/>TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN TIỂU HỌC.
CÁC BƯỚC TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CHUYÊN ĐỀ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
VÀ HỒ SƠ QUY ĐỊNH
MÔN KHOA HỌC LỚP 5 CẤP TIỂU HỌC.
HẢI DƯƠNG – NĂM 2015
/> />LỜI NÓI ĐẦU
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: Là đổi mới
phương pháp dạy học cũng là một trong các nội dung đổi mới Sinh
hoạt tổ chuyên môn (SHTCM).
- Tiết dạy là công trình tập thể
- Các bước đổi mới SHTCM theo nghiên cứu bài học:
1. Chuẩn bị bài dạy nghiên cứu
2. Tiến hành dạy minh họa và dự giờ.
3. Suy ngẫm và thảo luận bài học.
4. Rút kinh nghiệm và vận dụng vào các bài giảng sau.
1.1 Cách quan sát của GV đi dự giờ
- Gv chọn cho mình chỗ ngồi dự giờ phù hợp, tốt nhất là ngồi hai
bên để tiện quan sát học sinh
- Người dự có thể mang theo máy ghi hình, quay phim chụp ảnh học
sinh
- Đặc biệt chú ý đến khả năng lĩnh hội, quan sát hành vi học tập của
học sinh trong giờ học
1.2. Lấy hành vi học tập của học sinh làm trung tâm thảo luận
- Chú ý trả lời hệ thống câu hỏi:
+HS học như thế nào?
+Lớp dạy đang gặp khó khăn gì?
+Nội dung và phương pháp giảng dạy có phù hợp và gây hứng thú
cho HS không?
+Kết quả cuối cùng có được cải thiện hay không?
+Nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?
/> />1.3. Không có một mẫu giáo án nào là chuẩn nhất, chỉ có giáo án
phù hợp với khả năng của học sinh trong từng lớp.
- SHCM theo nghiên cứu bài học không tập trung vào đánh giá
giờ học, xếp loại giờ dạy như trước đây mà hướng đến khuyến khích
GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt kết quả như mong
muốn và kịp thời có biện pháp khắc phục. Không chỉ tạo cơ hội cho
mọi cá thể được tham gia vào quá trình học tập mà cách làm này
còn giúp GV chủ động điều chỉnh cách dạy “hợp gu” với đối tượng
HS lớp mình, trường mình hơn.
- GV có quyền và mạnh dạn điều chỉnh mục tiêu, nội dung và thời
lượng bài học sao cho sát với thực tế.
- Nên tìm ra giáo án phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình,
đừng hướng đến những cái cao siêu trong khi khả năng lĩnh hội của
học sinh còn hạn chế.
2. Mục tiêu chung:
- Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá
trình học tập, Giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng
học sinh, đặc biệt những học sinh khó khăn về học.
- Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ
năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các
phương pháp, kĩ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo
luận,chia sẻ khi dự giờ.
- Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
- Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường: Cải
thiện mối quan hệ giữu Ban giám hiệu với giáo viên; giáo viên với
/> />giáo viên, giáo viên với học sinh, cán bộ quản lí/giáo viên/học sinh
với các nhân viên trong nhà trường; giữa học sinh với học sinh. Tạo
môi trường làm việc, dạy học và dân chủ, cải thiện cho tất cả mọi
người.
3. Mục tiêu cụ thể.
1.Thông qua các quy trình nghiên cứu bài học, giúp giáo viên tìm
các giải pháp trong quá trình dạy học nhằm nâng cao kết quả học
tập của học sinh. Người dự giờ tập chung phân tích hoạt động học
của HS, phát hiện những khó khăn mà học sinh gặp phải, tìm các
giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập, mạnh dạn đưa ra những
thay đổi, điều chỉnh nội dung, cách dạy cho phù hợp.
2. Giáo viên nắm được cách thức tiến hành, phân tích nguyên nhân
, kết quả . Tạo cơ hội cho GV phát triển năng lực chuyên môn, tiềm
năng sáng tạo. Thông qua việc dạy và dự giờ minh họa mỗi GV tự
rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng trong quá trình dạy học của
mình.
3. Giúp GV chủ động điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với
đối tượng HS
4. Xây dựng vững chắc hơn khối đoàn kết trong tổ chuyên môn.
- Tổ chức một tiết dạy minh họa (nên GV “có sao làm vậy” không
cần dạy trước, luyện tập trước cho HS theo kiểu đối phó.)
- GV đến dự giờ, tập trung vào cả hai hoạt động giảng dạy của
thầy và quan sát hoạt động của trò (sử dụng các phương tiện để
quan sát, ghi chép, quay phim…)
/> />- Tổ chức SHCM, trình chiếu lại quá trình quan sát, ghi chép.
- Bàn bạc thảo luận mọi hoạt động giảng dạy GV và học tập của HS,
từ đó phát hiện những khó khăn mà các em gặp phải để có cách tháo
gỡ kịp thời. (Các em học tập như thế nào, có hứng thú và đạt kết
quả cao hay không? Suy nghĩ của cả nhóm là bằng mọi cách phải
tìm ra được nguyên nhân vì sao HS chưa tích cực tham gia vào hoạt
động học và học chưa đạt kết quả như ý muốn… Trên cơ sở đó cùng
đưa ra biện pháp hữu hiệu có thể chỉnh sửa cách dạy, xén gọt bớt
nội dung sao cho phù hợp với từng con người riêng lẻ, rút ra kinh
nghiệm cho quá trình giảng dạy.)
- Sau tiết dạy không đánh giá xếp loại khá, giỏi hay trung bình
theo các tiêu chí đã được định sẵn như trước đây mà chỉ đánh giá
khả năng lĩnh hội tri thức của HS trong lớp mà thôi. Tuy nhiên
thước đo thành công hay thất bại tiết dạy là ở thái độ, hành vi,
phản ứng của học sinh trong giờ dạy đó và đây là nguyên tắc đầu
tiên khi tiến hành nghiên cứu bài học.
Trân trọng giới thiệu cùng quý vị thầy cô giáo, các bậc phụ huynh
và các bạn đọc cùng tham khảo, trải nghiệm tài liệu: CÁC BƯỚC
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ SINH HOẠT CHUYÊN
MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC VÀ HỒ SƠ QUY
ĐỊNH MÔN KHOA HỌC LỚP 5 CẤP TIỂU HỌC.
Chân trọng cảm ơn!
/> />NỘI DUNG
1.KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI:
2.THIẾT KẾ BÀI DẠY THỰC HÀNH:
3.CÁC BIÊN BẢN CHUYÊN ĐỀ:
+ BIÊN BẢN TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ
+ BIÊN BẢN THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
4. NỘI DUNG THỐNG NHẤT SAU CHUYÊN ĐỀ:
/> />CÁC BƯỚC TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CHUYÊN ĐỀ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC VÀ HỒ SƠ QUY ĐỊNH
MÔN KHOA HỌC LỚP 5 CẤP TIỂU HỌC.
1.KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI:
PGD THỊ XÃ ………… CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH ……… Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
Năm học: 2014 - 2015
………, ngày … tháng năm 2015
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
TỔ CHUYÊN MÔN 4 + 5.
Tên chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo nhiên cứu bài học:
Đổi mới phương pháp dạy học môn Chính tả lớp 5 theo Chuẩn
KTKN môn học và phát huy tính tích cực tự giác và sáng tạo của
học sinh khi tiếp nhận kiến thức.
1.Mục tiêu:
- Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào
quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng
học sinh, đặc biệt những học sinh có khó khăn về học tập.
- Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên
môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp
dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao
đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ.
/> />- Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
- Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường, tạo
môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi
người.
2. Triển khai thực hiện chuyên đề theo từng bước:
2.1. Thống nhất thời gian: Thứ hai ngày … tháng …. năm 2015
2.2. Địa điểm: Phòng học ……… Thành phần: Toàn thể giáo viên
trong tổ.
2.3.Tên bài dạy: Lịch sử ngày Quốc tể Lao động.
2.4. Chọn lớp học sinh dạy: Lớp 5B.
2.5. Tổ chuyên môn nhất trí phân công nhóm soạn bài: Khối 5 của
tổ chuyên môn. Giáo viên trong nhóm soạn giáo án của bài học nghiên
cứu cân trao đổi với các thành viên trong khối, tổ chuyên môn để chỉnh
sửa lại giáo án cho thật hoàn thiện, cụ thể, dễ hiểu để giúp người dạy
thực hiện tốt nhất.
2.6. Người dạy minh họa: Đồng chí …………… giáo viên dạy lớp
5C thuộc khối 5. Người dạy cần trao đổi với các thành viên để hiểu
sâu sắc các nội dung, nhập tâm khi giảng bài tự tin, thoải mái nhất
có thể.
2.7. Tổ chuyên môn phân công người hỗ trợ thiết bị: Đ/C … , phụ
trách thiết bị.
2.8. Người viết biên bản: Đ/C …… Người viết biên bản cần ghi
chi tiết, cụ thể nội dung cuộc họp phân công, ý kiến tham gia của
các thành viên sau khi dự giờ nghiên cứu bài học.
2.9. Cách bố trí dự giờ, phương tiện dự giờ:
/> />+ Giáo viên ngồi dự giờ đối diện với học sinh ngồi học hoặc ngồi
hai bên phòng học sao cho quan sát được tất cả các học sinh thuận
tiện nhất.
+ Phương tiện: Giáo viên dự giờ ghi lại diễn biến các hoạt động học
tập của học sinh bằng hình thức ghi chép hoặc quay camera, chụp
ảnh.
- GV dự giờ phải đảm bảo nguyên tắc: không làm ảnh hưởng đến
việc học tập của học sinh; không gây khó khăn cho giáo viên dạy
minh họa
2.10.Toàn thể giáo viên trong tổ dự giờ sinh hoạt chuyên đề theo
nghiên cứu bài học cần chọn chỗ ngồi thuận lợi để quan sát được
học sinh (không bỏ sót em nào) và ghi chép lại quan sát đó một cách
cụ thể, chi tiết từ đó có nhận định chính xác và tìm ra nguyên nhân
cũng như giải pháp khắc phục hợp lí nhất.
Trên đây là kế hoạch tổ chức Sinh hoạt tổ chuyên môn
theo nghiên cứu bài học của tổ chuyên môn 4+5. Tập thể giáo viên
tổ chuyên môn cùng thực hiện kế hoạch này.
Kế hoạch được xây dựng qua thảo luận và thống nhất của
các thành viên trong tổ. Vì vậy giáo viên trong tổ cần thực hiện
nghiêm túc, trách nhiệm để các chuyên đề đạt được kết quả cao. Rất
mong nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường
để kế hoạch được thực hiện thành công tốt đẹp.
Tổ trưởng
BGH DUYỆT
(Kí ghi rõ họ tên)
/> />2.THIẾT KẾ BÀI DẠY THỰC HÀNH:
GIÁO ÁN DẠY HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP
BÀN TAY NẶN BỘT
Môn: KHOA HỌC LỚP 5
Bài 30: CAO SU
***********
I. Mục tiêu :
Sau bài học , học sinh biết : - Làm thực hành để tìm ra tính chất đặc
trưng của cao su – Kể được tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao
su – Nêu được tính chất , công dụng và cách bảo quản các đồ dùng
bằng cao su .
II. Đồ dùng dạy học:
- GV chuẩn bị : bóng cao su, dây cao su, miếng cao su dán ống
nước ; nước sôi, nước lạnh, một ít xăng, 2 ly thủy tinh, một miếng
ruột lốp xe đạp, một cây nến, một bật lửa, đá lạnh, vài sợi dây cao
su, một đoạn dây cao su dài 5-10cm, mạch điện được lắp sẵn với pin
và bóng đèn.
- HS: Chuẩn bị vở thí nghiệm, bút , bảng nhóm .
III. Hoạt động dạy học:
1) Ổn định : ( 1 phút ) HS chuẩn bị dụng cụ học tập
2) Kiểm bài cũ : (4 phút) 3 HS lần lượt nêu tính chất , công
dụng , cách bảo quản đồ dùng bằng thủy tinh .
Hoạt động của GV : Hoạt động của HS :
3) Bài mới : ( 27 phút )
1. Tình huống xuất phát : -Theo dõi
/> />H: Em hãy kể tên các đồ dùng
được làm bằng cao su?
GV tổ chức trò chơi “Truyền
điện” để HS kể được các đồ
dùng làm bằng cao su
-Kết luận trò chơi
H: Theo em, cao su có tính chất
gì?
2. Nêu ý kiến ban đầu của HS:
-GV yêu cầu HS mô tả bằng lời
những hiểu biết ban đầu của
mình vào vở thí nghiệm về
những tính chất của cao su
- GV yêu cầu HS trình bày quan
điểm của các em về vấn đề trên
3. Đề xuất câu hỏi :
Từ những ý kiến ban đầu của của
HS do nhóm đề xuất, GV tập
hợp thành các nhóm biểu tượng
ban đầu rồi hướng dẫn HS so
sánh sự giống và khác nhau của
các ý kiến trên
- Định hướng cho HS nêu ra các
-HS tham gia chơi
-Theo dõi
- HS làm việc cá nhân: ghi vào
vở TN những hiểu biết ban đầu
của mình vào vở thí nghiệm về
những tính chất của cao su
- HS làm việc theo nhóm 4: tập
hợp các ý kiến vào bảng nhóm
- Các nhóm đính bảng phụ lên
bảng lớp và cử đại diện nhóm
trình bày
- HS so sánh sự giống và khác
nhau của các ý kiến.
-Ví dụ HS có thể nêu: Cao su có
tan trong nước không? Cao su có
/> />câu hỏi
liên quan
- GV tập hợp các câu hỏi của các
nhóm:
H: Tính đàn hồi của cao su như
thế nào?
H: Khi gặp nóng, lạnh, hình
dạng của cao su thay đổi như thế
nào?
H: Cao su có thể cách nhiệt,
cách điện được không?
H: Cao su tan và không tan
trong những chất nào?
4. Đề xuất các thí nghiệm
nghiên cứu:
-GV tổ chức cho HS thảo luận,
đề xuất thí nghiệm nghiên cứu
- Tổ chức cho các nhóm trình
bày thí nghiệm
5.Kết luận, kiến thức mới :
- GV tổ chức cho các nhóm báo
cáo kết quả sau khi trình bày thí
nghiệm
cách nhiệt được không? Khi gặp
lửa, cao su có cháy không?
-Theo dõi
- HS thảo luận theo nhóm 4, đề
xuất các thí nghiệm nghiên cứu
- Các nhóm HS tự bố trí thí
nghiệm, thực hiện thí nghiệm,
quan sát và rút ra kết luận từ thí
nghiệm (HS điền vào vở TN theo
bảng sau)
Cách tiến hành thí
nghiệm
Kết luận
rút ra
/> />- GV tổ chức cho các nhóm thực
hiện lại thí nghiệm về một tính
chất của cao su (nếu thí nghiệm
đó không trùng với thí nghiệm
của nhóm bạn)
-GV hướng dẫn HS so sánh kết
quả thí nghiệm với các suy nghĩ
ban đầu của mình ở bước 2 để
khắc sâu kiến thức
- GV kết luận về tính chất của
cao su: cao su có tính đàn hồi
tốt; ít bị biến đổi khi gặp nóng,
lạnh; cách điện, cách nhiệt tốt;
không tan trong nước, tan trong
một số chất lỏng khác; cháy khi
gặp lửa.
4) Củng cố , dặn dò : ( 3 phút )
- Gọi 4 HS lần lượt nêu lại :
nguồn gốc , tính chất , công dụng
, cách bảo quản các đồ dùng
bằng cao su .
- Về học bài và chuẩn bị bài mới:
Chất dẻo
- Các nhóm báo cáo kết quả (đính
kết quả của nhóm lên bảng lớp),
cử đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm trình bày lại thí
nghiệm
-Theo dõi
GIÁO ÁN KHOA HỌC TUẦN 28 - LỚP 5
/> />Ngày giảng: 22/3 / 2015
Người dạy: ………
Tại Lớp: 5C
Khoa học
Tiết: 55 :SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT
I - MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: * Sau bài học, HS biết :
- Trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật: vai trò của cơ
quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.
- Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình tr112, 113 SGK
- Sưu tầm tranh ảnh những động vật đẻ trứng và động vật đẻ con
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Thời
gian
Nội dung kiến
thức và kỹ
Phương pháp, hình thức cơ bản
Hoạt động của GV Hoạt động
của HS
A - kiểm tra
bài cũ:
- Kể tên một số cây mọc ra từ
bộ phận của cây mẹ
- Nhận xét , đánh giá.
- 2 HS lên
TLCH
- Lớp nhận
xét, bổ sung
b - bài mới:
Giới thiệu
bài
Giới thiệu, nêu mục đích yêu
cầu của tiết học. Ghi đầu bài.
Giở SGK,
ghi vở.
/> />* Hoạt động
1: thảo luận
+ Bước 1: Y/ c HS:
- Đọc mục
- Làm việc
cá nhân
* Mục tiêu:
Giúp HS
trình bày
khái quát về
sự sinh sản
của động vật:
vai trò của cơ
quan sinh
sản, sự thụ
tinh, sự phát
triển của hợp
tử
+ Bước 2: GV nêu câu hỏi cả
lớp thảo luận
- Đa số động vật chia thành
mấy giống? đó là những giống
nào?
- Tinh trùng hoặc trứng của
động vật được sinh ra từ cơ
quan nào? Cơ quan đó thuộc
giống nào?
- Hiện tượng tinh trùng kết hợp
với trứng gọi là gì?
- Nêu kết quả của sự thụ tinh?
Hợp tử phát triển thành gì?
- Làm việc
cả nhóm
=> GV chốt ý 1, 2 mục"Bạn
cần biết"
- Ghi vở
* Hoạt động
2: quan sát
* Mục tiêu:
Hs biết được
các cách sinh
sản khác
+ Bước1: Y/c HS cùng quan
sát các hình tr.112, chỉ vào từng
hình và nói với nhau : Con nào
được nở ra từ trứng- Con nào
vừa được đẻ ra đã thành con
- Làm việc
theo cặp
nhau của
động vật.
+ Bước 2: GV gọi HS trình
bày Đáp án
- Làm việc
cả lớp
/> />- Các con vật được đẻ ra đã
thành con: Chó, mèo, voi, ngựa
vằn, trâu, bò, ngựa, lợn
- Các con vật được nở ra từ
trứng: sâu, thạch sùng, gà, nòng
nọc.
=> GV chốt ý 3 mục"Bạn cần
biết"
- Ghi vở
* Hoạt động
3: trò chơi
"thi nói tên
những con
vật đẻ
trứng,
những con
vật đẻ con"
* Mục tiêu:
HS kể tên
một số động
vật đẻ trứng
và một số
động vật đẻ
con
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
Y/c trong cùng một tgian nhóm
nào viết được nhiều tên các con
vật đẻ trứng và các con vật đẻ
con là nhóm đó thắng cuộc.
VD:
ĐV đẻ trứng ĐV đẻ con
Cá vàng
Bướm
Cá sấu…
Chuột
Cá heo
Thỏ…
- HS thi viết
vào bảng
nhóm. Trình
bày trước
lớp.
C- Củng cố-
dặn dò:
- 2,3 HS đọc bài học
- Hãy vẽ những con vật mà em
yêu thích, tô màu.
- Nghe và
ghi nhớ
/> />- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: KHOA HỌC
BÀI: SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG
Tiết: 56 Tuần: 28
/> />I - MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: * Sau bài học, HS biết :
- Xác định quá trình phát triển của một số côn trùng
( bướm cải, ruồi, gián).
- Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.
- Vận dụng những hiểu biết về quá trình phát triển của
côn trùng để có biện pháp tiêu diệt những côn trùng có hại đối
với cây cối, hoa màu và đối với sức khỏe con người.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình tr114, 115 SGK
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Thời
gian
Nội dung
kiến thức và
Phương pháp, hình thức cơ bản
Hoạt động của GV Hoạt động
của HS
A - kiểm
tra bài cũ:
- ĐV có những cách sinh sản
nào?
-Nêu tên một số loài động vật
đẻ trứng, đẻ con
-Nhận xét , đánh giá.
- 2 HS lên
TLCH
- Lớp nhận
xét, bổ sung
b - bài
mới:
Giới thiệu
bài
Giới thiệu, nêu mục đích yêu
cầu của tiết học (câu hỏi 1).
Ghi đầu bài.
Giở SGK, ghi
vở.
* Hoạt
động 1:
+ Bước 1: Y/c các nhóm quan
sát H1, 2, 3, 4, 5 tr. 114 mô tả
- Làm việc
theo nhóm
/> />Thời
gian
Nội dung
kiến thức và
Phương pháp, hình thức cơ bản
Hoạt động của GV Hoạt động
của HS
làm việc
với SGK.
Mục tiêu :
Nhận biết
được quá
quá trình sinh sản của bướm cải
và chỉ ra đâu là trứng, sâu,
nhộng và bướm. Thảo luận câu
hỏi 2 tr. 114
trình phát
triển , giai
đoạn gây
hại của
bướm cải;
nêu được 1
số biện
pháp
phòng
chống côn
trùng phá
hại hoa
màu
+ Bước 2:
* Kết luận:
- Bướm cải thường đẻ trứng
vào mặt sau của lá rau cải.
Trứng nở thành sâu. Sâu ăn lá
rau để lớn.
- H2a, 2b, 2c cho thấy sâu
càng lớn càng ăn nhiều lá và
gây thiệt hại nhất.
- Để giảm thiệt hại cho hoa
màu do côn trùng gây ra, trong
trồng trọt ta thường áp dụng
các phương pháp: Bắt sâu,
phun thuốc, diệt bướm….
- Làm việc cả
lớp.
- Đại diện của
các nhóm báo
cáo kết quả
của nhóm
mình
* Hoạt
động 2:
quan sát và
+ Bước 1: HD thảo luận theo
mẫu:
Ruồi Gián
- Làm việc
theo nhóm
- Nhóm
/> />Thời
gian
Nội dung
kiến thức và
Phương pháp, hình thức cơ bản
Hoạt động của GV Hoạt động
của HS
thảo luận
* Mục tiêu:
So sánh, tìm
được sự
giống nhau
và khác
nhau giữa
chu trình
sinh sản của
ruồi dấm và
gián.
1/ So sánh quá
trình sinh sản
- Giống nhau
- Khác nhau
2/ Nơi đẻ
trứng
3/ Cách tiêu
diệt
trưởng điều
khiển nhóm
làm việc theo
chỉ dẫn SGK
Nêu được
đặc điểm
chung của
côn trùng ;
có biện
pháp tiêu
diệt chúng.
+ Bước 2:
- GV chữa bài
* Kết luận: Các loại côn
trùng đều đẻ trứng
- Làm việc cả
lớp
- Đại diện lên
tình bày kết
quả
C- Củng
cố- dặn dò:
- GV yêu cầu HS vẽ hoặc viết
sơ đồ vòng đời một loại côn
trùng vào vở.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau
- Nghe vµ ghi
nhí
/> />3.CÁC BIÊN BẢN CHUYÊN ĐỀ:
PGD THỊ XÃ ………… CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH ………… Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
Năm học: 2014 - 2015
BIÊN BẢN TRIỂN KHAI
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
TỔ CHUYÊN MÔN 4 + 5.
Tên chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
Đổi mới phương pháp dạy học môn Khoa học lớp 5 theo Chuẩn
KTKN môn học và phát huy tính tích cực tự giác và sáng tạo của
học sinh khi tiếp nhận kiến thức.
Đơn vị: Tổ chuyên môn 4 + 5, trường tiểu học ………
I. KIỂM DIỆN
- Có mặt: …………………- Vắng:
……………………………………
II. NỘI DUNG:
/> />* Đ/C ……… (Tổ trưởng) chủ toạ: Báo cáo triển khai kế hoạch
sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Sau khi nghe Đ/C tổ trưởng triển khai thực hiện chuyên đề sinh
hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, tổ chuyên môn thảo
luận và thống nhất theo từng bước:
1.Mục tiêu:
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………
2.1. Thống nhất thời gian: …………
2.2. Địa điểm: ……….
2.3.Tên bài dạy: ………
2.4. Chọn lớp học sinh dạy: ……….
2.5. Tổ chuyên môn nhất trí phân công nhóm soạn bài:
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………
2.6. Người dạy minh họa:
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………
/> />2.7. Tổ chuyên môn phân công người hỗ trợ thiết bị:
………………………………………………………………………
………….
2.8. Người viết biên bản:
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………
2.9. Cách bố trí dự giờ, phương tiện dự giờ:
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………
2.10. Thành phần tham dự:
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
/> />………………………………………………………………………
………………………………………………………
THƯ KÍ TỔ TRƯỞNG
Chữ kí của các thành viên.
PGD THỊ XÃ ………… CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH ………… Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
Năm học: 2014 - 2015
BIÊN BẢN THỰC HIỆN
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
TỔ CHUYÊN MÔN 4 + 5.
Tên chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
Đổi mới phương pháp dạy học môn Khoa học lớp 5 theo Chuẩn
KTKN môn học và phát huy tính tích cực tự giác và sáng tạo của
học sinh khi tiếp nhận kiến thức.
Đơn vị: Tổ chuyên môn 4 + 5, trường tiểu học ……
1. Thời gian - Địa điểm – Thành phần sinh hoạt:
1.1. Thống nhất: Thứ hai ngày ….tháng …. năm 2015
Địa điểm: Phòng tổ chuyên môn 4 + 5. Thành phần: …………….
Vắng:
/> />1.2. Thực hiện: Thứ hai ngày …. tháng …. năm 2015
Địa điểm: Thành phần:
Vắng:
2. Giáo viên thực
hiện:
3. Nội dung:
3.1. Nội dung chia sẻ sau bài giảng: (ghi lại một cách tóm tắt nội
dung chia sẻ)
+.Đ/C:
/>