Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn một số biện pháp vận dụng “năm điều bác hồ dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.01 KB, 16 trang )

Sáng Kiến Kinh Nghiệm
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng giải phóng dân tộc. Một danh nhân
văn hóa thế giới. Hồ Chí Minh là người chuẩn bị và là người khai sinh ra nền
giáo dục cách mạng Việt Nam. Người không chỉ là một nhà giáo cách mạng
trong sáng mà còn là người tổ chức nhà lý luận nhà thiên tài của dân tộc. Tư
tưởng giáo dục của người luôn luôn là định hướng phất triển giáo dục trong mọi
hoàn cảnh. Hồ Chí Minh là thầy giáo của các thế hệ thẩy giáo cách mạng Việt
Nam, là biểu tượng trong sáng cho truyền thống của dân tộc và truyền thống
giáo dục của dân tộc. Trong quá trình học tập và hoạt động cách mạng, người đã
để lại cho nhân loại một kho tàn văn hóa khổng lồ.
Những bài viết của người hết sức ngắn gọn, cô động, súc tích lời văn giản dị
gần gũi với tất cả các tầng lớp nhân dân. Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là
sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và là tinh hoa văn hóa của
nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta, đồng thời là tấm
gương để mọi người dân Việt Nam học tập và noi theo.
Người đã để lại nhiều câu nói, lời khuyên quý báu cho thế hệ sau. Trong đó
có "Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng”. Đây là một tập hợp các phẩm
chất tốt đẹp mà mỗi một học sinh cần học tập và noi theo. Tuy vậy, từ khi tôi
cắp sách đến trường cho đến nay, tôi thấy chúng ta học tập và vận dụng năm
điều Bác dạy chưa sâu sắc, chưa triệt để. Là một giáo viên đứng lớp nhiều năm
tôi luôn băn khoăn suy nghĩ để tìm ra biện pháp giúp học sinh học tập và vận
dụng “Năm điều Bác Hồ dạy” một cách tốt nhất. Vậy, học sinh chúng ta ngày
nay phải hiểu và vận dụng lời dạy trên như thế nào cho đúng ? Đó là lý do mà
tôi luôn quan tâm suy nghĩ để thực hiện đề tài này.
Một số biện pháp vận dụng “Năm điều Bác Hồ dạy”
để giáo dục nâng cao đạo đức cho học sinh.
GV : Nguyễn Thanh Liêm Trang 1
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU


a) Mục tiêu nghiên cứu:
- Giúp học sinh vận dụng tốt “ Năm điều Bác Hồ dạy” vào trong học tập, rèn
luyện và trong cuộc sống thực tiễn.
- Giáo dục cho học sinh ý thức đạo đức.
- Giáo dục cho học sinh thái độ, tình cảm đạo đức.
- Giáo dục cho học sinh hành vi thói quen đạo đức.
- Làm cho học sinh thấy được “ Năm điều Bác Hồ dạy” là kim chỉ nam của quá
trình học tập, lao động và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan
Bác Hồ.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay.
- Nghiên cứu để rút ra biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức cho học sinh.
- Đề xuất một số biện pháp giáo dục nhằm nâng cao đạo đức cho học sinh.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
a) Đối tượng nghiên cứu:
- Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
- Các biện pháp nhằm giáo dục nâng cao đạo đức cho học sinh.
b) Khách thể nghiên cứu:
- Học sinh lớp 5A1 trường Tiểu học An Linh.
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a) Cơ sở lý luận:
- Nghiên cứu thực trạng, nghiên cứu các biện pháp ( phương pháp).
- Đề tài dựa trên nội dung “ Năm điều Bác Hồ dạy”
- Dựa vào các nguyên tắc nhằm giáo dục nâng cao đạo đức cho học sinh.
b) Các phương pháp nghiên cứu:
* Nhóm các phương pháp chính:
- Phương pháp quan sát: nhằm quan sát việc giáo dục đọa đức học sinh.
GV : Nguyễn Thanh Liêm Trang 2
Sáng Kiến Kinh Nghiệm

- Phương pháp điều tra: để tìm hiểu tình hình nắm bắt nội dung “ Năm điều Bác
Hồ dạy” của học sinh.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: để nghiên cứu kết quả xếp loại rèn luyện
của học sinh.
- Phương pháp chuyên gia: nhờ sự tư vấn của một số cán bộ giáo viên có kinh
nghiệm.
* Nhóm các phương pháp hỗ trợ:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Thưc trạng của vấn đề:
Hiện nay, thực tế chất lượng đạo đức ở trường học củng như ngoài xã hội
đang xuống cấp một cách “trầm trọng”. Trong thời gian vừa qua, đài báo đã đưa
rất nhiều tin, bài phản ảnh về sự suy thoái đạo đức ở môt bộ phận thanh thiếu
niên. Do tác động tiêu cực từ phim ảnh, từ mặt trái của cơ chế thị trường. Nên
vấn đề giáo dục đạo đức trong trường học phải được đặt lên hàng dầu, và được
coi là vấn đề cấp thiết nhất. Là một giáo viên đang trược tiếp giảng dạy cho học
sinh từng ngày. Tôi thấy, Nếu chúng ta biết vận dụng tốt “ Năm điều Bác Hồ
dạy” để giáo dục nâng cao đạo đức cho học sinh là một biện pháp hữu hiệu.
a) Thuận lợi:
- Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng đã được đưa vào trường học từ lâu,
học sinh Tiểu học được học từ lớp 1 đến lớp 5. Hình như tất cả các em sau khi
vào lớp 1 khoảng 2 tháng là các em đã thuộc.
- Dễ dàng phối hợp với Tổng phụ trách, cũng như các giáo viên khác.
- Mỗi tuần điều được sinh hoạt dưới cờ một lần, trước khi vào học đều đọc “
Năm điều Bác Hồ dạy”
b) Khó khăn:
- Giáo viên chủ nhiệm đảm trách nhiều môn nên có hạn chế về thời gian.
- Các em chỉ đọc thuộc lòng mà không nắm được nội dung của từng điều.
GV : Nguyễn Thanh Liêm Trang 3

Sáng Kiến Kinh Nghiệm
2. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
a) Muốn nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức người giáo viên phải biết áp
dụng các nguyên tắc sau:
Một là: phải phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc ta, điều kiện kinh tế
xã hội và đặt biệt là của địa phương và thực tế ở nhà trường.
Hai là: phải biết kết hợp giữa giáo dục chính kháo và giáo dục ngoại khóa.
Ba là: phải đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục cho học sinh.
b) Để vận dụng “ Năm điều Bác Hồ dạy” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
đạo đức cho học sinh tôi thực hiện các bước như sau:
* Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
STT
NỘI DUNG
MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN ( n = 20)
NỘI DUNG
THUỘC HƠI THUỘC KHÔNG THUỘC
1 Thuộc
“ Năm điều Bác Hồ dạy”
25 4 3
2 NỘI DUNG
HIỂU HƠI HIỂU KHÔNG HIỂU
Hiểu
“ Năm điều Bác Hồ dạy”
5 10 17
3 NỘI DUNG
TỐT HƠI TỐT KHÔNG TỐT
Vận dụng
“ Năm điều Bác Hồ dạy”
3 6 22

Với kết quả điều tra trên ta dễ dàng nhận thấy học sinh chúng ta chỉ học
thuộc “ Năm điều Bác Hồ dạy” một cách máy móc chứ không nắm được nội
dung, không biết vận dụng.
* Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục.
* Bước 1: Giúp học sinh học thuộc “ Năm điều Bác Hồ dạy”.
* Bước 2: Giúp học sinh hiểu nội dung “ Năm điều Bác Hồ dạy”.
* Bước 3: Cho học sinh thực hành nội dung “ Năm điều Bác Hồ dạy”.
* Bước 4: Hướng dẫn học sinh vận dụng “ Năm điều Bác Hồ dạy” vào thực tiễn
trong học tập và rèn luyện cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
GV : Nguyễn Thanh Liêm Trang 4
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
- Ngay từ đầu năm học, tôi lên kế hoạch cho học sinh “ Học tập và làm theo
Năm điều Bác Hồ dạy” như sau:
Tuần
1 và 2
Tuần
3 và 4
Tuần
5 và 6
Tuần
7 và 8
Tuần
9 và 10
Tuần
11 và 12
Tuần
13 và 14
Tuần
15 đến 35
Ôn

tập
học
thuộc“
Năm
điều
Bác
Hồ
dạy”
Giúp
học
sinh
phân
tích
nội
dung
điều 1
Giúp
học
sinh
phân
tích
nội
dung
điều 2
Giúp
học
sinh
phân
tích
nội

dung
điều 3
Giúp
học
sinh
phân
tích
nội
dung
điều 4
Giúp
học
sinh
phân
tích
nội
dung
điều 5
Thực
hành “
Năm
điều
Bác
Hồ
dạy”
Vận
dụng
“ Năm
điều
Bác

Hồ
dạy”
vào
thực
tiễn
* Tháng 9:
Để vận dụng “ Năm điều Bác Hồ dạy” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
đạo đức cho học sinh. Tháng 9, tôi kết hợp với Đội cho các em ôn lại
“ Năm điều Bác Hồ dạy” trong giờ sinh hoạt dưới cờ. Bằng cách gọi một số em
lên đọc trước tập thể học sinh. Kết hợp với ban Giám hiệu nhà trường cùng với
các giáo viên bộ môn nhắc nhở các em thực hiện tốt hơn.
Khi vào sinh hoạt lớp, tôi sử dụng phiếu bài tập điền khuyết để các em hoàn
thành “ Năm điều Bác Hồ dạy”.
- Em hãy hoàn thành phiếu bài tập sau:

GV : Nguyễn Thanh Liêm Trang 5
PHIẾU BÀI TẬP
Điếu 1: Yêu Tổ quốc,………………………
Điều 2: ………………….……., lao động tốt
Điều 3: Đoàn kết tốt, ………………… ……
Điều 4: ……………, thật tốt
Điều 5: Khiêm……, thật…… , dũng ……
Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Với phương pháp và hình thức tổ chức như trên, tôi thấy học sinh của tôi rất
hứng khởi và các em nắm chắc “ Năm điều Bác Hồ dạy”.
* Tháng 10: Nếu chúng ta chỉ dừng ở mức độ giúp các em thuộc lòng
“ Năm điều Bác Hồ dạy” thì chỉ mang tính hình thức, khẩu hiệu chứ chưa có tác
dụng giáo dục.
Do vậy, tháng 10 thông qua tiết sinh hoạt lớp. Tôi giúp học sinh phân tích để

nắm được nội dung điều 1.“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào” bằng hệ thống câu hỏi
sau:
H : Em hiểu như thế nào là “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”?
H : Em hãy nêu một vài việc làm thể hiện tình yêu đó?
H: Bản thân em đã làm gì để thể hiện tình yêu đó.
Học sinh suy nghĩ trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
* Tôi nhận xét chốt lại: Điều thứ nhất: Bác dạy chúng ta phải biết "yêu tổ
quốc, yêu đồng bào" tức là yêu tất cả những gì thuộc về Tổ quốc mình, yêu
phong cảnh đất nước, yêu bản sắc dân tộc, yêu các phong tục tập quán, yêu nền
vǎn hiến lâu đời của dân tộc, yêu những con người Việt Nam cùng với phẩm
chất, nhân cách cao đẹp đã lưu truyền từ bao đời nay. Yêu những người cùng
chung dòng giống Việt Nam, cội nguồn Việt Nam từ miền đồng bằng tới vùng
núi xa xôi. Để làm được điều đó trước hết chúng ta phải ý thức được mình là
người con của đất nước, phải trang bị cho mình một lòng tự hào dân tộc, tự hào
về truyền thống vẻ vang của con người Việt Nam, về những gì con người Việt
Nam đã và đang làm được trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phải
biết tìm hiểu về những tinh hoa, bản sắc, phong tục tập quán của dân tộc và cố
gắng tự rèn luyện để sau này có thể cống hiến được nhiều cho xã hội, góp phần
đưa đất nước ta ngày một tươi đẹp, hùng mạnh. Xung quanh ta còn rất nhiều
người gặp khó khǎn, khổ cực, là một người con của đất nước chúng ta phải có
GV : Nguyễn Thanh Liêm Trang 6
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
trách nhiệm giúp đỡ họ trong khả nǎng có thể như câu tục ngữ "thương người
như thể thương thân" và "lá lành đùm lá rách" chỉ có lòng "yêu tổ quốc, yêu
đồng bào" của dân tộc ta mới giúp chúng ta tồn tại được sau hàng nghìn nǎm bị
Trung Quốc đô hộ, trải qua cả hai cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ và Pháp.
Qua việc giúp học sinh phân tích điều 1, tôi lồng ghép giáo dục các em biết
tự hào về truyền thống của dân tộc và các phẩm chất cao đẹp.
* Tháng 11: thông qua tiết sinh hoạt lớp. Tôi giúp học sinh phân tích để nắm
được nội dung điều 2.“Học tập tốt, lao động tốt” bằng hệ thống câu hỏi và quan

sát ảnh minh họa.
H: Em hãy nêu nội dung của từng bức tranh trên?
H: Em hiểu thế nào là học tập tốt, lao động tốt ?
GV : Nguyễn Thanh Liêm Trang 7
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Học sinh nêu và trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
* Tôi nhận xét, chột lại. Điều thứ hai: "Học tập tốt" nghĩa là chăm chỉ, cần
cù tìm hiểu, học học trong quá trình tiếp thu kiến thức của nhân loại. Và phải
biết vận dụng kiến thức ấy vào cuộc sống thực tiễn. Còn "lao động tốt" có nghĩa
là mỗi bản thân chúng ta phải tự giác, tự nguyện lao động, làm việc và tuân theo
những quy định khi lao động. Vậy tóm lại "học tập tốt, lao động tốt" có thể hiểu
là mỗi học sinh trong chúng ta phải không ngừng học hỏi thêm kiến thức mới,
và phải chung tay góp sức lao động, làm việc để đất nước ngày một đi lên.
Khi phân tích xong điều 2, học sinh tôi hiểu ngay học như thế nào là học tốt,
lao động như thế nào là tốt. Qua đó, tôi giáo dục các em ý thức học tập và lao
động.
* Tháng 12: thông qua tiết sinh hoạt lớp. Tôi giúp học sinh phân tích để nắm
được nội dung điều 3.“Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt” bằng hệ thống câu hỏi và quan
sát ảnh minh họa.
H: Em hãy nêu nội dung của từng bức tranh trên?
H: Em hiểu thế nào là đoàn kết tốt, kỷ luật tốt ?
H: Các em hãy liên hệ bản thân mình, tổ mình, lớp mình, trường mình đã thực
hiện kỷ luật tốt chưa?
Học sinh nêu và trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
GV : Nguyễn Thanh Liêm Trang 8
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
* Tôi nhận xét, chột lại. Điều thứ ba: Bác còn muốn thiếu nhi chúng ta
"đoàn kết tốt, kỷ luật tốt " tức là phải yêu quý, giúp đỡ bạn bè không chỉ trong
một lớp, một trường mà còn với bạn bè xung quanh nữa. Cùng nhau cố gắng và
cùng xây dựng tập thể vững mạnh vì đoàn kết là sức mạnh của tập thể, có đoàn

kết tốt sẽ có thành công. Phải biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân,
không nên ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân vì từ đó sẽ dẫn đến mất đoàn kết. Giữ
"kỹ luật tốt "cũng là một cách rèn luyện bản thân, từ những điều nhỏ như không
nói chuyện riêng trong giờ, không đánh nhau không vi phạm nội quy của lớp,
của trường chúng ta bây giờ thì sau này là một con người có kỷ luật chúng ta sẽ
không bị mắc vào những tệ nạn xã hội, giúp chúng ta trở nên hoàn thiện hơn. Có
làm được như thếchúng ta mới xứng đáng làm con ngoan trò giỏi, sau này trở
thành một công dân tốt.
Qua nội dung điều 3, tôi giáo dục các em biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau
không chỉ trong lớp mà kể cả ngoài xã hội. Đồng thời củng phải biết giữ kỷ
cương trường lớp.
* Tháng 1 + 2: thông qua tiết sinh
hoạt lớp. Tôi giúp học sinh phân tích
để nắm được nội dung điều 4.“Giữ
gìn vệ sinh thật tốt” bằng hệ thống câu
hỏi và quan sát ảnh minh họa.
H: Em hãy nêu nội dung của từng bức tranh trên?
GV : Nguyễn Thanh Liêm Trang 9
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
H: Em hiểu thế nào là giữ gìn vệ sinh thật tốt ?
H: Các em hãy liên hệ bản thân mình, lớp mình, trường mình đã thực hiện vệ
sinh tốt chưa?
Học sinh nêu và trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
* Tôi nhận xét, chột lại. Điều thứ bốn: Bác Hồ khuyên chúng ta "giữ gìn vệ sinh
thật tốt ". Trước hết là giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh cá nhân không có nghĩa
là phải ǎn mặc thật đẹp, đúng mốt, chải chuốt mà chỉ đơn giản là mặc sao cho
sạch, đầu tóc gọn gàng. Như chúng ta cũng biết nhìn vào cách ǎn mặc của mỗi
con người có thể đánh giá được tính cách của con người đó. ở lứa tuổi học sinh
chúng cần mặc những trang phục sao cho phù hợp với lứa tuổi mình, ǎn mặc
diện, đúng "mốt" chưa chắc là đã đẹp. Sau là chúng ta phải biết giữ vệ sinh

chung cho tập thể, nơi công cộng như không xả rác bừa bãi, có ý thức bảovệ môi
trường, thường xuyên dọn vệ sinh nơi ở và tham gia tổng vệ sinh nơi khu phố.
Có như thế chúng ta mới trở thành những con người vǎn minh lịch sự, góp phần
tô đẹp cho đất nước.
Với việc phân tích trên, học sinh rất dễ tiếp thu nội dung điều bốn. Từ đó tôi
lồng ghép giáo dục các em biết giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường.
* Tháng 3 : thông qua tiết sinh hoạt lớp. Tôi giúp học sinh phân tích để nắm
được nội dung điều 5.“Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” bằng hệ thống câu hỏi
sau:
H: Em hiểu thế nào là khiêm tốn không ?
H: Em hiểu thế nào là thật thà?
H: Em hiểu thế nào là môt người dũng cảm ?
Học sinh nêu và trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
* Tôi nhận xét, chột lại. Điều thứ nǎm: Thực hiện được bốn lời dạy trên của Bác
vẫn chưa đủ, chúng ta biết "yêu tổ quốc, yêu đồng bào" rồi "học tập tốt -lao
động tốt" rồi "đoàn kết tốt, kỷ luật tốt " và cả " giữ gìn vệ sinh thật tốt" nữa rồi,
thế là rất tốt song để trở thành cháu ngoan của Bác Hồ chúng ta còn cần những
đức tính không thể thiếu được của thiếu nhi Việt Nam nữa cơ. Đó là phải "kiêm
GV : Nguyễn Thanh Liêm Trang 10
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
tốn, thật thà, dũng cảm" đừng vội kiêu cǎng khi thấy mình đã giỏi vì ai mà
chẳng có những khiếm khuyết, có thể ta giỏi hơn bạn ở điểm này nhưng lại thua
kém bạn ở điểm khác vì vậy chúng ta đừng vội nghĩ mình giỏi mà phải học hỏi
thêm bạn bè xung quanh những điểm mình còn kém hơn, đó mới là khiêm tốn.
Chúng ta cũng phải thành thật chân thành với mọi người, đừng bao giờ gian dối
vì điều đó chỉ làm chúng ta ị người khác xa lánh mà thôi. Nếu có lỗi thì phải
trung thực nhận lỗi. Thật thà là một đức tính quý và người thật thà luôn được
mọi người yêu mến. Còn nữa, chúng ta phải biết dũng cảm tức là biết bình tĩnh
và có nghị lực để vượt qua khó khǎn, sẵn sàng đương đầu, chấp nhận gian nan
thử thách vì chính những điều đó mới hun đúc ý chí và nghị lực của mỗi chúng

ta. Nên nhớ cuộc đời không bao giờ chấp nhận những kẻ yếu đuối, bạn hãy thử
nhìn xem, cuộc sống quanh ta lấp lánh bao tấm gương vượt khó học tốt, không
ngại nguy hiểm cứu người. Những con người, những bạn bè đó thực sự là những
người dũng cảm.
Với điều năm tôi giáo dục cho các em ba đức tính mà mỗi con người cần phải
có.
* Như vậy qua việc phân tích cho ta thấy “Năm điều Bác dạy” là một tập hợp
các phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam ta có từ ngàn xưa.
* Tháng 4: Tôi tổ chức cho các em thực hành lại các điều mà mình đã thực hiện
phân tích qua bốn tháng. Và đây cũng là một bài kiểm tra sự hiểu biết của các
em về “ Năm điều Bác Hồ dạy”. Bằng phiếu bài tập.
Em hãy hoàn thành phiếu bài tập sau:
CÂU HỎI ĐÁP ÁN
Câu 01: Yêu Tổ Quốc, yêu đồng
bào được thể hiện cụ thể như thế
nào trong hành động hàng ngày
của học sinh chúng ta ?

Trong hành động hàng ngày của học
sinh chúng ta Yêu Tổ Quốc, yêu đồng
bào được thể hiện cụ thể
* Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, của địa phương mình,
GV : Nguyễn Thanh Liêm Trang 11
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
hăng hái tham gia các hoạt động giữ
gìn và phát huy truyền thống đó.
* Lòng yêu đồng bào được thể hiện
trong cuộc sống hàng ngày với những
người xung quanh, với gia đình, bạn

bè, thầy cô giáo khi giao tiếp.
Câu 02: Bạn hãy giải thích thế
nào là Học tập tốt, lao động tốt
cho ví dụ cụ thể ?

* Học tập tốt là xác định đúng động cơ
học tập, có thái độ đúng đắn trong học
tập, chăm chỉ học đều các môn, không
chỉ có học trong sách vở mà còn học
trong cả cuộc sống hàng ngày, có
phương pháp học tập đúng
* Lao động tốt là biết thực hiện học đi
đôi với hành, biết quý trọng giá trị của
lao động, biết thực hiện lao động vừa
sức, tích cực tham gia các hoạt động
của tập thể
* Ví dụ như : Biết vận dụng những điều
đã học vào cuộc sống, lao động giúp đỡ
gia đình, tham gia lao động công ích
Câu 03: Tình đoàn kết được thể
hiện như thế nào ?
* Tình đoàn kết được thể hiện ở tình
cảm yêu thương con người, tình bạn
chân chính giúp đỡ lẫn nhau
* Thể hiện ở lễ phép đối với mọi người
Câu 04: Vì sao cần phải có “Kỷ
luật tốt” ? Làm thế nào để thực
hiện “Kỷ luật tốt” ?
Chúng ta cần phải có “Kỷ luật tốt” vì
* Giúp cho học sinh biết tuân theo và

làm đúng những qui định trong học tập
GV : Nguyễn Thanh Liêm Trang 12
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
và sinh hoạt hàng ngày.
* Có thực hiện kỷ luật tốt mới thực
hiện được lòng tự trọng ở bản thân
Câu 05: Bạn hãy cho biết nội
dung của giữ gìn vệ sinh thật tốt ?
* Giữ gìn vệ sinh thật tốt là giữ gìn vệ
sinh thân thể( đầu tóc, quần áo, móng
tay chân , răng miệng ) Giữ gìn vệ
sinh lớp học, trường học và trong gia
đình, nơi công cộng, học tập, vui chơi,
lao động
Câu 06: Thế nào là Khiêm tốn ?
Thật thà ? Dũng cảm ? Hãy liên
hệ bản thân đã thực hiện được
điều dạy này chưa ?

* Khiên tốn là biết tự trọng bản thân,
không tự kiêu, tự mãn, lễ phép và tôn
trọng người lớn, bạn cùng tuổi
* Thật thà đi đôi với ngay thẳng, trong
sạch,không gian dối
* Dũng cảm tức là biết bình tĩnh và có
nghị lực để vượt qua khó khǎn, sẵn
sàng đương đầu
Câu 07: Học sinh chúng ta có
trách nhiệm gì trong việc thực
hiện năm điều Bác Hồ dạy ?

* Trách nhiệm của học sinh trong việc
thực hiện năm điều Bác Hồ dạy được
thể hiện trong học tập, vui chơi, hoạt
động cùng nhau
*Tháng 5: Tôi hướng dẫn học sinh vận dụng những điều đã học vào cuộc sống
thực tiễn.
H: Qua việc phân tích “ Năm điều Bác Hồ dạy”, em thấy dân tộc Việt Nam ta
có những truyền thống nào tốt đẹp?
H: Trong “ Năm điều Bác Hồ dạy”, Người đã đề cập đến những phẩm chất đạo
đức nào?
H: Em học tập được những gì qua “ Năm điều Bác Hồ dạy” ?
Học sinh suy nghĩ trả lời, học sinh khác nhận xét bổ sung
GV : Nguyễn Thanh Liêm Trang 13
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Tôi nhận xét chốt lại: Mỗi lời dạy của Bác là mỗi bài học đúng đắn cho chúng
ta, cho xã hội đang đà phát triển. Nghe theo lời bác, bản thân các em sẽ cố gắng
học tập và làm theo “ Năm điều Bác Hồ dạy" để không phụ lòng mong mỏi nơi
Bác, gia đình và thầy cô.
III. KẾT LUẬN
1. Kết quả :
- Với việc áp dụng các biện pháp nêu trên, chất lượng nội dung giáo dục nâng
cao đạo đức cho học sinh được nâng lên rõ rệt, học sinh tiếp thu nội dung “ Năm
điều Bác Hồ dạy” môt cách nhẹ nhàng, thoải mái không gò bó, không ảnh
hưởng đến bài học của bộ môn. Tôi nhận thấy học sinh lớp tôi phụ trách có tiến
bộ hơn nhiều đối với việc giữ vệ sinh trường, lớp và môi trường xung quanh so
với các năm trước. Các em tỏ ra có ý thức, trách nhiệm với việc học tập và rèn
luyện. Sống đoàn kết, gần gũi, thân thiện với bạn bè và mọi người xung quanh.
- Tôi đã hình thành được ở học sinh các Kĩ năng – Hành vi đạo đức.
* Sau đây là kết quả đối chứng với kết quả trước khi thực hiện.
STT NỘI DUNG MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN ( n = 32)

NỘI DUNG
THUỘC HƠI THUỘC KHÔNG THUỘC
1 Thuộc
“ Năm điều Bác Hồ dạy”
32 0 0
2 NỘI DUNG
HIỂU HƠI HIỂU KHÔNG HIỂU
Hiểu
“Năm điều Bác Hồ dạy”
28 4 0
3 NỘI DUNG
TỐT HƠI TỐT KHÔNG TỐT
Vận dụng
“ Năm điều Bác Hồ dạy”
25 7 0
2. Moät soá kinh nghieäm :
* Để thực hiện tốt việc vận dụng “ Năm điều Bác dạy để giáo dục nâng cao
đạo đức cho học sinh có hiệu quả, giáo viên cần :
+ Phải đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục
+ Nắm vững nội dung của từng điều Bác dạy.
GV : Nguyễn Thanh Liêm Trang 14
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
+ Thực hiện tốt việc lập kế hoạch học tập và làm theo “ Năm điều Bác Hồ
dạy thiếu niên nhi đồng cho các em.
+ Sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
+ Không quá lạm dụng thời gian của tiết hoạt lớp.
+ Nội dung giáo dục phải phù hợp với tâm sinh lí của học sinh
Đề tài là kết quả của một quá trình tìm tòi, thử nghiệm và đúc rút kinh
nghiệm trong thực tế dạy học. Kính mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp

để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
3. YÙ Kieán ñeà xuaát:
* Triển khai sâu rộng việc học tập và làm theo “ Năm điều Bác Hồ dạy”
An Linh, Ngày 15 tháng 2 năm 2012
Người viết

Nguyễn Thanh Liêm
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC



GV : Nguyễn Thanh Liêm Trang 15
Sáng Kiến Kinh Nghiệm























GV : Nguyễn Thanh Liêm Trang 16

×