Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

đề xuất nghiên cứu về đánh giá tác động của thực hiện cam kết wto đối với nông nghiệp, nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814.52 KB, 64 trang )


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT XÂY DỤNG ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN “PHÂN
TÍCH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VIỆC THỰC HIỆN CAM KẾT WTO VÀ CÁC CAM
KẾT KHU VỰC” TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP
*****



BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU VỀ
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THỰC HIỆN CAM KẾT WTO ĐỐI
VỚI NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN









Hà Nội, tháng 8 năm 2010

MỤC LỤC
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT 4
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 6
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 6
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 8
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC
NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN CHÍNH 9


I. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ NÔNG SẢN CHÍNH 9
1. Lúa gạo 9
2. Nhóm cây công nghiệp xuất khẩu 11
3. Ngành thủy sản 14
4. Lâm nghiệp 16
5. Rau quả 16
6. Muối 18
7. Mía đường 20
8. Ngành chăn nuôi 21
9. Ngành sữa 24
10. Thức ăn chăn nuôi 25
II. KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN CHÍNH 27
CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN 29
I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 29
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 30
1. Lĩnh vực họat động kinh doanh của doanh nghiệp nông thôn ngày càng đa dang 30
2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cơ bản trong doanh nghiệp nông thôn 31

3. Doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa 31
4. Thu hút đầu tư xã hội 33
5. Quy mô và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn 34
CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ LAO ĐỘNG TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG
THÔN 36
I. THỰC TRẠNG NGHÈO Ở VIỆT NAM 36
1. Một số thành tựu về giảm nghèo 36
2. Một số đặc điểm của hộ nghèo 36
3. Những thách thức 37
II. LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 37
1. Lực lượng lao động nông thôn vẫn tiếp tục tăng về số lượng 37

2. Nông nghiệp vẫn là ngành nghề chính của lao động nông thôn 38
3. Thị trường lao động nông thôn đang dần phát triển 38
CHƯƠNG V: CAM KẾT HỘI NHẬP LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ TÌNH HÌNH THỰC
HIỆN 40
I. CAM KẾT WTO VÀ CÁC CAM KẾT KHU VỰC LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP 40
1. Cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO 40
2. Cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định ASEAN FTA 43
3. Cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định ASEAN Trung Quốc 43
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT 45
1. Thực hiện cam kết WTO 45
2. Thực hiện cam kết AFTA 46
3. Thực hiện cam kết AC-FTA 46
III. KẾT LUẬN 48
CHƯƠNG VI – ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA WTO 50

2

I. LỰA CHỌN NGÀNH HÀNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG WTO 50
II. ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 51
1. Mô hình cân bằng tổng thể CGE 51
2. Phân tích đánh giá tác động sử dụng mô hình kinh tế lượng (Impact evaluation) 56
3. Phân tích chuỗi giá trị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60



3

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT


AANZ-FTA
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Úc và
Newzealand
AC-FTA
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung
Quốc
AFTA
Khu vực mậu dịch tư do ASEAN
AHTN
Danh mục thuế quan chung ASEAN
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEAN 6
Nhóm 6 thành viên ASEAN cũ: Bruney,
Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore
và Thái Lan
BVTV
Bảo vệ thực vật
CEPT
Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực
chung cho AFTA
CLMV
Nhóm nước thành viên ASEAN mới:
Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam
ĐBSCL
Đồng bằng Sông Cửu Long
ĐBSH
Đồng bằng Sông Hồng
DRC
Hệ số bảo hộ chi phí nội nguồn

EPC
Hệ số bảo hộ hiệu quả sản xuất
FTA
Khu dịch mậu dịch tự do
GSO
Tổng cục Thống kê
MARD
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NPC
Hệ số bảo hộ danh nghĩa
NTBs
Hàng rào phi thuế quan

4

Vinafood 1
Tổng công ty lương thực miền Bắc
Vinafood 2
Tổng công ty lương thực miền Nam
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới






5

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO kể từ tháng 1 năm 2007, sự
kiện này có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế về những thành
tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong hơn hai thập kỷ đổi mới. Để tham gia vào sân
chơi chung của Thế giới, Việt Nam đã chủ động thực thi đầy đủ và nghiêm túc các cam kết gia
nhập WTO, bao gồm các cam kết về mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ, và các cam kết đa
phương về tuân thủ các quy định chung trong WTO.
Việc gia nhập WTO đem lại nhiều cơ hội cho Việt Nam như: Tạo thị trường rộng lớn cho
xuất khẩu hàng hoá sản xuất ở Việt Nam, theo chế độ không phân biệt đối xử, và mức cam kết
mở cửa thị trường về thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ của các nước thành viên của
WTO; Xác lập chuẩn mức mới cho việc xây dựng thể chế kinh tế, qua đó đẩy mạnh sự nghiệp đổi
mới một cách đồng bộ và toàn diện hơn; Có địa vị bình đẳng với các thành viên khác trong việc
hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, bảo đảm một nền thương mại công bằng hơn, bình
đẳng hơn, tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, không phân biệt đối xử, nhờ đó tạo điều
kiện cho đầu tư của các thành phần kinh tế thu hút đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, việc thực thi cam kết WTO, Việt Nam cũng bộc lộ một số bất cập của nền kinh
tế như: (i) khung khổ pháp lý cần tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện cho phối hợp các cam kết
chung trong WTO và các chuẩn mực kinh tế thị trường; (ii) cơ cấu xuất nhập khẩu chậm chuyển
dịch, sức cạnh tranh trên các cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm còn thấp; (iii) kết cấu hạ
tầng yếu kém; sự thiếu hụt về nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động trình độ cao, được đào tạo và
có tay nghề, đang cản trở sự tăng trưởng có chất lượng và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, mức
độ cạnh tranh sẽ diễn ra quyết liệt , không chỉ ở thị trường quốc tế mà ngay cả trên thị trường
trong nước và diễn ra trên cả 3 cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia.
Đối với Việt Nam, nông nghiệp, nông thôn vẫn đang và tiếp tục đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế. Hiện nay, khoảng 70,4% dân số Việt Nam sinh sống tại khu vực nông thôn,
trên 60% số hộ gia đình dựa vào nông nghiệp làm hoạt động kinh tế chính và trên 53% lao động
thuộc khu vực nông nghiệp, GDP nông nghiệp chiếm khoảng 22% GDP của cả nước. Việc hội
nhập sâu vào nền kinh tế thế giới sẽ có nhiều tác động đến khu vực nông nghiệp. Trong khi đó,
nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn cả trong quá trình hội nhập kinh tế

quốc tế, bao gồm nền sản xuất nhỏ, phân tán, công nghệ lạc hậu, năng suất kém, chất lượng sản
phẩm không cao, bình quân đất nông nghiệp trên một lao động thấp, những doanh nghiệp nông
nghiệp vốn lâu nay quen dựa vào sự bao cấp của nhà nước, không có khả năng tự vươn lên trong
cạnh tranh; lực lượng lao động trong các doanh nghiệp này có thể mất việc làm dân cư trong

6

nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là những vùng khó khăn có thể bị những tác động tiêu cực do
phải mở cửa thị trường, khoảng cách giàu nghèo sẽ bị doãng ra, ảnh hưởng tiêu cực đến định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Những vấn đề nêu trên cần được nhìn nhận, phân tích và đánh giá một cách kỹ lưỡng
những biến đổi cả bên trong và bên ngoài của các khu vực nông nghiệp và nông thôn trong quá
trình hội nhập của đất nước và đặt ra những yêu cầu cấp thiết cho việc hoạch định các chính sách
liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong bối cảnh mới và phù hợp với những cam
kết hội nhập.
Thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27/2/2007 của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp
và PTNT đã ban hành Chương trình hành động của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tại
Quyết định số 3165/QĐ-BNN-HTQT ngày 16/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn để thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ sau khi Việt Nam đã trở
thành thành viên của WTO. Trong đó, nội dung quan trọng nhất bao trùm là đánh giá tác động
của quá trình hội nhập đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Do đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai dự án hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng đề cương
chi tiết cho việc đánh giá tác động hội nhập đến toàn ngành. Đề án này sẽ tiến hành phân tích và
đánh giá tổng thể tác động của việc gia nhập WTO đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên
phạm vi cả nước. Tác động của các chính sách trong nước và quốc tế có ảnh hưởng lớn nhất tới
khu vực nông nghiệp Việt Nam – sinh kế của 2/3 dân số của đất nước. Từ đó, đề xuất các khuyến
nghị chính sách giúp Chính phủ có những chính sách phù hợp hơn để thực thi các cam kết phù
hợp và giải quyết các vấn đề nội tại trong bối cảnh mới. Đồng thời, từ đó đề ra các kịch bản chính
sách cho ngành nông nghiệp phục vụ cho quá trình đàm phán vòng DOHA đang triển khai cũng
như các giai đoạn tiếp theo.

Đề án này được coi là vấn đề trọng tâm trong Chương trình hành động hội nhập của Bộ
Nông nghiệp và PTNT thực hiện Nghị quyết 16/2007/NQ-CP của Chính phủ. Dự án này sẽ bao
gồm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 tập trung vào triển khai nhiệm vụ xây dựng đề cương chi
tiết cho nghiên cứu của giai đoạn 2. Giai đoạn 2 của dự án tập trung vào giúp Việt Nam triển khai
nghiên cứu sâu về đánh giá tác động và khuyến nghị giúp Việt Nam thực hiện các cam kết và
hoàn thiện hơn về chính sách vĩ mô phát triển kinh tế bền vững, tạo cơ hội việc làm và đẩy nhanh
tiến trình giảm nghèo.
Trong năm 2010, dự án hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và PTNT tiến hành xây dựng đề cương chi
tiết, điều khoản tham chiếu và các nội dung, kế hoạch triển khai và ngân sách để thực hiện đề án
nghiên cứu sâu rộng trong giai đoạn 2 ở những năm tiếp theo.

7

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của nghiên cứu này là tổng hợp các báo cáo của các chuyên gia tư vấn tham gia
vào dự án đã được xác định bao gồm:
(i) Báo cáo đề xuất nghiên cứu phân tích đánh giá tác động của các ngành hàng (trồng
trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp) đến chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn
và nông dân;
(ii) Báo cáo đề xuất nghiên cứu phân tích tác động của thể chế nông nghiệp (các chính
sách và khung pháp lý liên quan) đến hội nhập và tự do thương mại;
(iii) Báo cáo đề xuất nghiên cứu phân tích đánh giá về tác động của hội nhập và tự do
thương mại đến lao động, việc làm, nghèo đói trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn;
(iv) Báo cáo đề xuất nghiên cứu phân tích đánh giá về tác động của việc thực hiện các cam
kết đối với WTO và các cam kết khu vực đối với sự phát triển của doanh nghiệp vừa và
nhỏ trong nông nghiệp và nông thôn;
(v) Báo cáo Đề xuất các công cụ và phương pháp đánh giá tác động.




8

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC
NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN CHÍNH

I. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ NÔNG SẢN CHÍNH
1. Lúa gạo
1.1 Tình hình sản xuất và chế biến
Cây lúa giữ vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp và an ninh lương thực của Việt Nam. Diện
tích trồng lúa cả nước năm 2009 là 7,44 triệu ha, tổng sản lượng đạt 38,89 triệu tấn; so sánh với
thời điểm gia nhập WTO (năm 2007), diện tích trồng lúa đã tăng 229 nghìn ha, sản lượng tăng
xấp xỉ 3 triệu tấn.
Bảng 1: Diện tích và sản lượng lúa qua các năm
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Diện tích (1000 ha) 7.324 7.207 7.414 7.440
Sản lượng (1000 tấn) 35.849 35.942 38.725 38.895
Nguồn: Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và PTNT (MARD)
Trong 3 năm trở lại đây, công nghệ xay xát đã được cải thiện đáng kể, nhất là những cơ sở xay
xát quy mô lớn phục vụ xuất khẩu ở phía Nam. Song các tỉnh phía Bắc và Trung Bộ hầu hết vẫn
quy mô nhỏ, thiết bị lạc hậu. Do khâu làm khô và bảo quản chưa tốt nên hao hụt trong quá trình
xay xát chiếm tỷ lệ không nhỏ, tỷ lệ thu hồi và phẩm cấp thấp, giá thành chế biến cao. Về năng
lực bảo quản, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công suất toàn bộ các kho chứa gạo
của Việt Nam hiện nay đạt khoảng 2 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở hai doanh nghiệp lớn của nhà
nước (Tổng Công ty lương thực miền Bắc và Tổng Công ty lương thực miền Nam). Khu vực tư
nhân có rất ít cơ sở kinh doanh lúa gạo tư nhân đầu tư kho chứa lúa và nếu có thì thường là quy
mô nhỏ, sức chứa tối đa không vượt quá 10.000 tấn gạo/kho. Bình quân hàng năm, Việt Nam
xuất khẩu khoảng 4-5 triệu tấn gạo nhưng hệ thống kho chứa gạo mới chỉ đạt gần 2 triệu tấn, khả
năng trữ gạo của các kho này cũng chỉ kéo dài được từ 3-6 tháng. Như vậy, năng lực bảo quản
lúa của Việt Nam còn yếu và chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
1.2 Kinh doanh - xuất khẩu gạo

Nghiên cứu của Bùi Thu Hương, Nguyễn Thanh Thủy (2009) tại địa bàn tỉnh trọng điểm sản xuất
lúa là Thái Bình và An Giang đã chỉ ra 5 tác nhân tham gia trong chuỗi sản xuất lúa gạo gồm:
người cung ứng dịch vụ đầu vào, người trồng lúa, người thu gom, người bán buôn/công ty nhà
nước, và nhà xuất khẩu gạo; mỗi tác nhân tham gia có một chức năng riêng. Chức năng của tác

9

nhân, chuỗi sản xuất và luồng luân chuyển lúa gạo ở Việt Nam được trình bày trong phụ lục. Thu
gom gạo khẩu gạo ở Việt Nam mang tính độc quyền cạnh tranh với 20% doanh nghiệp xuất khẩu
gạo lớn nhất chiếm tới 92,6% tổng giá trị xuất khẩu gạo cả nước, trong đó hai doanh nghiệp nhà
nước chiếm tới 40% khối lượng gạo xuất khẩu cả nước.
Sau khi đạt mức xuất khẩu vượt 5 triệu tấn vào năm 2005, các năm 2006-08 lượng gạo xuất khẩu
của Việt Nam giữ tương đối ổn định trong khoảng 4,5-4,7 triệu tấn mỗi năm. Cũng trong giai
đoạn này, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới.
Trong 3 năm trở lại đây, sản xuất lúa đã dịch chuyển sang hướng thâm canh, tăng chất lượng gạo
nên gạo xuất khẩu cũng tăng nhanh cả về số lượng, chất lượng và giá cả.
Chính sách điều hành xuất khẩu gạo
Khoảng 75-80% lượng lúa gạo được tiêu dùng trong nước, lượng gạo dành cho xuất khẩu chỉ
chiếm khoảng 20-25%. Lúa gạo là mặt hàng thiết yếu, quan trọng nhất và có tác động to lớn đến
đời sống, kinh tế và xã hội trong nước nên việc điều hành xuất khẩu gạo luôn được chính phủ
quan tâm. Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm cân đối cung cầu lúa gạo
vào tháng đầu mỗi năm, Bộ Công thương phối hợp với Hiệp hội lương thực Việt Nam điều hành
tiến độ xuất khẩu. Tuy các chỉ tiêu về sản lượng và khối lượng xuất khẩu lúa gạo hàng năm được
chính phủ quyết định nhưng chỉ mang tính định hướng nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu
một lượng vừa phải cân đối với nhu cầu tiêu dùng trong nước. Căn cứ vào các biến động thị
trường và giá cả hàng năm, VFA đề ra chỉ tiêu xuất khẩu từng quý và phân bổ chỉ tiêu cho các
doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra, VFA cũng có thể đề nghị lên bộ Công Thương và Chính phủ
yêu cầu tạm dừng xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Từ năm 2007 đến nay,
tất cả các hợp đồng xuất khẩu gạo đều phải được đăng ký tại Hội Lương thực Việt Nam (VFA)
mới đủ điều kiện làm thủ tục xuất khẩu. Thủ tục này nhằm đảm bảo an ninh lương thực và chống

bán phá giá.
Ngoài các hoạt động điều phối trực tiếp về xuất khẩu gạo còn có một hệ thống các chính sách như
giao các tổng công ty lương thực thu mua thóc gạo trong dân để đảm bảo ổn định giá lúa gạo, hỗ
trợ cho vay và hỗ trợ lãi suất với hoạt động thu mua tạm trữ lúa gạo….
Chi phí sản xuất lúa
Nghiên cứu của Phạm Anh Tuấn và cộng sự (2005) về chi phí sản xuất lúa đã chỉ ra rằng, giá
thành sản xuất lúa ở ĐBSCL bình quân từ 63,5 đến 90 USD/tấn. Giá thành sản xuất lúa của Thái
Lan khoảng 73 - 93 USD/tấn, cao hơn giá thành lúa của Việt Nam từ 12-15%. Các yếu tố làm cho
giá thành sản xuất lúa của Việt nam thấp hơn của Thái lan gồm: Chi phí lao động của Việt Nam
chỉ bằng 1/3 so với Thái lan; Năng suất lúa Việt nam cao hơn 1,5 lần so với Thái lan.
Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam đang có dấu hiệu giảm đi do giá thành sản
xuất lúa ngày càng tăng lên. Niên vụ 2008/09, giá thành sản xuất lúa trung bình đã tăng 30% so

10

với niên vụ 2007/08, trong đó chi phí lao động tăng cao nhất và chiếm 53,8%, chi phí vật tư phân
bón 33,6%, các chi phí khác như thuốc bảo vệ thực vật, giống lúa dưới 10% trong tổng chi phí
sản xuất lúa (Agroinfo, 2010).
2. Nhóm cây công nghiệp xuất khẩu
Trong các ngành hàng nông sản Việt Nam, nhóm cây công nghiệp bao gồm: cao su, hồ tiêu, điều,
cà phê, chè; là những ngành hàng sản xuất chủ yếu dành cho xuất khẩu và có khả năng cạnh tranh
trên thị trường thế giới. Về phân bố sản xuất, ngoại trừ cây chè trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi
phía Bắc, các cây trồng còn lại đều phân bố ở khu vực Duyên Hải Bắc Trung Bộ, Duyên Hải
Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
2.1 Tình hình sản xuất và chế biến
Tính đến năm 2009, tổng diện tích cây công nghiệp xuất khẩu đạt 1,7 triệu ha. Trong giai đoạn
2007-2009, cây cao su có tốc độ tăng diện tích và sản lượng đạt cao nhất. Diện tích cao su cả
nước năm 2009 là 674 nghìn ha, sản lượng đạt 723 nghìn tấn, tăng lần lượt so với năm 2007 là
117,7 nghìn ha và 113,2 nghìn tấn. Cây hồ tiêu có tốc độ tăng diện tích và sản lượng đạt thấp
nhất. Diện tích hồ tiêu cả nước năm 2009 là 94 nghìn ha, sản lượng đạt 105 ngàn tấn, tăng lần

lượt so với năm 2007 là 1,6 ngàn ha và 15,7 ngàn tấn. Cũng trong giai đoạn này, cây điều có mức
sụt giảm cả về diện tích và sản lượng; năm 2009 diện tích và sản lượng điều so với năm 2007 đã
giảm lần lượt là 42,1 nghìn ha và 9.5 nghìn tấn.
Bảng 2: Diện tích và sản lượng của các cây công nghiệp, 2007-2009
Cây chè Cà phê Cao su Hồ tiêu Điều

Năm
2007
Diện tích gieo trồng (1000 ha) 126,6 509,3 556,3 48,4 440,1
Diện tích thu hoạch (1000 ha) 107,4 489,0 377,8 41,1 302,8
Sản lượng (1000 tấn) 706,8 961,7 609,8 89,3 312,5

Năm
2008
Diện tích gieo trồng (1000 ha) 125,0 530,0 631,0 49,0 406,0
Diện tích thu hoạch (1000 ha) 108,0 500,0 399,0 42,0 321,0
Sản lượng (1000 tấn) 746,0 1055,0 659,0 98,0 308,0

Năm
2009
Diện tích gieo trồng (1000 ha) 128,0 537,0 674,0 50,0 398,0
Diện tích thu hoạch (1000 ha) 111,0 504,1 421,0 44,0 340,0
Sản lượng (1000 tấn) 798,0 1045,0 723,0 105,0 303,0
Nguồn: Cục Trồng trọt (MARD) và GSO

11

Trình độ chế biến của các ngành hàng nông sản thuộc nhóm cây công nghiệp của Việt Nam nhìn
chung đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nhưng khả năng chế biến sâu đối với mỗi ngành hàng là khác
nhau, trong đó ngành hàng chè và điều đã đạt trình độ chế biến ra các sản phẩm đóng gói còn các

ngành hàng khác chủ yếu sơ chế để xuất khẩu.
Đối với ngành hàng điều, công nghệ chế biến điều đã được khu vực tư nhân đầu tư khá mạnh,
đến nay, Việt Nam đã dẫn đầu thế giới về công nghệ bóc vỏ lụa, tỷ lệ hạt sạch lên đến 87% và chỉ
6 - 7% hạt bể vỡ, tốc độ bóc vỏ đạt 10 tấn hạt/ngày, với 20 công nhân đứng máy thay cho 300 lao
động phổ thông như trước đây. Năm 2009, cả nước hiện có 205 nhà máy chế biến điều với quy
mô và công nghệ khác nhau, tổng công suất chế biến đạt khoảng 700.000 tấn điều nguyên liệu
năm. Như vậy, năng lực chế biến điều là rất lớn trong khi sản lượng điều thu hoạch năm 2009 chỉ
đạt 303.000 tấn, các nhà máy chế biến đều phải nhập khẩu một khối lượng nguyên liệu khá lớn để
chế biến nhưng vẫn chưa vận hành hết tối đa công suất chế biến. Trong số các doanh nghiệp chế
biến điều có 20 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế và 72 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc gia
về vệ sinh an toàn thực phẩm. Năng lực bảo quản điều nhân nhìn chung đáp ứng được nhu cầu
thực tế, công nghệ và kỹ thuật bảo quản bán thủ công, thời gian cất trữ sản phẩm trung bình.
Đối với ngành cao su, sản phẩm cao su chế biến của Việt Nam gồm nhóm các sản phẩm nguyên
liệu thô và nhóm sản phẩm tiêu dùng cuối cùng. Năm 2009, nhóm sản phẩm cuối cùng chiếm một
phần rất nhỏ (19.4%); còn lại chủ yếu sản xuất các sản phẩm nguyên liệu thô để xuất khẩu
(Agroinfo, 2010). Trong đó, cơ cấu sản phẩm cao su nguyên liệu gồm: cao su khối chuẩn kỹ thuật
(SVR) chiếm 70%; mủ cao su cô đặc chiếm 9-10%; cao su tờ (RSS) chiếm 5-6%; các loại khác
như cao su crepe, cao su hỗn hợp chiếm 14-15%. Theo số liệu từ Hiệp hội cao su Việt Nam,
tính đến năm 2009, tổng công suất thiết kế của các nhà máy chế biến cao su của nước ta là 702.2
nghìn tấn sản phẩm/năm. Trong đó, vùng Đông Nam Bộ chiếm 80.5 %, còn lại là Tây Nguyên
(15.7%) và Duyên Hải (3.8%).
Công nghiệp chế biến cà phê còn khá thủ công và chủ yếu áp dụng phương pháp chế biến khô từ
khâu phơi quả khô, tách vỏ, phân loại, đánh bóng. Phương pháp chế biến ướt chưa được áp dụng
phổ biến do chi phí đầu tư cao. Hiện nay, chỉ có khoảng 2% sản lượng cà phê chế biến đạt yêu
cầu loại 1, năng lực chế biến ở khâu sơ chế chỉ đạt 20%, khâu tái (tinh) chế đạt 40%. Nhìn chung,
chi phí chế biến cà phê của Việt Nam thấp hơn so với các nước khác trên thế giới do lợi thế về
giá lao động, nguyên liệu và sử dụng máy móc tự sản xuất trong nước. Trên phạm vi cả nước
cũng đã có một số nhà máy chế biến ra sản phẩm cà phê thành phẩm, nhưng khối lượng chế biến
chưa nhiều, chủ yếu đáp ứng nhu cầu nội địa. Hệ thống kho chứa sản phẩm cà phê đơn giản, trữ
cà phê quả khô và cà phê nhân xô hoặc đã phân loại, thời gian bảo quản ngắn từ 3 – 6 tháng.

Tổng sản lượng chế biến các loại sản phẩm chế biến sâu như rang xay, cà phê hoà toân, đóng lon
mới chỉ chiếm từ 5-7% tổng sản lượng cà phê nhân của Việt Nam.

12

Đối với ngành hồ tiêu, đã có một số doanh nghiệp đầu tư dây chuyền phun rửa, sấy khô đáp ứng
tiêu chuẩn ASTA để xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU và Trung Đông. Nhưng nhìn chung, đa số
doanh nghiệp thu mua hồ tiêu đã phơi khô từ nông dân hoặc qua các đầu mối thu gom về sàng,
phân loại và đóng gói để xuất khẩu Hệ thống kho chứa cũng chưa được chú trọng đầu tư, hạt hồ
tiêu khô được đóng trong các bao tải và cất trữ trong các kho chứa nông sản, rất ít doanh nghiệp
xây dựng kho chứa chuyện dụng cho hồ tiêu nhằm giảm chi phí.
Ngành hàng chè, Cả nước hiện có trên 700 doanh nghiệp chế biến chè với công suất vượt quá
sản lượng chè sản xuất ra nên thường sảy ra tình trạng tranh mua nguyên liệu. Công nghiệp chế
biến ở mức độ trung bình so với thế giới. Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư
những dây chuyền, công nghệ tiên tiến hơn từ Nhật, Bỉ vv để cho ra những sản phẩm chất
lượng cao hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, nước ta vẫn xuất khẩu chè ở dạng nguyên liệu. Công nghệ
phối chế, chế biến sâu hơn (chè hoà tan, chè lon ) vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Chuỗi sản xuất - kinh doanh
Trong chuỗi sản xuất kinh doanh của các ngành hàng cây công nghiệp có 5 tác nhân tham gia,
gồm: người cung ứng dịch vụ đầu vào, người sản xuất, người thu gom, đại lý thu mua, và doanh
nghiệp chế biến xuất khẩu. Trong đó, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đóng vai trò quyết định về
cơ chế và giá cả thu mua; doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong khâu thu gom và xuất
khẩu đối với ngành hàng chè, cà phê và cao su; tuy nhiên, ngành hàng điều, hồ tiêu thì vai trò của
doanh nghiệp nhà nước và tư nhân tương đối cân bằng nhau.
Xuất khẩu
Khối lượng xuất khẩu của 5 ngành hàng cây công nghiệp liên tục tăng trong 3 năm trở lại đây,
tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu của các ngành hàng này không tăng cùng tỷ lệ với sản lượng.
Những mặt hàng có khối lượng xuất khẩu lớn trong nhóm như cà phê và cao su có sự bất ổn định
lớn về giá trị kim ngạch xuất khẩu do những biến động trên thị trường thế giới.
2.3 Cơ chế chính sách

Ngoại trừ cây hồ tiêu, các cây trồng khác trong nhóm cây công nghiệp xuất khẩu đều đã có chiến
lược phát triển ngành. Trong 3 năm trở lại đây, chính sách phát triển sản xuất tập trung vào việc
cải thiện chất lượng giống, phát triển bền vững và nâng cao chất lượng sản phẩm, trong đó mức
độ tập trung chủ yếu vào cây điều, cà phê, hồ tiêu. Bên cạnh đó, vấn đề tiêu chuẩn kỹ thuật ngành
hàng cũng được chú trọng quan tâm do sản phẩm của các ngành hàng này chủ yếu xuất khẩu dưới
dạng thô, phẩm cấp thấp, khả năng cạnh tranh yếu và chưa tạo được uy tín đối với nhà nhập khẩu;
một loạt các tiêu chuẩn ngành hàng (TCVN) đã được ban hành, gần đây nhất (tháng 12/2009) Bộ
Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện VSATTP áp dụng
cho cà phê, chè, điều và rau quả. Những nỗ lực này nhằm quản lý chất lượng tốt hơn và đưa tiêu
chuẩn chất lượng ngành hàng Việt Nam ngang bằng với tiêu chuẩn thế giới.

13

3. Ngành thủy sản
3.1 Tình hình sản xuất và đánh bắt thủy sản
Giai đoạn 11 năm trở lại đây, từ 1999 - 2009, sản lượng thủy sản của Việt Nam đã tăng trưởng
liên tục với mức tăng trưởng trung bình năm là 9,54%. Năm 2009, tổng sản lượng thủy sản của
Việt Nam đạt 4,85 triệu tấn, tăng 5,87% so với năm 2008.
Cả sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng trong thời gian 1998 – 2009 đều liên tục tăng
trưởng dương với mức tăng trưởng trung bình năm lần lượt là 4,86% và 17,9%. Năm 2009, sản
lượng thủy sản đánh bắt đạt 2,27 triệu tấn và sản lượng nuôi trồng đạt 2,57 triệu tấn, tăng lần lượt
6,7% và 4,9% so với năm 2008.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng của Việt Nam bắt đầu vượt sản lượng đánh bắt từ năm 2007. So
với năm 1999, sản lượng thủy sản nuôi trồng đã tăng 434,3%; trong khi đó, sản lượng đánh bắt
chỉ tăng 49,2%.
3.2 Thương mại thủy sản
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng vọt trong hai năm 2008-2009, kim ngạch mỗi năm đạt trên
4,1 tỷ USD, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2007 (đạt khoảng 1,6 tỷ USD) và tăng khoảng 11 lần so
với các năm 2005-2006. Có sự gia tăng đột biến này là do xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam
tăng mạnh; hiện nay cá da trơn xuất khẩu của Việt Nam chiếm trên 95% thị trường cá da trơn thế

giới.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm cá (đặc biệt là cá da trơn) và tôm. Giá trị
xuất khẩu hai mặt hàng này chiếm trên 70% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản hàng năm. Sản phẩm
xuất khẩu chủ yếu dưới dạng tươi sống, đông lạnh chiếm 86% tổng giá trị hàng thủy sản xuất
khẩu của Việt Nam; cá và các sản phẩm chế biến từ cá chiếm hơn 43% tổng giá trị xuất khẩu
thủy sản. Fillet cá và các sản phẩm tôm, cua chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam.
Đồ thị 1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam theo chủng loại

14


Nguồn: Tổng cục Hải Quan
Thị trường xuất khẩu
Hiện nay Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang khoảng trên 150 quốc gia với tổng kim ngạch
khoảng trên 4 tỷ USD. Các thị trường lớn nhất bao gồm Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc. Trong đó,
10 thị trường lớn nhất nhập khẩu trên 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Năm
2009, giá trị nhập khẩu của hẩu hết các thị trường trong nhóm 10 thị trường lớn nhất chiếm
khoảng 64% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, Nhật Bản, thị trường lớn nhất của thủy sản
xuất khẩu Việt Nam, đã nhập khẩu 756 triệu USD thủy hải sản các loại trong năm 2009; trong khi
đó, thị trường Mỹ đạt 684,7 triệu USD.
Chính sách ngành thủy sản
Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra ĐB sông Cửu Long được thành lập năm 2009 chủ yếu tập
trung vào vận động và thực hiện việc áp mã số, mã vạch cho con cá tra, basa của vùng. Việc áp
dụng mã số mã vạch cũng tương tự như việc lập tiêu chuẩn Global GAP cho con cá tra, basa của
Việt Nam. Như vậy, mỗi hộ nuôi sẽ có một bộ hồ sơ từ nguồn gốc con giống, chế độ dinh dưỡng,
nhật ký dùng thuốc trị bệnh, thức ăn chăn nuôi, điều kiện vệ sinh vùng nuôi, ao nuôi. Khi đã tuân
thủ đầy đủ các quy trình trên mỗi hộ nuôi sẽ được cấp một mã số, mã vạch. Điều này là hết sức
cần thiết trong bối cảnh các thị trường ngày càng có những đòi hỏi khắt khe hơn về vệ sinh an
toàn chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm…


15

4. Lâm nghiệp
4.1 Tình hình trồng, chăm sóc và khai thác rừng
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2009, diện tích trồng rừng cả nước đạt 208,6
nghìn ha, bằng 89% so với năm 2008 và đạt 91,8% kế hoạch năm 2009. Trong đó diện tích rừng
phòng hộ, đặc dụng khoảng 47,8 nghìn ha tăng 17,1% và diện tích trồng rừng sản xuất đạt 160,8
nghìn ha, bằng 83,1% so với cùng kỳ 2008.
Tổng diện tích rừng trồng được bảo vệ của Việt Nam ước tính khoảng 2,54 triệu ha, trong đó
Đông Bắc Bộ và Tây Nguyên là hai vùng rừng được bảo vệ lớn nhất với diện tích tương ứng là
653,33 nghìn và 470 nghìn ha, tỉ trọng tương ứng 25,4% và 22,2% tổng diện tích bảo vệ rừng cả
nước. Các Vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ cũng có diện trồng rừng được bảo vệ
khá lớn (trên 10% tổng diện tích cả nước), còn ở hai vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng
Sông Cửu Long diện tích rừng được bảo vệ chỉ chiếm chưa đầy 3% tổng diện tích được bảo vệ
trên toàn quốc.
Năm 2009, tổng mức khai thác đã đạt khoảng 3,76 triệu m3, đạt 86% so với kế hoạch và tăng
7,2% so với cùng kỳ 2008.
4.2 Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ
Nhập khẩu
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong những năm gần đây, kim ngạch
nhập khẩu gỗ của Việt Nam ngày càng tăng, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu chế biến phục vụ xuất
khẩu. Tuy nhiên, năm 2009, kim ngạch nhập khẩu các loại gỗ và sản phẩm gỗ vào Việt Nam chỉ
đạt 894 triệu USD, giảm 18,6% so với năm 2008.
Xuất khẩu gỗ
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, từ năm 2005 tới nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ
luôn tăng nhanh và gỗ nhanh chóng trở thành một trong các ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ
lực Việt Nam. Năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt
khoảng 2,76 tỉ USD, tăng 14,8% so với năm 2007. So với năm 2005, kim ngạch xuất khẩu gỗ và
sản phẩm gỗ của Việt Nam đã tăng gần gấp đôi trong năm 2008.

5. Rau quả
5.1 Tình hình sản xuất - chế biến
Sản xuất
Ngành rau quả Việt Nam tăng trưởng khá ổn định trong giai đoạn 2000-2008. Giá trị sản xuất các
loại cây thuộc họ rau đậu tăng trưởng với tốc độ 6,2% mỗi năm và loại cây ăn quả tăng trưởng

16

4,5% trong giai đoạn 2000-2008 theo giá so sánh năm 1994. Theo đó, giá trị sản xuất ngành rau
quả năm 2008 đạt khoảng 19,7 nghìn tỷ đồng.
Đồ thị 2: Giá trị sản xuất ngành rau quả theo giá so sánh năm 1994

Nguồn: GSO, 2009
Tốc độ tăng trưởng diện tích bình quân các loại cây ăn quả đạt 4,7% mỗi năm trong giai đoạn
2000-2008. Năm 2009, diện tích một số cây ăn quả tăng nhẹ như cam, quýt (1,38%); chuối
(1,8%); xoài (1,97%); bòng, bưởi (3,67%); trong khi đó, diện tích trồng vải, chôm chôm giảm
2,49% và nhãn giảm 2,51%.
Các vùng chuyên canh cây ăn quả tập trung chủ yếu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông
Bắc và Đông Nam Bộ. Diện tích cam, quýt, bưởi cho sản phẩm tăng và năng suất tăng tại các
vùng chuyên canh như Đồng Nai, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre,… đã đẩy sản lượng cam, quýt
năm 2009 tăng 2,06% lên 697,4 ngàn tấn; bưởi tăng 8,5% lên 393,7 ngàn tấn. Ngược lại, do thời
tiết không thuận lợi tại miền Bắc, sản lượng một số cây ăn quả chủ đạo tại đây như nhãn, vải,
chuối đều giảm, lần lượt chỉ tương ứng 95,7%; 83%; 98,3% năm 2008.
Chế biến
Hiện nay, tổng công ty Rau quả (VEGETEXCO), một Doanh nghiệp quốc doanh trực thuộc Bộ
Nông nghiệp và PTNT là công ty chế biến rau quả lớn nhất cả nước. Tổng công ty có 14 công ty
chế biến rau quả với công suất 600-10.000 tấn/năm. Ngoài ra, các nhà máy chế biến trong nước
hiện nay chỉ có công suất khoảng từ 300 đến 500 tấn/năm. Tuy nhiên, do khó khăn về nguyên
liệu, nên công suất của các nhà máy này mới chỉ đạt khoảng 50-60% so với thiết kế.
Về mặt kỹ thuật, các cơ sở chế biến lớn hơn ứng dụng các kỹ thuật chế biến tiên tiến hơn so với

các cơ sở nhỏ. Phần lớn các cơ sở chế biến nhỏ tập trung vào phơi sấy sản phẩm vì phương pháp

17

này cần ít vốn. Các cơ sở chế biến lớn thường sử dụng hệ thống đóng hộp, ngâm ủ, ướp đông
lạnh và cô đặc.
5.2 Thương mại
Bình quân giai đoạn 2000-2009, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của
Việt Nam là 20%. Năm 2009, giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam ước đạt 1488 triệu USD, gấp
3,5 lần năm 2000.
Năm 2009, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 1488 triệu USD, tăng 6,1% so với năm 2008.
Mặc dù hiện nay rau quả Việt Nam đã xuất khẩu tới 82 quốc gia trên thế giới nhưng Nga, Nhật
Bản, Mỹ và Đài Loan và EU vẫn là những thị trường xuất khẩu chủ lực, chiếm 67% tổng kim
ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2009. Rau quả Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yếu là
nước chanh leo cô đặc, thanh long tươi, nấm rơm, dứa các loại và dưa chuột dầm dấm. Ngoài ra,
thanh long tươi cũng là mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam được ưa chuộng tại nhiều thị trường tiêu
thụ lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU.
Tuy nhiên, Việt Nam hàng năm cũng nhập khẩu một khối lượng rau quả không nhỏ. Kim ngạch
nhập khẩu rau quả năm 2009 trị giá 485 triệu USD. Việt Nam nhập khẩu rau quả chủ yếu từ các
thị trường Úc, Trung Quốc, Thái Lan.
6. Muối
6.1 Sản xuất và chế biến
Diện tích sản xuất muối cả nước hiện nay vào khoảng 12.000 ha, với sản lượng hàng năm ước đạt
800.000 tấn. Trong đó, diện tích muối thủ công khoảng trên 1.200 ha, còn lại là muối công
nghiệp. Diện tích muối biến động thất thường không có quy luật thể hiện xu hướng phát triển
không ổn định. Sự tăng giảm thất thường về diện tích muối chủ yếu do tác động của giá muối
hàng năm, ngoài ra còn do sự cạnh tranh với diện tích nuôi trồng thủy sản. Năng suất muối trung
bình cũng biến động liên tục qua các năm, phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, hiện nay đạt
khoảng trên 60 tấn/ha.
Đồ thị 3: Năng suất và sản lượng muối


18


Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT
Sản lượng muối năm 2008 đạt khoảng 850.000 tấn, giảm 9,1% so với năm 2007. Sản lượng muối
năm 2009 tiếp tục giảm khoảng 5% so với năm 2008, đạt 800.000 tấn.
6.2 Thương mại
Hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu một lượng muối tương đối lớn do sản xuất trong nước chỉ
đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu muối cho tiêu dùng nội địa (bao gồm muối ăn, muối cho công
nghiệp chế biến và hóa chất). Quota nhập khẩu muối năm 2004 là 200.000 tấn nhưng đến năm
2008 lượng nhập khẩu thực tế đã lên tới 450.000 tấn và năm 2009 vào khoảng 500.000 tấn. Năm
2010, quota nhập khẩu chính thức là 260.000 tấn.
Kim ngạch nhập khẩu muối các năm 2004-2007 tương đối ổn định, vào khoảng 6 triệu USD mỗi
năm và tăng mạnh vào các năm 2008-2009, lên tới trên 22 triệu USD mỗi năm (cụ thể là 27,8
triệu USD năm 2008 và 23 triệu USD vào năm 2009) tương ứng với lượng nhập khẩu muối tăng
vọt.




Đồ thị 4: Kim ngạch nhập khẩu muối

19


Nguồn: Tổng cục Hải Quan
7. Mía đường
7.1 Sản xuất và chế biến
Diện tích trồng mía cả nước niên vụ 2008/09 đạt 271,1 nghìn ha, so với năm 2000 diện tích trồng

mía đã giảm tới 10,32%. Trái ngược với tình hình giảm diện tích, năng suất mía đang dần được
cải thiện, bình quân giai đoạn 2000-2008, năng suất mía tăng 2,27%/năm. Mặc dù vậy, năng suất
mía của Việt Nam hiện nay vẫn thấp hơn 17,7% so với năng suất mía trung bình trên thế giới.
Công nghiệp chế biến đường đã được cải thiện theo thời gian, tuy nhiên, có một nghịch lý đang
tồn tại là tổng sản lượng đường sản xuất không biến động cùng chiều với tổng công suất thiết kế
của các nhà máy đường. Giai đoạn 2004-2009, tổng công suất thiết kế các nhà máy đường không
ngừng tăng trong khi đó số liệu thống kê cho thấy sản lượng đường sản xuất công nghiệp lại
không ổn định. Trong năm 2009, tổng công suất thiết kế các nhà máy đạt mức cao nhất kể từ năm
2000 đến nay, nhưng sản lượng đường lại giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại
đây.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, niên vụ 2008/2009, tổng công suất thiết kế của 40 nhà máy
đường
(1)
vào khoảng 105.750 tấn mía cây/ngày. Công suất trung bình của mỗi nhà máy là
2.643,75 tấn mía cây/ngày, trong khi quy mô tối thiểu để đạt hiệu quả về kinh tế của một nhà máy
sản xuất mía đường trên thế giới vào khoảng 6.000-7.000 tấn mía cây/ngày.
(
1
)

Năm 1994, cả nước chỉ có 12 nhà máy đường hoạt động với tổng công suất 10.300 tấn mía cây/ngày. Sau khi
Chương trình mía đường được khởi động, một lượng vốn lớn trong và ngoài nước được đầu tư cho việc mở rộng và
xây dựng mới các nhà máy. Đến năm 2002, cả nước có 44 nhà máy với tổng công suất thiết kế 82.950 tấn mía
cây/năm, tăng hơn 8 lần so với năm 1994. Tuy nhiên, do hoạt động kém hiệu quả, nên trong quá trình chuyển đổi
một số doanh nghiệp đã được sắp xếp lại và đến năm 2009, số nhà máy đường trong nước chỉ còn 40 nhà máy.

20


Ngoại trừ một số nhà máy liên doanh và có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư gần đây, đa phần

các nhà máy đều sử dụng dây chuyền công nghệ thiết bị cũ của Trung Quốc, do đó chất lượng
không đồng đều, công nghệ lạc hậu, thiếu chuẩn hóa dẫn tới hao hụt trong sản xuất, làm tăng giá
thành sản phẩm. Trong 40 nhà máy hiện nay, 8 nhà máy (bao gồm: Nghệ An Tate &Lyte,
Bourbon Tây Ninh, Lam Sơn, VN-Đài Loan, Cam Ranh, KCP, NIVL, Biên Hòa) có quy mô sản
xuất lớn nhất, với tổng công suất thiết kế chiếm trên 53% tổng công suất thiết kế của tất cả các
nhà máy đường Việt Nam. Niên vụ 2008/2009, 8 nhà máy này cung cấp tới 49,5% tổng sản
lượng đường nội địa.
7.2 Thương mại
Tổng công suất thiết kế của các nhà máy đường hiện vào khoảng 105.750 tấn mía cây/ngày, nếu
chạy hết công suất, các nhà máy này có thể sản xuất khoảng 1 triệu tấn đường thành phẩm trong
khi nhu cầu tiêu thụ năm 2009 ước tính khoảng gần 1,4 triệu tấn. Như vậy, lượng đường sản xuất
trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu, phải phụ thuộc vào nhập khẩu để bù đắp thiếu hụt hàng
năm.
Về xuất khẩu đường: tính đến đầu tháng 12 năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đường của Việt Nam
đạt 29,68 triệu USD tăng 43% so với năm 2008. Các loại đường xuất khẩu của Việt Nam bao
gồm đường thô, đường tinh luyện, đường có pha thêm chất màu/hương liệu và một số loại đường
khác.
Về nhập khẩu đường: Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, năm 2009, giá trị nhập khẩu đường
các loại của Việt Nam vào khoảng 73,4 triệu USD, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước. Năm
2009, Việt Nam nhập khẩu đường chủ yếu từ Thái Lan và Trung Quốc. Tổng giá trị nhập khẩu
đường từ Thái Lan năm 2009 đạt 36,02 triệu USD, chiếm 49% tổng kim ngạch nhập khẩu đường
năm 2009 của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là đường
thô, đạt 11,9 triệu USD.
Cơ chế chính sách
Đường được coi là một mặt hàng nông sản nhạy cảm. Do đó, ngành đường Việt Nam được bảo
hộ khá mạnh mẽ bằng chính sách hạn ngạch và thuế. Chính phủ đã hạn chế nghiêm ngặt việc
nhập khẩu đường. Mặt hàng đường nằm trong danh sách các mặt hàng nhạy cảm có sự quản lý
chặt chẽ của Chính phủ. Nhà nước chỉ cho phép nhập khẩu đường trong trường hợp thiếu hụt.
8. Ngành chăn nuôi
8.1 Tình hình sản xuất - chế biến thịt

Ngành chăn nuôi hiện nay chiếm tỷ trọng khoảng 20% trong giá trị toàn ngành nông nghiệp.
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi đối mặt với nhiều khó khăn do dịch bệnh, thiên tai lũ
lụt và khủng hoảnh kinh tế, tuy nhiên, chăn nuôi tiếp tục phát triển, nhất là chăn nuôi tập trung,

21

quy mô lớn. Sản lượng thịt xuất chuồng tăng ổn định kể từ 2006 đến nay. Trong đó, sản lượng
thịt bò xuất chuồng có tốc độ tăng lớn nhất khoảng 18% mỗi năm; sản lượng thịt lợn cũng tăng
khá, đạt khoảng 14% mỗi năm; thịt trâu và thịt gia cầm tăng trung bình khoảng 7%/năm, bất chấp
các loại dịch bệnh liên tục xảy ra tại nhiều địa phương trong một vài năm gần đây như dịch tai
xanh và dịch cúm gia cầm.
Bảng 3: Số lượng và sản lượng gia súc, gia cầm qua các năm
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng đàn trâu
1000 con
2.921,1 2.996,4 2.897,7 2.886,6
SL thịt xuất chuồng Tấn 64.300 67.500 71.543 74.960
Tổng đàn bò
1000 con
6.510,8 6.724,7 6.337,7 6.103,3
SL thịt xuất chuồng Tấn 159.500 206.100 226.696 257.779
Bò sữa Con 107.983 115.518
Sản lượng sữa Tấn 262.160 274.190
Tổng đàn lợn
1000 con
26.855,3 26.560,7 26.701,6 27.627,7
SL thịt xuất chuồng 1000 tấn 2.505 2.662 2.806,5 2.931,4
Tổng đàn gia cầm Nghìn con
214.565 226.027
248.32 280.181

Sản lượng thịt gia cầm hơi giết
bán Tấn

344.400

358.800 448.242 502.75
Sản lượng trứng gia cầm các loại Nghìn quả - - 4.976.875 5.419.423
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT
Chế biến thịt lợn và gia cầm ở Việt Nam nhìn chung còn chưa phát triển, một phần do nguồn
cung chưa đáp ứng đủ nhu cầu nội địa và thói quen tiêu dùng thịt tươi còn khá phổ biến, mặt khác
chi phí đầu tư xây dựng cơ sở chế biến và bảo quản khép kín còn khá cao nên các doanh nghiệp ít
mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này. Theo thống kê của Cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản
(NAFIQAD), tổng số cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tính đến năm 2009 là 17.129 cơ sở, trong đó
có 617 cơ sở giết mổ tập trung, chiếm tỷ lệ 3,6 %. Phần lớn các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
tập trung tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh với một số doanh
nghiệp đã đầu tư dây chuyền công nghiệp, tự động, có công suất lớn, tổ chức sản xuất khép kín từ
chăn nuôi đến giết mổ và tiêu thụ sản phẩm.
Về chế biến, cả nước có khoảng 28 cơ sở lớn chế biến thịt, nguyên liệu chủ yếu là thịt lợn và thịt
bò, sản lượng thịt gà, vịt không đáng kể. Tỷ lệ các sản phẩm thịt qua chế biến công nghiệp chỉ
chiếm trên 2%. Phần lớn các cơ sở chế biến thịt quy mô nhỏ đều chưa đạt yêu cầu VSATTP. Đa

22

số các cơ sở buôn bán thịt chưa có thiết bị bảo quản lạnh; người dân chưa có thói quen ăn thịt
lạnh.

8.2 Thương mại
Trong cơ cấu thực phẩm, người Việt Nam tiêu dùng nhiều nhất là thịt, chủ yếu là thịt tươi. Theo
kết quả khảo sát của Agroinfo năm 2009, thịt lợn được tiêu dùng nhiều nhất, sau đó là đến thịt gia
cầm và thịt bò xếp thứ 3 ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Do nguồn cung trong nước không

đủ đáp ứng nhu cầu, hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng thịt khá lớn để đáp ứng
nhu cầu trong nước. Kim ngạch nhập khẩu thịt và các chế phẩm từ thịt của Việt Nam kể từ 2007
tăng nhanh chóng từ mức 67 triệu USD lên tới trên 188 triệu USD năm 2008 và khoảng 100 triệu
USD năm 2009. Cơ cấu nhập khẩu thịt của Việt Nam chủ yếu là thịt gia cầm và các phụ phẩm
dạng thịt gia cầm (chiếm trên 60%), tiếp theo là các loại thịt trâu, bò đông lạnh (chiếm trên 10%).
Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn tiếp tục xuất khẩu các mặt hàng thịt dù giá trị xuất khẩu thịt chiếm tỷ
trọng rất nhỏ trong tổng giá trị xuất khẩu nông sản thưc phẩm cả nước, với kim ngạch khoảng 50
triệu USD hàng năm, chủ yếu là thịt lợn.
8.3 Chính sách ngành chăn nuôi
Chăn nuôi là ngành yếu thế về cạnh tranh do quy mô sản xuất nhỏ lẻ và Việt Nam chưa tự đáp
ứng được nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, hàng năm phải nhập khẩu với khối
lượng nguyên liệu lớn, giá thành thịt cao. Trong 3 năm vừa qua, nhóm chính sách thúc đẩy sản
xuất của ngành này không có nhiều đột biến, lĩnh vực mà chính sách can thiệp nhiều nhất là thuế
quan và kiểm soát dịch bệnh. Trong giai đoạn 2008-2009, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính thế giới khiến sức mua của thị trường giảm xuống. Nhằm tiếp tục hỗ trợ cho ngành chăn
nuôi, Bộ Tài chính đã có Thông tư số 52/2009/TT-BTC ngày 17/3/2009 về việc điều chỉnh mức
thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Theo
đó, thuế nhập khẩu nhiều loại thực thẩm, chủ yếu thịt đông lạnh, tiếp tục được nâng lên ở mức
khá cao. Thuế nhập khẩu thịt trâu, bò, tươi hoặc ướp lạnh được nâng lên mức cao nhất là 33%
dành cho nhóm sản phẩm thịt cả con và nửa con không đầu; đối với loại thịt có cả xương là 20%
và không xương là 17%. Thịt trâu bò nhưng thuộc loại đông lạnh áp thuế 20%. Như vậy, mức
thuế mới đã tăng khá mạnh so với các mức thuế trước đây. Cụ thể, thuế nhập khẩu thịt lợn hiện
đang được áp dụng mức 24%, thuế mới tăng 4%. Thịt trâu bò tươi và ướp lạnh, đông lạnh mức
thuế hiện hành áp dụng theo Quyết định 83 ngày 3/10/2008 là 17% ngay được nâng lên mức 33%
tăng đến 16%.
Ngoài việc ban hành các quy định mới liên quan đến chất lượng của sản phẩm thịt nhập khẩu,
Cục Thú y còn siết chặt các vấn đề liên quan đến chứng từ nhập khẩu trước khi cho thông quan
hàng hóa. Từ ngày 1/10/2009, tất cả các lô hàng sản phẩm động vật nhập khẩu phải được lưu giữ

23


tại các điểm, kho bãi được phép của Hải quan khu vực cửa khẩu thay vì được về kho của doanh
nghiệp rồi làm thủ tục như trước. Chỉ khi nào việc kiểm tra lô hàng cho kết quả đảm bảo an toàn
vệ sinh thú y mới được thông quan.
9. Ngành sữa
9.1 Tình hình sản xuất
Năm 2009, số lượng bò sữa của Việt Nam là 115 518 con, cho sản lượng sữa đạt 278,2 ngàn tấn.
Sản lượng sữa của Việt Nam liên tục tăng trong thời gian 2001-2009 với tốc độ tăng trưởng bình
quân 21% nhờ một số nơi có kỹ thuật chăn nuôi và giống tốt. Mặc dù vậy, sản lượng sữa nội địa
chỉ đáp ứng được khoảng 20-25% nhu cầu trong nước.
Đồ thị 5: Số lượng và sản lượng đàn bò sữa

Nguồn: GSO, 2010
9.2 Thương mại
Năm 2009, kim ngạch nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa đạt 315 triệu USD, giảm 25,3% so
với năm 2008. Năm 2008 là năm Việt Nam có kim ngạch nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa
cao kỷ lục do ảnh hưởng tiêu cực của thông tin về melamine đối với các sản phẩm sữa Việt Nam.
Sữa bột chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 70%, trong giá trị kim ngạch nhập khẩu sữa của Việt
Nam. Đây là mặt hàng có giá trị cao nhưng hiện, các sản phẩm sữa bột của Việt Nam chưa cạnh
tranh được với các sản phẩm nhập khẩu.
9.3 Chính sách
Kể từ ngày 28/9/2009, thuế nhập khẩu một số mặt hàng sữa có sự điều chỉnh tăng khá mạnh.
Trong đó, một số loại sữa thuộc nhóm 04.02 (sữa đã hoặc chưa pha thêm đường, chất tạo ngọt

24

×