Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

báo cáo tổng hợp QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TÂN KỲ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.88 KB, 40 trang )

MỤC LỤC
SV: Phạm Thị Duyên - Lớp: KT4-K12
1
DANH MỤC VIẾT TẮT
SXKD : Sản xuất kinh doanh
CP : Cổ phần
CPKD : Chi phí kinh doanh
LN : Lợi nhuận
DTBH : Doanh thu bán hàng
NVL : Nguyên vật liệu
CCDC : Công cụ dụng cụ
KCT : Kho công ty
KDDLR : Kho dở dang lắp ráp
KDDSX : Kho dở dang sản xuất
VCSH :Vốn chủ sở hữu
GVHB : Giá vốn hàng bán
GTGT : Giá trị gia tăng
LNG : Lợi nhuận gộp
BTC : Bộ tài chính
KKTX : Kê phai thường xuyên
VKD : Vốn kinh doanh
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
SV: Phạm Thị Duyên - Lớp: KT4-K12
2
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SV: Phạm Thị Duyên - Lớp: KT4-K12
3
SV: Phạm Thị Duyên - Lớp: KT4-K12
4
SV: Phạm Thị Duyên - Lớp: KT4-K12
5


SV: Phạm Thị Duyên - Lớp: KT4-K12
6
LỜI MỞ ĐẦU
Bộ phận kế toán là phần không thể thiếu của bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp
nào, bộ phận này có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Việc đi sâu nghiên cứu và
phân tích hoạt động tài chính – kế toán giúp doanh nghiệp thấy được những mặt
được và chưa được của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó có biện
pháp và phương hướng để hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, từ đó công
ty sẽ đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Để hiểu sâu và vận dụng các kiến thức đã học tại trường Đại học kinh tế
quốc dân về chuyên ngành kế toán – tài chính, em đã thực tập tại phòng Tài chính –
Kế toán của Công ty cổ phần công nghiệp điện Tân Kỳ, tiến hành tìm hiểu thực tế
về bộ phận này và các hoạt động của bộ phận này trong công ty.
Bài báo cáo thực tập tổng hợp của em có ba phần như sau:
Phần 1: tổng quan về đặc điểm kinh tế- kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản
lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần công nghiệp điện Tân Kỳ
Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty cổ phần
công nghiệp điện Tân Kỳ
Phần 3: một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại công ty
cổ phần công nghiệp điện Tân Kỳ
SV: Phạm Thị Duyên - Lớp: KT4-K12
7
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY
CP CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TÂN KỲ.
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CP công nghiệp điện Tân Kỳ.
1.1.1 Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp.
- Tên công ty: Công ty cổ phần công nghiệp điện Tân Kỳ.
- Tên giao dịch: TAN KY INDUSTRY ELECTRICAL JOINT STOCK

COMPANY.
- Tên viết tắt: TAN KY IN.JSC
- Hình thức doanh nghiệp: công ty cổ phần.
- Địa chỉ trụ sở chính: số nhà A203 tập thể viện máy và dụng cụ công
nghiệp, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
- Địa chỉ văn phòng giao dịch: Số 2, ngõ 82, phố Chùa Láng- Láng Thượng-
Đống Đa- Hà Nội.
- Địa chỉ nhà máy sản xuất: khu công nghiệp Lại Yên- Hoài Đức- Hà Nội.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 0103009069. Công ty thành lập
ngày: 14/11/2005.
- Mã số thuế: 0101819571.
- Điện thoại: 04.37.759.975
- Fax: 04.37.759.974
- Email:
* Quá trình hình thành và phát triển
- Công ty cổ phần công nghiệp điện Tân Kỳ được thành lập vào ngày
14/11/2005 theo giấy đăng ký kinh doanh số: 0103009969. Công ty có 03 cổ đông
sáng lập gồm: Ông Vũ Hồng Quân, Bà Khương Thị Thanh Hà và Bà Lê Thị Phúc.
Vốn điều lệ ban đầu của công ty khi mới thành lập: 1.000.000.000Đ (Một tỷ đồng).
Năm 2008 tăng vốn điều lệ lên thành: 5.000.000.000 (Năm tỷ đồng). Năm 2011,
vốn chủ sở hữu tăng lên thành 6.000.000.000 (Sáu tỷ đồng) và đến thời điểm hiện
tại vốn chủ sở hữu là 9.000.000.000( chín tỷ đồng).
SV: Phạm Thị Duyên - Lớp: KT4-K12
8
- Ngày mới thành lập, công ty chuyên sản xuất và lắp đặt các thiết bị điện,
tủ điện, số lượng nhân viên còn ít, hệ thống máy móc còn đơn giản. Sau hơn 8 năm
thành lập và phát triển, Công ty cổ phần công nghiệp điện Tân Kỳ đã mở rộng qui
mô sản xuất, số lượng lao động tăng lên, hệ thống máy móc được trang bị khá hiện
đại để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, công ty phần công nghiệp
là đại lý chính thức cung cấp các thiết bị điện của hãng ABB – Hãng nổi tiếng trên

thế giới về thiết bị điện. Công ty đã trở thành đơn vị có tiếng trong ngành điện công
nghiệp về thiết kế, cung cấp và lắp đặt các thiết bị điện, tủ điện, trạm Kiost điện
trung thế và hạ thế trên thị trường và trúng nhiều gói thầu lớn của điện lực các tỉnh
thuộc khu vực phía Bắc.
- Từ năm 2010, công ty trở thành đại lý chính thức của hãng thiết bị điện
ABB. Doanh số hàng năm luôn đạt vượt chỉ tiêu đề ra. Năm 2010, tổng doanh số
đặt hàng về thiết bị điện ABB đạt hơn 38 tỷ đồng và năm 2011 là 45 tỷ đồng. Năm
2012 mặc dù kinh tế khó khăn song công ty vẫn đạt được doanh số là 48 tỷ đồng.
1.1.2 Phương châm hoạt động của công ty.
- Khách hàng là đối tác quan trọng.
- Uy tín của công ty là yếu tố then chốt.
- Con người là nền tảng của sự bền vững.
- Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố tạo nên sự khác biệt.
1.1.3 Một số dự án tiêu biểu của công ty.
- Lắp ráp trạm kios 1000kvA.
- Dự án đô thị Xa La.
- Thi công lắp đặt trạm biến áp Thăng Bình – Quảng Nam.
- Dự án N05
1.1.4 Một số nhà cung cấp chính của công ty.
- Công ty TNHH ABB.
- Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Tuấn Minh.
- Công ty CP thương mại Trường Lộc Phát.
- Công ty CP chế tạo thiết bị điện Việt Nam.
- Công ty CP công nghiệp điện 2K.
SV: Phạm Thị Duyên - Lớp: KT4-K12
9
1.1.5 Một số khách hàng quen thuộc của công ty
- Công ty CP thương mại Emic.
- Công ty xây dựng số 1- Vinaconex 1
- Công ty xây dựng số 2- Vinaconex 2.

- Công ty CP tư vấn đầu tư và xây dựng.
1.1.6 Các ngân hàng doanh nghiệp hay giao dịch.
- Ngân hàng TMCP Quân Đội- CN Tây Hà Nội
- Ngân hàng đầu tư và phát triển.
- Ngân hàng TMCP An Bình.
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP công nghiệp
điện Tân Kỳ.
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty CP công nghiệp điện Tân Kỳ
 Chức năng:
- Công ty thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh với mặt hàng chủ yếu là:
các thiết bị đóng cắt trung thế từ 24kV đến 40,5kV và các thiết bị đóng cắt hạ thế,
các loại máy phát điện, trạm biến áp…
- Có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài sản và con dầu riêng.
- Đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp góp phần công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước.
 Nhiệm vụ:
- Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân thủ
nghiêm chỉnh qui định của pháp luật.
- Tuân thủ những pháp luật của nhà nước về quản lý tài chính, các giao dịch
đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện những cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại
thương và các hợp đồng liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty.
- Thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước.
- Xây dựng an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường.
- Quản lý, đào tạo cán bộ công nhân viên.
- Quản lý sử dụng vốn kinh doanh theo đúng chế độ, qui định của pháp luật.
- Thực hiện nghĩa vụ với người lao động, phân phối thu nhập hợp lý, chăm
sóc đời sống tinh thần cho người lao động.
SV: Phạm Thị Duyên - Lớp: KT4-K12
10
1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty CP công nghiệp

điện Tân Kỳ.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm:
 Kinh doanh các sản phẩm:
• Loại thiết bị, đóng cắt cao thế, trung thế và các loại rơle bảo vệ cho trạm
biến áp đến 220kV.
• Các loại máy biến áp làm mát bằng dầu, máy biến áp khô có điện áp đến
35kV.
• Các loại máy phát điện từ 3kVA đến 1600kVA.
• Các loại thiết bị phân phối và bảo vệ lưới điện hạ thế đến 690V như máy
cắt hạ thế, aptomat, congtacto, rơle nhiệt, tụ điện, bộ tự động bù hệ số công suất, bộ
chuyển đổi nguồn tự động, role hòa đồng bộ, rơle bảo vệ điện áp và dòng điện…
• Các loại cáp điện hạ thế và trung thế.
• Các loại phụ kiện đầu nối và lắp đặt như hộp nối,Elbow, kẹp cực, ghíp nối
cách điện, đầu cốt…
 Các sản phẩm thiết kế, lắp đặt tại nhà máy:
• Thiết kế, chế tạo, cung cấp và lắp đặt các tủ điện trung thế, hạ thế, tủ điều
khiển bảo vệ và tủ tự động hóa trong công nghiệp.
• Tủ hợp bộ trung thế( Metal, Encloser, Modul) 7,2/12/24/35KV.
• Tủ điều khiển và bảo vệ cho trạm và đường dây 12/24/35/110KV.
• Các loại trạm biến áp hợp bộ( kiost) công suất từ 100KVA đến 2500KVA.
• Các tủ phân phối và bảo vệ lưới điện từ 15A đến 6000A, tủ hòa đồng bộ,
tủ tự động tụ bù cos từ 10KVA đến 1500KVA, tủ chuyển đổi nguồn ATS và các tủ
bảo vệ động cơ được sử dung tại ngành điện lực, nhà chung cư cao tầng, nhà máy
điện, nhà máy giấy, nhà máy cán thép…
• Sản xuất các vỏ tủ điện, thang cáp, máng cáp và các sản phẩm cơ khí khác
cho các nhà máy và các công trình công nghiệp và dân dụng.
 Xây lắp:
• Xây lắp và lắp đặt các công trình điện cho các khu chung cư cao tầng, cho
các nhà máy, trạm điện đến 35KV.
SV: Phạm Thị Duyên - Lớp: KT4-K12

11
• Xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp với những công trình trạm
điện đến 35KV.
• Bảo hành, bảo dưỡng và thiết kế cải tạo các hệ thống dây chuyền sản xuất
cho các nhà máy giầy, nhà máy cán thép, trạm điện…
1.2.3 Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất của công ty CP công nghiệp
điệnTân Kỳ
* Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty
Sơ đồ

Sơ đồ 1-1: Qui trình sản xuất của công ty CP công nghiệp điện Tân Kỳ
( Nguồn: Phòng tài chính- kế toán)
Từ sơ đồ trên ta có các bước như sau:
 Bước 1: công ty nhận đơn đặt hàng của khách, chuyển đơn hàng xuống
phòng kỹ thuật sau khi đã xem xét và duyệt đơn hàng. Phòng kỹ thuật tiếp nhận đơn
hàng, lập bản vẽ kỹ thuật, thiết kế theo yêu cầu của khách hàng. Căn cứ vào bản vẽ
lập dự kiến vật tư, chuyển dự kiến xuống phòng kế toán để kiểm tra số lượng vật tư
trong kho. Dựa vào đó lập đề xuất mua vật tư
 Bước 2: căn cứ vào đề xuất mua chuyển xuống cho bộ phận thu mua đi
mua nguyên vật liệu.
SV: Phạm Thị Duyên - Lớp: KT4-K12
12
KDDLR
KDDSX
Xuất
NVL
Máy
hàn
KCT
Mua NVL

Máy
Cắt
tôn
Máy
chấn
Máy
phun
sơn
Vỏ tủ điện
Lắp ráp
Bản vẽ kỹ
thuật
Các
tủ
điện
 Bước 3: hàng mua về kiểm tra chất lượng, xem vật tư nào cần phải đi thí
nghiệm thì đem đi thí nghiệm còn lại nhập kho công ty( KCT)
 Bước 4: hàng từ KCT được xuất sang hai kho: kho dở dang lắp
ráp( KDDLR) và kho dở dang sản xuất( KDDSX).
 Bước 5: tại KDDSX việc sản xuất được tiến hành như sau:
+ Xuất tôn cho vào máy cắt tôn, cắt theo kích thước đặt hàng của khách và
theo bản vẽ thiết kế từ phòng kỹ thuật chuyển xuống.
+ Cho tôn vào máy chấn sử dụng kết hợp với thép lá cán nguội với kích
thước hợp với bản thiết kế, bulong, ốc vít, bản lề, nắp hòm công tơ, kính lắp hòm
công tơ ghép thành một vỏ tủ.
+ Dùng máy phun sơn, phun đều vỏ tủ tạo thành một vỏ tủ điện hoàn chỉnh.
+ Chuyển vỏ tủ điện sang bộ phận lắp ráp.
 Bước 6: Tại KDDLR: sau khi nhận được vật liệu dùng máy hàn, hàn thanh
đồng, bọc vỏ nhựa cách điện, đục lỗ thanh đồng các loại. Sau đó lắp ráp các phụ
kiện với nhau, lắp ráp thanh tiếp địa, bộ chống sét lan truyền, atomat, congtacto,

phụ kiện liên động ACB, cuộn cắt, cuộn đóng lắp ráp vào vỏ tủ điện.
 Bước 7: sau khi đưa vào vỏ tủ điện sản phẩm được hoàn thành là các tủ
điện như: tủ công tơ, tủ điều khiển, tủ phân phối, tủ tổng, tủ tự động tụ bù, tủ
chuyển đổi nguồn ATS
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất- kinh doanh của công ty CP
công nghiệp điện Tân Kỳ.
* Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh
Qui mô công ty nhỏ nên công ty lựa chọn cấu trúc tổ chức bộ máy quản lý
theo chức năng với ít cấp quản lý khá phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện tại của
công ty. Theo cách phân cấp quản lý này, công ty có 2 cấp quản lý: tất cả mọi hoạt
động trong công ty đều đặt dưới quyền điều hành của Ban giám đốc, ban giám đốc
trong đó Chủ tịch hội đồng quản trị (kiêm Giám đốc) điều hành chung , Phó giám
đốc quản lý trực tiếp, quản lý về mặt kinh tế. Dưới Ban giám đốc là trưởng các
phòng ban (hoặc quản đốc đối với phân xưởng sản xuất) thực hiện quản lý, phân
công, đôn đốc công việc trong bộ phận đó theo định hướng chung của công ty do
ban giám đốc đã đề ra, tham mưu cho ban giám đốc.
SV: Phạm Thị Duyên - Lớp: KT4-K12
13
* Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ1-2: Cấu trúc tổ chức công ty Cổ phần công nghiệp điện Tân Kỳ.
(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự)
* Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:
- Chức năng, nhiệm vụ của chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc:
+ Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công
ty; quyết định chiến lược , kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và ngắn hạn và kế
hoạch kinh doanh hàng năm của công ty.
+ Quyết định phương án bố trí cơ cấu tổ chức, nhân sự và các qui chế quản
lý nội bộ của công ty.
+ Ký kết các hợp đồng kinh tế.
+ Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền

chào bán của từng loại, quyết định huy động vốn theo hình thức khác.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối
với phó giám đốc, kế toán trưởng của công ty sau khi có sự chấp thuận bằng văn
bản; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các cán bộ quản lý quan trọng khác của công
ty; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó theo những
qui định của pháp luật.
+ Giám sát chỉ đạo cấp dưới trong điều hành công việc kinh doanh hang
ngày của công ty.
SV: Phạm Thị Duyên - Lớp: KT4-K12
14
Chủ tịch hội đồng quản trị -
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kế
toán-tài chính
Phòng kỹ thuật-
kinh doanh
Phòng hành
chính-nhân sự
Phân xưởng
sản xuất
+ Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức
hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
- Chức năng, nhiệm vụ của phó giám đốc:
+ Giúp việc cho giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty
theo sự phân công của giám đốc.
+ Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và
chịu trách nhiệm trước giám đốc về hiệu quả các hoạt động.
- Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán- tài chính:
+ Chức năng: tham mưu về lĩnh vực tài chính- kế toán và thực hiện toàn bộ

công tác tài chính kế toán theo đúng luật kế toán doanh nghiệp.
+ Nhiệm vụ:
 Tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty theo đúng qui định của nhà nước.
 Theo dõi công nợ của công ty, phản ánh, đề xuất kế hoạch thu- chi
tiền mặt và các hình thức thu chi khác.
 Hạch toán lỗ, lãi; giúp giám đốc nắm chắc nguồn vốn, biết rõ số lời,
số lỗ.
 Lập kế hoạch vay và sử dụng các loai vốn: cố định, lưu động phục vụ
kinh doanh
 Bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán
 Lập các báo cáo tài chính, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
- Chức năng, nhiệm vụ của phòng kỹ thuật- kinh doanh:
+ Chức năng: tham mưu, tư vấn cho ban lãnh đạo công ty về định hướng
chiến lược phát triển dự án và các kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu thị trường, tìm
kiếm các phương án, cơ hội kinh doanh theo hướng mới; tham mưu cho ban giám
đốc công tác quản lý vật tư, thiết bị, lập trình duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ,
làm hồ sơ hoàn công công trình.
+ Nhiệm vụ:
 Lập và chủ trì thực hiện các kế hoạch kinh doanh của công ty.
 Xây dựng, đề xuất kế hoạch mua hang, dự trữ hang.
SV: Phạm Thị Duyên - Lớp: KT4-K12
15
 Kiểm tra, đôn đốc, tham mưu cho ban giám đốc về lĩnh vực quản lý,
sử dụng phương tiện máy móc, thiết bị trong toàn công ty.
 Xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu.
 Lập kế hoạch vật tư.
 Tham mưu công tác xây dựng qui định các phương pháp thử nghiệm
và kiểm tra chất lượng, kiểm nghiệm vật tư, đưa vật tư đi thí nghiệm.
- Chức năng, nhiệm vụ của phòng hành chính- nhân sự:

+ Chức năng: giúp việc cho giám đốc về công tác quản lý hành chính và
nguồn nhân lực của công ty.
+ Nhiệm vụ:
 Xây dựng bộ máy tổ chức công ty và bố trí nhân sự( cho các phòng
chức năng nghiệp vụ và các đơn vị kinh doanh thuộc công ty) phù hợp và đáp ứng
yêu cầu hoạt động và phát triển kinh doanh của công ty.
 Xây kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên.
 Xây dựng chương trình, nội dung tổ chức các sự kiện cho công ty
như: sơ kết, tổng kết công tác, lễ kỷ niệm ngày thành lập công ty.
 Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên toàn công ty, giải quyết thủ tục
và chế độ chính sách liên quan đến vấn đề nhân sự - lao động – tiền lương( tuyển
dụng, hợp đồng lao động, nghỉ việc, bổ nhiệm, bãi nhiệm, điều động, thi đua, khen
thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu…)
 Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính, con dấu và quản lý tài
sản. Thực hiện công tác lưu trữ các loại hồ sơ, tài liệu.
- Chức năng, nhiệm vụ của phân xưởng sản xuất:
+ Trực tiếp thực hiện hoạt động sản xuất theo từng đơn đặt hàng.
+ Quản lý vật tư
+ Báo cáo vật tư hàng tháng, quí, năm cho giám đốc; kiểm kê vật tư
+ Giao nhận hàng và xuất bán.
+ Lắp đặt vật tư, thiết bị theo công trình.
* Mối liên hệ giữa các phòng ban
Các phòng ban trong công ty tuy mỗi phòng có một công việc, nhiệm vụ
riêng song lại có mối liên hệ mật thiết, thống nhất từ trên xuống dưới, phòng này hỗ
SV: Phạm Thị Duyên - Lớp: KT4-K12
16
trợ phòng kia. Ví dụ: phòng kỹ thuật- kinh doanh phối hợp với phòng tài chính- kế
toán( phòng kỹ thuật nhờ phòng kế toán chếc hàng tồn kho để làm đề xuất mua vật
tư); phòng kế toán với phân xưởng sản xuất là hỗ trợ nhau( thường xuyên đối chiếu
số liệu trên sổ sách kế toán với thẻ kho, số lượng tồn kho, cùng theo dõi tiến độ thực

hiện dự án…)
1.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty CP công nghiệp
điện Tân Kỳ.
1.4.1 Khái quát về kết quả sản xuất sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần
công nghiệp điện Tân Kỳ năm 2009, 2010 và năm 2011.
Căn cứ vào nguồn tài liệu của công ty cung cấp ta có bảng sau:
Kết quả kinh doanh của công ty trong năm 2009,2010, 2011
ĐVT:1000 VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh năm
2009-2010
So sánh năm 2010-
2011
Số tiền
Tỷ
lệ(%)
Số tiền
Tỷ
lệ(%)
DTBH và
CCDV
20.980.000 31.789.000 56.456.000 10.809.000 51,52 24.667.000 77,6
GVHB 17.750.000 25.899.000 45.879.000 8.149.000 45,9 19.980.000 77,1
LNG 3.230.000 5.890.000 10.577.000 2.660.000 82,3 4.687.000 79,6
CPKD 2.250.000 4.500.000 8.075.000 2.250.000 100 3.575.000 79,4
LN thuần 980.000 1.390.000 2.502.000 410.000 41,8 1.112.000 80
LN khác (60.790) (151.160) (214.000) 90.370 148 62.840 41,6
LNTT 919.210 1.238.840 2.288.000 319.630 34,77 1.049.160 84,69
Thuế
TNDN

229.802,5 309.710 572.000 79.907,5 34,77 262.290 84,69
LNST 689.407,5 929.130 1.716.000 239.722,5 34,77 786.870 84,69
TN BQ 4.500 5.083 6.400 583 12,95 1.317 25,9
Bảng 1-1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3
năm 2009,2010 và 2011
(Nguồn: Phòng kế toán-tài chính)
SV: Phạm Thị Duyên - Lớp: KT4-K12
17
Qua Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm2009,
2010 và 2011 cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty phát triển tốt. Doanh thu
năm 2011 tăng 24.667.000.000VNĐ tương đương với tỷ lệ tăng 77,60% so với
năm 2010 và năm 2010 tăng 10.809.000.000VNĐ tương ứng tỷ lệ tăng 51,52%. Lợi
nhuận trước thuế năm 2011 tăng 1.049.160 VNĐ tương đương với tỷ lệ tăng
84,69% so với năm 2010, năm 2010 cũng tăng 319.630.000VNĐ tương ứng tăng
34,77% so với năm 2009 trong đó tỷ lệ tăng của tổng lợi nhuận trước thuế tăng
nhanh hơn tỷ lệ tăng của doanh thu. Tuy nhiên về mặt chi phí của công ty tăng dần
qua các năm nhất là năm 2011 so với năm 2010 thì GVHB tăng với tỷ lệ gần bằng
tỷ lệ tăng của doanh thu. Điều này cho thấy công ty kiểm soát chi phí GVHB chưa
tốt mặc dù CPKD của năm 2010-2009 là khá cao, sang năm 2011-2010 đã giảm đi.
Công ty cần xem lại khâu kiểm soát chi phí của mình để tăng LN được cao hơn.
Thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước, năm 2011 thu nhập
bình quân đầu người đạt: 6.400.000 VNĐ/người 1 tháng, tăng 25,9% so với năm
2010.
1.4.2 Khái quát tình hình tài chính của công ty CP công nghiệp điện Tân Kỳ.
1.4.2.1 Khái quát về vốn chủ sở hữu
• Do công ty CP công nghiệp điện Tân Kỳ là công ty cổ phần nên vốn chủ
sở hữu do các cổ đông đóng góp. Danh sách các cổ đông sáng lập:
+ Vũ Hồng Quân
+ Khương Thị Thanh Hà
+ Dương Thị Phúc

• Qui mô vốn kinh doanh
ĐVT: VND
STT Số tiền
1. Vốn điều lệ 9.000.000.000
2. Mệnh giá cổ phần 100.000 đồng/cổ phần
3. Số cổ phần đã đăng ký mua 90.000 cổ phần
4. Loại cổ phần Cổ phần phổ thông
• Tỉ lệ vốn góp và số tiền góp vốn như sau:
SV: Phạm Thị Duyên - Lớp: KT4-K12
18
STT Tên cổ đông Tỉ lệ góp vốn Số cổ phần Giá trị cổ phần
1 Vũ Hồng Quân 65% 58.500 5.850.000.000
2 Khương Thị Thanh Hà 25% 22.500 2.250.000.000
3 Dương Thị Phúc 10% 9000 900.000.000
Tổng 100% 90.000 9.000.000.000
Nguồn: công ty CP công nghiệp điện Tân Kỳ
1.4.2.2 Công tác huy động vốn tại công ty:
• Công ty là công ty cổ phần nên nguồn vốn kinh doanh của công ty là vốn
chủ sở hữu do các cổ đông góp. Để tăng vốn kinh doanh, lợi nhuận sau thuế thu
được hàng năm được quyết định không chia cho các cổ đông mà giữ lại làm nguồn
vốn kinh doanh để tự đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển cho công ty.
• Ngoài ra, công ty hiện nay là đại lý chính thức của hang thiết bị điện ABB
– Công ty TNHH ABB. Với doanh số bán hàng năm cao và tăng mạnh qua các năm
nên được hưởng ưu đãi tín dụng: thanh toán chậm trong vòng 45 ngày kể từ ngày
nhận hàng.
• Công ty cũng thực hiện vay vốn các ngân hàng thương mại. Nguồn tài sản
có giá trị khá lớn nên hạn mức tín dụng vay ngân hàng của công ty khá cao. Kết hợp
với việc tạo dựng mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng nên công ty vay vốn từ
các ngân hàng khá thuận lợi. Từ đó bổ sung nguồn vốn khá lớn cho công ty phục vụ
hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.4.2.3 Phân tích tình hình tài chính của công ty
• Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty
Căn cứ theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán
của công ty trong năm 2009, 2010 và 2011 ta có bảng sau:
SV: Phạm Thị Duyên - Lớp: KT4-K12
19
Đơn vị: 1000VNĐ
Các chỉ
tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh năm 2010-
2009
So sánh năm 2011-
2010
Giá trị
Tỷ
lệ(%)
Giá trị Tỷ lệ
DTBH 20.980.000 31.789.000 56.456.000 10.809.000 51,52 24.667.000 77,60%
LNKD 919.210 1.238.840 2.288.000 319.630 34,77 1.049.160 84,69%
VKDB
Q
13.771.940 17.998.484 26.261.716 4.226.544 30,8 8.263.232 45,91%
Hệ số
DT trên
vốn(lần)
1,46 1,77 2,15 0,31 0,38
Hệ số
LN trên
vốn(lần)

0,06 0,06 0,09 0 0,03
Bảng 1-2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong năm
2009,2010 và 2011
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)
Qua kết quả tính toán ở trên cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa
tốt, cụ thể:
- Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh của công ty năm 2011 tăng 0,38( lần)
so với năm 2010 và năm 2010 tăng 0,31( lần) so với năm 2009, tuy nhiên mức tăng
này vẫn còn ở mức thấp. Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh năm 2011 là 2,15
cho thấy 1 triệu đồng vốn kinh doanh chỉ tạo ra 2.150.000 đồng doanh thu.
- Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh của công ty năm 2011 tăng 0,03(lần)
so với năm 2010 hơn những năm trước tuy nhiên mức tăng này vẫn còn ở mức
thấp. Năm 2010-2009 hệ số này bằng 0 sang năm 2011-2010 tuy đã có khởi sắc
nhưng chưa nhiều.Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm 2011 là 0,09 cho thấy 1
triệu đồng vốn kinh doanh chỉ tạo ra 90.000 đồng lợi nhuận.
• Phân tích cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty CP công nghiệp
điện Tân Kỳ
SV: Phạm Thị Duyên - Lớp: KT4-K12
20
Đơn vị tính: 1000VNĐ
Các chỉ
tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh 2010-
2009
So sánh 2011-2010
Số tiền TL Số tiền TL Số tiền TL Số tiền TL Số tiền Tỷ lệ
VCSH 3.374.125 24,5 5.662.762 25,48 6.056.503 19,99 2.288.637 67,8 393.741 6,95
Nợ phải trả 4.820.179 35 7.322.540 32,95 8.256.949 27,25 2.502.361 51,9 934.409 12,76
Vốn vay

ngân hàng
5.577.636 40,5 9.239.724 41,57 15.984.950 52,76 3.662.088 65,65 6.745.226 73,00
Tổng
nguồn
VKD
13.771.940 100 22.225.028 100 30.298.404 100 8.453.088 61,38 8.073.376 36,33
Bảng 1- 3: Phân tích cơ cấu nguồn vốn kinh doanh tại công ty
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Qua bảng kết quả trên ta thấy:
Tổng nguồn vốn kinh doanh của công tynăm 2010 tăng so với năm 2009 là
8.453.088.000 VNĐ tương ứng tỷ lệ tăng 61,38% trong đó VCSH tăng 67,8% là
khá cao chứng tỏ khả năng tự chủ về mặt tài chính cao tuy nhiên tỷ lệ đi vay ngân
hàng(65,65%) cũng gần bằng tỷ lệ tăng của VCSH chứng tỏ hiệu quả sử dụng
VCSH chưa tốt. Sang năm 2011 VCSH tăng 8.073.375.000 VNĐ tương ứng với tỷ
lệ tăng 36,33% trong đó: Vốn chủ sở hữu chỉ tăng 6,95%; Nợ phải trả tăng 12,76%;
Vốn vay ngân hàng tăng 73%. Trong tổng nguồn vốn kinh doanh, vốn vay ngân
hàng chiếm tỷ trọng cao nhất 52,76% (năm 2011) và có xu hướng tăng so với năm
2010, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 19,99% (năm 2011) và có xu hướng giảm so với
năm 2010. Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ, độc lập về tài chính của công ty
kém đi, hoạt động huy động vốn của công ty hiện nay là chưa tốt và chưa hiệu quả,
chi phí huy động vốn cao do nguồn huy động vốn chủ yếu của công ty hiện nay là
vay vốn ngân hàng
• Phân tích tình hình sử dụng tài sản tại công ty
Đơn vị tính:1000 VNĐ
SV: Phạm Thị Duyên - Lớp: KT4-K12
21
Các chỉ
tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010-2009 So sánh
Số tiền TL Số tiền TL Số tiền TL Số tiền TL Số tiền Tỷ lệ

Tài sản
ngắn hạn
11.217.619 81,5 19.227.325 86,51 27.221.652 89,85 8.009.706 71,4 7.994.327 41,58
Tài sản
dài hạn
2.554.321 18,5 2.997.702 13,49 3.076.751 10,15 443.381 17,35 79.049 2,64
Tổng
tài sản
13.771.940 100 22.225.028 100 30.298.404 100 8.453.088 61,38 8.073.376 36,33
DTBH 20.980.000 31.789.000 56.456.000 10.809.000 51,52 24.667.000
77,60
%
Lợi nhuận
kinh doanh
919.210 1.238.840 2.288.000 319.630 34,77 1.049.160
84,69
%
Bảng 1- 4: Phân tích cơ cấu tài sản tại công ty
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Qua kết quả trên ta thấy:
+ Xét về tỷ trọng tài sản: tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là tài sản ngắn
hạn, chiếm 89,85% tổng tài sản năm 2011 và 86,51% năm 2010. Công ty là công ty
chủ yếu là hoạt động sản xuất nên tỷ trọng tài sản ngắn hạn cao thì chưa hợp lý. Tuy
nhiên, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao thì công ty có khả năng thanh toán cao,
đây là dấu hiệu tốt.
+ Xét về tỷ lệ so sánh với doanh thu và lợi nhuận: Tổng tài sản năm 2011
tăng 8.073.376.000VNĐ và năm 2010 tăng 8.453.088.000VNĐ so với năm 2009,
tương ứng với tỷ lệ tăng 36,33% và 61,38%, chủ yếu là tăng tài sản ngắn hạn. Trong
đó, doanh thu bán hàng năm 2011 tăng 24.667.000.000VNĐ, tương ứng với tỷ lệ
tăng 77,60%, tăng cao hơn so với tỷ lệ tăng của tổng tài sản mặc dù năm 2010-2009

là không cao. Lợi nhuận kinh doanh năm 2011 tăng 1.122.448.278VNĐ, tương ứng
với tỷ lệ tăng 81,38%, tăng cao hơn tỷ lệ tăng của tổng tài sản và doanh thu bán
hàng tăng cao hơn năm 2009 và 2010. Như vậy, việc đầu tư, quản lý và sử dụng tài
sản của công ty khá tốt và hiệu quả hơn năm trước, đảm bảo việc tăng doanh thu
bán hàng và lợi nhuận kinh doanh.
• Các chỉ tiêu nộp Ngân sách nhà nước của công ty bao gồm:(1000đ)
Các chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm 2011
2010-2009 2011-2010
Giá trị TL Giá trị Tỷ lệ
SV: Phạm Thị Duyên - Lớp: KT4-K12
22
Thuế GTGT phải nộp 30.450 31.789 45.090 1.339 4,39 13.301 41,84
Thuế TNDN 229.802,5 309.710 572.000 79.907,5 34,77 262.290 84,69
Các loại thuế khác 100.670 130.295 211.050 29.625 29,4 80.755 61,98
Bảng 1-5: Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)
Doanh thu năm 2011 tăng cao hơn so với năm 2010 và 2009 nên công ty
cũng đóng góp vào ngân sách nhà nước nhiều hơn. Năm 2011 số tiền thuế TNDN
công ty đóng tăng so với năm 2010 là 262.290.000VNĐ tương ứng 61,98% và năm
2010 tăng so với 2009 là 79.907,5 tương ứng tăng 34,77%. Điều này chứng tỏ công
ty hoạt động tốt nên đóng góp vào cho ngân sách nhà nước.
• Công tác quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
tại công ty
Doanh thu, chi phí và lợi nhuận được bộ phận kế toán tính toán rất kỹ lưỡng,
phản ánh chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Doanh thu công ty

thu được để bù đắp các khoản chi phí. Doanh thu năm 2011 đạt hơn 56 tỷ đồng,
tăng 77,6% so với năm 2010 và 2010 tăng 51,52% so với năm 2009. Lợi nhuận kế
toán trước thuế năm 2011 đạt gần 2,3 tỷ đồng, tăng 86,26% so với năm 2010 và đều
tăng hơn so với năm 2009 và năm 2010. (Theo bảng 1: Kết quả kinh doanh của
công ty trong năm 2009, 2010 và 2011). Lợi nhuận thu được sau khi đã chi trả thuế
và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, công ty không dùng để phân phối lợi
nhuận cho các cổ đông mà Ban giám đốc quyết định bổ sung toàn bộ lợi nhuận sau
thuế vào nguồn vốn kinh doanh của công ty và sử dụng cho việc thay thế, sửa chữa
tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TÂN KỲ.
2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP công nghiệp điện Tân Kỳ
SV: Phạm Thị Duyên - Lớp: KT4-K12
23
* Bộ máy kế toán của công ty
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, sơ đồ tổ chức bộ
máy kế toán của công ty như sau:
Sơ đồ 2-1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty
(Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp)
- Kế toán trưởng: Là người quản lý cao nhất của bộ phận kế toán trong công
ty, phụ trách chung về mọi hoạt động liên quan đến tài chính, kế toán của công ty.
Bao quát chung, theo dõi, quan sát và điều hành mọi hoạt động của các kế toán
viên. Đồng thời cung cấp cho Giám đốc những ý kiến, đề xuất, báo cáo kịp thời,
chính xác và đúng đắn các thông tin liên quan đến hoạt động tài chính và kế toán
của toàn công ty.
- Kế toán bán hàng và công nợ phải thu: Phản ánh và kiểm tra tình hình xuất
kho hàng hóa. Theo dõi sổ sách chi tiết về hàng hoá, tính toán đúng giá thực tế của
hàng hóa xuất kho, trị giá vốn thực tế của hàng hoá tiêu thụ. Đồng thời theo dõi
công nợ với khách hàng và đề xuất phương án thanh toán.
- Kế toán mua hàng và công nợ phải trả: Phản ánh và kiểm tra tình hình

nhập kho hàng hóa. Theo dõi sổ sách chi tiết về hàng hoá, tính toán đúng giá thực tế
của hàng hóa nhập kho. Đồng thời theo dõi công nợ với nhà cung cấp và đề xuất
phương án thanh toán.
- Kế toán tiền lương kiêm thủ quỹ: có nhiệm vụ tính và lập bảng lương,
thưởng và các các chế đọ chính sách cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong công ty
SV: Phạm Thị Duyên - Lớp: KT4-K12
24
Kế toán
mua
hàng và
công nợ
phải trả
Kế toán
tiền
lương
kiêm thủ
quỹ
Kế
toán
ngân
hàng
Kế
toán
kho và
vật tư
Kế
toán
tổng
hợp
Kế toán trưởng

Kế toán
bán
hàng và
công nợ
phải thu
dựa trên các quy định của nhà nước, hạch toán lên phần mềm kế toán để phân bổ và
trích lương. Đồng thời theo dõi chặt chẽ tất cả các khoản thu chi tiền mặt, ghi sổ
quỹ, và lập báo cáo quỹ. Thực hiện thu chi theo lệnh của Ban giám đốc và Kế toán
trưởng.
- Kế toán ngân hàng: Theo dõi và thực hiện các hoạt động liên quan đến
ngân hàng gồm: làm thủ tục, xây dựng phương án, hồ sơ vay vốn, theo dõi lãi vay,
thời hạn vay, đáo hạn các khoan vay ở các ngân hàng. Theo dõi tài khoản tiền gửi
tại các ngân hàng của công ty và các hoạt động khác có liên quan đến ngân hàng.
- Kế toán kho và vật tư: Tại kho thủ kho dùng thẻ kho và phần mềm kế toán
kho để theo dõi về số lượng. Hàng ngày kế toán theo dõi tình hình nhập- xuất- tồn
kho qua việc ghi chép vào sổ chi tiết trên phần mềm kế toán. Cuối mỗi tháng đối
chiều với bảng Nhập- xuất- tồn kho của thủ kho.
- Kế toán tổng hợp: Tổng hợp, kiểm tra các số liệu, thông tin từ các nhân
viên kế toán phần hành để lên bảng cân đối kế toán và lập báo cáo kết quả kinh
doanh. Kế toán tổng hợp còn phải kê khai thuế hàng tháng cũng như quyết toán thuế
cuối năm nộp lên Chi cục thuế Đống Đa.
* Mối quan hệ giữa các nhân viên trong phòng kế toán
Phòng kế toán tuy mỗi người phụ trách một phần hành kế toán nhưng lại có
mối liên hệ mật thiết qua lại với nhau. Phần hành này hỗ trợ phần hành kia. Cụ thể
như sau:
- Kế toán tổng hợp phối hợp với các bộ phận kế toán như: kế toán bán hàng
và công nợ phải thu, kế toán mua hàng và công nợ phải trả, kế toán lương để lấy
thông tin lên bảng cân đối kế toán và lập báo cáo kết quả kinh doanh.
- Kế toán kho và vật tư cùng với kế toán mua hàng, kế toán bán hàng thường
xuyên đối chiếu sổ sách về số lượng nhập, xuất, tồn hàng trong kỳ. Thẻ kho của kế

toán kho phải khớp với số lượng trên sổ chi tiết vật tư, bảng tổng hợp nhập- xuất-
tồn.
- Kế toán mua hàng khi thanh toán với nhà cung cấp không có tiền mặt tại
quĩ hoặc công ty chưa có khả năng thanh toán lúc này cần phải đi vay ngân hàng và
kế toán ngân hàng sẽ làm việc này, kế toán ngân hàng sẽ làm hồ sơ vay ngân hàng
dưới sự cung cấp tài liệu của kế toán mua hàng như: hợp đồng mua hàng, hóa đơn
SV: Phạm Thị Duyên - Lớp: KT4-K12
25

×