Tải bản đầy đủ (.pdf) (393 trang)

quy hoạch tổng thể phát triển du lịch quảng ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.42 MB, 393 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH QUẢNG NINH




QUY HOẠCH TỔNG THỂ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NINH
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030






Tháng 6 năm 2014
The Boston Consulting Group (Thailand) Ltd. · 37th Floor, U Chu Liang Building
968 Rama IV Road, Silom, Bangrak · Bangkok 10500 Thailand
Tel. +662 667 3000 · Fax +662 667 3123





HỢP ĐỒNG TƯ VẤN

LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030



CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO TẬP ĐOÀN TƯ VẤN BOSTON
VÀ DU LỊCH TỈNH QUẢNG NINH THÁI LAN
VIỆT NAM

Giám đốc Thành viên hợp danh

& giám đốc điều hành




Hà Quang Long Douglas E. Jackson

MỤC LỤC
Danh mục bảng v
Danh mục hình viii
Danh mục các từ viết tắt xii
LỜI MỞ ĐẦU VÀ TÓM TẮT CHUNG 1

I. MỞ ĐẦU 5
1. Đặt vấn đề 5
1.1. Xu thế phát triển của du lịch thế giới và trong khu vực 5
1.2. Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam và Những cơ hội cho phát triển
du lịch Việt Nam 9

1.3. Quảng Ninh với du lịch Việt Nam và khu vực 11
1.4. Những vấn đề đặt ra từ góc độ quy hoạch để xác định sự cần thiết của việc
lập quy hoạch tổng thể đối với du lịch tỉnh Quảng Ninh 12

2. Những căn cứ, mục đích lập quy hoạch 13
2.1. Căn cứ để lập quy hoạch: Pháp lý và Thực tiễn 13

2.2. Mục đích của việc lập quy hoạch và những kỳ vọng, những định hướng
phát triển, giá trị mục tiêu hướng tới của ngành du lịch Quảng Ninh 14

II. ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH QUẢNG NINH 15

1. Nguồn lực cho phát triển du lịch Quảng Ninh 15
1.1. Vị trí địa lý và khả năng mở rộng, liên kết hợp tác trong và ngoài khu vực 15
1.2. Di sản Thiên nhiên Thế giới - Kỳ quan Thế giới mới Vịnh Hạ Long 19
1.3. Các giá trị tự nhiên và tài nguyên biển, đảo 23
1.4. Những giá trị Lịch sử, Văn hóa, Tín ngưỡng 25
1.4.1. Văn hóa Hạ Long 27

1.4.2. Trung tâm Phật giáo Yên Tử 27
1.4.3. Văn hóa bản địa 29
1.4.4. Các tài nguyên nhân văn khác 29
1.5. Hạ tầng phát triển du lịch và dịch vụ 30
1.5.1. Giao thông vận tải 30
1.5.2. Cung cấp điện nước và những dịch vụ khẩn cấp 32
1.5.3. Xử lý môi trường 34
1.6. Nguồn nhân lực cho du lịch 35
1.6.1. Thông tin dữ liệu hiện tại về nguồn nhân lực 36
1.6.2 Đánh giá về các chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành khách sạn,
phục vụ 36


i
1.7. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho phát triển du lịch 42
1.8. Các yếu tố liên quan có tầm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển của ngành
du lịch 44

1.9. Đánh giá chung về nguồn lực phát triển du lịch Quảng Ninh 45
1.10. Những đánh giá khác 46
2. Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch Quảng Ninh 48
2.1. Bối cảnh (trong nước và quốc tế) và đặc điểm kinh tế - xã hội có ảnh
hưởng đến việc phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2012 . 48

2.1.1 Bối cảnh quốc tế: 48

2.1.2 Bối cảnh trong nước 50
2.2. Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001 -201251
2.2.1. Phân tích các kết quả thống kê, số lượng và thị trường khách du lịch 54
2.2.2. Tổng thu nhập từ khách du lịch và tỷ lệ đóng góp vào GDP của tỉnh 56
2.2.3. Cơ sở hạ tầng vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ ngành du lịch 58
2.2.4. Đầu tư cho du lịch và chính sách khuyến khích đầu tư cho du lịch 68
2.2.5. Nguồn nhân lực của ngành du lịch 70
2.3. Đánh giá thị trường, sản phẩm và công tác quản lý du lịch 73
2.3.1. Thị trường 73
2.3.2. Đánh giá sản phẩm du lịch 75
2.3.3. Hoạt động quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch, xúc tiến du lịch 78
2.3.4. Thương hiệu doanh nghiệp du lịch, dịch vụ du lịch và lữ hành 79

2.3.5. Công tác quản lý nhà nước 79
2.3.6. Quản lý điểm đến 81
2.4. Phân tích SWOT đối với phát triển du lịch Quảng Ninh 82
2.4.1. Điểm mạnh 82
2.4.2. Điểm yếu 82
2.4.3. Cơ hội 83
2.4.4. Thách thức/Đe dọa 83
2.5. Những đánh giá khác 84
2.5.1. Thái Lan 84
2.5.2. Campuchia 89
2.5.3 Malaysia 90
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ KHUYẾN NGHỊ 93

1. Căn cứ cho phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020 93
2. Quan điểm, mục tiêu phát triển và tầm nhìn đến 2030 95
ii
3. Những ý tưởng mang tính đột phá mới cho phát triển du lịch Quảng Ninh
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tương xứng với vị trí và tiềm năng
của tỉnh 99

4. Các định hướng phát triển cụ thể 102
4.1. Dự báo các chỉ tiêu phát triển chủ yếu 102
4.1.1. Khách du lịch 102
4.1.2. Tổng thu nhập từ khách du lịch và đóng góp vào GDP của tỉnh 106
4.1.3. Nhu cầu về nguồn nhân lực 107

4.1.4. Nhu cầu về dịch vụ lưu trú, ăn uống, mua sắm và giải trí 108
4.1.5. Nhu cầu về vốn đầu tư 122
4.1.6. Nhu cầu sử dụng đất để phát triển du lịch 127
4.1.7. Các dự báo về các nhu cầu khác 131
4.2. Luận chứng các phương án phát triển cơ cấu ngành 132
4.2.1. Định hướng các thị trường mục tiêu: các phân khúc chính dự kiến trong
tương lai 132

4.2.2. Hệ thống sản phẩm du lịch 133
4.2.3. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng 168
4.2.4. Định vị thương hiệu du lịch Quảng Ninh 181
4.2.5. Dự báo khả năng thu hút đầu tư, đề xuất nguồn vốn 225

4.2.6. Phát triển nguồn nhân lực 226
4.3. Tổ chức không gian du lịch (các khu, tuyến, điểm du lịch); mối liên kết
vùng, miền, khu vực trong nước và quốc tế 232

4.3.1 Tổng quan về cách tiếp cận cụm 232
4.3.2 Các cụm du lịch đề xuất ở Quảng Ninh 233
5. Đề xuất các chương trình/dự án tập trung ưu tiên đầu tư phát triển du lịch
Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 243

6. Đề xuất các chính sách cho phát triển du lịch Quảng Ninh, đáp ứng
được yêu cầu và mục tiêu phát triển, phát triển có tính đột phá, đồng
bộ, xây dựng chiến lược phát triển với tầm nhìn mới, tương xứng với

vai trò du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, là thương hiệu của du lịch
Quốc gia và đảm bảo sự phát triển bền vững 245

7. Những đề xuất, định hướng khác 249
7.1 Các dự án bảo vệ môi trường đem lại lợi ích cho du lịch: 249
7.2. Những đề xuất bổ sung cần xem xét 267
IV. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 277
1. Đề xuất hệ thống giải pháp thực hiện các định hướng, mục tiêu 277
1.1 Nhóm giải pháp về tiếp thị quảng bá và xây dựng thương hiệu 284
1.2 Nhóm giải pháp về sản phẩm du lịch mới, bao gồm casino, sân golf, vv…292
iii
1.3 Nhóm giải pháp về các dự án hạ tầng giao thông vận tải 305

1.4 Nhóm giải pháp về dự án hạ tầng du lịch, bao gồm các cơ sở lưu trú, nâng
cấp các điểm du lịch và tăng cường các hoạt động du lịch 313

1.5 Nhóm giải pháp về dự án xây dựng và bồi dưỡng nhân lực 326
1.6 Nhóm giải pháp về dự án bảo vệ môi trường 330
1.7 Nhóm giải pháp về quản trị công và hợp tác 337
1.8 Nhóm các giải pháp khác 342
1.8 Nhóm các giải pháp khác 342
2. Những giải pháp ưu tiên 345
3. Các giải pháp nhằm đưa du lịch Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch
quan trọng, là điểm đến của du lịch quốc gia và quốc tế, xây dựng thương
hiệu du lịch quốc gia cũng như đang được quảng bá rộng rãi ở nhiều quốc

gia và vùng lãnh thổ 350

4. Các giải pháp đảm bảo nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển du lịch và
phát triển bền vững 351

5. Những giải pháp khác: Khuyến nghị cơ chế theo dõi, giám sát 353
5.1 Tỉnh sẽ phải đối mặt với những thách thức nào khi thực hiện những thay
đổi trong chiến lược về du lịch 353

5.2 Văn phòng Quản lý các Dự án là gì? 354
5.3 Các mô hình VPQLDA và mô hình phù hợp nhất với Quảng Ninh 354
5.4 Văn phòng Quản lý các Dự án tỉnh Quảng Ninh 356

5.4.1 Các nguyên tắc chủ yếu 356
5.4.2. Cấu trúc tổng thể 357
5.5 Các hoạt động chính của VPQLDA 359
5.6 Các công việc chi tiết của Giám đốc VPQLDA 360
5.6.1 Cơ chế quản trị chặt chẽ 361
5.6.2 Lập kế hoạch và điều phối dự án 362
5.6.3 Quy trình theo dõi và quản lý chặt chẽ 362
5.7 Triển khai VPQLDA 364
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 366
1. Xây dựng lộ trình, kế hoạch/lịch thực thi 366
2. Các chuyên gia/ tư vấn quốc tế 370
3. Các chuyên gia Việt Nam 377

4. Tiến độ bàn giao sản phẩm từng phần 378
BẢN ĐỒ 379

iv

Danh mục bảng

Bảng 1: Số lượng khách du lịch tham quan Vịnh Hạ Long so với tỉnh Quảng
Ninh 22
Bảng 2: Số lượng khách du lịch tham quan Yên Tử trong 3 năm vừa qua và
tăng trưởng dự kiến đến năm 2015 28
Bảng 3: Trình độ học vấn của nhân viên khách sạn tại Hạ Long 36

Bảng 4: Các cơ sở đào tạo nghề du lịch cho Quảng Ninh 37
Bảng 5: Trình độ kỹ năng cần thiết tính đến năm 2020 39
Bảng 6: Chương trình giảng dạy của trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật
và Du lịch Hạ Long 40
Bảng 7: Gia tăng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 10 năm qua 51
Bảng 8: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm (%) 52
Bảng 9: Tỷ trọng GDP theo ngành (Năm 2011) 52
Bảng 10: Số lượng buồng khách sạn tại các địa phương 53
Bảng 11: Số lượng cơ sở kinh doanh khách sạn 53
Bảng 12: Thu nhập từ khách du lịch trong 5 năm qua 54
Bảng 13: Các dự án du lịch có Giấy Chứng nhận Đầu tư đang thực hiện 68
Bảng 14: Dự báo nhu cầu lao động trực tiếp được tuyển dụng vào ngành dịch

vụ du lịch đến năm 2020 84
Bảng 15: Đóng góp của ngành du lịch Thái Lan và Việt Nam cho GDP của
quốc gia 84
Bảng 16: Số lượt khách du lịch quốc tế (triệu lượt) 85
Bảng 17: Mức chi tiêu trung bình theo lượt khách du lịch tới Việt Nam và
Thái Lan (USD) 86
Bảng 18: So sánh giữa khoảng cách từ Vịnh Hạ Long và Các điểm đến du
lịch của Thái Lan tới sân bay quốc tế gần nhất 87
Bảng 19: So sánh số lượng những điểm tham quan theo TripAdvisor 88
Bảng 20: Số lượng khách du lịch đến Campuchia (triệu lượt khách du lịch) 89
Bảng 21: Số lượng khách đến Xiêm Riệp và Phnôm Pênh bằng đường không
(nghìn lượt khách du lịch) 89

Bảng 22: So sánh các phân lớp khách sạn giữa Xiêm Riệp và Quảng Ninh . 90
Bảng 23: Số lượng lượt khách và doanh thu 91
Bảng 24: Chính sách ưu đãi của Malaysia 91
v
Bảng 25 Số lượt khách du lịch phân theo nguồn quốc tịch 102
Bảng 26 Giả định tỷ lệ tăng trưởng lượng khách đi du lịch nước ngoài từ
vùng xuất xứ đối với Kịch bản phát triển bình thường 104
Bảng 27 Giả định về tỷ lệ lượt khách trong tương lai theo nước xuất xứ tới
các trung tâm du lịch Quảng Ninh 104
Bảng 28 Giả định tốc độ phát triển bình thường của các trung tâm du lịch
Quảng Ninh 104
Bảng 29 Tình huống tốt nhất 105

Bảng 30 Mức tăng doanh thu du lịch, hiện tại và đến năm 2020 106
Bảng 31 Lượt khách đến Quảng Ninh đến năm 2020 theo Dữ liệu cơ sở và
Sau khi triển khai các giải pháp 108
Bảng 32 Yêu cầu về buồng phòng khách sạn đến năm 2020 109
Bảng 33 Thống kê hiện tại về các cơ sở khách sạn theo cấp hạng sao 110
Bảng 34 Thống kê hiện tại về các cơ sở khách sạn tại khu vực Vịnh Hạ Long
112
Bảng 35 Những công ty quản lý khách sạn hàng đầu tính theo doanh thu và
thị phần 115
Bảng 36 Những công ty quản lý khách sạn hàng đầu ở khu vực Châu Á –
TBD 116
Bảng 37 Ví dụ về một số tiêu chí xếp hạng khách sạn 119

Bảng 38 Các yêu cầu hiện tại về chất lượng phục vụ/dịch vụ xếp hạng sao120
Bảng 39 Những sản phẩm du lịch và tiềm năng thu hút khách du lịch 123
Bảng 40 Ước tính khối lượng đầu tư cần thiết bằng cách tham khảo các dự
án có đặc điểm và quy mô tương tự tại các địa phương khác 125
Bảng 41 Vốn của nhà đầu tư đóng vai trò thiết yếu trong thực thi các giải
pháp; Những dự án có ảnh hưởng lớn nhất đòi hỏi vốn đầu tư lớn126
Bảng 42 Đất sử dụng theo từng huyện 128
Bảng 43 Phân bổ đất 130
Bảng 44 Các casino ở Việt Nam 150
Bảng 45 Các sân golf hàng đầu tại Việt Nam 152
Bảng 46 Các công ty tư vấn về lĩnh vực vui chơi có thưởng 156
Bảng 47 Các công ty quản lý sân golf 157

Bảng 48 Một số nhà phát triển và khai thác trung tâm mua sắm cao cấp 158
Bảng 49 Xếp hạng mức độ thuận lợi trong kinh doanh 161

vi
Bảng 50 Ưu đãi thuế đối với các dự án đầu tư/doanh nghiệp tại Quảng Ninh
163
Bảng 51 Các phương án nhằm đáp ứng nhu cầu / bù đắp sự thiếu hụt công
suất khách đến qua đường hàng không 173
Bảng 52 Các bên liên quan trong xây dựng và vận hành sân bay 177
Bảng 53 Các nhà đầu tư sân bay 177
Bảng 54 Các cơ quan chuyên về tiếp thị 194
Bảng 55 Nội dung của trang Web 198

Bảng 56 Các công ty du lịch và các trang web đặt tour trực tuyến lớn nhất,
theo quốc gia mục tiêu 210
Bảng 57 Các ví dụ về xây dựng thương hiệu cho Quảng Ninh 217
Bảng 58 Yêu cầu về trình độ lao động tính đến năm 2020 227
Bảng 59 Những ưu tiên đầu tư trong phát triển du lịch 244
Bảng 60 Mẫu lịch trình tour 268
Bảng 61 Tổng mức đầu tư các dự án đề xuất và dự án ưu tiên 277
Bảng 62 Thứ tự ưu tiên của các giải pháp đề xuất 345


vii


Danh mục hình

Hình 1: Sự trỗi dậy của Trung Quốc với con số tăng kỷ lục về lượng khách du
lịch ra ngoài Trung Quốc 6
Hình 2: Tầng lớp trung lưu mới nổi, đặc biệt là ở châu Á với khả năng chi tiêu
cho du lịch cao hơn 7
Hình 3: Tăng trưởng về internet và di động có ý nghĩa to lớn đối với ngành du
lịch 8
Hình 4: Sự phát triển nhanh chóng của du lịch Việt Nam 10
Hình 5: Chính phủ đã đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng để phát triển hơn
nữa trên toàn quốc 11
Hình 6: Những tài nguyên du lịch Quảng Ninh tập trung nhiều ở vùng Đông

Bắc và dọc đường bờ biển 19
Hình 7: Nâng cấp cơ sở hạ tầng theo quy hoạch tạo thuận lợi cho việc tiếp cận
và đi lại trong địa bàn Quảng Ninh 32
Hình 8: Đến năm 2020, ngành công nghiệp du lịch sẽ tuyển dụng khoảng 62
nghìn lao động, tăng 37 nghìn lao động với hiện tại 39
Hình 9: Việc quản lý sức ép giữa ngành công nghiệp xanh và nâu là một thách
thức lớn cho ngành du lịch Quảng Ninh 44
Hình 10: Đánh giá hiện trạng thị trường khách du lịch đến Quảng Ninh 46
Hình 11: Đóng góp trực tiếp của Ngành du lịch và lữ hành cho GDP của các
nước Đông Nam Á 49
Hình 12: Những điểm tham quan du lịch của Quảng Ninh tập trung chủ yếu ở 4
địa phương chính: Hạ Long, Móng Cái, Vân Đồn và Uông Bí 55

Hình 13: Số lượng khách du lịch ở 4 cụm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tăng
đều đặn ở khu vực Hạ Long và tăng mạnh ở Uông Bí và Vân Đồn 56
Hình 14: Dự kiến ngành du lịch sẽ tăng gấp đôi đóng góp vào GDP năm 2020
57
Hình 15: Xu hướng tăng trưởng số lượng khách du lịch và thu nhập từ khách du
lịch của Quảng Ninh từ năm 2001 đến năm 2012 57
Hình 16: Đánh giá các điểm du lịch tự nhiên của Quảng Ninh căn cứ vào 10
tiêu chí chính mang lại thành công trong phát triển du lịch 59
Hình 17: Những di tích lịch sử, văn hóa ở Quảng Ninh có nhiều tiềm năng lớn
nhưng còn ít được biết đến trong khu vực và trên thế giới 60
Hình 18: Tính hấp dẫn du lịch của các đô thị ở Quảng Ninh 62
viii

Hình 19: Quảng Ninh có số lượng buồng khách sạn nhiều hơn mức cần thiết để
đáp ứng nhu cầu hiện tại, nhưng lại hạn chế về số lượng các khách sạn
hạng sang 64
Hình 20: Số lượng tàu nghỉ đêm tăng rất nhanh trong những năm qua nhưng lại
hạn chế về nguồn cung của tàu được xếp hạng cao 65
Hình 21: Đến năm 2020, ngành công nghiệp du lịch sẽ tuyển dụng khoảng 62
nghìn lao động, tăng 37 nghìn lao động với hiện tại 71
Hình 22: Quảng Ninh thu hút được nhiều hơn số lượng khách du lịch đến từ
Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan, trong khi đó Hà Nội có sự kết
hợp cân bằng hơn từ thị trường khách du lịch phương Tây 74
Hình 23: Tại Thái Lan, khách du lịch quốc tế chiếm tỷ lệ phần trăm cao hơn và
dự báo tiếp tục tăng 85

Hình 24: Phần lớn doanh thu của Thái Lan là từ khách du lịch phương Tây 86
Hình 25 Trong Kịch bản phát triển tốt nhất và Kịch bản phát triển bình thường
đều có thể đạt vượt mục tiêu đón 10,5 triệu lượt khách du lịch trong
điều kiện có triển khai các giải pháp đề xuất 103
Hình 26 Đến năm 2020, ngành du lịch sẽ có khoảng 62 nghìn lao động tức là
sẽ tăng lên 37 nghìn so với hiện tại 107
Hình 27 Chi phí đất đai, quy mô cơ hội, cơ sở hạ tầng và quy trình thủ tục quan
trọng đối với nhà đầu tư khách sạn 114
Hình 28 Sự hấp dẫn và uy tín của thương hiệu & các yếu tố lựa chọn các điều
khoản hợp đồng quan trọng nhất khi lựa chọn một công ty điều hành
làm đối tác 117
Hình 29 Những thước đo tiềm năng khi thực hiện đánh giá kỹ năng mềm 121

Hình 30 Dự án cơ sở hạ tầng: Nâng cấp quốc lộ và xây dựng sân bay Vân Đồn
là các dự án tác động sâu rộng nhất 124
Hình 31 Bản đồ Vịnh Hạ Long 135
Hình 32 Bản đồ Vịnh Hạ Long & Vịnh Bái Tử Long 138
Hình 33 Minh họa phân vùng khu vực Vịnh Hạ Long 139
Hình 34 Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của khách du lịch đến Quảng
Ninh vượt xa công suất của sân bay Hải Phòng, ngay cả sau khi dự án
mở rộng sân bay này 173
Hình 35 Một số phương án về quy mô số thành viên HĐQT của QNDMA 190
Hình 36 Cơ cấu tổ chức đề xuất cho Cơ quan Tiếp thị Điểm đến Du lịch Quảng
Ninh (QNDMA) 191
ix

Hình 37 Trang web cần có một công cụ tìm kiếm liên hợp cho phép khách du
lịch tiếp cận với các doanh nghiệp, cơ quan liên quan tới du lịch như
được minh họa bởi TCDLTL 201
Hình 38 Điều quan trọng là phải tận dụng trang web QNDMA như một mạng
lưới nguồn kết nối với các cổng thông tin khác 202
Hình 39 Bao gồm hệ thống đặt chỗ để giảm thiểu rủi ro khách du lịch buộc
phải đặt chỗ ở điểm du lịch khác, như được minh họa bởi Melbourne203
Hình 40 Cơ hội tốt để tăng lượt truy cập trang web của QNDMA nhờ Google
Search 204
Hình 41 Cần quảng cáo Quảng Ninh trên các trang web du lịch phổ biến và
cung cấp địa chỉ liên kết tới trang web QNDMA 205
Hình 42 Quảng Ninh phải cung cấp cho khách du lịch những ứng dụng trên

điện thoại thông minh được thiết kế hợp lý và mang tính thực tiễn,
như đã được minh họa bởi TCDLTL 206
Hình 43 QNDMA cần giảm thiểu những ấn tượng không tốt về Quảng Ninh
bằng cách phản hồi lại bất kỳ các bình luận tiêu cực nào trên các
phương tiện truyền thông trực tuyến 207
Hình 44 Chiến dịch “4 triệu nụ cười” năm 2006 của Singapore là một ví dụ về
cách huy động người dân tham gia vào việc nâng cao chất lượng đón
tiếp khách du lịch 214
Hình 45 Nước Pháp sử dụng một thương hiệu bao trùm chung sau nhiều năm
sử dụng các thương hiệu riêng biệt cho từng địa phương 216
Hình 46 Chiến dịch thương hiệu nước Úc quảng bá nước Úc qua 7 trải nghiệm
du lịch khác nhau với một thương hiệu chung thống nhất 216

Hình 47 Vịnh Hạ Long… nơi khởi đầu của Quảng Ninh 218
Hình 48 Yên Đức và Cửa Vạn là hai ví dụ điển hình về cách mà các làng quê ở
Quảng Ninh xây dựng và quảng bá hình ảnh du lịch đặc trưng của
mình 220
Hình 49 Những hoạt động du lịch mùa đông tiềm năng 223
Hình 50 Seatlte và Oahu đã xuất bản thành công tờ báo của họ với nhiều hoạt
động và quảng cáo trên đó 224
Hình 51 Các cụm du điểm lịch tiềm năng ở Malaysia 233
Hình 52 Các cụm điểm du lịch tại Quảng Ninh 239
Hình 53 Hình ảnh minh họa rác trên Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long 267
Hình 54 Hình ảnh của những biển báo đường dây nóng du lịch tại Thành phố
Hạ Long 271

Hình 55 Bài báo từ Vietnam News liên quan tới chương trình vệ sinh an toàn
thực phẩm của Hà Nội, tháng 8/2013. 273
x
Hình 56 Ảnh chụp màn hình dự báo thời tiết của thành phố Hạ Long dựa trên
những dự liệu thu được từ trạm dự báo thời tiết ở Hà Nội 274
Hình 57 Ba mô hình VPQLDA chính dựa trên mức độ tham gia quá trình thực
hiện dự án 355

Hình 58 Sự khác biệt về cơ cấu tổ chức giữa các loại mô hình VPQLDA 356
Hình 59 Ví dụ về cơ cấu tổ chức của Văn phòng quản lý các dự án 358
Hình 60 Các hoạt động chính và mối quan hệ của Giám đốc VPQLDA với các
bên liên quan 360

Hình 61 Nhiệm vụ trọng tâm của GĐ VPQLDA ở các giai đoạn có thể thay
đổi 361
Hình 62 Bảng tóm tắt tình hình dự án dành cho Ban điều hành 363
Hình 63 Bảng tóm tắt tình hình dự án dành cho Giám đốc VPQLDA và nhóm
chuyên trách dự án 364




xi

Danh mục các từ viết tắt


Từ viết tắt
Diễn giải
ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Ban QLV
Ban Quản lý Vịnh Hạ Long
CSHT
Cơ sở hạ tầng
ĐKKT
Đặc khu kinh tế
GDP

Tổng sản phẩm quốc nội
GTVT
Giao thông vận tải
Homestay
Nghỉ nhà dân
IPA Quảng Ninh
Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư tỉnh Quảng Ninh
ITA
Giảm trừ thuế cho hoạt động đầu tư
KTXH
Kinh tế - xã hội
MICE

Hội họp, Khen thưởng, Hội nghị hội thảo, Triển lãm
QHTTKTXH Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
QNDMA
Cơ quan Tiếp thị Điểm đến du lịch Quảng Ninh
SWOT
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
TBD
Thái Bình Dương
TCDLTL
Tổng Cục Du lịch Thái Lan
TCDLVN

Tổng Cục Du lịch Việt Nam (VNAT)
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp
quốc
UNWTO
Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc
USTOA
Hiệp hội Điều hành Du lịch Hoa Kỳ
VHTTDL
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
xii

LỜI MỞ ĐẦU VÀ TÓM TẮT CHUNG
Mục đích
Mục đích của quy hoạch này là nhằm xác định những định hướng tổng thể phát
triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quy
hoạch đặt ra những mục tiêu tổng quát và những mục tiêu tổng thể nhằm đảm
bảo cho công tác triển khai có hiệu quả, chặt chẽ, nhất quán và mang lại tác
động lớn thông qua hoạt động khai thác những nguồn tài nguyên vị thế, tài
nguyên du lịch, nguồn nhân lực và nguồn vốn đầu tư. Các bên liên quan tới quá
trình phát triển du lịch ở Quảng Ninh sẽ đưa ra rất nhiều những lựa chọn khác
nhau và quy hoạch này xây dựng được một khung định hướng cho những lựa
chọn đó.
Quá trình làm việc và Phương pháp luận

Báo cáo Quy hoạch được lập trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2013
với sự tham gia, hỗ trợ và hướng dẫn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở
VHTTDL) tỉnh Quảng Ninh. Bước đầu tiên trong quá trình lập quy hoạch là việc
đánh giá hiện trạng phát triển du lịch Quảng Ninh, bao gồm cả hiện trạng tài
nguyên và cơ sở hạ tầng về du lịch. Dựa trên kết quả đánh giá này, báo cáo quy
hoạch đã đưa ra một hệ thống các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề hiện
trạng. Trong giai đoạn cuối thực hiện lập quy hoạch, báo cáo đã đưa ra những kế
hoạch hành động cụ thể để tỉnh Quảng Ninh căn cứ triển khai thực hiện các giải
pháp đề xuất.
Trong quá trình làm việc, báo cáo quy hoạch đã được nghiên cứu dựa trên nhiều
nguồn thông tin nhằm đảm bảo cách tiếp cận có hệ thống, phương pháp toàn
diện. Theo đó, tư vấn lập báo cáo đã tiến hành hơn 100 cuộc phỏng vấn, tiếp xúc

với các quan chức, cán bộ liên quan từ cấp địa phương, cấp tỉnh tới cấp trung
ương, các doanh nhân địa phương bao gồm một số giám đốc, quản lý khách sạn,
công ty kinh doanh, điều hành tàu du lịch và kết hợp làm việc với các chuyên
gia bên ngoài về các chủ đề then chốt trong lĩnh vực du lịch như phát triển khách
sạn và casino, các nhà đầu tư tiềm năng, khách du lịch trong nước và quốc tế,
các đại lý du lịch và các chủ đề khác có liên quan. Chúng tôi đã thu thập thông
tin, dữ liệu cơ bản từ Sở VHTTDL và từ các cơ quan, sở ngành khác cũng như
từ các cơ sở dữ liệu kinh doanh quan trọng như Euromonitor, Economist
Intelligence Unit, các báo cáo và các ấn phẩm liên quan khác. Ngoài ra, chúng
tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát đối với trên 1.000 khách du lịch để thu thập
dữ liệu liên quan đến sở thích khi du lịch đến Việt Nam và Quảng Ninh, các hoạt
động ưa thích và mối quan tâm chính của họ. Chúng tôi đã thực hiện khảo sát

hàng loạt các điểm du lịch khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, các điểm du
lịch chính ở nhiều địa phương khác của Việt Nam và một số điểm du lịch mang
tính tương đồng trong khu vực để phục vụ công tác so sánh, phân tích. Ngoài ra,
chúng tôi đã tham khảo một loạt các ấn phẩm về du lịch, các tài liệu tiếp thị, bao
gồm sách hướng dẫn, các trang web về du lịch, tạp chí và các ứng dụng di động.
Thông qua bốn cuộc hội thảo tổ chức trong khuôn khổ dự án, chúng tôi đã thảo
1
luận với các bên liên quan trong ngành du lịch ở Quảng Ninh về những kết quả
nghiên cứu và khuyến nghị đề xuất.
Đánh giá cơ sở dữ liệu hiện trạng
Hiện trạng cơ sở hạ tầng và các nguồn tài nguyên du lịch đã được đánh giá dựa
trên chuỗi giá trị du lịch.

• Xây dựng, định vị và xúc tiến thương hiệu du lịch
• Sự đa dạng điểm đến du lịch
• Các tiện ích và dịch vụ công trong lĩnh vực du lịch
• Giao thông vận tải
• Các điểm du lịch và hoạt động du lịch
• Cơ sở lưu trú
• Chất lượng dịch vụ/ phục vụ trong hoạt động du lịch
• Các chính sách và biện pháp khuyến khích của chính phủ
• Sự phối kết hợp và lập kế hoạch
Nội dung đánh giá chi tiết đối với mỗi chủ đề nêu trên được trình bày cụ thể tại
Chương II. Nhìn chung, những thách thức hàng đầu mà Quảng Ninh đang phải đối
mặt là:

• Hệ thống giao thông vận tải và tiếp cận đến địa bàn tỉnh: có vai
trò rất quan trọng bởi thời gian di chuyển kéo dài từ 3-4 tiếng đồng
hồ từ sân bay quốc tế Nội Bài và điều kiện hệ thống đường bộ trên
địa bàn tỉnh còn kém chất lượng là trở ngại chính đối với khách du
lịch quốc tế muốn đến Quảng Ninh.
• Những khó khăn đối với người nước ngoài khi triển khai hoạt
động đầu tư/thành lập doanh nghiệp: Quảng Ninh đang tìm kiếm
đầu tư nước ngoài cho cả các dự án lớn như sân bay Vân Đồn và
các dự án nhỏ hơn như các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du
lịch, khách sạn, khu nghỉ dưỡng sinh thái quy mô nhỏ hay nhà
hàng. Quảng Ninh phải thay đổi môi trường đầu tư để trở thành một
địa điểm thực sự thân thiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

• Thiếu sản phẩm du lịch chất lượng cao, cơ sở lưu trú cao cấp
đồng nghĩa với việc nhiều khách du lịch quốc tế, đặc biệt là khách
du lịch cao cấp có khả năng chi trả cao sẽ không cân nhắc đi du lịch
Quảng Ninh. Các chuỗi khách sạn nổi tiếng (như Sofitel, Le
Meridien, Four Season) đặt các điểm đến trên bản đồ phục vụ
những khách hàng trung thành của họ và khiến khách rất an tâm và
không muốn chọn nghỉ ở các cơ sở lưu trú khác.
• Thiếu nhân lực có chất lượng cao, đặc biệt là lao động có tay
nghề. Đây là yêu tố quan trọng đã và đang ảnh hưởng đến chất
2
lượng sản phẩm du lịch Quảng Ninh và là thách thức khi du lịch
Quảng Ninh hướng đến du lịch chất lượng cao với những sản phẩm

du lịch đẳng cấp và có sức cạnh tranh.
• Công tác quản lý ô nhiễm và rác thải là rất quan trọng bởi danh
tiếng mang tầm cỡ quốc tế của Vịnh Hạ Long phụ thuộc vào vẻ đẹp
tự nhiên của nó. Nếu không có dòng nước trong xanh và những hòn
đảo nguyên sơ, Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long sẽ nhanh chóng mất
đi sức hấp dẫn và hình ảnh của những vịnh này trên các phương
tiện truyền thông du lịch quốc tế sẽ bị tổn hại.
• Sự sẵn có thông tin và việc tạo thương hiệu trên các kênh
truyền thông quốc tế: Quảng Ninh cần phải chủ động hơn trong
việc quản lý thương hiệu quốc tế của mình và tích cực hợp tác với
những đối tác khác trong ngành du lịch/lữ hành để phổ biến thông
tin về các sản phẩm du lịch của mình. Sự hiện diện trực tuyến mạnh

mẽ và hình ảnh tích cực trong các diễn đàn du lịch đã trở thành tài
sản rất quan trọng trong thương trường ngành du lịch hiện đại.
Các giải pháp đề xuất
Chúng tôi đã xây dựng một bộ gồm 56 giải pháp đề xuất nhằm giải quyết những
vấn đề đã nêu. Trong số này, có 13 giải pháp cần được xem như là những ưu
tiên hàng đầu dựa trên: tác động dự kiến của chúng, vai trò trung tâm của chúng
đối với các giải pháp khác, hệ thống du lịch tổng thể ở Quảng Ninh, hoặc dựa
vào mức độ khả thi, dễ triển khai thực hiện. Mười ba giải pháp ưu tiên này được
phân loại thành bảy loại dự án như sau:
• Các dự án về phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải:
Quảng Ninh cần phấn đấu đảm bảo rằng các tuyến đường quốc lộ
chính được đầu tư cải tạo; và xây dựng sân bay Vân Đồn.

• Các sản phẩm du lịch mới: Quảng Ninh cần thu hút một nhà đầu
tư/ tư vấn casino cấp khu vực để đầu tư xây dựng một khu phức
hợp nghỉ dưỡng có casino (casino, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, du
lịch sinh thái) và xây dựng một tổ hợp khu mua sắm hàng xa xỉ,
hàng hiệu giảm giá (ví dụ như các đại lý của những tên tuổi danh
tiếng) tại huyện đảo Vân Đồn.
• Các dự án về cơ sở hạ tầng du lịch: Quảng Ninh cần khuyến
khích các nhà đầu tư, kinh doanh khách sạn tại địa phương hợp tác
với các công ty điều hành khách sạn có thương hiệu quốc tế.
• Các dự án về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: Quảng Ninh
cần xây dựng một trung tâm học ngoại ngữ tại Quảng Ninh.
• Các giải pháp về tiếp thị marketing và xây dựng thương hiệu:

Quảng Ninh cần thiết lập một Cơ quan Tiếp thị Điểm đến Quảng
Ninh (Quang Ninh Destination Marketing Agency – QNDMA) để
xây dựng một chiến lược marketing và triển khai các công cụ kỹ
3
thuật số mới để cung cấp cho khách du lịch một cổng thông tin một
cửa về du lịch Quảng Ninh.
• Các dự án về bảo vệ môi trường: Quảng Ninh cần đảm bảo hoàn
thiện các quy chế môi trường, tăng cường công tác thực thi về môi
trường, có các nguồn lực quản lý chất thải tốt hơn và triển khai thực
hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm như đã nêu trong Quy hoạch
Tổng thể Phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.

• Các giải pháp quản lý và phối hợp: Quảng Ninh cần tăng cường
sự phối kết hợp giữa các sở ban ngành của tỉnh.
Để thực hiện thành công các giải pháp này cũng như các giải pháp đề xuất khác,
Quảng Ninh nên thành lập một Văn phòng Quản lý các Dự án. Cơ quan này sẽ
xây dựng kế hoạch thời gian chi tiết cho từng dự án, chỉ định người chịu trách
nhiệm cho các công việc, đảm bảo triển khai thực hiện các dự án theo đúng tiến
độ.
Tất cả các khuyến nghị này khi được thực hiện cùng nhau sẽ giúp đưa du lịch tại
Quảng Ninh lên một tầm cao mới và đảm bảo rằng tỉnh sẽ đáp ứng được các
mục tiêu đề ra cho năm 2020 và sau đó là năm 2030.
4
I. MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
1.1. Xu thế phát triển của du lịch thế giới và trong khu vực
Hiện nay, với những bùng nổ của công nghệ và đổi mới đã nhanh chóng làm
thay đổi sân chơi của ngành du lịch và lữ hành thì điều cực kỳ quan trọng là phải
xác định được những xu thế thị trường nhằm xây dựng các kế hoạch dài hạn
nắm bắt sự tăng trưởng của thị trường. Những xu thế về nhân khẩu học, công
nghệ, kinh tế và thói quen của người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến tương lai của
rất nhiều doanh nghiệp và ngành công nghiệp, như ngành sản xuất sản phẩm tiêu
dùng, công nghệ, truyền thông, y tế, lữ hành và du lịch. Những xu thế này có
những động lực mạnh và có thể tác động tới những cơ hội sẵn của tỉnh Quảng
Ninh và những rủi ro mà tỉnh cần phải xử lý.
Quy hoạch này xác định được 5 xu thế chính có khả năng ảnh hưởng nhiều đến

du lịch Quảng Ninh trong giai đoạn từ nay đến năm 2020:
 Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Sẽ có sự bùng nổ tăng trưởng về
khách du lịch Trung Quốc đi du lịch toàn cầu nhờ vào nền kinh tế đang lên.
Theo Tổ chức Phân tích Thông tin kinh tế (Economist Intelligent Unit), theo
dự báo dựa vào tỷ giá hối đoái thị trường
1
, Trung Quốc sẽ trở thành cường
quốc kinh tế lớn nhất trên thế giới vào năm 2020. Qua thực tế dân chúng ngày
càng giàu lên, số lượng khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài hàng năm sẽ
tăng xấp xỉ 47 triệu trong 5 năm tới, gấp 3 lần mức tăng của bất kỳ nước nào
khác như thể hiện ở Hình 1 dưới đây. Là địa phương có đường biên giới và
cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc, để đáp ứng được cho sự bùng nổ về nhu

cầu này, Quảng Ninh cần phải chuẩn bị những sản phẩm du lịch mới, đặc biệt
là những khu vực như Móng Cái để nắm bắt cơ hội phát triển.

1
The Economist (EIU), 25 tháng 6 năm 2011 “Sự nổi lên của Trung Quốc trong nền kinh tế thị trường: Thành
tựu đạt được và Thách thức”
5

Hình 1: Sự trỗi dậy của Trung Quốc với con số tăng kỷ lục về lượng khách
du lịch ra ngoài Trung Quốc
Số lượng khách du lịch ra nước ngoài hàng năm tăng theo quốc gia, 2012–17
3

3
3
3
4
4
4
4
4
4
5
5
8

13
16
47
0 10
20 30 40 50
Số khách thăm theo năm (triệu)
Canada
Thụy Sỹ
Nhật Bản
Đức
Ma-lay-xia
Đài Loan

Thổ Nhĩ Kỳ
Mỹ
Ấn độ
Nga
Trung Quốc
Úc
Ka-zắc-tan
Pháp
Anh
Các tiểu vương
quốc Ả Rập


 Tầng lớp trung lưu mới nổi: Phân khúc tầng lớp trung lưu sẽ tăng
trưởng theo cấp số nhân trên toàn cầu, chủ yếu được dẫn dắt bởi sự tăng trưởng
của Châu Á. Theo Ngân hàng Thế Giới, hiện tại tầng lớp trung lưu trên toàn thế
giới là vào khoảng 400 triệu người, trong khi đó đến năm 2030, sẽ được kỳ vọng
đạt con số 1,2 tỷ người chỉ tính riêng cho những nước đang phát triển
2
. Đại bộ
phận số người mới gia nhập tầng lớp trung lưu đó sẽ là người châu Á nhờ sự
tăng trưởng về thu nhập và sẽ là yếu tố quyết định nhu cầu về du lịch. Như thể
hiện ở Hình 2, dự báo Châu Á sẽ có 66% số lượng người trung lưu trên toàn thế
giới đến năm 2030. Tỉnh cần phải xem xét sự phát triển mạnh mẽ của thị trường
nội địa và thị trường các nước láng giềng khi xây dựng quy hoạch du lịch.




2
Ngân hàng thế giới – Triển vọng kinh tế toàn cầu, 2007
6

Hình 2: Tầng lớp trung lưu mới nổi, đặc biệt là ở châu Á với khả năng chi
tiêu cho du lịch cao hơn
28
54
66

10
8
6
36
22
14
18
10
7
5
5
6

60
40
20
0
100
80
2
2020
2
2030
Bắ c Mỹ
Châu Âu

Trung và Nam Mỹ
Châu Á – Thái bình dương
Vùng cận sa mạc Sahara
Trung Đông và Bắc Phi
(%)
2009
2
Nguồn: Viện Brookings
Bóc tách tầng lớp trung lưu toàn cầu theo Khu vực

 Mạng internet và kết nối di động: Internet và những thiết bị di động
đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc cung cấp thông tin về du lịch

và truy cập đặt chỗ cho khách du lịch. Trong năm 2010, đã có 2 tỷ người dùng
internet trên toàn cầu và con số này được kỳ vọng sẽ lên đến 2,7 tỷ người đến
năm 2015. Thị trường điện thoại thông minh đạt 99 tỷ USD vào năm 2010, một
mức tăng trưởng theo hệ số lớn hơn 10 lần khi so với mức 8,6 tỷ USD năm
2006. Sự bùng nổ tăng trưởng của kết nối và tính cơ động có tác động rất lớn
đến du lịch, với sự tăng trưởng doanh số du lịch trực tuyến lên gần 46% của tổng
doanh số du lịch như thể hiện trong Hình 3. Ngoài ra, tỷ lệ khách du lịch truy
cập thông tin từ các thiết bị di động của họ tăng từ chỉ 8% năm 2009 lên tới 38%
năm 2012. Trong bối cảnh phát triển du lịch, công tác tăng cường sự hiện diện
trực tuyến hình ảnh của Quảng Ninh sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu.

7

Hình 3: Tăng trưởng về internet và di động có ý nghĩa to lớn đối với ngành
du lịch
523
483
446
408
374
340
309
0
200
400

600
2016201520142013201220112010
Tỷ ($)
36 37 39
40 42 44 46
Phần
trăm của
tổng thị
trường du
lịch (%)
38
31

18
8
0
10
20
30
40
2012201120102009
%
Nguồn: Ngân hàng Barclay Capital (Anh), Báo Travel Daily News
Doanh thu DL trực tuyến
Du khách tiếp cận thông tin du lịch

qua thiết bị di động

 Tăng trưởng trong du lịch sinh thái: Khách du lịch ngày càng quan
tâm đến việc giảm thiểu ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường.
Du lịch sinh thái hiện tại được coi là một trong những phân khúc phát triển
nhanh nhất của ngành công nghiệp du lịch dựa vào các nghiên cứu gần đây của
Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO). Du lịch sinh thái nói
chung được Hiệp hội Du lịch Sinh thái
3
định nghĩa là “du lịch có trách nhiệm
đến các khu vực tự nhiên nhằm bảo tồn môi trường và nâng cao phúc lợi cho
dân địa phương”. Du lịch sinh thái bao gồm cả các hoạt động dựa vào thiên

nhiên như leo núi và việc sử dụng những cơ sở lưu trú có trách nhiệm với môi
trường, ví dụ như các khu nghỉ dưỡng sinh thái. Thống kê gần đây cho thấy
người tiêu dùng đang ngày càng lo ngại về tác động của môi trường khi đi du
lịch, với 93% độc giả của Conde Nast Traveler nghĩ rằng công ty du lịch phải có
trách nhiệm bảo vệ môi trường
4
và 25-30% khách du lịch ưng chọn một điểm
đến thân thiện môi trường và sẽ trả phí bảo hiểm 25 USD cho 1 đêm lưu trú
5
. Để
đón đầu xu thế này, tỉnh cần chủ động có biện pháp cải thiện điều kiện môi
trường cho Vịnh Hạ Long và mở rộng dịch vụ du lịch sinh thái so với mức hiện

tại.
 Tìm kiếm trải nghiệm chân thực: Khách du lịch ngày nay có nhu cầu
ngày càng tăng về du lịch trải nghiệm chân thực. Kết quả nhiều nghiên cứu cho
thấy nhu cầu ngày càng tăng về du lịch trải nghiệm chân thực cho phép khách du
lịch tiếp xúc trực tiếp với người dân địa phương. UNWTO có nêu trong “Cẩm
nang Phát triển Sản phẩm Du lịch” rằng: “Người tiêu dùng hiện đại tìm kiếm các
3
Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế
4
PR Newswire 2011. “Conde Nast Traveler Announces Winnners of the 2011 World Savers Awards” - “Conde
Nast Traveler công bố những công ty du lịch thắng giải thưởng Người cứu thế giới của năm 2011”
5

Khảo sát 700 thành viên người Mỹ của TripAdvisor
8

trải nghiệm lôi cuốn sự tham gia, phù hợp với từng cá nhân và đáng nhớ - và
trên tất cả, tính thực tế có ý nghĩa đặc biệt mạnh mẽ đối với du lịch”
6
và trong
Báo cáo Các Xu hướng Du lịch Thế giới
7
của ITB có nêu “Nhiều người quay
lưng lại với “thế giới du lịch” nhân tạo và thay vào đó tìm kiếm những điểm đến
du lịch và trải nghiệm chân thực với những hoạt động được tiếp xúc nhiều hơn

với cộng đồng địa phương…”. Các hoạt động trải nghiệm chân thực bao gồm
các lớp học nấu ăn, lưu trú tại nhà dân và các lễ hội bản địa, phản ánh những nét
văn hóa của điểm đến. Quảng Ninh có thể phát triển một lợi thế của tỉnh thông
qua khai thác những tài sản văn hóa bản địa và xây dựng các gói sản phẩm hấp
dẫn đặc biệt cho khách du lịch quốc tế.
1.2. Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam và Những cơ hội cho
phát triển du lịch Việt Nam
Sự bùng nổ của ngành kinh tế du lịch là một xu hướng tất yếu, khách quan trên
phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, sự đi lại của con người và ăn nghỉ là quá trình tự
nhiên. Do vậy, nhu cầu này trở nên ngày càng cao trong xã hội hiện đại.
Mặt khác, xu hướng hợp tác đa phương và song phương của các quốc gia trên
thế giới để đạt mục tiêu hòa bình và hữu nghị chính là động lực làm cho du lịch

phát triển và có vị thế hết sức quan trọng trong nền kinh tế của tất cả các quốc
gia.
Du lịch giúp thúc đẩy các hoạt động thương mại, giúp cho các dân tộc trên thế
giới xích lại gần nhau về mặt văn hóa, ngôn ngữ và du lịch cũng góp cho người
của quốc gia này mang tiền, tài sản của mình sang đầu tư ở quốc gia khác.
Theo Tổ chức du lịch thế giới
8
, năm 2012 tổng thu từ du lịch quốc tế ở các điểm
đến trên toàn thế giới đạt 1.075 tỷ USD, tăng 4% so với con số đạt 1.042 tỷ USD
năm 2011. Con số tăng trưởng này đại diện cho 4% tăng về số lượt khách du
lịch quốc tế, đạt 1.035 triệu lượt năm 2012. Tổng thu từ hoạt động vận chuyển
khách du lịch quốc tế tăng 219 triệu USD, đưa tổng thu xuất khẩu từ du lịch

quốc tế năm 2012 lên 1,3 nghìn tỷ USD.
Quảng Ninh cần phải nắm bắt xu thế này để thực hiện triển khai nhanh chóng và
kịp thời những giải pháp chuyển đổi nền kinh tế từ ‘nâu’ sang ‘xanh’ trong đó
du lịch là kinh tế chủ lực.
Trong nửa thập kỷ qua, ngành công nghiệp du lịch Việt nam đã phát triển cực kỳ
mạnh mẽ với những tăng trưởng lớn cả về số lượng khách du lịch nói chung và
số lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam nói riêng. Tổng thu nhập từ khách
du lịch quốc tế tới Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng 8%/ năm, từ mức 43 nghìn
tỷ VND năm 2006 lên đến 72 nghìn tỷ VND năm 2012
9
. Số lượng khách du lịch
6

Tổ chức Thương mại Thế giới
7
Báo cáo Các Xu hướng Du lịch Thế giới của ITB 2012-2013
8
Nguồn:
9
Euromonitor
9

tăng gấp đôi từ 3,5 triệu lên đến 6,8 triệu khách trong cùng thời kỳ, như thể hiện
ở Hình 4
10

dưới đây.
Hình 4: Sự phát triển nhanh chóng của du lịch Việt Nam

Doanh thu từ khách du lịch quốc tế ngày càng tăng … … cũng như số lượng khách du lịch
72
68
64
57
57
54
46
43

0
20
40
60
80
Thu nhập (Nghìn tỷ VND)
+8%
20122011201020092008200720062005
6,848
6,014
5,050
3,747

4,236
4,229
3,584
3,478
0
2,000
4,000
6,000
8,000
2011201020092008200720062005
Số lượng khách du lịch (triệu)
+10%

2012
Nguồn: Euromonitor, Tổng cục Thống kê Việt Nam

Để tạo đà cho những tăng trưởng bứt phá đó, Chính phủ đã đặt ra những mục
tiêu đầy tham vọng để phát triển hơn nữa đối với ngành du lịch đến năm 2020.
Số lượt khách quốc tế dự kiến sẽ tăng 6,8 triệu lượt năm 2012 lên 10,5 triệu lượt
năm 2020, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm là 6%
11
. Tổng thu nhập từ du lịch dự
kiến cũng tăng từ 6 tỷ USD lên 18,5 tỷ USD năm 2020
12
. Du lịch nội địa cũng là

đối tượng phát triển với tổng số khách du lịch trong nước dự kiến đạt 47,5
triệu
13
lượt khách du lịch. Nhằm phục vụ số lượng khách du lịch ngày càng gia
tăng, cơ sở hạ tầng về sức chứa cần được cải thiện đáng kể với số lượng phòng
khách sạn tăng lên gấp đôi từ 256.000 lên 580.000 buồng vào năm 2020 và cần
tăng cường tập trung vào du lịch sinh thái xanh và tính bền vững nhằm giảm áp
lực cho môi trường
14
. Ngành du lịch lúc đó sẽ tạo ra 870.000 cơ hội việc làm
trực tiếp trong bộ phận dịch vụ, như thể hiện ở Hình 5 dưới đây.
10

Tổng Cục Thống kê Việt Nam
11
Tổng Cục Du lịch Việt Nam
12
Tổ chức Du lịch Thế giới
13
Euromonitor “Strategy on Vietnam’s Tourism Development Until 2020” - “Chiến lược Phát triển Du lịch Việt
Nam đến năm 2020”
14
Euromonitor “Strategy on Vietnam’s Tourism Development Until 2020” - “Chiến lược Phát triển Du lịch Việt
Nam đến năm 2020”
10


Hình 5: Chính phủ đã đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng
để phát triển hơn nữa trên toàn quốc
Nguồn: Tổng cục DL VN; Tổ chức DL Thế giới LHQ; Euromonitor.
“Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 về Chiến lược phát triển du lịch Việt nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030 và Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013
về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Thủ tướng Chính phủ .
Khách quốc tế Tổng thu du lịch Chỉ tiêu việc làm
3,7
5
6
7,5
10,5

0
5
10
15
Triệu người
2009 2010 2011 20202015
3
4,5
6
10,3
18,5
0

10
20
2015 2020
Tỷ ($)
2009 2010 2011
870
620
0
500
1,000
2015 2020
Nghìn

25
28
33
37
47,5
0
20
40
60
Triệu người
20202015201120102009
219

236
256
390
580
0
200
400
600
20102009
Nghìn
202020152011
Khách nội địa

Cơ sở lưu trú (Buồng lưu trú)
Tính bền vững
• Các sản phẩm du lịch “xanh" tôn
trọng môi trường tự nhiên và văn hóa
địa phương
• Tập trung vào du lịch biển đảo và du
lịch sinh thái

1.3. Quảng Ninh với du lịch Việt Nam và khu vực
Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một trong những điểm thu hút du lịch ở
khu vực Đông Nam Á. Theo kết quả điều tra do Tập đoàn Tư vấn Boston thực
hiện đối với 1.000 khách du lịch, 43% khách

15
trả lời có kế hoạch đi du lịch Việt
Nam trong vòng 5 năm tới, đây là một tỷ lệ cao hơn so với bất kỳ quốc gia nào
khác trong khu vực. Quảng Ninh sở hữu điểm đến du lịch hấp dẫn Vịnh Hạ
Long là một trong những yếu tố dẫn đến nhu cầu này. Cuộc khảo sát cũng cho
thấy trong số những khách du lịch được phỏng vấn đã đến Việt Nam, có 67%
khách đã đi thăm vịnh Hạ Long. So với Hạ Long thì thành phố Hồ Chí Minh và
thủ đô Hà Nội là những điểm đến du lịch nổi tiếng hơn bởi các thành phố này
làm tốt hơn trong việc tổ chức những tour đi thăm các điểm đến du lịch của Việt
Nam có tầm quốc tế bao gồm Hội An, Đồng bằng sông Mê Kông, Huế và các
nơi khác. Những khách du lịch được phỏng vấn có chung ấn tượng tốt: trong số
những người được phỏng vấn đã thăm Vịnh Hạ Long có 58% khách du lịch tự

đánh giá trải nghiệm của mình ở mức “Tuyệt vời”, đây là thứ hạng cao nhất
được đặt ra trong nội dung khảo sát. Mặc dù với kết quả khả quan như vậy
nhưng hiện vẫn còn nhiều những yếu tố cản trở mà tỉnh cần xử lý để Quảng
Ninh trở thành điểm đến có khả năng cạnh tranh cao so với những điểm đến
khác trên toàn quốc và trong khu vực. Xuyên suốt nội dung bản quy hoạch này
có bàn nhiều về những yếu tố cản trở và các giải pháp đề xuất.
15
Chỉ bao gồm những người được phỏng vấn chưa đến Việt Nam
11

×