằng kế hoạch đào kênh là hay nhất. Tuy
nhiên để tiễu trừ giặc biển, ông đề nghị bốn biện pháp:
1. Thương lượng với nguời Pháp ở Sài Gòn để họ cho tàu tuần tiễu
giúp dọn dẹp bọn cướp biển.
2. Đóng tiền cho hội bảo hiểm ở Sài Gịn để họ tiễu trừ giặc biển
3. Mỗi tỉnh mua một, hai thuyền máy để tự mình tiễu trừ giặc biển.

3. Bắt buộc các thuyền buôn của nguời Trung Quốc phải có giấy
thơng hành, để tránh nạn thuyền bn, thuyền giặc lẫn lộn.
2.1.4 Về tài chính
Tài chính của Nhà nước phong kiến, thời Nguyễn Trường Tộ, chủ yếu
nhờ vào thuế (thuế đinh và thuế điền).
Đối với Nguyễn Trường Tộ, thuế là nghĩa vụ của nhân dân đối với
công việc chung của đất nước. Nhưng thuế phải công bằng và hợp lý.
Trong “Tế cấp bát điều”(Di thảo số 27, ngày 15-11-1867), ông nói:
“Nước sở dĩ đứng vững được là nhờ binh lương. Binh để giữ nước, lương để
nuôi binh. Thế mà trong dân gian còn quá nhiều người chưa hiểu lý lẽ ấy.
Nếu có của cải mà khơng có quan binh bảo vệ thì qn giặc, kẻ trộm hồnh
hành, thân cịn khơng giữ được, giữ sao được của cải. Dân đã không thể một
mình bảo vệ được thân mạng, nhà cửa, của cải, thì bỏ ra một ít lương thuế
nhờ lực lượng quốc gia bảo vệ sự nghiệp to lớn lâu dài của mình
cho”[1;103].
Vì thế mà Nguyễn Trường Tộ, đề nghị đo đạc ruộng đất, kê khai dân
số hàng năm để tránh thất thu và gian lận. Thất thu và gian lận đây khơng
phải là do dân chúng mà chính là do lý hào.
Theo Nguyễn Trường Tộ, phải đo đạc điền thổ và kê khai nhân khai
nhân khẩu hàng năm, một phần, là để tránh sự gian lận của bọn lý dịch kê
khai thấp số dân trong xã hội để nộp lên cho Nhà nước ít, nhưng vẫn thu đủ
của dân. Ơng nói: “Bọn hương hào lý dịch ác ơn nhờ đó mà ăn cho no béo
nên chúng mới gian dối đủ cách, chịu đánh đòn để mưu lợi riêng tư. Đến khi
có người bất bình phát đơn kiện, bấy giờ quan mới trừng trị”[1;114].
20


Mỗi lần nêu chủ trương sửa sang lại biên cương, nắm rõ dân số,
Nguyễn Trường Tộ đều nói rằng: “mục đích khơng phải để tăng
thuế”[1;115].

Trong “Tế cấp bát điều”, điều thứ ba, Nguyễn Trường Tộ có đề nghị
tăng thuế và đánh thuế thật nặng trên các sòng bạc, trên rượu, thuốc lá, các
cuộc du hý vơ bổ mang tính chất mê tín dị đoan, mục đích là để bài trừ các
tệ nạn xã hội.
Ông cũng đề nghị đánh thuế nặng trên các loại hàng xa xỉ ngoại nhập
như trà tàu, tơ lụa nhập để bảo vệ hàng nội địa. Nguyễn Trường Tộ cũng đề
nghị là phải đánh thuế trên nhà giàu. Bởi vì nhà giàu chịu ơn nhà nước hơn
người nghèo, bởi vì “cướp cũng muốn cướp của nhà giàu, trộm cũng muốn
trộm của nhà giàu”[1;116]. Thế mà “trong sổ bộ trên quan một tên cùng
đinh phải đóng thuế bao nhiêu thì trong làng một tên cùng đinh cũng đóng
thuế bấy nhiêu”[1;116]. Về biện pháp thì Nguyễn Trường Tộ “xin chia
những người giàu thành ba hạng, nhà hạng nhất đóng thuế mỗi năm 100
quan, nhà hạng nhì 50 quan, hạng ba 20 quan”[1;116]. Như thế, đối với
Nguyễn Trường Tộ, thuế cần được chấn chỉnh, nhưng đó chỉ là một nguồn
thu có giới hạn nhất định mà thơi. Điều cần nhất là phải làm cho của cải
thêm nhiều.
Để có tiền đào thêm kênh cho các thuyền bè qua lại, khỏi đi lịng
vịng tốn kém, ơng đề nghị: “Truyền rao cho các nhà giàu xuất tiền cho nhà
nước vay. Trước tiên tùy số tiền cho vay nhiều ít sẽ được ban khen. Sau đó
tiền lời sẽ được trả khi kênh đào xong và cho lập trạm thuế. Mỗi năm, quan
sở tại trả tiền lời cứ một vạn là một trăm quan. Khi nào số tiền lời được gấp
đôi số tiền đã vay thì chấm dứt và khơng hồn vốn lại”[1;117].
Ơng cũng đề nghị triều đình vay tiền của các cơng ty nước ngồi để
mua sắm khí giới, lập các nhà máy chế tạo súng đạn và hàng tiêu dùng.
2.1.5 Về chính trị
Nguyễn Trường Tộ khơng phải là một nhà chính trị, hiểu theo nghĩa
là người có dự án chính trị cần được thực hiện bằng con đường chính quyền.
Đọc các di thảo của Nguyễn Trường Tộ, chúng ta thấy ông chủ trương là
khơng nhận bất cứ một chức vụ nào trong chính quyền. Nguyễn Trường Tộ
chỉ là một nhà cải cách, nói đúng hơn là một người có những tư tưởng cải

cách và muốn thực hiện những cải cách đó thơng qua những người có chức
quyền. Chính vì thế mà ơng đã gửi những đề nghị cải cách của ông lên triều

21


đình Huế và chỉ gởi cho những người có chức có quyền trong Triều đình
Huế.
Với một hướng đi như thế, Nguyễn Trường Tộ chủ trương tôn trọng
chế độ vua quan hiện hữu. Đối với các cuộc nổi dậy chống chế độ như vụ
Lê Văn Phụng là một người công giáo, được các thừa sai Pháp và Tây Ban
Nha ủng hộ. Nguyễn Trường Tộ khơng những khơng theo mà cịn chống
đối, coi đó là phản nghịch, là Thắng Quảng. Nguyễn Trường Tộ đã nói rõ
hơn lập trường của mình trong bài “Vua là quý, quan là quan trọng”[1;53].
Ông đã viện tất cả lý lẽ của Đông, Tây để cổ vũ cho việc duy trì và củng cố
trật tự xã hội hiện hữu.
Có lúc ơng có vẻ hơi cường điệu khi nói rằng: “Người xưa có nói dân
là gốc của nước. Nói như vậy cũng chưa đúng. Tôi cho rằng vua quan là gốc
của nước. Vì khơng so vua quan thì chẳng bao lâu dân sẽ loạn, tranh nhau
làm trưởng, giành giật lẫn nhau, tàn sát lẫn nhau, oán thù lẫn nhau. Cho nên
nước dù có vua bạo ngược cịn hơn khơng vua”[1;129].
Tuy nhiên cần đặt văn bản này trong bối cảnh lịch sử của nó. Nguyễn
Trường Tộ là người biết tương đối rõ tình hình bất ổn của triều đình. Trong
bài “Thiên hạ đại thế luận” (Di thảo số 1, tháng 4-1863), ơng đã nói: “Hiện
nay tình hình trong nước rối loạn, Trời thì sanh tai biến để cảnh cáo, đất thì
hạn hán tai ương, tiền của sức lực của dân đã kiệt quệ, việc cung ứng cho
quân binh đã mệt mỏi, trong triều đình quần thần chỉ làm trị hề cho vui lòng
vua, che đậy những việc hư hỏng trong nước, ngăn chặn những bậc hiền tài,
chia đảng lập phái khuynh lốt nhau, những việc như vậy cũng đã nhiều;
ngồi các tỉnh thì quan tham lại nhũng cũng xưng hùng xưng bá, tác phúc

tác oai, áp bức tàn nhẫn kẻ cơ thế, bịn rút mỡ dân, đục kht tủy nước, việc
đó đã xảy ra từ lâu rồi. Những kẻ hận đời ghét kẻ gian tà, những kẻ thất chí
vong mạng, phần nhiều ẩn nấp nơi thảo dã, chính là lúc Thắng Quảng thừa
cơ nổi dậy”[1;130]. Vua Tự Đức lại là thứ lập, nên sau những âm mưu lật
đổ của Hồng Bảo (1858) và Hồng Tập (1864), luôn luôn sống trong một tâm
trạng sợ sệt; trong đêm 16 rạng 17 tháng 9-1866, quân nổi dậy của Đoàn
Trưng và Đoàn Trực đã vào tới tận cửa Hoàng gia… Nguyễn Trường Tộ
thấy rõ ràng chính tình trạng rối ren lo sợ đó đã làm tê liệt mọi sáng kiến của
triều đình. Ơng viết: “Bậc làm vua biết rõ cái thế trường cửu đã có, khơng
có bụng nghi ngờ kẻ ở dưới: kẻ làm dân biết cái lợi hại của việc trị loạn nên
không có cái chí của việc phạm thượng. Trên dưới tự mình khơng nghi cũng
khơng ngờ lẫn nhau. Mọi việc gì đều có phó thác rõ ràng, người nhận lãnh
22


vui lịng, khơng có điều gì tối tăm, lo lắng cho nên hễ đi đến chỗ đúng đắn,
dễ bày tỏ, dễ cởi mở, dễ phân giải, tất cả đều do thật lịng tin tưởng nhau,
cho nên dù có sự bất bình cũng tin tưởng nhau, khơng nỡ trách cứ hà khắc.
Được như vậy là đều do khơng nghi kỵ gì nhau mà ra. Nếu đã nghi thì hại
đến lịng tin. Khơng tin tưởng thì đa kỵ, đa kỵ thì lụy hại đến trí khơn; trí bị
tổn hại thì dễ bị hỏng việc; việc hỏng thì sinh hại, hại thì sinh có lắm chuyện
lo buồn, lo buồn nhiều thì tâm loạn rồi dễ sinh ra sự sợ hãi, sợ hãi nhiều thì
khí chất kém đi mà sinh ra nhu nhược; nhu nhược thì chần chừ do dự khơng
dám quyết đốn…”[1;130].
Do đó, Nguyễn Trường Tộ mong muốn có một sự ổn định về chính
trị. Có lẽ Nguyễn Trường Tộ khơng đặt vấn đề lựa chọn chế độ chính trị,
quân chủ hay dân chủ, dân chủ tư sản hay dân chủ nhân dân, như chúng ta
quen nói ngày nay. Ơng chỉ thấy là cần có một người nắm giềng mối quốc
gia. Và người đứng đầu quốc gia đó phải phục vụ lợi ích của tồn dân: “Vua
có bổn phận của vua, quan có bổn phận của quan, dân có bổn phận của dân.

Người quý kẻ tiện không cướp đoạt của nhau... Nêú biết dựa vào nhau và
nhờ vào thế của nhiều người, sao cho mọi người đều coi trọng việc cơng và
lịng người đều tơn kính bề trên, như Giả Nghị nói: Gieo vào lịng người sự
tơn kính thì thiên hạ khơng có loạn. Vì rằng danh đã định, vị đã lập, lý đã
chính, thế đã đồng, các nước đều như vậy cả, lẽ nào một nước ta lại có thể
trái với các nước, đứng riêng một mình được sao?”[1;61].
Nói tóm lại là, về chính trị, Nguyễn Trường Tộ khơng đề nghị thay
đổi gì cả. Ơng chỉ muốn củng cố trật tự xã hội hiện hữu.
Trong “Tế cấp bát điều”(Di thảo số 27, 15-11-1867), ơng có đề nghị
sát nhập một số tỉnh huyện để tinh giản biên chế và tăng lương cho các viên
chức, như chúng ta nói ngày nay. Ơng nói: “Hãy xem tỉnh Tứ Xuyên của
Trung Quốc có thể lớn bằng một lần rưỡi nước ta. Hai tỉnh Quảng Đông và
Quảng Tây hợp lại có thể gấp đơi nước ta. Một huyện của Trung Quốc có
thể tương đương một tỉnh của nước ta. Trên thế giới có nhiều nước phân
chia tỉnh huyện còn lớn hơn của Trung Quốc nữa ... vậy xin gấp rút xét xem
địa thế, hợp hai ba tỉnh làm một tỉnh, hoặc ba bốn huyện làm một huyện, lấy
số lương dư ra cấp thêm cho các quan hiện chức. Họ đã được cấp lương tiền
đầy đủ, để giúp họ giữu được thanh liêm, bấy giờ nếu họ không thanh liêm
mới có thể trách. Tơi tính lương tri huyện mỗi ngày không được quá ba, bốn
thạch (mỗi thạch khoảng 60-70 đồng tiền), như vậy ni một người cịn
khơng đủ huống chi ni một gia đình nhà quan. Đã biết rõ thiếu hụt mà cứ
23


đem lời suông khuyên người ta thanh liêm, như thế là ngầm để cho người ta
tham nhũng... Tôi thấy lương bổng một năm, tính hết tất cả các khoản của
một Lục bộ đại thần nước ta không bằng hai ngày rưỡi lương của một
nguyên soái nước Pháp. Một ngày lương của một Tổng đốc nước Anh tương
đương một năm lương của một quan đại thần nước ta. Vì vậy người phương
Tây có nói: “Các quan lại nước Nam, trừ những người q tham ơ khơng

nói, cịn bao nhiêu những người khác thường thường sau khi xong công việc
họ nhận lãnh của biếu xén, tạ ơn cũng không đáng trách”. “Các nước ngồi
nghe quan lại nước ta lương bổng ít ỏi như vậy họ rất chê cười và tựa hồ họ
không thể hiểu tại sao lại có thể như thế được. Vì vậy tơi xin đề nghị lấy
những của cải phù phiếm xa hoa trong dân gian để thêm lương cho các quan
binh. Đó là lý do hết sức chính đáng (các nước phương Tây cũng tăng thu
bằng cách đó để cấp thêm cho quan binh). Nếu vậy mà họ còn tham ơ mới
có thể trách được”[1;72].
Để quản lý quốc gia, Nguyễn Trường Tộ trong “Tế cấp bát điều”,
điều thứ 5 và 7, đề nghị vẽ bản đồ cương giới cũng như điều tra dân số và
làm thống kê về tất cả mọi mặt sinh hoạt của đất nước. Ơng nói: “Nay xin
vẽ bản đồ tất cả các xứ trong nước. Về địa phận mỗi tỉnh, huyện, xã, thôn,
phường, sách, động, trang, phải đo đạc lại hết cho phù hợp bốn bên, xa gần,
rộng hẹp, đồng thời mơ tả tình thế mặt đất, như tơi đã nói như trên, rồi ghi
chú rõ ràng vào bản đồ cả nước. Trong bản đồ phải có thuyết minh để thấy
rõ các mối liên lạc. Vẽ bản đồ phải thực hiện nhiều loại, có loại vẽ phân tích
ra từng phần, có loại vẽ tổng hợp chung tất cả các phần vào một (như lối vẽ
của Tây phương), nhưng nói chung các bản đồ đều phải lấy độ số bằng dặm
vng để dễ suy đốn (khoản này tơi có biết ít nhiều)”[1;83]... “Nay xin lập
sổ bộ thống kê lại đầy đủ không luận trai gái, già trẻ, việc này giao trách
nhiệm cho tri huyện và tổng lý phải ghi rõ ràng trình lên. Như chính qn
bao nhiêu, ngụ cư bao nhiêu, làm thợ bao nhiêu, buôn bán bao nhiêu, bao
nhiêu người khơng có nghề nhất định, bao nhiêu người mồ cơi cha mẹ, góa
vợ, góa chồng, bao nhiêu người tàn tật, bao nhiêu quan, binh, chức, sắc, bao
nhiêu người làm nghề thầy thuốc, thầy bói số. Mỗi năm đều ghi rõ ở dưới là
còn tiếp tục hành nghề cũ hay đã đổi nghề khác. Cũng phải ghi rõ mỗi nhà
sinh được bao nhiêu trai gái, chết vì lý do gì”[1;84].
Nguyễn Trường Tộ cũng đề nghị lập thêm bộ Nơng nghiệp, bộ Ngoại
giao (trước chỉ có 6 bộ: Bộ Binh, Bộ Lại, Bộ Lễ, Bộ Công, Bộ Hình, Bộ


24


Hộ). Ơng cũng đề nghị là Tịa án phải được độc lập: Nhà vua chỉ có quyền
ân xá, chứ khơng có quyền kết án.
2.1.6 Về cải cách giáo dục
Ở ngay đầu bài “Học tập thực dụng trong nhân dân”(Di thảo số 18,
1-9-1866), Nguyễn Trường Tộ nói: “Học tập bồi dưỡng nhân tài tức là con
đường đưa đến giàu mạnh”[1;135].
Nhưng về lối học cũ, lối học từ chương, ông đã thấy ngay hồi cịn
nhỏ là vơ bổ, nên ơng cũng đã sớm đi tìm lối học thực dụng.
Tuy nhiên trong văn bản đầu tiên mà chúng ta hiện có về việc học tập
(Di thảo số 18), Nguyễn Trường Tộ chỉ đề cao lối học thực dụng, lối học lấy
thiên nhiên làm đối tượng, chứ không trực tiếp đả phá lối học cũ. Ơng nói:
“Học những gì thực tế thì sẽ có thực dụng, học những cái vụn vặt thì chỉ
được cái vụn vặt, trồng đậu, được đậu, đó là lẽ tự nhiên”[1;136].
Do đó trong bản văn này, ơng đề nghị chủ yếu là phát động học tập
kinh nghiệm phát huy sáng kiến trong nhân dân. Còn đối với các trường lớp
và khoa cử đang hiện hành, ông chỉ đề nghị đem thêm vào một số mơn học
thực dụng.
Trước hết ơng nói: “Xin cho các trường Quốc học, tỉnh học, các
trường tư và các bài thi Hương, thi Hội đều chú trọng vào tình hình hiện tại,
như luật lịch, binh quyền, các chính sự về cơng hình lại lễ, tất cả đều được
nói thẳng, khơng giấu giếm, có cái gì tệ hại, có cái gì hay ho, cái gì nên để
lại, cái gì cần thay đi, những cái cần thiết trước mắt, những cái có thể phân
tích tỉ mỉ, xác đáng, hợp thời, thì được coi là trúng cách, cịn những chuyện
cũ chỉ là thứ yếu”[1;138].
Sau đó ơng mới đề nghị đem các đề tài về hải lợi, sơn lợi, địa lợi,
thủy lợi, cách thức sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến dược phẩm, thực
phẩm, cách thức tổ chức xuất nhập khẩu, xây cất nhà ở, xây cất cơ sở xã hội,

tổ chức học ngoại ngữ... để cho nhân dân đóng góp kinh nghiệm, sáng
kiến... nhằm phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
Trong “Tế cấp bát điều”, điều thứ tư nói về sửa đổi học thuật,
Nguyễn Trường Tộ phê phán lối học cũ một cách gay gắt và đề nghị đem
vào chương trình học những khoa học hiện đại. Bởi vì học, theo ơng, “là học
những gì chưa biết mà đem ra thực hành. Thực hành những gì? Thực hành ở
đâu? Đó là thực hành những gì thực tế trước mắt và cịn để lại lợi ích cho
đời sau nữa”[1;139].

25


×