Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Trung tâm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
Viện Chất lượng đất
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG ĐẤT PHỤC
VỤ CHO LẬP KẾ HOẠCH
BẢO TỒN
(USDA)
Tháng 1 – 2001
PHẦN 1
KHÁI QUÁT VỀ CHẤT LƯỢNG ĐẤT
CHẤT LƯỢNG ĐẤT LÀ GÌ?
Chất lượng đất là khả năng thực hiện chức năng của từng loại đất riêng
biệt trong các giới hạn của hệ sinh thái nhân tạo hoặc tự nhiên để:
- Duy trì năng suất của cây trồng và vật nuôi,
- Duy trì hoặc cải thiện chất lượng không khí và nước,
- Hỗ trợ sức khỏe và nơi sống của con người.
Các chức năng của đất:
- Duy trì năng suất, sự đa dạng và hoạt động sinh học,
- Điều hòa và phân bổ dòng nước và chất hòa tan,
- Lọc, làm chất đệm, giảm lượng, cố định và giảm độc tính của các
vật liệu hữu cơ và vô cơ, bao gồm cả các phế phẩm của đô thị hoặc công nghiệp
và các chất lắng đọng từ khí quyển,
- Tích trữ và xoay vòng dưỡng chất và các nguyên tố khác trong
phạm vi sinh quyển Trái Đất,
- Hỗ trợ các cấu trúc kinh tế – xã hội và bảo vệ các di vật quý cổ đại
có liên quan đến nơi cư trú của con người.
(Theo Seyboll et al, 1998).
Các khả năng thực hiện các chức năng của đất biến đổi một cách tự nhiên;
do đó, chất lượng đất được đánh giá tùy theo từng loại đất. Chất lượng đất được
chia làm hai phần riêng rẽ nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau: chất lượng tự
nhiên và chất lượng động.
Các đặc điểm như: thành phần cơ giới, khoáng vật học là các tính chất
nội sinh của đất, được quyết định bởi các yếu tố hình thành đất – khí hậu, địa
hình, thực vật, đá mẹ và thời gian. Nói chung, các tính chất này quyết định chất
2
lượng tự nhiên của đất. Chúng giúp so sánh một loại đất này với loại đất khác và
đánh giá đất cho các mục đích sử dụng riêng. Ví dụ, nếu các tính chất khác là
như nhau, thì đất thịt có khả năng giữ nước tốt hơn đất cát; do đó, đất thịt có
chất lượng tự nhiên tốt hơn đất cát. Chất lượng đất, về tổng quát, thường được
xem như khả năng của đất. Các mô tả theo đơn vị trên bản đồ của các báo cáo
điều tra dựa trên sự khác nhau giữa các đặc tính tự nhiên của đất.
Gần đây, chất lượng đất thường được xem như chất lượng động của đất,
được định nghĩa như sự thay đổi tự nhiên các tính chất đất do các hoạt động của
con người. Một số hoạt động, như dùng cây che phủ, làm tăng vật chất hữu cơ
và có tác động tích cực đến chất lượng đất. Các hoạt động khác, như cày bừa khi
đất ướt, tác động bất lợi đến chất lượng đất do nó làm tăng độ chặt đất.
Do đó, đánh giá chất lượng đất thường là đánh giá các tác động của các
hoạt động của con người đến “sức khỏe” đất. Tài liệu này cung cấp các thông tin
để tiến hành đánh giá các loại đất điển hình, bao gồm:
- So sánh ảnh hưởng của các hệ thống quản lý đất khâc nhau đến chất
lượng đất của 2 (hay nhiều hơn) cánh đồng có cùng đơn vị bản đồ đất (loại đất).
- Xác định các xu hướng biến động theo thời gian trên 1 hay nhiều
cánh đồng để nhận dạng các ảnh hưởng của hoạt động của con người đến chất
lượng đất và các nguồn gốc của các vấn đề của đất.
- Dự đoán các khu vực có vấn đề.
Các thủ tục đánh giá đất được đưa ra trong tài liệu này không thể sử dụng
để so sánh chất lượng giữa các đơn vị bản đồ đất khác nhau.
3
Box 1.
Chất lượng đất là gì và tại sao nó quan trọng?
- chất lượng đất thường được xem như chất lượng động của
đất, được định nghĩa như sự thay đổi tự nhiên các tính chất
đất do các hoạt động của con người.
- Định giá chất lượng đất là công cụ để đánh giá các thay đổi
gây ra do con người và để liên kết đến các nguồn lực còn tồn
tại có liên quan đến tác động môi trường từ các hoạt động
trên đất của con người.
Ý NGHĨA CỦA CHẤT LƯỢNG ĐẤT
Lịch sử
Các ứng dụng và lợi ích đa dạng
Tiếp cận tích hợp
Chấp nhận và thúc đẩy học tập thân thiện
CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT
Các chỉ thị chất lượng đất
Việc đánh giá chất lượng đất được hướng dẫn bởi các chỉ thị đánh giá.
Các chỉ thị có thể là các tính chất vật lý, hóa học, sinh học, các quá trình hoặc
các đặc điểm của đất.
Các chỉ thị chất lượng đất được lựa chọn do chúng có quan hệ với các đặc
tính và chất lượng của đất. Ví dụ, chất hữu cơ trong đất là một chỉ thị được sử
dụng phổ biến do nó có thể cung cấp thông tin về phổ rộng các tính chất đất như
4
Box 2.
Các chỉ thị tiện dụng?
- Dễ đo lường
- Dễ đo lường các thay đổi trong các chức năng của đất,
- Đánh giá được với lượng mẫu hợp lý theo thời gian,
- Dễ tiếp cận với số đông người sử dụng và áp dụng được trong
các điều kiện đồng ruộng,
- nhạy cảm với các thay đổi của thời tiết và hoạt động con người,
- Đại diện cho các đặc điểm lý, hóa, sinh học đất,
- Đánh giá được bằng các phương pháp định tính và định lượng.
dinh dưỡng đất, cấu trúc đất, độ bền của đất và khả năng giữ dưỡng chất của đất.
Tương tự như vậy, các chỉ thị về cây, như độ ăn sâu của rễ có thể cung cấp các
thông tin về dung trọng hoặc độ chặt của đất.
Các chỉ thị có thể được đánh giá bởi các kỹ thuật định tính hoặc/và định
lượng. Đánh giá định tính là xác định bản chất của chỉ thị. Đánh giá định lượng
là các số liệu chính xác của chỉ thị đó. Ví dụ với xói mòn, đánh giá định tính là
quan sát các dòng chảy hoặc rãnh nhỏ trên đồng, chúng chỉ ra sự tồn tại của xói
mòn. Đánh giá định lượng tức là đo lường lượng xói mòn trên cánh đồng đó.
Một ví dụ khác, đánh giá định tính khả năng thấm qua là quan sát dòng nước
thừa chảy khỏi cánh đồng. Đánh giá định lượng là đo lường tỷ lệ thấm qua đó.
Đánh giá định tính có nhân tố chủ quan trong đó, do đó phải do cùng một
người tiến hành trong các khoảng thời gian khác nhau để hạn chế đến mức thấp
nhất sự dao động trong kết quả.
Các chỉ thị được đo theo các phương pháp định lượng phải chính xác và
cho kết quả là những giá trị bằng số. Do đó, những người khác nhau thực hiện
cùng theo một hướng dẫn có thể cho các kết quả tương tự.
Đánh giá định tính thông thường được tiến hành đơn giản và nhanh
chóng, và người thực hiện có thể làm mà không cần trợ giúp. Nếu cần có công
cụ hỗ trợ thì chúng thường là đơn giản và dễ sử dụng. Tuy nhiên, vì bản chất chủ
quan của phương pháp này, các kết quả không thể dùng để so sánh với bất kỳ
một cấp độ “mục tiêu” nào của các tính chất đất cũng như không thể dùng để so
sánh giữa những người sử dụng khác nhau và giữa các nông trại khác nhau.
Mặc dù mất nhiều thời gian hơn và đôi khi phức tạp hơn, các đánh giá
định lượng phù hợp hơn khi nhiều người khác nhau cùng thực hiện đánh giá
theo thời gian hoặc khi cần có sự so sánh giữa các loại đất với các cấp mục tiêu
dựa trên điều tra đất hoặc các dữ liệu khác.
Tối thiểu hóa bộ dữ liệu và chỉ thị
Bộ dữ liệu tối thiểu là bộ các tính chất đất hoặc chỉ thị nhỏ nhất cần để đo
lường hoặc đặc tính hóa chất lượng đất. Các tính chất cơ bản của đất được xác
định là các tính chất nhạy cảm với sự thay đổi các chức năng của đất và chúng
tạo thành bộ dữ liệu tối thiểu.
5
Một bộ dữ liệu tối thiểu không thường bao gồm tất cả các tính chất có
liên quan của một vùng hoặc một hệ nông trại. Mỗi bộ dữ liệu được thay đổi cho
mỗi vùng hoặc đơn vị bản đồ đất và chỉ gồm các tính chất có liên quan đến loại
đất, hệ nông trại và loại sử dụng đất của vùng được đánh giá. Biên soạn bộ dữ
liệu tối thiểu giúp xác định các chỉ thị địa phương và đánh giá mối liên hệ giữa
các chỉ thị được chọn với các tính chất của đất và cây của khu vực.
Bảng 1. Ví dụ về bộ dữ liệu và chỉ thị tối thiểu cho chất lượng đất
Chỉ thị Quan hệ với sức khỏe đất
Chất hữu cơ trong đất
(OM)
Độ phì, cấu trúc, độ bền vững, khả năng giữ dưỡng
chất, xói mòn và sức chứa nước hiệu dụng của đất.
Vật lý
Cấu trúc đất
Độ thấm và dung trọng
Độ dày tầng đất và rễ cây
Khả năng giữ nước
Khả năng giữ và vận chuyển nước và chất dinh
dưỡng, nơi cư trú của vi sinh vật và xói mòn đất.
Chuyển động của nước, độ xốp và khả năng hoạt động.
Ước tính năng suất tiềm năng, độ chặt và tầng đế cày.
Trữ và cấp nước.
Hóa học
pH
EC (Độ dẫn điện)
N, P, K chiết được
Tính linh động của dưỡng chất và sinh học.
Sự sinh trưởng của cây trồng, hoạt động của vi sinh
vật và khả năng chịu muối.
Khả năng mất N và P và các chất dễ tiêu với cây.
Sinh học
Sinh khối C và N trong
vi sinh vật
N vô cơ hóa tiềm tàng
Trao đổi khí của đất
Tiềm năng xúc tác sinh học và chứa C và N.
Năng suất của đất và tiềm năng cung cấp N.
Đo lường hoạt động của vi sinh.
(Theo Doran et al, 1996; Larson & Pierce, 1994; và Seybold et al, 1997)
PHẦN II
6
THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH THÔNG TIN PHỤC VỤ
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT
Chín bước trong kế hoạch
1. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ VÀ CƠ HỘI
Liên hệ với các nhà sản xuất. Xác định các vấn đề chung về nguồn tài
nguyên, các cơ hội, các quan tâm và thu thập thông tin về mục tiêu chung của
nhà sản xuất. Lợi dụng thuận lợi từ các kế hoạch dài hạn của khu vực để nắm bắt
các mối quan tâm của địa phương và tiếp cận thông tin của địa phương như các
bản đồ đất và các nguồn tài nguyên khác có liên quan đến các mục tiêu và các
vấn đề của nhà sản xuất.
2. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
Nhìn chung, mục tiêu của các nhà sản xuất rơi vào các lĩnh vực sau:
- Cải thiện chất lượng đất,
- Duy trì chất lượng đất,
- Ngừng hoặc đảo hướng thoái hóa đất,
- Giải quyết các vùng có vấn đề.
3. KIỂM KÊ CÁC NGUỒN LỰC – ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT
3.1. Thu thập thông tin cơ sở
Tới các nông trại và phỏng vấn các nhà sản xuất về hiện trạng và quá khứ
sử dụng đất tại nông trại đó. Những thông tin này sẽ giúp tích hợp các tác động
của yếu tố nội sinh của đất với các hoạt động sử dụng đất trong quá khứ, hiện tại
và tương lai. Sử dụng Sổ thực địa đánh giá chất lượng đất hoặc các file để lưu
thông tin.
3.1.1. Giai đoạn 1: Đánh giá địa điểm
7
Thu thập các thông tin về các tính chất tự nhiên của đất ở địa điểm đó như
lượng mưa và đơn vị bản đồ đất (loại đất).
3.1.2. Giai đoạn 2: Thảo luận về biện pháp quản lý đất hiện tại và tương lai
Bước này nhằm xác định liệu các hoạt động kế hoạch của nông dân có phù
hợp với mục đích cải thiện và duy trì chất lượng đất hay không. Ví dụ, nếu một nhà
sản xuất có ý định chuyển đổi đồng cỏ lâu năm sang một hệ thống canh tác khác, thì
khi dự báo ảnh hưởng đến chất lượng đất, cần lưu ý đến thay đổi này.
3.1.3. Giai đoạn 3: Lịch sử sử dụng đất
Tìm hiểu về lịch sử sử dụng đất giúp thiết lập loại hình sử dụng đất đã và
đang tồn tại và liệu loại hình sử dụng đất hiện tại có ảnh hưởng đến thoái hóa đất
hay không. Ví dụ, trồng liên tục ngũ cốc trên hướng xói mòn của đồi thì vùng đó
có chất lượng đất rất thấp. Nếu trồng luân canh với cỏ hoặc trồng xen với cây che
phủ vào mùa đông sẽ giúp cải thiện chất lượng đất.
Thu thập thông tin về nhiều khía cạnh của hoạt động sử dụng đất như hoạt
động tưới tiêu, các loại và tỷ lệ phân bón, các bổ sung, sử dụng phân chuồng, hệ
thống canh tác như hạn chế hoặc không làm đất, các hoạt động canh tác như bừa
nông hay sâu. Nhìn chung, cần thu thập thông tin trong khoảng ít nhất là từ 5 đến
10 năm trở lại.
3.1.4. Giai đoạn 4: Tìm hiểu về kiến thức của nhà sản xuất
Các nhà sản xuất cung cấp thêm bất kỳ thông tin và quan sát nào khác chưa
được đề cập đến. Thông thường, các nhà sản xuất không lập danh sách thông tin
theo cùng một cách với các chuyên gia. Do đó, cần tiếp tục thảo luận để nhà sản
xuất có thể cung cấp thông tin có thể rất quan trọng cho đánh giá sau này. Ví dụ,
nông dân có thể chỉ ra các điểm trũng thấp trên ruộng, các vùng có sản lượng thấp
hoặc các vùng có lượng tích muối cao. Những thông tin đó giúp quyết định
phương pháp lấy mẫu hợp lý nhất.
Sự thảo luận này cũng tạo cơ hội để nhà nông nói về những vấn đề khác mà
họ quan sát được trong các thời điểm khác trong năm như xói mòn hay cứng hóa
đất hoặc cây bị còi cọc. Các câu hỏi mở như “Ông/bà còn vấn đề gì về đất đai mà
ông/bà cho là có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đất?” hoặc “Các vấn đề hoặc mối
quan tâm khác mà ông bà thấy có ảnh hưởng đến chất lượng đất?” sẽ thường cung
cấp các thông tin không thu được trong suốt quá trình từ giai đoạn 1 đến 3.
8
3.2. Các phương pháp đánh giá chất lượng đất
3.2.1. Phiếu đánh giá chất lượng đất
Phiếu này chứa các chỉ thị chất lượng đất do nông dân tự chọn và các mô tả
cơ bản có liên quan của nông dân. Thông thường, các chỉ thị như làm đất, lượng
sâu đất, hoặc độ thấm nước có thể đánh giá mà không cần sự hỗ trợ của các thiết
bị phân tích hay kỹ thuật.
Tất cả các phiếu đều có hệ thống cho điểm, thông thường gồm cả thang
đánh giá từ tốt đến xấu và thang điểm số từ 1 đến 10 cho mỗi chỉ thị. Điểm số của
mỗi chỉ thị thường không được tổng hợp hoặc cộng gộp và thường có khoảng
trống trong mỗi trang để ghi các kết quả cho mỗi mảnh ruộng.
Phụ lục A cho mẫu cấu trúc chính của Phiếu đánh giá chất lượng đất bang
Mariland. Có thể tham khảo mẫu phiếu của Viện Chất lượng đất tại website
Phiếu đánh giá chất lượng đất tích hợp các đặc điểm hóa, lý, sinh theo cách
thức dễ hiểu với nông dân. Các kết quả thu được nhanh chóng và cho phép người
dùng đánh giá nhanh số lớn cánh đồng. Hướng dẫn sử dụng có trong mỗi phiếu.
Để dùng phiếu này, cần chọn khu vực đại diện cho cả cánh đồng. Điểm chất
lượng cho mỗi chỉ thị là do quyết định của người đánh giá. Lưu những thông tin
này với các dữ liệu quan trọng khác như hoạt động quản lý đất đai, tỷ lệ phân bón,
quản lý sâu bệnh, sử dụng phân chuồng Đánh giá về sự thay đổi của chất lượng
đất tốt nhất là sử dụng đánh giá của cùng một người trên cùng cánh đồng với các
điều kiện tương tự (như thời điểm lấy mẫu trong năm).
Phiếu đánh giá chất lượng đất là các công cụ hỗ trợ do nông dân tự thực
hiện và không được sử dụng như một văn bản chính thức phục vụ cho kế hoạch
bảo tồn. Phiếu có thể được sử dụng để hướng dẫn người sản xuất đánh giá đất và
thông tin thu được có thể được dùng để thảo luận về chất lượng đất. Nhà sản xuất
được khuyến khích tổng hợp các thông tin liên quan đến chất lượng đất. Tuy
nhiên, kết quả đánh giá đất không phụ thuộc vào họ. Chỉ khi được sự đồng ý của
các nhà sản xuất, thông tin tổng hợp từ các phiếu đánh giá mới được dùng trong
kế hoạch bảo tồn/
3.2.2. Mẫu phiếu đánh giá chất lượng đất của NRCS
Mẫu phiếu NRCS cho mỗi địa phương cần tương thích với địa phương đó.
Mẫu phiếu chuẩn mặc dù vẫn có thể dùng nhưng nó đã được đối chiếu với rất
9
nhiều khu vực trong nước Mỹ và rất chung chung. Để địa phương hóa mẫu phiếu
này, cần chọn các chỉ thị và cách mô tả mang tính địa phương. Nói chung, không
sử dụng nhiều hơn 20 chỉ thị trong một mẫu phiếu. Dùng quá nhiều câu hỏi sẽ làm
quá trình tiến hành công việc bị vướng. Cần kiểm tra cẩn thận xem các thông tin
thu được có liên quan đến địa phương hay không và thay đổi các gợi ý không phù
hợp với các điều kiện địa phương.
3.2.3. Bộ test chất lượng đất
Bộ test này bao gồm các công cụ đo lường các chỉ thị chất lượng đất tiêu
chuẩn như độ thoáng khí của đất, độ thấm nước, dung trọng, độ dẫn điện, pH, độ
bền kết tập, độ vôi hóa, và sinh vật đất (sâu đất). Bộ test này được chỉnh sửa và
phát triển bởi Viện chất lượng đất NRCS và các nhân viên NRCS. Nó bao gồm cả
Bản hướng dẫn sử dụng.
3.2.4. Phân tích trong phòng thí nghiệm
Phòng thí nghiệm tiến hành các phân tích về các chỉ tiêu hóa học và các
chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng. Các chỉ tiêu này bao gồm cả pH, EC, CEC,
N và Al. Các chất dinh dưỡng đa và vi lượng gồm S, P, K, Na, Mg, Zn và Cu. Các
nguyên tố như Al và B cũng được phân tích. Đa số phòng thí nghiệm có thể tiến
hành phân tích chất hữu cơ trong đất (OM), N tổng số. Một số cũng phân tích các
chỉ tiêu vật lý như dung trọng.
Cần cố gắng thực hiện phân tích ở cùng một phòng thí nghiệm hoặc tránh
các khác biệt về phương pháp phân tích. Sử dụng các phòng phân tích tại địa
phương lấy mẫu. Cần yêu cầu phòng thí nghiệm cung cấp về phương pháp và đơn
vị họ sử dụng để có thể so sánh các kết quả với bộ test nhanh.
Một số phòng thí nghiệm có thể thực hiện các phân tích về chỉ tiêu sinh
học, gồm cả hô hấp và hoạt tính sinh học hay tính trực tiếp số lượng vi khuẩn,
nấm, tảo, và giun tròn. Số ít có thể phân tích được động vật chân đốt hoặc quần
thể động vật đất.
Yêu cầu lấy mẫu cho phòng thí nghiệm cũng tương tự như yêu cầu cho bộ
test nhanh. Nói chung, các phòng thí nghiệm sẽ đưa ra các hướng dẫn về số lượng
mẫu và phương pháp chuẩn bị mẫu. Mẫu phân tích các chỉ tiêu sinh học thường
phải thoáng khí và được vận chuyển đến phòng thí nghiệm trong vòng 24 tiếng.
3.2.5. Lựa chọn phương pháp
10
Vấn đề quan trọng nhất khi lựa chọn phương pháp là các kết quả hữu dụng
và chứa đựng các yêu cầu về thông tin của nhà sản xuất.
Trước khi tiến hành đánh giá chất lượng đất, cần đối thoại với nhà sản xuất
về các dạng thông tin mà họ mong muốn có được (Xem Bàng lựa chọn các chỉ thị
và Đề xuất các biện pháp quản lý cho các vấn đề về chất lượng đất trong phần
Nguồn lực). Thông thường, họ sẽ có các ý kiến về cách tiếp cận mong muốn trong
quá trình đánh giá chất lượng đất.
Ví dụ: một nhà sản xuất có thể muốn có càng nhiều thông tin càng tốt, trong
trường hợp bộ chỉ thị đầy đủ được sử dụng. Những người khác có thể chỉ quan
tâm đến một hoặc một vài vấn đề đặc biệt như xói mòn đất, độ thấm nước. Trường
hợp này không cần sử dụng bộ chỉ thị đầy đủ mà chỉ cần dùng các chỉ thị đặc biệt.
Một số người lại chỉ cần các kết quả định lượng từ phòng phân tích, những người
khác có thể muốn tự mình thu thập thông tin và sử dụng các công cụ như phiếu
đánh giá chất lượng đất hoặc bộ test nhanh.
3.2.6. Ghi chú về lấy mẫu
- Thu thập mẫu từ các vùng có cùng đơn vị bản đồ đất (loại đất) nếu phải
tiến hành so sánh.
- Lấy mẫu tại các thời điểm giống nhau trong một năm, từ năm này qua
năm khác và trong cùng điều kiện độ ẩm đất.
11
Lựa chọn cách tiếp cận đánh giá chất lượng đất
- Chọn các phương pháp và các chỉ thị phù hợp với yêu cầu
thông tin của nông dân và cung cấp các thông tin thực tiễn.
- Chắc chắn rằng người hướng dẫn đánh giá (nông dân và/hoặc
các chuyên gia) có đủ nguồn lực thực hiện thành công
phương pháp đó.
- Kiểm tra xem phương pháp đó có thể lặp lại không hạn chế
theo thời gian.
- Bảo đảm một khung thời gian thực tiễn để tiến hành đánh giá.
- Lấy mẫu hoặc quan sát tại khác khu vực điển hình trên cánh đồng.
Tránh các khu vực không điển hình như các vùng đất ướt và khô không
đại diện, vùng gò cao hoặc xói mòn. Đồng thời tránh các vùng rìa cánh
đồng, các băng phân bón và các điểm gần đường.
- Nếu mục tiêu đánh giá là các vấn đề đặc biệt, cần thu thập mẫu từ các
vùng có vấn đề và, nếu để so sánh, từ các vùng “bình thường” gần đó
trong cùng đơn vị bản đồ đất.
- Mẫu phải phù hợp. Ví dụ, chỉ so sánh mẫu lấy từ một hàng cây và/hoặc
từ một hình dẻ quạt. Khi so sánh hai cánh đồng, so sánh mẫu theo hàng
với mẫu theo hàng và mẫu không theo hàng với mẫu không theo hàng.
- So sánh các mẫu có cùng điều kiện độ ẩm. Độ ẩm đất có ảnh hưởng
đáng kể đến tất cả các đặc tính sinh học đất và một số tính chất lý học.
- Cố gắng lấy thêm mẫu phụ nhằm bảo đảm tính chắc chắn trong kết quả.
Mẫu phụ được định nghĩa là hai hoặc nhiều hơn mẫu được lấy và phân
tích từ cùng một vùng và nhằm địa diện cho cùng một vùng hoặc cánh
đồng. Ba hay bốn mẫu phụ sẽ bảo đảm cho một kết quả chắc chắn.
3.2.7. Ghi chú về lưu giữ thông tin
Vị trí lấy mẫu, ngày lấy mẫu và độ dày tầng đất cần được ghi đầy đủ trong
mỗi bộ mẫu hoặc được theo dõi để bảo đảm tồn tại trong thời gian dài lấy mẫu.
Nếu có thể, cần đánh dấu trên Báo cáo đồng ruộng về đánh giá chất lượng đất các
chi tiết chính xác về vị trí lấy mẫu. Nếu có điều kiện, một bản phô tô phóng to về
các điều tra trên thực địa hay một bản in từ các bản điều tra kỹ thuật số là lý tưởng
cho mục đích này.
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGUỒN LỰC – ĐỊNH GIÁ VÀ TÍCH
HỢP KẾT QUẢ
4.1. Tìm kiếm các mẫu điển hình
Nhóm các kết quả từ các chỉ thị thông thường và tìm kết quả điển hình. Ví
dụ, một cánh đồng có kết quả cho thấy thuộc dạng kém thấp hay tưới tiêu kém
không? Cánh đồng khác cho thấy lượng lớn sinh vật đất và có lượng lớn tích lũy
hữu cơ trong đất hay mùi mong muốn? Cây trồng ở cánh đồng khác khỏe, rễ cây
phát triển tốt theo chiều thẳng xuống hay có màu nào đó?
12
4.2. So sánh các kết quả
Nếu sử dụng các phương pháp khác nhau, một bộ kết quả lý tưởng phải có
các chỉ thị cho thấy một khuynh hướng chung. Ví dụ, Phiếu đánh giá cho thấy
đất được cày bừa kỹ trong cùng một cánh đồng có phần trăm vật chất hữu cơ cao
hơn giá trị được phân tích trong phòng thí nghiệm. Hoặc, cả bộ test nhanh và các
phân tích trong phòng thí nghiệm đều cho thấy trị số dung trọng cao hơn trên
cánh đồng mà Phiếu đánh giá chỉ ra rõ ràng có tầng đất cái rắn hoặc rễ cây còi
cọc. Một lần nữa, những kết quả này lưu ý đến khuynh hướng hướng đến một
cấp độ riêng cho chất lượng đất.
4.3. Đánh giá các sai khác
Việc tích hợp các kết quả là rất phức tạp nếu các chỉ thị giống nhau cho
thấy các khuynh hướng khác biệt từ các phép đo tương tự hoặc từ các phương
pháp khác nhau. Ví dụ, quan sát bằng mắt thường có thể nhận thấy sự còi cọc và
sự phát triển theo chiều ngang của rễ, nhưng bộ test nhanh có thể cho kết quả là
độ thấm nước và dung trọng trong mức thích hợp. Trong trường hợp này, cần
cân nhắc tất cả các lý do có thể cho vấn đề của rễ như sự lan tràn của mầm bệnh,
thừa dưỡng chất hoặc các nguyên tố độc hại (như nhôm). Trong trường hợp này,
nếu cây trồng là một phần trong đánh giá, cần nhìn xa hơn các tính chất đất đến
các khả năng như bệnh cây hoặc các vấn đề dinh dưỡng.
Hướng dẫn sử dụng bộ test nhanh là một nguồn tốt cho các thông tin nền
về các kết quả tích hợp.
Các thông tin tích hợp từ các kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm
không được toàn diện nhưng phòng thí nghiệm luôn đưa ra dãy mục tiêu tiện
dụng và đề xuất các phép đo hóa học và phân bón chắc chắn.
Khi có sự sai khác, cần xem xét cẩn thận lại các thủ tục lấy mẫu và phân
tích. Cần bảo đảm tất cả các mẫu được lấy cùng thời gian và trong cùng điều
kiện như vị trí, độ ẩm, trước hoặc sau cày. Bảo đảm các thủ tục test và phân tích
được tuân thủ chặt chẽ. Ví dụ, nếu mẫu phân tích dung trọng trong phòng thí
nghiệm được lấy dưới hàng cây và mẫu phân tích nhanh được lấy giữa các hàng
cây hoặc trong dẻ quạt, các mẫu này không thể được coi là cùng vị trí hay như
nhau. Bảo đảm rằng mọi kết quả bằng số, nếu phải chuyển đổi đơn vị, đều được
thực hiện đúng. Nếu các kết quả dường như quá sai khác, cần thực hiện phân
tích lại để làm rõ kết quả.
13
Xem xét cẩn thận các khuynh hướng giống nhau nhưng lại chịu ảnh
hưởng của các hoạt động quản lý đất đai hoặc khí hậu khác nhau cũng như các
kết quả quan sát hoặc đo lường được có mâu thuẫn. Ví dụ, một cánh đồng có thể
giàu vật liệu hữu cơ, được cày bừa kỹ và có khả năng hoạt động tốt nhưng cũng
có lượng vi sinh thấp và có ít tín hiệu về sinh vật đất. Sự sai khác này có thể là
do lấy mẫu trong điều kiện khô hơn hoặc ẩm hơn bình thường hoặc có thể do
các hoạt động bón phân và phun thuốc trừ sâu mới tiến hành.Đất cũng có khung
hướng biến đổi theo không gian vốn có rộng lớn thậm chí là trong cùng một đơn
vị bản đồ đất. Điều này có thể chống lại các ảnh hưởng. Khi thấy các mâu thuẫn
mở rộng, cần nói chuyện với các nhà sản xuất về những quan sát này một cách
chi tiết. Thông thường, họ có kiến thức về đất hoặc các hoạt động quản lý đất đai
có thể giúp hóa giải các mâu thuẫn một cách rõ ràng.
4.4. Xác định các mục tiêu và đường giới hạn
Một mục tiêu cơ bản của đánh giá đất là cung cấp khuynh hướng biến đổi
của chất lượng đất (phát triển, thoái hóa hay được duy trì).
Các kết quả thu được từ lần đánh giá chất lượng đất đầu tiên cung cấp
đường cơ sở để đánh giá các thay đổi trong tương lai. Các kết quả tiếp sau cung
cấp thông tin về khuynh hướng hoặc hướng biến đổi tính chất đất. Mục đích là
các chỉ thị đất biến đổi theo hướng mong muốn hoặc trở lên ổn định tương đối
trong mức độ chấp nhận được.
Bảng điều tra đất liệt kê thành phần cơ giới, EC, thành phần cấp hạt sét,
khả năng giữ nước hiệu dụng, pH và vật chất hữu cơ tầng mặt. Do đó, nếu một
nhà sản xuất có các phép đo tương tự sử dụng phương pháp định lượng thì kết
quả có thể được dụng để so sánh.
Trong khi, trên lý thuyết có thể so sánh các kết quả đánh giá đất với các
giá trị được thiết lập cho tính chất đất, những giá trị này phải tin cậy được, có
thể thực nghiệm được, và đáp ứng được cho các hệ thống của nhà nông cho đơn
vị bản đồ đất và cho sử dụng đất. Cần nhớ rằng một số đất có bản chất tốt hơn
các đất khác, do đó sự so sánh chỉ đúng về cơ bản khi thực hiện trong cùng đơn
vị bản đồ đất (loại đất). Sử dụng các lưu ý khi so sánh các kết quả như một số
loại đất có các đặc tính tự nhiên tốt hơn các đất khác. Chất lượng các loại đất
này sẽ có vẻ tốt hơn mà không liên quan đến các nỗ lực trong quản lý đất đai
nhằm vượt qua các khó khăn.
14
5. XÂY DỰNG CÔNG THỨC LỰA CHỌN – TIẾN HÀNH CÁC
BƯỚC ĐỂ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG ĐẤT
Công thức hóa các dạng chuyển đổi sẽ giúp đạt được yêu cầu của nhà sản
xuất, giải quyết các vấn đề về nguồn lực tự nhiên và tạo cơ hội cho khả năng cải
thiện hoặc bảo vệ các điều kiện của tài nguyên.
Trước khi thực hiện các giải pháp đặc biệt, cần tích hợp các đặc tính tự
nhiên và khả năng của hệ với các kết quả định giá chất lượng đất và loại hình
của hệ thống quản lý đất. Điều này giúp cho giải pháp là dễ thuyết phục và thực
hành. Ví dụ, các nhà sản xuất ở các vùng khí hậu khô nóng sẽ có các khó khăn
trong việc sản xuất và duy trì chất hữu cơ hơn là các nhà sản xuất ở vùng khí
hậu ôn hòa hơn và ẩm hơn. Trong trường hợp này, điều quan trọng là xác định
các giới hạn của hệ và quyết định cách tiếp cận hiệu quả nhất.
Do chất lượng đất và cách quản lý tài nguyên thiên nhiên là khác biệt cho
mỗi vùng, cần lập danh sách các hiện tượng và giải pháp cho các vấn đề điển
hình. Đề xuất các giải pháp quản lý cho các vấn đề chất lượng đất ở phần nguồn
lực có đưa ra các giải pháp ngắn gọn. Tuy nhiên, cần bổ sung các giải pháp địa
phương và khu vực.
Hướng dẫn kỹ thuật của NRCS là một nguồn thông tin tốt với danh sách
đầy đủ các hoạt động bảo tồn có liên quan như luân canh, cây che phủ, quản lý
thủy lợi, và cày bừa, thích ứng cho mỗi vùng.
Đưa nhà nông tham gia thảo luận về các kết quả và mô hình của giải
pháp. Thông thường, khi nhà nông tiếp xúc với các thông tin về đất đai của họ,
thường tạo ra động lực khích lệ họ tìm kiếm các giải pháp từ bạn bè hay các
nguồn khác. Nói chuyện với các nông dân khác thường giúp họ phát triển được
một giải pháp của riêng mình mà có thể hiệu dụng hơn là chiến lược được giới
thiệu cho họ mà không có sự tham gia của chính họ.
6. ĐÁNH GIÁ CÁC KHẢ NĂNG
Lưu ý tới bất cứ khía cạnh ảnh hưởng có lợi hay bất lợi nào của mỗi
hướng chuyển đổi. Bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, sinh thái, các tác động xã
hội, văn hóa và kinh tế cũng như kích cỡ nông trại, dạng hoạt động, khả năng về
nguồn lực, và hệ thống hoạt động nông trại trong bất kỳ một đề xuất nào. Giúp
15
đánh giá các chuyển đổi và dự đoán hậu quả của rất nhiều hoạt động. Cần lưu ý
tới các giá trị sinh học được bảo vệ bởi luật pháp hoặc các chế tài khác.
7. RA QUYẾT ĐỊNH
Bây giờ, nhà nông có thông tin đầy đủ để lựa chọn một phương pháp tiến
hành. Giúp ra quyết định nhưng bảo đảm rằng nhà sản xuất hiểu quyết định cuối
cùng phụ thuộc vào họ. Sau khi lựa chọn được các quyết định và các hành động,
cùng làm việc để đưa ra bản phác thảo các điểm thời gian cho các hoạt động.
Chuẩn bị chu đáo cho các văn bản cần thiết ở giai đoạn này.
8. THỰC THI KẾ HOẠCH
Hỗ trợ các nhà sản xuất trong các hoạt động ứng dụng và các hoạt động
có liên quan đến kế hoạch bảo tồn. Luôn hiện diện trong suốt quá trình.
9. ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH – TIẾP TỤC TIẾN HÀNH
Do việc cải thiện chất lượng đất phải mất nhiều năm nên cần theo đuổi và
đánh giá nó. Sự cam kết về quản lý các ảnh hưởng của các thay đổi trong
phương pháp quản lý đất đai có liên quan đến các mục tiêu cần đạt được của
chất lượng đất giúp giải thích các quá trình và có thể cho thấy sự cần thiết phải
sửa đổi trong kế hoạch quản lý đất. Trong đa số trường hợp, chất lượng đất
không cho thấy sự cải thiện trong một số năm đầu tiên, nên việc lấy mẫu phải
tiến hành liên tục nhằm làm rõ xem liệu các tính chất mong muốn có được cải
thiện hay vẫn giữ nguyên.
Sự theo đuổi kế hoạch cũng cần thiết để làm rõ các kết quả thu được trong
năm đầu tiên không bị ảnh hưởng quá mức bới các hoạt động ngắn hạn. Ví dụ,
các giá trị nền của độ chặt có thể cao hơn bình thường do nông dân đặt các thiết
bị nặng trên suốt cánh đồng trong thời kỳ rất ẩm ướt của mùa xuân. Theo đuổi
và đánh giá cũng cần thiết để bảo đảm rằng các đề xuất cho các hoạt động quản
lý tốt nhất không có các ảnh hưởng tiêu cực và do một số lý do dẫn đến sự suy
giảm chất lượng đất.
Do mục tiêu của chất lượng đất là duy trì năng suất, tăng chất lượng nước
và không khí và hỗ trợ sức khỏe và cuộc sống của con người, các kế hoạch bảo
16
tồn được phát triển trong suất quá trình này là dài hạn và kết thúc mở. Theo thời
gian, các kế hoạch có thể được sửa đổi để phản ánh các thay đổi trong kinh tế,
sử dụng đất và kỹ thuật. Sự theo đuổi và đánh giá liên tục được yêu cầu ở mức
độ cao nhằm giúp bảo đảm kế hoạch này duy trì sự thích hợp và liên tục hướng
tới kết quả thành công.
17