Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nghiên cứu thống kê đánh giá tác động của khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 116 trang )


Tổng cục Thống kê








Báo cáo tổng hợp
kết quả nghiên cứu khoa học
đề tài cấp tổng cục


đề tài: Nghiên cứu thống kê đánh giá tác động
của khoa học công nghệ đối với
phát triển kinh tế ở Việt Nam





Đơn vị chủ trì: Viện Khoa học Thống kê
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Tăng Văn Khiên
Phó Chủ nhiệm đề tài: TS. Tạ Don Trịnh
Th ký: ThS. Nguyễn Thị Thu Huyền
Th ký: CN. Đỗ Thị Thúy










7876
21/4/2010



Hà Nội, năm 2007

2
DANH SÁCH NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH

1. PGS. TS. Tăng Văn Khiên Viện Khoa học Thống kê Chủ nhiệm đề tài
2. TS. Tạ Doãn Trịnh Trung tâm Hỗ trợ Đánh giá
KHCN, Bộ KHCN
Phó Chủ nhiệm
đề tài
3. ThS. Nguyễn Thị Thu Huyền Viện Khoa học Thống kê Thư ký
4. CN. Đỗ Thị Thuý “ Thư ký
5. TS. Trần Thị Kim Thu Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân
Thành viên
6. TS. Hồ Ngọc Luật Ban Tuyên giáo TW Thành viên
7. CN. Vũ Văn Tuấn Vụ
Thống kê Công nghiệp và
Xây dựng

Thành viên
8. CN. Dương Thanh Hằng “ Thành viên
9. CN. Trịnh Quang Vượng Vụ Hệ thống Tài khoản Quốc gia,
Tổng cục Thống kê
Thành viên
11. ThS. Đỗ Văn Huân Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân
Thành viên
12. TS. Nguyễn Hồng Danh Viện Khoa học Thống kê Thành viên
13. CN. Vũ Thị Mai “ Thành viên


























3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BCN Ban Chủ nhiệm
CN công nghệ
CNTT công nghệ thông tin
CMKT chuyên môn kỹ thuật
GDP tổng sản phẩm trong nước
FDI vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
HDI chỉ số phát triển con người
ICOR tỷ lệ vốn đầu vào tích lũy (hiệu quả sử dụng vốn đầu tư)
IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế
KH khoa học
KHCN khoa học công nghệ (hoặc khoa học và công nghệ)
KHKT khoa học kỹ
thuật
KHTK khoa học thống kê
KTQD kinh tế quốc dân
NCPT nghiên cứu phát triển
NCTK nghiên cứu triển khai
NK nhập khẩu
OECD Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển
PC máy tính cá nhân
TAI chỉ số thành tựu công nghệ
TCTK Tổng cục Thống kê

TĐTDS&NƠ T ổng Điều tra Dân số và Nhà ở
TFP năng suất các nhân tố tổng hợp
TSCĐ tài sản cố định
TP thành phố
XK xuất khẩu
WEF Diễ
n đàn kinh tế thế giới
UNDP Cơ quan Phát triển Liên Hợp Quốc
VĐT vốn đầu tư




4
MỤC LỤC



Tr.
Lời nói đầu 6
CHƯƠNG I
LỰA CHỌN CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÁC
ĐỘNG CỦA KHCN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
9
1.1.
Vai trò của KHCN đối với phát triển kinh tế và phương
hướng nghiên cứu của thống kê
9
1.1.1. Vai trò của KHCN đối với phát triển kinh tế
9

1.1.2.
Tóm lược các chỉ tiêu thống kê KHCN của các nước thuộc tổ
chức OECD và tổng quan về thống kê KHCN ở Việt Nam
14
1.1.3.
Phương hướng nghiên cứu thống kê tác động của KHCN đối
với phát triển kinh tế
21
1.2.
Lựa chọn các chỉ tiêu thống kê đặc trưng cho phát triển
kinh tế
27
1.2.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu trong phạm vi toàn nền kinh tế
27
1.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu trong phạm vi ngành công nghiệp
31
1.3. Lựa chọn các chỉ tiêu thống kê thuộc yếu tố lao động
36
1.3.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu trong phạm vi toàn nền kinh tế
36
1.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu trong phạm vi ngành công nghiệp
37
1.4. Lựa chọn các chỉ tiêu thống kê về năng lực công nghệ
38
1.4.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu trong phạm vi toàn nền kinh tế
39
A. Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh đổi mới công nghệ
39
B. Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh chuyển giao công nghệ
41

C. Nhóm chỉ tiêu thống kê về công nghệ thông tin và truyền thông
42
1.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu trong phạm vi ngành công nghiệp
44
A. Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh đổi mới công nghệ
44
B. Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh chuyển giao công nghệ
46
C. Nhóm chỉ tiêu thống kê về công nghệ thông tin và truyền thông
46
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP TÍNH CÁC CHỈ SỐ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VÀ KHCN (TRONG PHẠM VI TOÀN NỀN KTQD)
48
2.1.
Sự cần thiết phải tính toán các chỉ số chung về phát triển
kinh tế và KHCN
48
2.2. Phương pháp tính chỉ số chung về phát triển kinh tế
51
2.2.1. Tính toán các chỉ số riêng biệt
51
2.2.2. Tính toán chỉ số chung về phát triển kinh tế
57

5
2.3. Phương pháp tính chỉ số chung về chất lượng lao động
59
2.3.1. Tính toán các chỉ số riêng biệt
60

2.3.2. Tính toán chỉ số chung về chất lượng lao động
62
2.4. Phương pháp tính chỉ số chung về năng lực công nghệ
64
2.4.1. Tính toán các chỉ số riêng biệt
64
2.4.2.
Tính toán chỉ số thành phần và chỉ số chung về năng lực công
nghệ
70
CHƯƠNG III
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KHCN ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM QUA SỐ LIỆU THỐNG

74
3.1
Vài nét về điều tra thu thập số liệu và lựa chọn thông tin
phục vụ cho yêu cầu phân tích
74
3.2.
Phân tích hồi quy tương quan tác động của KHCN đối với
phát triển kinh tế qua số liệu 34 tỉnh/TP
76
3.3.
Phân tích hồi quy tương quan tác động của KHCN đối với
phát triển kinh tế (qua số liệu 84 ngành công nghiệp chế
biến cấp IV)
87

KẾT LUẬN

109

Danh sách các sản phẩm của đề tài
112

Những bài báo liên quan đến kết quả nghiên cứu của đề tài đã
được công bố
113

Danh mục các chuyên đề của đề tài
114

Tài liệu tham khảo
116


















6

LỜI NÓI ĐẦU



Giữa khoa học công nghệ (KHCN) và phát triển kinh tế có mối quan hệ chặt
chẽ. KHCN là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế. Hơn 200 năm qua,
động lực phát triển kinh tế thế giới đều không tách khỏi sự đóng góp của KHCN.
Ở Việt Nam hiện nay nhận thức về vai trò của KHCN đối với phát triển kinh tế đã
được nâng lên rõ rệt và ngày càng được khẳng định. Trong trào lưu chung như vậy,
nhiề
u doanh nghiệp đã nhận thức được chỉ có đổi mới công nghệ mới đủ sức cạnh
tranh và tồn tại trong nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên vấn đề làm thế nào có thể đánh giá được tác động hay đánh giá
sự đóng góp của KHCN đối với phát triển kinh tế của một quốc gia, một tỉnh/TP
hoặc một ngành nào đó luôn là vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm của các ngành,
các cấp và các giới nghiên cứu trong xã hội.
Ở Việt Nam cũng đã có một vài đề tài khoa học đi sâu nghiên cứu về vấn đề
này, song các đề tài chủ yếu mới chỉ dừng lại ở chỗ đề cập vấn đề một cách chung
chung và mang tính định tính, chưa chỉ ra được một cách cụ thể tác động của
KHCN đối với phát triển kinh tế như thế nào, với mức độ là bao nhiêu.
Tr
ước thực tế đó, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Thống kê (TCTK)
giao cho Viện Khoa học Thống kê (KHTK) chủ trì phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ
Đánh giá Khoa học và Công nghệ nghiên cứu đề tài khoa học
“NGHIÊN CỨU
THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ Ở VIỆT NAM

”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là lựa chọn đưa ra được các chỉ tiêu thống
kê và đề xuất một số mô hình cho phép đánh giá xu thế tác động của KHCN đối
với phát triển kinh tế ở Việt Nam (có thí điểm tính toán một số trường hợp cụ thể).
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lựa chọn các chỉ tiêu và xây dựng
phương pháp đánh giá trong phạm vi toàn nền kinh tế quốc dân (KTQD) (ở c
ấp
tỉnh/TP và toàn quốc) và một ngành kinh tế đặc trưng (ngành công nghiệp chế
biến).

7
Nội dung khái quát nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương:
Chương I:
Lựa chọn các chỉ tiêu thống kê nghiên cứu tác động của
KHCN đối với phát triển kinh tế;
Chương II: Phương pháp tính các chỉ số chung về phát triển kinh tế và
KHCN;
Chương III: Phân tích đánh giá tác động của KHCN đối với phát triển
kinh tế ở Việt Nam qua số liệu thống kê.
Để thực hiện yêu cầu nghiên cứu của đề tài, Ban Chủ nhiệm (BCN) đề tài
còn phải tiến hành điều tra thu thập số liệu ở 34 tỉnh/TP trong cả nước theo
phương án điều tra riêng.
Khi thu thập số liệu có 3 loại phiếu điều tra: Phiếu 01- Thu thập các chỉ tiêu
thống kê t
ổng hợp chung cho toàn tỉnh, đối tượng cung cấp số liệu của phiếu này là
Cục thống kê các tỉnh/TP; Phiếu 02- Thu thập số liệu để đánh giá trình độ công
nghệ thông tin, đối tượng cung cấp số liệu là các sở/ban/ngành của tỉnh/TP (mỗi
tỉnh điều tra 20 sở/ban/ngành); Phiếu 03- Thu thập thông tin về một số chỉ tiêu
thông qua ý kiến chuyên gia dưới dạng điều tra dư luận xã hội, đố
i tượng cung cấp

số liệu của phiếu này là các cán bộ quản lý và cán bộ nghiên cứu của các tỉnh/TP
(mỗi tỉnh/TP điều tra 6 sở/ban/ngành, trong đó mỗi sở/ban/ngành hỏi ý kiến của 2
cán bộ lãnh đạo cấp sở, 2 cán bộ lãnh đạo cấp phòng và 3 cán bộ nghiên cứu có
tuổi đời từ 35 tuổi trở lên. Như vậy, mỗi tỉnh sẽ hỏi phiếu 03 cho 42 người, tổng
cộng 34 tỉ
nh/TP sẽ điều tra phiếu 03 cho trên 1400 người).
Phần lớn các chỉ tiêu số liệu được thu thập cho các thời kỳ liên tục 5 năm
(từ năm 2001 đến năm 2005), trừ một vài chỉ tiêu chỉ có tính chất thời điểm thì thu
thập ở những thời điểm cần thiết và phù hợp.
Số liệu điều tra của 34 tỉnh/TP đã được chọn lọc, xử lý và biên so
ạn thành
cuốn số liệu “Một số chỉ tiêu thống kê tổng hợp về KHCN và phát triển kinh tế
toàn nền KTQD (theo số liệu điều tra ở 34 tỉnh/TP)”.
Cùng với số liệu điều tra ở các tỉnh/TP, đề tài còn tiến hành lồng ghép, kết
nối mã để khai thác, hệ thống hoá số liệu về KHCN và phát triển kinh tế của trên
4000 doanh nghiệp công nghiệp chế biến. Từ đó
đã tính toán ra nhiều chỉ tiêu quan
trọng phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài. Số liệu trên đã được tổng hợp theo

8
ngành kinh tế cấp 4, ngành kinh tế cấp 2. Trong ngành kinh tế cấp 2 có chia theo
loại hình tổ chức (Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và được biên soạn thành cuốn “
Một số chỉ tiêu
thống kê tổng hợp về KHCN và phát triển kinh tế ngành công nghiệp chế biến bình
quân 2001-2005
”.
Trong quá trình nghiên cứu, khi tính toán chỉ số phát triển kinh tế, BCN đề
tài còn tổ chức thăm dò lấy ý kiến về vai trò các chỉ tiêu của hơn 70 chuyên gia có
trình độ và nhiều kinh nghiệm về thống kê trong ngành và các trường đại học kinh

tế để làm căn cứ xác định quyền số khi tính chỉ số chung về phát triển kinh tế.
Song song với quá trình nghiên cứu, BCN đề tài đã phối hợp với Ban Biên
tập tờ “Thông tin Khoa học Thống kê’ biên soạn chuyên san
đặc biệt về “Thống kê
KHCN và phát triển kinh tế
” nhằm giới thiệu những nội dung cơ bản liên quan đến
nội dung nghiên cứu của đề tài. Chuyên san đã hoàn thành và xuất bản gửi đến
đông đảo bạn đọc tháng 11 năm 2007.
Với thời gian gần 2 năm kể từ lúc đề tài bắt đầu triển khai nghiên cứu, BCN
đề tài đã hết sức cố gắng phối hợp với các đơn vị, các ngành có liên quan, đặc biệt
tranh thủ được nhiề
u ý kiến của các chuyên gia am hiểu sâu và có nhiều kinh
nghiệm nghiên cứu về vấn đề này, tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước, tổ
chức khai thác số liệu, điều tra bổ sung thông tin để thực hiện các nội dung nghiên
cứu của đề tài đã đặt ra. Nhưng chủ đề nghiên cứu của đề tài là vấn đề mới và khó,
và còn rất ít tài liệu đi sâu nghiên cứu. Hơn nữa, thời gian nghiên cứu lại có hạn,
nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. BCN đề tài mong nhận được ý kiến
đóng góp của độc giả.

BCN đề tài







9
Chơng I
Lựa chọn các chỉ tiêu thống kê nghiên cứu tác động

của KHCN đối với phát triển kinh tế



1.1. Vai trũ ca KHCN i vi phỏt trin kinh t v phng hng
nghiờn cu ca thng kờ
1.1.1. Vai trũ ca KHCN i vi phỏt trin kinh t
Khoa hc c hiu l h thng tri thc ca con ngi v t nhiờn, xó hi
v t duy vi bn cht v quy lut vn ng ca chỳng c th hin bng nhng
khỏi nim, phỏn oỏn, hc thuyt nh hng hot ng ca con ngi. Cũn cụng
ngh l s ng dng, vt cht húa cỏc tri thc khoa hc vo thc tin sn xut v
i sng,
ú l tp hp cỏc gii phỏp, phng phỏp, quy trỡnh, k nng, phng
tin k thut, c s dng to ra sn phm vt cht v dch v c th.
u th k XX, loi ngi ó tớch ly c mt kho tng trớ tu v KHKT
s. Karl -Marx (1818- 1883) ó tng cú mt lun im ni ting: tri thc xó
hi ph bin (c hiu l khoa hc -TVK)
ó chuyn húa thnh lc lng sn
xut trc tip. Tuy nhiờn do iu kin lch s lc lng sn xut phỏt trin khụng
ng u, khụng di 80- 90% dõn s th gii vn sng trong nghốo nn lc hu.
KHCN giai on mi hin nay bt u phỏt trin mnh t nhng nm 40 th
k trc v c trng rừ nột nht t khi v tinh nhõn to u tiờn chinh ph
c khụng
gian v tr (1957), tip ú l con ngi bay vo v tr, t chõn lờn mt trng, tip
ú cỏc ngnh cụng ngh mi liờn tip ra i, c bit l cụng ngh thụng tin, vin
thụng, cụng ngh nng lng tỏi to, vi nhng phỏt minh k diu nh lade
(1967), truyn hỡnh qua v tinh nhõn to (1964), tng hp gien (1973), mỏy tớnh
in t, mỏy tớnh in t sinh hc da trờn cu to b úc con ngi (1994), vv
n cui th
k XX, cú th khng nh rng nn sn xut xó hi ang bin

i sõu sc, mnh m c v c cu, chc nng v phng thc hot ng to nờn
mt s phỏt trin nhy vt, mt bc ngot lch s cú ý ngha trng i sang mt
thi i kinh t mi (thng gi l thi i kinh t
tri thc) quỏ sang mt nn

10
văn minh mới (thường gọi là nền văn minh trí tuệ) mà nguyên nhân và động lực
chính là cuộc cách mạng KHCN mới
1
hình thành từ mấy chục năm qua.
Nói kinh tế tri thức tức là nói nền “kinh tế trong đó sản sinh ra, phổ cập và
sử dụng tri thức đóng vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra
của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống”
2
.
Đặc điểm của kinh tế tri thức là vai trò ngày càng to lớn của những đổi mới
liên tục về KHCN trong sản xuất và vai trò chủ đạo của thông tin và tri thức với tư
cách là nguồn lực cơ bản tạo nên sự tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế.
Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, KHCN đã thực sự thúc đẩy sự gia tăng của
cải vậ
t chất, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng
cao của con người.
KHCN đã trực tiếp tác động nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ cường
độ lao động, giảm chi phí, giá thành sản xuất, giảm rõ rệt tỷ lệ tiêu hao vật chất,
tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản phẩm, … Nhiều sản phẩm mới ra đời phong
phú, đa dạng, đa năng, m
ẫu mã đẹp, kích thước nhỏ, nhẹ hơn. Chu kỳ sản xuất
cũng được rút ngắn đáng kể.
Theo một số số liệu thống kê đáng tin cậy:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 1990 so 1982 tăng 28,5%- khối
lượng thương mại thế giới tăng 57,9% (Báo cáo của IMF, tháng 10/1990).
+ Trong 5 năm đầu thế kỷ XXI, GDP của thế giới tăng 40,5% (44 nghìn tỷ
USD /31,6 nghìn tỷ
USD- Niên giám thống kê, TCTK 2006).
+ Thế kỷ XVIII, một quốc gia thực hiện công nghiệp hóa xong thường
trong 100 năm. Đầu thế kỷ XX, thời gian công nghiệp hóa trung bình còn khoảng

1
Còn gọi là cuộc cách mạng KHCN lần thứ ba, động lực chính là KHCN, hình thành từ giữa thế kỷ XX
Cuộc cách mạng KHCN lần thứ 1 (thế kỷ 18) bắt nguồn từ giai đoạn thay thế lao động thủ công bằng lao
động cơ giới. Cuộc cách mạng KHCN lần thứ 2 (thế kỷ 19) tiêu biểu là sản xuất điện năng và nền sản xuất
đại cơ giới.

2
Sổ tay Báo cáo viên về Đại hội IX Đảng CSVN. Trung tâm thông tin công tác tư tưởng /Ban Tư tưởng văn
hoá Trung ương - 2001.


11
30 năm. Vào thập niên 70- 80 rút xuống 20 năm. Thập niên 90 chỉ còn trên dưới 10
năm.
Quãng thời gian cần thiết để tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người đã
được rút ngắn một cách ổn định. Nếu như Anh sau 58 năm (kể từ 1780), Mỹ 47
năm (từ 1839), Nhật 34 năm (kể từ 1880) thì từ sau Đại chiến thứ hai, cuộc cách
mạng khoa học và công nghiệp lần thứ ba còn đẩy tốc độ này lên nhanh h
ơn như
Braxin tăng GDP bình quân đầu người lên gấp đôi sau 18 năm, Indonesia 17 năm,
Hàn Quốc 11 năm, Trung Quốc 10 năm
3

.
Ở Việt Nam, khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, nền khoa học -
kỹ thuật Việt Nam mới được hình thành và từng bước phát triển hướng đến mục
tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, nhân dân ấm no, hạnh
phúc.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Đảng và nhà nước ta
đặc biệt quan tâm phát triển KHCN phục vụ đắc lực cuộc cách mạng kỹ thuật thời
chiến, giành thắng lợi trong chiế
n tranh và xây dựng tiềm lực sẵn sàng tiến hành
cuộc cách mạng khoa học trên quy mô lớn với trình độ cao sau khi kết thúc chiến
tranh. Song do xuất phát điểm từ nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh
tàn phá nặng nề, nên trình độ khoa học - công nghệ - kỹ thuật tuy có phát triển
nhưng vẫn chậm chạp và thua kém so với trình độ phát triển KHCN chung của các
nước trong khu vực.
Từ khi chúng ta bắt đầu sự nghiệp
đổi mới và mở cửa và đặc biệt là từ khi có
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (1996), nhận thức về vai trò của KHCN đã được
nâng cao rõ nét và ngày càng khẳng định vai trò động lực của KHCN trong phát triển
kinh tế. Phương châm phát triển kinh tế phải dựa vào KHCN và KHCN phải hướng
vào xây dựng kinh tế. Đặc biệt trong trào lưu hội nhập quốc tế và khu vực, nhiều
doanh nghiệp đã nhận thức là chỉ có đổi mới công ngh
ệ mới đủ sức cạnh tranh và tồn
tại được trong nền kinh tế thị trường. Chủ trương đó đã thúc đẩy và tạo điều kiện các
ngành các cấp, các tầng lớp tri thức, sinh viên, doanh nhân, kể cả nông dân, nghệ
nhân, chủ trang trại, … nghiên cứu ứng dụng tri thức khoa học, kỹ thuật, tiếp nhận
chuyển giao công nghệ với tinh thần làm giàu cho mình, cho quê hương, cải thiện
điều kiệ
n lao động, tạo ra nhiều sản phẩm mới có giá trị cao, phục vụ tiêu dùng và

3

Almanach những nền văn minh thế giới, NXB Thống kê, Hà Nội 1997 (trang 1943)

12
xuất khẩu (XK). Doanh nghiệp đã trở thành chủ thể của đổi mới công nghệ, nhân
tố quan trọng trong hệ thống đổi mới quốc gia.
Có những thành tựu KHCN nổi bật trong thời gian gần đây đã được đưa vào
sản xuất đại trà mang lại hiệu quả cao. Điển hình như trong nông nghiệp đã có
hàng chục loại giống lúa lai (nhất là lúa Việt lai 20, Việt lai 24), giống ngô lai,
công nghệ sinh họ
c ứng dụng nuôi cá rô phi, cà mè vinh, lai tạo giống hoa
mới.v.v Trong công nghiệp và xây dựng đã tiến hành sản xuất xi măng giếng
khoan chủng loại G, chế tạo chất nổ ANFO chịu nước có sức công phá lớn, máy
cắt plasma - khí ga, xây dựng trạm thu vệ tinh NOAA, ứng dụng công nghệ đúc
hỗng và đúc đẩy, thi công cầu dây văng, … Trong y tế đã sản xuất một số vắcxin
(phòng tả, viêm gan B thế hệ mới, viêm não Nhậ
t Bản,…), thụ tinh trong ống
nghiệm,v.v
Đặc biệt ngành công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông đã có những
bước phát triển nhảy vọt và đạt trình độ cao, phục vụ ngày càng nhiều và có hiệu
quả cho sự phát triển sản xuất và nâng cao mức sống của nhân dân.
Như vậy, có thể khẳng định là KHCN nước ta, dù mới phát triển và không
khỏi chập chững trong những bước đi ban đầu nhưng đã thực sự
góp phần đáng kể
vào đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt trong những năm
gần đây. Điều đó được thể hiện qua kết quả thực hiện của một số chỉ tiêu chủ yếu
về kinh tế dưới đây:
- Tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định GDP tăng bình quân /năm thời kỳ
1996- 2000 là 7,0%, thờ
i kỳ 2001- 2005 là 7,51%.
- Cả 3 khu vực kinh tế đều phát triển, trong đó công nghiệp và dịch vụ có

tốc độ tăng khá cao (công nghiệp chế biến tăng 13,5%/năm). Nông lâm nghiệp và
thủy sản đạt loại khá cao trên thế giới. Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về XK
gạo, cà phê; thứ tư về cao su và thứ nhất về hạt điều.
- Hàng hóa và dịch vụ không những bảo đảm nhu cầu tiêu dùng trong nướ
c
mà còn tăng nhanh giá trị XK. Kim ngạch XK thời kỳ 1996- 2000 tăng bình
quân/năm trên 21%, 2001- 2005 tăng 17,5%.
- Tiềm lực KHCN nước ta được tăng cường một bước đáng kể. Hiện nay cả
nước ta hiện có khoảng 2,4 triệu người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên, gần

13
đây mỗi năm sinh viên ra trường trên dưới 200 nghìn người là lực lượng tiềm năng
tham gia hoạt động KHCN.
Với nhịp độ tăng cao và khá ổn định về các chỉ tiêu kinh tế như hiện nay,
trong điều kiện bình thường, Việt Nam có khả năng rút ngắn thời gian đạt mục tiêu
cơ bản, hoàn thành công nghiệp hóa – hiện đại hóa trước năm 2020.
* *
*
Qua phân tích trên ta thấy ở đâu và lúc nào KHCN cũng luôn là lực lượng
sản xuất số một, là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, vấn đề làm thế nào có thể đánh giá tác động hay đánh giá sự
đóng góp của KHCN đối với phát triển kinh tế trong một quốc gia, một tỉnh/TP
hoặc một ngành nào đó luôn luôn là vấn đề thời sự thu hút nhiều quốc gia, nhiều
giới xã hội quan tâm nghiên cứu trong th
ập niên qua.
Trên thế giới vấn đề đánh giá tiến bộ KHCN đã và đang được nhiều nước
công nghiệp phát triển quan tâm, và các nước chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường cũng đang cố gắng xây dựng phương pháp luận phù hợp với điều kiện của
mình. Trong quá trình đổi mới hệ thống quản lý KHCN, nhiều tổ chức quốc tế và
các nước công nghiệp phát triển, và

đặc biệt trong những năm gần đây các nước
như Liên bang Nga, Trung Quốc, v.v… rất quan tâm đến công tác đánh giá trong
quản lý.
Ở Việt Nam, trong hướng dẫn xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển KHCN
giai đoạn 1991- 1996 đã đưa chỉ tiêu về sự đóng góp của KHCN đối với tăng
trưởng kinh tế, nhưng sau đó do không có sự chỉ đạo của các cơ quan hữu quan
Nhà nước đối với nội dung nghiên c
ứu này, nên vấn đề này bị lãng quên.
Trong những năm gần đây, nhiều chính khách trong Quốc hội, Văn phòng
Chính phủ và nhiều nhà lãnh đạo các bộ/ngành đã phát biểu công khai đòi hỏi các
nhà khoa học và các nhà quản lý phải nhanh chóng đưa ra phương pháp tính toán
và đánh giá sự đóng góp của tiến bộ KHCN đối với tăng trưởng kinh tế. Nhưng
cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính thống, dù chỉ là những nét phác thảo và
tư tưở
ng chỉ đạo ban đầu.

14
Sổ tay Báo cáo viên về Đại hội IX trang 32 (Hà Nội năm 2001) đã chỉ rõ
KHCN một khi trong hiện thực đã “trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” đặt ra
sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu thống kê về KHCN ngày càng
hoàn chỉnh, có trình độ phản ánh nhanh nhậy cao nhằm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo
“nền kinh tế phát triển với nhịp độ nhanh, có hiệu quả và b
ền vững, tăng trưởng
kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.
Thực tế ở nước ta chưa có hệ thống chỉ tiêu này, mặc dù đã có một số các
chỉ tiêu thống kê về tiềm lực KHCN cũng như về hoạt động KHCN. Những chỉ
tiêu trên được thu thập thiếu tính hệ thống, hơn nữa mớ
i chỉ phản ánh được những
yếu tố “vật chất” như vốn, lao động và hoạt động KHCN ở một thời điểm nhất
định, chưa thường xuyên bao quát toàn xã hội. Vì vậy tác dụng thúc đẩy sự tăng

cường chỉ đạo, quản lý phát triển kinh tế nói chung và phát triển KHCN còn bị hạn
chế.
Vấn đề hiện nay là tiếp tục hoàn chỉnh những chỉ tiêu thống kê KHCN đã
có đồng thời phải sớm xác định được những chỉ tiêu định hướng được vai trò của
KHCN trong phát triển kinh tế (tức là phần cống hiến, phần hiệu suất của KHCN
trong độ tăng trưởng kinh tế
).
Đây là vấn đề khá phức tạp, khó khăn hơn nhiều bởi lẽ “tiến bộ khoa học”
thường tiềm ẩn (nằm gọn) trong máy móc (tư bản) trong “trí tuệ” của lao động,
không dễ tách bóc ra khỏi tư bản và lao động để đánh giá, thống kê, định lượng.
Đương nhiên do yêu cầu của cuộc sống cần phải sớm nghiên cứu đề xuất
một hệ thống chỉ tiêu KHCN hợ
p lý, thực thi cao cùng phương pháp tính toán các
chỉ tiêu đó phù hợp với thực tiễn Việt Nam, tiếp cận thống kê KHCN quốc tế và
qua thực nghiệm, thực hành, tích lũy kinh nghiệm sẽ điều chỉnh, bổ sung ngày
càng hoàn chỉnh.
1.1.2. Tóm lược các chỉ tiêu thống kê KHCN của các nước thuộc tổ chức OECD
và tổng quan về thống kê KHCN ở Việt Nam
1.1.2.1. Tóm lược các chỉ tiêu thống kê KHCN của các nước thuộc tổ chức OECD
Phần lớn các nước trên thế giới cũng như các tổ chức quốc tế đều có đưa ra
hệ thống chỉ tiêu thống kê KHCN. Tuy nhiên tùy thuộc vào nhu cầu thông tin về
KHCN và trình độ thống kê khác nhau mà có hệ thống chỉ tiêu thống kê KHCN
hoàn thiện ở những mức độ khác nhau, với số lượng chỉ tiêu nhiều ít và chi tiết

15
khác nhau. Dưới đây xin giới thiệu hệ thống chỉ tiêu thống kê KHCN của các nước
thuộc tổ chức OECD do các nước thuộc tổ chức này có số lượng chỉ tiêu tương đối
đầy đủ hơn so với một số nước châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaisia, Trung
Quốc.
a/ Các chỉ tiêu về chi phí trong nước cho NCPT


- Tổng chi trong nước cho NCPT;
- Tỷ lệ phần trăm (%) chi phí trong nước cho NCPT so với GDP;
- Chi phí trong nước cho NCPT tính trên đầu người;
- Tỷ lệ phần trăm (%) chi phí nghiên cứu cơ bản so với GDP;
- Cơ cấu chi phí trong nước cho NCPT theo nguồn kinh phí (từ doanh
nghiệp, từ chính phủ, từ nguồn khác trong nước và từ nước ngoài);
Cơ cấu chi phí trong nước cho NCPT theo đối tượng thực hiện (khu vực
doanh nghiệp/thương mại, khu vực giáo dục đại h
ọc, các đơn vị thuộc chính phủ
và khu vực phi lợi nhuận).
Ngoài ra còn các chỉ tiêu chi tiết về mức kinh phí và tỷ lệ phần trăm (%)
kinh phí chi cho NCPT một số ngành công nghiệp được lựa chọn (công nghiệp vũ
trụ, công nghiệp điện tử, công nghiệp sản xuất máy tính và máy văn phòng, công
nghiệp dược phẩm, công nghiệp chế tạo công cụ, và công nghiệp dịch vụ); mức
kinh phí chi cho hoạt động giáo dục bậ
c cao và tỷ lệ mức chi này so với GDP;
phần trăm chi cho hoạt động giáo dục bậc cao do ngành công nghiệp cung cấp).
b/ Các chỉ tiêu về chi ngân sách nhà nước cho NCPT

- Tổng chi ngân sách cho NCPT trong lĩnh vực quốc phòng so với tổng chi
ngân sách nhà nước;
- Mức chi và tỷ lệ chi ngân sách cho các chương trình phát triển kinh tế so
với tổng chi ngân sách cho khu vực dân sự;
- Mức chi và tỷ lệ chi ngân sách cho chương trình y tế và môi trường so với
tổng chi ngân sách cho lĩnh vực dân sự;
- Mức chi và tỷ lệ chi ngân sách cho chương trình nghiên cứu vũ trụ so với
tổng chi ngân sách cho lĩnh vực dân sự;
- Mức chi và tỷ lệ chi ngân sách cho các chương trình nghiên cứu không
đị

nh hướng so với tổng chi ngân sách cho lĩnh vực dân sự;

16
- Mức chi và tỷ lệ chi ngân sách cho quỹ chung của các trường đại học so
với tổng chi ngân sách trong lĩnh vực dân sự.
c/ Các chỉ tiêu về chi cho NCPT cho các chi nhánh tại nước ngoài
- Chi cho NCPT của các chi nhánh tại nước ngoài;
- Tỷ lệ % chi cho NCPT của các chi nhánh tại nước ngoài so với mức chi
cho NCPT của các doanh nghiệp.
d/ Các chỉ tiêu phản ánh cán cân thanh toán công nghệ

- Các khoản thu và các khoản thanh toán về công nghệ;
- Tỷ lệ % các khoản chi thanh toán về công nghệ so với tổng chi trong nước
cho NCPT.
e/ Các chỉ tiêu về nhân lực KHCN

- Tổng số cán bộ nghiên cứu;
- Tổng số nhân lực NCPT;
- Nhân lực nghiên cứu tính trên 1000 lao động tuyển dụng;
- Cán bộ nghiên cứu tính trên 1000 nhân lực ở độ tuổi lao động;
- Cán bộ nghiên cứu tính trên đầu người ở phạm vi chung và riêng giới nữ.
Ngoài ra còn có các chỉ tiêu thống kê phản ánh chi tiết về số lượng và cơ
cấu cán bộ nghiên cứu ở một số ngành và một số lĩnh vực chủ yế
u như: cán bộ
NCPT trong lĩnh vực công nghiệp thương mại, trong lĩnh vực giáo dục bậc cao và
trong các cơ quan NCPT của chính phủ v.v…
g/ Các chỉ tiêu thống kê thương mại quốc tế đối với các ngành công nghiệp
có “hàm lượng và tỷ suất đầu tư cao vào các hoạt động NCPT”
- Tổng kim ngạch XK về công nghiệp không gian/vũ trụ;
- Thị phần trên thị trường XK về công nghiệp không gian /vũ trụ;

- Tổng kim ngạch XK về công nghiệp điện tử;

17
- Thị phần trên thị trường XK về công nghiệp điện tử;
- Tổng kim ngạch XK về công nghiệp sản xuất máy văn phòng và máy tính;
- Thị phần trên thị trường XK về công nghiệp sản xuất máy văn phòng và
máy tính;
- Tổng kim ngạch XK về công nghiệp dược;
- Thị phần trên thị trường XK về công nghiệp dược;
- Tổng kim ngạch XK về công nghiệp chế tạo công cụ;
- Thị phần trên thị
trường XK về công nghiệp chế tạo công cụ.
Trong hệ thống trên đây có những chỉ tiêu có thể sử dụng để trực tiếp
nghiên cứu quan hệ với phát triển kinh tế, song còn nhiều chỉ tiêu chỉ là nguồn số
liệu để tiếp tục tính toán ra các chỉ tiêu khác nữa thì mới cho phép nghiên cứu quan
hệ với phát triển kinh tế được.
1.1.1.2. Tổng quan về thống kê KHCN ở Việt Nam
Từ những năm 80 của thế kỷ XX, chúng ta cũng đã chú ý xây dựng hệ
thống chỉ tiêu thống kê KHCN. Tuy nhiên, do yêu cầu của mỗi thời kỳ khác nhau
mà hệ thống chỉ tiêu ban hành ra có những xu hướng khác nhau. Và hơn nữa do
các nguyên nhân khách quan và chủ quan mà việc áp dụng hệ thống chỉ tiêu thống
kê KHCN mới chỉ ở mức độ khiêm tốn, chưa được như mong muốn.
Trong thời kỳ bao cấp, hai nhóm chỉ tiêu được chú ý đế
n nhiều là: Tiến bộ
KHKT và cán bộ KHKT (cán bộ KH kỹ thuật, được thu thập cả cán bộ có trình độ
đại học và công nhân kỹ thuật chia theo nghề nghiệp và bậc thợ).
Các chỉ tiêu thống kê tiến bộ KHKT đã được xây dựng nhưng áp dụng vào
thực tế rất hạn chế, có chăng chỉ ở phạm vi một số xí nghiệp công nghiệp và xí
nghiệp xây dựng cơ bản. Nguyên nhân là do cả về lý lu
ận lẫn thực tiễn thống kê về

tiến bộ KHKT chưa được quan tâm nghiên cứu và cũng chưa được tổ chức thực
hiện một cách nghiêm túc.

18
Năm 1982, Nhà nước có tổ chức cuộc điều tra với quy mô khá lớn về cán
bộ KHKT (hay còn gọi là cán bộ KHCN), số liệu điều tra đã được tổng hợp nhưng
cuối cùng chưa được sử dụng rộng rãi vì số liệu còn nhiều hạn chế.
Năm 1989, trên cơ sở số liệu của Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở
(TĐTDS&NƠ), chúng ta đã tổng h
ợp được số liệu về cán bộ KHCN có trình độ từ
cao đẳng và đại học trở lên. Số liệu được phân theo nhóm tuổi (phù hợp với nhóm
tuổi phân chia trong TĐTDS&NƠ) và được tổng hợp chung của toàn quốc cũng
như mỗi tỉnh/TP (mỗi tỉnh/TP chia ra thành thị và nông thôn; nam và nữ).
Năm 1994, Tổng cục Thống kê đã tiến hành Tổng điều tra kinh tế ở các đơn
vị sản xu
ất kinh doanh, các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức xã hội…
Nhưng do cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, cuối cùng cũng chỉ có thể
công bố được số liệu về cán bộ “có trình độ từ cao đẳng đại học trở lên”.
Năm 1995 và 1996, Viện KHTK - TCTK đã phối hợp với Vụ Kế hoạch Tài
chính, Bộ KHCN&MT (nay là Vụ Kế hoạch, Bộ KHCN) tổ chức điều tra thu thập
thông tin ở các đơn v
ị sự nghiệp KHCN thuộc các bộ/ngành Trung ương.
Các chỉ tiêu thống kê KHCN thu thập và tính toán được trên đây tuy là đơn
giản, chỉ phản ánh được một số mặt chủ yếu nhất của tiềm lực KHCN, hơn nữa lại
chỉ ở phạm vi các đơn vị sự nghiệp KHCN của Chính phủ. Song đây các bước đi
khởi đầu, đã nói lên các yêu cầu và thể hiện được các yêu cầu đ
ó qua những chỉ
tiêu cụ thể. Và quan trọng hơn là các chỉ tiêu này đã được thể chế hoá qua phương
án điều tra và được tiến hành điều tra thực tế. Kết quả điều tra vừa phản ánh tính
khả thi của các chỉ tiêu nêu ra, vừa cung cấp được những thông tin thống kê vô

cùng quan trọng phục vụ cho quản lý KHCN, đặc biệt kịp thời phục vụ cho Hội
nghị TW lần thứ
2 khoá VIII về hoạch định chính sách phát triển KHCN đến năm
2020.
Đến năm 1998, Nhà nước ta bắt đầu chuẩn bị cho tổ chức TĐTDS&NƠ vào
1/4/1999. Trước thực tế đó, Viện KHTK đã kịp thời phối hợp với Vụ Kế hoạch
Tài chính, Bộ KHCN&MT cùng với Văn phòng Ban chỉ đạo TĐTDS&NƠ nghiên
cứu đưa thêm những thông tin cần thiết vào phiếu tổng điều tra để có
điều kiện bóc
tách riêng về đội ngũ cán bộ KHCN có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên.

19
Quá trình nghiên cứu cài đặt ở đây đã đưa đến kết quả là đã tách được cán
bộ có trình độ cao đẳng đại học thành 2 “cao đẳng” và “đại học”, tách trình độ
“trên đại học” thành 3 “thạc sĩ”, “phó tiến sĩ” và tiến sĩ (theo cách gọi cũ). Và cũng
đã bóc tách riêng được 5 đối tượng trên với một số tiêu thức kèm theo: giới tính,
tuổi đời, dân tộc, trình độ chuyên môn, nơi công tác và thành phần kinh tế.
Số l
ượng cán bộ KHCN thuộc 5 đối tượng trên đã được tổng hợp riêng
thành một hệ thống số liệu hoàn chỉnh gồm 33 biểu số tuyệt đối và trên 60 biểu số
tương đối (ở phạm vi toàn quốc) trong đó có 50 biểu được chia theo các tỉnh/TP.
Ngoài số liệu chung mỗi tỉnh/TP cũng có một tập số liệu gồm 33 biểu số tuyệt đối
tổng hợp theo tỉnh. Cùng vớ
i số biểu số liệu, có một báo cáo phân tích chung cho
toàn quốc, 4 báo cáo phân tích của 2 TP lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, và 2
tỉnh Thanh Hoá và Hà Tây. Hệ thống số liệu và các báo cáo phân tích ở trên cho
phép ta nghiên cứu và đánh giá nhiều mặt về đội ngũ cán bộ KHCN này cho từng
tỉnh/TP, cho từng vùng kinh tế và chung cho toàn quốc.
Trên cơ sở danh sách có họ tên và địa chỉ liên hệ trích ngang từ TĐTDS
1/4, TCTK đã có quyết định tổ chức điều tra đội ngũ cán bộ có trình

độ tiến sĩ và
tiến sĩ khoa học có đến năm 1999. Cuộc điều tra này có 3 mục đích chính:
1. Xác định lại đối tượng điều tra mà đã ghi được từ TĐTDS&NƠ: Loại bỏ
số người người có thông tin sai, đồng thời bằng nhiều cách và từ nhiều nguồn
thông tin tiếp tục tìm hiểu để bổ sung thêm những người chưa khai hoặc diện khai
sót khi tiến hành tổng
điều tra.
2. Lập danh sách cán bộ KHCN với các thông tin về cá nhân như là một lý
lịch khoa học để biên soạn cuốn “Danh mục các nhà khoa học” vừa để giới thiệu
đối tượng này với các cơ quan, tổ chức, cá nhân để khi có yêu cầu họ có cơ sở để
hợp tác, vừa để ghi nhận danh sách một đội ngũ cán bộ có trình độ cao. Sản phẩm
là Danh sách của gần 9000 tiến sĩ và tiến sĩ
khoa học được biên soạn thành 6 cuốn:
TP. Hà Nội 4 cuốn, TP. Hồ Chí Minh 1 cuốn và các tỉnh/TP khác 1 cuốn, tổng số
dầy 2700 trang. Danh sách này được sắp xếp theo trình tự A, B, C của họ tên các
tiến sĩ. Riêng cuốn thứ 6 được sắp xếp theo thứ tự tỉnh/TP, sau đó trong mỗi
tỉnh/TP được xếp theo thứ tự A, B, C của họ tên các tiến sĩ.
3. Trên cơ sở số liệu thu thập sẽ được tổ
ng hợp để nghiên cứu sâu, đánh giá
hiện trạng đội ngũ cán bộ này. Số liệu đã kịp thời phục vụ cho Hội nghị TW6
(khoá IX). Đồng thời đã tiến hành phân tích, biên soạn thành cuốn sách “Thực

20
trạng đội ngũ cán bộ có trình độ tiến sỹ và tiến sỹ khoa học ở Việt Nam qua số
liệu thống kê năm 2000” xuất bản công khai và phổ biến rộng rãi trong toàn quốc.
Qua hơn 10 năm tiếp cận, nghiên cứu tìm tòi, có cả điều tra riêng, có cả
điều tra kết hợp trên cơ sở cài đặt thông tin trong các cuộc điều tra kinh tế, xã
hội… có thể thấy rằng, chúng ta hoàn toàn có khả nă
ng tổ chức thu thập tổng hợp
được các thông tin thống kê về KHCN. Điểm đáng lưu ý ở đây là thông tin thu

được còn rất tản mạn, chắp vá và nói đúng hơn là luôn bị động, chưa có được một
kế hoạch tổng thể, một lược đồ thu thập tổng hợp hợp lý. Và cũng chính vì vậy mà
thông tin có được từ các nguồn chưa thật ổn định, chưa có tính kế tiếp, liên t
ục. Do
số liệu về cán bộ KHCN lồng ghép trong số liệu TĐTDS&NƠ, cho nên, nhiều
công đoạn tổ chức khai thác số liệu còn qua nhiều khâu vòng vèo, chưa theo một
quy trình hợp lý để có thể khai thác số liệu tổng hợp được nhanh hơn, ít tốn kém
hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Vào những năm 2000, 2001 và 2002, Viện KHTK đã phối hợp với Vụ Kế
hoạch – Tài chính, Bộ KHCN&MT cùng một số
cơ quan khác tiến hành nghiên
cứu đề tài khoa học cấp Tổng cục trọng điểm “Nghiên cứu xây dựng hệ thống
thông tin KHCN đáp ứng yêu cầu quản lý theo cơ chế mới”.
Trong đề tài có đề xuất để từng bước đưa vào áp dụng hệ thống chỉ tiêu
KHCN với 111 chỉ tiêu chia thành 5 nhóm: các chỉ tiêu chung về đơn vị KHCN: 6
chỉ tiêu; các chỉ tiêu về lao động KHCN: 36 chỉ tiêu; các chỉ tiêu về kinh phí hoạt
độ
ng KHCN: 20 chỉ tiêu; các chỉ tiêu về công nghệ thông tin: 32 chỉ tiêu; các chỉ
tiêu về hoạt động KHCN và kết quả nghiên cứu KH: 17 chỉ tiêu.
Cùng với hệ thống chỉ tiêu, đề tài đã đề xuất một lược đồ tổng quan về hệ
thống thông tin trong việc thu thập, tổng hợp và cung cấp số liệu KHCN.
Ngày 29 tháng 3 năm 2006, Chính phủ đã chính thức ra Nghị định số
30/2006/NĐ-CP về thống kê KHCN.
Nghị định có 5 chương với 29 điều, trong đó điều 4 nói về chỉ tiêu thống kê
KHCN. Ở Nghị định này đã nêu cụ thể 6 nhóm chỉ tiêu: Nhóm chỉ tiêu về nhân lực
KHCN; Nhóm các chỉ tiêu về tài chính trong hoạt động KHCN; Nhóm các chỉ tiêu
về cơ sở hạ tầng KHCN; Nhóm chỉ tiêu năng lực đổi mới CN; Nhóm các chỉ tiêu
tác động của KHCN; và Nhóm các chỉ tiêu KHCN khác.

21

* *
*
Thực hiện yêu cầu của Luật Thống kê, ngày 24 tháng 11 năm 2005, Thủ
tướng Chính phủ đã có Quyết định số 305/2005/QĐ-TT ban hành hệ thống chỉ tiêu
thống kê quốc gia. Với 24 nhóm chỉ tiêu thuộc các lĩnh vực khác nhau, trong đó có
nhóm chỉ tiêu thống kê KHCN. Nhóm chỉ tiêu này gồm 8 chỉ tiêu cụ thể: Số đơn vị
KHCN; Số người làm KHCN, số người có học vị, chức danh; Số đề tài khoa học
được nghi
ệm thu, số đề tài đưa vào ứng dụng thực tế; Số phát minh, sáng chế được
cấp bằng bảo hộ; Số giải thưởng KHCN quốc gia, quốc tế được trao tặng; Chi phí
cho hoạt động KHCN; Chi phí cho đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp; và Giá
trị mua bán công nghệ.
Có thể nói những năm 2001 trở lại đây, Nhà nước ta có sự quan tâm đặc
biệt đến phát triển KHCN, trong đó đặc biệt chú ý đến xây d
ựng và hoàn thiện hệ
thống chỉ tiêu thống kê, và thực tế cũng có nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm thu
thập được những thông tin rất có ý nghĩa về KHCN. Tuy nhiên đây mới chỉ dừng
lại ở mức yêu cầu thông tin và đưa ra các chỉ tiêu thống kê. Trừ số liệu về số liệu
lao động phân theo trình độ CMKT có thể khai thác thác từ số liệu điều tra chọn
mẫu về lao
động việc làm do Bộ Lao động và Thương binh Xã hội thực hiện hàng
năm (từ năm 2001 đến 2006).Vấn đề còn lại và đặc biệt quan trọng là làm thế nào
để có được số liệu để tính toán các chỉ tiêu đó; tổ chức nào, ai là người đứng ra thu
thập số liệu thống kê; mối quan hệ, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong
việc thu thập tổng hợp và cung cấp số li
ệu thống kê KHCN như thế nào Trước
mắt, đó còn là một bài toán khó và hết sức phức tạp.
1.1.3. Phương hướng nghiên cứu thống kê tác động của KHCN đối với phát
triển kinh tế
Đo lường tác động của tiến bộ KHCN đối với phát triển kinh tế, chính là

đánh giá định lượng sự đóng góp của tiến bộ KHCN, là xác định hiệu quả kinh tế
và xã hội của đầu tư cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. Đây không
chỉ là nội dung quan trọng để phân tích tác động của nó đối với phát triển kinh tế,
mà còn cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng, quy hoạch phát triển kinh t
ế
dài hạn, từng bước đưa hệ thống chỉ tiêu vĩ mô của nền KTQD vào khảo nghiệm
thực tế.

22
Do nội dung phức tạp như vậy, hơn nữa ở Việt Nam thị trường công nghệ
chưa phát triển nên hiện tại chưa thể tính được những chỉ tiêu cho phép phản ánh
trực tiếp và đầy đủ về tác động của KHCN đối với phát triển kinh tế, mà chỉ có thể
đánh giá một cách tương đối có tính chất xu thế thông qua nghiên cứu mối quan hệ
của các chỉ tiêu liên quan với nhiều cách tiế
p cận khác nhau và có ý nghĩa bổ sung
cho nhau. Cách đánh giá này nhờ vào sự hỗ trợ của phương pháp hồi quy tương
quan.
Áp dụng phương pháp hồi quy tương quan là nhằm nghiên cứu mối liên hệ
giữa các chỉ tiêu KHCN và phát triển kinh tế, đánh giá mức độ chặt chẽ của mối
liên hệ đó; xác định xu thế biến động và mức độ ảnh hưởng của yếu tố KHCN đối
với phát triển kinh t
ế thông qua các mô hình phân tích hồi quy và tương quan.
Quá trình phân tích quan hệ giữa KHCN với phát triển kinh tế sẽ áp dụng
hai loại mô hình tương quan hồi quy: hồi quy tương quan đơn và hồi quy tương
quan bội.
a. Hồi quy tương quan đơn
Hồi quy tương quan đơn (hồi quy tương quan gồm 2 chỉ tiêu) là nghiên cứu
quan hệ giữa một chỉ tiêu KHCN (biến độc lập) với một chỉ tiêu chung về phát
triển kinh tế (biến phụ thuộc). Chỉ
tiêu nghiên cứu ở đây có thể là từng chỉ tiêu

riêng biệt hoặc nhóm các chỉ tiêu liên quan, nhưng đưa về cùng một loại đơn vị
tính để tổng hợp thành một chỉ tiêu chung.
* Hồi quy đơn tuyến tính có dạng:

bxay
ˆ
x
+=
; (1.1.3.1a)
Trong đó:
x
y
ˆ
là trị số lý thuyết của biến phụ thuộc; a và b là các hệ số của
phương trình (trong đó b >0 thì đường thẳng đi lên, b<0 thì đường thẳng đi xuống
và b =0 đường thẳng song song với trục hoành).
Hệ số tương quan:

yx
y.xxy
R
σσ

=
; (1.1.3.1b)
Trong đó:

23

n

x
x
Σ
=
;
n
y
y
Σ
=

n
xy
xy
Σ
=


n
xx
x
2
)( −Σ
=
σ

n
yy
y
2

)( −Σ
=
σ

Hệ số tương quan có giá trị trong khoảng từ -1 đến 1 (-1≤ r ≤1);
- Khi r mang dấu dương, giữa x và y có tương quan thuận chiều, khi r mang
dấu âm là tương quan ngược chiều;
- Khi r càng gần 0 thì quan hệ càng lỏng lẻo, ngược lại càng gần 1 hoặc -1
thì càng chặt chẽ . Trong trường hợp r =0 thì giữa x và y không có quan hệ.
* Hồi quy phi tuyến tính (đường cong) giữa 2 chỉ tiêu
- Phương trình hồi quy
Trong thực tế tùy theo đặc điểm và tính chất c
ủa mối quan hệ của các chỉ
tiêu nghiên cứu phương trình hồi quy phi tuyến tính cho phù hợp. Sau đây là một
số phương pháp hồi quy phi tuyến tính thường dùng:
- Phương trình parabol bậc 2:

2
x
cxbxay
~
++= ; (1.1.3.2)
- Phương trình hypecbol:
x
b
ay
~
x
+= ; (1.1.3.3)
- Phương trình hàm số mũ:


x
x
b.ay
~
= ; (1.1.3.4)
- Tỉ số tương quan
Đối với liên hệ tương quan phi tuyến tính giữa 2 chỉ tiêu sẽ dùng sẽ dùng tỉ
số tương quan (ký hiệu
et
a
=η ) để đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ.
Công thức tính tỉ số tương quan như sau:

y
y
2
y
2
y
xx
δ
δ
=
δ
δ

; (1.1.3.5)
Trong đó:


24
()
n
yy
~
2
x
2
y
x


: Phương sai đo độ biến thiên của chỉ tiêu y do ảnh
hưởng của tất cả các chỉ tiêu yếu tố.
Tỉ số tương quan có một số tính chất sau:
+ Tỉ số tương quan lấy giá trị trong khoảng [0;1], tức là 0
≤η≤ 1.
• Nếu
η= 0 thì giữa x và y không có liên hệ tương quan;
• Nếu
η
= 1 thì giữa x và y có liên hệ hàm số.
• Nếu
η càng gần 1 thì giữa x và y có liên hệ tương quan càng chặt chẽ và
càng gần 0 thì liên hệ tương quan càng lỏng lẻo.
+ Tỉ số tương quan lớn hơn hoặc bằng giá trị tuyệt đối của hệ số tương
quan, tức là
r≥η
. Nếu
r=η

thì giữa x và y có mối liên hệ tương quan tuyến tính.
b. Hồi quy tương quan bội
Hồi quy tương quan bội là để nghiên cứu trong trường hợp một chỉ tiêu phát
triển kinh tế (biến phụ thuộc) với 2 hay nhiều chỉ tiêu KHCN (biến độc lập).
- Phương trình hồi quy:
Giả sử có k biến độc lập về KHCN, một biến phụ thuộc về phát triển kinh
tế, mô hình hồi quy tuyến tính bội sẽ có d
ạng:
kk22110x, ,x,x
xb xbxbby
ˆ
k21
+
+
+
+
=
; (1.1.3.6)
Trong đó: b
0
là hệ số tự do
b
1
, b
2
, b
k
là các hệ số hồi quy riêng, phản ánh mức độ ảnh
hưởng của từng chỉ tiêu KHCN đến chỉ tiêu kinh tế . Nếu hệ số này
dương (>0) thì có tác động thuận chiều và hệ số này âm (<0) thì có

tác động nghịch chiều.
- Hệ số hồi quy chuẩn hoá – ký hiệu
i
β
, được dùng để đánh giá mức độ ảnh
hưởng của từng chỉ tiêu KHCN
i
x đối với chỉ tiêu phát triển kinh tế y và được tính
theo công thức sau:
y
x
ii
i
b
σ
σ

; (1.1.3.7)

25
Dấu của β
i
là dấu của
i
b
, phản ánh chiều hướng mối liên hệ là thuận chiều
hay nghịch chiều giữa biến độc lập x
i
với biến phụ thuộc y.
- Hệ số tương quan bội (ký hiệu là R) được sử dụng để đánh giá mức độ

chặt chẽ của mối liên hệ tương quan tuyến tính giữa các chỉ tiêu x
1
,x
2
,x
3
… x
k

chỉ tiêu y được tính theo công thức sau:
(
)
()




−=
2
2
x xxx
yy
y
ˆ
y
1R
k321
; (1.1.3.8)
Trong trường hợp có một biến phụ thuộc và 2 biến độc lập thì có phương
trình hồi quy tuyến tính như sau:

22110x,x
xbxbby
~
21
+
+
= ; (1.1.3.9)
Trong đó
21
x,x
y
~
là giá trị lý thuyết của chi tiêu phát triển kinh tế và có các hệ
số b
1
, b
2
… là các hệ số đặc trưng mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu KHCN đối
với chỉ tiêu phát triển kinh tế.
Hệ số tương quan bội khi dùng để đánh giá mức độ chặt chẽ giữa một biến
phụ thuộc với hai biến độc lập được nghiên cứu theo công thức tính như sau:

2
xx
xxyxyx
2
yx
2
yx
21

2121
21
r1
rrr2rr
R

−+
=
; (1.1.3.10)
Trong đó:
2121
xxyxyx
r,r,r
là các hệ số tương quan tuyến tính giữa các cặp chỉ
tiêu y với x
1
, y với x
2
và x
1
với x
2
.
Ngoài hệ số tương quan bội, còn có các hệ số tương quan riêng được dùng
để đánh giá trình độ chặt chẽ của mối quan hệ giữa tiêu thức kết quả với từng tiêu
thức nguyên nhân trong điều kiện đã loại trừ ảnh hưởng của các tiêu thức nguyên
nhân khác. Trong trường hợp mối liên hệ giữa y và x
1
và x
2

ở trên có thể tính:
- Hệ số tương quan riêng giữa y và x
1
(Loại trừ ảnh hưởng của x
2
):
()( )
2
xx
2
yx
xxyxyx
)x(yx
212
2121
21
r1.r1
r.rr
r
−−

= ; (1.1.3.11)
- Hệ số tương quan riêng giữa y và x
2
(Loại trừ ảnh hưởng của x
1
):

()( )
2

xx
2
yx
xxyxyx
)x(yx
211
2112
12
r1.r1
r.rr
r
−−

=
; (1.1.3.12)

×