Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

LẬP KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM NĂM 2011 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VỆ SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.36 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT  VĂN TỐT LUẬN NGHIỆP


̣
P KÊ
́
HOA
̣
CH TIÊU THU
̣
SẢN PHẨM NĂM 2011
CU
̉
A CÔNG TY CÔ
̉
PHÂ
̀
N THIÊ
́
T BI
̣

̣
SINH
3.1 Căn cư
́

̣
a cho
̣
n chuyên đê


̀
3.1.1 Sư
̣

̀
n thiê
́
t cu
̉
a viê
̣
n lư
̣
a cho
̣
n chuyên đê
̀
Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chính là phương án kinh doanh cho kì hạn một năm
đã được lựa chọn, nó là một bộ phận kế hoạch kinh tế xã hội hàng năm. Khi xây dựng kế
hoạch này phải thỏa mãn yêu cầu sau:
- Cụ thể hóa nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm
- Phù hợp với chiến lược kinh doanh và từng bước đạt tới mục tiêu chiến lược
kinh doanh.
Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là cơ sở để xây dựng các kế hoạch khác như kế
hoạch cung ứng, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch giá thành, kế hoạch tài chính.
Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để tổ chức các hoạt động kinh doanh của
Công ty trong năm kế hoạch. Dựa vào kế hoạch này mà Công ty sẽ chỉ đạo cho từng đơn
SV: NGUYỄN THỊ PHÚ LỚP: QUẢN TRỊ KINH DOANH -K52

11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT  VĂN TỐT LUẬN NGHIỆP

vị, cửa hàng kinh doanh bố trí phân phối hàng hóa, tổ chức bán hàng và lao động hợp lý
sao cho hiệu quả đem lại là cao nhất.
Tất cả những nhận định trên chỉ ra rằng việc đặt vấn đề nghiên cứu đề tài “Lập
kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh” là cần
thiết.
3.1.2 Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là xây dựng những căn cứ cho những chỉ tiêu
kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh, góp phần hoàn
thiện công tác kế hoạch của Công ty.
b. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty
cổ phần thiết bị vệ sinh năm 2011 với các chỉ tiêu chủ yếu như: doanh thu tiêu thụ, đơn
đặt hàng của khách hàng, lượng hàng cung ứng và một số chỉ tiêu khác. Ngoài ra trong
quá trình xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cũng sẽ đề cập đến một số các chỉ tiêu
khác như: thị trường tiêu thụ, các nguồn lực về vốn, lao động, chất lượng và mẫu mã sản
phẩm.
c. Nhiệm vụ của chuyên đề
- Xác định doanh thu tiêu thụ theo các căn cứ.
- Xây dựng kế hoạch theo mặt hàng.
- Xây dựng kế hoạch theo thời gian.
- Xây dựng kế hoạch tiêu thụ theo khách hàng
- Tổng hợp đánh giá kết quả lập kế hoạch và đề xuất các biện pháp hỗ trợ thực
hiện kế hoạch.
d. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp cân đối tổng hợp: Đây là phương pháp quan trọng nhất trong công
tác lập kế hoạch.
Bản chất của phương pháp: là xây dựng kế hoạch trên cơ sở các quan hệ cân đối

toàn diện các mặt của hoạt động kinh doanh của Công ty.
Cơ sở của phương pháp: là các quan hệ cân đối về lượng và chất giữa các mặt
hoạt động, các chỉ tiêu kế hoạch. Do tính chất biến động thường xuyên của các điều kiện
kinh doanh nên các quan hệ cân đối ở đây mang tính chất tương đối.
SV: NGUYỄN THỊ PHÚ LỚP: QUẢN TRỊ KINH DOANH -K52

22
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT  VĂN TỐT LUẬN NGHIỆP

- Phương pháp tỷ lệ: dựa trên các tỷ lệ được xác định về mặt kinh tế kỹ thuật của
các chỉ tiêu, từ một chỉ tiêu có thể suy ra một chỉ tiêu khác có liên quan. Đây là phương
pháp dùng để chi tiết hóa các chỉ tiêu tổng hợp thành chỉ tiêu bộ phận.
- Phương pháp quan hệ động: Khi lập kế hoạch cho các chỉ tiêu dựa trên sự biến
động của các nhân tố quan hệ giữa chúng với chỉ tiêu lập kế hoạch.
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp lấy các chỉ tiêu để so sánh với nhau
nhằm tìm ra một kết quả phù hợp.
- Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp dựa trên các phân tích , ý kiến của
các chuyên gia (những người công nhân lành nghề, những người am hiểu công việc,
những người lãnh đạo cấp trung gian, các bộ phận).
- Phương pháp dựa vào tiêu chuẩn định mức: Phương pháp này dựa vào các tiêu
chuẩn định mức để tính toán các chỉ tiêu kế hoạch.
3.2 Cơ sở lý luận và công tác kế hoạch hóa trong doanh nghiệp và trong kế hoạch
tiêu thụ sản phẩm
3.2.1 Những quan điểm đổi mới về kế hoạch hóa trong doanh nghiệp trong công
cuộc đổi mới hiện nay
Để phù hợp với những yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tế, các doanh nghiệp
cần đổi mới công tác kế hoạch hóa theo những hướng chủ yếu sau:
- Kế hoạch hóa phải luôn theo phương châm “hiệu quả”. Tùy theo loại hình
doanh nghiệp mà đó là hiệu quả “kinh tế- xã hội” hay hiệu quả kinh tế là chủ yếu.
Yêu cầu này đòi hỏi các doanh nghiệp:

Phải đảm bảo nguyên tắc hạch toán kinh doanh.
Đặt mọi hoạt động của doanh nghiệp trên nguyên tắc kinh doanh.
Luôn hướng tới thị trường.
- Kế hoạch hóa phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ trong các lĩnh vực, ở mọi
cấp, cả trong mục tiêu vào biện pháp. Cụ thể:
Kế hoạch hóa phải gắn liền với chính sách đổi mới kinh tế.
Làm cho kế hoạch từ chỗ là các bộ phận, chỉ tiêu rời rạc thành một tổng thể thống
nhất và có mục tiêu rõ ràng.
Đổi mới kế hoạch cả về nội dung, hình thức, phương pháp luận và tổ chức thực
hiện.
- Làm cho kế hoạch vừa có tính tiên tiến cao, vừa có tính hiện thực. Cụ thể:
Phải làm tốt việc nghiên cứu thị trường.
Phải tìm cách khai thác nguồn lực bên trong doanh nghiệp.
SV: NGUYỄN THỊ PHÚ LỚP: QUẢN TRỊ KINH DOANH -K52

33
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT  VĂN TỐT LUẬN NGHIỆP

Phải có các tính toán khoa học.
Trong khoa học phải kết hợp hài hòa giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu tình
thế, giữa trước mặt và lâu dài, giữa tổng thể và cục bộ, giữa các mặt hoạt động sản xuất
kinh doanh, giữa các loai lợi ích.
3.2.2 Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong hệ thống kế hoạch sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp
Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là phương án kinh doanh cho kỳ hạn một năm đã
được lựa chọn nó là một bộ phận trọng tâm của kế hoạch kinh tế xã hội hàng năm của
doanh nghiệp. Khi xây dựng phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
Trong kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải cụ thể hóa nhiệm vụ tiêu thụ trong năm kế
hoạch.
Phải phù hợp với chiến lược kinh doanh và phục vụ cho việc đạt tới mục tiêu

chiến lược kinh doanh.
Phải đảm bảo huy động có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp.
b. Vị trí của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong kế hoạch kinh doanh.
Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là kế hoạch bộ phận trung tâm, là cơ sở để xây dựng
các kế hoạch khác, vì:
Sau khi kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đã lập từ đó căn cứ vào kế hoạch này để tiến
hành xây dựng các kế hoạch, bộ phận khác như kế hoạch cung ứng sản phẩm, xác định
lượng hàng hóa cần thiết để hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Kế hoạch tiền lương cũng được xây dựng trên cơ sở kế hoạch tiêu thụ và huy
động các nguồn lực, tức là xác định các chi phí theo kế hoạch.
Doanh nghiệp có kế hoạch thu chi dùng cho kế hoạch tiêu sản phẩm và phục vụ
đời sống của doanh nghiệp, trên cơ sở kế hoạch tài chính năm.
Kế hoạch tiêu thụ hàng hóa là cơ sở tổ chức các hoạt động kinh doanh của Công
ty cổ phần thiết bị vệ sinh trong năm kế hoạch, dựa trên kế hoạch này Công ty sẽ có kế
hoạch chỉ đạo cho từng bộ phận, bố trí lao động hợp lý sao cho có hiệu quả kinh tế cao
nhất.
3.3 Xác định căn cứ lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
3.3.1 Tình hình xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần thiết bị
vệ sinh
Hàng năm Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh phải lập kế hoạch cho một năm như
sau:
- Kế hoạch cung ứng hàng hóa.
SV: NGUYỄN THỊ PHÚ LỚP: QUẢN TRỊ KINH DOANH -K52

44
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT  VĂN TỐT LUẬN NGHIỆP

- Kế hoạch tiêu thụ hàng hóa.
- Kế hoạch lao động tiền lương
- Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản.

- Kế hoạch giá thành.
- Kế hoạch tài chính tín dụng.
- Kế hoạch đời sống xã hội.
Trong 7 bộ phận kế hoạch trên thì kế hoạch cung ứng và kế hoạch tiêu thụ giữ vị
trí quan trọng nhất, nó là bộ phận chủ đạo và trung tâm của kế hoạch hàng năm, là mục
tiêu của mọi hoạt động doanh nghiệp và là cơ sở tính toán các chỉ tiêu của mọi bộ phận
kế hoạch trong doanh nghiệp. Như vậy kế hoạch tiêu thụ sản phẩm có vai trò đặc biệt
quan trọng trong kế hoạch hàng năm của Công ty
* Tình hình xây dựng kế hoạch:
Để xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh căn cứ
vào:
- Định hướng của kế hoạch kinh doanh dài hạn của Công ty:
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm và các hợp đồng đã ký kết.
- Kết quả kinh doanh của năm báo cáo và khả năng tiêu thụ năm kế hoạch của
Công ty.
Sau khi đề ra được định hướng của kế hoạch kinh doanh dài hạn, Công ty cổ phần
thiết bị vệ sinh tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm và dự kiến
thực hiện 6 tháng cuối năm, dự kiến mục tiêu và khả năng phấn đấu cho năm kế hoạch,
đề ra các phương án kế hoạch chủ yếu.
SV: NGUYỄN THỊ PHÚ LỚP: QUẢN TRỊ KINH DOANH -K52

55
Lựa chọn các căn cứ để đánh giá lại
Bắt đầu lập
Xem xét các căn cứ lập kế hoạch
Ước tính Qkhtt, đánh giá khả năng thực tế
Kế hoạch tiêu thụ Kế hoạch doanh thu
Tiêu thụ theo khách hàngTiêu thụ theo thời gianTiêu thụ theo mặt hàng
Chiến lược kinh doanh
Nhu cầu thị trường

Kết quả phân tích hoạt động kinh doanh năm báo cáo
Khả năng thực tế của DN
Đánh giá kế hoạch
Thực hiện kế hoạch
Quyết định chọn Qkhtt
Đạt
Không đạt
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT  VĂN TỐT LUẬN NGHIỆP

Hình 3-1: Lưu đồ lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
SV: NGUYỄN THỊ PHÚ LỚP: QUẢN TRỊ KINH DOANH -K52

66
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT  VĂN TỐT LUẬN NGHIỆP

3.3.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh trong
những năm gần đây
Bảng tình hình cung ứng và tiêu thụ sản phẩm của
Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh giai đoạn 2006-2010
Bảng 3-1
Năm
Lượng hàng hóa cung ứng Lượng hàng hóa tiêu thụ
Số lượng (bộ)
Giá trị
(1000đồng)
Số lượng (bộ)
Doanh thu
(1000đồng)
2006 16.845 3.578.098 17.528 6.305.421
2007 17.987 3.890.128 17.900 6.426.709

2008 18.177 4.002.391 18.129 6.870.231
2009 18.769 4.307.996 20.567 7.124.917
2010 26.713 5.609.523 28.924 7.739.337
Các số liệu ở bảng 3-1 cho thấy trong những năm qua Công ty cổ phần thiết bị vệ
sinh đã hoàn thành tốt kế hoạch cung ứng và tiêu thụ hàng hóa, lượng hàng cung ứng và
tiêu thụ năm sau cao hơn năm trước, từ đó góp phần cho doanh thu tiêu thụ hàng năm
tăng lên. Trong giai đoạn năm 2006-2010, doanh thu tiêu thụ hàng hóa của Công ty
không ngừng tăng lên, vượt chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ hàng hóa của kế hoạch 5 năm
2006-2010 do chiến lược kinh doanh dài hạn của Công ty đề ra.
Mặc dù trong những năm qua, nền kinh tế có nhiều biến động, cuối năm 2008 đã
xuất hiện những diễn biến phức tạp ở trong nước và trên thế giới như: bệnh dịch, cuộc
khủng hoảng của nền kinh tế, tài chính xã hội, lạm phát kéo theo giá cả tăng cao, tuy
nhiên được sự chỉ đạo kịp thời của chính phủ và ban lãnh đạo Công ty, doanh nghiệp đã
khắc phục được khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra. Trong giai đoạn 2008-
2010, lượng hàng tiêu thụ và doanh thu tăng mạnh, điều này cũng chứng tỏ trong những
năm gần đây Công ty đã có nhiều kế hoạch và chiến lược nhằm đẩy mạnh quá trình tiêu
thụ, coi kế hoạch tiêu thụ là trọng tâm trong công tác xây dựng chiến lược kinh doanh
dài hạn cho Công ty.
Dưới đây là tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong một số năm gần đây
theo mặt hàng và khách hàng:
SV: NGUYỄN THỊ PHÚ LỚP: QUẢN TRỊ KINH DOANH -K52

77
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT  VĂN TỐT LUẬN NGHIỆP

Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng của Công ty
cổ phần thiết bị vệ sinh giai đoạn 2008-2010
ĐVT: Bộ Bảng 3-2
TT Khách hàng
TH

2008
TH
2009
TH
2010
1 Công ty TNHH An Nguyễn - Sài Gòn 3.362 3.800 4.777
2 CH Huy Dung - 12A Cát Linh 16 42 112
3 Cửa hàng Huyền Thanh - Cổ nhuế 391 284 206
4
CH Cần Hường - 296D- Dương Tự Minh- Thái
Nguyên 1.309 1.149 938
5 CH Hồng Đào- Gia Lâm 150 255 432
6 CH Hà Anh - 99 Cầu Diễn 760 870 1.318
7 CH Hoàng Lộc-34 Cát Linh 618 595 572
8 CH Kiều Báo-293-Tổ 5- Trần Phú - Hà Giang 219 254 294
9 CH Khương Tuấn 357 Hoàng Quốc Việt- Hà Nội 1.900 2.682 2.836
10 CH Nguyệt Châm - Ninh Bình 900 936 843
11 CH Nguyễn Mạnh Cường - Bắc Giang 830 960 1.427
12 CH Minh Huệ - Định Công 24 59 145
13 CH Hồng Nhung - Định Công 103 156
14 CH Trung Hiền - 188 Ba la - Hà Đông 71 93 122
15 CH Tuấn Hà - 551 Trần Nhân Tông - Nam Định 1.340
16 CH Tiến Ngân - số 10 Hoàng Văn Thụ - Thái Nguyên 258 284 313
17 CH Trúc Mạnh - Gia Lâm 1.036
18 CH Chiến Dần - Gia Lâm 346 350 434
19 CH Minh Tuấn - Nguyễn Văn Cừ 594 619 645
20 CH Minh Tuấn - Xuân La 290 300 344
21 CH Thanh Quyên - Giải Phương 787 865 951
22 CH Hường Nga - Minh Khai 362 394 429
23 CH Toàn Phương - Lĩnh Nam 278 310

24 CH Hà Thủy - Trần Duy Hưng 399
25 CH Huệ An - Trần Duy Hưng 561
26 CH Phú Hải - Trần Duy Hưng 176 220 431
27 CH Đại Bách - Trần Duy Hưng 117 194 320
28 CH Hoàng Sinh - Thái Thịnh 224 114 59
SV: NGUYỄN THỊ PHÚ LỚP: QUẢN TRỊ KINH DOANH -K52

88
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT  VĂN TỐT LUẬN NGHIỆP

Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng của Công ty
cổ phần thiết bị vệ sinh giai đoạn 2008-2010 (tiếp)
ĐVT: Bộ Bảng 3-2
TT Khách hàng TH 2008 TH 2009 TH 2010
29 CH Sơn Hoa - Đường Láng 657 551 462
30 CH Hiếu Nguyên - Đường Láng 30 57 107
31 CH Quang Nguyên 1.413
32 CH Đức Sửu - Dốc Kẻ - HN 182 215 254
33 CT TNHH Anh Mỹ - Hải Phòng 1.175 1.600 1.844
34 CH Mai Chiến - Trường Chinh 92 96
35 CH Thành Châm - Thành Phố Vinh 61 101 168
36 CH Đức Thịnh - Gia Lâm 374
37 CH Ngọc Hoa - Thái Bình 721 569 570
38 Công ty Phương Quý - Thái Bình 900 794 406
39 CT TNHH An Phú Long - Sài Gòn 700 891 962
40 Trung tâm nội thất nhà Đẹp 517
Tổng 18.129 20.567 28.924
Cùng với lượng hàng tiêu thụ tăng, trong những năm qua lượng khách hàng tiêu
thụ của Công ty cũng tăng lên. Bên cạnh đó, các mặt hàng tiêu thụ cũng phong phú hơn
và gia tăng về số lượng.

Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng của Công ty
cổ phần thiết bị vệ sinh giai đoạn 2008-2010
ĐVT: Bộ Bảng 3-3
TT

hàng
Tên hàng TH 2008 TH 2009
TH
2010
1 B1_603 Vòi sen 2.067 2.377 2.734
2 B2_603 Vòi sen 99 28 19
3 B3-603 Vòi sen 1.741 2.027 2.361
4 B1-803 Vòi sen 16 24 36
5 B3-703 Vòi sen 39 19 29
6 B5-603 Vòi sen 277 407 598
7 B-16 Vòi sen lạnh 12 23 45
Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng của Công ty
SV: NGUYỄN THỊ PHÚ LỚP: QUẢN TRỊ KINH DOANH -K52

99
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT  VĂN TỐT LUẬN NGHIỆP

cổ phần thiết bị vệ sinh giai đoạn 2008-2010 (Tiếp)
ĐVT: Bộ Bảng 3-3
TT

hàng
Tên hàng TH 2008 TH 2009
TH
2010

8 F1_601 Vòi chậu một lỗ 64 143 361
9 F1_602 Vòi chậu 2 lỗ 638 848 1.128
10 F1_701 Vòi chậu một lỗ 29 41 60
11 F1_702 Vòi chậu 2 lỗ 12 33 85
12 F1_801 Vòi chậu một lỗ 87 160 293
13 F1_802 Vòi chậu 2 lỗ 49 85 147
14 F2_602 Vòi chậu 2 lỗ 15 11 27
15 F3-601 Vòi chậu một lỗ 250 211 178
16 F3-602 Vòi chậu 2 lỗ 588 854 1.240
17 F2_701 Vòi chậu một lỗ 103 137 180
18 F2_702 Vòi chậu 2 lỗ 15 26 44
19 F3_701 Vòi chậu một lỗ 72 79 109
20 F5-601 Vòi chậu một lỗ 22 27 19
21 F5-602 Vòi chậu 2 lỗ 152 251 413
22 D-101 Thoát sàn inox 29 18 37
23 D-101C Thoát sàn inox 18 39 85
24 D-121 Thoát sàn inox 27 15 35
25 F-10 Vòi lavabo lạnh tay xoay 63 84 112
26 F-11 Vòi lavabo lạnh tay gạt 27 42 66
27 F-12 Vòi lavabo lạnh tay gạt 0 60
28 F-16 Vòi lavabo lạnh 212 177 148
29 F-9D Vòi lavabo lạnh tự động 0 52
30 K1_601 Vòi bếp 306 355 451
31 K1_602 Vòi bếp 207 308 458
32 K2-602 Vòi bếp 21 51 126
33 K3-601 Vòi bếp cắm chậu 38 92 223
34 P_10
Ốc chân quỳ không có van điều
chỉnh 15 36 86
35 S_11 Sen, dây gắn tường loại 1 4.349 3.896 4.521

36 S_12 Sen, dây gắn tường loại 2,3 171 236 326
Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng của Công ty
cổ phần thiết bị vệ sinh giai đoạn 2008-2010 (tiếp)
SV: NGUYỄN THỊ PHÚ LỚP: QUẢN TRỊ KINH DOANH -K52

1010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT  VĂN TỐT LUẬN NGHIỆP

ĐVT: Bộ Bảng 3-3
TT

hàng
Tên hàng TH 2008 TH 2009
TH
2010
37 X._9 Bộ vòi xịt trắng 1.293 1.500 3.897
38 Vỏ xịt 605 818 1.108
39 X701I Xi phông 2.108 2.577 3.150
40 X_700 Xả lật 2.252 2.510 2.799
41 X_701 Xả giật 40 389
42 X_702 Xả ống 0 687
Tổng cộng 18.129 20.567 28.924
3.3.3 Nhu cầu thị trường
Tình hình tiêu thụ hàng hóa theo thị trường
của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh trong những năm qua
Bảng 3-4
Khu vực
Số lượng (Bộ)
2004 2006 2008 2010
Miền Bắc 11.982 12.001 12.237 15.642

Miền Trung 0 1.424 1.460 4.961
Miền Nam 2.982 4.103 4.432 8.321
Qua bảng trên cho thấy nhu cầu thị trường đối với hàng hóa của Công ty ngày
càng tăng, đó là cơ sở cho Công ty lập chiến lược dài hạn.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại các tháng cuối năm 2010 cho thấy nhu cầu thị
trường về thiết bị vệ sinh có xu hướng tăng. Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh
tế trong ngành, cùng với sự đánh giá, nhận định của ban lãnh đạo công ty, trong những
năm tới, với sự phục hồi của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng của Công ty
ngày càng tăng. Dưới đây là nhận định của ban lãnh đạo Công ty về khả năng tiêu thụ
sản phẩm của Công ty trong những năm tới.
Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần
thiết bị vệ sinh giai đoạn 2011-2015
ĐVT: Bộ Bảng 3-5
SV: NGUYỄN THỊ PHÚ LỚP: QUẢN TRỊ KINH DOANH -K52

1111
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT  VĂN TỐT LUẬN NGHIỆP

Khu vực
Số lượng
2011 2012 2013 2014 2015
Miền Bắc 18.721 21.800 24.000 26.600 28.000
Miền Trung 7.520 10.500 15.000 18.000 22.300
Miền Nam 10.500 15.200 18.000 23.500 27.000
Theo đánh giá của ban lãnh đạo công ty, trong những năm tới, nhu cầu tiêu dùng
của thị trường miền Trung và miền Nam tăng lên đáng kể, đặc biệt là miền Nam, đây là
thị trường tiềm năng nhất của Công ty trong những năm tới.
Với những đánh giá về xu hướng và nhu cầu thị trường trên cho thấy, năm 2011
và những năm tới chắc chắn sẽ là năm sản xuất kinh doanh thành công của Công ty cổ
phần thiết bị vệ sinh.

Qua công tác lập kế hoạch của Công ty có thể tập hợp được một số chỉ tiêu chủ
yếu liên quan đến chuyên đề trong bảng sau:
Một số chỉ tiêu kế hoạch của Công ty năm 2011
Bảng 3-6
Chỉ tiêu ĐVT KH năm 2011
Số lượng hàng hóa tiêu thụ Bộ 35.800
Giá bán bình quân Đồng/bộ 285.207
Doanh thu tiêu thụ Đồng 10.210.400.000
3.4 Lập kế hoạch tiêu thụ hàng hóa năm 2011
3.4.1 Xác định sản lượng tiêu thụ năm 2011
Kế hoạch tiêu thụ hàng hóa được lập căn cứ vào số lượng mặt hàng đã chuẩn bị
và được xác định theo công thức sau:
Q
tt
= Q
DK
+ Q

– Q
CK
, Bộ (3-1)
Trong đó:
Q
TT
: Khối lượng hàng hóa tiêu thụ theo kế hoạch, Bộ.
Q
DK
: Khối lượng hàng hóa tồn đầu kỳ, Bộ.
Q


: Khối lượng hàng hóa cung ứng trong kỳ, Bộ.
Q
CK
: Khối lượng hàng hóa tồn cuối kỳ, Bộ.
Theo kế hoạch kinh doanh năm 2011 của Công ty và nhu cầu tiêu thụ thực tế, ước
tính lượng hàng cung ứng của Công ty năm 2011 tăng lên so với năm 2010 và lên tới
35.600 bộ (Q

= 35.600 bộ).
SV: NGUYỄN THỊ PHÚ LỚP: QUẢN TRỊ KINH DOANH -K52

1212

×